Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong giảng dạy Sinh học 8 ở trường THCS
lượt xem 5
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong giảng dạy Sinh học 8 ở trường THCS" nhằm làm tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS, nâng cao dần nhận thức và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Từ đó, nâng cao nhận thức về kỹ năng sống cho các em ở trong nhà trường, gia đình và xã hội nhằm hưởng ứng phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" - một trong những nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong giảng dạy Sinh học 8 ở trường THCS
- 1/15 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1.Cơ sở lí luận: "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên" (Trích: Quan điểm của Bác Hồ) Sinh thời Bác Hồ đã từng nói về nhiệm vụ giáo dục cho học sinh: "Óc những người trẻ tuổi sạch như tờ giấy trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy, sự học trong nhà trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên". Mỗi học sinh là một cây non, khi lớn lên cần được uốn nắn, dạy dỗ và chỉ bảo của ông bà, cha me, thầy cô giáo … để cây đó lớn lên được khỏe mạnh, luôn vươn cao, vươn xa và đặc biệt không bao giờ chịu khuất phục trước gió bão, luôn biết che chở và bảo vệ cho những mầm xanh mới nhú lên. Đúng vậy, dạy người phải hướng tới tạo cho người học khả năng thích ứng với xã hội, ứng xử tích cực trong các mối quan hệ xã hội, các tình huống của cuộc sống. Đó chính là dạy cho người học kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm chủ bản thân, ứng phó với những căng thẳng và ra quyết định để giải quyết vấn đề trước những biến cố, thách thức của xã hội…Bởi “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, cần phải có những con người lao động mới phát triển toàn diện”. Do vậy giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo 4 trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống(KNS) cho học sinh: "Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống" (Trích: Giáo dục KNS trong môn Sinh học ở trường THCS). Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như: nghiện rượu, nghiện ma túy, mại dâm, cờ bạc… Nếu không được giáo dục KNS, nếu thiếu KNS, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Vì vậy, việc giáo dục KNS cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi, có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc, giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa, lành mạnh. KNS không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên, chúng ta đang thấy rõ là đa số học sinh hiện nay còn thiếu KNS. Biểu hiện của điều đó là sự gia tăng về bạo lực học đường,vi phạm pháp luật, liều lĩnh, ứng phó không lành mạnh hay lối sống ích kỷ, vô tâm, khép mình … Ví dụ: Hiện tượng học sinh còn đánh nhau bè phái và gần đây nhất là vụ học sinh tát giáo
- 2/15 viên ngay trên lớp… được quay thành các clip phát tán lên mạng. Đồng thời, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự phục vụ bản thân giảm, không đáp ứng được yêu cầu trước thềm hội nhập quốc tế. Câu hỏi đặt ra: "Tại sao nhiều học sinh lại thiếu KNS đến vậy?". Điều này có thể giải thích đơn giản là ta chưa có phương pháp cụ thể, chưa có kiến thức giáo dục cụ thể những KNS cho học sinh. Chúng ta tập trung nhiều vào giảng dạy văn hóa, dạy lôgic, suy luận mà bỏ qua những khía cạnh hoạt động tinh thần (cảm xúc, tình cảm …). Có nhiều ý kiến cho rằng: KNS là điều rất căn bản mà ai cũng biết (như: phải biết hòa đồng trong tập thể, biết lắng nghe, biết ra quyết định). Nhưng trên thực tế, chúng ta có miệng không đồng nghĩa là chúng ta nói được ngay, có tay không đồng nghĩa là biết viết mà phải học rất nhiều, tập rất nhiều mới nói được, viết được. Xuất phát từ những lý do trên mà tôi xin mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: " Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong giảng dạy sinh học 8 ở trường THCS". 2. Cơ sở thực tiễn Qua nhiều năm giảng dạy môn sinh học trong trường THCS, tôi thấy rằng: Môn sinh học trong nhà trường THCS giúp học sinh nhận thức được đặc điểm hình thái, cấu tạo của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường sống. Kiến thức sinh học lớp 8 rất gần gũi với thực tế, liên hệ chính bản thân các em bởi đó là môn nghiên cứu cơ thể người. Qua môn học không chỉ rèn luyện nhiều kĩ năng sống tích cực cho học sinh như: kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng quản trị dự án, kĩ năng giải quyết vấn đề…mà còn giúp các em không ngừng tư duy sáng tạo, hiểu đầy đủ, có hệ thống và toàn diện các tri thức về cơ sở khoa học của các biện pháp vệ sinh, phòng bệnh, cách xử lí các tình huống trong cuộc sống có liên quan sức khỏe của con người, trong đó có sức khỏe sinh sản. Từ những lý do trên có thể khẳng định, việc giáo dục KNS cho học sinh trong các trường phổ thông là rất cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt. + Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. + Tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Do vậy việc lồng ghép kĩ năng sống vào môn học giúp các em có thể vận dụng vào thực tế là điều hết sức ý nghĩa. Từ những lí do trên tôi xin chọn đề tài: “Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong giảng dạy sinh học 8 ở trường THCS” để nghiên cứu nhằm góp phần đào tạo thế hệ trẻ vừa hồng vừa chuyên.
- 3/15 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Để làm tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS, nâng cao dần nhận thức và giáo dục KNS cho học sinh. Từ đó, nâng cao nhận thức về KNS cho các em ở trong nhà trường, gia đình và xã hội nhằm hưởng ứng phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" - một trong những nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. III. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Thời gian nghiên cứu - Tôi đã nghiên cứu trong khá nhiều năm học, song từ năm 2019 bắt đầu đầu tư thời gian nghiên cứu nhiều hơn với đối tượng học sinh lớp 8 của trường nơi tôi đang công tác. 2. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp 8A,8B trường THCS năm học 2019-2020 - Học sinh lớp 8A, 8B trường THCS năm học 2020- 2021 3. Phạm vi nghiên cứu + Học kì 1 Năm học 2019-2020: Số học sinh 73 Lớp thực nghiệm (8A) Lớp đối chứng (8B) 38 học sinh 35 học sinh + Học kì 1 Năm học 2020-2021: Số học sinh 78 Lớp thực nghiệm (8A) Lớp đối chứng (8B) 40 học sinh 38 học sinh IV. SỐ LIỆU KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 1. Mức độ nhận thức kĩ năng sống của học sinh học kì 1 năm học 2019-2020 Lớp/sĩ số Mức Tốt Khá Trung bình Yếu độ SL % SL % SL % SL % 8A(38) 7 18,4 13 34,2 16 42,2 2 5,2 8B(35) 5 14,3 12 34,3 15 42,9 3 8,5 2. Mức độ nhận thức kĩ năng sống của học sinh học kì 1 năm học 2020-2021 Lớp/sĩ số Mức Tốt Khá Trung bình Yếu độ SL % SL % SL % SL % 8A(40) 10 25 14 35 14 35 2 5 8B(38) 8 21,1 13 34,2 15 39,5 2 5,2
- 4/15 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG Ở TRƯỜNG THCS 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và địa phương, cơ sở vật chất nhà trường đã được xây dựng khang trang, sạch đẹp đáp ứng gần như khá đầy đủ nhu cầu về trang thiết bị để việc học đạt kết quả cao. - Đứng dưới góc độ công tác giáo dục KNS, trường có nhiều thuận lợi về sự tuyên truyền hiểu biết về KNS gắn với thực tế cuộc sống. - Chương trình hoạt động của Liên đội: “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” đã được đưa vào nhà trường như các dự án của Bộ giáo dục và đào tạo phát động về giáo dục KNS cho học sinh, tạo sân chơi hợp tác, đoàn kết trong học đường. Ngoài việc khai thác các nội dung có trong các môn học như: Địa lý, giáo dục công dân, ngữ văn … Nhà trường luôn giáo dục KNS cho học sinh thông qua các hoạt động của Liên đội như: 2. Khó khăn: Hầu hết học sinh là con em nhà nông, do điều kiện hoàn cảnh kinh tế còn thiếu thốn và khó khăn. Do đó, việc giáo dục KNS cũng bị ảnh hưởng nhiều: có nhiều học sinh đua đòi cho bằng bạn bằng bè dẫn đến hiện tượng ăn cắp còn xảy ra. Nhận thức của một số phụ huynh còn chưa cao, đôi khi chưa tìm hiểu cặn kẽ mọi nguyên nhân, còn có hiện tượng đánh, chửi học sinh, gây ảnh hưởng xấu trong mỗi học sinh. Đồ dùng dạy học cho lồng ghép giáo dục KNS ở đa số các bộ môn hầu như chưa có, chủ yếu là dạy chay. Giáo viên được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này chưa có. Trong chương trình học chuyên nghiệp, việc đưa học giáo dục KNS cũng chỉ là sơ lược mang tính chất thông báo. Thông tin về giáo dục KNS chưa đồng bộ, chưa đến được nhiều với đại đa số học sinh, khi có học sinh vi phạm chưa có biện pháp xử lý kịp thời và chưa có hiệu quả. II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Giáo viên nắm vững nội dung và nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường 1.1. Kĩ năng sống là gì? - Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): KNS là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. - Theo UNICEF: KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hành vi, thái độ và kỹ năng.
- 5/15 - Theo tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa liên hiệp quốc (UNESCO): KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: "Học để biết, học làm người, học để sống với người khác, học để làm". 1.2. Giáo dục kĩ năng sống là gì? - Bản chất của KNS là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mọi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. - KNS không phải tự nhiên có được mà phải hình thành dần trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành KNS diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục. - KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội vì đó là khả năng của cá nhân nhưng phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, chịu ảnh hưởng của truyền thống và văn hóa của gia đình, cộng đồng và dân tộc. Qua nhiều năm dạy sinh học 8 tôi nhận thấy rằng để giáo dục các em học sinh phát triển toàn diện cả về Đức - Trí - Thể - Mỹ sẽ giúp các em học sinh tự tin bước vào cuộc sống tương lai, nâng cao chất lượng nguồn lực đáp ứng yêu cầu hội nhập hiện nay đó chính là tăng cường kĩ năng sống cho học sinh. Vì vậy lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giảng dạy bộ môn sinh học 8 trong trường THCS giai đoạn hiện nay là hoàn toàn cần thiết, khả thi. 1.3. Nguyên tắc giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường: 1.3.1. Tương tác: - KNS không thể hình thành chỉ qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác (bạn cùng học, những người xung quanh) như: kỹ năng thương lượng, kỹ năng giải quyết vấn đề … 1.3.2. Trải nghiệm: - KNS chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua các tình huống thực tế: Học sinh có kỹ năng tự bản thân làm việc, thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và biết phân tích kinh nghiệm sống của chính mình và người khác. 1.3.3. Tiến trình: - Giáo dục KNS không thể hình thành “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hình vi. 1.3.4. Thay đổi hành vi: - Mục đích cao nhất của giáo dục KNS là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Thúc đẩy người học thay đổi hành vi hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình. 1.3.5 Thời gian - môi trường giáo dục: - Giáo dục KNS thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Môi trường giáo dục được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức và kĩ năng vào các tình huống “thực” trong cuộc sống. 1.4. Nội dung giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường:
- 6/15 Nội dung giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường phổ thông như: Kỹ năng tự nhận thức, Kỹ năng xác định giá trị, Kỹ năng kiểm soát cảm xúc, Kỹ năng ứng phó với căng thẳng, Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, Kỹ năng thể hiện sự tự tin, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng lắng nghe tích cực, Kỹ năng thể hiện sự cảm thông, Kỹ năng thương lượng, Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, Kỹ năng hợp tác, Kỹ năng tư duy phê phán, Kỹ năng tư duy sáng tạo, Kỹ năng ra quyết định, Kỹ năng giải quyết vấn đề, Kỹ năng kiên định, Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, Kỹ năng đặt mục tiêu, Kỹ năng quản lý thời gian, Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin. Nội dung giáo dục KNS cần được vận dụng linh hoạt tùy theo từng lứa tuổi, cấp học, môn học, hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể. Ngoài các KNS cơ bản trên, tùy theo đặc điểm vùng, miền, địa phương mà giáo viên lựa chọn thêm một số KNS khác để giáo dục học sinh của trường, của lớp cho phù hợp. 2. Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường để tác động đến cơ sở vật chất và hoạt động của nhà trường Nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác giáo dục KNS trong trường học. Giáo viên cần tham mưu với Ban giám hiệu để trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy- giáo dục: - Xây dựng khu phòng học, phòng học bộ môn gần nhau. Tạo sự giao lưu giữa các em học sinh trong giờ ra chơi. - Có khu nhà tập đa năng: đủ điều kiện cho học sinh luyện tập thể dục thể thao, giao lưu tập thể, sinh hoạt chung toàn trường. - Tổ chức hội thi “Tiếng hát thầy và trò”, thi văn nghệ, viết báo tường, hội trại, tham quan học tập trải nghiệm thực tế … Thể hiện được sự đồng thuận, nhất trí của các đồng chí trong trường. Đồng thời, giáo dục cho học sinh KNS thông qua các hoạt động trong thực tế. + Đặc biệt, trồng và chăm sóc cây xanh, bồn hoa trong để tạo cho khuôn viên nhà trường thêm “xanh - sạch - đẹp”. 3. Nghiên cứu kế hoạch dạy học và giảng dạy trên lớp: - Việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong giảng dạy sinh học 8 sẽ giúp học sinh dễ hiểu và có những suy nghĩ để hành động đúng trước các tình huống có trong thực tiễn. Tuy nhiên giáo viên cần nghiên cứu kế hoạch dạy học và phân loại kĩ năng sống để chọn các kĩ năng lồng ghép phù hợp vào các tiết học. - Qua nghiên cứu cho thấy, chương trình sinh học 8 là môn học thực nghiệm, tìm hiểu về cơ thê người qua thực hành, quan sát tranh ảnh, mô hình, so sánh đối chiếu … đã cung cấp cho học sinh những phương pháp và cách thức tư duy giúp các em có những hiểu biết, nhận thức ngày càng mở rộng về môi trường sống phức tạp, hình thành kĩ năng hành động trong giải quyết mối quan hệ giữa con người - môi trường và có được thái độ đúng đắn trước những vấn đề của môi trường. -Với những nội dung và phương pháp đặc trưng, môn Sinh học 8 hoàn toàn có khả năng lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Cụ thể: Các yêu cầu về kĩ năng như: “Biết thu thập thông tin, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, sưu tầm tư liệu, làm các báo cáo nhỏ, trình bày trước tổ, trước
- 7/15 lớp …”,“nhận dạng, đặt ra và giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống”;“biết vệ sinh cá nhân, bảo vệ cơ thể, phòng chống bệnh tật, … nhằm nâng cao năng suất học tập và lao động”; yêu cầu thái độ như: “Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, có thái độ hành vi đúng đắn với các vấn đề về dân số, sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS …” -Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các kĩ năng làm chủ bản thân, rèn luyện cho các em sống có trách nhiệm với bản thân, bè bạn, gia đình, cộng đồng; có kỹ năng ứng phó trước những tình huống khó khăn trong giao tiếp hàng ngày. - Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn: Gắn nội dung môn học với thực tiễn và đặc điểm của chương trình Sinh học với nội dung tìm hiểu Sinh học địa phương theo nhiều chủ đề khác nhau, tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với các tình huống của cuộc sống, góp phần xây dựng cho các em khả năng thích ứng, biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn của cuộc sống ngay tại địa phương mình … - Qua đó, môn Sinh học giúp học sinh suy nghĩ tích cực, tự tin, dần hình thành kĩ năng ra quyết định và lựa chọn đúng đắn. 3.1. Các bước thực hiện một bài giáo dục KNS: 4 bước Các bước Mục đích Mô tả quá trình thực hiện - Kích thích học sinh tự tìm hiểu - Giáo viên và học sinh cùng thiết 1. xem các em đã biết gì về khái kế hoạt động có tính chất trải Khám phá niệm, kỹ năng, kiến thức … sẽ nghiệm. được học. - Giáo viên cùng học sinh đặt các - Giúp giáo viên đánh giá, xác câu hỏi gợi lại những hiểu biết đã định thực trạng kiến thức của có liên quan đến bài học. học sinh trước khi giới thiệu vấn - Giáo viên giúp học sinh xử lý, đề mới. phân tích các hiểu biết, tổ chức và phân loại chúng. - Giới thiệu thông tin, kiến thức - Giáo viên giới thiệu mục tiêu bài và kĩ năng mới thông qua việc học, kết nối chúng. 2. tạo cầu nối giữa cái đã biết - - Giáo viên giới thiệu kiến thức và Kết nối chưa biết kỹ năng mới - Kiểm tra xem kiến thức và kỹ năng mới đã được cung cấp toàn diện và chính xác chưa. Cho ví dụ 3. - Tạo cơ hội cho học sinh thực - Giáo viên thiết kế hoạt động mà Thực hành vận dụng kiến thức và kỹ học sinh phải sử dụng kiến thức và hành/ năng mới vào một bối kỹ năng mới. luyện tập cảnh/hoàn cảnh/điều kiện có ý - Học sinh hoạt động nhóm nghĩa. - Giáo viên giám sát và điều chỉnh - Định hướng để học sinh thực khi cần thiết
- 8/15 hành đúng cách. - Giáo viên khuyến khích học sinh - Điều chỉnh những hiểu biết và thể hiện suy nghĩ hoặc mới lĩnh hội kỹ năng còn sai lệch được. - Tạo cơ hội cho học sinh tích - Giáo viên cùng học sinh lập kế hợp, mở rộng và vận dụng kiến hoạch các hoạt động đòi hỏi học 4. thức và kỹ năng có được vào sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng Vận dụng các tình huống/bối cảnh mới. mới. - Học sinh hoạt động nhóm - Giáo viên cùng học sinh tham gia hỏi và trả lời - Giáo viên có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh. - KNS thường gắn với một bối cảnh để người ta có thể hiểu và thực hành một cách cụ thể. Vì vậy giáo viên cần nghiên cứu kĩ kế hoạch dạy học để lồng ghép các kĩ năng phù hợp. 3.2. Các ví dụ minh họa Ví dụ 1: Lồng ghép giáo dục kĩ năng giữ gìn sự phát triển bình thường của bộ xương qua Tiết 7- Bài 7: Bộ xương - Giáo viên cho học sinh giải thích tục “bó chân” của phụ nữ thời phong kiến. Qua đây giáo dục các em biết bảo vệ sự phát triển bình thường của xương bàn chân giúp cho sự di chuyển dễ dàng của con người. - Vì sao khi sai khớp phải chữa ngay không được để lâu? Để lâu bao khớp không tiết dịch nữa, dây chằng bị dãn, sau này có chữa khỏi xương vẫn cử động khó khăn. Qua đây ta giáo dục được cho học sinh hạn chế chấn động mạnh đến bộ xương, không cố mang vác nặng và sai tư thế; không leo trèo cao; khi bị sai khớp phải điều trị ngay, không để lâu vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại. -Vì sao khi tham gia giao thông cần phải đội mũ bảo hiểm? Vì có 8 mảnh xương chính tạo nên hộp sọ người. Đa phần các xương có bản dẹt mỏng lại được kết nối với nhau bằng đường khớp sọ nên dễ vỡ khi va chạm mạnh hoặc chịu một lực tác động mạnh. Hộp sọ chứa não bộ là trung khu điều khiển các hoạt động của cơ thể. Hơn nữa lại chấp hành luật giao thông.
- 9/15 Ví dụ 2: Lồng ghép kĩ năng tự chăm sóc bản thân, phòng tránh một số bệnh, tật thường gặp về đường hô hấp qua Tiêt 24- Bài 22: Vệ sinh hệ hô hấp Ngoài các câu hỏi sách giáo khoa giáo viên đặt thêm các câu hỏi sau: - Hút thuốc lá có hại như thế nào cho sức khỏe? Sưởi ấm bằng than tổ ong có hại như thế nào? - Tại địa phương đang có những hộ gia đình làm mộc tự phát. Em sẽ tuyên truyền như thế nào để những hộ dân đó nghiêm túc chấp hành các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân xung quanh? -Làm cho môi trường xanh sạch đẹp sẽ đem lại lợi ích gi cho cuộc sống quanh ta? Sau khi học sinh trả lời giáo viên bổ sung: Hút thuốc lá nhiều bị viêm phổi, ho nên ban đêm ăn trộm nghe ho tưởng còn thức nên không vào nhà lấy trộm. Viêm phổi Lao phổi Ung thư phổi người gầy yếu nên đi phải chống gậy, gặp chó xông vào lấy gậy tự vệ nên không sợ chó cắn. Và tất nhiên ung thư phổi thì sẽ chết trẻ đâu còn để già mới chết. Hiện nay vẫn còn những hộ gia đình có thói quen dùng bếp than tổ ong để sưởi ấm sẽ bị ngạt khí gây ra tử vong. Qua đó giáo viên giáo dục học sinh thấy được tác hại của việc hút thuốc lá, việc sưởi ấm bằng than tổ ong. Từ đó, em sẽ không hút thuốc lá, không sử dụng than tổ ong để sưởi ấm vào mùa đông và vận động, tuyên truyền người thân, bạn bè không hút thuốc lá. Để tăng hiệu quả của việc giáo dục, giáo viên cho học sinh báo cáo dự án sưu tầm về tranh ảnh, video để học sinh hiểu sâu hơn về tác hại của việc hút thuốc lá và có biện pháp phòng tránh.
- 10/15 Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe
- 11/15 Ví dụ 3: Lồng ghép kĩ năng phòng ngừa tai nạn cho trẻ qua Tiết 25- Bài 23 Thực hành hô hấp nhân tạo -Trước khi hô hấp cho người bị chết đuối, điện giật, ta cần phải làm gì? - Trình bày phương pháp hà hơi thổi ngạt, phương pháp ép lồng ngực? Qua đó giáo dục cho học sinh kĩ năng gặp người chết đuối phải xốc nước rồi mới hô hấp. Trường hợp điện giật phải cắt cầu giao điện. Nếu môi trường thiếu dưỡng khí phải đưa ngay nạn nhân ra chỗ thoáng khí. Qua từng phương pháp hô hấp học sinh nắm được các kĩ năng hô hấp nhân tạo. Để tăng tính giáo dục giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về tai nạn chết đuối có thể xảy ra khi các em tắm sông và tham gia giao thông đường thủy không đúng qui định: Ví dụ 4: Lồng ghép kĩ năng tự chăm sóc bản thân, phòng tránh một số bệnh, tật thường gặp về mắt qua tiết 51-Bài 50: Vệ sinh mắt - Tại sao không đọc sách ở khoảng cách quá gần, ở nơi thiếu ánh sáng hay đang đi tàu xe? - Nguyên nhân nào dẫn đến tật cận thị, viễn thị? Để không bị cận thị em cần phải làm gì? Nêu các cách phòng tránh các bệnh về mắt mà em biết? Qua các câu hỏi này giáo dục cho học sinh ngồi học đúng tư thế không nghiêng vẹo, đảm bảo khoảng cách giữa mắt và sách cách nhau từ 25 đến 30cm, khi xem ti vi không ngồi quá gần tốt nhất là trên 3m; không đam mê trò chơi điện tử, phải đọc sách nơi có đủ ánh sáng; khi đi tàu xe không nên đọc sách báo .... Từ đó giáo dục cho các em không dụi tay bẩn vào mắt, không dùng chung khăn mặt, không tắm sông, thường xuyên rửa mắt bằng nước muối pha loãng, ... Ví dụ 5: Lồng ghép kĩ năng tự chăm sóc bản thân, phòng tránh một số bệnh, tật thường gặp về hệ thần kinh qua tiết 58-Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh -Nêu tác hại của ma túy? Suy yếu nòi giống, cạn kiệt kinh tế, lây nhiễm HIV, mất nhân cách.
- 12/15 Sau khi được trang bị kiến thức học sinh sẽ có kĩ năng phòng tránh tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy: không tập hút thuốc lá, không uống rượu bia khi bị bạn bè thách thức, lôi kéo hay rủ rê, không bị kẻ xấu lợi dụng tham gia các tệ nạn xã hội như: sử dụng ma túy,… Ví dụ 6: Lồng ghép kĩ năng tự chăm sóc bản thân, phòng tránh một số bệnh, tật thường gặp về sức khỏe sinh sản qua tiết 67- Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai - Nêu rõ những ảnh hưởng của việc có thai sớm ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên? - Những hậu quả có thể xảy ra khi phải xử lý đối với việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là gì? Làm thế nào để tránh được mang thai ngoài ý muốn?
- 13/15 Thông qua các câu hỏi trên giáo dục các em học sinh biết mình cần phải làm gì khi còn là học sinh: Sống vô tư, hồn nhiên, tập trung vào học tập; không đua đòi, không đi chơi ở những nơi hẻo lánh vắng người; không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá; không bồng bột, nhất thời hồ đồ để lại hậu quả đáng tiếc xảy ra. Khi có thai ngoài ý muốn phải đến cơ sở y tế đảm bảo để tránh những ảnh hưởng xấu cho người mẹ (băng huyết, tử vong…) 4. Giáo viên dạy ngoại khoá: + Giáo viên dạy mẫu. Chọn bài có kiến thức giáo dục KNS * Phương pháp giảng dạy: + Lồng ghép giữa kiến thức bộ môn Sinh học 8 với kiến thức giáo dục KNS. + Tổng hợp các nội dung quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh ý thức và trách nhiệm của mình với bản thân, với những người xung quanh. + Qua các giờ dạy có nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cụ thể phù hợp với đặc điểm điều kiện tự nhiên của địa phương. 5. Phối hợp với đoàn, đội tổ chức cho học sinh hoạt động ngoại khóa: - Hàng năm, học sinh được tham gia cắm trại, thăm khu di tích lịch sử, thăm các công trình vui chơi giải trí. Ví dụ: Cho học sinh tham gia các hoạt động thể dục thể thao, đi tham quan học tập trải nghiệm thực tế - Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về giáo dục KNS trong các buổi HĐNGLL hoặc sinh hoạt lớp, các hoạt động tập thể của Liên đội.
- 14/15 III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1.Mức độ nhận thức kĩ năng sống của học sinh học kì 1 năm học 2019-2020 50 40 30 Tốt Khá 20 Trung bình 10 0 LỚP 8A LỚP 8B Nhìn vào sơ đồ ta thấy: Số lượng và tỉ lệ học sinh được rèn kĩ năng sống qua các bài học ở lớp 8A đã có sự chuyển biến rõ rệt. Các em yêu thích môn học và có kĩ năng tốt, khá rất nhiều. Điều đó cho thấy việc lồng ghép giáo dục KNS trong dạy học hoàn toàn hiệu quả và cần thiết. 2. Mức độ nhận thức kĩ năng sống của học sinh học kì 1 năm học 2020-2021 70 60 50 40 Tốt 30 Khá Trung bình 20 10 0 LỚP 8A L 8B ỚP Nhìn vào biểu đồ cho thấy học sinh lớp 8A được học lồng ghép các KNS trong bài học đã tiến bộ rất nhiều. Các em tự tin khi giao tiếp, có kĩ năng giải quyết các vấn đề thực tế rất tốt. Đặc biệt so sánh hai năm học thì năm sau kết quả cao hơn năm trước. Đặc biệt không còn học sinh có nhận thức về kĩ năng sống xếp loại yếu
- 15/15 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS là một trong những nội dung giáo dục quan trọng, có những KNS cần thiết là điều kiện tiên quyết để học sinh phát triển một cách toàn diện tự tin bước vào cuộc sống tương lai. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi môi trường sống đang có rất nhiều cám dỗ, rất nhiều điều kiện thuận lợi đáp ứng cho những hành vi sai trái, những hành động thiếu ý thức..., sự thiếu ý thức của học sinh khi tác động vào môi trường sống sẽ làm ảnh hưởng đến nhân cách không chỉ của cá nhân mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh, của tập thể và lan ra toàn xã hội. Để giáo dục KNS đạt hiệu quả giáo viên phải tiến hành thường xuyên, kết hợp với theo dõi, kiểm tra, động viên, nhắc nhở. Trong từng tiết dạy tùy nội dung bài mà giáo viên lồng ghép giáo dục kĩ năng sống sao cho phù hợp, linh hoạt, hiệu quả; không tham vọng thực hiện giáo dục tất cả các kĩ năng sống (bởi ở môn sinh học chỉ lồng ghép). Tránh tình trạng ôm đồm lo xoáy vào giáo dục kĩ năng sống mà quên đi truyền thụ nội dung chính của bài học. Do đặc trưng bộ môn nên việc thực hiện đề tài này mang tính khả thi. Sau hai năm thực hiện các em học sinh có chuyển biến rõ rệt từ thái độ chuyển thành hành vi, nếp sống có văn hóa. II. KHUYẾN NGHỊ 1. Khuyến nghị với UBND xã: + Quan tâm, cải tạo, thường xuyên cơ sở vật chất đảm bảo đủ số lượng và chất lượng đáp ứng được nhu cầu học cho đại đa số học sinh để học sinh thực hành ngay tại địa phương. + Vận động, tuyên truyền các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân có ý thức tham gia giáo dục KNS. Có kế hoạch xây dựng các đội tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho học sinh. 2. Khuyến nghị với nhà trường: + Tuyên dương khen thưởng kịp thời học sinh có ý thức tự rèn luyện bản thân để hình thành KNS tốt đẹp. + Thường xuyên tổ chức để học sinh có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa của tập thể, chơi các trò chơi dân gian … Trên đây là một vài biện pháp lồng ghép kĩ năng sống của tôi đã rút ra được trong quá trình dạy môn sinh học 8 nhiều năm, tuy còn chủ quan, chưa được trọn vẹn rất mong được các thầy cô và đồng nghiệp cùng chia sẻ, đóng góp để việc giảng dạy môn sinh học đạt hiệu quả cao hơn, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành giáo dục đã đề ra. Tôi xin chân thành cảm ơn!
- 16/15 MỤC LỤC NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI Trang MỤC LỤC I. Lý do chọn đề tài 1. Cơ sở lí luận 1 A. ĐẶT 2. Cơ sở thực tiễn 2 VẤN ĐỀ II. Mục đích 3 nghiên cứu 1.Thời gian nghiên cứu 3 III. Thời gian, đối 2.Đối tượng nghiên cứu 3 tượng và phạm vi, nghiên cứu 3.Phạm vi nghiên cứu IV. Số liệu khảo sát 1.Mức dộ nhận thức kĩ năng 3 trước khi thực hiện sống của học sinh học kì 1 năm học 2019-2020 2. Mức dộ nhận thức kĩ năng 3 sống của học sinh học kì 1 năm học 2020-2021 I. Thực trạng của 1. Thuận lợi 4 vấn đề giáo dục kĩ 2. Khó khăn 4 năng sống ở trường B. GIẢI THCS QUYẾT II. Giải pháp thực 1.Giáo viên nắm vững nội dung 4 VẤN ĐỀ hiện và nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường 1.1. Kĩ năng sống là gì? 4 1.2. Giáo dục kĩ năng sống là gì? 5 1.3. Nguyên tắc giáo dục kĩ 5 năng sống 1.4.Nội dung giáo dục kĩ năng 6 sống 2. Tham mưu với BGH để tác 6 động đến cơ sở vật chất và hoạt động của nhà trường
- 17/15 3.Nghiên cứu kế hoạch dạy học 6 và giảng dạy trên lớp 3.1.Các bước thực hiện một bài 7 giáo dục kĩ năng sống 3.2. Ví dụ minh họa 8 4. Giáo viên dạy ngoại khóa 13 5. Phối hợp với đoàn, đội tổ 13 chức cho học sinh hoạt động ngoại khóa III. Kết quả thực 1. Mức độ nhận thức kĩ năng 14 hiện sống của học sinh học kì 1 năm học 2019-2020 2. Mức độ nhận thức kĩ năng 14 sống của học sinh học kì 1 năm học 2020-2021 C. PHẦN I.Kết luận 15 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN II.Khuyến nghị 1.Khuyến nghị với UBND xã 15 NGHỊ 2.Khuyến nghị với nhà trường 15
- 18/15 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO TT Tên tài liệu Tác giả I. Sách giáo khoa của Bộ giáo dục và đào tạo 1 SGK Sinh học 8 Nguyễn Quang Vinh (Chủ biên) 2 SGV Sinh học 8 Nguyễn Quang Vinh (Chủ biên) 3 Tài liệu giáo dục KNS trong môn Sinh Lê Minh Châu (Chủ biên) học ở trường THCS 4 Giáo dục KNS trong HĐGDNGLL ở Lê Minh Châu (Chủ biên) trường THCS 5 Phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹ Nguyễn Công Khanh năng sống 6 Tài liệu phòng chống và ứng phó với bạo Dự án trường học an toàn, thân lực trên cơ sở giới trong trường học … thiện và bình đẳng 7 Xây dựng mô hình trường THCS tổ chức Trần Đình Châu (Chủ biên) các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học 8 Các tranh, ảnh trong bộ tranh Sinh học 8 II. Các địa chỉ tra cứu tham khảo: 9 Trang wed: Google.com.vn 10 Các thông tin trên báo, tivi, các phương tiện đại chúng …
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Nâng cao giáo dục hướng nghiệp ở bộ môn Công nghệ
13 p | 687 | 107
-
SKKN: Phương pháp thiết kế Games trên Power Point phục vụ bài giảng
18 p | 496 | 106
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao sức bền cho học sinh năng khiếu cầu lông cấp THCS
19 p | 427 | 68
-
SKKN: Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học môn Lịch sử ở trường THCS
7 p | 378 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm về lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn Ngữ văn tại trường THPT Tây Sơn
11 p | 165 | 33
-
Kích thích sự sáng tạo, hứng thú trong học tập
2 p | 155 | 28
-
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỐNG NHỨT SỐ LIỆU PCGD- CMC
9 p | 121 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
19 p | 25 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho học sinh Cầu lông cấp THCS
20 p | 78 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tự làm đồ dùng dạy học để áp dụng vào dạy Sinh học ở trường THCS
14 p | 19 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Teaching Reading Method
17 p | 13 | 4
-
Báo cáo sáng kiến: Biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Âm nhạc thường thức lớp 8 trường PTDTBTTH & THCS Long Túc
5 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn