intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy một giờ luyện tập Hình học 6

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

15
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Dạy một giờ luyện tập Hình học 6" nhằm nêu lên vai trò hết sức quan trọng của tiết luyện tập, nó có tác dụng hoàn thiện các kiến thức của tiết lý thuyết - nhằm rèn luyện kỹ năng cần thiết phát triển tư duy logic của học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy một giờ luyện tập Hình học 6

  1. Dạy một giờ luyện tập hình học 6 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1.  LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước chúng ta hiện nay đã hội nhập, hoà hung với sự  tiến bộ của  nhân loại vào thế  kỷ  21. Do đó đòi hỏi toàn xã hội phải vào cuộc, trong đó  ngành giáo dục có vai trò quan trọng. Cần xây dựng và đào tạo nên mô hình  nhân cách con người Việt Nam có đức có tài. Đứng trước nhiều sự  kiện của đất nước, ngành giáo dục trong năm  2007 ­ 2008 đã có nhiều chuyển biến cả về chất và số lượng. Đó là: Tiếp tục   thực hiện đổi mới chương trình nội dung phương pháp giáo dục, đạo đức, lối   sống, giáo  dục hướng nghiệp  và  giáo dục  pháp luật ­   với  phương  châm:   “Quyết tâm nói không với tiêu cực trong thi cử  và bệnh thành tích trong giáo  dục”; “Kiên quyết không để học sinh ngồi nhầm lớp”. Trên   cơ   sở   nhận   thức   đầy   đủ   tính   tất   yếu   của   quá   trình   đổi   mới  phương pháp dạy học chuyển hoá thành ý thức trách nhiệm, tri thức và kĩ  năng trong cả  một quá trình. Để  thực hiện một bài giảng người thầy phải  soạn bài cẩn thận, kỹ càng và hệ thống câu hỏi phải rõ ràng, mạch lạc nhằm  giúp học sinh phát huy được tính tích cức chủ  động, sáng tạo và phấn khởi   hứng thú học tập. Vì vậy đối với tôi là một giáo viên dạy Toán  ở  trường phổ  thông cần   phải làm gì để dạy một giờ luyện tập hình học lớp 6 có hiệu quả nhất. Năm học 2007 ­ 2008 tôi được nhà trường phân công dạy Toán lớp 6.  Các em lớp 6 mới từ tiểu học chuyển cấp lên THCS nên có nhiều bỡ ngỡ với  chương trình, phương pháp học các môn văn hoá nói chung, môn Toán nói   riêng. Đặc biệt là phân môn hình, đại đa số  các em rất ngại học môn này,  thậm chí có em rất sợ  học môn hình. Được sự  khích lệ  của mọi người năm 
  2. Dạy một giờ luyện tập hình học 6 2 nay tôi xin mạnh dạn trao đổi lại những việc mình đã làm được, những ý  tưởng của mình với các đồng nghiệp trong phạm vi rộng hơn, để qua đấy góp  phần nhỏ  bé của mình vào việc nâng cao chất lượng môn Toán của trường,  của huyện nhà. I.2.  MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Như chúng ta đã biết môn Toán là một môn năm nào cũng thi. Cho nên giáo   viên dạy môn Toán lớp 6 ­ cần giúp các em có được động cơ thái độ học tập   đúng đắn ngay từ đầu cấp. Nếu người học bị một lỗ hổng nào trong hệ thống kiến thức thì rất khó  hoặc thậm chí không thể tiếp thu được những phần còn lại. Vì vậy ngoài tiết  dạy lí thuyết có vị trí hết sức quan trọng, thì tiết luyện tập có tác dụng hoàn  thiện các kiến thức của tiết lý thuyết ­ nhằm rèn luyện kỹ năng cần thiết phát  triển tư duy logic của học sinh. I.3.  THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM Năm học 2007 ­ 2008 tôi được  phân công dạy Toán lớp 6A1. Dưới sự  chỉ đạo của nhà trường tôi đã tiến hành điều tra cơ  bản và thu được một số  kết quả cơ bản như sau: Lớp 6A1 tổng số học sinh là 38, trong đó học sinh nữ 14; học sinh nam   24. Đại đa số học sinh là con em gia đình làm nghề buôn bán tự do. Qua khảo sát chất lượng môn Toán đầu năm tôi thu được kết quả  như  sau: Loại giỏi: 2 học sinh Loại khá: 6 học sinh Loại trung bình: 19 học sinh Loại yếu: 6 học sinh Loại kém: 5 học sinh
  3. Dạy một giờ luyện tập hình học 6 3 I.4.  ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Trong thực tế một số học sinh hay coi nhẹ giờ luyện t ập cho đó không  phải là tiếp nhận kiến thức, coi đó là công việc hoàn toàn của thầy, có thói  quen ỷ lại, lười suy nghĩ, không tự  giác làm bài, khả  năng diễn đạt trình bày   và vẽ hình rất hạn chế. Giáo viên dạy theo chương trình đổi mới hoàn toàn, giờ  luyện tập cho   học sinh càng trở nên quan trọng và ngày càng phải nâng cao hiệu quả giờ lên   lớp. II. PHẦN NỘI DUNG II.1.  CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN Mục tiêu của giáo dục hiện đại là phát triển hoàn thiện nhân cách con  người. Đã đến lúc chúng ta cần phải thay đổi cách nhìn về con người, vì giáo   dục con người, trong đó có vấn đề dạy và học toán ­ một môn học hướng con  người vươn tới chân, thiện, sáng tạo của tri thức. Tìm hiểu và kích thích hứng thú học toán của học sinh là hướng đi tích  cực để phát  huy trí tuệ, năng lực sáng tạo của người học sinh trong phương  pháp dạy học toán hiện nay. Giáo dục và đào tạo  không có nghĩa là áp đặt một cách giả tạo từ ngoài  vào cho học sinh những tri thức hoàn toàn xa lạ  cách biệt với đời sống tinh  thần, đời sống thực của các em. Giáo dục và đào tạo chính là đem đến cho học sinh những tri thức,  phẩm chất, tình cảm, thức tỉnh trong các em  những gì vốn có, giúp các em  phát triển và hướng dẫn sự phát triển đó theo một hướng nhất định.
  4. Dạy một giờ luyện tập hình học 6 4 Với đặc điểm của học sinh lớp 6 theo tôi nghĩ mình cần động viên, phát  triển sự hứng thú trong học tập nói chung và môn Toán nói riêng ­ giúp các em   có được động cơ học tập đúng đắn, các em say mê học tập. Từ  nhận thức trên, trong thực tế  giảng dạy, người thầy khi lên lớp  phải lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên phải thành thạo, phối hợp nhịp  nhàng khi sử dụng các trang thiết bị và phân bố thời gian hợp lý của một tiết  luyện tập. Tiết luyện tập không phải chỉ  là tiết giải bài tập toán đã cho học sinh   làm  ở  nhà hay học sinh làm trên lớp. Tuy nhiên trong tiết luyện tập sẽ  có  phần giải  bài  tập. Tiết luyện tập có  nghĩa là người thầy phải luyện tập  những cái gì cho học sinh, người trò phải tập những gì? Đó là nội dung chủ  yếu của tiết luyện tập “Tiết luyện tập” có mục đích nội dung rõ ràng hơn  tiết “Bài tập”. II.2.  CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong bộ môn Toán thì hình học có tính trừu tượng cao, tính logic chặt  chẽ. Vì vậy trong dạy học ngoài suy diễn phải chú trọng đến nguyên tắc xây  dựng trực quan toán học. Để  tiết học có hiệu quả  cao, trong các buổi sinh   hoạt chuyên môn theo nhóm, theo tổ chúng tôi thường xuyên trao đổi nội dung  bài dạy từ đó thống nhất phương pháp và nội dung dạy của từng bài sao cho  phù hợp với mọi đối tượng học sinh mà mình dạy. Để  đạt được yêu cầu đề  ra cho tiết học, người thầy phải chuẩn bị  công phu từ  đồ  dùng dạy học đến trình tự  lên lớp. Trong suốt quá trình dạy  phải toát lên nội dung cần luyện tập là gì? Là giáo viên trực tiếp giảng dạy toán lớp 6, tôi xin nêu một số  ý kiến  về dạy giờ luyện tập hình:
  5. Dạy một giờ luyện tập hình học 6 5 TIẾT 10: LUYỆN TẬP KHI NÀO AM + MB = AB? I. MỤC TIÊU ­ Học sinh củng cố “Nếu M nằm giữa hai điểm A và B thì MA +MB =  AB” và ngược lại. ­ Nhận biết được một điểm nằm giữa hay khong nằm giữa hai điểm  khác. ­ Bước đầu tập suy luận “Nếu có a + b = c, và biết hai số trong ba số a,   b, c thì tìm được số còn lại”. ­ Cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và cộng các độ dài. II. CHUẨN BỊ ­ Thước thẳng, sách giáo khoa, giấy trong, máy chiếu, sách bài tập... ­ Bảng phụ, phấn màu. III. PHƯƠNG PHÁP ­ Trực quan, vấn đáp, thuyết trình, phối hợp các phương pháp. IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP. 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (7’) ­ Học sinh lên bảng làm bài tập sau (cả lớp làm vào vở) Học sinh 1: Khi nào thì AM + MB = AB ? Làm bài tập 46 ­ Sách bài tập (GB chiếu đề bài cho học sinh làm) Học sinh 2: Cho ba điểm thẳng hàng A, B, C. Làm thế nào để chỉ đo hai  lần mà biết được độ dài của cả ba đoạn thẳng AB, BC, CA ?
  6. Dạy một giờ luyện tập hình học 6 6 Làm bài tập 47 (Sách bài tập) 3. Luyện tập tại lớp TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng 5’ ­  Giáo  viên  treo  đề  bài  ­   HS   làm   vào   giấy  I. Bài tập trắc nghiệm trên bảng phụ trong Nếu điểm M nằm giữa  ­ Yêu cầu học sinh đọc  ­ 1 HS lên bảng trình  hai điểm A, B thì: kỹ đề và làm bài bày   điền   vào   bảng  A. MA + AB = MB phụ B. MB + BA = MA C. AM + MB = AB D. AM + MB   AB 25’ ­  Giáo  viên  treo  đề  bài  II. Bµi tËp tù trên bảng phụ (hoặc GV  ­   Học   sinh   làm   vào  luËn chiếu   đề   bài   lên   màn  giấy trong theo nhóm Bµi tËp 49 - SGK hình) ­   Cử   đại   diện   nhóm  A M N ­   Yêu   cầu   học   sinh  lên trình bày điền vào  B nghiên   cứu   kỹ   đề   và  bảng phụ A N làm bài và các em được  M B ­   Nhận   xét   thiếu   sót,  làm   việc   theo   nhóm  a) AN = AM + MN sai lầm của các nhóm (Mỗi bàn 1 nhóm) BM = BN + NM ­   Hoàn   thiện   bài   vào  ­   Các   nhóm   khác   làm  vở Theo ®Ò bµi ta vào giấy trong cã ­   Nhận   xét   nhóm   làm  AN + BM, ta cã: trên bảng phụ AM + MN = BN +
  7. Dạy một giờ luyện tập hình học 6 7 ­ Chiếu bài làm của các  NM hay AM = BN nhóm   để   đối   chiếu,   so  b) AM = AN + NM sánh, nhận xét BN = BM + ­   H ọ c   sinh   làm   vào   MN ­  Giáo  viên  treo  đề  bài  giấy trong Theo gi¶ thiÕt trên bảng phụ AN = BM, mµ NM ­ Học sinh đọc kỹ đề và  =MN suy ra AM = làm bài ­   Một   học   sinh   lên  BN bảng làm bài phần a, b Bµi tËp 48- S¸ch bµi tËp ­ Nhận xét bài làm trên  ­   Nhận   xét   thiếu   sót,  bảng sai lầm của các nhóm,  a) Ta cã: của các bạn AM + MB ­ Chiếu bài làm của một  số   học   sinh   để   đối  = 3,7 + 2,3 = 6 chiếu, so sánh, nhận xét (cm) - Hoµn thiÖn ­ Cuối cùng: GV chiếu  bµi vµo vë Mµ AB = 5 cm bài làm mẫu lên bảng Suy ra: AM + MB AB VËy ®iÓm M kh«ng n»m gi÷a A vµ B Lý luËn t¬ng tù ta cã: AB + BM AM. VËy ®iÓm B kh«ng n»m gi÷a A vµ M . MA + AB MB. VËy
  8. Dạy một giờ luyện tập hình học 6 8 A kh«ng n»m gi÷a M vµ B b) V× ba ®iÓm A, B, M kh«ng cã ®iÓm nµo n»m gi÷a hai ®iÓm cßn l¹i, nªn ba ®iÓm A, B, M kh«ng th¼ng hµng.   Bài tập 48 (SGK) ­ Chiếu đề  bài lên màn  ­ Làm vào giấy trong A     M    N     P      Q   B hình ­   Đối   chiếu  nội  dung  Gọi   A,   B   là   điểm   đầu  ­ Yêu cầu học sinh làm  bài làm và cuối bề rộng lớp học việc cá nhân M, N, P, Q là các điểm  ­ Một học sinh lên bảng  cuối   của   mỗi   lần   căng  điền dây ­ Yêu cầu học sinh nhận  ­ Nhận xét bài làm của  Theo đề ra ta có: xét và hoàn thiện bài tập  bạn và hoàn thiện vào  AM + MN + NP + PQ +  vào vở vở. QB = AB Vì   AM   =   MN   =   NP   =  QP = 1, 25 m  ­   GV:   Hướng   dẫn   học  1 QP =  . 1,25 = 0, 25 (m) sinh   dùng   thước   cuộn  5 đo   chiều   rộng   của   lớp  Do   đó:   AB   =   4.1,24   + 
  9. Dạy một giờ luyện tập hình học 6 9 để  kiểm tra kết quả  bài  0,25 = 5,25 (m) toán 4. Củng cố (4’) ­ Giáo viên hệ thống toàn bài và chốt lại kiến thức cơ bản “Khi nào thì  AM + MB = AB” thông qua bài tập. Đồng thời sửa chữa sai lầm của học sinh   khi sử  dụng đồ  dùng học tập: thước để  đo đoạn thẳng, cộng độ  dài đoạn  thẳng. 5. Hướng dẫn về nhà (3’) ­ GV: Dùng phiếu học tập: ghi nội dung hướng dẫn về  nhà. (Chiếu lên màn hình để học sinh theo dõi nội dung của phiếu) + Xem lại các bài tập đã làm + Làm các bài tập 50, 51 (SGK ) + 50, 51 (SBT) Gợi ý: Bài 51 (SGK) Vì TA + AV = 1 + 2 = 3 = TV nên điểm A nằm giữa hai điểm....và ... + Xem trước + chuẩn bị nội dung bài: “Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài” Trong một tiết dạy “Luyện tập”, giáo viên cần phối kết hợp hài hoà các  hình thức hoạt động của học sinh sao cho phù hợp với mỗi bài tập. Làm được  như  thế  thì không khí lớp học sôi nổi, từng cá nhân, hoặc mỗi nhóm hoạt  động có hiệu quả, tránh được hiện tượng học sinh đến lớp chỉ chép bài, giải  bài... Bên cạnh đó giáo viên cần chú ý sử  dụng đèn chiếu, máy chiếu hoặc  bảng phụ  một cách thành thạo nhanh nhẹn thì bài giảng mới thu được nhiều kết  quả tốt. II.3.  CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ­  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
  10. Dạy một giờ luyện tập hình học 6 10 Qua một   năm giảng dạy tôi nhận thấy các em học sinh lớp 6A1 rất   nhiệt tình hứng thú học môn Toán nói chung và chăm chỉ học môn Hình. Tuy nhiên còn một số  ít học sinh do hoàn cảnh sống không thuận lợi,   nhận thức kém, nên sự áp dụng kiến thức còn hạn chế. Từ những tìm hiểu sâu sắc về hình thức cách học tập của học sinh khi   học sách giáo khoa toán 6 ở lớp cũng như ở nhà, tôi đã tạo cho học sinh. 1. Hứng thú học tập và yêu thích bộ môn 2. Hình thành thói quen cách học tập tích cực, tự giác và làm theo bài tập mẫu Kết quả bộ môn Toán năm 2007 ­ 2008 của lớp 6A1 do tôi dạy Toán đã  đạt được như sau: ­ Loại giỏi: 32% ­ Loại khá: 25 % ­ Loại TB: 35 % ­ Loại yếu : 5 % ­ Loại kém: 3 % III. PHẦN KẾT LUẬN ­ ĐỀ NGHỊ Qua một năm chủ  nhiệm, dạy Toán  ở  lớp 6A1 tôi nhận thấy “Luyện  tập” trong quá trình  học lý thuyết là phương pháp tốt, giúp cho học sinh tích   cực học tập, hứng thú say mê học tập ­ có hứng thú học tập thì các em mới  cảm thụ  sâu sắc giá trị  của đời sống văn hoá nhân loại. Để  đạt được điều  trên người thầy cần có đức tính kiên trì, có lòng yêu nghề, tâm huýêt với sự  nghiệp giáo dục và đào tạo, phải có niềm tin vào học sinh. Bên cạnh đó người  thầy phải luôn  luôn trau dồi kiến thức để  bài soạn, bài giảng có sức thuyết   phục đối với học sinh và người thầy cũng phải biết một số thủ thuật:  Hình thức 1: Giới thiệu định nghĩa toán học dưới dạng bài tập có  nội dung thực tế
  11. Dạy một giờ luyện tập hình học 6 11  Hình thức 2: Lựa chọn bài tập có tính chất tổng hợp trong phần   củng cố, thông qua đó khắc sâu kiến thức cơ bản của tiết học  Hình thức 3: Chuyển từ cụ thể hoá đến khái quát hoá Tóm lại bằng thực tế công việc đã làm, đã trao đổi trong phạm vi của   nhóm toán lớp 6. Nên tôi mạnh dạn viết lại những việc mình đã làm, nhằm   góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường   của địa phương. Do trình độ năng lực có hạn nội dung bài viết chắc sẽ không  tráng khỏi sai sót với người đọc. Rất mong đồng nghiệp lượng thứ  và chỉ  ra  giúp. Xin trân thành cảm ơn!            Mạo Khê, ngày 28 tháng 4 năm   2008 NGƯỜI VIẾT Phạm Thị Nguyên IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ­ PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ­ Sách giáo khoa ­ Sách giáo viên ­ Sách bài tập ­ Sách ôn tập và kiểm tra
  12. Dạy một giờ luyện tập hình học 6 12 ­ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên PHỤ LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1       I.1   Lý   do   chọn   đề  tài.................................................................................1       I.2   Mục   đích   nghiên  cứu ..........................................................................2       I.3   Thời   gian   địa  điểm..............................................................................2       I.4   Đóng   góp   mới   về   mặt   lí   luận,   về   mặt   thực  tiễn...................................2 II. PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................3       II.1   Chương   1:   Tổng  quan........................................................................3       II.2   Chương   2:   Nội   dung   vấn   đề   nghiên  cứu............................................4       II.3   Chương   3:   Phương   pháp   nghiên   cứu,   kết   quả   nghiên   cứu..................8 III. PHẦN KẾT LUẬN ­ KIẾN NGHỊ...........................................................................9 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2