Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để dạy - học môn Hóa học lớp 8 THCS
lượt xem 7
download
Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để dạy - học môn Hóa học lớp 8 THCS" được thực hiện với mục đích giúp học sinh mở rộng, đào sâu thêm những vấn đề học tập trên cơ sở nhìn nhận chúng một cách có suy nghĩ, phân tích chúng có lý lẽ, có dẫn chứng minh họa, phát hiện được óc tư duy khoa học cho học sinh; Phát triển kĩ năng nói, giao tiếp, tranh luận, bồi dưỡng các phương pháp nghiên cứu một cách vừa sức; Giúp cho giáo viên nắm được hiệu quả giáo dục về các mặt nhận thức, thái độ, quan điểm, xu hướng, hành vi của học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để dạy - học môn Hóa học lớp 8 THCS
- SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM ĐỂ DẠY – HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 8 TRUNG HỌC CƠ SỞ Phần I : MỞ ĐẦU I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: *Cơ sở lý luận : Nhiều năm qua trong quá trình cải cách và phát triển giáo dục ở nước ta. Mục tiêu và chương trình nội dung giáo dục được thay đổi phù hợp với yêu cầu kinh tế – xã hội của đất nước, sự nghiệp giáo dục đã đạt được nhiều kết quả. Vì vậy nghị quyết TƯ IV về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đã chỉ rõ : “Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập ở các cấp học, các bậc học cần áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Trong quá trình học ở nhà trường, đi đôi với vai trò của người thày làm người hướng dẫn cho học sinh cách học làm việc cá nhân, với bạn, với thày, với tập thể tự điều chỉnh theo yêu cầu của mục tiêu đào tạo. * Cơ sở thực tiễn: Quan điểm giáo dục hiện nay là quan điểm giáo dục theo hướng tích cực “ Lấy người học làm chung”, quan điểm này khác trước đây. So sánh 2 quan điểm giáo dục Các phương pháp giáo dục thụ động Các phương pháp giáo dục tích cực lấy thày làm trung tâm. lấy trò làm trung tâm. 1.Giáo viên truyền đạt kiến thức 1.Học sinh tự mình tìm ra kiến thức bằng hành động của mình. 2.Giáo viên đối thoại phát vấn 2.Đối thoại học sinh học sinh
- Học sinh giáo viên Hợp tác với bạn bè 3.Giáo viên áp dặt kiến thức cơ bản 3.Hợp tác với giáo viên khẳng định kiến thức học sinh tìm ra. 4.Học sinh học thuộc lòng 4.Học cách học, cách giải quyết vấn đề, cách sống , cách trưởng thành. 5.Giáo viên độc quyền đánh giá cho 5.Tự đánh giá, tự điều chỉnh làm cơ sở điểm cá nhân giáo viên cho điểm cổ động. Từ việc so sánh 2 phương pháp giảng dạy trên tôi thấy dạy học theo quan điểm “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” phát huy vai trò cụ thể tích cực chủ động của người học thì mục tiêu đề ra là cho học sinh, do học sinh thực hiện.Giáo viên phải hình dung được là sau một bài, hay một chương, học sinh của mình phải nắm được những kiến thức, kĩ năng gì, hình thành những thái độ hành vi gì, ở mức độ như thế nào đối với số đông học sinh trong lớp, đối với số học sinh giỏi, kém. Chính học sinh qua hoạt động học tập tích cực phải đạt được các mục tiêu ấy. Còn giáo viên là người chỉ đạo, hướng dẫn, trợ giúp cho học sinh. Để đạt được mục tiêu ấy người giáo viên phải biết khéo léo sử sụng kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau như đàm thoại, trực quan thảo luận, khảo sát thực tế… Song một trong những phương pháp được áp dụng rộng trong các bài dạy hóa học lớp 8 và đã đem lại những kết quả tốt trong giờ dạy đó là phương pháp thảo luận nhóm. Bởi vì bộ môn hóa học là khoa học tự nhiên. Đặc trưng của bộ môn là từ thực nghiệm thực hành để học sinh tự rút ra những tri thức nên việc tổ chức cho các em hoạt động theo nhóm trong mỗi bài học là rất hợp lý. 2
- Chính vì vậy mà tôi đã mạnh dạn đi sâu vào việc nghiên cứu đề tài “Sử dụng phương pháp thảo để dạy môn hóa học lớp 8 trung học cơ sở” I.2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Đề tài: Sử dụng phương pháp thảo luận để dạy môn hóa học lớp 8 trung học cơ sở: *Thảo luận là gì ? Là sự trao đổi ý kiến về một chủ đề giữa học sinh với giáo viên, học sinh với học sinh. *Mục đích của thảo luận nhóm là gì? Là để khuyến khích sự phân tích một vấn đề hoặc các ý kiến khác nhau của học sinh và trong nhữnh trường hợp nhất định nó mang lại sự thay đổi thái độ của những người tham gia. Đây là một phương pháp thích hợp đối với học sinh ở nhà trường phổ thông. *ý nghĩa của phương pháp thảo luận: Giúp học sinh mở rộng, đào sâu thêm những vấn đề học tập trên cơ sở nhìn nhận chúng một cách có suy nghĩ, phân tích chúng có lý lẽ, có dẫn chứng minh họa, phát hiện được óc tư duy khoa học cho học sinh. Giúp học sinh phát triển kĩ năng nói, giao tiếp, tranh luận, bồi dưỡng các phương pháp nghiên cứu một cách vừa sức. Về phía giáo viên: Quá trình thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên còn tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa giáo viên và học sinh giúp cho giáo viên nắm được hiệu quả giáo dục về các mặt nhận thức, thái độ, quan điểm, xu hướng, hành vi của học sinh. I.3.THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM *Thời gian: Từ tháng 10 4/ 2008 *Địa điểm: Lớp 8C3, 8C6, 8C7 Trường THCS Mạo KhêII 3
- I.4.ĐÓNG GÓP MỚI VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN. *Lý luận: Với phương pháp này rất phù hợp với đối tượng học sinh cấp II Đáp ứng được mục tiêu chương trình , nội dung giáo dục được thay đổi phù hợp với yêu cầu kinh tế xã hội của đất nước. *Thực tiễn: Phương pháp này giúp cho học sinh bạo dạn, có ý thức nghiên cứu bài học, chủ động tìm hiểu bài, biết phối hợp để thảo luận. Giúp các em có ý thức, kĩ năng làm quen cách học từ thực nghiệm, thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên. Biết phân tích các hiện tượng để rút ra những kết quả hóa học. Giúp các em có ý thức, kĩ năng làm quen cách học theo sơ đồ, tranh ảnh để tìm ra mối quan hệ giữa các kiến thức hóa học. Dẫn đến học sinh có ý thức, thói quen chủ động học tập, làm trung tâm trong việc giảng dạy. Với phương pháp thảo luận giúp học sinh đào sâu suy nghĩ về vấn đề học tập Với phương pháp này còn rèn cho học sinh có kĩ năng thực hành một số thí nghiệm hóa học đơn giản, biết sử dụng một số dụng cụ và hóa chất hóa học, có kĩ năng nói trao đổi một vấn đề trước tập thể.Mặt khác trong khi thảo luận nhóm học sinh yếu kém còn học tập được học sinh giỏi cách học tập, cách làm khi thảo luận. Trong quá trình thi đua các nhóm với nhau gây được hứng thú cho học sinh. Từ đó nâng cao được hiệu quả giờ học. Phần II: NỘI DUNG II.1.CHƯƠNG I: TỔNG QUAN Để việc thảo luận đạt kết quả cao giáo viên cần quan tâm đến các khâu sau: - Chuẩn bị nội dung thảo luận 4
- - Tiến hành thảo luận - Tổng kết thảo luận II.2. CHƯƠNG II:NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU II.2.1.Chuẩn bị thảo luận: II.2.1.1. Về giáo viên: Cần có sự lựa chọn bài phù hợp cho học sinh thảo luận. Những vấn đề thường không khéo về nội dung thường là các vấn đề gần gũi với học sinh như làm các thí nghiệm hóa học đơn giản dễ tìm ra kiến thức hóa học, được áp dụng trong các giờ luyện tập, củng cố, ôn tập các giừ thực hành. Trong từng bài học giáo viên có thể lấy thêm kiến thức bài tập hóa học để học sinh thảo luận. Giáo viên chọn vấn đề thích hợp, học sinh thảo luận về vấn đề, phát hiện hoặc nghiên cứu cách giải quyết. Vấn đề thảo luận phải được xem xét học sinh đã biết chưa, phát hiện và rút ra vấn đề gì? Nội dung thảo luận lấy từ sách giáo khoa, từ bài tập hóa học. Dựa vào thực nghiệm, câu chữ, kiểu hình, mối quan hệ logic giữa các khái niệm, các công thức hóa học. Khi giáo viên đã lựa chọn được nội dung thảo luận, giáo viên cần phân công cho các nhóm chuẩn bị, có ý kiến, viết ra giấy. Giáo viên cần chuẩn bị trước nội dung thảo luận vào bảng phụ và chất cần thiết cho các nhóm trước giờ dạy. II.2.1.2. Về phía học sinh: Học sinh có ý thức tìm hiểu tài liệu, đọc sách vở, chuẩn bị một số đồ dùng cấn thiết( dưới sự phân công chuẩn bị của giáo viên giờ học trước), tranh ảnh…chủ động chuẩn bị bài về nội dung và tâm trí tham gia bài học. 5
- Cần có điều kiện để học sinh tham gia( bàn ghế, đồ dùng thí nghiệm, nhóm, bảng nhóm, phiếu học tập) Ví dụ 1: Khi dạy bài 1, tiết 1: Mở đầu môn hóa học Ngay ở mục 1 của bài “ Hóa học là gì” để giúp học sinh hiểu rõ hóa học là gì? Giáo viên nên tổ chức học sinh làm việc theo nhóm: - Làm 1 số thí nghiệm đơn giản - Học sinh các nhóm quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận. - Giải thích được một số hiện tượng thực tế. Để tiết học có thể đạt hiệu quả thì giáo viên phải có sự chuẩn bị trước như: - Chia lớp thành 4 đến 6 nhóm - Chuẩn bị cho mỗi nhóm một bộ thí nghiệm và hóa chất cần thiết để làm các thí nghiệm sau: (1) Thí nghiệm cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch CuSO4 (2) Thí nghiệm cho miếng kẽm vào dung dịch HCl. (3) Thí nghiệm cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4 - Giáo viên chuẩn bị vẽ trước vào bảng phụ hình vẽ 3 cốc nhôm để đựng: a,Nước. b,Nước vôi. c,Giấm ăn Theo các em cách sử dụng nào là đúng .Vì sao? - Còn đối với nhóm học sinh phải có bảng nhóm, bút dạ( phiếu học tập) để ghi lại những hiện tượng và nhận xét sau khi làm thí nghiệm. - Hoặc: Khi dạy về phần luyện tập củng cố học sinh thường được luyện các bài tập. Để đảm bảo thời gian giáo viên nhất thiết phải chuẩn bị trước nội 6
- dung bài tập( hoặc câu hỏi) mà học sinh cần thảo luận cũng như các câu hỏi gợi ý và phương án giải quyết. - Còn học sinh để luyện tập được tốt phải nghiên cứu kĩ các kiến thức nội dung có liên quan như các khái niệm hóa học, phương pháp giải toán, các công thức có liên quan… II.2.2.Tiến hành thảo luận nhóm: - Người hướng dẫn thảo luận là giáo viên, có thể là các học sinh trong nhóm, giúp các em có năng lực tổ chức điều khiển các hoạt động. - Giáoviên có thể là người hướng dẫn học sinh trình bày, sau đó giáo viên nhận xét để học sinh chủ động trình bày nội dung thảo luận. II.2.2.1.Mở đầu thảo luận: Giáo viên thông báo chủ đề, quy trình và thủ tục thảo luận II.2.2.2. Hướng dẫn thảo luận: Phụ thuộc vào quan hệ thày trò Thái độ cư xử, lời bình của thày trò hào hứng học tập. Giáo viên làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi mà không tham gia ý kiến thảo luận, không cắt ngang, không phản ứng ý kiến thảo luận của học sinh nếu sai. Tuy nhiên, giáo viên có thể giúp học sinh hoàn thành nhanh nội dung thảo luận bằng cách đưa ra nhanh những câu hỏi gợi mở hoặc tổ chức các trò chơi: “Thi tìm ra những lời giải nhanh”để tạo ra không khí sôi nổi, hứng thú cho các buổi thảo luận. - Giáo viên nên tích cực tiếp xúc học sinh qua ánh mắt, nụ cười, cử chỉ thân mật khuyến khích học sinh. - Khi thảo luận giáo viên phải biết khi nào kết thúc thảo luận, sau khi phần lớn học sinh đã trao đổi ý kiến. 7
- - Giáo viên cần kết thúc nội dung thảo luận bằng câu hỏi: “Còn ý kiến nào khác không trước khi chúng ta cùng thống nhất ý kiến này”. II.2.2.3. Tổng kết thảo luận: Giáo viên đánh giá ý kiến, nhận xét tinh thần, thái độ làm việc của từng nhóm, từng cá nhân. Rút kinh nghiệm cho giờ thảo luận sau. II.2.3.Hình thức tổ chức thảo luận: *Hình thức: Thảo luận theo nhóm Thảo luận theo lớp. *Nên cho học sinh tiếp cận với phương pháp học này ngay từ đầu năm. Tùy theo từng nội dung bài học hoặc điều kiện về đồ dùng hóa chất mà giờ thảo luận có thể chia học sinh thành các nhóm nhỏ hoặc các nhóm lớn. Nội dung thảo luận thường được chuẩn bị trước Trong mỗi nhóm có nhóm trưởng, thư kí hoặc có thể gọi bất kì học sinh nào của nhóm trả lời kết quả thảo luận của nhóm. Giáo viên có thể nhận xét, bổ sung và là người cho ý kiến sau cùng. Với môn hóa học 8, giáo viên có thể tổ chức học sinh thảo luận nhóm trong tất cả các thể loại bài học như bài dạy kiến thức mới thông qua các thí nghiệm, tranh ảnh, kênh hình, kênh chữ, sách báo để học sinh phát hiện kiến thức mới trong các bài luyện tập củng cố thực hành và ôn tập. II.2.4.Nội dung giờ thảo luận: - Một giờ học theo phương pháp thảo luận học sinh thường tìm hiểu một lượng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và làm việc nhiều. 8
- - Nội dung thảo luận trong các giờ học, ngoài hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa giáo viên còn bám vào câu hỏi từng bài dựa trên kênh hình, kênh chữ hoặc một số bài tương tự trong sách hướng dẫn hoặc bài tập. - Giáo viên hướng dẫn học sinh biết các thao tác làm thí nghiệm trước khi thảo luận. - Nắm được các kí hiệu, ước hiệu qua các tranh ảnh, hình vẽ, bảng biểu trước khi thảo luận. - Nên chọn những em có khả năng để chỉ đạo hoạt động của mỗi nhóm, các học sinh khác trong nhóm cũng làm và thống nhất kết quả. *Một số ví dụ cụ thể: Khi dạy bài mới có liên quan đến thí nghiệm Ví dụ 1 : Bài 17: “Sự biến đổi chất” +Yêu cầu: Bài này học sinh phải phân biệt được bản chất hai hiện tượng vật lý và hóa học thông qua các hiện tượng thí nghiệm mà học sinh phải làm. Từ đó học sinh có thể phân biệt được các hiện tượng xung quanh ta là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học. Qua bài học rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm và giải thích hiện tượng thí nghiệm. +Để đạt được mục tiêu đó: (1)Về chuẩn bị của giáo viên: + Chia lớp thành các nhóm (Từ 4 đến 6 nhóm) + Chuẩn bị đồ dùng và hóa chất cần thiết để cho học sinh làm các thí nghiệm sau: - Đun nước muối - Đốt cháy đường - Cho bột sắt tác dụng với lưu huỳnh 9
- + Các phiếu học tập cho mỗi nhóm ghi hiện tượng và giải thích hiện tượng thí nghiệm. *Phiếu học tập 1: thí nghiệm 1 Hòa tan muối ăn vào nước. Quan sát hiện tượng. Đun nóng dung dịch muối ăn bằng đèn cồn. Quan sát hiện tượng Quan sát và ghi lại sơ đồ của quá trình biến đổi Sau 2 thí nghiệm trên em có nhận xét gì? (Về trạng thái, về chất) *Phiếu học tập 2: Quan sát thí nghiệm: Sắt tác dụng với lưu huỳnh Trộn bột sắt với lưu huỳnh, chia làm 2 phần +Đưa nam châm lại gần phần 1. Nêu hiện tượng? Giải thích hiện tượng? +Đun nóng phần 2(lấy miếng sắt tỳ trên đèn cồn). Nhận xét hiện tượng? Giải thích. *Phiếu học tập 3(Bài tập 2) Trong quá trình sau, qua trình nào là hiện tượng hóa học? Hiện tượng vật lý? Giải thích. A,Dây sắt được tán thành đinh. B,Cuốc, xẻng làm bằng sắt để lâu trong không khí bị gỉ. C.Khi mở chai nước giải khát loại có ga thấy sủi bọt lên. D.Hòa vôi sống vào nước được vôi tôi. E.Đốt cháy củi, gỗ…. *Phiếu học tập 4(Bài tập3) Hãy điền vào chỗ trống những từ hoặc cụm từ thích hợp: a,Với các………… có thể xảy ra những biến đổi thuộc 2 loại hiện tượng. Khi có sự thay đổi về………mà ……………vẫn giữ nguyên thì biến đổi thuộc loại hiện tượng……………….Còn có sự biến đổi………..này thành………khác, sự biến đổi thuộc loại hiện tượng………….. 10
- b,Trong các hiện tượng vật lý: Trước khi biến đổi về………….và sau khi biến đổi về các loại…………..Còn trong hiện tượng hóa học còn có sự xuất hiện các loại……mới. (2) Về phía học sinh: + Chuẩn bị một số đồ dùng , hóa chất thí nghiệm theo sự phân công của giáo viên như: ít đường, ít muối, nước, miếng sắt, bút dạ (theo nhóm) + Tìm hiểu trước nội dung bài học ở nhà (3)Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận trên lớp. Bước 1:Trước khi học sinh thảo luận về 3 nội dung thí nghiệm của bài giáo viên cần hướng dẫn học sinh các thao tác thí nghiệm 1 lần để học sinh quan sát( hoặc hướng dẫn học sinh cách làm thí nghiệm). Giáo viên phát phiếu học tập( phiếu 1, 2 ) cho các nhóm Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ( 2 bàn 1 nhóm) Bước 2:Các nhóm tiến hành thảo luận: - Các nhóm lần lượt làm từng thí nghiệm một rồi ghi lại kết quả thí nghiệm theo phiếu học tập 1 và 2. Bước 3: - Yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày hiện tượng và kết quả thí nghiệm theo phiếu. Nhóm khác nhận xét bổ xung. +Giáo viên kết luận: - Thí nghiệm 1( phiếu học tập 1) là hiện tượng vật lý - Thí nghiệm 2: Phần 1:Hiện tượng vật lý Phần 2:Hiện tượng hóa học 11
- - Học sinh kết luận về 2 hiện tượng vật lý và hóa học.Từ đó học sinh phân biệt được 2 hiện tượng vật lý và hóa học dựa vào dấu hiệu: Có chất mới tạo thành hay không? - Đối với phiếu học tập 3 và phiếu học tập 4. Đây là bài tập mang tính chất luyện tập củng cố kiến thức vừa học, giáo viên cần có phiếu phóng to trên bảng phụ. - Phiếu học tập 3 có thể yêu cầu học sinh thảo luận theo lớp. - Đối với phiếu học tập 4 có thể tổ chức các nhóm thảo luận dưới hình thức trò chơi thi điền nhanh cho 2 đội chơi trò chơi: “Thi tiếp sức”. Mỗi học sinh chỉ được phép điền vào 1 chỗ chấm và 1 lần điền. - Tiếp theo yêu cầu các nhóm khác dưới lớp bổ sung. Để kết thúc nội dung yêu cầu từng phiếu giáo viên đặt câu hỏi: “Còn ý kiến nào khác không”.sau đó giáo viên đi đến kết luận( hoặc đáp án đúng) để học sinh so sánh thống nhất kết quả của nhóm mình. - Đối với nhóm trình bày còn sai giáo viên cần thiết vẫn tìm ra ưu điểm để khích lệ động viên các em đồng thời chỉ ra cho học sinh những tồn tại học sinh cần khắc phục. Bước 4:Tổng kết thảo luận: - Giáo viên đánh giá ý kiến, nhận xét tinh thần, thái độ làm việc từng nhóm, từng cá nhân học sinh. - Giáo viên dùng phương pháp đàm thoại để củng cố lại những nội dung chính xác của bài học. Ví dụ 2:Khi dạy về các bài luyện tập Mục tiêu của các bài luyện tập là nhằm củng cố hệ thống hóa kiến thức và một số khái niệm hóa học hoặc một số tính chất hóa học đã học ở các bài trước 12
- Đồng thời học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập tổng hợp có liên quan đén các kiến thức cần nhớ đã được học trong chương hoặc sau một phần. Vì vậy, khi dạy giáo viên sử dụng phương pháp cho học sinh thảo luận nhóm là rất phù hợp và mang lại hiệu quả. Chẳng hạn : Khi dạy “Bài luyện tập 7” Sách giáo khoa hóa học lớp 8. - Mục tiêu của bài học này là củng cố hệ thống hóa kiến thức và các khái niệm hóa học về thành phần hóa học của nước và các tính chất hóa học của nước. +Củng cố các khái niệm, công thức của 4 hợp chất vô cơ đã học. +Học sinh biết vận dụng các kiến thức trên đây để làm bài tập tổng hợp có liên quan đến nước, axit, bazơ, muối. Rèn luyện phương pháp học tập môn hóa học và rèn luyện ngôn ngữ hóa học. *Để đạt được mục tiêu ấy: (1) Về phương pháp: Mục I: Các kiến thức cần nhớ giáo viên cần sử dụng phương pháp đàm thoại cả lớp( hoặc theo nhóm) Mục II: luyện tập giáo viên nên sử dụng phương pháp học sinh thảo luận nhóm (2)Về chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Giáo viên: Chuẩn bị các phiếu học tập( bảng phụ) có ghi rõ nội dung các bài tập cần luyện . Bộ bìa có 4 màu để các nhóm chơi tró chơi “Ghép công thức hóa học” ở cuối bài. - Học sinh: Bảng nhóm, bút dạ, ôn tập kĩ lại các kiến thức có liên quan đến bài học trước ở nhà ( 3) Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành thảo luận trên lớp mục I: Kiến thức cần nhớ 13
- Bước 1: Giáo viên thông báo nội dung cần thảo luận - Chia lớp thành 4 nhóm - Yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi vào phiếu học tập nội dung từng nhóm +Nhóm 1: Thảo luận về thành phần và tính chất hóa học của nước +Nhóm 2: Thảo luận về công thức hóa học, định nghĩa, tên gọi của axit, bazơ. +Nhóm 3: Thảo luận về định nghĩa, công thức hóa học, phân loại, tên gọi của oxit, muối. +Nhóm 4: Thảo luận và ghi lại các bước của bài toán tính theo phương trình hóa học Bước 2: Học sinh các nhóm tiến hành thảo luận khoảng 5 phút Bước 3: - Giáo viên yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng( hoặc trình bày trước lớp) - Gọi các nhóm khác có ý kiến bổ sung nhận xét. - Cuối cùng giáo viên cho kết luận chính xác Bước 4: - Tổng kết thảo luận - Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả, tinh thần, thái độ làm việc từng nhóm( có khen và chê) b.Hướng dẫn học sinh thực hiện mục II của bài học (phần luyện tập) Mục đích phần này ở các bài luyện tập khác với phần luyện tập củng cố ở mỗi bài dạy kiến thức mới, nó mang tính chất tổng hợp và mở rộng các kiến thức đã được học, liên quan tới nhiều công thức, nhiều khái niệm, nhiều kiến thức hơn. Bởi vậy thì có thể học sinh vận dụng được kiến thức tốt để luyện tập. Nhưng cũng có nhiều học sinh khi vận dụng những kiến thức tổng hợp có 14
- liên quan nhiều vấn đề thì rất kém. Vì vậy việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm cho học sinh trong mỗi bài tập là rất tốt để giúp học sinh khá tự phát huy được khả năng của mình trong giờ học. Và như vậy học sinh nào cũng có thể được làm việc tích cực nhanh nhẹn mang tính chất thi đua nhau giữa các nhóm. *Để thực hiện mục tiêu này: Giáo viên đưa ra từng nội dung thảo luận một( trên bảng phụ) học sinh nhóm thực hiện lần lượt từng nội dung một. - Bài luyện tập 1( học sinh làm bài 1 SGK hóa học 8 Trang 131) +Yêu cầu học sinh các nhóm hoàn thành nhanh khoảng 5 phút vào bảng nhóm sau đó lên điền nhanh trên bảng lớp. +Gọi các nhóm khác nhận xét. +Giáo viên đưa đáp án đúng, học sinh so sánh thống nhất kết quả +Cuối cùng giáo viên đánh giá kết quả, thái độ của từng nhóm( có khen, chê) - Bài luyện tập 2: ( Bài tập 4 SGK –Trang 132) ( các bước tiến hành như bài tập 1) - Bài luyện tập 3: (Bài tập 5 SGK trang 132) - Để thay đổi không khí học giáo viên có thể sử dụng cho học sinh thảo luận theo lớp sau đó gọi một học sinh lên trình bày trên bảng. *Lưu ý: Giáo viên có thể thay nội dung bài tập sách giáo khao bằng nội dung bài tập khác tương tự cho học sinh làm trên lớp. Cuối giờ học để gây hứng thú môn học giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi có nội dung liên quan tới học như trò chơi : “Ghép công thức hóa học” Bước 1: - Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 bộ bìa có màu sắc khác nhau có ghi một phần của công thức hóa học . - Giáo viên chuẩn bị sẵn một bảng phụ có nội dung trò chơi sau: 15
- S TT Oxit Bazơ Axit Muối 1 Zn……. ……(OH)3 H3….. Na2….. 2 Al2…… K….. H2….. Cu….. 3 S……. Ca…… H……. ……(NO3)3 4 …..O2 Al……. …….Cl Ca3 ….. 5 …….O3 …….(OH)2 …….SO3 K2….. 6 Fe3…… ……OH ……PO4 ……Cl2 7 Cu….. Fe…… ……..S Al2… Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh luật chơi. Bước 2: Các nhóm thảo luận 2 phút Bước 3: Mỗi nhóm lần lượt cử các em lên dán (Bìa của các nhóm có màu khác nhau) để có được công thức hóa học đúng với loại hợp chất của cột đó Bước 4: Tổng kết thảo luận Giáo viên căn cứ vào số miếng bìa dán đúng của mỗi nhóm để giáo viên chấm điểm Ví dụ 3:Khi dạy về các bài thực hành - Nội dung các bài thực hành hóa học 8 thường là các bài thực hành các thí nghiệm hóa học nhằm chứng minh lại những điều đã học bằng thực nghiệm. Đồng thời rèn luyện học sinh kỹ năng tự làm việc, kỹ năng thao tác thí nghiệm trong khi đó điều kiện phòng để thí nghiệm còn chật hẹp và các dụng cụ, hóa chất còn hạn chế. Chính vì thế theo tôi việc sử dụng phương pháp thảo luận theo nhóm trong các giờ thực hành rất phù hợp Chẳng hạn khi dạy bài: Thực hành 7 Mục tiêu của bài này là học sinh tự biết tính toán và pha chế những dung dịch đơn giản theo nồng độ khác nhau cũng như rèn luyện cho học sinh 1 số kỹ năng thao tác thí nghiệm đơn giản như cân, đo, làm thí nghiệm 16
- Để đạt được mục tiêu trên giáo viên và học sinh cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như: Cân, cốc thủy tinh có chia vạch, đũa thủy tinh, hóa chất… Trong khi đó dụng cụ có hạn( cân ít) lớp học đông học sinh nên không thể tiến hành cho mỗi học sinh làm việc theo cá nhân được. Vì vậy để đảm bảo tất cả mọi học sinh lớp đều được làm việc cũng như có sự thi đua giữa học sinh trong nhóm và giữa các nhóm học sinh với nhau. Giáo viên nên tiến hành cho học sinh thảo luận theo nhóm là rất phù hợp. Cụ thể việc tổ chức cho học sinhhoạt động theo nhóm trong giờ học như sau: Bước 1: - Giáo viên nêu mục tiêu của buổi thực hành và cách tiến hành + Nội dung: Hãy tính toán và nêu cách pha chế a.100g dung dịch đường có nồng độ 15% b.150ml dung dịch muối ăn 0,2M c. Pha chế 50g dung dịch đường 10% từ dung dịch đường 20% d. Pha chế 100ml dung dịch NaCl 0,1M từ dung dịch NaCl 0,2M +Cách tiến hành: - Tính toán để có các số liệu pha chế - Pha chế theo số liệu vừa tính + Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm: - Nhóm 1: Thảo luận tiến hành thí nghiệm 1 - Nhóm 2: Thảo luận tiến hành thí nghiệm 2 - Nhóm 3: : Thảo luận tiến hành thí nghiệm 3 - Nhóm 4: : Thảo luận tiến hành thí nghiệm 4 +Sau đó các nhóm đổi chéo cho nhau Bước 2: Học sinh tiến hành thảo luận theo nhóm 17
- Để hoàn thành thí nghiệm học sinh trong nhóm phải phân công được nhóm trưởng, phải có bảng nhóm( hoặc phiếu học tập). Sau đó tất cả học sinh trong mỗi nhóm phải tự cùng nhau thảo luận tính toán số liệu theo yêu cầu nội dung thí nghiệm. Từ đó lựa chọn dụng cụ cho phù hợp ghi vào nội dung phiếu học tậ p Ví dụ: Tính toán để pha chế 100g dung dịch đường 15% Tính toán số liệu Cách pha chế Khối lượng đường và nước cần dùng là: Cân 15g đường cho vào cốc thủy tinh có dung tích khoảng 200ml ( cốc 1) m đường = (15 x 100) : 100 = 15g - Cân lấy 85g nước( hoặc 85ml nước) đổ vào cốc 1 và khuấy đều được 100g m H2O = 100 15 = 85g dung dịch đường 15% Bước 3: Học sinh thực hành pha chế theo nhóm. Các nhóm còn lại tiến hành tương tự như nhóm 1 Bước 4: Tổng kết thảo luận - Giáo viên nhận xét buổi thí nghiệm về: +Sự chuẩn bị của học sinh +ý thức và thái độ của các nhóm học sinh trong buổi thực hành + Kết quả buổi thực hành 18
- Lưu ý: Ngoài việc tổ chức cho học sinh thảo luận theo nội dung bài học sách giáo khoa bằng nội dung các câu hỏi đặt ra hoặc bằng các câu hỏi in sẵn trong các phiếu học tập. Giáo viên cần rèn luyện cho học sinh 1 số kỹ năng tự nghiên cứu học tập của học sinh qua các vở bài tập hóa học, các sách tham khảo khác về môn hóa học 8 ngay trên lớp hoặc về nhà. II.3.CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU – KẾT QUẢ *Phương pháp nghiên cứu: Thống kê, thảo luận, trao đổi *Kết quả: Qua thời gian nghiên cứu tôi thu được kết quả như sau: Stt Lớp Sĩ số Đạt Chưa đạt 1 8C3 43 98% 2% 2 8C6 36 95% 5% 3 8C7 38 96% 4% III.CHƯƠNG III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Trong khi giảng dạy môn hóa học lớp 8 theo chương trình thay sách mới ngay từ đầu năm học tôi đã áp dụng rộng rãi phương pháp “ Thảo luận nhóm” vào mọi bài dạy và tôi đã thực hiện trong một số năm gần đây. Tôi tự thấy rằng để sử dụng phương pháp thảo luận nhóm có kết quả thì người học sinh và giáo viên cần: *Về phía học sinh: Phải có ý thức tham gia vào bài học Có sự chuẩn bị đầy đủ các vấn đề dùng trực quan cần thiết cũng như kiến thức hóa học cần thiết có liên quan tới bài học mới theo sự hướng dẫn của giáo viên ở giờ học trước. Bố trí đầy đủ các đối tượng học sinh trong mỗi nhóm học . 19
- *Về phía giáo viên: Giáo viên phải có kế hoặch cụ thể trong bài giảng của mình. Giáo viên nên đặt ra tình huống có mâu thuẫn trong bài học buộc học sinh tham gia tìm tòi cách giải quyết vấn đề thảo luận theo sự hướng dẫn của giáo viên. Cần sử dụng nhiều loại đồ dùng, phương tiện trực quan để giảng dạy. Kết thúc thảo luận phải có sự đánh giá khen, chê rõ ràng để kịp thời động viên khích lệ học sinh. Trong mỗi vấn đề thảo luận tùy thuộc vào nội dung dễ hay khó mà giáo viên dự kiến thời gian cho phù hợp để đảm bảo thời gian tiết học, nên gia hạn thời gian cụ thể trước cho học sinh khi thảo luận. Để vừađảm bảo được thời gian vừa đạt được kết quả cao, trong giờ thảo luận giáo viên cần đề ra các hình thức thi đua các nhóm với nhau. Giáo viên phải sáng tạo hình thức tổ chức, đầu tư giáo án, tích lũy kinh nghiệm. * Tổ chức học nhóm thảo luận là một trong những phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực của học sinh và để áp dụng rộng rãi trong các bài học, các dạng bài, các thể loại trong chương trình hóa học 8. Phương pháp học này sẽ giúp học sinh làm chủ được kiến thức. Học sinh biết hợp tác nhau để học tập. Các nhóm chủ động hướng dẫn nhau làm phần được phân công. Học sinh có cơ sở học tập, biíet tự tìm hiểu bài Tạo ra không khí sôi nổi trong giờ học, mọi học sinh đều được cùng tham gia. Học sinh khá,giỏi có thể giúp đỡ học sinh yếu, kém ngay trên lớp và học sinh yếu kém có thể tự học hỏi được những bạn học sinh khá giỏi ngay trong nhóm mình. Từ đó gây được hứng thú cho học sinh. Tóm lại, để một giờ dạy có hiệu quả giáo viên cần linh hoạt sử dụng kết hợp nhiều phương pháp. Trong đó phương pháp thảo luận nhóm là một trong những 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 27 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 31 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan trong dạy học môn Công nghệ 8
15 p | 52 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng thực hành Tiếng Anh cho học sinh THCS theo hướng phát triển năng lực và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
26 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở
32 p | 12 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học Sinh học 7
15 p | 13 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy môn Hóa học lớp 8 - 9
24 p | 23 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn Hóa học ở trường THCS
15 p | 26 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng Rubric đánh giá để tăng hiệu quả các tiết nói-nghe Ngữ văn 6 tại trường THCS Việt Nam – Angiêri
10 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý
13 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng giáo án điện tử để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THCS
13 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học môn Địa lý
32 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng phần mềm geometer’s sketchpad giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Hình học cấp THCS
24 p | 16 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy - học môn Địa lý lớp 6
32 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua chủ đề Các giác quan Sinh học 8, ở trường THCS và THPT Nghi Sơn
27 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng hằng đẳng thức & hệ thức Vi - ét đảo, rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
17 p | 50 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng sơ đồ hoá trong dạy học phần Sinh vật và môi trường
14 p | 19 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn