Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, (Ngữ văn 12, tập 1) từ góc độ đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT Trần Phú
lượt xem 3
download
Sáng kiến này đề cập tới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh nhằm chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Học sinh phát triển các năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ, năng lực sáng tạo văn học, năng lực đọc - hiểu và năng lực tạo lập văn bản...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, (Ngữ văn 12, tập 1) từ góc độ đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT Trần Phú
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến DẠY ĐOẠN TRÍCH “HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” TỪ GÓC ĐỘ ĐỔI MỚI PPDH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ Tác giả sáng kiến: Lê Thị Ngọc Lan Mã sáng kiến: 02.51
- Vĩnh Yên, tháng 3 năm 2020 MỤC LỤC Trang 1. Lời giới thiệu..................................................................................................1 2. Tên sáng kiến..................................................................................................2 3. Tác giả sáng kiến............................................................................................2 4. Chủ đầu tư sáng kiến.....................................................................................2 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến...........................................................................2 6. Ngày sáng kiến được áp dụng........................................................................2 7. Mô tả bản chất của sáng kiến........................................................................2 7.1. Về nội dung sáng kiến.................................................................................3 Phần nội dung I. Cơ sở lí luận....................................................................................................3 1. Năng lực ...............................................................................................3 2. Dạy học phát triển năng lực ................................................................4 II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến .........................................6 1. Thực trạng dạy việc dạy của GV trường THPT Trần Phú hiện nay6 2. Thực trạng việc học của học sinh trường THPT Trần Phú ............. 8 III. Mô tả, phân tích giải pháp........................................................................... 9 1. Thực hiện bài soạn minh họa............................................................. 9 2. Bài học kinh nghiệm...........................................................................23 Phần kết luận .................................................................................................24 7.2. Về khả năng áp dụng sáng kiến.................................................................24 8. Những thông tin cần được bảo mật...........................................................25 9. Các điều kiện để áp dụng sáng kiến.............................................................25 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến........................................ 25 11. Danh sách tổ chức, cá nhân tham gia ứng dụng sáng kiến.........................27 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………….. Phụ lục ...........................................................................................................….
- CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm PPDH : Phương pháp dạy học ĐH CĐ: Đại học Cao đẳng. HS : Học sinh GV : Giáo viên GD : Giáo dục THPT : Trung học phổ thông GDPT : Giáo dục phổ thông NXB : Nhà xuất bản SGK : Sách giáo khoa
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa thế giới (UNESCO) xác định mục tiêu của giáo dục thế kỉ XXI là: Học để biết, học để làm, học để chung sống với nhau, học để tự khẳng định mình. Luật giáo dục của Việt Nam năm 2005 cũng khẳng định mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Theo đó trong những năm gần đây mục tiêu giáo dục của Việt Nam đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục, nhất là việc đổi mới phương pháp dạy học chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực, phẩm chất và kĩ năng sống cần thiết cho người học nhằm giúp người học có thể ứng xử hiệu quả trước những nhu cầu và cách thức của cuộc sống. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn 1
- luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”. Trong quỹ đạo chung của tiến trình đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của thời đại, nền giáo dục nước nhà đang có bước chuyển mình rõ rệt. Xu thế phát triển của thời đại và vận mệnh đất nước đang đặt ra cho ngành giáo dục nhiều trọng trách và thách thức: phải đào tạo được những thế hệ người Việt Nam năng động, sáng tạo, ham học hỏi, thân thiện, hợp tác ...Nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn, đổi mới phương pháp dạy học môn văn chính là một trong những nhiệm vụ phải làm để góp phần hiện thực hóa chiến lược giáo dục của nước ta trong thời đại mới. Đứng trước nhu cầu cấp thiết đó, với vai trò là nhà giáo người đang hàng ngày trực tiếp giảng dạy luôn trăn trở tìm ra những phương pháp dạy học hiệu quả, giúp các em học sinh nhớ sâu, vận dụng kiến thức đã học vào quá trình thực tiễn, tôi chọn đề tài: Dạy đoạn trích “H ồn Trươ ng Ba, da hàng th ịt”, (Ng ữ văn 12, t ập 1) t ừ góc độ đổ i mới PPDH theo h ướ ng phát tri ển năng lực h ọc sinh ở tr ườ ng THPT Tr ần Phú. Trong sáng kiến này tôi đề cập tới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh nhằm chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Học sinh phát triển các năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ, năng lực sáng tạo văn học, năng lực đọc hiểu và năng lực tạo lập văn bản... 2. Tên sáng ki ến Dạy đoạn trích “Hồn Trươ ng Ba, da hàng thị t”, (Ngữ văn 12, tập 1) từ góc độ đổi mới PPDH theo h ướ ng phát triể n năng lự c học sinh ở trường THPT Tr ần Phú 3. Tác gi ả sáng ki ến Lê Thị Ng ọc Lan Đị a chỉ: Tr ườ ng THPT Tr ần Phú S ố điện tho ại: 0819 820 888, Email: ngoclan.tranphu@gmail.com 4. Chủ đầu tư t ạo ra sáng kiến: Lê Thị Ng ọc Lan 5. Lĩnh vực áp dụ ng sáng kiến Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực giảng dạy đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt dành cho học sinh thi THPT Quốc gia, thi xét tuyển Đại học, cao đẳng; thi HSG môn Ngữ văn 12. Đặc biệt, trong lĩnh vực nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến dạy học tích hợp trong các nhà trường THPT, tôi cho rằng, đây là một trong những ngữ liệu khoa học cần thiết. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 2
- Sáng kiến được áp dụng lần đầu từ ngày 10/09/2018 đến 10/09/2019. 7. Mô t ả b ản ch ất c ủa sáng kiến 7.1. V ề n ội dung c ủa sáng kiến NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận 1. Năng lực 1.1. Khái niệm Năng lực là một khái niệm được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Dựa vào các dấu hiệu, năng lực có thể được định nghĩa: Năng lực là một thuộc tính tích hợp của nhân cách, là tổ hợp các đặc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động xác định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt đẹp. Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống. Một số cách định nghĩa khác: Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống. Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức tạp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể. (OECD 2002). Năng lực như một hệ thống các cấu trúc tinh thần bên trong và khả năng huy động các kiến thức, kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành và thái độ, cảm xúc, giá trị đạo đức, động lực của một người để thực hiện thành công các hoạt động trong một bối cảnh cụ thể. (Nhóm chuyên gia Châu Âu) Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau như năng lực đặc thù môn học là năng lực được hình thành và phát triển do đặc điểm của môn học đó tạo nên. 1.2. Phân biệt giữa năng lực và kĩ năng Năng lực là khả năng vận dụng một cách tổng hợp, linh hoạt, sáng tạo các kiến thức, kỹ năng và cảm xúc cá nhân để giải quyết vấn đề được đặt ra trong bối cảnh thực tiễn. Kỹ năng là sự thuần thục để có thể thực hiện một đơn vị của một công việc hoàn chỉnh theo một quy định hợp lí, trong một khoảng thời gian có hạn, với những điều kiện cho trước để tạo ra kết quả đạt chất lượng cần thiết. Như vậy, năng lực của học sinh là khả năng hành động, ứng dụng, vận dụng tri thức vào bối cảnh thực, đó là sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức, kỹ năng, thái độ thể hiện ở khả năng hành động hiệu quả, muốn hành động và 3
- sẵn sàng hành động đạt mục tiêu đã đề ra và được hình thành, phát triển trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trong và ngoài lớp học. 1.3. Những năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh ở trường phổ thông Các năng lực chung Các năng lực chuyên môn Năng lực Ngữ văn Năng lực tự chủ và Năng lực ngôn ngữ. Năng lực giao tiếp tự học. Năng lực tính toán. tiếng Việt. Năng lực giao tiếp Năng lực tìm hiểu tự Năng lực tiếp nhận và hợp tác. nhiên và xã hội. Văn học. Năng lực giải Năng lực công nghệ. Năng lực tạo lập văn quyết vấn đề và Năng lực tin học. bản. sáng tạo. Năng lực thể chất. Năng lực sáng tạo Văn Năng lực thẩm mỹ. học. Năng lực Đọc hiểu văn bản. 2. Dạy học phát triển năng lực 2.1. Khái niệm Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nội dung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây. Đặc điểm quan trọng nhất của dạy học phát triển năng lực là đo được “năng lực” của học sinh hơn là thời gian học tập và cấp lớp. Học sinh thể hiện sự tiến bộ bằng cách chứng minh năng lực của mình, điều đó có nghĩa là chúng phải chứng minh mức độ làm chủ/nắm vững kiến thức và kỹ năng (được gọi là năng lực) trong một môn học cụ thể, cho dù mất bao lâu. Mặc dù các mô hình học truyền thống vẫn có thể đo lường được năng lực, nhưng chúng phải dựa vào thời gian, các môn học được sắp xếp theo cấp lớp vào từng kì học, năm học. Vì vậy, trong khi hầu hết các trường học truyền thống đều cố định thời gian học tập (theo năm học) thì dạy học phát triển năng lực lại cho phép chúng ta giữ nguyên việc học và để thời gian thay đổi học. Mỗi học sinh là một cá thể độc lập với sự khác biệt về năng lực, trình độ, sở thích, nhu cầu và nền tảng xuất thân. Dạy học phát triển năng lực thừa nhận thực tế này và tìm ra được những cách tiếp cận phù hợp với mỗi học sinh. Không giống như phương pháp “một cỡ vừa cho tất cả” một chiếc áo tất cả đều mặc vừa, nó cho phép học sinh được áp dụng những gì đã học, thông qua sự gắn kết giữa bài học và cuộc sống. Điều này cũng giúp học sinh thích ứng với những thay đổi của cuộc sống trong tương lai. Đối với một số 4
- học sinh, dạy học phát triển năng lực cho phép đẩy nhanh tốc độ hoàn thành chương trình học, tiết kiệm thời gian và công sức của việc học tập. Vì thế. dạy học dựa trên phát triển năng lực cho phép mọi học sinh học tập, nghiên cứu theo tốc độ của riêng của chúng. Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người.. 2.2. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực Trong quan niệm dạy học mới (tổ chức) một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh (HS); giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. 2.3. Cấu trúc giáo án dạy học phát triển năng lực Giáo án (kế hoạch bài học) được điều chỉnh cụ thể hơn so với truyền thống. Có thể có nhiều cấu trúc để thiết kế một kế hoạch dạy học (giáo án). Sau đây là một cấu trúc giáo án có các hoạt động và mục tiêu cụ thể…. Mục tiêu bài học: + Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về KT, KN, thái độ. + Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được. Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học: + GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hoá chất...), các phương tiện dạy học (máy chiếu, TV, đầu video, máy tính, máy projector...) và tài liệu dạy học cần thiết. 5
- + Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết). Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ: + Tên hoạt động. + Mục tiêu của hoạt động. + Cách tiến hành hoạt động. + Thời lượng để thực hiện hoạt động. + Kết luận của GV về: những KT, KN, thái độ HS cần có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng KT, KN, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp... Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc HS cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ, hoạt động ứng dụng kết quả bài học vào cuộc sống (ở lớp, nhà, cộng đồng; có thể cùng bạn, gia đình, làng xóm, khối phố) hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới. II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 1. Thực trạng việc dạy học của giáo viên (khảo sát tại trường THPT Trần Phú) 1.1. Khảo sát ý kiến của 70 thầy cô trường THPT Trần Phú, về mức độ thực hiện hoạt động giảng dạy của bản thân: Áp dụng PP và kĩ thuật DH Áp dụng thường Áp dụng vào xuyên, trong mọi một số giờ học giờ học Trang bị đầy đủ tri thức, kỹ năng, thái độ 60 10 Chủ yếu quan tâm trang bị tri thức, thái 43 27 độ Trình tự sắp xếp nội dung bài giảng của 62 8 GV theo đúng giáo trình GV áp dụng nhiều biện pháp để các 32 38 nhóm đối tượng HS có trình độ khác nhau trong lớp đều hiểu bài GV khuyến khích HS đặt câu hỏi trên 36 34 lớp, khuyến khích HS trình bày ý kiến và nhận xét ý kiến của bạn trong giờ học GV hướng dẫn kĩ năng làm việc theo 35 35 nhóm, kĩ năng trình bày trước lớp cho HS GV hướng dẫn HS biết cách khai thác 52 18 các nguồn tài liệu khác nhau 6
- GV đưa kiến thức thực tế vào bài giảng 56 14 GV sử dụng CNTT trong giảng dạy 37 33 GV yêu cầu HS sử dụng Internet trong 43 37 học tập GV đọc bài giảng cho HS chép. 26 44 GV kiểm soát lớp, duy trì sự chú ý của 54 16 HS trong suốt giờ lên lớp. GV tìm hiểu những khó khăn trong học 60 10 tập của HS. GV tạo niềm tin cho HS về khả năng 52 18 học tập của mình Tạo không khí lớp cởi mở, gần gũi 57 13 1.2. Khảo sát ý kiến của 200 HS trường THPT Trần Phú về mức độ thực hiện hoạt động giảng dạy của GV Áp dụng thường Áp dụng vào Áp dụng PP và kĩ thuật DH xuyên, trong mọi một số giờ học giờ học Trang bị đầy đủ tri thức, kỹ năng, thái độ 185 15 Chủ yếu quan tâm trang bị tri thức, thái 178 22 độ Trình tự sắp xếp nội dung bài giảng của 190 10 GV theo đúng giáo trình GV áp dụng nhiều biện pháp để các 166 34 nhóm đối tượng HS có trình độ khác nhau trong lớp đều hiểu bài GV khuyến khích HS đặt câu hỏi trên 165 35 lớp, khuyến khích HS trình bày ý kiến và nhận xét ý kiến của bạn trong giờ học GV hướng dẫn kĩ năng làm việc theo 135 65 nhóm, kĩ năng trình bày trước lớp cho HS GV hướng dẫn HS biết cách khai thác 140 60 các nguồn tài liệu khác nhau GV đưa kiến thức thực tế vào bài giảng 176 24 GV sử dụng CNTT trong giảng dạy 167 33 GV yêu cầu HS sử dụng Internet trong 187 13 học tập GV đọc bài giảng cho HS chép. 45 155 GV kiểm soát lớp, duy trì sự chú ý của 189 11 7
- HS trong suốt giờ lên lớp. GV tìm hiểu những khó khăn trong học 187 13 tập của HS. GV tạo niềm tin cho HS về khả năng 156 44 học tập của mình Tạo không khí lớp cởi mở, gần gũi 191 09 1.3. Nhận xét 1.3.1. Ưu điểm: Qua kết quả khảo sát ta thấy: Hoạt động giảng dạy của các GV trong trường đã có nhiều chuyển biến tích cực: Các GV đều có sự đồng thuận trong các hoạt động đổi mới PP dạy học và thu được nhiều kết quả tốt: Thực hiện nghiêm túc lịch trình dạy học, kĩ năng quản lí lớp, áp dụng tốt tri thức, phương pháp và kĩ năng giảng dạy. GV ngày càng quan tâm nhiều đến tất cả khâu trong chu trình lên lớp như thiết kế bài giảng, chuẩn bị bài giờ lên lớp, các phương pháp và kĩ thuật lên lớp, quản lí HS trên lớp, hướng dẫn HS chủ động học tập. Đa số GV đã chú ý đến yếu tố tâm lí của HS. Sự thân thiện, thái độ cởi mở của GV trong lớp học sẽ làm giảm sự căng thẳng, tạo bầu không khí thoải mái cho HS tiếp cận phương pháp học mới. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS chủ động chiếm lĩnh tri thức bằng nhiều hình thức học tập như thảo luận nhóm, trình bày ý kiến của cá nhân, hình thành kĩ năng giải quyết các vấn đề trong phạm vi bài học. Đa số GV đã áp dụng tốt các phương pháp và kĩ thuật lên lớp như: kĩ năng ngôn ngữ diễn đạt trên lớp rõ ràng giúp HS hiểu bài; sắp xếp nội dung bài giảng theo trình tự, khoa học đúng với giáo án; tổ chức điều khiển hoạt động dạy học có sự chú ý quan tâm giải đáp thắc mắc về nội dung bài học cho HS, giúp HS nhận thức được vai trò chủ động của mình trong học tập và chiếm lĩnh tri thức. 1.3.2. Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm trên, kết quả khảo sát cũng đã chỉ ra những hạn chế về mức độ thực hiện phương pháp và kĩ thuật lên lớp của GV: Một số GV chưa nhận thức sâu sắc hết tầm quan trọng của giảng dạy hoạt động chủ đạo trong nhà trường trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay. Xây dựng kế hoạch giảng dạy chưa được thực hiện đồng bộ hoặc chưa đảm bảo tính đột phá theo chương trình đổi mới. Chưa đảm bảo đủ chất lượng các khâu theo chu trình lên lớp từ việc thiết kế bài giảng, áp dụng hiệu quả các phương pháp và kĩ thuật lên lớp, quản lí HS trên lớp cho đến việc KTĐG kết quả học tập của HS. 8
- Các hoạt động đổi mới PPDH và KTĐG chưa có sự gắn kết; ứng dụng CNTT trong soạn giảng vẫn mang nặng tính biểu diễn hơn là tính hiệu quả Về kĩ năng quản lí lớp, một số GV chưa quan tâm nhiều đến việc “bao quát và kiểm soát lớp, duy trì sự chú ý của HS trong suốt giờ lên lớp”. 2. Thực trạng việc học của học sinh 2.1. Khảo sát ý kiến của 200 HS về hứng thú, phương pháp học tập Thích Không thích Học kiểu nghe giảng, chọn lọc, 102 98 ghi bài Được giao nhiều bài tập 125 72 Làm việc nhóm 114 86 Tự xây dựng nội dung bài học 85 115 theo hướng dẫn của GV Minh họa bài giảng bằng sơ đồ, 76 124 tranh vẽ, sân khấu hóa Ứng dụng CNTT trong học tập 126 74 2.2. Nhận xét Đa số HS đã chủ động trong việc học tập của mình, có hứng thú với PP học tập mới. Tuy nhiên, có ngại vất vả, lười suy nghĩ nên nhiều em chỉ muốn học tập theo hiểu nghe giảng, chép bài và về nhà học lại theo bài dạy của thầy cô. Với môn ngữ văn, tôi đã tiến hành kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tôi nhận thấy chủ yếu các em soạn bài nhưng còn sơ sài khi trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Một số em còn không soạn bài, ghi chép không đầy đủ. Quan sát trong giờ học, học sinh ít tham gia vào hoạt động học, ít xung phong phát biểu. Một số em hiểu vấn đề nhưng lười phát biểu, còn e ngại, xấu hổ vì sợ sai. Một số em đợi cô giáo gọi thì mới đứng lên phát biểu. Chủ yếu là giáo viên hỏi rồi lại trả lời. III. Mô tả, phân tích giải pháp mới Dạy đoạn trích “Hồn Trương ba, da hàng thịt” (Ngữ văn 12, tập 1) từ góc độ đổi mới PPDH theo h ướ ng phát triển năng lự c học sinh ở trường THPT Tr ần Phú 1. Thực hiện bài soạn minh họa Tiết 86,87: HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT (Trích) Lưu Quang Vũ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức 9
- Những ràng buộc mang tính tương khắc giữa thể xác và linh hồn trong một nghịch cảnh trớ trêu: linh hồn nhân hậu, thanh cao phải sống nhờ, sống tạm một cách trái tự nhiên trong một thân xác phàm tục, thô lỗ. Cuộc đấu tranh giữa linh hồn và thể xác để bảo vệ những phẩm tính cao quý, để có một cuộc sống thật sự có ý nghĩa, xứng đáng với con người. Sức hấp dẫn của kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu, tính hiện đại và giá trị truyền thống, chất trữ tữ tình đằm thắm bay bổng và sự phê phán quyết liệt, mạnh mẽ. 2. Về kĩ năng Rèn kĩ năng Đọc hiểu kịch bản văn học theo đúng đặc trưng thể loại. 3. Về thái độ Lên án lối sống trong dung tục, ngợi ca con người biết đấu tranh để giữ vững nhân cách. 4. Những năng lực cần hình thành Năng lực thu thập thông tin liên quan đến kịch hiện đại của Lưu Quang Vũ Năng lực đọc hiểu các tác phẩm kịch hiện đại Việt Nam. Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về kịch văn học. Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưở ng và nghệ thuật của đoạn trích vở kịch; Năng lực phân tích, so sánh quan niệm sống của 2 nhân vật Hồn Trương Ba và Đế Thích trong đoạn trích vở kịch. Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học. Năng lực chuyên biệt: đọc kịch, sân khấu hoá. II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1. Phương tiện Học sinh: SGK, vở ghi, vở soan, b ̣ ảng phụ, bút phooc, diễn kịch, chuẩn bị bài soạn theo yêu cầu của giáo viên. Giáo viên: Bài soạn, SGK, SGV, tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ năng, máy chiếu, máy tính, video. 2. Phương pháp Dạy học theo hình thức lớp học đảo ngược, dạy học theo nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, tự học. Nhiệm vụ học tập cho hoạt động hình thành kiến thức: Học sinh làm việc theo 4 tổ: Giới thiệu về tác giả Lưu Quang Vũ và tác phẩm bằng Power point. (Cử 2 đại diện, 01 học sinh thuyết minh, 01 học sinh điều khiển máy tính). + Học sinh chuẩn bị phần tóm tắt tác phẩm. + 02 Học sinh sân khấu hóa màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt. 10
- + Học sinh chuẩn bị tìm hiểu màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với những người thân. Câu hỏi định hướng: ? Qua lớp kịch hồn Trương Ba và gia đình (vợ, con, cháu), anh (chị) nhận thấy nguyên nhân nào đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba rơi vào bất ổn và phải chịu đau khổ? ? Trương Ba có thái độ như thế nào trước những rắc rối đó? ? Căn cứ vào những lời thoại, em hãy hình dung và miêu tả lại tâm trạng, cảm xúc của Hồn Trương ba khi nhận được những câu trả lời từ phía người thân?) + Học sinh chuẩn bị tìm hiểu màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với Đế Thích. Câu hỏi định hướng: ?. Em hãy lựa chọn và phân tích 3 lời thoại của nhân vật Trương Ba thể hiện rõ nhất sự giác ngộ từ khi gặp Đế Thích? ? Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích về ý nghĩa sự sống. ? Theo anh (chị), Trương Ba trách Đế Thích, người đem lại cho mình sự sống (Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!) có đúng không? Vì sao? ? Màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích toát lên ý nghĩ gì? ? Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì sao? ? Chỉ với 3 lời thoại, hồn Trương ba đã trở lại là mình nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn để rồi dẫn đường cho những quyết định đau đớn, nghiệt ngã nhưng sáng suốt và tất yếu. Quyết định đó là gì? Trước khi đi đến quyết định này, tác giả đã đặt nhân vật của mình trước những lựa chọn nào? Nếu là Trương Ba, em có làm như vậy không? + Học sinh tìm hiểu màn kết của vở kịch: Ý nghĩa lời nói của Trương Ba: “Tôi vẫn ở đây”? Chỉ ra chất thơ ở đoạn kết?) 3. Hình thức: Theo lớp, theo nhóm, diễn kịch III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của GV HS Kiến thức cần đạt I. Hoạt động khởi động GV gợi dẫn nội dung bài học: Mục đích: Thu hút sự chú ý, tư Ba tác phẩm trên đều là thể loại kịch. duy, nhận thức, gợi hứng thú, Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng chuẩn bị tâm thế, huy động kiến hợp, kịch lựa chọn những mâu thuẫn, thức cũ, kiến thức liên quan làm xung đột trong đời sống, được cụ thể hành trang tiếp nhận kiến thức hóa bằng hành động kịch qua nhân vật mới. kịch. Xét theo nội dung ý nghĩa, kịch có 3 Phương pháp: trực quan, trải loại: Hài kịch, bi kịch và chính kịch. Đặc nghiệm. trưng của kịch là được xây dựng qua 11
- Thời gian: 5 phút những mâu thuẫn, xung đột đời thường GV đưa ra hình ảnh trang của nhân vật từ đó tác giả gửi gắm bìa tên 3 tác phẩm (Hồn Trương những vấn đề triết lí nhân sinh. Vậy Ba, da hàng thịt, Vũ Như Tô, mâu thuẫn, xung đột đó được thể hiện Trưởng giả học làm sang) và trong đoạn trong vở kịch “Hồn Trương ảnh chân dung 3 nhà văn Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ là (Nguyễn Huy Tưởng, Lưu Quang gì? Đó là nội dung bài học ngày hôm Vũ, Molie) để học sinh ghép tên nay. tác phẩm với tác giả. Nhận xét điểm chung về thể loại. HS thực hiện việc ghép tác phẩm với tác giả, nhận xét. II. Hoạt động hình thành kiến I. Tìm hiểu chung thức mới Mục đích: Hình thành cho học sinh những kĩ năng cơ bản tiếp cận về tác giả, tác phẩm, xung đột kịch qua màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, đối thoại giữa hồn Trương Ba với những người thân, đối thoại giữa hồn Trương Ba với Đế Thích. Phương pháp: truyền đạt trực tiếp, nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm. Thời gian: 70 phút 1. Tác giả: Học sinh tìm hiểu về: tác giả, vở kịch “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, đoạn trích. * Tìm hiểu về tác giả Bước 1: Giáo viên giao nhiệm Lưu Quang Vũ (1948 1988) vụ: Dựa vào phần Tiểu dẫn Nhà soạn kịch tài năng nhất của nền SGK, hãy trình bày những đóng văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. góp và đánh giá nổi bật nhất về Năm 2000, ông được tặng giải thưởng tác giả Lưu Quang Vũ? Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Bước 2: HS đã chuẩn bị ở nhà trên máy tính, GV gọi đại diện 02 HS của 1 tổ trình bày. 12
- Bước 3: Các tổ khác chú ý nghe, đặt câu hỏi, phản biện vấn đề. Bước 4: GV giới thiệu thêm một số hình ảnh liên quan đến cuộc đời và tác phẩm của Lưu Quang Vũ và chốt nội dung chính 2. Vở kịch: “Hồn Trương Ba, da hàng * Tìm hiểu vở kịch “Hồn Tr thịt” ương Viết năm 1981, được công diễn năm Ba, da hàng thịt” 1984. Bước 1: GV giao nhiệm vụ: + Học sinh nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”? Tóm tắt tác phẩm Bước 2: Học sinh thực hiện Xuất xứ: Từ một cốt truyện dân gian, nhiệm vụ: tác giả đã xây dựng thành một vở kịch + HS hoạt động độc lập nói hiện đại. Bước 3: HS báo cáo kết quả: + GV gọi 01 HS nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của tác phẩm; Tóm tắt: SGK Tr 143 01 HS nhận xét, bổ sung. Nguồn gốc, sáng tạo: Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, chốt nội dung đúng và nhấn 3. Đoạn trích: Thuộc cảnh VII và đoạn mạnh điểm mới trong sáng tác kết của vở kịch. kịch của Lưu Quang Vũ so với truyện dân gian và nêu vị trí của II. Đọc hiểu văn bản. trích đoạn. 1. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt Hướng dẫn đọc hiểu văn a. Nội dung, diễn biến màn đối thoại bản *Tìm hiểu màn đối thoại giữa Nhân hồn Trương Ba và xác hàng vật/ Hồn Xác thịt Các Trương Ba hàng thịt HS phát hiện bố cục trích đoạn. phươn GV giao nhiệm vụ học tập. g + GV gọi 2 HS lên bảng diễn diện xuất, 01 HS trong vai hồn Mày – Ta/ Ông – Tôi Trương Ba, 01 HS trong vai xác Xưng Anh hàng thịt, diễn từ đầu đoạn trích hô > Khinh bỉ, > Ngang hàng, 13
- đến “Ta không muốn nghe mày xem thường thách thức nữa”(SGKtr145) Bịt tai lại Lắc đầu + HS dưới lớp quan sát cách Cử chỉ xưng hô, cử chỉ, giọng điệu, > Uất ức > Tỏ vẻ mục đích của các nhân vật trong tuyệt vọng thương hại màn đối thoại để chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. Giận dữ, Khi ngạo nghễ HS theo dõi, nhận xét cách diễn khinh bỉ, thách thức khi của các bạn. Giọng mắng mỏ buồn rầu thì Bước 1: GV giao nhiệm vụ học điệu > ngậm thầm ranh tập. ngùi, cay mãnh, khi an + Nhóm 1,3: Nhận xét cách xưng đắng ủi hô, cử chỉ, giọng điệu, mục đích > Kháng cự đối thoại của nhân vật Hồn yếu ớt. >Đắc thắng. Trương Ba với Xác hàng thịt? Phủ định sự Khẳng định + Nhóm 2,4: Nhận xét cách xưng Mục lệ thuộc thể xá hô, cử chỉ, giọng điệu, mục đích đích của linh hồn đối thoại của nhân vật Xác hàng vào thể xác, thịt với Hồn Trương Ba? khẳng định Bước 2: HS thực hiện nhiệm hồn có đời vụ: sống riêng + Làm việc cá nhân: suy nghĩ và trong sạch. trả lời câu hỏi. (Thời gian 2 phút) có sức Bị dồn vào Nắm thế chủ + Các cá nhân về vị trí hoạt động mạnh, thế bị động. động. theo 4 nhóm, cử thư kí ghi lại nội điều >Tạm thời > Tạm thời dung trên bảng phụ. (Thời gian 5 khiển thua cuộc, thắng thế, phút). lấn át chấp nhận buộc hồn linh Bước 3: HS báo cáo kết quả: 2 trở lại xác Trương Ba hồn nhóm cử đại diện, treo bảng phụ cao hàng thịt phải quy phục trình bày kết quả của nhóm, 2 khiết nhóm còn lại nhận xét, phản biện bổ sung. Vị thế Bước 4: GV đánh giá, kiểm tra kết quả thảo luận của các nhóm, dẫn dắt vị thế của hai nhân vật và chốt kiến thức trên máy chiếu. *Tìm hiểu ý nghĩa màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và b. Ý nghĩa màn đối thoại xác hàng thịt Phản ánh bi kịch của hồn Trương Ba: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: không được sống là chính mình, thấy 14
- Qua màn đối thoại của hồn mình ngày càng bị tha hóa mà không Trương Ba và xác hàng thịt, cho thoát ra được. thấy Hồn Trương Ba rơi vào bi Cảnh báo: Con người có thể bị tha hóa kịch gì? Nhà văn đã phê phán, khi phải sống trong hoàn cảnh dung tục. cảnh báo, nhắc nhở điều gì? Nhắc nhở: Con người phải luôn nỗ lực Bước 2: HS suy nghĩ độc lập trả hoàn thiện nhân cách. lời Phê phán: lối sống chạy theo ham GV gợi dẫn bằng một số dẫn muốn vật chất hoặc coi trọng đời sống chứng trong tác phẩm tinh thần, sóng giả tạo… Bước 3: Gọi 13 HS trả lời => Cuộc sống cần có sự hài hòa cả về Bước 4: GV kết hợp chốt nội vật chất và tinh thần. dung bằng grap trên máy chiếu. GV liên hệ thực tế: Trong cuộc sống đôi khi chúng ta cũng bị vấp ngã bởi hoàn cảnh. Vấn đề là chúng ta phải biết đứng dậy vươn lên làm chủ hoàn cảnh, để hoàn thiện nhân cách, không được đổ lỗi cho hoàn cảnh. * Tìm hiểu nghệ thuật xây c. Nghệ thuật xây dựng màn đối thoại dựng màn đối thoại Tạo tình huống giàu kịch tính. Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Để Độc thoại và đối thoại phân thân tạo xây dựng thành công màn đối sự độc đáo đồng thời khắc họa tâm lí thoại giữa nhà văn đã sử dụng nhân vật. những yếu tố nghệ thuật gì? Hình ảnh ẩn dụ: Hồn và xác có giá trị Bước 2: HS độc lập suy nghĩ nghệ thuật cao. thực hiện nhiệm vụ. GV gợi dẫn bằng một số dẫn chứng trong tác phẩm Bước 3: GV gọi 12 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV đánh giá kết quả, chốt ý chính. * Cuộc đối thoại giữa hồn 2. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Trương Ba với những người Ba với những người thân thân a. Nội dung cuộc đối thoại Mục đích: Giải quyết vấn đề, Vợ Trương Ba: hình thành kiến thức cuộc đối + Buồn bã, đau khổ vì sự thay đổi, thoại giữa hồn Trương Ba với lạnh lùng của chồng: "ông đâu còn là những người thân ông, đâu còn là ông Trương Ba làm 15
- Nhiệm vụ: Hs đọc ngữ liệu vườn ngày xưa". SGK, nêu những nội dung chính. + Giận dỗi đòi bỏ đi, nhường Trương Phương thức: trả lời cá nhân. Ba cho vợ anh hàng thịt. Sản phẩm: Hs phát biểu, thể Con dâu Trương Ba: hiện năng lực giao tiếp ngôn + Thấu hiểu cho hoàn cảnh trớ trêu ngữ. của bố chồng: Chị biết ông "khổ hơn Tiến trình thực hiện: xưa nhiều lắm". Bước 1: Chuyển giao + Lo lắng, nỗi buồn đau trước tình nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc cảnh gia đình khiến chị không thể chịu SGK , trả lời các câu hỏi sau được: "Thầy bảo con: Cái bên ngoài là bằng cách ghi vào giấy A4: không đáng kể, chỉ có cái bên trong, ? Qua lớp kịch hồn Trương nhưng… mỗi ngày thầy một đổi khác Ba và gia đình (vợ, con, cháu), dần, mất mát dần…" anh (chị) nhận thấy nguyên nhân Cháu gái Trương Ba phản ứng nào đã khiến cho người thân của quyết liệt và dữ dội: Trương Ba và cả chính Trương + Nó khước từ tình thân: “tôi không Ba rơi vào bất ổn và phải chịu phải là cháu ông… Ông nội tôi chết đau khổ? Trương Ba có thái độ rồi”. như thế nào trước những rắc rối + Nó không thể chấp nhận con người đó? vụng về đã làm "gãy tiệt cái chồi non", ? Căn cứ vào những lời thoại, "giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm" em hãy hình dung và miêu tả lại trong mảnh vườn của ông nội nó. tâm trạng, cảm xúc của Hồn + Nó hận vì ông đã làm gãy nát cái Trương ba khi nhận được những diều khiến cu Tị trong cơn sốt mê man câu trả lời từ phía người thân? cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó, Bước 2: Thực hiện nhiệm "Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vụ học tập: HS làm việc cá nhân, vậy". cặp đôi + Nó xua đuổi quyết liệt: "Ông xấu Bước 3: Báo cáo kết lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!". quả: HS trình bày kiến thức Người chồng, người cha, người Bước 4: Đánh giá kết quả ông trong sạch, nhân hậu trước đây đã thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến và đang thành một kẻ khác, với những thức: GV trực tiếp phân tích, thói hư tật xấu của một tên đồ tể thô lỗ, nhận xét, đánh giá. phàm tục. GV bình thêm: Tâm trạng, cảm xúc của Trương Cái quý nhất của con người là Ba: cuộc sống. Nhưng không phải + Ông đau khổ, tuyệt vọng khi vì ông bất cứ cách sống, kiểu sống nào. mà tất cả những người thân phải đau Sống mà đánh mất bản thân, đớn, bàng hoàng, bế tắc, vì ông mà nhà sống giả dối với người và với cửa tan hoang. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p | 320 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 185 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 57 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 140 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ và bài Ankan, Hoá học 11 ở trường THPT
56 p | 22 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài 13. lực ma sát – Vật Lí 10 cơ bản
36 p | 82 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường gắn với trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy giáo dục địa phương ở trường THPT Bình Minh
77 p | 28 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Sự biến đổi chất - Sắc nến lung linh
34 p | 22 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học tích hợp liên môn Lịch sử - Ngoại ngữ - Giáo dục công dân
60 p | 36 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn