Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp dạy thơ hiện đại Việt Nam hiệu quả ở lớp 9
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm lý luận về tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm văn chương, về đặc trưng thi pháp thể loại thơ trữ tình, đề xuất các phương pháp cụ thể của việc dạy thơ trữ tình lớp 9 theo đặc trưng thể loại nhằm nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm văn học, góp phần khẳng định ưu điểm và tính khả thi của hướng dạy tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp dạy thơ hiện đại Việt Nam hiệu quả ở lớp 9
- 1 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài 1. Lý do về mặt lý luận: Những biến chuyển về kinh tế, sự mở rộng giao lưu và hội nhập quốc tế, sự bùng nổ của công nghệ thông tin… đã thổi vào đời sống hiện đại nhiều đổi thay mạnh mẽ. Đi kèm với đó, các giá trị sống, quan niệm sống của con người hiện đại nói chung và giới trẻ nói riêng cũng có nhiều đổi thay. Thực tế đó đòi hỏi con người hiện đại cần có kĩ năng để ứng phó với nhiều tình huống đa chiều. Đáp ứng những yêu cầu của thời đại, phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính chủ động sáng tạo của người học đã trở thành đích đến của mỗi nền giáo dục. Việc dạy học Ngữ Văn nói chung và dạy học thơ trữ tình hiện đại Việt Nam cấp THCS nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Văn chương vốn là “tấm gương phản chiếu cuộc sống”. Mỗi cung bậc cảm xúc, mỗi mảnh tâm tư, mỗi số phận của cuộc sống được lọc qua nhãn quan của nhà văn để bước vào tác phẩm đều đã trở thành những giá trị phổ quát mà dường như mỗi người nhìn vào đều thấy mình trong đó. Bởi đặc điểm ấy mà có thể coi Ngữ Văn là một trong những môn học gần với đời sống nhất trong các môn học trong nhà trường phổ thông. Như vậy, việc tạo được tâm thế và hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học nói chung và trong dạy học thơ trữ tình hiện đại Việt Nam nói riêng ở nhà trường THCS là vô cùng cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải luôn có ý thức gắn việc dạy văn với dạy người, luôn trăn trở, tìm tòi để tích hợp một cách khéo léo và có hiệu quả cho học sinh qua mỗi tác phẩm văn chương. 2. Lý do về mặt thực tiễn: Học sinh hiện nay phải học quá nhiều, thời gian dành cho việc tìm hiểu đào sâu nghiên cứu ở tất cả các bộ môn nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng rất hạn chế. Bên cạnh đó chưa kể sự đè nặng tâm lí bởi sự quá sức trong tiếp thu bài học, dẫn đến sự mệt mỏi về tinh thần và thể lực, mà hậu quả tất yếu là các em ít
- 2 tìm thấy sự thích thú trong học tập, lười biếng trong tư duy, thụ động trong tiếp thu và nghiên cứu trong bài học. Chính vì vậy mà kết quả học tập không cao. Điều đó đã thôi thúc tôi cần thực hiện vận dụng những sáng kiến trong giảng dạy để góp phần đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn. Sau đây là kết quả khảo sát chất lượng đầu năm năm học 2022-2023 Bảng 1: Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm Điể Điể Điể Điể m m m m Điểm kém Lớp Sĩ số giỏi khá TB yếu SL % SL % SL % SL % SL % 9B 42 3 7.1 8 19 13 31 18 42.9 0 0 Bảng 2: Kết quả khảo sát mức độ tích cực, chủ động học tập môn Ngữ văn Rất Bình Tích tích thườ Không thích học Lớp Sĩ số cực cực ng SL % SL % SL % SL % 9B 42 3 7.14 10 23.81 14 33.34 15 35,71 Sau khi khảo sát chất lượng đầu năm tôi thấy còn nhiều học sinh chưa hăng say học tập; tỉ lệ HS yếu kém còn tương đối nhiều với chất lượng. Như vậy sẽ không đạt chỉ tiêu đề ra; tôi luôn trăn trở để tìm ra những cách giải quyết vấn đề để làm sao cho HS tích cực học tập, chất lượng được nâng lên. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn xây dựng kế hoạch bài dạy đối với phần thơ hiện đại cho HS vào các tiết theo kế hoạch dạy học ; Áp dụng thực hiện dạy - học cho học sinh lớp 9B, tôi thấy chất lượng học sinh 9B được nâng lên rõ rệt. 3. Lý do về tính cấp thiết: Năm học 2022 – 2023 này tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9B với 80% học sinh trung bình, yếu. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy thơ trữ tình, đặc biệt là thơ trữ tình hiện đại Việt Nam chiếm dung lượng lớn trong chương trình. Điều này thể hiện tầm quan trọng và vị thế của thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong nền giáo dục nước nhà. Những bài thơ được tuyển chọn vào chương trình hầu hết là những tác phẩm hay, có giá trị về nội dung, nghệ
- 3 thuật, có tác dụng bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Nhưng nhìn vào thực tế giảng dạy Ngữ Văn nói chung và giảng dạy thơ trữ tình hiện đại Việt Nam nói riêng, có thể nhận thấy chúng ta chưa khai thác hết tiềm năng của thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong việc khơi dậy niềm đam mê cho các em. Cùng với mối quan tâm chung về chất lượng giáo dục, lâu nay dư luận đang rất quan tâm đến vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông. Ai cũng muốn giờ dạy văn phải hấp dẫn cuốn hút học sinh hơn và hiệu quả hơn. Mục tiêu giáo dục xác định: giảm căng thẳng, khơi dậy hứng thú học tập, khả năng hoạt động sáng tạo tích cực của học sinh. Xuất phát từ lý do trên, tôi đã trăn trở làm thế nào khơi dậy niềm đam mê, thích thú trong những giờ học văn của học sinh. Tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy thơ hiện đại Việt Nam hiệu quả ở lớp 9”. II. Mục đính nghiên cứu: Vận dụng lý luận về tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm văn chương, về đặc trưng thi pháp thể loại thơ trữ tình, đề xuất các phương pháp cụ thể của việc dạy thơ trữ tình lớp 9 theo đặc trưng thể loại nhằm nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm văn học, góp phần khẳng định ưu điểm và tính khả thi của hướng dạy tác phẩm theo đặc trưng thể loại. III. Đối tượng nghiên cứu: Khơi dậy hứng thú học tập trong các giờ học tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 cho học sinh trường THCS Minh Châu, huyện Ba Vì bằng những giải pháp, biện pháp phù hợp với đặc điểm tình hình và tâm lí lứa tuổi của đối tượng học sinh lớp 9. IV. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: Đề tài này được vận dụng vào thực tế các giờ dạy học tác phẩm thơ hiện đại trong môn Ngữ văn 9 tại trường THCS. - Phạm vi về không gian: Đề tài này được vận dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp 9B thuộc trường THCS Minh Châu. V. Thời gian nghiên cứu:
- 4 - Thời gian nghiên cứu của đề tài là: Trong 1 năm học (Năm học 2022-2023) PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9 (từ sau năm 1945) có 9 bài được học ở hai học kì. Học kì I, học các bài: Đồng chí của Chính Hữu, Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, Bếp lửa của Bằng Việt, Ánh trăng của Nguyễn Duy. Học kì II, học các bài: Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, Viếng lăng Bác của Viễn Phương, Sang thu của Hữu Thỉnh, Nói với con của Y Phương. Đây là những bài thơ nổi tiếng và nhiều bài thơ đã được phổ nhạc cho nên được nhiều người trong đó có học sinh đã biết và yêu thích (bài Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Sang thu…) Đối với môn Ngữ văn THCS đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm tích cực, tích hợp. Trong khi đảm bảo dạy cho học sinh kiến thức, kỹ năng đặc thù của phân môn còn tìm ra những yếu tố đồng quy giữa 3 phân môn Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn để góp phần hình thành, rèn luyện tri thức và kỹ năng của các phân môn khác, tích hợp nhiều phương pháp trong bài học, tiết học. Tích hợp dọc, ngang, liên môn nhằm hệ thống hóa kiến thức ở cuối cấp. * Thơ hiện đại Việt Nam (từ sau năm 1945) - Hoàn cảnh sáng tác: Từ năm 1930 có Đảng lãnh đạo, cách mạng Việt Nam ngày càng phát triển, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công… Qua đấu tranh anh dũng, bằng đại thắng Mùa xuân năm 1975, miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hiểu rõ hoàn cảnh đất nước như vậy, các tác phẩm thơ hiện đại thuận lợi hơn; hiểu hơn tình cảm, tư tưởng của con người Việt Nam, vì Văn là người, văn học phản ánh cuộc sống và phục vụ cuộc sống. - Các bài thơ hiện đại lớp 9 được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và sau năm 1975, của các tác giả thuộc nhiều thế hệ. Có những
- 5 cây bút trưởng thành từ trước cách mạng, những tác giả trưởng thành từ hai cuộc kháng chiến là đông đảo hơn cả, một số trưởng thành từ sau năm 1975. Các bài thơ được đề cập đến nhiều đề tài, chủ đề khác nhau, thể hiện sự phong phú trong đời sống tình cảm, tư tưởng của con người Việt Nam thời hiện đại, trong sự đa dạng về hình thức, thể loại. Ở lớp 7,8, các em đã được tìm hiểu về tác phẩm thơ trữ tình, lên lớp 9, các em tiếp tục được tìm hiểu về các tác phẩm Thơ trữ tình. Khi dạy các bài thơ trữ tình, người dạy cần đặc biệt chú ý sự vận động của hình tượng trữ tình trong mạch cảm xúc của bài thơ. Trình tự phân tích một bài thơ cũng nên theo diễn biến đó. Ví dụ, ở bài Mùa xuân nho nhỏ là sự vận động, biến đổi của hình tượng cảm xúc từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân của đất nước và mùa xuân nho ỏ của mỗi cuộc đời. Đó cũng là hướng vận động từ cảm xúc trực tiếp đến cảm nhận và suy tưởng của tác giả trước mùa xuân. Hay ở bài Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình tượng cơ bản là trăng được khai triển theo chiều liên tưởng hiện tại – quá khứ với không gian phố phường – đồng nội – chiến trường, để từ đó gợi ra ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. Cái tôi trữ tình, mặc dù là vấn đề trung tâm của tác phẩm trữ tình nhưng cách biểu hiện lại hết sức đa dạng. Có khi bộc lộ trực tiếp trong hình tượng cái tôi chủ thể trữ tình như bài Viếng lăng Bác, Bếp lửa, Mùa xuân nho nhỏ nhưng tất nhiều trường hợp lại hóa thân vào hình tượng khác, vào đối tượng được miêu tả như bài Đoàn thuyền đánh cá, Bài thơ về tiểu đội xe không kính… II. Thực trạng 1. Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu sáng kiến: Có nhiều nguyên nhân tạo nên tình trạng học tập trì trệ, thụ động, thiếu hào hứng của học sinh. Xét về xã hội, thời đại chúng ta đang sống là thời đại khoa học công nghệ, dễ hiểu là đại đa số học sinh chỉ muốn học các ngành khoa học tự nhiên, kĩ thuật, kinh tế… ít có học sinh hứng thú học văn, bởi phần đông học sinh nghĩ rằng năng lực văn là năng lực tự nhiên của con người xã hội, không học vẫn biết đọc, biết nói; học văn không thiết thực. Văn có kém một chút, ra
- 6 đời vẫn không sao, vẫn nói và viết được, còn không học ngoại ngữ, không học khoa học, kĩ thuật thì coi như chịu phép. Có thể đó là lí do làm cho đa số học sinh không cố gắng học Ngữ văn. Về phía học sinh, phần lớn các em chưa thực sự hài lòng về với cách dạy văn của thầy cô. Theo phản ánh của không ít học sinh, các giờ lên lớp của các thầy cô giáo văn chưa tạo được ấn tượng cho các em. Như vậy cả thầy và trò đều cảm thấy chưa thật sự thoải mái. Trò mong muốn có những giờ học văn hấp dẫn còn thầy cũng đòi hỏi học trò say mê, có trách nhiệm hơn với môn học này. 2. Kết quả của thực trạng trên: Năm học 2022 - 2023 tôi được phân công dạy môn Ngữ văn lớp 9. Sau khi điều tra học sinh và đối chiếu kết quả học tập giữa đối tượng học sinh lớp 9 khoá học này với học sinh lớp 9 khoá trước (năm học 2021 - 2022). Kết quả như sau: - Đối với học sinh khối 9 khoá trước khi dạy các văn bản thơ trữ tình hiện đại trong chương trình ngữ văn lớp 9: Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác… tôi thấy giờ học vẫn còn nặng nề. Có thể do giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi chưa phù hợp quá khó hoặc quá dễ; có nhiều câu hỏi vụn vặt, câu hỏi xa rời trọng tâm. Học sinh quay cuồng trong những câu hỏi, thót tim vì lo bị cô gọi trả lời. Và như thế không còn cảm hứng chỉ còn thấy sợ, chán học. Vì vậy kết quả khảo sát tiết học chỉ đạt được: - Kết quả khảo sát bài làm của học sinh tôi rất thất vọng. Đây có lẽ là nỗi buồn lớn nhất của người thầy. Hàng loạt câu hỏi tự đặt ra trong tôi, thôi thúc tôi phải tìm bằng được giải pháp để nâng cao hiệu quả dạy học. Tôi không nản lòng, bằng tất cả lòng yêu nghề, yêu trẻ, tôi kiên trì đọc sách, tìm đọc tài liệu về phương pháp dạy học, đi dự giờ, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm của những đồng nghiệp có bề dày trong giảng dạy. Đặc biệt tôi đầu tư soạn bài trước khi lên lớp rất chu đáo, trăn trở, miệt mài đêm ngày để có những giáo án lên lớp thật sự có hiệu quả. Tôi ý thức được rằng kết quả giảng dạy không phải là cái gì cao xa mà chính là sự cố gắng hết mình trong công việc, yêu nghề, tâm huyết với nghề, say
