Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học dự án bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
lượt xem 5
download
Đề tài "Dạy học dự án bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi" tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học dự án và cách thức vận dụng phương pháp dạy học dự án trong phân môn Ngữ văn, vận dụng qua dạy học chủ đề thơ Nôm Nguyễn Trãi- bài thơ “Cảnh ngày hè”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học dự án bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
- 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục Việt Nam đang đổi mới theo hướng dạy học phát huy năng lực người học. Người giáo viên không còn giữ địa vị “độc tôn” mà trở thành người đồng hành, tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ học sinh tìm kiếm tri thức. Trong môn Ngữ văn, dạy học phát huy năng lực chú trọng phát huy năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác và giao tiếp, học tập suốt đời… Người giáo viên dạy văn bên cạnh vai trò là người “kĩ sư tâm hồn” còn phải thay đổi vị trí, không còn là người cung cấp kiến thức mà chuyển sang người hướng dẫn, tổ chức, hỗ trợ học sinh thực hiện các hoạt động học. Vậy làm thế nào để có thể tích cực hóa hoạt động của học sinh? Bằng cách nào để tạo ra môi trường học tập tương tác, phát huy được năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ ở người học? Đó cũng là băn khoăn, trăn trở của tác giả khi tìm đến đề tài này. Thơ trung đại ra đời cách chúng ta khoảng thời gian hàng trăm năm, với những dấu ấn thi pháp “mã văn hóa” riêng. Nguyễn Trãi là nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, kết tinh tinh hoa của văn học Lí Trần và mở ra bước ngoặt cho sự phát triển của thơ ca dân tộc. Thơ Nôm Nguyễn Trãi mở đầu cho sự phát triển của thơ ca Tiếng Việt, mộc mạc, giản dị nhưng không phải là dễ tiếp thu, nhất là với học sinh của thế kỉ XXI hiện nay. Hiểu và đồng điệu với trăn trở, ưu tư rất đời, rất người của ông là cách hậu thế tri âm với người anh hùng dân tộc mà cuộc đời “tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng”. Trong quá trình giảng dạy, nhiều em học sinh vẫn hay hỏi tôi: đối với thơ trung đại, thơ Nôm Nguyễn Trãi, làm thế nào để viết và cảm nhận tốt? Hơn nữa, trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học ngày nay, việc tích cực hóa hoạt động của học sinh, phát huy năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, xử lí thông tin, tổng hợp kiến thức áp dụng sáng tạo vào cuộc sống…thông qua dự án học tập cần được chú ý hơn bao giờ hết. Để góp phần giải quyết khó khăn học sinh gặp phải cũng như đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông, tiệm cận chương trình Giáo dục tổng thể 2018, tôi đã tìm đến đề tài: Dạy học dự án bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. II. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Giới hạn nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học dự án và cách thức vận dụng phương pháp dạy học dự án trong phân môn Ngữ văn, vận dụng qua dạy học chủ đề thơ Nôm Nguyễn Trãi- bài thơ “Cảnh ngày hè”. Giới hạn địa bàn: Đề tài được triển khai nghiên cứu tại các trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương, Nghệ An. III. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:
- 2 Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung được triển khai qua bốn phần: Phần một: Phương pháp dạy học dự án Phần hai: Cách thiết kế dạy học môn Ngữ văn theo phương pháp Dạy học dự án. 1. Quyết định tên dự án: Tên của dự án phải thể hiện tính có vấn đề, kích thích động cơ và hứng thú cho học sinh tìm hiểu, gắn với thực tiễn 2. Xác định mục tiêu của dự án: 3. Xác định bộ câu hỏi định hướng: giáo viên đặt vấn đề và định hướng cho học sinh các nhiệm vụ cần giải quyết qua bộ câu hỏi định hướng gồm câu hỏi tổng quát và bộ câu hỏi nội dung. 4. Xác định hệ thống phương tiện và phương pháp thực hiện dự án 5. Xác định đối tượng, thời gian và môi trường thực hiện dự án 6. Xây dựng các hoạt động của dự án: Phần ba: Vận dụng phương pháp dạy học dự án dạy học bài thơ “Cảnh ngày hè” nhằm tích cực hóa hoạt động học sinh, phát huy năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, xử lý thông tin. 1.Quyết định tên dự án: Có thể lựa chọn các dự án: Sức sống của thơ Nôm Nguyễn Trãi”, “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi- hành trình tiếp lửa” 2. Xác định mục tiêu của dự án: 3. Xác định bộ câu hỏi định hướng: giáo viên đặt vấn đề và định hướng cho học sinh các nhiệm vụ cần giải quyết qua bộ câu hỏi định hướng gồm câu hỏi tổng quát và bộ câu hỏi nội dung. Ví dụ với dự án “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi- hành trình tiếp lửa” chúng tôi xây dựng câu hỏi tổng quát “ Sự cách tân của Nguyễn Trãi trong thơ Nôm”? và xác định bộ câu hỏi nội dung, chuyển giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm học sinh 4. Xác định hệ thống phương tiện và phương pháp thực hiện dự án 5. Xác định đối tượng, thời gian và môi trường thực hiện dự án 6. Xây dựng các hoạt động của dự án: Giai đoạn 1- chuẩn bị: chia nhóm, phân công nhiệm vụ, thiết kế chương trình… Giai đoạn 2- học kĩ năng: GV giới thiệu cho HS các kĩ năng cần thiết để thực hiện dự án: kĩ năng công nghệ thông tin, làm video… Giai đoạn 3- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. thực hiện nhiệm vụ học tập: các nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên: thu thập, xử lý thông tin,tìm nguồn thông tin…lập báo cáo và hoàn thiện sản phẩm.
- 3 Giai đoạn 4- dạy học chuyên đề: Sự cách tân của Nguyễn Trãi trong thơ Nôm gắn với dạy học bài thơ “Cảnh ngày hè”, học sinh trình bày, giới thiệu sản phẩm nhóm. Các nhóm còn lại theo dõi, quan sát, lắng nghe để nhận xét sản phẩm nhóm bạn. Đặt câu hỏi, trao đổi nhiệm vụ, sản phẩm với các nhóm. Giai đoạn 5- hoàn thành sản phẩm và tổng kết dự án. Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm và quá trình thực hiện, căn cứ tiêu chí để chấm điểm. Phần bốn: Hiệu quả của đề tài IV: PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: ĐỀ TÀI KẾT HỢP NHIỀU PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp thống kê phân loại, phương pháp so sánh, đối chiếu, nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn, phương pháp thực nghiệm sư phạm. B. NỘI DUNG PHẦN MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC DỰ ÁN 1. Phương pháp dạy học Phương pháp dạy học chính là cách thức, sự tương tác chung giữa giáo viên và học sinh ở trong điều kiện dạy học nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu của việc dạy học. Có ba bình diện cần xem xét trong phương pháp dạy học: quan điểm, phương pháp dạy học cụ thể và kĩ thuật dạy học. 1.1 Quan điểm về phương pháp dạy học Được hiểu là tổng thể các định hướng về hành động phương pháp, mà ở đó có sự kết hợp của nhiều yếu tố như: nguyên tắc dạy học; cơ sở lý thuyết của lý luận dạy học; môi trường và điều kiện dạy học; định hướng cụ thể về vai trò của giáo viên, học sinh khi tham gia vào quá trình dạy học. Quan điểm dạy học bao gồm các định hướng có tính chiến lược và nó chính là mô hình lý thuyết của phương pháp dạy học. 1.2. Phương pháp dạy học cụ thể Có rất nhiều phương pháp dạy học như phương pháp thảo luận, nghiên cứu, trò chơi hay xử lý tình huống, đóng vai, học nhóm,… Ở đây, phương pháp dạy học sẽ được hiểu là những hành động, cách thức của giáo viên và học sinh nhằm đạt được 1mục tiêu của việc dạy học, ở trong những điều kiện dạy học nhất định. Phương pháp dạy học là cách thức của giáo viên và học sinh nhằm đạt được mục tiêu của việc học tập 1.3 Kỹ thuật dạy học Kỹ thuật dạy học bao gồm các phương pháp, cách thức hành động của giáo viên ở từng tình huống cụ thể, nhằm thực hiện và điều khiển toàn bộ quá trình dạy học. Một số kỹ thuật dạy học cho giáo viên gồm: kỹ thuật chia nhóm, đặt câu hỏi, kỹ
- 4 thuật hỏi chuyên gia, phòng tranh, kỹ thuật các mảnh ghép hay hoàn thành một nhiệm vụ,… 2. Khái niệm phương pháp dạy học dự án Phương pháp dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên tự lực thực hiện một nhiệm vụ học tập phức tạp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, nhằm tạo ra các sản phẩm và giới thiệu chúng. Nhiệm vụ của phương pháp này đòi hỏi người học cần có tính tự học trong toàn bộ quá trình học tập. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của phương pháp dự án. 3. Những đặc điểm chính của phương pháp dạy học dự án 1. Mục đích trọng tâm là giáo dục tri thức; 2.Thời lượng trung bình hoặc dài (tối thiểu vài tuần cho tới một học kỳ) 3. Đa ngành, đa lĩnh vực (nghĩa là nội dung giảng dạy đòi hỏi phải kết hợp kiến thức của nhiều ngành học, liên môn, tích hợp 4.Vấn đề/ chủ đề đặt ra phải có tính thách thức và gây hứng thú với người học 5. Người học làm trung tâm của hoạt động 6. Hoạt động nhóm là hình thức làm việc chủ yếu 7. Chủ đề phải liên hệ với những vấn đề mang tính thực tiễn 8. Có thành phẩm cụ thể, có giá trị thực tiễn 9.Mang lại cơ hội rèn luyện nhiều kỹ năng sống tích cực như kỹ năng quản lý thời gian, quản trị dự án, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác nhóm, kỹ năng tranh luận xây dựng,… 10. Sử dụng các công cụ có tính trực quan và công nghệ thông tin cao. 4. Mục đích của dạy học dự án •Tạo ra sản phẩm. •Thực hành nghiên cứu. • Giải quyết một vấn đề. 5. Các dạng của phương pháp dạy học theo dự án: - Dự án trong một môn học: - Dự án liên môn: - Dự án ngoài chuyên môn:
- 5 Phân loại theo sự tham gia của người học: dụ án nhóm, dự án cá nhân. Dự án nhóm là hình thức dự án chủ yếu. Trong trường phổ thông còn có dự án toàn trường, dự án cho một khối lớp, dự án cho mộ lớp học. Phân loại theo sự tham gia của người dạy: dụ án do một giáo viên hướng dẫn và dự án do nhiều giáo viên cộng tác hướng dẫn. Phân loại theo quỹ thời gian: dự án nhỏ (từ 2-6 giờ học); dự án trung bình ( thực hiện trong một hoặc vài ngày, giớ hạn tong một tuần hoawcj40 giờ học). Dự án lớn: dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần, có thể kéo dài nhiều tuần. Phân loaijtheo nhiệm vụ: Dựa theo nhiệm vụ trọng tâm của dự án, có thể phân loại dự án theo các dạng sau: - Dụ án tìm hiểu: khảo sát thục trạng đối tượng - Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích hiện tượng, quá trình - Dự án thực hành ( dự án kiến tạo sản phẩm): trọng tâm là việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện một hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ trưng bày, trang trí, biểu diễn hoặc sáng tác… - Dự án hỗn hợp: có nội dung kết hợp với các dạng đã nêu như trên. Các loaị dự án trên không hoàn toàn tách biệt nhau. Trong từng lĩnh vực chuyên môn người dạy có thể phân loại dựa trên các dạng dự án theo đặc thù riêng. 6. Quy trình thực hiện: Bước 1: Lập kế hoạch Xác định chủ đề. Xây dựng tiểu chủ đề. Lập kế hoạch về nhiệm vụ học tập. Giáo viên xây dựng bộ câu hỏi định hướng: xuất phát từ nội dung học và mục tiêu cần đạt được, thiết kế các nhiệm vụ cho học sinh; chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ học sinh các điều kiện thực hiện dự án trong thực tế. Học sinh làm việc nhóm để lựa chọn chủ đề dự án; xây dựng kế hoạch dự án: xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm, chuẩn bị các nguồn thông tin để thực hiện dự án. Học sinh cùng giáo viên thống nhất kế hoạch và nhiệm vụ học tập cũng như tieu chí đánh giá dự án Bước 2: Thực hiện dự án Tìm kiếm thông tin. Tiến hành điều tra.
- 6 Thảo luận với các thành viên ở trong nhóm. Nhờ giáo viên hướng dẫn. Giáo viên theo dõi, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các em thực hiện dự án; đánh giá học sinh trong quá trình thực hiện dự án. Bước đầu giáo viên thông qua sản phẩm cuối của các nhóm học sinh. Học sinh phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm thực hiện dự án theo đúng kế hoạch; tiến hành thu thập xử lý thông tin đê hoàn thành sản phẩm báo cáo; liên hệ tìm nguồn giúp đỡ khi cần; thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho giáo viên và cho các nhóm khác. Bước 3: Kết thúc dự án - Tổng hợp các kết quả - Xây dựng sản phẩm - Trình bày dự án - Đánh giá quá trình học tập Giáo viên chuẩn bị cơ sở vật chất cho phần trình bày dự án; theo dõi , đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm. Cuối cùng giáo viên đưa ra những gợi ý, rút kinh nghiệm, định hướng phương pháp học tập dự án. Học sinh chuẩn bị tiến hành giới thiệu sản phẩm. Giới thiệu sản phẩm dự án; tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm cũng như đánh giá sản phẩm của các nhóm bạn.
- 7 PHẦN HAI CÁCH THIẾT KẾ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN. I. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY ĐỌC VĂN BẢN TRONG NHÀ TRƯỜNG. Hòa chung với sự phát triển của giáo dục thế giới, ở Việt Nam, việc phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đã được xác định là một trong những yêu cầu quan trọng của việc dạy học ở nhà trường phổ thông. Trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Việt Nam cũng đã xác định giáo dục phổ thông cần chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng phát triển năng lực. Cùng với thay đổi này, việc phát triển năng lực của học sinh cũng trở thành yêu cầu quan trọng của quá trình dạy học. Hoạt động dạy đọc văn bản trong nhà trường là một hoạt động giáo dục,có những đặc trưng riêng: I.1. Đáp ứng mục tiêu giáo dục Mục tiêu chủ yếu của đọc văn bản trong nhà trường là mục tiêu giáo dục. “ Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”.( Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa IX về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo) I.2. Tính định hướng Giờ dạy đọc văn bản trong nhà trường có tính định hướng, gắn với chuẩn năng lực đọc phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. giáo viên tổ chức cho người đọc – học sinh chiếm lĩnh văn bản bằng các phương pháp, biện pháp dạy học nhằm đạt được chuẩn năng lực đề ra. I.3 Tính tương tác, tính cộng đồng Hoạt động đọc văn bản trong nhà trường xảy ra trong cùng một thời điểm, giữa một cộng đồng những người đọc có cùng lứa tuổi, có một số điểm tương đồng về kiến thức nền. Vì vậy mà mức độ tương tác, đồng thuận lớn. Trong hoạt động đọc, luôn xảy ra sự tương tác giữa kiến thức nền của văn bản với kiến thức nền của người đọc, tương tác giữa kiến thức nền của những người đọc. Ý nghĩa của văn bản được hình thành bởi sự tương tác giữa văn bản và người đọc. Trong giờ dạy đọc văn bản, có thêm chiều kích thứ ba của sự tương tác, đó là tương tác giữa kiến thức nền của giáo viên và kiến thức nền của học sinh. Ý nghĩa của văn bản mà mỗi học sinh thu nhận được trong lớp học là kết quả của sự tương tác giữa ba loại kiến thức nền này. Những kinh nghiệm sống, quan điểm thẩm mĩ, nhận thức về cuộc sống của từng học sinh có những điểm không giống nhau do các em xuất
- 8 thân từ những gia đình khác nhau, sống trong những cộng đồng xã hội khác nhau. Điều này tác động đến sự tương tác giữa học sinh với văn bản, giữa học sinh với nhau về văn bản và về những vấn đề của cuộc sống do văn bản gợi lên. Giáo viên vừa là một trong những người đọc có kinh nghiệm hơn trong lớp học, vừa là người tổ chức tiến trình tương tác này. Giáo viên biết cách tổ chức cho học sinh thảo luận, chia sẻ ý tưởng, nhận thức về văn bản và những vấn đề của cuộc sống do văn bản gợi lên. I.4. Phát triển năng lực cho học sinh. “ Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác nhau như hứng thú, niềm tin, ý chí… Năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống”.( Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể). Trong giờ đọc văn bản giáo viên Ngữ văn chú trọng phát triển các năng lực chung mà môn Ngữ văn có nhiều điều kiện để phát triển cho học sinh là: - Năng lực thẩm mĩ - Năng giao tiếp - - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực hợp tác Ngoài những năng lực trên, giờ đọc văn bản còn có nhiệm vụ phát triển năng lực đặc thù môn học: Năng lực đọc văn bản: hiểu cả nghĩa đen và nghĩa bóng của từ ngữ; đoán được nội dung của văn bản dựa trên đề tài; suy luận được ý nghĩa; thu nhận các thông tin chi tiết trong văn bản khi đọc; nhận ra các điểm chính, các thông tin chi tiết; nhận ra các chứng cứ chứng minh cho lí lẽ; thể hiện quan điểm (bao gồm cả việc thể hiện dưới hình thức viết); phân biệt được sự kiện và ý kiến; giải thích được các đặc điểm của các loại văn bản. II. TÍNH KHẢ THI CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT. II.1. Ưu điểm vượt trội của dạy học dự án. Dạy học dự án là một hình thức dạy học quan trọng Với ưu điểm là giúp học sinh tự ý thức cũng như phát triển được kiến thức cùng các kỹ năng bản thân thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ. Đây là một mô hình học tập hiện đại mà học sinh được làm trung tâm của giờ học. Các giáo viên sẽ hướng dẫn thực hiện nhằm giúp phát triển kiến thức cùng các kỹ năng của các em thông qua các nhiệm vụ học tập. Các học sinh được khuyến khích tìm tòi và thực hành kiến thức được học để tạo ra các sản phẩm của chính mình. Với sự chuẩn bị chu đáo và có đầu tư kĩ lưỡng của giáo viên, phương pháp dự án trong môn Ngữ văn sẽ khắc phục được tình trạng dạy đọc – chép, học sinh buồn ngủ trong giờ vì lời cô nói nhẹ nhàng quá…Trong giờ dạy
- 9 học dự án, các học sinh phải tự lực, tự ý thức, tham gia tích cực vào các giai đoạn học. Chính điều này giúp các em có sự tự giác, tính trách nhiệm, sáng tạo. II.2. Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học Ngữ văn. Mục tiêu của dạy học Ngữ văn ở cấp trung học phổ thông là giúp học sinh đọc hiểu được cả nội dung tường minh và hàm ẩn của các loại văn bản với mức độ khó hơn, đọc hiểu với yêu cầu phát triển tư duy phản biện; vận dụng được các kiến thức về đặc điểm ngôn từ văn học, phong cách tác giả, tác phẩm, các yếu tố bên trong và bên ngoài văn bản để hình thành năng lực đọc độc lập. Chính vì thế việc vận dụng phương pháp dự án là vô cùng cần thiết để góp phần giúp học sinh phát huy năng lực bản thân trong quá trình tìm đến chân trời tri thức mới mẻ. Ưu điểm nổi bật nhất của dạy học dự án là tập trung vào một câu hỏi lớn hoặc một vấn đề quan trọng có thể có nhiều quan điểm liên quan tới nhiều bộ môn khác nhau. Đây còn là cơ hội đưa ra sáng kiến và thực hiện nhiều hoạt động khác nhau, học sinh chủ động làm việc,có hứng thú hơn với môn học. Tuy vậy, mỗi văn bản có những đặc điểm riêng, đòi hỏi người giáo viên cần có cách dạy đọc phù hợp. Thực tiễn cho thấy, dạy học dự án không phù hợp trong việc truyền thụ kiến thức lý thuyết mang tính hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản. Mặt khác, dạy học dự án đòi hỏi nhiều thời gian vì vậy phương pháp dạy này không thể thay thế cho phương pháp thuyết trình và luyện tập mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các phương pháp dạy học truyền thống đòi hỏi thực hiện trong một thời gian nhất định nhằm phát huy sự hợp tác. Dạy học dự án là hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học hiện đại như: Định hướng người học, định hướng hành động, dạy học giải quyết vấn đề và quan điểm dạy học tích hợp. Bên cạnh đó, dạy học dự án góp phần gắn lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia vào việc đào tạo năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học. Dạy học dự án phù hợp khi dạy các tác phẩm văn học cùng một chủ đề, tích hợp theo trục thời gian hoặc liên môn. Trong chương trình Ngữ văn 10, thơ văn Nguyễn Trãi chiếm thời lượng khá nhiều: “Cảnh ngày hè” 2 tiết, tác gia Nguyễn Trãi 2 tiết, Đại Cáo Bình Ngô 3 tiết. Việc tìm hiểu thơ ca Nguyễn Trãi nói riêng và di sản văn học Nguyễn Trãi nói chung với học sinh thời hiện đại có nhiều khó khăn. Thứ nhất là khoảng cách thời gian gần sáu thế kỉ, thứ hai là học sinh học văn bản qua các bản dịch chữ Nôm và chữ Hán. Trong các văn bản có nhiều từ cổ, ngày nay rất ít hoặc không dùng… các em rất khó hiểu hết ý nghĩa của lời thơ. Vận dụng phương pháp dự án, giáo viên định hướng chủ đề và giao nhiệm vụ để các em tự tìm tòi, khám phá các phương diện nghệ thuật, nội dung của tác phẩm, tích hợp với khám phá tìm hiểu các danh thắng ở địa phương, phục vụ cho dự án. III. CÁCH THIẾT KẾ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN
- 10 1.Quyết định tên dự án: Tên của dự án phải thể hiện tính có vấn đề, kích thích động cơ và hứng thú cho học sinh tìm hiểu, gắn với thực tiễn. Đây là khâu quan trọng đầu tiên, học sinh chọn dự án dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Từ đó xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. Đây là bước đầu tiên và quan trọng, tất cả các thành viên trong nhóm phải cùng tham gia xây dựng và xác định: - Nhiệm vụ cần làm - Sản phẩm dự kiến - Thời gian thực hiện và hoàn thiện dự án - Cách triển khai và phương pháp hoàn thành dự án. Giáo viên và học sinh cùng đề xuất ý tưởng, xác định chủ đề của dự án. Giáo viên có thể giới thiệu một số hướng đề tài thiết thực, phù hợp với học sinh phổ thông để học sinh chọn và cụ thể hóa thành chủ đề hoặc học sinh tự đề xuất đề tài. Chủ đề đó phải khơi nguồn bằng ý tưởng có liên quan đến nội dung học tập, gắn với thực tiễn. 2. Xác định mục tiêu của dự án: Khi quyết định tên dự án học sinh đồng thời xác định được mục tiêu cần hướng đến khi thực hiện dự án. Học sinh làm việc nhóm để vạch ra mục tiêu kiến thức, kĩ năng, kết quả cần đạt được sau khi thực hiện dự án. Từ đó các nhóm xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. Học sinh chuẩn bị các nguồn thông tin đáng tin cậy để thực hiện dự án, thống nhất với giáo viên các tiêu chí đánh giá dự án. 3. Xác định bộ câu hỏi định hướng: giáo viên đặt vấn đề và định hướng cho học sinh các nhiệm vụ cần giải quyết qua bộ câu hỏi định hướng gồm câu hỏi tổng quát và bộ câu hỏi nội dung. Câu hỏi tổng quát là câu hỏi đầu tiên sau mỗi đoạn văn về ý chính, đề tài chính, hay mục đích chính của đoạn. Nội dung là việc trình bày thông tin có mục đích hướng tới khán giả thông qua một kênh bằng một hình thức. Câu hỏi nội dung là câu hỏi hướng về các phương diện, khía cạnh của đề tài đã được nêu ra. Ví dụ với dự án: “ thơ nôm Nguyễn Trãi – sức sống vĩnh cửu “ chúng tôi đưa ra câu hỏi tổng quát như sau: “Vai trò, vị trí Nguyễn Trãi đối với thơ Nôm?”. Từ đó chúng tôi xác định bộ câu hỏi nội dung cho các nhóm học sinh: - Hiểu như thế nào là sự cách tân? - So sánh với đặc trưng thi pháp trung đại, rút ra những dấu ấn cách tân trong bài thơ “Cảnh ngày hè”? ( về nội dung? Về nghệ thuật biểu hiện?)
- 11 Với dự án “ Nguyễn Trãi- thi nhân đất Việt” chúng tôi xây dựng câu hỏi tổng quát “ Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua thơ Nôm”? và xác định bộ câu hỏi nội dung cho các nhóm học sinh: - Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua thơ Nôm được biểu hiện trên mấy phương diện? - Ở Bài thơ “Cảnh ngày hè” vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi biểu hiện như thế nào?( tình yêu thiên nhiên? Lòng yêu thương dân sâu sắc? tâm hồn mang dấu ấn con người cá nhân) 4. Xác định hệ thống phương tiện và phương pháp thực hiện dự án 5. Xác định đối tượng, thời gian và môi trường thực hiện dự án 6. Xây dựng các hoạt động của dự án: Giai đoạn 1 - chuẩn bị: chia nhóm, phân công nhiệm vụ, thiết kế chương trình… Giai đoạn 2 - học kĩ năng: GV giới thiệu cho HS các kĩ năng cần thiết để thực hiện dự án: kĩ năng công nghệ thông tin, làm video… Giai đoạn 3 - hoạt động trải nghiệm sáng tạo. thực hiện nhiệm vụ học tập: các nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên: thu thập, xử lý thông tin,tìm nguồn thông tin…lập báo cáo và hoàn thiện sản phẩm. Giai đoạn 4 - dạy học chuyên đề. Học sinh trình bày, giới thiệu sản phẩm nhóm. Các nhóm còn lại theo dõi, quan sát, lắng nghe để nhận xét sản phẩm nhóm bạn. Đặt câu hỏi, trao đổi nhiệm vụ, sản phẩm với các nhóm. Giai đoạn 5 - hoàn thành sản phẩm và tổng kết dự án. Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm và quá trình thực hiện, căn cứ tiêu chí để chấm điểm.
- 12 PHẦN BA: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN DẠY HỌC BÀI THƠ “ CẢNH NGÀY HÈ” NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC SINH, PHÁT HUY NĂNG LỰC TƯ DUY SÁNG TẠO, CẢM THỤ THẨM MĨ, HỢP TÁC, XỬ LÝ THÔNG TIN. 1. Quyết định tên dự án: Giáo viên đưa ra định hướng học sinh thảo luận và lựa chọn các dự án. Chúng tôi đưa ra một số dự án: “ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi - hành trình tiếp lửa ”, “ Nguyễn Trãi - thi nhân đất Việt”, “ một đời người - một đời thơ Ức Trai”, “ Nguyễn Trãi - tiếng gươm khua tiếng thơ kêu xé lòng”… 2. Xác định mục tiêu của dự án: - Thông qua các dự án, học sinh vận dụng hiểu biết về bối cảnh lịch sử, văn hóa, về tác giả và thể loại để tìm hiểu tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi. - Học sinh phân tích và đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật một số tác phẩm của Nguyễn Trãi, qua đó thấy được vẻ đẹp con người và thơ văn Nguyễn Trãi, những đóng góp của ông đối với sự phát triển của thơ Nôm nói riêng, sự phát triển của văn học dân tộc nói chung. - Học sinh biết tương tác trong nhóm, thực hành phân tích các phương diện của tác trung đại - Thuyết trình và thảo luận về dự án tìm hiểu - Đề cao tinh thần yêu nước, niềm tự hào về văn hóa, lịch sử dân tộc, về người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi. 3.Xác định bộ câu hỏi định hướng: giáo viên đặt vấn đề và định hướng cho học sinh các nhiệm vụ cần giải quyết qua bộ câu hỏi định hướng gồm câu hỏi tổng quát và bộ câu hỏi nội dung. Với dự án “ Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi – hành trình tiếp lửa ” chúng tôi xây dựng câu hỏi tổng quát “ Sự cách tân của Nguyễn Trãi trong thơ Nôm”? và xác định bộ câu hỏi nội dung, chuyển giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm học sinh: - Những thông tin tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi? ( lưu ý các tư liệu đều phải có nguồn gốc rõ ràng). - Em hiểu được gì về cuộc đời và thơ của người anh hùng dân tộc – danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, về vị trí, đóng góp của ông cho lịch sử văn hóa dân tộc? - Hiểu như thế nào là sự cách tân trong thơ? Nguyễn Trãi đã có những cách tân như thế nào đối với thơ Nôm Tiếng Việt qua bài thơ “Cảnh ngày hè”? Với dự án “ Nguyễn Trãi - thi nhân đất Việt”, chúng tôi xây dưng câu hỏi tổng quát “ Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua thơ Nôm” và xác định bộ câu hỏi nội dung, chuyển giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm học sinh: - Cuộc đời và thơ ca Nguyễn Trãi? Bối cảnh lịch sử thời đại Nguyễn Trãi?
- 13 - Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua thơ Nôm biểu hiện như thế nào? - Tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Trãi được biểu hiện ra sao qua bài thơ “cảnh ngày hè”? - Tình yêu nước thương dân, tư tưởng nhân nghĩa được biểu hiện qua bài thơ “Cảnh ngày hè” như thế nào? - Chí khí hào hùng, nhân cách cao thượng của người quân tử được biểu hiện như thế nào qua thơ Nôm Nguyễn Trãi? Với dự án “ một đời người - một đời thơ Ức Trai” chúng tôi xây dựng bộ câu hỏi tổng quát “ Vai trò, vị trí của Nguyễn Trãi trong nền thơ Việt Nam” và xác định bộ câu hỏi nội dung, chuyển giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm học sinh - Vai trò, vị trí của Nguyễn trãi trong nền thơ dân tộc? - Giá trị thơ ca, thơ Nôm Nguyễn Trãi? - Bài thơ “Cảnh ngày hè” thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Ức Trai như thế nào? Với dự án “ Nguyễn Trãi – tiếng gươm khua tiếng thơ kêu xé lòng” chúng tôi xây dựng câu hỏi tổng quát “ Cuộc đời, thơ ca Nguyễn Trãi trong dòng chảy lịch sử dân tộc có gì đáng chú ý? ” - Vị trí của Nguyễn Trãi trong nền thơ ca dân tộc - Giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của thơ ca Nguyễn Trãi? - Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh ngày hè” ? 4. Xác định hệ thống phương tiện và phương pháp thực hiện dự án. Hệ thống phương tiện bao gồm: bút, giấy, điện thoại, máy tính, máy ảnh… Phương pháp với từng dự án khác nhau nhưng nhìn chung gồm phương pháp thống kê phân loại, phương pháp so sánh, đối chiếu, nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn, phương pháp thực nghiệm . 5.Xác định đối tượng, thời gian và môi trường thực hiện dự án. - Đối tượng tìm hiểu là tác gia Nguyễn Trãi và bài thơ “Cảnh ngày hè” - Thời gian hoàn thành dự án trong vòng 4 tuần - Môi trường thực hiện dự án : kết hợp trong và ngoài lớp học 6. Xây dựng các hoạt động của dự án: Dự án được tiến hành qua 5 giai đoạn: Giai đoạn 1 - chuẩn bị: chia nhóm, phân công nhiệm vụ, thiết kế chương trình… Giáo viên giới thiệu cho học sinh hình thức dạy học dự án và thiết lập dự án; lên danh sách nhóm và chia nhóm, phân công nhiệm vụ. Chuẩn bị tài liệu: Giáo viên gợi ý định hướng các loại tài liệu sách, video…
- 14 Thiết kế chương trình: Các nhóm tự thiết kế chương trình, các nhiệm vụ cần làm xoay quanh nội dung của bộ câu hỏi định hướng. Thảo luận trao đổi cùng giáo viên để định hướng sản phẩm. Sản phẩm có thể là: powerpoint, bài luận… Giai đoạn 2 - học kĩ năng: GV giới thiệu cho HS các kĩ năng cần thiết để thực hiện dự án: kĩ năng công nghệ thông tin, làm video, phiếu khảo sát và phỏng vấn thăm dò… Giai đoạn 3 - hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh tham quan trải nghiệm qua các video về di tích Côn Sơn, xem trên youtube các hình ảnh, tư liệu về cuộc đời và thơ ca Nguyễn Trãi (do trường ở xa, điều kiện dịch phức tạp nên chỉ thực hiện được trải nghiệm qua kênh hình chứ không thể đến trực tiếp). Học sinh chuẩn bị sổ ghi chép, thiết bị ghi âm… các nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên: thu thập, xử lý thông tin,tìm nguồn thông tin…lập báo cáo và hoàn thiện sản phẩm. Giai đoạn 4- dạy học chuyên đề: Sự cách tân của Nguyễn Trãi trong thơ Nôm gắn với dạy học bài thơ “Cảnh ngày hè” với thời lượng 2 tiết. Việc dạy học chuyên đề được kết hợp với hình thức dạy học từ di sản và dạy học theo hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ văn bản và nắm những nét tổng thể về giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ ca Nguyễn Trãi. Trong giờ dạy học, Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày, giới thiệu sản phẩm nhóm. Các nhóm còn lại theo dõi, quan sát, lắng nghe để nhận xét sản phẩm nhóm bạn. Đặt câu hỏi, trao đổi nhiệm vụ, sản phẩm với các nhóm. Tiến trình bài dạy chuyên đề được tiến hành như sau: “CẢNH NGÀY HÈ” – SỰ CÁCH TÂN CỦA NGUYỄN TRÃI TRONG THƠ NÔM. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. - Thông hiểu: Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi. - Thấy được đặc sắc nghệ thuật của thơ Nôm Nguyễn Trãi: bình dị, tự nhiên, đan xen câu lục vào thơ thất ngôn. - Vận dụng thấp: Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm. - Vận dụng cao: Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác thơ trung đại. 2. Năng lực
- 15 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông - Năng lực riêng: + Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày + Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học + Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống… 3. Phẩm chất - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Phương tiện, thiết bị: + SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 10, thiết kế bài học. + Máy tính, máy chiếu, loa... - PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi 2. Chuẩn bị của học sinh - Sách giáo khoa, bài soạn. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HSvận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV mời nhóm 1.2 trình bày tư liệu về Nguyễn Trãi… Em hãy thuyết trình nội dung đoạn phim ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
- 16 GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức Gv dẫn dắt vào bài: Bài “Bảo kính cảnh giới 43” (Cảnh ngày hè) chính là một trong những tác phẩm được coi là tấm gương báu răn mình, nhưng qua đó, ta thấy đậm nét cuộc sống, tâm sự, tâm hồn cao đẹp của Ức Trai. Bài học hôm nay, cô và các em cùng tìm hiểu tác phẩm này. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm a) Mục đích: Giúp học sinh hiểu những nét khái quát về tập thơ “Quốc âm thi tập” và tác phẩm Cảnh ngày hè. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ I. Tìm hiểu chung học tập 1. Tập thơ “Quốc âm thi tập” GV chia HS thành 2 nhóm, chuyển - Là tập thơ Nôm sớm nhất của văn học Việt giao nhiệm vụ: Nam trung đại hiện còn. Nhóm 1: Dựa vào phần Tiểu dẫn, - Với tập thơ này, Nguyễn Trãi đã đặt nền em hãy nêu những nét khái quát về móng cho sự phát triển của thơ tiếng Việt. tập thơ Quốc âm thi tập? - Tập thơ gồm bốn phần: Nhóm 2: Nêu xuất xứ bài thơ “Cảnh ngày hè”. Bài thơ được viết theo thể + Vô đề: Ngôn chí, Mạn thuật, Tự thán, Bảo thơ gì? Nêu bố cục của tác phẩm. kính cảnh giới,... Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Môn thì lệnh: về thời tiết. Hoạt động cá nhân: + Môn hoa mộc: về cây cỏ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo + Môn cầm thú: về thú vật. luận - Nội dung: Thể hiện vẻ đẹp của con người HS trả lời câu hỏi. Nguyễn Trãi với 2 phương diện: Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn + Người anh hùng với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + Nhà thơ với tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, cuộc sống, con người. GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. - Nghệ thuật:
- 17 + Việt hóa thơ thất ngôn bát cú Đường luật, sáng tạo thể thất ngôn xen lục ngôn. + Ngôn ngữ vừa trang nhã, trau chuốt vừa bình dị, tự nhiên, gần với đời sống thường ngày. Vô đề, Môn thì lệnh, Môn hoa mộc, Môn cầm thú. 2. Tác phẩm “Cảnh ngày hè” – “Bảo kính cảnh giới” - Là bài thơ số 43 trong 61 bài thơ thuộc mục “Bảo kính cảnh giới”. - Thể thơ: Thất ngôn bát cú. - Bố cục: + Bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè. + Tâm sự của tác giả. Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản a) Mục đích: Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi; thấy được đặc sắc nghệ thuật của thơ Nôm Nguyễn Trãi: bình dị, tự nhiên, đan xen câu lục vào thơ thất ngôn. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Đọc hiểu văn bản GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao 1. Bức tranh thiên nhiên nhiệm vụ: -“Rồi hóng mát thuở ngày GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao trường”: Câu thơ với nhiều thanh trầm, nhiệm vụ: thể hiện sự thanh nhàn, tâm thế ung Nhóm 1: Bức tranh thiên nhiên ngày hè dung, thư thái của con người. được thể hiện qua những hình ảnh nào? - Hình ảnh: Hòe, tán rợp giương, thạch Phân tích sự hài hòa của âm thanh, màu lưu, hồng liên, chợ cá làng ngư phủ => sắc, cảnh vật và con người? Hình ảnh đặc trưng của ngày hè.
- 18 Nhóm 2: Trong bài thơ có nhiều động từ - Màu sắc: Màu lục của lá hòe làm nổi (cụm động từ) diễn tả trạng thái của cảnh bật màu đỏ của thạch lựu, màu hồng của ngày hè, đó là những động từ (cụm động cánh sen; ánh mặt trời buổi chiều như từ) nào? Từ những động từ (cụm động từ) dát vàng lên những tán hòe xanh => hài đó, em cảm nhận gì về trạng thái của cảnh hòa, rực rỡ. vật được miêu tả trong bài thơ. - Âm thanh: Nhóm 3: Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật + Tiếng ve inh ỏi – âm thanh đặc trưng bằng những giác quan nào? Qua sự cảm của ngày hè. nhận đó, em thấy Nguyễn Trãi là người có tấm lòng như thế nào đối với thiên + Tiếng lao xao của chợ cá: âm thanh nhiên? đặc trưng của làng chài. Nhóm 4: Hai câu thơ cuối cho ta hiểu tấm - Thời gian: Cuối ngày, lúc mặt trời sắp lòng của Nguyễn Trãi đối với người dân lặn, nhưng sự sống dường như không như thế nào? Âm điệu của câu thơ lục dừng lại. ngôn (Sáu chữ) khác âm điệu của những - Nhà thơ sử dụng nhiều cụm động từ câu thơ bảy chữ như thế nào? Sự thay đổi thể hiện trạng thái căng tràn của tự âm điệu như vậy có tác dụng gì trong việc nhiên: “tán rợp giương”, “đùn đùn”, thể hiện tình cảm của tác giả? “phun thức đỏ”, “tiễn mùi hương” => Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Có một cái gì thôi thúc từ bên trong, đang ứa căng, đầy sức sống. Hoạt động cá nhân: => Bức tranh cảnh ngày hè chan hòa Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận ánh sáng, màu sắc và hương thơm. HS trả lời câu hỏi. => Qua bức tranh thiên nhiên sinh động Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn và đầy sức sống, ta thấy được sự giao Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả cảm mạnh mẽ và tinh tế của nhà thơ đối thực hiện nhiệm vụ với cảnh vật. Nhà thơ đã đón nhận cảnh vật bằng nhiều giác quan: thị giác, thính GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá giác, khứu giác và cả sự liên tưởng. Tất nhân, chuẩn hóa kiến thức. cả cho thấy tấm lòng yêu thiên nhiên, Cây hoè: + Động từ mạnh “đùn đùn” gợi tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của Ức Trai tả sự vận động của một nguồn sống mãnh thi sĩ. liệt, sôi trào. 2. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi + Kết hợp với hình ảnh miêu tả “tán rợp - Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu giương”- tán giương lên che rợp. cuộc sống: ⭢ Hình ảnh cây hoè đang ở độ phát triển, + Tâm trạng thư thái khi đón nhận cảnh có sức sống mãnh liệt. vật thiên nhiên. Hoa lựu: Động từ mạnh “phun” thiên về + Cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các tả sức sống. Nó khác với tính từ “lập loè” giác quan. Thiên nhiên qua cảm xúc của trong thơ Nguyễn Du (Dưới trăng quyên
- 19 đã gọi hè/ Đầu tường lửa lựu lập loè đơm nhà thơ trở nên sinh động, đáng yêu và bông) thiên về tạo hình sắc. tràn đầy nhựa sống. ⭢ Động từ mạnh “phun” diễn tả trạng - Tấm lòng ưu ái với dân, với nước: thái tinh thần của sự vật, gợi tả những + Ước có được chiếc đàn của vua Thuấn bông thạch lựu bung nở tựa hồ một cơn để gảy khúc Nam phong, ca ngợi cảnh mưa hoa. thái bình. * Hoa sen: “tiễn mùi hương”- ngát mùi + Mong ước “dân giàu đủ khắp đòi hương. phương”: mong mỏi về cuộc sống an lạc Tính từ “ngát” gợi sự bừng nở, khoe sắc, của người dân ở mọi phương trời. toả hương ngào ngạt của hoa sen mùa hạ + Tâm thế hướng về cảnh vật nhưng tâm hồn, tình cảm vẫn hướng về người dân lao động + Câu thơ 6 chữ dồn nén cảm xúc cả bài thơ ⭢ điểm kết tụ của hồn thơ Ức Trai không phải ở thiên nhiên tạo vật mà chính ở cuộc sống con người, ở nhân dân. Hoạt động 3: hướng dẫn HS tổng kết a) Mục đích: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản. b) Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm III. Tổng kết vụ học tập 1. Nội dung: GV: Em hãy khái quát những - Bức tranh cảnh ngày hè tràn đầy sức sống, nét đặc sắc về nội dung và sinh động vừa giản dị, dân dã đời thường vừa tinh nghệ thuật của bài thơ “Cảnh tế, gợi cảm. ngày hè”, - Tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống, Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ tấm lòng vì dân, vì nước của tác giả. Hoạt động cá nhân: 2. Nghệ thuật: Bước 3: Báo cáo kết quả và - Cách ngắt nhịp đặc biệt: 3/4 ở câu 3 và câu thảo luận 4. tập trung sự chú ý của người đọc, làm nổi bật HS trả lời câu hỏi. hơn cảnh vật trong ngày hè.
- 20 Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn - Thể thơ: thất ngôn xen lục ngôn. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - Ngôn ngữ: giản dị mà tinh tế, biểu cảm kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục đích: Luyện tập củng cố nội dung bài học b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi: Qua bài thơ, em thấy bản thân mình cần có trách nhiệm như thế nào đối với quê hương, đất nước? c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập Trách nhiệm của bản thân: - Giữ gìn, bảo vệ những di sản thiên nhiên - Biết yêu cuộc sống bình dị nơi thôn dã - Có trách nhiệm xây dựng quê hương, đất nước. d) Tổ chức thực hiện: D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục đích: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. Tìm đọc một số bài thơ trong mục Bảo kính cánh giới của Nguyễn Trãi ? c) Sản phẩm: HS làm các bài tập Trả lời Gợi ý: BẢO KÍNH CẢNH GIỚI (Số 1) Nguyễn Trãi Đạo đức hiền lành được mọi phương, Tự nhiên cả muốn chúng suy nhường. Lợi tham hết lấy, nhiều thì cạnh, Nghĩa phải đem cho, ít chẳng phường. Sự thế sá phòng khi được mất, Lòng người tua đoán thuở mừng thương.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p | 317 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 181 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 40 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 138 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ và bài Ankan, Hoá học 11 ở trường THPT
56 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài 13. lực ma sát – Vật Lí 10 cơ bản
36 p | 78 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường gắn với trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy giáo dục địa phương ở trường THPT Bình Minh
77 p | 22 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Sự biến đổi chất - Sắc nến lung linh
34 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học tích hợp liên môn Lịch sử - Ngoại ngữ - Giáo dục công dân
60 p | 34 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn