Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Thực trạng tổ chức trò chơi vận động cho trẻ ở trường Mầm non hiện nay và các giải pháp khắc phục
lượt xem 113
download
Trong trường mầm non hiện nay các giáo viên nhận thức như thế nào về trò chơi vận động như thế nào và việc sử dụng chúng? Họ lựa chọn sắp xếp sử dụng trò chơi vận động như thế nào? Cách hướng dẫn trò chơi vận động như thế nào? Làm thế nào để giúp giáo viên lựa chọn, sắp xếp và sử dụng hiệu quả trò chơi vận động trong công tác giáo dục cho trẻ mẫu giáo? Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Thực trạng tổ chức trò chơi vận động cho trẻ ở trường Mầm non hiện nay và các giải pháp khắc phục.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Thực trạng tổ chức trò chơi vận động cho trẻ ở trường Mầm non hiện nay và các giải pháp khắc phục
- MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................... 1 2.1. Khái niệm ........................................................................................................... 3 2.2. Đặc điểm ........................................................................................................... 3 2.3. Cách tổ chức ....................................................................................................... 3 2.3.1 Dựa vào phương tiện: ................................................................................. 3 2.3.2 Dựa vào mối tương qua của người chơi ..................................................... 4 2.3.3 Cách tổ chức một trò chơi vận động ........................................................... 4 3. Thực trạng tổ chức trò chơi vận động cho trẻ ở trường Mầm non hiện nay ........ 6 3.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 6 3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 6 3.2.1 Tìm hiểu nhận thức của giáo viên Mầm non về trò chơi vận động và việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non: ...................... 6 3.2.2. Tìm hiểu thực trạng việc lựa chọn, sắp xếp và sử dụng trò chơi vận động trong công tác giáo dục cho trẻ mẫu giáo: .................................................. 7 3.3. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 7 3.3.1 Nhận thức của giáo viên mầm non về trò chơi vận động .......................... 7 3.3.2 Thực trạng tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non ......................................................................................................................... 9 4. Các giải pháp khắc phục ......................................................................................... 11 4.2. Giải pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi vận động. ....................................................................... 12 4.2.1 Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi. ......................................................................... 12 4.2.2 Chuẩn bị địa điểm để tổ chức cho trẻ chơi. .............................................. 13 4.3. Giải pháp 3: Sáng tác lời ca, thủ thuật tạo hứng thú cho trẻ khi chơi trò chơi vận động. ................................................................................................................. 14 4.3.1 Sưu tầm, sáng tác lời ca, đồng dao. ............................................................ 14 4.3.2. Dạy trẻ học thuộc lời ca, lời đồng dao .................................................... 15 4.4. Giải pháp 4: Tổ chức các trò chơi vận động mọi lúc mọi nơi phù hợp với tính chất của hoạt động. ................................................................................................ 16 4.5. Giải pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh. ................................... 18 5. Kết luận ................................................................................................................... 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 20
- 1. Đặt vấn đề: Ngay từ những ngày đầu của trẻ, việc chơi đùa đóng một vai trò rất quan trọng, đó là cách học sơ khai của trẻ. Qua những trò chơi, trẻ khám phá được bản thân, mối .quan hệ với bố mẹ, bạn bè, và thế giới xung quanh mình Khi tham gia các trò chơi, chúng vừa là một người chơi vừa là một nhà nghiên cứu nghiệp dư. Chúng sẽ thắc mắc tại sao cái xúc cắc kêu ra tiếng, tại sao chong chóng ?...lại có 3 cánh, mẹ có vui không nếu mình đổ nước ra cả nhà thế này Bên cạnh sự phát triển những mối quan hệ đó, các trò chơi cũng sẽ giúp trẻ phát triển những kỹ năng vận động và logic.. Chẳng hạn như chơi trò gia đình, nó sẽ tạo nhận thức cho trẻ suy nghĩ về mái ấm, vai trò của bố mẹ... Chúng cũng sẽ khám phá được các tình huống, vị trí. Nếu bố mẹ tham gia vận động cùng trẻ, trò chơi có . thể xây dựng cho chúng thêm tính tự tin Trò chơi vận động là cái cần thiết và thiết yếu để phát triển toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nên rất cần được phát triển. Trò chơi vận động thường dể chơi, dễ hòa nhập, bất cứ nơi đâu : trong nhà, ngoài sân, ngoài ngõ... Đều có thể tổ chức trò chơi vận động cho trẻ. Vì vậy trò chơi vận động là phương tiện của giáo dục thể chất là hoạt động có ý thức, nhằm đạt được kết quả, những mục đích có điều kiện đã đặt ra. Do vậy giúp trẻ phát triển là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên mầm non. Đối vói sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ ngoài việc chăm sóc cẩn thận và nuôi dưỡng theo nhu cầu phát triển, trẻ con cần phải có sự giao tiếp tình cảm, luyện tập thường xuyên có mục đích với người lớn dưới hình thức trò chơi. Bên cạnh đó chúng ta thấy rằng trò chơi liên quan đến vận động của cơ thể làm cho trẻ sảng khoái tinh thần vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn. Tôi thấy việc tổ chức trò chơi vận động là một việc cần thiết có ý .nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của trẻ Trong trường mầm non hiện nay các giáo viên nhận thức như thế nào về trò chơi vận động như thế nào và việc sử dụng chúng? Họ lựa chọn sắp xếp sử dụng trò chơi vận động như thế nào? Cách hướng dẫn trò chơi vận động như thế nào? Làm thế nào để giúp giáo viên lựa chọn, sắp xếp và sử dụng hiệu quả trò chơi vận động trong công tác giáo dục cho trẻ mẫu giáo ở các độ tuổi là những vấn đề đang làm chúng ta băn khoăn mà chưa được các tài liệu nghiên cứu về lĩnh vục này giải đắp thỏa đáng. Vì thế tôi đã chọn đề tài nghiên cứu cho mình là "Thực trạng tổ chức trò chơi vận động cho trẻ ở trường Mầm non hiện nay và các giải pháp khắc "phục Một số vấn đề chung về trò chơi vận động .2