- 7 chuyên môn, tận tâm, làm việc tích cực, nhiệt tình, trách nhiệm sẽ thành công. Và người thầy khi đứng trên bục giảng kiến thức thôi chưa đủ mà quan trọng phải tâm huyết, say chuyên môn. Đặc biệt phải có phương pháp dạy học phù hợp cho từng kiểu bài cụ thể, nghĩa là phải dạy học phù hợp với đặc trưng thể loại. Tạo được hứng thú cho học sinh trong giờ học văn như tìm được chiếc chìa khoá vàng để mở vào thế giới bí ẩn của thơ trữ tình. Tôi thật sự hạnh phúc khi thấy việc làm của mình như một tia sáng rọi chiếu lên trang sách mới. Chất lượng giảng dạy được nâng lên. Niềm vui cũng đã mỉm cười, hạnh phúc đến với tôi. Niềm mong đợi bấy lâu nay đã trở thành hiện thực. Đó là kết quả học tập của học sinh đã được nâng lên đáng kể. Công sức của người thầy được đến đáp xứng đáng. Kết quả là: - 100% học sinh hiểu bài sâu sắc, có hứng thú, say sưa với bài giảng, có thái đội tích cực, chủ động học tập. - 100% học sinh tiếp thu tri thức qua những gì nghe được, nói được và làm được. Vì vậy trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm của năm học này, tôi mạnh dạn đưa ra một số thao tác mà bản thân đã thực hiện để tạo hứng thú học tập cho học sinh mang lại hiệu quả cao trong giờ dạy học thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9. III. Những biện pháp tiến hành Để giúp các em học tốt hơn và có hứng thú với phần thơ hiện đại Việt Nam ở môn Ngữ văn lớp 9, tôi đã thực hiện một số biện pháp sau. 1. Biện pháp 1: Chủ động ngay từ bài soạn Khi người thầy có trách nhiệm, có niềm đam mê với chuyên môn của mình, có lòng yêu nghề, mến trẻ họ sẽ phát huy tối đa khả năng tự học, từ bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ; họ sẽ không ngừng trăn trở về những tiết học hiệu quả, chất lượng. Họ sẽ không ngừng vận dụng, thể nghiệm những kiến thức và phương pháp, không ngừng điều chỉnh hoạt động giảng dạy theo hướng ngày càng có chất lượng, hiệu quả. Thực tế dạy học cho thấy để có một giờ dạy thành công không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn hẹp mà còn rất cần những kiến
- 8 thức liên môn. Nền tảng tri thức chuyên ngành được đào tạo vốn hạn hẹp, một nhà giáo dục cần nhiều hơn thế, kiến thức chuyên ngành cần luôn bồi đắp, kiến thức liên ngành luôn cần cập nhật. Đó là quá trình chuẩn bị thường xuyên, bền bỉ. Nếu không có quá trình lâu dài, bển bỉ ấy rất khó có những giờ lên lớp thăng hoa. Một phần trong chuẩn bị kế hoạch bài dạy văn bản “Sang thu” của giáo viên. Cùng với quá trình chuẩn bị lâu dài về chuyên môn nghiệp vụ là sự chuẩn bị cho một tiết dạy cụ thể trước khi lên lớp. Sự chuẩn bị thể hiện ở nhiều khâu: từ kế hoạch dạy học, xác định trọng tâm kiến thức, lựa chọn phương pháp, thiết kế cách tổ chức các hoạt động... từ phía người dạy và người học. Sự chuẩn bị bài bản, chu đáo, nhuần nhuyễn cho mỗi tiết dạy đã bảo đảm hơn 50% thành công của tiết dạy ấy, ngoại trừ những yếu tố khách quan, người dạy cũng đã hết mình. 2. Biện pháp 2: Giờ học phải tạo được tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng cho cả người dạy và người học Tâm lí thoải mái, sự tự tin của người thầy giáo khi bước vào lớp học là một chất xúc tác cần thiết cho tiết dạy nhưng lại ít được giáo viên chú ý. Những giáo viên chuẩn bị bài kỹ thường là rất tự tin khi bước vào lớp học, và chính sự tự tin của người thầy, thái độ cởi mở thân mật của thầy khi bước vào lớp làm không khí lớp học thêm phấn chấn. Điều đó thể hiện ở nhiều phương diện: giọng nói, lượng kiến thức nhẹ nhàng, lượng câu hỏi vừa phải, tổ chức các hoạt động
- 9 dạy – học vừa sức với từng đối tượng học sinh, kích thích tư duy và khả năng sáng tạo của các em. Tạo không khí thoải mái trong giờ học, giữ mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò: thông thường khi giáo viên vào lớp dạy có học sinh yếu kém, kiểm tra bài cũ các em không thuộc sẽ cảm thấy bức xúc, khi ấy khuôn mặt dễ trở nên “hình sự”, hậm hực, những điều muốn nói, những dự định sẽ tan theo mây khói, không khí giờ học trở nên nặng nề, căng thẳng. Để giảm áp lực tôi thường cố gắng kiềm chế, giận mà cười, nói thật như nói chơi tạo sự thân thiện với học sinh. 3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng cho các em tình yêu văn học, giúp các em hiểu được những bài học cuộc sống mà mỗi tác phẩm gửi gắm, lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào bài học, gắn việc học văn với thực tế cuộc sống... Học sinh có những giây phút lắng đọng trong cảm xúc của tác phẩm, được suy nghĩ về một vấn đề các em muốn tự mình khám phá. Các hoạt động của giờ học phải diễn ra thật tự nhiên không hề gò ép, khiên cưỡng. - Học sinh sẽ hứng thú, đam mê học hơn khi giáo viên biết khơi nguồn, đánh thức tình cảm, nuôi dưỡng tâm hồn qua từng lời giảng của giáo viên.
- 10 Học sinh có những tình cảm đúng đắn trước những con người, sự việc, vấn đề mà tác phẩm đề cập, phản ánh. Đó là những tình cảm, thái độ: vui - buồn, yêu - ghét, yêu thương - căm thù, ca ngợi - phê phán… Ta ngưỡng mộ, trân trọng lẽ sống “Lặng lẽ dâng cho đời” của nhà thơ Thanh Hải trước lúc đi xa. Xúc động bởi dòng cảm xúc dạt dào của tình bà cháu (Bếp lửa). Suy nghĩ về những lời người cha nói với con (Nói với con). Thật đáng tiếc khi học những áng văn “sống mãi với thời gian” ấy mà các em thờ ơ không mấy xúc động. Học sinh biết soi từ tác phẩm vào cuộc sống bản thân, bạn bè, những người xung quanh. Học được ở đó bao điều tốt đẹp. Một trong những yêu cầu đổi mới dạy học là: Làm cho việc học với môi trường thực tế, gắn với kinh nghiệm sống của người học, tạo điều kiện cho người học có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào những tình huống khác nhau trong thực tiễn cuộc sống. Từ lời người cha nói với con “Nói với con”, các em tìm thấy ở đó lời nói của chính mình về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, ý thức gắn bó với cội nguồn, ý thức vươn lên trong cuộc sống. Nhưng môn văn không phải là những lời giáo huấn khô khan, gượng ép, hô hào,… mà có sức lay động tâm hồn con người rất tự nhiên, rất ám ảnh, rất tinh tế… và tràn đầy cảm xúc. Học xong một tác phẩm tự các em thấy mình phải như
- 11 thế nào, nên như thế nào, ước ao được như thế nào, cần phải có thái độ, tình cảm ra sao trong cuộc sống… Không cần phải nói ra mà tự nhủ trong lòng. Đó là sự thành công của giờ học văn. 4. Biện pháp 4: Thay đổi “khẩu vị” bài giảng Người thầy giáo có thể say mê giảng bài suốt 45 phút của một tiết học mà không có cảm giác mệt mỏi. Nhưng với học sinh việc tập trung nghe thầy giảng bài suốt 45 phút trong một buổi học thường có từ 4 - 5 tiết học lại không phải là điều dễ dàng. Hiện tượng uể oải, ngáp vặt, ngủ gục, nói chuyện riêng trong lớp diễn ra khá phổ biến. Một tiết học diễn ra nhẹ nhàng, sinh động, tôi đã chủ động làm tốt các công việc: Bao quát tốt lớp học để nhận biết đối tượng học sinh thiếu tập trung do tác động của hoàn cảnh khách quan (có chuyện không hay trong gia đình, sức khoẻ kém, cơ thể mệt mỏi), từ đó lường được thái độ nóng giận ảnh hưởng chung tới sinh khí của cả tập thể. Phải quan tâm đến đối tượng học sinh mà ta giảng dạy. Đã đành cùng một lớp là có một trình độ phổ thông như nhau, nhưng lại khác biệt về mặt tâm sinh lý. Có em hay lơ đãng, thiếu tập trung, có em tiếp thu chậm, có em “ngồi nhầm lớp”… Vì vậy, với một người thầy, ta vẫn phải có trách nhiệm quan tâm đến tất cả các em, dù chỉ dạy một tiết, dù không phải giáo viên chủ nhiệm. Có thể bằng nhiều cách, bất chợt hỏi một câu để “đánh thức” một em đang lơ đãng, hay đặt một câu hỏi để kiểm tra em tiếp thu chậm, hoặc hỏi cả lớp xem có nội dung nào chưa hiểu để giảng lại kỹ hơn… Ví dụ: Khi dạy tiết đầu tiên văn bản Sang thu, phần luyện tập, giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.
- 12 GV dẫn : Để tiết học hôm nay đọng lại những dấu ấn khó phai trong lòng các em. Cô mời cả lớp tham gia trò chơi “TÌM NGƯỜI ĐỒNG ĐIỆU” Giáo viên đưa ra sơ đồ chung để các em dễ hình dung cách chơi. Mỗi nhóm là một tờ giấy có màu khác nhau để dễ phân biệt Thời gian suy nghĩ là 1’. Mời các nhóm tham gia viết ý kiến. …. Mời thành viên của các nhóm lên dán kết quả….. Không rập khuôn theo một trình tự mà học sinh đã quá quen thuộc. Có thể tạo hứng thú học tập cho các em ngay từ hoạt động khởi động tiết học. Khởi động tiết học có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau:
- 13 Chẳng hạn: Tăng tính trực quan sinh động bằng trình chiếu hình ảnh, minh họa đúng lúc, đúng chỗ. Dạy văn bản “Viếng lăng Bác”, sử dụng tư liệu mở đoạn phim Bác mất kết hợp với giọng nói của giáo viên ở cuối khổ thơ thứ 3 tạo không khí trầm lắng cảm xúc tang thương bao trùm lên cả không gian, thời gian khi nghe tin Bác mất. Kể một câu chuyện nhỏ về tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm, đọc đoạn thơ mình yêu thích (giáo viên và học sinh cùng tham gia). Đây là những hình thức hoạt động khiến học sinh hào hứng và nhiệt tình tham gia. Giáo viên có thể cho điểm để khuyến khích các em. Để có những câu chuyện hay, cảm động về tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm giáo viên phải có thói quen thường xuyên sưu tầm và tích luỹ kiến thức. Ví dụ: Câu chuyện về nhà thơ Thanh Hải tác giả bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”: Được tập kết ra Bắc năm 1959 (khi đó nhà thơ 20 tuổi) nhưng Thanh Hải vẫn xin ở lại miền Nam chiến đấu. Ông sống cùng đồng bào Tà Ôi, Vân Kiều, ăn củ nâu, củ chuối thay cơm. Cuộc đời biết bao gian khổ nhưng ông vẫn kiên cường bám trụ quê hương. Khi vào tuổi 50 (tóc bạc), ông lâm bệnh nặng, phải chống chọi với nỗi đau đớn của căn bệnh ung thư gan hiểm nghèo, sự sống chỉ tính bằng giờ, bằng phút. Nhạc sĩ Trần Hoàn, người bạn thân thiết của ông khuyên ông hãy nghỉ ngơi, đừng viết nữa nhưng ông vẫn viết, viết hối hả vì sợ mình không còn viết được nữa, chỉ một tháng sau (12/1980) ông đã qua đời. Sau khi ông mất, vợ ông dọn giường bệnh và tìm thấy dưới nệm bài thơ này. Từ câu chuyện, học sinh hiểu và đồng cảm với nhà thơ hơn, trân trọng bài thơ, xúc động trước những tình cảm chân thành, cao đẹp mà tác giả gửi gắm lại cho đời trước lúc đi xa. Hay, dạy bài thơ “Viếng lăng Bác”, nói về hoàn cảnh sáng tác bài thơ, giáo viên thêm vào một chi tiết nhỏ về công trình xây dựng lăng Bác: Vật liệu xây dựng được mang về từ nhiều miền trên cả nước trong đó có sự đóng góp của Thanh Hoá: Vào mùa hè năm 1974, hàng ngàn người dân đồng bào các dân tộc
- 14 Kinh, Mường, Thái ở huyện miền núi Bá Thước, Thanh Hóa đã cơm đùm, cơm nắm, gùi thêm củ sắn, củ khoai về công trường đá tại thung lũng Ken Rai để khai thác đá hồng ngọc quý gửi về xây lăng Bác, đá núi Nhồi Đông Sơn. Các em thấy rất vinh hạnh, tự hào về quê hương mình. Nói lời chia sẻ với tác giả. Hình thức này để học sinh tự bộc bạch những tình cảm, suy nghĩ trăn trở của mình về tác giả, để các em được mở rộng tâm hồn với con người và cuộc sống, biết yêu thương con người, biết trân trọng cái đẹp, biết nâng niu những giá trị của cuộc sống. Cùng sẻ chia với nhà thơ Thanh Hải về ước nguyện “Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời”. 5. Biện pháp 5: Nghệ thuật sư phạm khi người giáo viên đóng vai trò hướng dẫn học sinh. Người dạy văn không chỉ là nhà khoa học, nhà sư phạm mà còn là nghệ sĩ trên bục giảng. Khi đó, giáo viên hoàn toàn nhập tâm vào tác phẩm, sống cùng tác phẩm, tình cảm, cảm xúc của tác giả cũng là cảm xúc của mình thì giờ dạy mới thực sự có hồn, mới thu hút được sự say mê, hứng thứ học tập của học sinh. Khi đặt câu hỏi: Giáo viên thể hiện được sự băn khoăn thực sự trước một vấn đề đặt ra từ tác phẩm và khao khát nhận được câu trả lời từ các em. Từ giọng nói, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ… đều phải thể hiện được điều đó. Khi nghe học sinh trả lời: Không nên nghĩ rằng thầy ở tầm cao, luôn luôn biết tất cả mà phải “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”; trân trọng lời nói của các em. Từ đó tạo được sự đồng cảm, thắp lên niềm đam mê, tìm tòi phát hiện và sáng tạo của các em. Học sinh nói chưa đúng, giáo viên nên nhẹ nhàng tỏ ý tiếc và nhờ bạn khác giúp đỡ chứ không nên phủ định bằng các từ như “sai rồi”, “không đúng”, “em chậm hiểu quá”… như vậy vô hình dung đang làm cho các em nhụt chí khi học tập. Lúc này các em cần sự động viên, chia sẻ để có niềm tin trong học tập. Khuyến khích cách hiểu, cách cảm mới mẻ, sáng tạo của học sinh: Mỗi người khi đọc tác phẩm đều có thể đưa ra một cách giải mã riêng cho mình.
- 15 Nhưng muốn hiểu theo ý nào thì đều phải xuất phát từ văn bản, phải căn cứ vào hình tượng, câu chữ cụ thể của bài thơ, câu thơ, đoạn thơ. Nếu ý hiểu của học sinh phù hợp và thể hiện được năng lực sáng tạo giáo viên cần đón nhận, khuyến khích tạo hứng thú cho các em, khơi gợi nhu cầu thích khám phá, được khám phá. Chẳng hạn khi tìm hiểu 3 câu thơ: “… Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc” Học sinh có thể đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau: Người đồng mình sống mạnh mẽ như sông như suối vượt qua mọi ghềnh thác. Người đồng mình sống như sông như suối chảy về biển, chỉ biết cho, không biết nhận. Người đồng mình tâm hồn trong trẻo, vô tư, hồn nhiên như sông như suối không ngại gì gian khổ. Giáo viên nhận xét: Cách hiểu của các em đều đúng vì các em đã cảm nhận được qua hình ảnh đó một tâm hồn, một cách sống của người miền núi thật đẹp, phong phú, khoáng đạt, tràn đầy niềm tin… Như vậy, người giáo viên phải biết chia sẻ, động viên đúng lúc, đúng chỗ, biết khơi nguồn, tạo động lực cho học sinh. Giáo viên tạo được tâm thế cho giờ học văn qua nghệ thuật ứng xử các tình huống sư phạm, biết cách hỏi, cách nghe, cách đáp, nghệ thuật biết giao hoà xoá đi khoảng cách thầy - trò, hai đối tượng cùng khám phá văn bản. Một nụ cười, một ánh mắt sẻ chia khích lệ, một cử chỉ dịu dàng, một lời nói ngọt ngào là nguồn cổ vũ, động viên rất lớn đối với các em học sinh, tạo được tâm lý thoải mái cho giờ học. 6. Biện pháp 6: Chất văn trong dạy học văn Một điều dễ nhận thấy trong một số tiết dạy và học văn rất khô khan, nhàm chán bởi cách truyền đạt kiến thức của giáo viên một chiều: giáo viên đưa ra câu hỏi, học sinh trả lời và giáo viên kết luận. Điều đó biến giờ học thành cuộc đối thoại tẻ nhạt thiếu chất văn chương.
- 16 Để giờ học mang lắng đọng chất văn, giáo viên cần định hướng cho các em tìm một vài chi tiết đắt trong bài dừng lại để bình. Một lời bình hay, đúng lúc, đúng chỗ làm học sinh nhớ mãi không bao giờ quên, có sức ám ảnh và lan toả. Giờ học kết thúc mà hình ảnh của cô, lời giảng bình của cô vẫn còn vang mãi trong lòng các em. Các em sẽ chờ đợi để được học tiết văn tiếp theo. Khi đó cô đã truyền lửa, truyền niềm đam mê học văn của học sinh. Dạy bài thơ “Viếng lăng Bác” có rất nhiều hình ảnh thơ, chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa: hàng tre, mặt trời, tràng hoa, vầng trăng, trời xanh, … Giáo viên biết chọn lọc một vài chi tiết làm điểm nhấn cho toàn bài để bình tạo độ lắng sâu trong giờ học, để lại ấn tượng sâu sắc cho người học để rồi các em nhớ mãi không quên. Tôi chọn bình chi tiết: Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim Kết hợp cho hoc sinh xem đoạn phim cảnh giây phút Bác ra đi để tái hiện lại giây phút đau thương của toàn dân tộc. Như vậy, một tiết dạy học tác phẩm trữ tình đạt hiệu quả là mong muốn của tất cả những nhà giáo tâm huyết. Tiết dạy đạt hiệu quả là tiết dạy mà người giáo viên đã hoàn thành xuất sắc vai trò tổ chức, hướng dẫn của mình: phát huy được tối đa tính chủ động, sáng tạo của người học để người học tự mình chiếm lĩnh đơn vị kiến thức theo kế hoạch dạy - học mà người dạy đề ra. Rất nhiều người, kể cả người trong nghề, cứ nghĩ việc dạy học là một công việc nhàm chán vì vẫn chương trình ấy, bài học ấy, đơn vị kiến thức ấy... "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" như một vòng tuần hoàn, cứ lặp đi lặp lại mỗi năm. Thực ra bản chất của việc dạy học không phải như thế, bản chất của nghề dạy học là sáng tạo - cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói "nghề dạy học là nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo". Câu nói của cố Thủ tướng phải hiểu theo nhiều khía cạnh, trong đó ta có thể thấy vai trò hết sức quan trọng của người thầy. Một tiết dạy thành công là một lần người dạy thỏa mãn được niềm đam mê nghề nghiệp, cảm nhận được niềm vui của sự sáng tạo - sáng tạo trong cách tổ chức hướng dẫn, sáng tạo trong việc tìm kiếm được tri thức mới mẻ, sáng tạo cùng sự sáng
- 17 tạo của học sinh, vui cùng niềm vui, sự hứng thú khi tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Có lẽ hạnh phúc của nghề giáo chủ yếu đến từ niềm vui của sự sáng tạo. III. Kết quả thực hiện các biện pháp. Sau khi nghiên cứu lí luận và áp dụng vào thực tiễn dạy học thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 ở trường THCS Minh Châu đã đem lại hiệu quả thiết thực: Làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn hơn do cách hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức phù hợp, dễ hiểu, dễ nắm bắt nội dung bài học. Làm cho học sinh hứng thú, say mê, hào hứng với nội dung bài học ngay từ những giây phút đầu tiết học. Học sinh ngày càng yêu thích môn học. Học sinh khắc sâu được kiến thức bài học, đa số các em thuộc và hiểu bài ngay tại lớp. Những học sinh trước kia còn yếu thì giờ cũng đã nắm được các kiến thức quan trọng trong nội dung bài học. Học sinh tự tin xây dựng bài, không còn rụt rè, có tinh thần tự giác. Giáo viên hài lòng, tự tin vào bài giảng. Làm cho học sinh tiếp thu bài tốt hơn, học tốt hơn, tích cực khai thác nội dung bài học. Và đây là kết quả khảo sát về sự hứng thú học tập môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2022 – 2023 so với năm 2021 – 2022 áp dụng linh hoạt các biện pháp vào giảng dạy như sau: (Tỉ lệ: %) Giỏi Khá Trun Yếu Năm Lớp Sĩ số g học bình SL TL SL TL SL TL SL TL 2021 - 2022 9B 42 4 9.53 10 23.81 10 23.81 18 42.85 2022 - 2023 9B 42 7 16,67 14 33,34 15 35,71 6 14,28
- 18 Như vậy, sau khi áp dụng đề tài, số HS giỏi tăng 7,14 %, HS khá tăng 9,53 %, HS trung bình tăng 11,9 %, HS yếu giảm 28,57 % so với trước khi áp dụng đề tài. Bên cạnh đó, trong năm học 2022-2023 có 2 HS đạt học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn. PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận: Qua thực tế giảng dạy môn Ngữ văn 9 trong đó có phần Thơ hiện đại Việt Nam (từ sau năm 1945) dạy và học môn Ngữ văn THCS, tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau đây: - Để dạy học môn Ngữ văn có kết quả cao, trước hết giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công tác giáo dục và giảng dạy; hiểu sâu sắc và thực hiện tốt nhiệm vụ của người giáo viên. Thực hiện nghiêm túc Quy chế chuyên môn, thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua do ngành Giáo dục và các ngành, các cấp phát động. - Giáo viên phải tâm huyết, luôn trau dồi kiến thức, cập nhật thông tin thường xuyên để đưa vào bài giảng một cách phù hợp. Nắm chắc về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật của các bài thơ. Tìm đọc các tài liệu tham khảo về tác giả, chân dung tác giả, nhận định, đánh giá, tranh ảnh minh họa…
- 19 - Luôn đổi mới phương pháp dạy học THCS nói chung và lớp 9 nói riêng, nhất là dạy học các bài thơ hiện đại Việt Nam. - Không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ như tham gia các lớp tập huấn, dự các chuyên đề…. - Ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng, khai thác có hiệu quả các nguồn thông tin phù hợp để phục vụ dạy và học. II. Những khuyến nghị: * Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: - Tăng cường mở các lớp tập huấn những kiến thức về phương pháp giảng dạy trong đó có các chuyên đề về dạy học thơ hiện đại Việt Nam lớp 9. - Tiếp tục tổ chức các chuyên đề Ngữ văn ở cấp cụm trường và áp dụng chuyên đề vào dạy học Ngữ văn có hiệu quả. - Cung cấp thường xuyên, kịp thời các loại tài liệu tham khảo về cho các trường * Đối với nhà trường: - Tăng cường hoạt động tổ, nhóm chuyên môn. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cần phong phú, sáng tạo tránh hình thức, qua loa. - Phân luồng các đối tượng học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi. - Xây dựng nội dung buổi sinh hoạt chuyên môn tập trung vào tìm giải pháp nâng cao chất lượng giờ dạy. * Đối với giáo viên: - Phải thực sự say mê nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó đọc tài liệu, tích lũy kiến thức để nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Phải lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dạy thích hợp với từng đối tượng HS để các em có điều kiện phát huy khả năng sáng tạo của mình. - Phải trân trọng sự sáng tạo của HS dù là nhỏ nhất. * Đối với học sinh: - Phải có hứng thú học tập, chủ động tiếp thu kiến thức thường xuyên củng cố và hệ thống hóa kiến thức đã học. Chuẩn bị bài kĩ ở nhà, học thuộc, ghi nhớ các kiến thức lí thuyết.
- 20 * Đối với phụ huynh học sinh: - Tạo điều kiện cho con em học tập và tham gia các hoạt động khác của trường . - Kết hợp với nhà trường và xã hội, đề ra biện pháp tích cực thích hợp giúp cho học sinh có điều kiện học tập tốt nhất . Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi về đề tài “Một số biện pháp dạy thơ hiện đại Việt Nam hiệu quả ở lớp 9”… Song trong thời gian thực hiện không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nên tôi rất mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo cấp trên và các bạn đồng nghiệp để bản SKKN của tôi được hoàn thiện hơn và được áp dụng trong thực tiễn giảng dạy nhiều hơn, đạt hiệu quả cao hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Người viết Đào Thị Hường TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tôi đã dùng trong quá trình nghiên cứu bao gồm: - Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. - Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra của Trường Đại học sư phạm Hà Nội. - Sách thiết kế bài giảng phần dạy học Đọc – hiểu văn bản 9 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. - Sách giáo khoa; Sách giáo viên Ngữ văn lớp 9 của Bộ giáo dục và Đào tạo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Hát ở lớp 6
13 p | 327 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở THCS
33 p | 99 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 27 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện trường THCS Nguyễn Lân
15 p | 96 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường THCS Nguyễn Lân, quận Thanh Xuân
35 p | 37 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 31 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS
28 p | 97 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giải bài toán tìm x cho học sinh lớp 6
33 p | 91 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số ứng dụng của định lí Vi-ét trong chương trình Toán 9
24 p | 85 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp
26 p | 45 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giải bài tập Vật lý 6
26 p | 43 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8
21 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số dạng bài tập về muối ngậm nước
22 p | 33 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong giờ học môn Toán lớp 8
15 p | 28 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 thành công trong thí nghiệm Hoá học 8
10 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn