intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh 9

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

76
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài sáng kiến kinh nghiệm được tìm hiểu với 2 mục tiêu: Giúp học sinh khắc phục được những hạn chế trong quá trình đọc hiểu và giúp học sinh thực sự chủ động, tích cực trong tư duy để giải quyết vấn đề trong các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và từ đó sản sinh ra lời nói. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh 9

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh 9 MỤC LỤC ***** NỘI DUNG TRANG I. PHẦN MỞ ĐẦU 2 1.Lý do chọn đề tài 2,3 2.Mục đích nghiên cứu 3 3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 4.Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5.Phương pháp nghiên cứu 3,4 6.Nội dung đề tài thực hiện 4 II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 4 Chương I: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu 4 1.Cơ sở pháp lí 4 2.Cơ sở lí luận 4 3.Cơ sở thực tiễn 5 Chương II: Thực trạng của đề tài 5 1.Khái quát phạm vi 5 2.Thực trạng của đề tài nghiên cứu 5,6 3.Nguyên nhân của thực trạng 6 Chương III:Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài 6 1.Cơ sở đề xuất các giải pháp 6,7 2.Các giải pháp chủ yếu 7,8,9 3.Tổ chức triển khai thực hiện 9,10,11,12,13,14,15 Chương IV: Kết quả của đề tài nghiên cứu 15 III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15,16 DANH MỤC TÀI LIỆU 17 Phần đánh giá, xếp loại của Hiệu trưởng 18 Phần đánh giá, xếp loại của Ban giám khảo hội thi 19 Tên tác giả: Phạm Thị Mai 1 Trường THCS Trần Hào
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh 9 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI : RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU MÔN TIẾNG ANH 9 ******** I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài: Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế, nguồn lực con người trở nên có ý nghĩa quyết định sự thành công trong công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, có thể đáp ứng nhu cầu xã hội cả về năng lực chuyên môn lẫn trình độ Ngoại ngữ. Có thể nói Ngoại ngữ là một trong những phương tiện để hội nhập hữu hiệu nhất và Tiếng Anh nói riêng rất cần thiết để có được sự giao tiếp, hội nhập trên mọi lĩnh vực. Do đó toàn xã hội đều quan tâm đến việc học ngoại ngữ, trách nhiệm của những nhà giáo dạy Tiếng Anh lại càng thêm nặng nề, đòi hỏi chúng ta rất nhiều sự nỗ lực đầu tư cho việc giảng dạy, làm thế nào để đạt được hiệu quả cao hơn, để có một chất lượng thật sự. Đó chính là nỗi trăn trở của mỗi giáo viên, những nhà giáo rất tâm huyết với trách nhiệm giáo dục của mình. Trong những năm gần đây, với sự đổi mới của chương trình, sách giáo khoa và tài liệu dạy học, phương pháp giáo dục ở nhà trường bước đầu được đổi mới theo tinh thần phát huy tính năng động, chủ động, tích cực của người học để đạt được châm ngôn: Học đi đôi với hành. Ngành giáo Dục đã không ngừng đưa ra nhiều chuyên đề, nhiều lớp bỗi dưỡng nghiệp vụ,...... và thật sự có những bước tiến nhất định trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, nhất là giáo viên đã làm quen được với phương pháp giảng dạy tiên tiến hơn nhằm thực hiện những định hướng trong dự thảo lần thứ 13 chiến lược phát triển giáo dục việt nam 2009-2020: "......Thực hiện các chương trình đổi mới về dạy học môn ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt biệt là chương trình nâng cao hiệu quả dạy, học và sử dụng Tiếng Anh" để " Khả năng sử dụng ngoại ngữ đặc biệt là Tiếng anh trong học tập và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống của học sinh phổ thông Việt Nam tương đương với học sinh ở các nước phát triển trong khu vực..." Vì với chương trình giảng dạy mới, thực hiện theo phương pháp mới, do đó kỹ năng giao tiếp được phát triển tối đa, và phát triển đồng thời các kỹ năng Nghe- nói- đọc -viết,đó chính là mục đích của việc học ngoại ngữ. . Hơn nữa đối với học sinh lớp 9 thì kỹ năng đọc hiểu cũng vô cùng quan trọng vì nó là kỹ năng thứ 3 trong 4 kỹ năng cần được rèn luyện và nâng cao. Kỹ năng này giúp học sinh sử dụng tốt hơn nữa trong hoạt Tên tác giả: Phạm Thị Mai 2 Trường THCS Trần Hào
  3. Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh 9 động giao tiếp của mình. Đó là lý do mà tôi mạn phép viết đề tài " Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh 9" 2.Mục đích nghiên cứu: a. Mục đích chung: Đọc hiểu là một kỹ năng quan trọng và rất cần thiết trong việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng. Đối với học sinh lớp 9 , thông qua việc đọc hiểu các đoạn văn theo chủ điểm của từng bài các em có thể nắm bắt được nhiều thông tin cần thiết cho việc trau dồi thêm ngôn ngữ Tiếng Anh. Nhờ các đoạn văn ngắn này các em có thể kiểm tra lại các dữ kiện có liên quan chặt chẽ với những hoạt động trong cuộc sống thường ngày. Hoặc từ các bài khóa các em có thể tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi hoặc làm sáng tỏ một vấn đề nào đó. Nếu học sinh không phát huy được kỹ năng đọc hiểu thì các em rất khó tiếp thu và ghi nhớ được thông tin một cách bền vững và lâu dài. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy Tiếng Anh tại trường THCS Trần Hào tôi nhận thấy rằng kỹ năng đọc hiểu Tiếng Anh của học sinh nhìn chung còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến qúa trình học Tiếng Anh của học sinh. Để giải quyết được những khó khăn và hạn chế này giáo viên cần phải quan tâm đến những thủ thuật, phương pháp dạy đọc hiểu Tiếng Anh cho học sinh đặc biệt là học sinh lớp 9. Do đó tôi chọn đề tài rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh 9 là mục đích nghiên cứu chung. b. Mục đích riêng: -Giúp học sinh khắc phục được những hạn chế trong qúa trình đọc hiểu. -Giúp học sinh thực sự chủ động, tích cực trong tư duy để giải quyết vấn đề trong các kỹ năng nghe ,nói, đọc , viết và từ đó sản sinh ra lời nói. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: a. Đối tượng nghiên cứu: HS khối lớp 9 bậc THCS b. Phạm vi nghiên cứu: HS Trường THCS Trần Hào 4.Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu về những phương pháp, thủ thuật và các bước dạy đọc hiểu các bài khóa trong chương trình tiếng Anh lớp 9. - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc dạy kỹ năng đọc Tiếng Anh ở trường THCS . Từ đó có thể so sánh với kết quả đạt được sau khi áp dụng phương pháp mới . - Rút ra một số bài học bổ ích sau khi nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu: -Phương pháp nghiên cứu tài liệu. -Phương pháp trực quan sinh động ( tranh ảnh, hình chụp, vật thật…) -Phương pháp dùng lời (giảng giải ngắn gọn, gợi ý nhẹ dễ hiểu, đặt tình huống thật, giả gần với cuộc sống thực của người học ) -Phương pháp quan sát: Giáo viên thực hiện đề tài tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp. Tên tác giả: Phạm Thị Mai 3 Trường THCS Trần Hào
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh 9 -Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi dự giờ của đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ người thực hiện đề tài, đồng nghiệp và người thực hiện đề tài tiến hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tiết dạy. - Phương pháp thực nghiệm: Trải qua lý thuyết và thực nghiệm trong môi trường thực tiễn để xây dựng nên đề tài. -Phương pháp điều tra: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra đánh giá việc nắm nội dung bài học của học sinh. 6. Nội dung đề tài thực hiện: Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng anh 9 II.NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chương I: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu: 1.Cơ sở pháp lí: - Căn cứ NQ 40/2000/QH 10 của Quốc Hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. - Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. - Các chuyên đề của sở, PGD & ĐT về cải tiến phương pháp dạy học ở trường phổ thông. - Tài liệu “ Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông cơ sở” của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. - Căn cứ vào mục đích của việc học ngoại ngữ là không những biết hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp đã học mà còn phải biết sử dụng trong mục đích giao tiếp. Vì vậy để đạt được mục đích trên người giáo viên phải vận dụng nhiều thủ thuật trong hoạt động dạy và học trên lớp. Đồng thời phải áp dụng biện pháp có hiệu quả đối với từng đối tượng học sinh ,đặc biệt là cần quan tâm chú ý đến học sinh yếu kém trong mỗi giờ học tiếng Anh. 2.Cơ sở lí luận: Như chúng ta đã biết việc dạy và học Tiếng Anh trong nhà trường phổ thông đã có những thay đổi lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy. Để phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho bộ môn này trong chương trình cải cách. Quan điểm cơ bản nhất về phương pháp mới là làm sao phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và tạo điều kiện tối ưu cho học sinh rèn luyện, phát triển và nâng cao khả năng, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp chứ không phải việc cung cấp kiến thức ngôn Tên tác giả: Phạm Thị Mai 4 Trường THCS Trần Hào
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh 9 ngữ thuần tuý. Với quan điểm này, các thủ thuật và hoạt động trên lớp học cũng đã được thay đổi và phát triển đa dạng. Chính vì thế người dạy cần nắm bắt những nguyên tắc chính của phương pháp mới và tìm hiểu các thủ thuật và hoạt động dạy học theo quan điểm giao tiếp sao cho có thể áp dụng được một cách uyển chuyển, phù hợp và có hiệu quả. 3.Cơ sở thực tiễn: Hiện nay có nhiều sách tham khảo cũng như giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ bỗ trợ tích cực giảng dạy theo phương pháp đổi mới của giáo viên dạy ngoại ngữ. Bên cạnh đó, hàng năm PGD, Sở GD & ĐT cũng đã tổ chức các lớp bồi dưỡng theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Báo cáo chuyên đề hay tổ chức các đợt hội giảng. Nhằm giúp đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ có thể tiếp cận, sử dụng phương pháp mới hiệu quả nhất. Tuy nhiên giáo viên ở các trường không thể vận dụng rập khuôn cho mọi điều kiện thực tế giảng dạy, mà đòi hỏi giáo viên phải biết chọn lọc để thực hiện cho phù hợp với trình độ học sinh, lứa tuổi , cở sở vật chất trường lớp. Xuất phát từ thực tiễn và lý do đó trong quá trình giảng dạy tôi đã tham khảo các sách về chuyên môn cũng như tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp và đã tìm ra một số thủ thuật để áp dụng trong phần Read môn Tiếng Anh lớp 9 .Và ở chừng mực nào đó đã thu được những kết quả tương đối khả quan, học sinh đã vận dụng ngôn ngữ tốt hơn, sau bài học các em có thể giao tiếp với bạn, có thể liên hệ đến thực tế để trình bày vấn đề liên quan đến kinh nghiệm của bản thân bằng Tiếng Anh theo chủ đề của mỗi bài học. Ơ Chương II. Thực trạng của đề tài nguyên cứu 1. Khái quát phạm vi: Trường THCS Trần Hào chúng tôi thuộc khu vực vùng nông thôn,. Học sinh hầu hết là con em của gia đình nông dân, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn cho nên chất lượng đầu vào thấp, nhiều em còn yếu ở môn tiếng Anh. Nhiều học sinh cảm thấy sợ khi phải đọc những bài khóa dài và có nhiều từ mới. Nhìn chung học sinh thường có thói quen đọc hiểu từng từ trong bài chứ chưa chú ý đến việc đọc hiểu tổng quát theo ý trong bài. Nói một cách khác là học sinh có khuynh hướng tập trung vào việc giải mã các từ trong ngôn ngữ mới, trong khi lại hạn chế sự chú ý đến việc hiểu nghĩa của bài khóa và khả năng suy luận. Để giúp học sinh tiếp thu tốt nội dung bài đọc và vận dụng vào thực tế, ngoài việc hướng dẫn học sinh làm bài tập, tôi nghĩ cũng cần tạo cho học sinh hưng phấn và hứng thú để học sinh tích cực tham gia vào bài học cũng như tiếp thu kiến thức. Muốn vậy, cách tốt nhất là giáo viên áp dụng các thủ thuật phù hợp từng dạng bài đọc hiểu, từng điểm ngữ pháp đã học để củng cố kiến thức cho học sinh. 2.Thực trạng của đề tài nguyên cứu: a. Thuận lợi: -Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy hiện nay tương đối đầy đủ( có phòng CNTT) Tên tác giả: Phạm Thị Mai 5 Trường THCS Trần Hào
  6. Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh 9 -Một số học sinh chăm ngoan, yêu thích môn tếng Anh, có hứng thú trong việc học Tiếng Anh. -Một số học sinh có khả năng nghe nói và đọc tương đối tốt . -Tỉ lệ học sinh trong một lớp thường  trung bình 32 học sinh nên cũng thuận lợi hơn trong các hoạt động cũng việc quản lí giờ học. b.Nhược điểm: - Động cơ để đọc hiểu bằng Tiếng Anh còn hạn chế. - Một số em còn ngại đọc hiểu và nói bằng Tiếng Anh, còn sợ bị mắc lỗi. - Học sinh chưa quen với tốc độ đọc, nói trong băng của người Anh. - Học sinh có thói quen thụ động khi thực hành theo nhóm, còn ỷ lại vào bạn. -Việc sản sinh lời nói còn rụt rè. Nhiều em chưa tìm được cách học Tiếng Anh cho riêng mình, nhiều em còn chưa ham đọc sách. -Thiết bị dạy học bộ môn Tiếng Anh nhà trường có nhưng chưa đáp ứng đủ về số lượng bài học có trong chương trình, đặc biệt là đồ dùng cho tiếng anh lớp 9. -Đa số học sinh còn thụ động trong cách học, ít phát biểu, chưa tích cực trong việc tham gia xây dựng bài. -Giáo viên chưa sáng tạo, chưa tạo được hứng thú cho học sinh bằng các thủ thuật dạy học trong các tiết học đều đặng. 3.Nguyên nhân của thực trạng: Thực tế cho thấy qua nhiều năm giảng dạy ở khối lớp 9 khi dạy đến phần READ thì tính tích cực học tập của HS trở nên thụ động, đặc biệt là HS yếu kém, các em cảm thấy khó khăn khi vận dụng. Tại sao vận dụng kiến thức lại là một việc khó khăn? Vì vốn từ vựng của HS còn nghèo, hơn nữa cấu trúc ngữ pháp chưa nắm vững. Ngoài ra đối với học sinh yếu kém các em ngại khi sử dụng ngôn ngữ để tái tạo lại ngôn ngữ theo chủ đề mà các em đã được học trong từng đơn vị bài học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Vì mất nhiều thời gian nên giáo viên ít đầu tư , phần này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều như hình ảnh để liên hệ thực tế, hình ảnh để HS đoán hoặc trả lời câu hỏi theo chủ đề..... Để giúp HS khắc phục được những khó khăn trong quá trình vận dụng kiến thức theo lối giao tiếp để tái tạo lại ngôn ngữ và sự đầu tư của giáo viên khi chuẩn bị bài .Tôi đã tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu viết về phương pháp, cộng với những trải nghiệm thực tế trong quá trình giảng dạy. Tôi đã rút ra một số kinh nghiệm hay trong phương pháp rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh 9. Chương III. Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài 1.Cơ sở đề xuất các giải pháp: Xuất phát từ tình hình thực tế như đã trình bày ở mục lý do đề xuất sáng kiến kinh nghiệm bản thân tôi trong quá trình giảng dạy đã cố gắng tìm ra những giải pháp nhằm giúp học sinh vận dụng vốn từ vựng và ngữ pháp mà các em đã tiếp thu trong tiết học Read để tái tạo lại ngôn ngữ theo chủ đề mà các em đã được học trong từng đơn vị bài học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Tên tác giả: Phạm Thị Mai 6 Trường THCS Trần Hào
  7. Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh 9 -Giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung tiết dạy từ SGK, sách giáo viên vì chúng là cơ sở quan trọng để giáo viên hoạch định giảng dạy của mình cho tiết học. Việc nghiên cứu kỹ SGK, sách giáo viên sẽ giúp cho giáo viên tổ chức điều khiển tiết dạy đọc đi đúng trọng tâm, trọng điểm, phân bố thời gian cho các bước, các hoạt động một cách khoa học. -Nghiên cứu mục đích, yêu cầu của tiết dạy: -Lựa chọn và phối hợp các kỹ thuật dạy đọc (Reading techniques) một cách linh hoạt và phù hợp với từng loại bài đọc. Việc lựa chọn kỹ thuật dạy đọc phải được xác định trên căn cứ là nội dung của tiết dạy, đặc điểm đối tượng học sinh, điểm mạnh, điểm yếu, vốn kiến thức và kỹ năng đã có. Các dạng bài tập theo trình tự từ dễ đến khó, những bài tập câu hỏi nào dành cho học sinh yếu, bài nào dành cho học sinh TB, khá, giỏi. -Phân bố thời gian hợp lý cho tiết dạy, và cho từng giai đoạn trong tiến trình dạy đọc gồm 3 giai đoạn: + Giai đoạn trước khi đọc (Pre - Reading) + Giai đoạn trong khi đọc (While – Reading) + Giai đoạn sau khi đọc hay giai đoạn luyện tập (Post - Reading) Trong mỗi giai đoạn có các kỹ thuật dạy đọc đặc trưng phù hợp với từng giai đoạn đó. 2.Các giải pháp chủ yếu: Trong các tiết dạy đọc hiểu các bài khóa tiếng Anh đối với học sinh THCS nói chung và học sinh lớp 9 nói riêng, giáo viên cần chia việc dạy đọc thành 03 giai đoạn: trước khi đọc (Pre- reading), trong khi đọc (While- reading) và sau khi đọc (Post - reading). Sử dụng tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học cho tiết dạy đọc cùng với phương pháp và những thủ thuật dễ hiểu... - Sử dụng máy cassette: Trước khi thực hiện dạy học cần chuẩn bị máy tốt, băng rõ và pin dự phòng khi mất điện. Phải đảm bảo tính an toàn khi thao tác. Tuyệt đối không để học sinh tự sử dụng nếu chưa được hướng dẫn. Xem xét sự cần thiết, hiệu quả mang lại, thời gian cụ thể cho từng công đoạn … - Sử dụng tranh minh họa: Kênh hình trong SGK: Một trong những thế mạnh của bộ SGK biên soạn theo chương trình mới là có nhiều tranh minh hoạ. Việc tận dụng đến mức tối đa các tranh hình trong SGK để giúp học sinh hiểu bài học mới là việc cần chú trọng trong tất cả các bài học. Tranh hình minh hoạ: (tự tạo hoặc mua, sưu tầm) để giới thiệu và luyện tập bài mới là yêu cầu bắt buộc. Không yêu cầu hình minh hoạ phải đảm bảo tính Tên tác giả: Phạm Thị Mai 7 Trường THCS Trần Hào
  8. Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh 9 thẩm mỹ cao nhưng phải có sự liên hệ thực tế gần gũi với nội dung bài học. Nếu không có điều kiện mua thì có thể phóng to tranh minh hoạ trong SGK. Cần phải lên một giáo án hợp lý, khoa học. Giáo viên hoạch định rõ hoạt động của thầy, hoạt động của trò, thời gian cho các hoạt động, các yêu cầu của từng bài tập, các phương án trả lời của học sinh. Trao đổi, thảo luận về phương án giảng dạy. Giáo viên đưa ra các hình thức kỹ năng đọc hiểu cho từng loại bài đọc. Hiệu quả của tiết dạy đọc sẽ được nâng cao hơn nếu phương án giảng dạy được đưa ra thảo luận cùng đồng nghiệp trước khi dạy việc làm này không chỉ mang lại kết quả tích cực cho tiết dạy đọc mà kỹ năng khác cũng có kết quả như vậy. - Comprehension questions: Đối với dạng bài tập này học sinh cần đọc bài khoá để lấy thông tin sau đó trả lời các câu hỏi theo yêu cầu, hình thức này thường xuất hiện trong SGK với nhiều dạng khác nhau. - Yes/No questions (Answer the questions with Yes or No) - Wh – questions. -Multiple choice: Đối với dạng bài này, học sinh đọc bài để lấy thông tin, sau đó chọn phương án đúng nhất từ nhiều phương án cho sẵn. - Gap – fill: Ở dạng bài này học sinh cần nắm vững thông tin từ bài để điền vào chỗ trống của các câu trong bài tập. Giáo viên có thể cung cấp sẵn từ cho học sinh (nếu học sinh yếu) hoặc học sinh có thể dùng từ của mình để hoàn thành bài tập (học sinh khá, giỏi) - Grids or Forms: Đối với dạng bài tập này, giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc biểu mẫu trước, sau đó đọc đoạn văn và hoàn thành bài tập. - Matching: Đối với bài tập này, học sinh đọc đoạn văn để lấy thông tin và hoàn thành bài tập, nối nội dung ở cột A sao cho thích hợp với cột B. - True – False statements: Với dạng bài tập này, học sinh đọc đoạn văn để lấy thông tin, sau đó chọn ra những câu đúng hoặc sai trong bài tập. Ở dạng bài tập này giáo viên có thể dùng bảng phụ để cung cấp thông tin cho học sinh, yêu cầu các em đoán đúng/sai trước khi đọc bài. Sau khi đọc để kiểm tra dự đoán giáo viên yêu cầu học sinh nên dẫn chứng từ bài đọc hoặc có thể yêu cầu các em sửa câu sai thành câu đúng. - Reoder sentences: Ở dạng bài tập này học sinh phải đọc đoạn văn nắm nội dung, sau đó sắp xếp các câu có trình tự không hợp lý ở bài tập theo đúng trình tự của bài văn. - Make summaries: Tên tác giả: Phạm Thị Mai 8 Trường THCS Trần Hào
  9. Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh 9 Học sinh cần phải đọc đoạn văn để lấy thông tin, sau đó hoàn thành đọc tóm tắt nói về nội dung của đoạn văn: - Select a summary/a tilte: - Find new words for old:Học sinh phải đọc bài và chọn ra những từ hoặc cụm từ trong bài có nghĩa tương đương hoặc trái nghĩa với từ hoặc cụm từ sẵn có. -Role play, interview Phối hợp các kỹ năng từ đọc sang nói (integrated skills from reading to speaking). - KWL (Knew – Want to know - Learn) Ở dạng bài này, học sinh được phát triển học tập “KWL”. Học sinh có thể làm việc cá nhân hoặc nhóm. Học sinh điền các thông tin trên phiếu học tập như sau: K (Knew) W (Want to know) L (Learn) ………………….. …………………………. ………………………. Yêu cầu học sinh viết vào cột K những gì đã biết liên quan đến nội dung bài học. Sau đó viết vào cột W những gì muốn biết về nội dung bài học. Sau khi kết thúc bài học, học sinh viêt vào cột L những gì đã học được. 3.Tổ chức triển khai thực hiện: a)Giai đoạn trước khi đọc(Pre-reading) Trong giai đoạn này giáo viên cần giới thiệu tổng quát về đề tài sắp đọc, dùng các dữ kiện có liên quan đến kinh nghiệm sống của học sinh qua một số hoạt động như: Đặt câu hỏi gợi mở và giúp học sinh đoán trước được nội dung tổng quát của bài khóa. Giáo viên nên đặt các câu hỏi gợi mở theo trình tự các diễn biến của sự kiện hay trình tự lý luận trong bài khóa. Các câu hỏi này thể hiện cấu trúc cơ bản của bài đọc và là phương tiện để giúp học sinh đoán trước được nội dung của bài đọc, từ đó các em chuyển sang việc đọc bài văn một cách tự nhiên hơn. -Trong sách tiếng Anh lớp 9 một số bài đọc hiểu có kèm theo tranh, ảnh, giáo viên cần phải sử dụng những tranh ảnh này để hướng sự chú ý của học sinh vào nội dung của bài đọc bằng cách giúp các em đoán trước những ý tưởng và ngôn ngữ sẽ được thể hiện trong bài b)Giai đoạn trong khi đọc (While-reading) Giai đoạn này giáo viên có thể rèn luyện kỹ năng đọc hiểu của từng đối tượng qua thủ thuật gợi ý một số hoạt động liên quan đến nội dung bài học. Đây là lối mở để dẫn dắt học sinh vào bài một cách tự nhiên, không gò bó và cơ bản giúp các em nắm bắt nội dung thấu đáo hơn. Ở giai đoạn này, giáo viên nên tổ chức lớp học hoạt động theo cặp nhóm để phát huy tính tích cực và chủ động của bản thân. Cũng nhờ thế mà không khí lớp học được thay đổi từ thụ động sang sơi nổi và cuốn hút. Trong giai đoạn này giáo viên đưa ra câu hỏi hoàn chỉnh yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm để đưa ra quyết định câu đúng hay sai so với nội dung bài học (true-false quiz). Cũng có thể giáo viên nêu lên Tên tác giả: Phạm Thị Mai 9 Trường THCS Trần Hào
  10. Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh 9 một số câu hỏi và yêu cầu từng nhóm thảo luận xem câu trả lời có liên quan đến bài học hay không (questions and anwers)? Cầu kỳ và công phu hơn, học sinh có thể xem một bảng thông tin gồm 2 cột của bài đọc (một bên là câu hỏi, một bên là câu trả lời) sau đó các em thảo luận theo nhóm và các câu trả lời tương ứng theo kiểu nối cột trong dạng các bài tập trước đó. Biểu đồ, bảng phân loại tuy cồng kềnh và màu mè đôi chút nhưng lại bổ trợ các em có thêm kỹ năng so sánh, phân biệt và xây dựng ý tưởng logic trong bài khóa đang học. Những động tác nhỏ của giáo viên như gạch chân, đóng khung, nhấn mạnh những từ ngữ quan trọng cũng giúp các em nhớ được các kiến thức trọng tâm bài học. c)Giai đoạn củng cố sau khi đọc (Post-reading) Đây là công việc của người thầy mở rộng khai thác nội dung bài đọc và phát triển thêm kỹ năng khác cho học sinh ngoài kỹ năng đọc. Tốt nhất là cho các em học sinh đọc to lại từng đoạn văn. Có thể tóm tắt bài khóa thông qua tranh ảnh hay mơ hình cụ thể. Đưa ra những từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa để hiểu khái niệm của thuật ngữ hoặc từ mới. Những bài tập mở thông qua việc điền từ vào chỗ trống hoặc những vấn đề các em tự đưa ra sẽ có tác dụng hơn trong việc khắc sâu kiến thức. Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy ngoại ngữ mà cụ thể là bộ môn Tiếng Anh, đội ngũ giáo viên tại các trường phổ thông đã tìm ra được những cách dạy phù hợp và hiệu quả nhất trong việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu. Có như vậy các em mới dễ dàng chủ động, tích cực và sáng tạo trong từng giờ học, đẩy lùi cảm giác chán chường hoặc nản lòng khi thực hiện các yêu cầu của thầy cô trên lớp. “Tuy nhiên, tùy theo từng đối tượngvà lớp học mà chúng ta có thể vận dụng kỹ năng dạy đọc hiểu theo mỗi cách khác nhau,có như vậy tiết học mới thật sự hiệu quả và đạt được mục đích cuối cùng”. MINH HỌA (EXAMPLE) 1.Một số hoạt động trước khi đọc mà giáo viên áp dụng(Pre-reading) Ví dụ: Unit 1-A visit from a penpal - READ (page 9, 10) Trước khi cho học sinh đọc đoạn văn nói về Malaysia, giáo viên có thể đặt một số câu hỏi gợi mở như sau-(Comprehension questions) a.Is Malaysia in Asia? b.How many parts (regions) are there? c.The Vietnamese unit of currency is “dong”. What is the Malaysian unit of currency? d.What is the capital of Malaysia? e.How many religions are there? f.How many languages are there spoken in Malaysia? Giáo viên cũng có thể vừa đặt câu hỏi gợi mở và đồng thời cung cấp cho học sinh một số từ mới như “region, religion”. Để phần câu hỏi này không làm mất nhiều thời gian, giáo viên có thể chuẩn bị trước vào bảng phụ hoặc thực hành nói tuỳ theo đối tượng học sinh ở các lớp khác nhau. Ví dụ: Unit 2-Clothing - READ (page 17) Tên tác giả: Phạm Thị Mai 10 Trường THCS Trần Hào
  11. Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh 9 Giáo viên sử dụng bức tranh trang 17 để hướng sự chú ý của học sinh vào bài đọc bằng một số câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài đọc mà học sinh sắp được học: a. What do they do? b. What are they wearing? c. Are they nice? handsome? d. Are jeans fashionable? e. Do you like jeans? Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh đọc lướt qua bài khóa để có một số ý niệm tổng quát về thông tin trong bài khóa bằng cách chọn câu trả lời đúng/sai Ví dụ: Unit 3: A trip to the countryside READ (page 25,26) T/F statements: a. Van is from the USA. b. He is living with the Parkers. c. Mr Parker is a farmer. d. They have three children. e. Van helps Mr Parker on the farm after school. Hoặc sắp xếp lại trình tự các câu (Ordering statements) không theo thứ tự, yêu cầu học sinh đọc rồi sắp xếp lại theo ý hiểu của mình sau đó mở sách đọc và kiểm tra lại dự đoán của mình. Số lượng câu có thể là 6-8 câu. Rearrange these sentences into the correct order 1- Peter plays baseball. 2- He will stay there till the beginning of October. 3- They have two children. 4- He feeds the chickens and collects their eggs. 5- The Parker are nice so Van feels like a member of their family. 6- Mrs.Parker works part-time at a grocery store in a nearby town. Ví dụ: Unit 9: READ (page 78,79) SGK English 9. True/False. Check (√) in the boxes (Dự đoán đúng sai (True/False statement prediction) Tên tác giả: Phạm Thị Mai 11 Trường THCS Trần Hào
  12. Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh 9 Giáo viên chuẩn bị 5-6 câu về nội dung bài đọc, yêu cầu học sinh cho dự đoán đúng/sai, gọi học sinh đưa ra đáp án sau đó yêu cầu học sinh đọc bài và kiểm tra lại. T F 1- Most of the earthquakes in the world occur in the Ring of Fire 2- The earthquake in Kobe in 1995 caused severe damage 3- A huge tidal wave traveled from California to Alaska and hit Anchorage in the 1960s 4- Typhoon, hurricane and tropical storm are different words for the same natural disaster. 5- The eruption of Mount Linatubo is the worlds largest ever volcanic eruption. 6- A tornado looks like a funned shape [ [ 2.Một số hoạt động trong khi đọc mà giáo viên áp dụng(While-reading) Để kiểm tra việc hiểu ý chính, phân loại thông tin, giáo viên đưa ra một mẫu ghi một số thông tin, yêu cầu học sinh đọc bài rồi điền câu trả lời vào mẫu (phần còn trống) Ví dụ: Unit 1 : A visit from a penpal – Read Điền vào bảng hoặc mẫu (Grids or forms) Ask students to read the passage then fill in the table with the right information about Mlaysia.(Cho HS xem bảng đồ) 1- Area…………. 5- Capital city……….. 2- Population ……. 6- Oficial religion……………. 3- Climate ……….. 7- National language …………. 4- Unit of currency ……… 8- Compulsory second language….. Tên tác giả: Phạm Thị Mai 12 Trường THCS Trần Hào
  13. Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh 9 Ví dụ:Unit 2: Clothing – Read Giáo viên đưa ra một số câu (có thể là câu hỏi) và một số đáp án cho mỗi câu hỏi, yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng. Multiple choice 1- More and more people started wearing Jeans in …………. a- 1960s b- 1970s c- 1980s 2- The word Jean comes from a kind of meterial that was made in …… a- Europe b- America c- Africa 3- More and more people started wearing jeans because they became…….. a- beautiful b- cheaper c- fashion Ví dụ: Unit 3 : A trip to the countryside - Read (After reading the text or dialouge) * Hoạt động 1: Đưa ra câu trả lời (Answer given) Giáo viên đưa những câu trả lời sau đó yêu cầu học sinh đặt câu hỏi. Teacher Students -An exchange student -Who is Van? -100 kilometers outside -Where is Van? Columbus Ohio -He feeds the chickens and -What does he do in the afternoon? collects their eggs * Hoạt động2 : Đưa ra câu hỏi “Wh-questions” (Comprehension questions) Sử dụng “What, where, when, who, how (much, many)…” để kiểm tra mức độ hiểu chi tiết. Answer the following questions: 1- How long will Van stay in the USA? 2- How many children do Mr and Mrs. Parker have? 3- What does Van do as soon as he finishes his homework in the afternoon? 4- What do the Parker family and Van do while they watch Peter play? Between and beyond the line questions: why, how, what, do you think… Ví dụ:Unit 7: Saving energy – Read Điền từ thích hợp vào chỗ trống (Gap fill) Dùng để kiểm tra nghĩa từ vựng, kiểm tra hiểu ý chính và chi tiết hoặc kiểm tra từ vựng. Giáo viên tóm tắt bài đọc có một số chỗ trống (dùng bảng phụ), yêu cầu học sinh tìm từ hoặc cụm từ để hoàn thành bài. Tên tác giả: Phạm Thị Mai 13 Trường THCS Trần Hào
  14. Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh 9 For most (1)…………American households, lighting accounts for (2) …… percent to 15 percent of the electricity bill, (3)………this amount can be reduce by replacing an (4)…………150 watt bulb with an energy saving bulb. These bulbs use a (5)…………..of the electricity of (6)…………bulbs and last eight times longer… c)Giai đoạn củng cố sau khi đọc (Post-reading) (Roleplay, Recall the story, write-it-up, Futher Practice…) Đây là giai đoạn luyện tập sau khi đọc và làm bài tập theo các yêu cầu và câu hỏi đọc hiểu, giáo viên có thể tiếp tục tiến hành các hoạt động luyện tập đòi hỏi sự thông hiểu tổng quát của toàn bài, liên hệ thực tế, chuyển hoá vốn kiến thức vừa nhận được qua bài học, luyện tập củng cố các cấu trúc ngữ pháp ở giai đoạn này có một số hoạt động như: Roleplay, Recall the story, write-it-up, Futher Practice… Ví dụ: Unit 1-A visit from a penpal - READ (page 9, 10) *Interview:(Phỏng vấn) A: Hi, Maryam. I am going visit Malysia on my summer holiday. I'd like to know something about your country. Can you help me? B: Yes, certainly. A:What language is spoken in your country?. B:Bahasa Malaysia ,English, Chinesae, and Tamil are also widely spoken. A:............ Tình huống đi xin việc, thì người phỏng vấn phải hỏi người đi xin việc những câu hỏi liên quan đến bản thân, trình độ, nghề nghiệp…hoặc chuyển nội dung bài đọc thành một bài hội thoại… Ví dụ: Unit 2-Clothing - READ (page 17) *Speaking: -Ask students to use their own words to tell the group what they have known about the ao dai. Ví dụ:Unit5: THE MEDIA A:Do you use the Internet everyday? B:Yes, I do. A:Do you think it is very important to our life? B:Yes, It’s very important and convenient. A:Do you think it’s not good for someone to play games online? B:…………………………… Tóm lại: Khi thiết kế các hoạt trên để áp dụng cho thủ thuật rèn luyện kỹ năng đọc hiểu trong tiết read ,giáo viên lưu ý nội dung thực hành đi từ dễ đến khó hoặc thiết kế Tên tác giả: Phạm Thị Mai 14 Trường THCS Trần Hào
  15. Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh 9 saocho phù hợp đối tượng học sinh tham gia. Ngoài ra, cần có sự kết hợp hài hòa các hình thức tổ chức hoạt động sao cho không khí lớp học sinh động (hạn chế trùng lập hình thức tổ chức),học sinh tiếp thu bài nhẹ nhàng. Đồng thời giáo viên nên chuẩn bị một số phần quà nhỏ khi học sinh thực hiện hoạt động trò chơi và lời nhận xét, khen ngợi, động viên một cách khéo léo để góp phần vào việc nâng cao tinh thần học tập của học sinh . Giúp học sinh mạnh dạng giao tiếp với nhau để sản sinh ra ngôn ngữ. Chương IV: Kết quả của đề tài nghiên cứu Qua thời gian nguyên cứu và thực hiện như trên, các tiết dạy phần "read"ở các lớp tôi phụ trách luôn tạo sự hứng thú cho học sinh. Đồng thời học sinh còn tích cực học tập và rèn luyện cấu trúc ngữ pháp theo phương pháp giao tiếp. Chính vì vậy học sinh nắm được kiến thức ngôn ngữ và nâng cao khả năng vận dụng. Kết quả thu được cho thấy chất lượng học tập của học sinh tăng lên rõ rệt ,bình quân trên 90% đạt yêu cầu trở lên. Tỷ lệ học sinh khá giỏi nhiều hơn, tỉ lệ học sinh trung bình tăng cao ,hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém. Tôi sẽ tiếp tục vận dụng và tham khảo ý kiến đồng nghiệp để sáng kiến này càng hiệu quả và hoàn thiện hơn. Thời gian TSHS Giỏi Khá TB Yếu Kém 2011-2012 9A(32) 8 11 9 4 0 9B (33) 9 11 10 3 0 2012-2013 9A,D(65) 30 21 10 4 0 III. KẾT LUẬN Với những gì tôi đã nguyên cứu cũng không ngoài mục đích giảng dạy hiệu quả bộ môn Tiếng Anh. Nhằm đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự lĩnh hội kiến thức của học sinh, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét kiến thức. Để không ngừng nâng cao chất lượng học tập của học sinh đòi hỏi người thầy phải chuẩn bị tốt bài dạy, tìm tòi và sáng tạo trong khi soạn giáo án, tránh việc truyền thụ kiến thức một chiều, nặng lý thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng tạo của học sinh. Vai trò chủ yếu của thầy là điều khiển, hướng dẫn học sinh vào những hoạt động học tập tích cực và chủ động trên lớp. Điều này càng thể hiện rõ hơn trong việc dạy và học Tiếng Anh bỡi lẽ quan điểm cơ bản nhất về phương pháp mới là làm sao phát huy được tính tích cực, chủ động của người học và tạo điều kiện tối ưu cho người học rèn luyện phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp. Tóm lại, đọc là một trong bốn kỹ năng mà học sinh cần được rèn luyện. Đọc giúp học sinh mở rộng vốn kiến thức về thế giới xung quanh. Đọc tạo cho học sinh có thói quen và lòng ham mê đọc sách. Chính vì vậy chúng ta cần phải sử dụng những thủ thuật dạy hấp dẫn, thích hợp để giúp cho việc dạy đọc cho Tên tác giả: Phạm Thị Mai 15 Trường THCS Trần Hào
  16. Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh 9 học sinh THCS nói chung và học sinh lớp 9 nói riêng đạt được những kết quả tốt đẹp. Trên đây là một vài sáng kiến nhỏ chắc hẳn vẫn còn hạn chế và thiếu sót. Rất mong sự góp ý của Ban giám khảo hội thi để sáng kiến của tôi được hoàn hảo hơn. PHẦN KIẾN NGHỊ  Đối với nhà trường: Tạo điều kiện để tổ chuyên môn hoạt động báo cáo chuyên đề mà tổ đã nghiên cứu, để phát huy tính tích cực sáng tạo của giáo viên trong quá trình giảng dạy.  Đối với cấp trên: -Cung ấp thêm bộ tranh Tiếng Anh 9 vì số lượng tranh quá ít không đáp ứng được nhu cầu tiết dạy. Hòa Quang Nam, ngày 28 tháng 02 năm 2014 Tác giả sáng kiến Phạm Thị Mai Tên tác giả: Phạm Thị Mai 16 Trường THCS Trần Hào
  17. Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO *********** 1.Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy ở Trường THCS ( Bộ Giáo dục) Do nhóm tác giả: *Nguyễn Hạnh dung, Đào Ngọc Lộc, Vũ Thị Lợi *Lê Anh Tâm, Dương Đức Niệm *Th.S Nguyễn Hữu Hải, TS. Nguyễn Quang Thuấn *Th.S Bùi Đức Thiệp 2.Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS ( NXB Giáo duc) 3.Introducing English pronunciation by Leslie Marshall 4.Grammar games and activities for teachers ( Peter Wateyn- Jones) 5.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS 6. Một số thông tin tài liệu hình ảnh trên mạng 7.Kết hợp một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy Tên tác giả: Phạm Thị Mai 17 Trường THCS Trần Hào
  18. Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh 9 PHẦN ĐÁNH GIÁ , XẾP LOẠI CỦA HIỆU TRƯỞNG a)NHẬN XÉT: 1.Đổi mới:........................................................................................................................ .......................................................................................................................................... 2.Tính hiệu quả:.............................................................................................................. …………………………………………………………………………………………. 3.Tính khoa học:............................................................................................................ ........................................................................................................................................ 4.Tính khả thi:............................................................................................................... ........................................................................................................................................ 5.Hợp lệ:........................................................................................................................ b)KẾT QUẢ XẾP LOẠI: TIÊU CHUẨN TIÊU CHÍ ĐIỂM 1 Có đối tượng nghiên cứu mới 1 ĐỔI MỚI 2 Có giải pháp mới và sáng tạo để nâng hiệu quả công vụ 3 Có đề xuất hướng nghiên cứu mới 2 LỢI ÍCH 4 Có chứng cớ cho thấy SKKN đã tạo hiệu quả cao hơn, đáng tin, đáng khen. (Phân biệt SK chưa áp dụng với SK đã áp dụng) KHOA 5 Có phương pháp nghiên cứu, cải tiến phù hợp với 3 HỌC nghiệp vụ và tổ chức đơn vị ( NĐ20CP/08.2.1965) 6. Đạt logic, nội dung văn bản SKKN dễ hiểu 4 KHẢ THI 7 Có thể áp dụng SKKN cho nhiều người, ở nhiều nơi 5 HỢP LỆ 8 Hình thức văn bản theo qui định của các cấp quản lí thi đua đã qui định TỔNG CỘNG: XẾP LOẠI: HIỆU TRƯỞNG Tên tác giả: Phạm Thị Mai 18 Trường THCS Trần Hào
  19. Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh 9 PHẦN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA BAN GIÁM KHẢO HỘI THI a)NHẬN XÉT: 1.Đổi mới:....................................................................................................................... ......................................................................................................................................... 2.Tính hiệu quả:............................................................................................................ …………………………………………………………………………………………. 3.Tính khoa học:........................................................................................................... ........................................................................................................................................ 4.Tính khả thi:.............................................................................................................. ....................................................................................................................................... 5.Hợp lệ:....................................................................................................................... b)KẾT QUẢ XẾP LOẠI: TIÊU CHUẨN TIÊU CHÍ ĐIỂM 1 Có đối tượng nghiên cứu mới 1 ĐỔI MỚI 2 Có giải pháp mới và sáng tạo để nâng hiệu quả công vụ 3 Có đề xuất hướng nghiên cứu mới 2 LỢI ÍCH 4 Có chứng cớ cho thấy SKKN đã tạo hiệu quả cao hơn, đáng tin, đáng khen. (Phân biệt SK chưa áp dụng với SK đã áp dụng) KHOA 5 Có phương pháp nghiên cứu, cải tiến phù hợp với 3 HỌC nghiệp vụ và tổ chức đơn vị ( NĐ20CP/08.2.1965) 6. Đạt logic, nội dung văn bản SKKN dễ hiểu 4 KHẢ THI 7 Có thể áp dụng SKKN cho nhiều người, ở nhiều nơi 5 HỢP LỆ 8 Hình thức văn bản theo qui định của các cấp quản lí thi đua đã qui định TỔNG CỘNG: XẾP LOẠI: T/M- BAN GIÁM KHẢO Tên tác giả: Phạm Thị Mai 19 Trường THCS Trần Hào
  20. Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh 9 Tên tác giả: Phạm Thị Mai 20 Trường THCS Trần Hào
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2