Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh qua bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh qua bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão" nhằm giúp học sinh hiểu được khái niệm và đặc điểm yêu nước qua từng giai đoạn; Biểu hiện cụ thể của nội dung yêu nước qua văn học trung đại; Nội dung yêu nước qua bài Tỏ lòng; Nhằm giáo dục lòng yêu nước, hình thành nhân cách cho học sinh qua bài học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh qua bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY ĐỀ TÀI GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT MIỀN NÚI QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH Người thực hiện: Vũ Văn Thiều Tổ: Văn - Sử - Anh Năm học: 2021 – 2022 1
- MỤC LỤC Nội dung Trang Mục lục 1 Phần I. Đặt vấn đề 2 I. Lí do chọn đề tài 2 II. Mục đích nghiên cứu 3 III. Giới hạn và phạm vi 3 IV. Thực trạng 3 V. Giải pháp 5 VI. Các phương pháp nghiên cứu 6 Phần II. Nội dung nghiên cứu 7 I. Những vấn đề chung 7 1. Khái niệm chung về lòng yêu nước 7 2. Đặc điểm chung của lòng yêu nước 7 3. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam 7 3.1. Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước 7 3.2. Tình yêu thương đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc 7 3.3. Lòng tự hào dân tộc chính đáng 7 3.4. Đoàn kết kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm 8 3.5. Cần cù và sáng tạo trong lao động sản xuất 8 II. Biểu hiện cụ thể của nội dung yêu nước qua văn học trung đại 8 1. Yêu nước – thể hiện lòng tự hào dân tộc, biết ơn, ca ngợi 8 2. Yêu nước – thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân 9 xâm lược 3. Yêu nước – căm thù giặc tất yếu phải chiến đấu. 9 4. Yêu nước – khi thực dân Pháp xâm lược 9 5. Yêu nước – ca ngợi cảnh đẹp quê hương đất nước 10 III. Vai trò của môn Ngữ văn trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức 11 cho thế hệ trẻ IV. Biểu hiện nội dung yêu nước qua bài thơ “Tỏ lòng” 13 V. Giáo dục nội dung yêu nước qua bài thơ “Tỏ lòng” 13 1. Lồng ghép trong bài học 13 2. Lồng ghép vào phần củng cố 14 3. Lồng ghép vào phần kiểm tra bài cũ ở tiết sau 14 VI. Giáo án thể nghiệm 15 VII. Kết quả thu được 23 Phần III. Kết luận 25 1. Ý nghĩa của đề tài 25 2. Kiến nghị, đề xuất 25 2.1. Đối với Nhà trường 25 2.2. Đối với cấp trên 26 Tài liệu tham khảo 27 2
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước đã trở thành một trong những tài sản quý, một giá trị thiêng liêng góp phần làm nên truyền thống dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “... Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước... ”. Văn học yêu nước cũng chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình phổ thông, ở hầu hết các tác phẩm văn học. Từ việc thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc, ý thức độc lập tự chủ, tự hào dân tộc, đến tình yêu thiên nhiên đất nước... Tuy nhiên trong thời đại mới với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, sự thay đổi của cách sống và quan niệm thẩm mĩ của con người hiện đại có ảnh hưởng rất lớn tới suy nghĩ của học sinh. Đa phần các em thích cái mới, cái hiện đại mà không biết, không thích những cái đã qua, những cái đẹp cái hào hùng của quá khứ lịch sử. Nhịp sống hiện đại cũng khiến nhiều em thờ ơ với những giá trị mà môn Ngữ văn mang lại. Các em không còn rung động trước một bài thơ hay, một câu chuyện hấp dẫn, lạnh lùng với số phận nhân vật, trước cảnh đời. Đặc biệt các em chưa ý thức được trách nhiệm của bản thân với cộng đồng, quê hương, đất nước. Nhất là đối với các em học sinh miền núi. Điều đó thật đáng lo ngại. Cần phải khơi dậy tình cảm nhân văn, định hướng nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn cho các em ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường mới mong sau này các em trở thành những công dân có ích cho xã hội. Vì thế, việc giảng dạy lòng yêu nước qua các tác phẩm văn học không chỉ làm cho học sinh hiểu và cảm nhận được nội dung của tác phẩm, mà còn có khả 3
- năng cảm nhận về đất nước, lịch sử dân tộc ngàn đời của cha ông ta. Điều này cũng phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc giáo dục nhân cách, phẩm chất đạo đức cho thế hệ trẻ: vừa hồng vừa chuyên như lời Bác Hồ hằng mong ước. Trong chương trình Ngữ văn lớp 10 có rất nhiều văn bản để tích hợp giáo dục lòng yêu nước cho học sinh, nhưng với nhiều năm giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 10 bản thân tôi nhận thấy dạy bài Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão đặc biệt là dạy tích hợp “ Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh qua bài "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ Lão ” là rất hay nhưng khó. Việc học sinh hiện nay còn rất mơ hồ về lòng yêu nước và hình thành lòng yêu nước, tự hào dân tộc còn rất ít thậm chí còn thờ ơ, chán với những bài thơ xưa. Bản thân tôi hi vọng rằng qua kinh nghiệm giảng dạy “Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh qua bài "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ Lão” giúp các em có cách nhìn mới về nội dung của bài và hình thành thêm về lòng yêu nước, tự hào dân tộc. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Giúp học sinh hiểu được khái niệm và đặc điểm yêu nước qua từng giai đoạn. - Biểu hiện cụ thể của nội dung yêu nước qua văn học trung đại. - Nội dung yêu nước qua bài Tỏ lòng. - Nhằm giáo dục lòng yêu nước, hình thành nhân cách cho học sinh qua bài học. III. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI 1. Giới hạn: + Giáo viên lớp 10 tham khảo để giáo dục đạo đức cho học sinh. + Học sinh lớp 10 dùng để học tập và hình thành nhân cách cho bản thân. Đặc biệt các em học sinh miền núi. 2. Phạm vi: áp dụng trong các bài thuộc phần văn bản văn học lớp 10. IV. THỰC TRẠNG - Trong các nhà trường hiện nay việc dạy học phần văn thơ Trung đại vẫn còn qua loa, đại khái, vì lí do đây là phần văn học khó, và lại liên quan đến chữ Hán 4
- do vậy giáo viên còn ngại tìm hiểu, chỉ dạy phần dịch thơ, còn phần phiên âm thì bỏ qua điều này đã không làm nổi bật lên ý nghĩa của bài thơ. Đồng thời thông qua bài dạy vẫn chưa giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc… cho học sinh. - Trong thực tế bài Tỏ lòng giáo viên khi dạy chỉ bám vào phần dịch thơ nhưng quên mất phần chữ Hán, mà đâu biết rằng không có phần chữ Hán thì không làm nổi bật cái hồn của bài thơ. VD: Qua bài Tỏ lòng nếu giáo viên không so sánh phần dịch thơ với phần phiên âm, thì chưa làm nổi bật lên hình ảnh người tráng sĩ trong 2 câu đầu. “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu” Với “Múa giáo non sông trải mấy thu” So sánh ta thấy phần dịch thơ dịch chưa chuẩn xác: " Hoành sóc" không phải là múa giáo mà là cầm ngang ngọn giáo -> vẻ đẹp con người trong tư thế hành động, có tầm vóc lớn lao, kỳ vĩ. + "Múa giáo non sông" => Tư thế hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc, lập nên chiến công huy hoàng. + Chiến đấu không mệt mỏi: "trải mấy thu". => Vẻ đẹp này là sự kết tinh sức mạnh của thời đại, của dân tộc. - Hiện nay nhiều học sinh thờ ơ, thậm chí còn chán học văn, kể cả tác phẩm văn học Trung đại như: bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt; Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi... Một số tác phẩm đã là niềm tự hào của đất nước, dân tộc, học sinh cũng không mấy quan tâm, thậm chí là ghét... . Học sinh bây giờ thích xem phim, nghe ca nhạc nước ngoài hơn cả những tác phẩm văn học thấm đẫm tinh thần yêu nước. - Thực tế thời gian trên lớp rất ít với thời lượng 45 phút chưa đủ thời gian để dạy nội dung của bài cho nên giáo viên thường bỏ qua việc dạy tích hợp giáo dục lòng yêu nước cho học sinh. 5
- Đối với bản thân tôi là giáo viên đã có kinh nghiệm nhiều năm dạy bài này chúng tôi cũng thấy rất vất vả trong việc dạy bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão. Với bài này vừa giúp học sinh hiểu về hoàn cảnh thực tế xã hội nước ta lúc bấy giờ, vừa giúp học sinh hiểu phần chữ Hán và dịch nghĩa thông qua đó còn giáo dục lòng yêu nước cho học sinh...Đặc biệt học sinh miền núi. Thống kê kết quả khảo sát trước khi áp dụng đề tài. TT Lớp Sĩ số Tỉ lệ Ghi chú Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 10A1 36 0 0 18 50 16 44,4 2 5,6 2 10A2 38 1 2,6 16 42 15 39,4 6 16 V. GIẢI PHÁP Có nhiều cách chúng ta giải quyết vấn đề này như qua sách báo, thầy cô, kiến thức trên Internet.... Nhưng tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau để giáo dục lòng yêu nước cho học sinh ở miền núi qua bài học này: - Giáo viên: + Cần chuẩn bị kĩ về kiến thức trong sách vở và xã hội. + Sử dụng CNTT vào các mục, hình ảnh... + Gần gũi, quan tâm, chia sẻ với học sinh. + Khi dạy phần kiến thức nào thì liên hệ kiến thức ở phần đó. + Đưa ra các câu hỏi thảo nhóm để học sinh tự do phát biểu quan điểm của mình Ví dụ: Dạy phần tìm hiểu chung giáo viên có thể liên hệ cho học sinh tự hào về tác giả Phạm Ngũ Lão, vì ông là người văn võ song toàn, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. - Học sinh: + Cần đọc kĩ kiến thức trong sách giáo khoa, đặc biệt đọc kĩ hoàn cảnh sáng tác, chuẩn bị bài soạn. 6
- + Có kiến về lịch sử nước ta thời kì đó. + Các phiếu học tập. + Tranh, ảnh tự vẽ hoặc sưu tầm VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp điều tra. Bản thân tôi đã điều tra học sinh qua công tác giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 10. Từ đó tổng hợp để đi đến những kết luận cụ thể. 2. Thảo luận nhóm. Trong khi giảng dạy vừa có câu hỏi phát hiện tôi kết hợp các câu hỏi gợi mở để học sinh để thảo luận nhóm. 3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Là nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu, bài giảng liên quan. 4. Dự giờ thăm lớp để học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. 5. Phương pháp nêu vấn đề. 6. Phương pháp gợi mở. Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh suy nghĩ, trao đổi trả lời, giáo viên chốt kiến thức . 7
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LÒNG YÊU NƯỚC: Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc. (Theo sách GDCD 10 Trang 96) 2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LÒNG YÊU NƯỚC: - Lòng yêu nước là gắn liền lí tưởng trung quân ái quốc, yêu nước cũng chính là trung thành với vua. - Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc. - Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù. - Tự hào trước chiến công thời đại, tự hào trước truyền thống lịch sử, biết ơn, ca ngợi những người hi sinh vì đất nước. - Tình yêu thiên nhiên đất nước. 3. TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM. Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam thể hiện ở những điểm sau: 3.1. Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước: Người Việt Nam yêu nước luôn luôn hướng về cội nguồn, về ông bà, cha mẹ, tổ tiên và quê hương của mình. Khi phải xa quê hương, đất nước, luôn nhớ về quê hương, hướng về Tổ quốc. 3.2. Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc: Đồng bào, giống nòi là những gì thiêng liêng nhất gắn bó con người Việt Nam với nhau. Mỗi người dân Việt Nam yêu nước đều cảm thông sâu sắc với 8
- nỗi đau của đồng bào, dân tộc, luôn mong muốn đồng bào của mình được sống ấm no, hạnh phúc. 3.3. Lòng tự hào dân tộc chính đáng: Người Việt Nam luôn tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc và có sức sống mạnh mẽ của dân tộc mình, tự hào về những con người của quê hương, đất nước, những người anh hùng hào kiệt, những danh nhân văn hóa, tự hào về non sông gấm vóc và những sản vật phong phú của quê hương. 3.4. Đoàn kết kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm. Quân và dân luôn luôn ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc và nền độc lập tự do của Tổ quốc, không bao giờ chịu làm nô lệ, làm người dân mất nước hoặc lệ thuộc người nước ngoài. Tinh thần đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm là nét nổi bật của truyền thống yêu nước Việt Nam. 3.5. Cần cù và sáng tạo trong lao động Phát huy con người Việt Nam từ xưa cho đến nay. Nhân dân ta luôn gắng sức, đồng lòng, vừa bảo vệ Đất nước vừa xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. (Theo sách GDCD 10 Trang 97) II. BIỂU HIỆN CỤ THỂ CỦA NỘI DUNG YÊU NƯỚC QUA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 1. Cảm hứng yêu nước trong thơ trung đại Việt Nam thể hiện trước hết ở lòng tự hào dân tộc. Chúng ta đã từng thấy dõng dạc vang lên trong bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt là tiếng nói đầu tiên như âm vang từ khí thiêng sông núi dội về: đất nước Việt Nam do vua Nam làm chủ. Nước là của vua, vua là tượng trưng cho chủ quyền của nước: “Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm? Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời” Đến vơi Nam quốc sơn hà, người đọc không khỏi ngỡ ngàng như đứng trước 9
- một công trình nhỏ bé, bền chắc mà tài hoa. Bài thơ hoàn toàn không có vũ khí binh đao mà kì lạ thay ta vẫn nhận ra tiếng quân reo, ngựa hí…Sự liên tưởng nhiều tầng ấy phải chăng được gợi lên từ tiếng nói tự hào dân tộc của một con người giàu lòng yêu nước và tinh thần tự chủ. Ở đây, ý thức tinh thần độc lập, tự chủ khá rõ nét. Bài thơ xứng đáng là một bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Nếu không có lòng tự hào dân tộc thì khó có thể viết ra được những câu thơ đầy xúc cảm như thế. 2. Trong thơ Trung đại, cảm hứng yêu nước còn thể hiện ở tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều này qua thơ các thi sĩ thời Trần, thơ Nguyễn Trãi…Một trong những thành tựu quan trọng của thơ thời Trần là đã thể hiện được chủ nghĩa yêu nước, ý chí quật cường chống quân xâm lược của dân tộc ta. Chính cảm hứng này đã tạo ra Hào khí Đông A trong lịch sử chống xâm lược của dân tộc. Hào khí ấy vang lên hùng tráng mà tha thiết qua khúc ca khải hoàn Tụng giá hoàng kinh sư của Trần Quang Khải: “Chương Dương cướp giáo gặc, Hàm Tử bắt quân thù. Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy ngàn thu.” Bài thơ làm sống dậy một không gian trận mạc chiến trường, đao kiếm với ngựa thét quân reo ngất trời tráng khí. Một trong hai trận ấy do đích thân Trần Quang Khải chỉ huy. Chương Dương, Hàm Tử nằm trong hệ thống chiến thắng mở màn có ý nghĩa chiến lược cho cuộc phản công thắng lợi, mạnh và nhanh, cường độ lớn và tốc độ phi thường đã tạo cho lời thơ khí thế hùng tráng, thiêng liêng. 3. Yêu nước, căm thù giặc tất yếu phải chiến đấu đến cùng cho lí tưởng ấy. Trong thơ Trung đại Việt Nam dường như vẫn còn văng vẳng tiếng mài giáo dưới ánh trăng của Đặng Dung. 4. Đến khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, tinh thần yêu nước của con người Việt Nam lại bật lên mạnh mẽ. Không thể cầm gươm tham gia nghĩa quân như 10
- các sĩ phu yêu nước khác, Nguyễn Đình Chiểu đã đánh giặc bằng ngòi bút: “…Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà…” Nỗi lo lắng và niềm đau xót cho ách nước, nạn dân ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Mỗi bữa thấy, mỗi ngày trông kẻ thù trước mắt lấn thêm một bước, Đồ Chiểu đau đớn như bị cắt đi một phần máu thịt. Cảm hứng bao trùm bài Chạy Tây là sự xửng sốt, nỗi bàng hoàng, lo lắng cho vận nước nạn dân: “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây Một bàn cờ thế phút sa tay….” 5. Cảm hứng yêu nước trong thơ trung đại còn thể hiện ở việc các nhà thơ ca ngợi cảnh đẹp của quê hương đất nước. Trong thơ, thiên nhiên đất nứớc Việt Nam hiện lên thật đẹp đẽ, tráng lệ giàu đường nét, màu sắc. Với thơ thời Trần, qua cảnh trí thiên nhiên các thi sĩ đã gửi vào đó tình yêu quê hương đất nước của mình. Nguyễn Trung Ngạn khi đi sứ cũng đã viết nên những vần thơ xúc động về tình yêu quê hương đất nước với những phong vị riêng của một vùng đồng bằng Bắc Bộ: “ Dâu già lá rụng tằm vừa chín Lúa sớm bông thơm cua béo ghê Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt Dẫu vui đất khách chẳng bằng về” (Quy hứng) Kể cả một chiếc lá đỏ thưa, một cánh cò chao liệng, một tiếng chuông vẳng trong mây trời, một tiếng sáo, thuyền câu ngoài bến đậu…Tất cả đều trở thành nguồn thi hứng cho các thi sĩ thời Trần: “...Tiếng sáo thuyền câu ngoài bến đậu Trăng rơi đầy nước, móc đầy sông…” Còn Nguyễn Trãi, cảnh đẹp thiên nhiên, khí trời lúc sang xuân thật huyền hồ đầy âm thanh, màu sắc. Xuân về mang theo sự tươi tốt với những làn mưa. Cỏ ở bến xanh như màu khói bao la bát ngát: 11
- “...Cỏ xanh như khói bến xuân tươi Lại có mưa xuân nước vỗ trời…” (Bến đò xuân đầu trại) Như vậy cảm hứng yêu nước trong thơ trung đại Việt Nam đã thể hiện ở nhiều khía cạnh phong phú và sâu sắc. Đất nước, dân tộc là nỗi niềm khắc khoải không nguôi trong tâm hồn con người Việt Nam nói chung và các thi sĩ nói riêng. Vậy nên, ở mỗi nhà thơ có cách khai thác, cảm nhận khác nhau song lại là vẫn sự thống nhất và làm nên một cảm hứng yêu nước lớn. Chính cảm hứng ấy đã làm nên cái độc đáo riêng và giá trị của thơ Việt Nam thời Trung đại. III. VAI TRÒ CỦA MÔN NGỮ VĂN TRONG VIỆC GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CHO THẾ HỆ TRẺ Hiện nay trong nhà trường luôn coi trọng và quán triệt sâu sắc, toàn diện việc giáo dục tố chất, lấy giáo dục con người làm gốc, giáo dục đạo đức là ưu tiên, coi sự nghiệp trồng người là nhiệm vụ cơ bản của giáo dục. Chúng ta phải nỗ lực bồi dưỡng con người phát triển toàn diện đức – trí – thể – mỹ với phương châm dạy chữ, dạy nghề, dạy làm người. Nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách giáo dục đã chỉ rõ: Giáo dục thế hệ trẻ yêu quê hương, Tổ quốc XHCN và tinh thần quốc tế vô sản, ý thức làm chủ tập thể, tinh thần đoàn kết, thân ái, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, có ý thức kỷ luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đức tính thật thà, khiêm tốn, dũng cảm… Trong giáo dục đạo đức cho học sinh, việc giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc là rất quan trọng. Những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam đã được lưu giữ, truyền lại cho các thế hệ và không ngừng được phát huy qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước rất hào hùng, oanh liệt. Giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc ta tựu chung lại có những nội dung cơ bản: 12
- - Sống hoà thuận, đoàn kết, thương yêu đồng bào, đồng loại “thương người như thể thương thân”, nhất là với những người gặp hoạn nạn, khốn khổ. Tình cảm mặn nồng đó thể hiện ở vô vàn hành vi ứng xử trong quan hệ cộng đồng của người Việt Nam. - Căm thù giặc ngoại xâm, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. - Sống thuỷ chung, biết ơn, tôn kính, noi gương những anh hùng, nghĩa sĩ có công đức với dân, với nước. Người Việt Nam luôn hướng về tương lai nhưng không bao giờ lãng quên quá khứ, quên tổ tông, vong ơn, bội nghĩa. Từ ngàn đời nay nhân dân ta luôn ghi nhớ những câu răn dạy như: “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Trong chương trình giáo dục, đã có rất nhiều hình thức, môn học nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh như môn giáo dục công dân, văn học, lịch sử,… tất cả các môn học này ngoài việc cung cấp kiến thức cho học sinh thì thông qua đó phải coi trọng và đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh . Không thể giao phó nhiệm vụ ấy cho riêng một môn học nào mà cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, biện chứng với nhau hướng tới một mục đích chung cuối cùng là giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi chỉ đề cập đến vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống yêu nước cho học sinh THPT miền núi thông qua hoạt động dạy và học môn văn học trong nhà trường. Môn Văn học có giá trị giáo dục rất to lớn như M.goorki đã nói “Văn học là nhân học”. Thật vậy học văn chính là học cách làm người đồng thời môn văn học làm cho con người phát triển toàn diện, nhân cách, phẩm chất, tâm hồn, kiến thức về xã hội về cuộc sống rất bổ ích. Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức học sinh nói riêng nhằm hình thành hành vi ứng xử văn hoá cho học sinh là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay. 13
- Đó chính là sự định hướng vào những bản chất tốt đẹp của con người Việt Nam mới, vừa giữ được thuần phong mỹ tục của dân tộc, vừa thể hiện sự thông minh sáng tạo của các thế hệ học sinh Việt Nam. Đây là việc làm vừa mang tính cấp bách, vừa có tính lâu dài và cũng không hề đơn giản trước những làn sóng nhiễu của thời kỳ hội nhập và kinh tế thị trường. Tuy nhiên, nếu xác định đúng các bước đi và biết sử dụng những biện pháp phù hợp cùng với sự chung tay của cả cộng đồng vì thế hệ trẻ thì nhất định chúng ta sẽ đào tạo được một lớp người mới vừa hồng vừa chuyên. Và đây đã được xác định là cả một sự nghiệp lớn của Đảng ta, cần có sự tham gia, chung sức, chung lòng của toàn hệ thống chính trị - xã hội, mà nòng cốt là từng gia đình (tế bào của xã hội) nhà trường, thầy cô giáo hết lòng chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, hết lòng vì học sinh thân yêu, bản thân từng học sinh phải tự xác định trách nhiệm của mình đối với gia đình, xã hội, thì chắc chắn sự nghiệp giáo dục trong tương lai sẽ gặt hái những thành tích xứng đáng với lòng tin của Đảng, Nhà nước và toàn dân. Các em sẽ là những trụ cột trong tương lai, gánh vác trách nhiệm lớn lao. IV. BIỂU HIỆN NỘI DUNG YÊU NƯỚC QUA BÀI “TỎ LÒNG” - Bài thơ “Tỏ lòng” thể hiện niềm tự hào về chí nam nhi và khát vọng chiến công của người anh hùng khi Tổ quốc bị xâm lăng. Nó là bức chân dung tự hoạ của danh tướng Phạm Ngũ Lão. - Bài thơ Tỏ lòng thể hiện nỗi lòng của tác giả khi chưa trả xong chí làm trai. V. CÁCH GIÁO DỤC NỘI DUNG YÊU NƯỚC QUA BÀI “TỎ LÒNG” 1. LỒNG GHÉP TRONG BÀI HỌC a. Phần tiểu dẫn: Khi giảng dạy phần tiểu dẫn giáo viên tích hợp giáo dục lòng yêu nước và tự hào về tác giả Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên. b. Phần nội dung: 14
- Phần nội dung của bài có 2 phần: Phần 1 Hai câu đầu: - Khi giảng dạy phần hình ảnh tráng sĩ giáo viên có thể giáo dục học sinh lòng tự hào về hình ảnh tráng sĩ hiện lên qua tư thế “cầm ngang ngọn giáo” giữ non sông. Đó là tư thế hiên ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ. - Hình ảnh ba quân hiện lên với sức mạnh của quân đội đang sôi sục khí thế quyết chiến thắng. Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh ba quân tạo ra hào khí dân tộc thời Trần “hào khí Đông A” giáo dục cho học sinh có lòng tự hào về thời kì hào hùng của đất nước. Phần 2 Hai câu sau: Khát vọng hào hùng đó là khát vọng lập công danh để thoả “chí nam nhi” cũng là khát vọng được đem tài trí “tận trung báo quốc” - thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A. Trong phần này giáo viên sau khi giảng dạy xong có thể liên hệ với những phẩm chất cần có trong thế hệ thanh niên ngày nay. 2. LỒNG GHÉP VÀO PHẦN CỦNG CỐ Khi giảng xong bài giảng giáo viên có thể đặt ra câu hỏi củng cố kiến thức, và giáo dục lòng yêu nước cho học sinh: Qua bài thơ giúp em cảm nhận như thế nào về Hào khí Đông A được thể hiện qua vẻ đẹp của con người và thời đại. Gợi ý: - Hào khí Đông A là hào khí quyết chiến quyết thắng của con người và thời đại nhà Trần: Điều đó được thể hiện qua: + Hình ảnh tráng sĩ: hiện lên qua tư thế “Cầm ngang ngọn giáo” giữ non sông + Hình ảnh “ba quân”: hiện lên với sức mạnh của đội quân đang sôi sục khí thế quyết chiến quyết thắng. ->Hình ảnh tráng sĩ lồng vào hình ảnh ba quân mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dân tộc thời Trần – “hào khí Đông A” 15
- 3. LỒNG GHÉP VÀO PHẦN KIỂM TRA BÀI CŨ Ở TIẾT SAU Đối với tiết học sau: Bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi giáo viên kiểm tra bài cũ bằng cách đặt câu hỏi: Em hãy nêu vẻ đẹp của con người thời Trần qua hai câu đầu. Gợi ý: Vẻ đẹp con người thời Trần được thể hiện ở vóc dáng hùng dũng, đồng thời có khát vọng hào hùng. VI. GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM TỎ LÒNG (THUẬT HOÀI) Môn học/ hoạt động: Ngữ văn; Lớp:10A1, 10A2 Thời gian thực hiện 01 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng vệ quốc hiên ngang, lẫm liệt với lí tưởng và nhân cách lớn lao; vẻ đẹp của thời đại với sức mạnh và khí thế hào hùng. - Thấy được nghệ thuật của bài thơ: ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao. - Thông hiểu: Làm rõ hiệu quả của các từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong văn bản. - Vận dụng thấp: Xác định tâm sự về con người và thời thế đậm chất nhân văn qua văn bản - Vận dụng cao: Phân tích được hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ ngữ (hay những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ ) độc đáo trong văn bản 2. Năng lực - Năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông - Năng lực riêng: 16
- + Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày + Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học + Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống… 3. Phẩm chất - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Phương tiện, thiết bị: + SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 10, thiết kế bài học. + Máy tính, máy chiếu, loa... - Phương pháp dạy học: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi 2. Chuẩn bị của học sinh - Sách giáo khoa, bài soạn. - Tranh ảnh tự vẽ hoặc sưu tầm III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục đích: Học sinh biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b) Nội dung: Học sinh dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Học sinh vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên cho học sinh xem phim tài liệu về việc Phạm Ngũ Lão đan sọt… Hỏi: Em hãy cho biết nội dung đoạn phim? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Giáo viên gọi một số học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung. 17
- Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên đánh giá kết quả của học sinh, trên cơ sở đó dẫn dắt học sinh vào bài học mới. Giáo viên nhận xét, chuẩn hóa kiến thức - Giáo viên dẫn vào bài học: Trong lịch sử văn học Việt Nam, Phạm Ngũ Lão chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi ông vẫn đứng cùng hàng những tác giả danh tiếng nhất của văn học thời Trần, của dòng văn học yêu nước. Bài “Thuật hoài” là một minh chứng tiêu biểu cho quy luật sống còn của văn chương nghệ thuật: “quý hồ tinh bất quý hồ đa” (Quý tinh túy, không cốt nhiều). Tiết học hôm nay, Thầy sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu bài thơ này. Mời các em mở sách giáo khoa trang 115 chúng ta cùng tìm hiểu bài học. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm a) Mục đích: Giúp học sinh hiểu những nét khái quát về tác giả Phạm Ngũ Lão và tác phẩm “Thuật hoài”. b) Nội dung: Học sinh quan sát Sách giáo khoa để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của giáo viên. c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của Giáo viên và Học Sản phẩm dự kiến sinh Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học I I. Tìm hiểu chung tập 1. Tác giả Giáo viên chia học sinh thành 2 nhóm, + Sinh năm 1255 mất 1320, người làng chuyển giao nhiệm vụ: Phù Ủng – huyện Đường Hào (nay là Nhóm 1: Dựa vào phần Tiểu dẫn, em Ân Thi – Hưng Yên). hãy nêu những nét khái quát về tác giả + Là con rể của Trần Hưng Đạo. Phạm Ngũ Lão. + Có nhiều công lao trong cuộc kháng Nhóm 2: Bài thơ viết theo thể thơ gì? chiến chống Nguyên - Mông. Em hiểu thế nào về nhan đề “Thuật + Thích đọc sách, ngâm thơ và được 18
- hoài”? Nêu bố cục của tác phẩm. ngợi ca là người văn võ toàn tài. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Tác phẩm còn lại: Tỏ lòng và Viếng Hoạt động cá nhân: Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo Đại Vương. luận 2. Tác phẩm - Học sinh trả lời câu hỏi. a. Thể loại - Giáo viên quan sát, hỗ trợ, tư vấn - Thất ngôn tứ tuyệt. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả b. Nhan đề “thuật hoài” thực hiện nhiệm vụ - “Thuật hoài”: Tỏ lòng. (bày tỏ nỗi Giáo viên: nhận xét đánh giá kết quả lòng của mình). của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. c. Bố cục - Hai câu đầu: vẻ đẹp của con người thời Trần. - Hai câu sau: Nỗi lòng của tác giả Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản a) Mục đích: Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của con người thời Trần qua hình tượng trang nam nhi với lí tưởng và nhân cách cao cả; cảm nhận được vẻ đẹp của thời đại qua hình tượng “ba quân” với sức mạnh và khí thế hào hùng; nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. b) Nội dung: Học sinh quan sát sách giáo khoa để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của giáo viên. c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Đọc hiểu văn bản Giáo viên chia học sinh thành 4 nhóm, 1. So sánh nguyên tác và bản dịch chuyển giao nhiệm vụ: - Nguyên tác: hoành sóc => Cầm Nhóm 1: So sánh nguyên tác và bản dịch. ngang ngọn giáo. Nhóm 2: Vẻ đẹp của con người thời Trần - Bản dịch: Múa giáo. 19
- được tái hiện qua những hình ảnh nào? => Bản dịch làm giảm phần nào sự Từ những hình ảnh đó, em có cảm nhận đường bệ, vững chãi của hình tượng. gì về vẻ đẹp của con người thời Trần? 2. Hai câu đầu Nhóm 3: Nợ công danh mà tác giả nói tới a. Câu 1 – Vẻ đẹp của con người thời trong hai câu thơ cuối có thể hiểu theo Trần. nghĩa nào? Phân tích ý nghĩa của nỗi thẹn - Chủ thể trữ tình: tác giả - tráng sĩ đời trong hai câu thơ cuối. Trần. Nhóm 4: Qua những lời thơ tỏ lòng, em - Tư thế của con người: hoành sóc => thấy hình ảnh trang nam nhi đời Trần cầm ngang ngọn giáo. mang vẻ đẹp như thế nào? Điều đó có ý + Thể hiện tinh thần xông pha, tư thế nghĩa gì đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày làm chủ chiến trường, lẫm liệt, hiên mai? ngang giữa trời đất. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Tư thế sẵn sàng xung trận với vũ khí Hoạt động cá nhân: chĩa thẳng về phía kẻ thù. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Thời gian: kháp kỉ thu (không phải - Học sinh trả lời câu hỏi. trong chốc lác mà mấy năm rồi (trãi - Giáo viên quan sát, hỗ trợ, tư vấn dài theo năm tháng). Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả - Không gian: giang sơn, non sông, thực hiện nhiệm vụ đất nước. Giáo viên: nhận xét đánh giá kết quả của => Bối cảnh thời gian và không gian các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. lớn lao, kì vĩ, làm nổi bật tầm vóc lớn Hai câu đầu:Vẻ đẹp kì vĩ của con người lao của con người. Có thể nói, ngọn và khí thế hào hùng của thời đại. giáo mà con người cầm chắc trong tay * Câu 1: Vẻ đẹp của con người thể hiện có chiều dài được đo bằng chiều dài ở: của núi sông và con người ấy cũng - Tư thế: Cắp ngang ngọn giáo (hoành mang tầm vóc của núi sông, của trời sóc). Cây trường giáo như phải đo bằng đất. chiều ngang của non sông ⭢ tư thế hiên - Sứ mệnh của con người: trấn giữ, ngang. bảo vệ giang sơn => sứ mệnh thiêng 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (SGK Lịch sử lớp 12 Ban Cơ bản)
14 p | 135 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 119 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục STEM thông qua chủ đề Lắp mạch điện đèn trang trí - Vật lí 11
40 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay
43 p | 44 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
28 p | 69 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho học sinh trung học phổ thông trong các giờ dạy môn Hóa học
21 p | 40 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo sự hứng thú cho học viên Trung tâm GDNN - GDTX khi mở đầu tiết học giáo dục hướng nghiệp thông qua việc thực hiện các trò chơi kỹ năng sống
15 p | 37 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy lý thuyết môn Giáo dục Quốc phòng, An ninh ở trường THPT
45 p | 46 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác phần mềm Wondershare QuizCreator và Google site giúp học sinh rèn luyện bài thi trắc nghiệm môn Toán
15 p | 55 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Công tác phòng ngừa, can thiệp với học sinh bị chứng rối loạn hành vi ở trường THPT
35 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn