Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
NỘI DUNG<br />
Mục lục<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I.1. Lý do chọn đề tài<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu<br />
I.4. Phạm vi nghiên cứu<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu<br />
II. NỘI DUNG<br />
II.1. Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài<br />
II.2. Thực trạng<br />
a. Thuận lợi, khó khăn<br />
b. Thành công, hạn chế<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu<br />
d. Các nguyên nhân<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng<br />
g. Khảo sát tình hình thực tế tại trường<br />
II.3. Giải pháp, biện pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
II.4. Kết quả<br />
III. KIẾN NGHỊ<br />
III.1. Kết luận<br />
III.2. Kiến nghị<br />
Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến cấp trường – cấp huyện<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Hoài Vân<br />
<br />
TRANG<br />
1<br />
2<br />
2<br />
3<br />
3<br />
3<br />
3<br />
4<br />
4<br />
5<br />
5<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
10<br />
10<br />
17<br />
17<br />
18<br />
19<br />
20<br />
20<br />
22<br />
24<br />
25<br />
<br />
1<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Nhạc sĩ Trương Quang Lục từng viết:<br />
“Trái đất này là của chúng mình<br />
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh…”<br />
Đúng vậy, trái đất này không chỉ của riêng ai mà của toàn nhân loại. Bầu<br />
trời xanh ấy chính là điểm tựa cùng chắp cánh cho những ước mơ của tâm hồn<br />
trẻ thơ bay cao bay xa hơn. Bởi vậy mà, việc bảo vệ cho bầu trời xanh ấy là một<br />
việc làm có ý nghĩa thiết thực không thể thiếu trong mỗi chúng ta. Hiện nay, trái<br />
đất đang nóng dần lên, vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra liên tục ở tất cả<br />
các nước trên thế giới, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới toàn cầu như tình<br />
trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, hạn hán lũ lụt ... xảy ra liên tục. Nhân tố<br />
con người là yếu tố chính làm cho tình trạng ô nhiễm càng gia tăng trầm trọng<br />
nhưng chính con người cũng là nhân tố bảo vệ môi trường và cải thiện môi<br />
trường sống. Môi trường sống của con người là vũ trụ bao la, trong đó hệ mặt<br />
trời và trái đất là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp rõ nét nhất. Môi trường thiên<br />
nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên; đất, nước, không khí, ánh sáng ... tồn tại<br />
khách quan ngoài ý muốn của con người. Môi trường nhân tạo gồm những nhân<br />
tố vật lý, sinh học, xã hội do con người tạo nên, chịu sự chi phối của con người.<br />
Môi trường xã hội bao gồm mối quan hệ giữa người với người. Những vấn đề<br />
môi trường này nó cùng nhau tồn tại, xen lẫn và tương tác chặt chẽ vào nhau.<br />
Đặc biệt hơn hiện nay sự bùng nổ dân số cùng với quá trình đô thị hóa nhà máy,<br />
xí nghiệp đã tạo ra nhiều khí thải ... đang xâm nhập và làm ảnh hưởng đến sức<br />
khỏe và cuộc sống của con người.<br />
Là một con người Việt Nam ai cũng nhận thức được việc gìn giữ cho quê<br />
hương chúng ta ngày một sạch đẹp hơn. Điều đó không chỉ là để có một vẻ đẹp về<br />
thiên nhiên, cây cối, hay là quang cảnh mà còn là để cho chúng ta một sức khỏe<br />
thật tốt. Mỗi chúng ta ai cũng nhận thấy được tầm quan trọng của sức khỏe đối với<br />
bản thân, không có sức khỏe con người sống đâu còn ý nghĩa. “Người khỏe mạnh<br />
thì có trăm điều ước, người đau ốm thì chỉ ước một điều”, chắc hẳn ai cũng đoán<br />
Người thực hiện: Lê Hoài Vân<br />
<br />
2<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp<br />
<br />
được điều ước đó là sức khỏe. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để có một sức<br />
khỏe tốt, ngoài những yếu tố về dinh dưỡng, thể dục thể thao, tinh thần thoải mái<br />
thì môi trường sống trong sạch đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy môi<br />
trường sống trong sạch là gì? Làm thế nào để có một môi trường sống trong sạch?<br />
Mỗi chúng ta đã đóng góp được gì để cho môi trường ngày càng trong sạch hơn?<br />
Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân chúng ta.<br />
Vì vậy, để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành<br />
mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và r n luyện<br />
từ rất sớm, từ lứa tuổi học sinh tiểu học, giúp trẻ em có những khái niệm ban<br />
đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là<br />
cần thiết. Từ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát<br />
triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ.<br />
Nhận thức được tầm quan trọng chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra ý tưởng<br />
và chọn đề tài "Một số biện pháp giúp học sinh bảo vệ môi trường Xanh - Sạch Đẹp ở trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi".<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra một số biện pháp tốt nhất để r n luyện thói<br />
quen, giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường giúp các em nhận thức<br />
được những hành động để bảo vệ môi trường hay cũng chính là để bảo vệ sức<br />
khỏe của chính bản thân mình.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh<br />
tại trường tiểu học tôi đang công tác.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Thực hiện đối với học sinh Trường Nguyễn Văn Trỗi, huyện Krông<br />
Ana, tỉnh ĐăkLăk.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu tài liệu, tạp chí giáo dục tiểu học.<br />
- Phương pháp khảo sát thực tế.<br />
Người thực hiện: Lê Hoài Vân<br />
<br />
3<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp<br />
<br />
- Phương pháp quan sát.<br />
- Phương pháp dùng lời.<br />
- Phương pháp thực hành.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
-Trước tiên để học sinh nắm được Môi trường là gì? Qua quá trình học tập<br />
và sinh sống, các em có thể hiểu môi trường là tổng hợp các điều kiện tự nhiên<br />
bao quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát<br />
triển của sinh vật. Môi trường có ảnh hưởng rất lớn trên nhiều phương diện<br />
trong cuộc sống của bản thân các em.<br />
- Giáo dục môi trường là tổng hợp các biện pháp nhằm duy trì sử dụng<br />
hợp lý, phục hồi, nâng cao hiệu quả môi trường tự nhiên, giúp con người và<br />
thiên nhiên có sự hài hòa. Đối với hiện nay, công việc giáo dục môi trường là rất<br />
quan trọng, cần thiết. Trong việc xây dựng thời đại mới của cả thế giới, Việt<br />
Nam cũng từng ngày, từng giờ tham gia vào công cuộc đổi mới nền kinh tế hiện<br />
đại “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa”. Để đáp ứng cho công cuộc ấy thì con<br />
người phải khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên môi trường rất<br />
nhiều. Một thực trạng ngày nay mà ta có thể thấy rõ, môi trường và tài nguyên<br />
thiên nhiên ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng. Muốn bảo vệ môi trường phát<br />
triển bền vững mỗi chúng ta cần có nhận thức đúng đắn và biết cách bảo vệ tài<br />
nguyên thiên nhiên và môi trường.<br />
- Như chúng ta đã thấy, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao,<br />
những trận động đất, những cơn sóng thần làm mất mát và thiệt hại về tiền của<br />
và con người, ảnh hưởng đến kinh tế và khả năng hồi phục sau những thiên tai<br />
ấy là rất lớn. Do đó để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều biện<br />
pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được<br />
xem là có hiệu quả, nhất là ở lứa tuổi học sinh tiểu học. Bởi học sinh ở lứa tuổi<br />
này, dễ hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân<br />
cách tốt.<br />
Người thực hiện: Lê Hoài Vân<br />
<br />
4<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp<br />
<br />
- Ở lứa tuổi tiểu học, học sinh tuy đã lớn nhưng sự tự ý thức về hành<br />
động của mình chưa cao, đa phần các em bây giờ được ông bà bố mẹ nuông<br />
chiều, việc gì cũng làm giúp nên các em không có kĩ năng tự phục vụ bản thân<br />
như tự rửa tay, tự cất đồ dùng học tập, đồ chơi vào đúng nơi quy định, vứt rác<br />
vào thùng rác …<br />
2. Thực trạng<br />
a. Thuận lợi, khó khăn<br />
* Thuận lợi:<br />
- Ngay từ đầu năm học nhà trường đã chú trọng tới công tác xây dựng<br />
cảnh quan trường lớp, 100% cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường đồng tình<br />
ủng hộ cùng chung tay xây dựng trồng được nhiều cây cảnh đẹp có giá trị, ở tại<br />
hai phân hiệu của nhà trường.<br />
- Bản thân tôi luôn nỗ lực tìm tòi tài liệu liên quan đến việc bảo vệ môi<br />
trường giảng dạy trực tiếp trong các tiết học có thể gắn nội dung tích hợp bảo vệ<br />
môi trường. Như là tích hợp toàn phần, tích hợp bộ phận, tích hợp liên hệ ở mỗi<br />
nội dung có trong chương trình, tôi luôn tận dụng những nguồn nguyên vật liệu<br />
thải bỏ để có thể biến chúng thành những dụng cụ học tập và đồ chơi đơn giản<br />
giúp cho học sinh được học, được khám phá và khắc sâu kiến thức.<br />
- Học sinh luôn nhiệt tình trong các buổi lao động của nhà trường.<br />
* Khó khăn:<br />
- Bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục môi trường cho<br />
học sinh. Trong quá trình soạn giảng chưa chú ý đến việc lồng ghép giáo dục<br />
bảo vệ môi trường vào các tiết dạy và hoạt động giáo dục.<br />
- Việc lựa chọn nguồn nguyên vật liệu, nơi cất giữ và bảo quản để đảm<br />
bảo sản phẩm có độ bền cao, sử dụng lâu ngày còn hạn chế.<br />
- Diện tích sân chơi cho học sinh còn chật hẹp, cây xanh rất ít nên chưa<br />
tạo được bóng mát cho học sinh, trong các giờ hoạt động ngoài trời.<br />
b. Thành công, hạn chế<br />
* Thành công:<br />
Người thực hiện: Lê Hoài Vân<br />
<br />
5<br />
<br />