- 2.1. Khái niệm Trò chơi vận động là phương tiện của giáo dục thể chất là hoạt đông có ý thức nhằm đạt được những kết quả, những mục đích có điều kiện được đặt ra. Trong khi thực hiện nhiệm vụ của trò chơi mỗi người có từng vai trò Trò chơi vận động là một trong các loại hình hoạt động giải trí thiết thực, bên cạnh đó nó còn là phương tiện giáo dục trẻ toàn diện, thúc đẩy sự phát triển các phẩm chất, trí tuệ và thể lực cũng như sự lĩnh hội các phẩm chất đạo đức, các quy .tắc hành vi và các giá trị đạo đức của xã hội 2.2. Đặc điểm Đặc điểm về trò chơi vận động xoay quanh nguồn gốc và ý nghĩa của trò chơi, tuy :nhiên có thể chia thành hai đặc điểm chính theo hai trường phái sau đây Các nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa duy tâm cho rằng trò chơi mang tính bền vững, không đổi, trong trò chơi chỉ thể hiện "Bản năng sinh tồn" là các hoạt động sinh học thuần túy. Họ không nhận thấy sự đặc biệt khi hoạt động của con người trong trò chơi và lúc động vật đùa giỡn. Ngoài ra theo họ trò chơi có trước lao động và hai .hoạt động này đối kháng nhau Các nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa duy vật đã chứng minh rằng lao động đã sản sinh ra trò chơi và làm nền tảng cho sự phát triển tiếp theo của các trò chơi. Vớ nhận thức đó các nhà giáo dục theo chủ nghĩa Mark luôn đề cao sự giáo dục toàn diện, trong hướng dẫn trò chơi phải đạt được sự phat triển cả trí tuệ, đạo đức, thể chất và các mặt giáo dục khác 2.3. Cách tổ chức 2.3.1 Dựa vào phương tiện: Với nội dung phong phú, trò chơi vận đông sử dụng rất nhiều phương tiện khác nhau, người ta có thể chia thành các dạng hoạt động chính trong khi sử dụng các :phương tiện để chơi như sau Chơi theo dạng mô phỏng gồm có: Diễn xuất cho giống người hay con vật Làm theo quy ước giả định có đối kháng.(Các trò chơi này có thể kèm theo bài hát, (câu đồng dao, bài thơ, hò vè, hoặc âm thanh , dẫm nhịp Các trò chơi tiếp sức: Nhiều người cùng luân phiên thực hiện một công việc có thể chạy, nhảy, nói, hát, vẽ...vv (.Vượt qua chướng ngại vật (có độ cao, độ khó khác nhau Hoạt động phán đoán, tìm kiếm để đật được một kết quả nào đó từ những thông tin được thu nhận (các suy luận mang tính logic, âm thanh, hình ảnh, cảm .(giác...thông qua các giác quan
- Các trò chơi có sự hổ trợ của các phường tiện kĩ thuật hiện đại 2.3.2 Dựa vào mối tương qua của người chơi : (Trò chơi cá nhân (không phân chia thành đội * Là những trò hoạt động tập thể, có những đặc điểm chình là trong khi tham gia vào cuộc chơi thì mỗi người đều độc lập, chịu trách nhiệm với riêng mình về vai trò và hành động, không bị ràng buộc, liên quan với các thành viên khác. Trong nhóm chơi này có thể mọi người tham gia cùng lúc hoặc tham gia lần lượt, trong quá trình chơi .có thể có sự "đố chọi" trong trò chơi :Trò cá nhân chuyển thành đồng đội * Là trò chơi lúc đầu mọi người hoạt động riêng lẻ, xuất hiện tình huống "bất ngờ" bắt phải kết hợp thành nhóm (tổ) để phối hợp hành động, sự kết hợp đó không ổn .đinh trong suốt một trò chơi :Trò chơi đồng đội * Các trò chơi thuộc nhóm này mang tính chất thì đua cả đơn vị tập thể (nhóm, tổ, đội) có đặc điểm là mỗi hành động, dẫn tới kết quả là thành công hay thất bại đều ảnh hưởng đến cá nhân người thực hiện và ảnh hưởng tới cả tập thể đó. Mỗi tập .thể phải biết tổ chức, đoàn kết, trách nhiệm để mang lại phần thắng 2.3.3 Cách tổ chức một trò chơi vận động :Đối với người hướng dẫn một trò chơi vận động * Người hướng dẫn phải có kiến thức và kĩ năng hướng dẫn trò chơi. Khi có trình độ nhất định về giáo dục thể chất khi tổ chức trò chơi sẽ không rơi vào việc chỉ nhằm mục đích thắng thua đơn thuần mà thông qua tò choi phải mang lợi ích toàn diện cho trẻ mẫu giáo khi tham gia trong cuộc chơi Để phát triển toàn diện, không chỉ tham gia trong một lần chơi hay trong giờ học, mà phải tập luyện liên tục cả quá trình theo một hệ thống được biên soạn chặt chẽ, hợp lý. Chỉ những người có kiến thức về giáo dục thể chất mới có thể đưa vào trò :chơi và hướng dẫn tham gia hoàn thành những nhiệm vụ sau Củng cố tăng cường sức khỏe và phát triển thể chất đúng mục đích lựa chọn Thúc đẩy việc hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động cần thiết như ý định Giáo dục ý chí đạo đức và các mặt khác Với kiến thức và kỹ năng hướng dẫn đã được trang bị, người hướng dẫn phải nghiên cứu kỹ trò chơi, xem xét đối tượng sẽ tham gia để dự kiến chia đội và giao .trách nhiệm cá nhân cho phù hợp với sức và trình độ người tham gia Khi chuyển qua chơi các trò khác phải đúng lúc không nên để người tham gia ở một trò đến luc nhàm chán và các trò chơi khi sắp xếp phải có tính kế thừa, cũng
- như có sự "nghỉ ngơi tích cực" riêng cho từng bộ phận cơ thể, nhờ luân chuyển hoạt động :Giới thiệu, giả thích một trò chơi vận động * Một trò chơi vận động nếu giới thiệu và giải thích tốt thì sẽ lôi cuốn người tham gia ngay từ đầu và ảnh hưởng nhiều đến kết quả cuộc chơi. Căn cứ để dựa vào trong lúc giới thiệu trò chơi là mức độ phức tạp của trò chơi và trình độ tiếp thu .của người tham gia trong trò chơi Các trò chơi phức tạp (nhiều quy định về thao tác và điều luật ngăn cấm) mà người tham gia chưa được rõ. Phải tiến hành từng phần, thông thường lấy một .nhóm ra làm mẫu, sau đó mới tiến hành trong cả lớp :Mỗi khi giới thiệu trò chơi phải theo trình tự Nêu tên trò chơi Nói cách chơi và luật lệ kèm theo Các yêu cầu về tổ chức kỹ luật Cách đánh giá thắng thua Các điểm cần chú ý trong lúc tiến hành :Giải thích trò chơi cần Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, phải sắp xếp trình tự và âm lượng hợp lý để tất cả đều thông suốt và nắm vững cách chơi cùng với luật lệ chơi Trường hợp mà các trò chơi trẻ đã biết thì phải nâng yêu cầu và những quy định cao .hơn trước đây để trẻ phải cố gắng nỗ lực hơn và động viên sự sáng tạo của trẻ :Điều khiển một trò chơi vận động * Sau khi lựa chọn trò chơi, giới thiệu và giải thích trò chơi, người hướng dẫn phải :tiến hành công việc điều khiển như sau Hoạt động chuẩn bị: Sắp xếp dụng cụ, bố trí đội hình chơi, tập tác động tác cần .thiết, làm thử để nắm vững trò chơi hoàn toàn .Hoạt động trong tiến trình của cuộc chơi .Quan sát theo dõi diễn biến cuộc chơi .Sữa chửa nhắc nhở kịp thời các lỗi sai .Chỉnh dần cách làm đúng cho từng đội và cá nhân tham gia .Phê phán khi có hiện tượng xấu, vi phạm luật và đạo đức lúc chơi :Điều chỉnh lượng vận động cho phù hợp với trẻ tham gia băng các biện pháp .Thay đổi vai trò, vị trí của trẻ trong cuộc chơi .Thay đổi số lương trẻ tham gia .Rút ngắn thời gian và số lần chơi
- .(Cho nghỉ giữa quảng (Giải lao ..Thu hẹp diện tích sân chơi Đôn đốc cổ vũ tạo không khí cuộc chơi hào hứng Phân chia nhóm và chọn người giư "vai trò" trong trò chơi * Trong mỗi trò chời đều cần có sự sắp xếp những "vai trò" trong trò chơi cá nhân và chia đội ở nhưngx trò chơi đồng đội. Việc chỉ định ngươi "chạy" hoặc "rượt đuổi" .hay chia đội ở các tổ (lớp) biên chế có sẵn sẽ làm trò choi kém sinh động :Phần chia đội (nhóm) khi tiến hành trò chơi có thể dùng những cách sau (...Theo biên chế cua đơn vị (tổ, lớp Theo điều kiện hoàn cảnh của người chơi (áo cùng màu, bỏ áo vào quần hoặc mặc (...thêm áo khoác ngoài (...Dựa vào tầm vóc ( chiều cao, cân nặng .Chọn đội trưởng, sau đó các đội trưởng chọn người trong đội của mình .Thi hoặc bốc thăm theo từng cặp ngẩu nhiên Lấy tinh thần xung phong,...v.v :Chọn người giữ các vai trò trong trò chơi .Do người hướng dẫn (giáo viên) chỉ định hoặc gợi ý .Do những người tha gia đề cử .Lấy từ kết quả các trò chơi trước Do kết quả thi tài hoặc một số bất kì từ điểm số thứ tự...v.v Đánh giá, nhận xét trò chơi vận động sau khi tiến hành xong cuộc chơi * .Phải dựa vào yêu cầu và luật lệ của trò chơi đã phổ biến từ đầu cuộc chơi Phải nêu rõ cụ thể (tính chất thống kê) các vi phạm của từng đội (hoặc từng cá nhân) trong qua trình diễn biến của trò chơi (cần co thêm trọng tài phụ ở những trò .(chơi có luật hoặc diễn biến phức tạp Phải công bằng nghiêm khắc nhưng cũng phải khuyến khích và bao dung các đội .(hoặc cá nhân) còn yếu 3. Thực trạng tổ chức trò chơi vận động cho trẻ ở trường Mầm non hiện nay 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức, lựa chọn, sắp xếp và sử dụng trò chơi vận .động cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non 3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Tìm hiểu nhận thức của giáo viên Mầm non về trò chơi vận động và việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non: Dùng phiếu điều tra (mỗi phiếu có 10 câu hỏi) để tìm hiểu nhận thức của 20 giáo
- viên ở trong trường Mầm non Bảo Ninh trên địa bàn thành phố Đồng Hới, Quảng Bình về trò chơi vận động, vai trò của trò chơi vận động đối với sự phát triển của trẻ, việc sử dụng trò chơi vận động trong giáo dục những thuận lợi, khó khăn cũng như các đề xuất của họ nhằm tăng cường việc sử dụng trò chơi vận động cho trẻ .mẫu giáo 3.2.2. Tìm hiểu thực trạng việc lựa chọn, sắp xếp và sử dụng trò chơi vận động trong công tác giáo dục cho trẻ mẫu giáo: Qua nghiên cứu 10 bản kế hoạch giáo dục thể chất của 3 độ tuổi: mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn của các hiệu phó phụ trách chuyên môn qua các giáo án của 20 giáo viên chủ nhiệm tại trường mầm non, chúng tôi tìm hiểu việc tổ chức, lựa chọn, sắp xếp và sử dụng trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo (Trong 3 tháng vừa qua (02/2016 đến tháng 05/2016 3.3. Kết quả nghiên cứu 3.3.1 Nhận thức của giáo viên mầm non về trò chơi vận động Kết quả điều tra cho thấy 82,50% giáo viên mầm non có nhận thức đúng đắn về trò chơi vận động, khi họ nói rằng: Trò chơi vận động là những trò chơi sáng tao, được lưu truyền rộng rãi, là hình thức phát triển toàn diện phù hợp và hiệu quả nhất ở lứa tuổi mẫu giáo. Chỉ có một ít giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về khái .niệm trò chơi vận động Qua xử lý số liệu thu được cho thấy phần lớn giáo viên đã nhận thức đúng về trò chơi vận động và cũng đánh giá cao tầm quan trọng và sự cần thiết của trò chơi .vận động trong giáo dục toàn diện cho trẻ mẫu giáo Nhận thức đúng sẽ dẫn đến hành động đúng. Liệu nhận thức đúng về trò chơi vận động có ảnh hưởng gì đến việc tổ chức nó trong giáo dục cho trẻ mẫu giáo?...Về số lượng trò chơi vận động được sử dụng trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhóm lớp hiện nay có 87,5% giáo viên cho là vừa đủ, 12,5% giáo viên cho là quá ít.Tuy nhiên 100% giáo viên không giải thích được tại sao họ lại đánh giá như vậy. Để đánh giá số lượng trò chơi vận động được sử dụng trong chương trình vừa đủ hay ít cần căn cứ trên những lập luận xác đáng, khoa học chứ không thể dựa vào .những ý kiến chủ quan, cảm tính Xét về việc tổ chức trò chơi vận động không chỉ đánh giá về số lượng trò chơi được sử dụng, mà còn phải đánh giá việc lựa chọn, sắp xếp, hướng dẫn trò chơi của giáo viên. Để tìm hiểu vấn đề này tôi đã hỏi các cô giáo về cách thức lựa chọn trò chơi vận động để đưa vào công tác giáo dục cho trẻ mẫu giáo. Kết quả cho thấy: có tới 82,5% ý kiến cho biết chủ yếu dựa vào kế hoạch của hiệu phó phụ
- trách chuyên môn, 75% ý kiến cho biết họ thường lựa chọn những trò chơi quen thuộc đối với trẻ và chỉ có 7,5% giáo viên biết cách chủ động lựa chọn và lập kế hoạch sử dụng chúng. Như vậy, hiện nay các giáo viên đều dựa vào kế hoạch của hiệu phó phụ trách chuyên môn để lựa chọn và tổ chức các trò chơi vận động. Tôi nghĩ răng bản kế hoạch của cô phó phụ trách chuyên môn chỉ là một ví dụ cụ thể, giáo viên có thể tham khảo để áp dụng sáng tạo vò tình hình thực tế trong nhóm lớp mình. Nếu rập khuôn theo kế hoạch của cô phó phụ trách chuyên môn mà không tính đến các yêu cầu khác thì việc sử dụng trò chơi vận động sẽ không mang lại kết quả như mong muốn. Việc một bộ phận lơn sử dụng các trò chơi quen thuộc với trẻ đả nói lên sự hạn chế về nhận thức của họ. Trong việc lựa chọn và tổ chức các tò chơi vận động cầm đảm bảo tính vứa sức đồng thời phải đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học và tính phát triển. Néu không bổ sung những trò chơi mới hay phức tạp hóa các trò chơi quen thuộc sẽ làm hàn chế hứng thú vận động của trẻ, cản trở quá trình hình thành các kỹ năng, kỹ xảo, vận động, có thể làm giảm sút các tố chất của trẻ. Vì vây giáo viên nên chủ động lựa chọn lập kế hoạch tổ chức các trò chơi vận động trên cơ sở căn cứ vào tình hình cụ thể ở nhóm lớp mình và khả năng phát triển của từng trẻ, từ đó phát huy được tính tích cực vận động, tính chủ .động, sáng tạo của trẻ khi tham gia vào trò chơi vận động Khi tìm hiểu về việc sử dụng trò chơi vận đông thì 90% giáo viên cho biết trò chơi vận động chủ yếu được tổ chức ở hoạt động ngoài trời (vào buổi sáng). Điều này cũng dễ hiểu, bởi trong cấu trúc của hoạt động ngoài trời thường có một trò chơi vận động, đông thời có không gian rộng rãi, thời gian thoải mái hơn so với các hoạt động khác, trò chơi vận động rất dễ tổ chức Như chúng ta đã biết trò chơi vận động là những trò chơi được phổ biến rộng rãi, phần lớn là kèm theo những bài đồng giao, bài hát... Ngộ nghĩnh, hóm hỉnh thu hút sự tham gia tích cực của trẻ. Vì vậy, khi tìm hiểu những thuận lợi trong qua trình hướng dẫn trò choi vân động, có đến 82,5% giáo viên cho rằng trẻ rất húng thú, tích cực tham gia, yêu cầu về chỗ chơi, đồ chơi đơn giản và trò chơi dễ điều khiển. Về những khó khăn họ gặp phải trong quá tình hướng dẫn tổ chức trò chơi vận động thì 90% giáo viên cho rằng họ rất lúng túng trong việc lựa chọn, sắp xếp và hướng dẫn trò chơi vận động cho trẻ, 75% giáo viên cho rằng tài liệu hướng dẫn các trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo còn rất ít và chưa cụ thể. Như vây, phải chăng đây chính là nghuyên nhân dẫn đến các giáo viên chưa có khả nang chủ đông tổ chức trò .chơi vận động cho trẻ mẫu giáo ở nhóm lớp mình Từ những khó khăn đó mà hầu hết các giáo viên (90%) đề xuất: nên có tài liệu
- hướng dẫn việc tổ chức, lựa chọn, sắp xếp, sử dụng các trò chơi vận động phù hợp với từng độ tuổi, 75% ý kiến giáo viên đề nghị nên có các tài liệu giới thiệu các trò chơi vận động để họ tiện sử dụng và để làm phong phú them kho tàng các trò .chơi vận động cho trẻ Tóm lại: Trò chơi vận ffộng vừa là phương tiện, nội dung giáo dục toàn diện có hiệu quả đối với trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên hiện nay ở các trương mầm non các giáo viên mặc dù đả có nhừng nhận thức đúng đắn và đầy đủ về trò chơi vận động và vai trò của nó trong giáo dục cho trẻmẫu giáo, nhưng họ chưa biết cách tổ chức (lựa chon, sắp xêp, sử dụng, hướng dẫn) trò chơi một cách hợp lý, khoa học. Đó cũng là một hạn chế cần sớm khắc phục, để sao cho trẻ được chơi nhiều hơn .những trò chơi vận động phù hợp, bổ ích 3.3.2 Thực trạng tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non :qua tìm hiểu tôi đã rút ra được các nhận xét sau đây :Đối với các lớp Mẫu giáo 3 đến 4 tuổi * Việc lựa chọn trò chơi vận động Qua thống kê tôi thấy được giáo viên đã lựa chọn các trò chơi phù hợp với khả năng của trẻ 34 tuổi: đo là các trò chơi có luật đơn giản. Tuy nhiên mới chỉ có 37% các trò chơi được lựa chọn phù hợp với không gian, thời gian sử dụng, có 69,3% trò .chơi vận động được lựa chọn phù hợp với tính chất của vận động cơ bản Việc sắp xếp các trò chơi vận động Qua nghiên cứu tôi thấy răng các giáo viên còn rất hạn chế trong việc sắp xếp trò .chơi vận động để đảm bảo tính hệ thống tính phát triển Ví dụ: trò chơi "Cướp cờ", "Mèo đuổi chuột" ... được trải đều nhau ở các tháng, .mặc dù hai trò chơi này thuộc vào lọa trò chơi dễ Như vậy, sắp xếp cùng một số trò chơi trong thời gian dài nhưng luật chơi của chúng không được bổ sung, làm phức tạp lên sẽ không đảm bảo được tính hệ thống .và tính phát triển trong giáo dục trẻ Việc sử dụng trò chơi vận động Tôi thấy rằng việc số lượng trò chơi vận động đã được sử dụng cho trẻ mẫu giáo 34 tuổi là hơi ít. Mỗi tháng có từ 10 đên 14 trò chơi vận động, các trò chơi được lặp .đi lặp lại và không biến đổi nhiều lần Đối với các lớp Mẫu giáo 45 tuổi * Việc lựa chon trò chơi vận động Tôi thấy rằng nói chung các trò chơi được giáo viên lựa chọn để đưa vào sử dụng là phù hợp với khả năng của trẻ 45 tuổi: Các cô giáo đả biết lựa chọn cho trẻ ở độ
- tuổi này các trò chơi phức tạp hơn về lương vận động, ngôn từ khó hơn so với trẻ mẫu giáo bé. Tuy nhiên còn một số trò chơi đơn giản vẫn được sử dụng ở mẫu giáo nhỡ. Qua thống kê tôi thấy mới có 41% lượng trò chơi phù hợp với không gian, thời gian sử dụng. Đồng thời chỉ có 75% trò chơi vận động được lựa chọn phù hợp .với lượng vận động cơ bản, góp phần hỗ trờ cho vận động cơ bản :Việc sắp xếp các trò chơi vận động Cũng như đối với trẻ ở các lớp mẫu giáo 34 tuổi, trong các lớp 45 tuổi các giáo viên vẫn còn chưa biết cách sắp xêp các trò chơi vận động trong kế hoạch chăm sócgiáo dục trẻ một các khoa học, đảm bảo nghuyên tắc hệ thống và phát triển. Hầu hết các trò chơi quá quen thuộc đối với trẻ được giáo viên sắp xếp lặp đi lặp .lại khá nhiều mà không tính đén sự phát triển cuar trẻ :Việc sử dụng trò chơi vận động Việc sử dụng trò chơi vận động cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ là khá ít mỗi tháng có khoảng 14 đên 18 trò chơi vận động được sử dụng và các trò chơi được lạp đi lặp lại khá nhiều lần. Như vây, số lượng trò chơi vận động được sử dụng trong kế hoạch chăm sócgiáo dục tre 45 tuổi là không hợp lý, quá ít so với yêu cầu .phát tiển của chúng :Đối với các lớp Mẫu giáo 56 tuổi * :Việc lựa chọn trò chơi vận động Chỉ có 49% trò chơi vận động được lựa chọn phù hợp với không gian và thời gian . sử dụng. Trong số này có 2/3 trò chơi vận động được sử dụng tưng ứng với vận .động cơ bản, góp phần hỗ trợ cho vận động co bảm mà trẻ được làm quen :Việc sắp xếp các trò chơi vận động Nhìn chung giáo viên còn hạn chế trong việc bố trí, sắp xếp trò chơi trong kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ. Những trò chơi quen thuộc đối với trẻ được bố trí dàn trải và được lặp đi lặp lại một cách không biến đổi quá nhiều, mặc dù đó là những trò chơi tương đối đơn giản. Nhìn vào sự bố trí các trò chơi vận động chúng ta không thấy được sự phứctạp của các vận động cũng như các kĩ thuật vận động, .điièu này sẽ làm giảm hứng thú vận động ở trẻ và hạn chế sự phát triển của trẻ Việc sủ dụng các trò chơi vận động So với hai lứa tuổi trước thì lứa tuổi này lượng trò choi vjn động được sử dụng nhiều hơn. Mỗi tháng có khoảng 24 đến 26 trò chơi, có các trò chơi lặp đi lặp lại .nhiều lần Tóm lại: Công tác sử dụng trò chơi vận động đả được sử dụng cho trẻ mẫu giáo vẫn cồn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng, các giáo viên mầm non đang cong
- khó khăn trong việc tổ chức các trò chơi vận động. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trang trên là họ chưa được trang bị cách thức cơ bản về việc tổ chức các trò choi vận động, cũng như các tài liệu sưu tầm và hướng dẫn các trò .chơi vận động cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo 4. Các giải pháp khắc phục Giải pháp 1: Sưu tầm lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp với trẻ theo .4.1 từng chủ đề Sắp xếp các trò chơi theo đúng chủ đề là rất cần thiết. Tôi đã nghiên cứu chương trình cả năm học, đặc điểm tình hình tâm sinh lý trẻ cùng sự phát triển vận động .của trẻ Đã lập kế hoạch và lựa chọn, sắp xếp các trò chơi vận động phù hợp theo từng chủ đề, từng môn học. Tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát huy tính tích cực .chủ động của trẻ Tích cực đưa trò chơi dân gian, kết hợp thay đổi một số lời hát của trò chơi cho .phù hợp từng chủ đề, vào các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi Các trò chơi vận động và trò chơi dân gian được sưu tầm và sáng tạo sắp xếp phù .hợp theo chủ đề .Chủ đề 1: Trường mầm non * Trò chơi vận động: “ Tung cao hơn nữa”; “Ai nhanh hơn”; “Tìm bạn”; “Ai giỏi .”nhất”; “ Về đúng nhà”;“ Đổi đồ chơi cho bạn .Trò chơi dân gian: “Trốn tìm”; “Nu na nu nống .Chủ đề 2: Bé và gia đình * Trò chơi vận động: “Bắt chước tạo dáng”; “Chuyền bóng”; “Ai nhanh nhất”; “Bé .”với cái bóng của mình .”Trò chơi dân gian: “Tập tầm vông”; “Lộn cầu vồng .Chủ đề 3: Nghề nghiệp * Trò chơi vận động: “Gánh gánh gồng gồng”; “Đuổi bắt” ; “Ai nhanh nhất”; “Hái .”hoa tặng cô ”Trò chơi dân gian: “Bịt mắt bắt dê”; “Dung dăng dung dẻ .Chủ đề 4: Thế giới động vật * Trò chơi vận động: “Gà trong vườn rau”; “Cáo và thỏ”; “Nhũng con vật ngộ nghĩnh đáng yêu”;“Ai nhanh nhất”; “ Những chú ếch tài giỏi”;“Mèo và chim sẻ”; .”“Cho thỏ ăn”; “Tìm chuồng ;”Trò chơi dân gian: “ Cắp cua bỏ giỏ”; “ Kéo cưa lừa xẻ .”Xỉa cá mè “
- Chủ đề 5: Tết và lễ hội mùa xuân * Trò chơi vận động: “Thi xem ai nhanh”;“Bé đi chợ tết”;“Bày mâm mũ quả”; “ .;” Chuyền bóng qua đầu .” Trò chơi dân gian :“Rồng rắn lên mây”;“Nu na nu nống”;“Ném còn .Chủ đề 6: Thế giới thực vật * Trò chơi vận động:“Trời nắng trời mưa”; “Về đúng vườn ”;“Gieo hạt”; “ Hái .” quả”;“ Chuyển quả .”Trò chơi dân gian: “Rồng rắn lên mây”; “Mèo đuổi chuột .Chủ đề 7: Phương tiện và quy định về giao thông * Trò chơi vận động: “Bánh xe quay”, “Ai nhanh nhất”;“Chèo thuyền ”; “Thuyền vào bến”; “Ô tô vào bến ”;“Đèn xanh, đèn đỏ”; “Máy bay”; “Ô tô và chim sẻ”; Về .”đúng bến”; “Tín hiệu ”Trò chơi dân gian : “ Kéo cưa lừa xẻ”; “ Dung dăng dung dẻ .Chủ đề 8: Nước và các hiện tượng tự nhiên * ;”Trò chơi vận động: “Trời nắng trời mưa”; “Nắng mưa .”Nhảy qua suối”; “Tung và bắt bóng”; “Ném bóng vào chậu“ .”Trò chơi dân gian :“ Nhảy lò cò”; “Lộn cầu vồng .Chủ đề 9: Quê hương Bác Hồ * ”Trò chơi vận động: “Ai nhanh hơn”;“Thi xem tổ nào nhanh”; “Ai nhanh hơn .”Trò chơi dân gian: “Trốn tìm”; “Bịt mắt bắt dê”;“ Thả đỉa ba ba Kết quả: Với cách sắp xếp các trò chơi phù hợp theo từng chủ đề. Trẻ lớp tôi * hứng thú, tích cực hơn rất nhiều mỗi khi được vận động, trẻ được vận động một .cách thoải mái không gò bó 4.2. Giải pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi vận động. Trò chơi vận động thu hút được nhiều trẻ tham gia chơi.Vậy muốn tổ chức tốt các :trò chơi vận động có kết quả cần làm tốt các bước sau 4.2.1 Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi. Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi vận động cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi vận động có một hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương ứng .mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “ Mèo và chim sẻ” dụng cụ cần có là mũ mèo và mũ chim sẻ… Hay đơn giản như trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” cũng không thể tổ chức được nếu không có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt. .. Chính vì vậy, trước
- khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi nào đó giáo viên cần tìm hiểu rõ về cách chơi .để từ đó chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn, tôi đã làm thêm được một số đồ dùng tự tạo :khác để phục vụ cho các trò chơi của trẻ và phù hợp với nội dung chơi Mô hình đầu xe ô tô, xe máy, xe đạp những mô hình phương tiện giao thông ứng + .dụng vào trò chơi “ Tín hiệu” ở chủ điểm giao thông Mũ các con vật, tranh ảnh, các con rối là các con vật phục vụ cho trò chơi “ Tìm + về đúng chuồng”; “ Bắt bướm”. Và các đồ dùng đó được làm từ các nguyên vật liệu phế thải đã qua sử dụng như: Vỏ hộp sữa, bìa cứng, thùng cát tông, quả bóng nhựa bị xịt hơi, xốp, ống nước nhựa, giấy màu, giấy báo, lốp xe máy, lốp ô tô,… đã được thiết kế tạo ra những đồ dùng phù hợp với từng trò chơi tương ứng với từng .chủ đề Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi vận động nào đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố .cần thiết cho trò chơi 4.2.2 Chuẩn bị địa điểm để tổ chức cho trẻ chơi. Địa điểm tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ là yếu tố rất quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy trước khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động giáo viên cần nắm rõ cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp. Có trò chơi mang tính chất tập thể thường có số lượng người tham gia chơi đông đòi hỏi địa điểm chơi phải rộng như trò chơi: “Đuổi bắt”; “Kéo co”; “Rồng rắn lên mây”; “Mèo đuổi chuột” : tôi tổ chức cho trẻ chơi ngoài sân trường bằng phẳng có lát gạch đảm bảo an toàn và đủ diện tích cho trẻ. Các trò chơi vận động có thể tổ chức cho trẻ chơi ở bãi cỏ nhằm tạo cho trẻ được vui chơi tự do, gần gũi với thiên nhiên và đảm bảo cho trẻ khi ngã sẽ không bị đau hoặc xước da như các trò chơi: “Gà trong vườn rau”; “ Bịt mắt bắt dê”; “ Trốn tìm ”… Nhưng có những trò chơi trẻ chơi theo nhóm nhỏ như trò chơi: “Tập tầm vông”; “Chi chi chành chành”; “Lộn cầu vồng ”; “Bắt bướm ”; “Đàn chuột con”…. tôi đã .tổ chức cho trẻ chơi trong lớp Kết quả: Việc chuẩn bị địa điểm phù hợp để tổ chức các trò chơi vận động và * làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các cho vận động. Sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn giúp cho trẻ khi tham gia vào các trò chơi vận động một cách thoải mái, trẻ ghi nhớ trò chơi được lâu hơn và trẻ rất hứng thú tham gia vào các trò .chơi vận động
- 4.3. Giải pháp 3: Sáng tác lời ca, thủ thuật tạo hứng thú cho trẻ khi chơi trò chơi vận động. 4.3.1 Sưu tầm, sáng tác lời ca, đồng dao. Để các trò chơi vận động không bị nhàm chán, tăng thêm hứng thú cho trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, mạnh dạn, tự tin, yêu cầu của giáo viên phải luôn điều chỉnh hình thức, nâng cao yêu cầu của trò chơi, đưa thêm trò chơi mới thay đổi nhịp độ đội hình…Và tôi đã tìm nhiều hình thức để lôi cuốn trẻ vào trò chơi như: Giới .thiệu và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi như đang chơi trong ngày hội làng VD: Để đưa trẻ vào những trò chơi trong ngày hội làng, thêm sự hứng thú, tôi dựng cảnh ngôi đình cùng những cây hoa, cây xanh, trang trí màu rực rỡ. Sau đó cô .giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi Cô dùng các âm thanh, tín hiệu để thu hút trẻ lại, sau đó giới thệu tên trò chơi, + cách chơi, luật chơi. Dùng lời nói để động viên, khuyến khích trẻ hứng thú tham gia :vào trò chơi :VD: Cô lôi cuốn trẻ tập trung dưới hình thức : Cô cầm loa chạy ra và nói …Loa…loa…loa Hôm nay ngày hội Của các thầy cô Các bạn lớp nhỡ C Về đây dự hội Sau đó cô giới thiệu chương trình giao lưu về kỹ năng vận động của các bạn lớp ."nhỡ C qua trò chơi: “ Gánh rau qua cầu” ở chủ đề “ Nghề nghiệp VD: Với trò chơi: “Tín hiệu” trẻ rất hứng thú khi mỗi trẻ được cầm một đồ dùng là mô hình ô tô, hay xe máy, xe đạp và tập làm những người điều khiển phương .tiện giao thông Để tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “Dung dăng dung dẻ” phù hợp với chủ điểm “ + :Giao thông” tôi thay đổi lời ca trò chơi Dung dăng dung dẻ Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Phố xá đông người Bé ơi nhớ nhé Đèn xanh được đi Vàng thì chậm lại Đèn đỏ bé nhớ
- Mau dừng lại ngay Hay trò chơi “Nu na nu nống”; “ Dung dăng dung dẻ” phù hợp với chủ đề: “ Nước + :và các hiện tượng thiên nhiên”. Tôi đã thay đổi lời của trò chơi Nu na nu nống Nu na nu nống Sấm động mưa rào Rủ nhau chạy vào .Chạy mau kéo ướt Dung dăng dung dẻ Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Những buổi đẹp trời Tìm nơi râm mát Cùng nhau ca hát Cất tiếng cười vang Nhảy múa nhịp nhàng .Cho người khoan khoái 4.3.2. Dạy trẻ học thuộc lời ca, lời đồng dao Thường thì các trò chơi vận động nhằm phát triển về các cơ tay, cơ chân, đều có lời ca, lời hát, đồng dao kèm theo khi trẻ chơi trẻ thường vừa hát vừa chơi hoặc đọc đồng dao nào đó. Các lời hát, đồng dao khiến cho không khí của trò chơi vui vẻ, .nhộn nhịp hơn VD: Trò chơi “Trời nắng trời mưa” trẻ vừa hát vừa làm động tác giống các chú thỏ đang chạy nhảy “Trời nắng trời nắng”; Thỏ đi tắm nắng – vươn vai – vươn vai – Thỏ rung đôi tai – Nhảy tới – nhảy tới đùa trong nắng mới… Khi đến câu hát “Mưa .to rồi mưa to rồi” thì trẻ phải chạy nhanh về nhà Hay trò chơi “Lộn cầu vồng”,“Chi chi chành chành”, trẻ đọc lời ca câu hát đó dường như không có mạch ý nào rõ ràng nhưng thiếu nó thì không thể tiến hành được. Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, lời hát… vừa rèn luyện thể lực vừa là phát triển ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt với trẻ nhà trẻ thì trẻ cần phải tập đọc nhiều để vốn từ của trẻ được mở rộng. Chính vì vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời hát, thơ, ca, đồng dao, trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ: Hoạt động chiều; Giờ đón – trả trẻ; Hoạt động ngoài trời. Khi trẻ thuộc lời ca, tôi tổ chức cho trẻ chơi tương ứng với lời đồng dao .đó. Vì thế trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia chơi
- Kết quả: Với việc sử dụng thơ, đồng dao, ca dao trong khi tổ chức các trò chơi * vận động trẻ đã được lôi cuốn một cách tự nhiên vào trò chơi, trẻ rất hứng thú một .cách chủ động không bị gò bó hay ép buộc 4.4. Giải pháp 4: Tổ chức các trò chơi vận động mọi lúc mọi nơi phù hợp với tính chất của hoạt động. Trò chơi vận động là hoạt động cần thiết đối với trẻ. Theo chương trình GDMN :mới, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ qua các hoạt động giáo dục sau .Thời gian đón trẻ vào buổi sáng và trả trẻ vào buổi chiều + .Trong các buổi vui chơi trong lớp hoặc ngoài trời + .Trong các giờ hoạt động học + Nếu như hoạt động học nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất, hay như hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về cách chơi theo nhóm, biết chia sẻ cùng bạn đoàn kết… Chính vì vậy giáo viên cần chú ý lựa chọn . và tổ chức các trò chơi vận động cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động :Với giờ hoạt động học * Giờ thể dục: Một giờ thể dục thường chỉ cung cấp cho trẻ một vận động mới và một vận động ôn. Nên giáo viên cần tổ chức vận động ôn cho trẻ thông qua trò chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khỏe mạnh củng cố tố chất nhanh, khéo, luyện tập cho trẻ khả năng phản ứng nhanh đúng theo tín hiệu. Đồng thời phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động. Nên lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe mới có .thể vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng động Hoạt động khám phá: Khi lựa chọn trò chơi cần đáp ứng tiêu chí sau: Nhằm phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Cung cấp cho trẻ kỹ năng chơi theo nhóm, kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi. Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho .trẻ Ví dụ: Hoạt động khám phá khoa học: “Một số con vật nuôi trong gia đình” sau khi cô cho trẻ nhận biết gọi tên, nhận biết đặc điểm của con gà, con vịt. Thì đến phần trò chơi củng cố cô sẽ cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh nhất” khi cô nêu đặc điểm hay tiếng kêu của con vật nào trẻ tìm con vật đó giơ lên và nói. Hay trò chơi: “ Tìm về đúng chuồng” khi cô yêu cầu trẻ tìm về đúng chuồng thì các cháu đội mũ con vật nào phải về đúng chuồng con vật. Với các trò chơi này có thể áp dụng với nhiều chủ đề khác tùy vào nội dung của trò và chủ điểm mà cô có cách đặt tên khác nhau.
- Nhưng vẫn mang một mục đích chính nhằm củng cố ôn luyện kiến thức và kỹ năng .vận động cho trẻ Với hoạt động khám phá xã hội: “Một số quy định giao thông đường bộ” sau khi + trẻ quan sát các video và đàm thoại về một số quy định về giao thông đường bộ. Đến phần trò chơi củng cố tôi đã cho trẻ chơi trò chơi: “ Bé tham gia giao thông” qua trò chơi này giúp trẻ củng cố lại bài vừa học không những vậy tôi thấy trẻ rất .hứng thú, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh hơn từ đó giúp trẻ phát triển tốt về thể lực Hoặc với hoạt động khám phá khoa học: “ Một số loại rau” sau khi cho trẻ quan + sát và nêu nhận xét về đặc điểm, lợi ích của một số loại rau và đến phần luyện tập củng cố thì tôi đã chọn trò chơi “ Hãy chọn đúng” với trò chơi này tạo cho trẻ được thoải mái trẻ không cảm thấy mệt mỏi mà ghi nhớ được lâu và rất thích thú tham .gia vào trò chơi Trong giờ làm quen văn học: Để tránh tình trạng trẻ bị nhàm chán mệt mỏi khi ngồi nghe cô kể chuyện tôi luôn tổ chức đan xen những trò chơi vận động để nhằm thay đổi trạng thái giữa động và tĩnh cho trẻ. Từ nội dung câu chuyện tôi chuyển .”sang trò chơi một cách nhẹ nhàng để trẻ thông qua “ Chơi mà học, học mà chơi Ví dụ: Trong câu chuyện “Quả trứng” tôi cho trẻ đội mũ vịt vào để chơi trò chơi “ Chuyển trứng vào ổ” sau khi đã chuyển trứng vào ổ tôi nói: “ Mời các chú vịt đi ngủ” trẻ ngồi nhắm mắt giả vờ ngủ. Cô giả làm tiếng gà gáy ò ó o…trời sáng rồi trẻ mở mắt ra và cô nói cho trẻ biết số trứng trẻ chuyển về sau một đêm đã nở thành những chú vịt con xinh xắn tôi thấy trẻ rất hứng thú lắng nghe cô kể truyện . và đàm thoại với trẻ :Với hoạt động ngoài trời * Tận dụng không gian rộng và thoáng mát, tôi đã lựa chọn các trò chơi vận động, trò chơi dân gian nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn và phát triển thể lực cho trẻ như trò chơi: “Rồng rắn lên mây”; “Cáo và thỏ”; “ Trốn tìm”; “Thả đỉa ba ba”; “Mèo đuổi chuột”… Ngoài ra các trò chơi này thường tổ chức cho cả lớp được chơi, tôi luôn động viên tất cả trẻ tham gia vào trò chơi càng đông càng vui khi tất cả cùng nhau tham gia chơi trò chơi cùng bạn chơi sẽ tạo sự gắn bó đoàn kết tạo sự thân .thiện giữ các bé với nhau :Với hoạt động góc * Bên cạnh việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động trong giờ học, hoạt động ngoài trời trẻ còn được chơi các trò chơi vận động trong giờ hoạt động góc. Trẻ chơi với các dụng cụ ở góc vận động trẻ sử dụng lốp xe ô tô, lốp xe máy hỏng để chơi lăn lốp xe, bật nhảy, ném trúng đích… Hoặc trẻ có thể sử dụng những
- chiếc tạ làm từ những quả bóng nhựa để phát triển khả năng vận động của đôi tay. Qua đây phát triển hơn và hoàn thiện hơn về thể lực. Tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động theo nhóm nhỏ trong một không gian hẹp: “Kéo cưa lừa xẻ”; “ .…”Chi chi chành chành”; “Cắp cua bỏ giỏ 4.5. Giải pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh. Chúng ta biết rằng thời gian trẻ ở trường mầm non nhiều hơn thời gian trẻ ở nhà. Những bài học ở trường mầm non giúp trẻ phát triển đúng tâm sinh lý lứa tuổi, có sức khỏe tốt, tự tin, mạnh dạn để học tập và sống tích cực, phát huy tốt khả năng và sở trường của mình Tuy nhiên để tránh công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược thì nhất thiết phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh học sinh. Hiểu được mối quan tâm của phụ huynh trong việc chăm sóc và phát triển toàn diện cơ thể trẻ, nhận thức rõ trách nhiệm của giáo viên mầm non, tôi suy nghĩ và vận dụng với thực tế của lớp mình. Trong các buổi phụ huynh đầu năm học, sơ kết học kỳ hoặc tổng kết, tôi luôn nhấn mạnh và tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển thể lực đối với trẻ và sự cần thiết trong việc trang bị cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy trẻ ở trường mầm non. Giải thích để phụ huynh kết hợp chặt chẽ với giáo viên nhằm phát triển tốt thể lực .cho trẻ đặc biệt là rèn luyện thông qua các trò chơi vận động Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên lên mạng internet để tìm kiếm các bài tuyên truyền hoặc nhờ sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh để tìm kiếm các loại sách báo, các bài viết về việc rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ nhằm phát triển tốt về thể lực cho trẻ. Tôi treo ở bảng tuyên truyền để các bậc phụ huynh đọc hàng ngày hoặc phát bài tuyên truyền cho từng phụ huynh theo từng chủ đề. Qua đây phụ huynh cũng biết được một số nội dung và biện pháp rèn luyện cho trẻ đồng thời kết hợp chặt chẽ với giáo viên để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ trẻ mà tôi thấy trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin , nhanh nhẹn có thể lực tốt để tích cực tham gia vào mọi hoạt .động 5. Kết luận Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. "Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai".Chăm sóc và giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo, đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành con người của thế kỉ 21."Chẳng có một tâm hồn nào có thể tỏa bóng yêu thương mà lại không bắt rễ từ một hạt giống đã ươm sâu lòng nhân ái''. Thật vậy
- ngay từ khi mới sinh ra trẻ đã được cha mẹ yêu thương, nâng niu, chăm sóc. Nhưng để trẻ có được một nhân cách toàn diện, sau này trở thành người công dân tốt thì chỉ sự yêu thương chăm sóc thôi là chưa đủ mà cần giáo dục trẻ một cách khoa học, phù hợp và trường mầm non chính là môi trường thuận lợi nhất để giáo dục trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Tư duy, sự tập trung ở trẻ mầm non còn rất hạn chế, trẻ không thể tiếp thu các kiến thức một cách bài bản, có hệ thống như trẻ ở phổ thông.Vì thế cần tạo cho trẻ môi trường để trẻ được hoạt động, trải nghiệm, vui chơi, từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn. Trẻ học mà chơi, chơi mà học, qua chơi việc học của trẻ trở nên nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao hơn. Đối với trẻ mầm non thì vui chơi có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ .Hoạt động vui chơi không chỉ ảnh hưởng đến sự hình thành tính chủ định, phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ, tâm lý cũng như đời sống tình cảm mà thông qua trò chơi thì những phẩm chất ý chí của trẻ cũng được hình thành như: Tính mục đích, tính kỷ luật, tính dũng cảm... Như vậy hoạt động vui chơi ở trẻ mầm non thực sự đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của trẻ. Thông qua vui chơi, hành động chơi với những mối quan hệ bạn bè cùng chơi trẻ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội loài người mở ra một chặng đường phát triển mới về chất. Đó là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách, là phương tiện để phát triển toàn diện nhân cách. Vì thế chúng ta cần thấy được việc tổ chức các trò chơi cho trẻ là cực kì quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn. Tổ chức trò chơi chính là tổ chức cuộc sống của trẻ, trò chơi là phương tiện để trẻ học làm người. Giáo viên mầm non cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dưới nhiều hình thức khác nhau để việc chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng đạt kết quả tốt hơn.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Đinh Văn Vang, Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non, NXBGD [1] [2] Nguyễn Ánh Tuyết (2002), Trò chơi của trẻ em, NXBPN, Hà Nội Bùi Thi Việt (2000), Trò chơi vận động và củng cố kỹ năng vận động cho trẻ 3 [3] .4 tuổi, nghiên cứu GD số chuyên đề (350) quý IV/2000 Đào Thanh Âm (chủ biên), Tri Dân, Nguyễn Thị Hòa (1994), Giáo dục học mầm [4] non, Tập II, Tập III, NXB ĐHQG, Hà Nội Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang (1996), Tổ [5] chức hướng dẫn trẻ mẫu giáo chơi, NXB ĐHQG, Hà Nội [6] Lê Anh Thơ (số 1, 2001) Nghiên cứu sử dụng một số trò chơi VĐDG cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi, Nghiên cứu giáo dục` Lấy nguồn thông tin từ trang www.mamnon.com [7]
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 191 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 107 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 162 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 59 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 104 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 114 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 132 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 102 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn