Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức sản xuất kinh doanh hàng hóa cho học sinh trường THPT Con Cuông thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Định hường nghề nghiệp gắn với dạy học phần công dân với kinh tế môn GDCD lớp 11
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là giáo dục HS nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của sản xuất kinh doanh hàng hóa đối với sự phát triển của bản thân, gia đình và xã hội. Góp phần giáo dục HS nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Hình thành thái độ, hành vi đúng đắn trong việc sản xuất của cải vật chất phục vụ cho gia đình và xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức sản xuất kinh doanh hàng hóa cho học sinh trường THPT Con Cuông thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Định hường nghề nghiệp gắn với dạy học phần công dân với kinh tế môn GDCD lớp 11
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT CÁC TỪ VIẾT TẮT NGHĨA CỦA TỪ. 1 GDCD Giáo dục công dân. 2 THPT Trung học phổ thông. 3 GV Giáo viên 4 HS Học sinh 5 SXKDHH Sản xuất kinh doanh hàng hóa. 6 TNST Trải nghiệm sáng tạo. 7 SXKD Sản xuất kinh doanh. 8 SXCCVC Sản xuất của cải vật chất. 9 HĐTNST Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 10 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm. 11 HSTHPT Học sinh THPT. 0
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài. Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, coi trọng dạy cách học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, trải nghiệm ngoại khoá, nghiên cứu khoa học. Đối với môn GDCD lớp 11 phần “Công dân với kinh tế” là một nội dung quan trọng của chương trình, giảng dạy phần công dân với kinh tế có một ý nghĩa rất lớn đối với học sinh miền núi Con Cuông. Qua dạy học phần này học sinh hiểu được thế nào là sản xuất của cải vật chất, vai trò của sản xuất của cải vật, hàng hóa - tiền tệ - thị trường, các quy luật kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hóa đã cung cấp được cho học sinh những kiến thức cơ bản về sản xuất, kinh doanh, giúp các em ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, đồng thời biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống như sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa sao cho có lợi nhiều nhất và qua đó các em có những định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho bản thân, biết cách tham gia vào lao động sản xuất, kinh doanh để có cuộc sống kinh tế ổn định, hạnh phúc và phát triển. Tuy nhiên. Qua thực tế giảng dạy môn GDCD lớp 11 phần “Công dân với kinh tế” đã nhiều năm cho học sinh miền núi huyện Con Cuông, qua dự giờ các đồng nghiệp, đọc các sách tài liệu tham khảo thì phần này có nhiều cách tổ chức hoạt động khác nhau, nhưng tôi nhận thấy rằng: nên tổ chưc các hoạt động dạy học tích cực để học sinh tự phát hiện kiến thức bằng phương pháp sơ đồ hóa nội dung, tổ chức trò chơi, cho học sinh đi trải nghiệm thực tế hoặc đưa ra các tình huống gắn liền với thực tiễn, từ đó giúp học sinh tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức mới, nâng cao năng lực tự học, hiểu và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất kinh doanh một số mặt hàng tại đia phương. Việc giáo dục ý thức sản xuất kinh doanh hàng hóa cho học sinh miền núi trong nhà trường THPT nói chung và trường THPT Con Cuông nói riêng đã được thực hiện, nhưng nhìn chung chưa toàn diện và hiệu quả, một số GV trong tiết dạy đang nặng về lý thuyết, chưa chú trọng nhiều về hoạt động thực nghiệm và giáo dục ý thức sản xuất kinh doanh cho HS, do đó nhận thức của các em về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Truyền thụ trí thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên, việc sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm.Vì vậy dạy học gắn liền với sản xuất, kinh doanh là mô hình 1
- dạy học giúp học sinh được trải nghiệm với thực tiễn, được tìm hiểu và tham gia vào sản xuất kinh doanh tại địa phương, tạo ra môi trường học tập thân thiện, đã góp phần đổi mới hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường; giúp học sinh được trải nghiệm vào thực tiễn cuộc sống sản xuất kinh doanh, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, gắn các nội dung dạy học của môn học với thực tiễn cuộc sống, tạo được không khí học tập thoải mái, phát huy được tính sáng tạo, tích cực của học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện, nâng cao kiến thức kỹ năng sống, bổ sung về kiến thức thực tế, vốn sống; góp phần thực hiện giáo dục hướng nghiệp. Nhằm để giúp cho HS nhìn nhận sâu sắc và có thái độ, hành vi đúng đắn trước những vấn đề sản xuất kinh doanh hàng hóa của địa phương nơi các em đang sinh sống, cũng như việc tìm hiểu tích lũy kiến thức và nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD trong bối cảnh đổi mới nền giáo dục nước nhà, Với lý do đó tôi đã chọn đề tài “Giáo dục ý thức SXKDHH cho học sinh trường THPT Con Cuông thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Định hường nghề nghiệp gắn với dạy học phần công dân với kinh tế môn GDCD lớp 11” để viết sáng kiến kinh nghiệm này. 1.2. Lịch sử nghiên cứu. Thực hiện nguyên lý “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội. Nhiều năm qua, hoạt động trải nghiệm đã được tổ chức ở các trường trung học phổ thông nhưng còn đơn lẻ, tự phát, chưa có định hướng. Bên cạnh đó, còn nhiều tồn tại trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở các trường THPT như chưa kích thích được nhu cầu trải nghiệm, chưa khai thác được tư duy thế mạnh của học sinh và tiềm năng, thế mạnh địa phương. việc tổ chức dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh chưa được nhìn nhận trên góc độ lý luận dạy học nên không đem lại hiệu quả giáo dục cao. Gần đây trong mô hình trường học mới, một trong những hoạt động được đặt ra là tổ chức cho học sinh vận dụng và mở rộng kiến thức, kỹ năng trong nhà trường vào thực tế sản xuất, kinh doanh của địa phương. Việc khai thác các yếu tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh ở địa phương như là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục rất ít khi được quan tâm hoặc nếu có thường mang tính tự phát. Vì vậy vai trò, thế mạnh của những hoạt động sản xuất, kinh doanh đa dạng, muôn hình muôn vẻ ở địa phương gần như chưa được các nhà trường biết đến và tận dụng. Với hoạt động trải nghiệm tại một số cơ sở SXKDHH tiêu biểu tại địa phương đã giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Vậy để thực hiện mục tiêu giáo dục tích cực hóa hoạt động nhận thức cho HS, giúp các em phát triển các năng lực và có hành vi đúng đắn trong lao động sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại địa bàn Con Cuông tôi đã chọn đề tài “Giáo dục ý thức SXKDHH cho học sinh trường 2
- THPT Con Cuông thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Định hướng nghề nghiệp gắn với dạy học phần công dân với kinh tế môn GDCD lớp 11” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. 1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 1.3.1. Mục đích. - Giáo dục HS nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của sản xuất kinh doanh hàng hóa đối với sự phát triển của bản thân, gia đình và xã hội. - Góp phần giáo dục HS nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. - Hình thành thái độ, hành vi đúng đắn trong việc sản xuất của cải vật chất phục vụ cho gia đình và xã hội. - Góp phần rèn luyện kĩ năng thu thập, phân tích, xử lí và tổng hợp thông tin; kĩ năng làm việc theo nhóm cho HS, kỹ năng thực hành. 1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của nội dung giáo dục ý thức SXKDHH thông qua hoạt động TNST để tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong học tập môn GDCD gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa tại địa phương. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài. + Tham gia trải nghiệm thực tế. + Quan sát, lắng nghe, thu thập thông tin và viết báo cáo thu hoạch. + Lập kế hoạch dự án SXKDHH cho tương lai. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 1.4.1. Đối tượng. - Giáo viên giảng dạy môn GDCD ở trường THPT Con Cuông. - Học sinh lớp 11 trường THPT Con Cuông trong việc giáo dục ý thức SXKDHH thông hoạt động TNST tại một số cơ sở SXKDHH tiêu biểu . 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu. - Kiến thức: Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung giáo dục ý thức SXKDHH thông qua việc tổ chức hoạt động TNST - Định hướng nghề nghiệp cho HS ở trường THPT Con Cuông. - Không gian: Tổ chức cho HS trải nghiêm tại một số cơ sở SXKD tiêu biểu trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. - Thời gian thực hiện: Năm học 2020 - 2021. 3
- 1.5. Phương pháp nghiên cứu. 1.5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết. Phương pháp lí thuyết là phương pháp thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đọc các tài liệu liên quan đến đề tài để chọn lọc những kiến thức cơ bản phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. - Phương pháp hệ thống hóa: Nghiên cứu các tài liệu, phân chia thành những mục theo mục đích mà mình nghiên cứu. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Tiến hành so sánh, đối chiếu các tài liệu và các nội dung, hoạt động có liên quan để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. 1.5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp quan sát: Quan sát thực trạng tổ chức các hoạt động TNST ở trường THPT. Từ thực tế đó rút ra được ưu điểm và hạn chế của việc tổ chức hoạt động TNST trong môn GDCD. - Phương pháp điều tra: Phương pháp này nhằm tìm hiểu thực trạng, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, mục đích là thu thập những thông tin quan trọng về đối tượng nghiên cứu làm cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm sư phạm là so sánh kết quả tác động của ngưới nghiên cứu lên một nhóm lớp - gọi là nhóm thực nghiệm - với một nhóm lớp tương đương không được tác động - gọi là nhóm đối chứng. Đây là phương pháp thu nhận thông tin về sự thay đổi số lượng và chất lượng trong nhận thức và hành vi của các HS do người nghiên cứu tác động đến chúng bằng một số hoạt động và đã được kiểm tra. - Phương pháp dự án. Là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. 4
- PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lí luận. 2.1.1. Lí luận chung về hoạt động SXKDHH. 2.1.1.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh. Sản xuất kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất cho đến việc tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Chính hoạt động làm ăn sinh lời mang lại biến đổi vô cùng mạnh mẽ cho đời sống vật chất tinh thần của loài người. Sản xuất kinh doanh là khái niệm để chỉ hoạt động sản xuất ra của cải vật chất, sản phẩm để phục vụ cho quá trình trao đổi mua bán trên thị trường. Chủ sản xuất sẽ dùng vốn, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhân lực để tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường. 2.1.1.2. Ý nghĩa của HĐSXKD đối với hoạt động giáo dục trong trường phổ thông. - Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh, giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập như tự chiếm lĩnh kiến thức, kích thích hứng thú nhận thức của học sinh, phát triển trí tuệ của học sinh, giáo dục nhân cách học sinh. - Góp phần phát triển các kỹ năng mềm cho học sinh như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng đặt mục tiêu và kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. 2.1.1.3. Quy trình tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục/dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương. Quy trình tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương như sau: Bước 1: Lựa chọn cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương phù hợp với nội dung dạy học. Bước 2: Lựa chọn nội dung giáo dục/dạy học. Bước 3: Khảo sát cơ sở sản xuất/kinh doanh. Bước 4: Lập kế hoạch giáo dục/dạy học. Bước 5: Thực hiện hoạt động giáo dục/dạy học. 5
- 2.1.2. Lý luận về hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 2.1.2.1. Quan niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học.Với hoạt động trải nghiệm sáng tạo giáo viên có thể lựa chọn những vấn đề thiết thực, gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của HS, giúp các em vận dụng hiểu biết vào thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi. 2.1.2.2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp. Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường. Điều này giúp cho các nội dung giáo dục thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của HS, giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn. Hình thức học qua hoạt động trải nghiệm rất đa dạng. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như trò chơi, hội thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan thực tế, sân khấu hóa. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Học qua trải nghiệm là quá trình học tích cực và hiệu quả. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo cơ hội cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân học sinh. Nó có khả năng huy động sự tham gia tích cực của học sinh vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân; tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng; được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè.Từ đó hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết. 6
- Học qua trải nghiệm đòi hỏi khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. hoạt động trải nghiệm sáng tạo có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, cán bộ đoàn, ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, doanh nghiệp, những người lao động tiêu biểu ở địa phương. 2.1.2.3. Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông có hình thức tổ chức rất đa dạng, phong phú. Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục nhưng hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động khác nhau, tùy theo lứa tuổi và nhu cầu của học sinh, tùy theo điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương. Qua nghiên cứu, tôi xin đề xuất một số hình thức dạy học giúp HS TNST hiệu quả khi học tập các môn học trong nhà trường phổ thông, trong đó có môn GDCD. Tổ chức các trò chơi. Trò chơi là một loại hoạt động giải trí, thư giãn đồng thời là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Việc lựa chọn trò chơi phù hợp sẽ có tác dụng rất tích cực tới con người nói chung và đặc biệt đối với thanh niên học sinh nói riêng. Muốn để cho trò chơi là một con được học tập tích cực đòi hỏi phải có sự chọn lọc, tư duy của người giáo viên trong cách lựa chọn trò chơi để tổ chức học tập trải nghiệm. Trò chơi mang lại những thuận lợi trong quá trình tổ chức dạy học trải nghiệm rõ nét nhất là: việc phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh, giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn. Tổ chức các cuộc thi. Tổ chức các cuộc thi có thể trong nhà trường, lớp học hay ngoài không gian trường học. Nội dung cuộc thi rất phong phú và dễ lồng ghép bất cứ nội dung giáo dục nào. Và đó cũng là yêu cầu đặt ra đối với mỗi cuộc thi đều phải mang ý nghĩa giáo dục nhất định. Việc lựa chọn cách thức thực hiện hay làm cho cuộc thi trở nên hấp dẫn mang tính giáo dục hiệu quả đòi hỏi chất xám từ các thầy cô giáo người trực tiếp làm nhiệm vụ giáo dục. Nếu như tổ chức cuộc thi chỉ là hình thức thì thật khó đem tới hiệu quả và bộc lộ hết năng lực của người học. Cuộc thi có nhiều cách tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi giải ô chữ, đố vui về các địa danh trên đất nước ta, hội thi kể chuyện theo tranh …Mỗi hình thức có thể tổ chức với một chủ đề trong đó mang một hay nhiều nội dung giáo dục mà ở đó có sự gắn kết với nội dung chương trình cũng như giáo dục kĩ năng sống. Dạy học dự án. Dạy học dự án là một trong những hinh thức dạy học phát huy tối đa các năng lực của người học. Bởi vì theo quá trình học tập, HS phải tự học hỏi, nghiên cứu (theo nhóm hoặc cá nhân), kết quả học tập là những sản 7
- phẩm cụ thể mang sắc thái riêng của mỗi tác giả. Đây là một hình thức học tập mà HS có nhiều cơ hội TNST. Giáo viên trong quá trình dạy học trên lớp, tùy vào điều kiện thực tế mà có thể tổ chức cho HS tham gia vào các dự án học tập, tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cụ thể ở địa phương. Tham quan, dã ngoại. Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với HS. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em HS được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các cơ sở sản xuất kinh doanh, di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em. 2.1.3. Lí luận về giáo dục ý thức tham gia hoạt hoạt động SXKDHH. 2.1.3.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh. - Trong thời đại ngày nay, hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ luôn gắn liền với cuộc sống của con người, công việc sản xuất thuận lợi khi các sản phẩm tạo ra được thị trường chấp nhận tức là đồng ý sử dụng sản phẩm đó. Để được như vậy thì các chủ thể tiến hành sản xuất phải có khă năng kinh doanh. kinh doanh là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường, Hoạt động sản xuất kinh doanh có đặc điểm: + Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp. + Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể cung cấp đầu vào, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với Nhà nước. Các mối quan hệ này giúp cho các chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh, đưa doanh nghiệp của mình này càng phát triển. + Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: Vốn là yếu tố quyết định cho công việc kinh doanh, không có vốn thì không thể có hoạt động kinh doanh. Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao động... + Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Chính vì vậy giáo dục ý thức tham gia hoạt động SXKD là quá trình hoạt động có mục đích, có ý thức, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho HS phẩm chất, năng lực, trí thức cần thiết về giá trị vật chất, tinh thần, kinh nghiệm. Chuẩn bị hành trang để các em bước vào cuộc sống độc lập về kinh tế trong tương lai gần, hướng tới sự phát triển toàn diện của người học trong đời sống kinh tế, xã hội cho các em học sinh dân tộc miền núi cao là điều cần thiết. Do đó quan tâm đến việc giáo dục ý thức sản xuất kinh doanh cho học sinh là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong thời gian qua. 8
- 2.1.3.2. Giáo dục sản xuất kinh doanh. Giáo dục SXKD là hoạt động có định hướng, có tổ chức nhằm hình thành năng lực nhận thức, ý thức tham gia lao động sản xuất đúng đắn để tạo ra thu nhập cho bản thân, gia đình, góp phần vào phát triển kinh tế cho thôn bản cũng là cho đất nước, Để HS biết tham gia vào hoạt động SXKD một cách tự giác, trước hết cần làm cho các em thấy được tại sao nhà mình nghèo, thôn bản mình nghèo, tại sao nơi đây đất rộng người thưa mà đến bó rau người dân cũng phải ra chợ mua mà không tự sản xuất ta được tức là hiểu được sự cần thiết và lợi ích của lao động SXKD đối với sự phát triển của bản thân, gia đình và xã hội. Từ đó hình thành thái độ, ý thức tôn trọng các hoạt động SXCCVC và định hướng các hành vi cá nhân trong đời sống hàng ngày. Như vậy, giáo dục SXKD chính là giáo dục ý thức công dân, giáo dục con người một cách toàn diện, thông qua quá trình tác động có định hướng, có mục đích mà GV là người tổ chức, hướng dẫn. 2.1.3.3. Tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức tham gia HĐSXKD cho học sinh trường THPT Con Cuông. Con Cuông là vùng đất cây lành, trái ngọt, đất rộng, người thưa, cuộc sống người dân nơi đây gắn liền với lèn, núi hai mùa mưa nắng. Những nơi xa hút, hẻo lãnh bà con bám chặt lấy ruộng, lấy vườn mà sống, lấy công sức để kiếm hạt lúa, hoa màu nuôi sống gia đình. Xa xôi là thế nên việc đi học của các em là quãng đường dài lặn lội với những cái nắng, cái mưa để mong các em có kiến thức mà thay đổi ít nhiều cuộc sống sau này, Mặc dù nền kinh tế của huyện trong những năm gần đây đã có nhiều khởi sắc nhưng các em ở đây đến trường vẫn có ngày đói, ngày no. chính điều này đã làm bản thân tôi phải trằn trọc suy nghĩ và đắt ra câu hỏi: Tại sao Con Cuông đất rộng người thưa mà mà người dân ở đây vẫn nghèo! Tại sao nhà nào vườn cũng rộng mênh mông nhưng đến bó rau phục vụ cho bữa ăn hàng ngày cũng không có, phải ra chợ mua? Vậy nguyên nhân tại sao và vì đâu? Phải chăng một phần do ý thức về lao động sản xuất của người dân chưa cao, Nhiều người dân nơi đây còn có tư tưởng trồng chờ ý lại vào nhà nước, ngủ sớm dậy trưa không chịu lao động sản xuất. Phần còn lại là do thiếu hiểu biết kiến thức về lao động sản xuất, tuy siêng năng chăm chỉ nhưng năng suất lao động rất thấp, lam lũ, vất vả quanh năm nhưng cũng không đủ lúa gạo đáp ứng nhu cầu cuộc sống, cùng những rơi rớt của tư tưởng cổ hủ, lạc hậu vẫn đe dọa nhiều gia đình, nhất là người dân tộc thiểu sổ, nếu như từng thành viên trong gia đình không có kiến thức hiểu biết về lao động SXKDHH thì đói nghèo lại nối tiếp đói nghèo của các thế hệ. Vậy làm thế nào để giúp thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của gia đình ở các thôn bản cái thiện được cuộc sống của bản thân, gia đình, góp phần xây dựng thôn bản ngày càng phát triển tiến kịp mặt bằng chung của xã hội. Chính vì vậy nhiệm vụ vận dụng các kiến thức về kinh tế đã học trong chương trình GDCD lớp 11 để giáo dục ý thức tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh 9
- hàng hóa – định hướng nghề nghiệp cho học sinh là rất cần thiết đối với học sinh Con Cuông, góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, của đất nước hiện tại cũng như tương lai. 2.1.3.4. Giáo dục ý thức sản xuất kinh doanh hàng hóa qua môn GDCD lớp 11. Song song với việc truyền đạt kiến thức như các môn học khác, Môn GDCD đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho học sinh, đây cũng là nhiệm vụ quan trọng mà ngành giáo dục luôn hướng đến. Môn Giáo dục công dân được gọi là bộ môn khoa học dạy làm người. Học GDCD sẽ giúp học sinh hình thành và điều chỉnh những hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp hơn. Xuyên suốt từ khi ngồi vào ghế nhà trường cho đến khi tốt nghiệp, học sinh đã được thầy cô dạy những điều hay lẽ phải phù hợp với xã hội. GDCD là bộ môn gắn liền với cuộc sống giúp em có thêm hiểu biết về kinh tế, chính trị, pháp luật, điều chỉnh những hành vì và có cách cư xử phù hợp với mọi ngườì. Thực hiện giáo dục ý thức tham gia vào hoạt động SXKDHH – Định hướng nghề nghiệp ở trường THPT nhằm đạt mục tiêu sau: * Về kiến thức. Hiểu được thế nào là SXKDHH, Các yếu tố cần có để tham gia vào hoạt động SXKDHH và vai trò của sản xuất kinh doanh hàng hóa đối với bản thân, gia đình và xã hội. Biết cách vận dụng các quy luật kinh tế vào quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa sao cho đưa lại lợi ích kinh tế cao nhất. * Về kĩ năng: Có kĩ năng vận dụng các quy luật kinh tế cơ bản để giải thích một số hiện tượng kinh tế gần gũi trong cuộc sống, Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng của bản thân. Tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia vào HĐSXKDHH ở địa phương. * Về thái độ: Có thái độ tích cực tham gia xây dựng kinh tế gia đình và địa phương, nghiệm túc học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân góp phần xây dựng kinh tế gia đình, thôn bản, coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa, tiền tệ, tôn trọng các quy luật kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, trung thực, tự trọng. 2.2. Cơ sở thực tiễn. 2.2.1. Đặc điểm của học sinh trường THPT Con Cuông. Con Cuông là huyện miền núi cao biên giới của tỉnh Nghệ An, Toàn huyện có có 13 xã, thị trấn, 124 thôn (bản), Có ba dân tộc cùng sinh sống gồm: dân tộc Thái, Kinh, Đan Lai, Toàn huyện có hai trường THPT: THPT Con Cuông và THPT Mường Quạ. Đa số học sinh của trường là người dân tộc thiểu số nên nhận thức của các em có phần hạn chế, quan điểm học tập của các em cũng rất đơn giản học cho vui, học để lấy bằng tốt nghiệp, học vì cha mẹ bắt đi học, đa số các em chưa ý thức được là học để tiếp thu kiến thức sau này 10
- vận dụng vào cuộc sống nhằm đạt năng xuất lao động cao làm giàu cho bản thân, gia đình và cũng chính là cho xã hội. Chính những quan điểm đó cũng đã gây khó khăn cho công tác dạy học của giáo viên môn GDCD tại trường THPT miền núi Con Cuông. Hiện nay trường THPT Con Cuông có đội ngũ giáo viên tương đối đông 82 giáo viên trong đó có 3 giáo viên giảng dạy môn GDCD những giáo viên này đều có kinh nghiệm giảng dạy trên 10 năm. Tuy nhiên qua dự giờ cũng như trao đổi chuyên môn trong nhóm về giảng dạy môn GDCD nói chung và phần “ công dân với kinh tế ” nói riêng, tôi thấy cách giảng dạy khá phổ biến của các giáo viên trong nhóm hiện nay là giáo viên trình bày chủ yếu theo phương pháp vấn đáp tái hiện cho học sinh hoặc có tổ chức các hoạt động nhưng rời rạc, vì vậy chưa thu hút được phong trào học tập của học sinh. không liên kết được các kiến thức toàn bài, thiên về lý thuyết, không tự thiết kế đồ dùng dạy học. Như vậy học sinh vấn còn thụ động chưa thật sự tự lực trong vấn để phát hiện ra kiến thức mới, mặc dù môn GDCD ở trường THPT có nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ. Nguyên nhân do một số giáo viên chưa thật sự đầu tư cho bài dạy của mình, còn nặng về lý thuyết, không chú trọng đến các hoạt động trải nghiệm thực tiễn nên dẫn đến học sinh chán học. Học sinh THPT Con Cuông là những em có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị đội ngũ có trình độ, có tri thức cho các dân tộc, đồng thời là những hạt nhân tiêu biểu của dân tộc thiểu số ở các địa phương. Việc giáo dục ý thức tham gia vào hoạt động SXKD hàng hóa – định hướng nghề nghiệp cho học sinh trường THPT Con Cuông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nếu làm tốt sẽ tạo ra sự tương tác hiệu quả nhất giữa GV và HS, gắn liền lý luận với thực tiễn điều này sẽ có tác động lớn đến sự hình thành ý thức tích cực trong lao động sản xuất của thế hệ trẻ, góp phần xây dựng gia đình, thôn bản ngày càng phát triển. 2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục thức SXKDHH – định hướng nghề nghiệp cho học sinh ở trường THPT Con Cuông thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Giáo dục ý thức tham gia vào HĐSXKDHH là hoạt động quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế gia đình, thôn bản và đất nước phát triển, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất, bằng con đường giáo dục và thông qua giáo dục, học sinh hiểu được thế nào là sản xuất của cải vật chất, vai trò của SXCCVC, các quy luật kinh tế của sản xuất và lưu thông hàng hóa, các yếu tố cần và đủ để thực hiện hoạt động SXKDHH. Giáo dục giúp cho học sinh hiểu biết về truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của dân tộc. Thông qua hoạt động TNST, sinh hoạt tập thể, giúp cho HS nhận thức sâu sắc lao động sản xuất và vai trò của lao động sản xuất kinh doanh hàng hóa, tạo được sân chơi, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh gắn với thực tiễn cuộc sống. Qua đó, giúp các em có điều kiện được giao lưu, 11
- trao đổi học tập, nâng cao ý thức tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất, gắn liền lý luận với thực tiền, học đi đôi với hành, biết giữ gìn, trân trọng những nét đẹp truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của dân tộc và nỗ lực học tập tốt để sau này đóng góp công sức xây dựng quê hương giàu đẹp. Trong những năm gần đây, dạy học gắn liền với giáo dục ý thức tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong các trường học luôn được ngành giáo dục nước ta nói chung, tỉnh Nghệ An nói riêng quan tâm, nhất là tại những huyện có tỷ lệ HS người dân tộc thiểu số cao như huyện Con Cuông. Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức, các thầy cô đã tìm tòi ra nhiều phương pháp giáo dục sáng tạo, tổ chức nhiều hoạt động giáo dục ngoại khóa có ý nghĩa, qua đó, giúp các em hiểu sâu hơn về kiến thức đã học, về giá trị lao động sản xuất củả cải vật chất. Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, trong những năm qua, trường THPT Con Cuông đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, nhằm giáo dục cho HS nâng cao ý tham gia vào hoạt động SXKD tại địa phương. Giáo dục ý thức tham gia vào hoạt động SXKDHH không chỉ là nhiệm vụ dạy học của môn GDCD mà còn là mục đích cuối cùng của giáo dục tổng thể, điều này được xem như một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, cấp thiết của mỗi GV. Hoạt động giáo dục ý thức tham gia vào SXKDHH được nhà trường và các GV trong trường THPT Con Cuông thực sự quan tâm, Hàng tháng nhà trường kết hợp với tổ, nhóm chuyên môn, các đoàn thể tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa về chủ đề lao động, sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Với mong muốn HS hiểu được vai trò, ý nghĩa của LĐSXKDHH từ đó có nhận thức đúng hơn và thay đổi quan điểm, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội , Đây là một trong những cách làm linh hoạt, sáng tạo để giáo dục ý thức tham gia lao động sản xuất kinh doanh hàng hóa cho HS trường THPT Con Cuông. GV và học sinh trường THPT Con Cuông tham gia ngoại khóa hội thi HS sáng tạo 12
- Còn đối với môn GDCD hoạt động này được tiến hành thông qua việc dạy học trên lớp gắn với kiến thức lớp 11 phần “Công dân với kinh tế” và đã tổ chức hoạt động TNST dưới nhiều hình thức cho HS. Tháng 12 năm 2020, nhóm GDCD kết hợp với đoàn trường THPT Con Cuông tổ chức hoạt động ngoại khóa hội chợ với chủ đề “Sản xuất kinh doanh hàng hóa tại địa phương – Những tiềm năng cầ cần khai thác” HS tham gia HĐNK hội chợ “Sản xuất kinh doanh hàng hóa tại địa phương – Những tiềm năng cầ cần khai thác” Cho đến nay, mặc dù trường THPT Con Cuông đã có nhiều biện pháp, tổ chức khá nhiều hoạt động cho HS nhằm giáo dục ý thức tham gia hoạt động SXKD tại địa phương, tuy nhiên, qua khảo sát thực tế tôi nhận thấy việc đưa nội dung giáo dục ý thức lao động sản xuất kinh doanh vào trong các giờ học của các bộ môn nói chung và môn GDCD nói riêng chưa thực sự mang lại hiệu quả cao nhất. 2.3. Giáo dục ý thức tham gia hoạt động SXKDHH – Định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với phần “Công dân với kinh tế” môn GDCD lớp 11. Tại trường THPT Con Cuông trong quá trình dạy học bản thân tôi cũng như các thành viên trong nhóm GDCD đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực như: tồ chức trò chơi “đi chợ” trao đổi hàng hóa giữa các nhóm trong lớp học, chia lớp ra thành các nhóm thực hiện các dự án khởi nghiệp, tổ chức các trò chơi, với những phương pháp dạy học này một mặt học sinh đã khắc sâu hơn những hiểu biết về hàng hóa, tiền tệ, thị trường. Quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu mặt khác học sinh cũng ý thức được vai trò của HĐSXKD trong thực tiễn. Tuy nhiên do thời gian dạy học chính khóa trên lớp quá ít nên học sinh chưa thể hiện được hết các năng lực của bản thân. Do đó tổ chức các hoạt động TNST trong môn GDCD theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy 13
- học là một hình thức tích cực, bổ ích và có hiệu quả hơn, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, kiểm tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khoá. Hoạt động TNST trong môn GDCD càng cần thiết và bổ ích khi được áp dụng vào quá trình dạy học tích hợp lồng ghép giữa kiến thức môn học với kiến thức thực tiễn. Kết quả của hoạt động TNST trong môn GDCD phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức và lập kế hoạch hoạt động mà GV môn GDCD là người quyết định. Khi thực hiện HĐTNST tôi đã thực hiện theo trình tự theo các bước sau. 2.4. Thực nghiệm. 2.4.1. Mục đích thực nghiệm. Thực nghiệm là một quá trình rất cần thiết khi chúng ta tiến hành nghiên cứu khoa học. Vì thực nghiệm sẽ cho biết được tính ứng dụng, tính khả thi của đề tài nghiên cứu. Đối với đề tài SKKN này quá trình thực nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá mức độ phù hợp và hiệu quả của việc giáo dục ý thức tham gia vào hoạt đông XSKDHH thông qua việc tổ chức các hoạt động TNST gắn với dạy học phần công dân với kinh tế môn GDCD lớp 11 cho học sinh trường THPT Con Cuông, từ đó chứng minh được tính khả thi của đề tài. Để đạt được mục đích đề ra là tính hiệu quả và tính khả thi của đề tài thì nhiệm vụ không chỉ là tổ chức dạy, tổ chức hoạt động TNST mà cần thiết phải tiến hành so sánh giữa lớp thực nghiệm với lớp đối chứng. Có như vậy mới chứng minh được tính hiệu quả của đề tài. 2.4.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm. * Đối tượng: HS trường THPT Con Cuông, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. - Đối tượng thực nghiệm được chia thành 2 nhóm: 14
- + Nhóm thực nghiệm: Lớp 11C2 trường THPT Con Cuông gồm 43 em + Nhóm đối chứng: Lớp 11C3 trường THPT Con Cuông gồm 39 em. * Thời gian thực nghiệm: Năm học 2020 – 2021. 2.4.3. Phương pháp tiến hành. - Xây dựng nội dung, kế hoạch cụ thể thông qua Ban giám hiệu trường THPT Con Cuông phê duyệt để tiến hành thực nghiệm sư phạm. - Nhờ các giáo viên trong tổ xã hội góp ý về nội dung, hình thức tổ chức, những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành thực nghiêm giáo dục ý thức tham gia HĐSXKDHH cho HS thông qua hoạt động TNST gắn với phần “ Công dân với KT” môn GDCD lớp 11. - Thực hiện thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm; so sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. 2.4.4. Nhiệm vụ thực nghiệm. Tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể sau: - Đánh giá tinh thần, thái độ, khả năng tiếp nhận và thực hiện các nhiệm vụ học tập, các hoạt động TNST gắn với môn GDCD do GV tổ chức và hướng dẫn . - Theo dõi, đối chiếu diễn biến quá trình thực hiện các nhiệm vụ trải nghiệm về mức độ tự thực hiện của HS. - Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của của đề tài. 2.4.5. Tổ chức thực nghiệm. 2.4.5.1. Lựa chọn hình thức và chủ đề thực nghiệm. - Họat động TNST trong môn GDCD rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên trong phạm vi của đề tài này tôi tiến hành cho học sinh hoạt động trải nghiệm thông qua hai hình thức: + Tham quan, dã ngoại tại bốn cơ sở SXKDHH tiêu biểu tại huyện Con Cuông và viết bài thu hoạch cá nhân. + Lập dự án khởi nghiệp theo nhóm về một mặt hàng mà các em có thể sẽ tham gia sản xuất kinh doanh trong tương lai để tiến hành thực nghiệm. - Chủ đề: “Tham quan, dã ngoại học tập tại các cơ sở SXKDHH tiêu biểu trên địa bàn huyện Con Cuông – Tỉnh Nghệ An” 15
- 2.4.5.2. Lập kế hoạch tổ chức TNST. Trường THPT Con Cuông Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tổ: Xã hội Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. KẾ HOẠCH Về viêc Tô chưc hoạt động ngoại khóa, trải nghiêm sáng tạo ngoài trường cho học sinh lớp 11C2 Trường THPT Con Cuông. - Căn cứ công văn của Sở giáo dục và đào tạo về hướng dẫn thực hiện kế hoạch giáo dục ở các trường miền núi. - Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 của trường THPT Con Cuông. - Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy môn GDCD lớp 11 trường THPT Con Cuông. Nay tôi lập kế hoạch thực hiện dạy học TNST với chủ đề: “Tham quan, dã ngoại học tập tại các cơ sở SXKDHH tiêu biểu trên địa bàn huyện Con Cuông – Tỉnh Nghệ An” A. Mục đích yêu cầu. 1.Về kiến thức: - Tổ chức cho học sinh tham quan một số cơ sở SXKDHH tiêu biểu trên địa bàn huyện Con Cuông nhằm: + Thực hiện mục tiêu “Học đi đôi với hành” “Lý thuyết gắn liền với thực tiễn” giúp học sinh hiểu rõ hơn tiềm năng, thế mạnh về kinh tế của các thôn bản nói riêng cũng như của huyện Con Cuông nói chung. + Hiểu rõ được các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở SXKD tiêu biểu tại địa phương. 2. Kỹ năng: Thông qua hoạt động TNST giáo dục cho các em kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng tự học, kỹ năng thu thập, tổng hợp, xử lí thông tin và số liệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập. 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức tham gia vào hoạt động lao động sản xuất, kinh doanh hàng hóa – Định hướng nghề nghiệp cho tương lai. 4. Năng lực hình thành cho học sinh: - Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề, năng lực tính toán. B. Thời gian, địa điểm, thành phần tham gia: 1. Thời gian: Tổ chức tham quan trong 1 ngày chủ nhật (Ngày 6/12/2020) 16
- 2. Địa điểm: Một số cơ sở SXKDHH tiêu biểu trên địa bàn huyện Con Cuông. - Địa điểm 1: Cơ sở sản xuất và chế biến dược liệu pù mát của gia đình ông Phan Xuân Diện ở thôn Tiến Thành, xã Chi Khê, huyện Con Cuông. - Địa điểm 2: Trang trại trồng Cam của gia đình ông Nguyễn Văn Kính ở bản Pha, xã Yên Khê, huyên Con Cuông. - Địa điểm 3: Cơ sở dệt vải thổ cẩm truyền thống- bản Xiêng, xã Môn Sơn , huyện Con Cuông. - Địa điểm 4: Cơ sở sản xuất và chế biến chè của Ông Nguyễn Công Huỳnh ở Bản Trung Chính, xã Yên Khê, huyện Con Cuông. 3. Thành phần tham gia: - Học sinh lớp 11C2 – Trường THPT Con Cuông . - Hội trưởng hội phụ huynh của lớp 11C2. - GVdạy GDCD: Trương Thị Thu Huyền. - GV dạy môn GDCD lớp 11C2: Giản Thị Xuân Thảo. - Thầy Nguyễn Trọng An bí thư đoàn trường Trường THPT Con Cuông 4. Phương tiện: Xe đạp điện. C. Cách thức thực hiện: Bước 1: GV nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung của chuyến tham quan trải nghiệm để HS nắm rõ và thực hiện nhiệm vụ trong chuyến trải nghiệm. Bước 2: HS tham quan, tìm hiểu, nghe các chủ cơ sở hướng dẫn, trình bày kinh nghiêm trong qua trình SXKDHH của mình. Học sinh tiến hành thu thập số liệu, quay phim, chụp ảnh làm tư liệu. Bước 3: HS xử lý số liệu, thu thập thêm thông tin trên mang, sách tham khảo .. tiến hành viết bài thu hoạch cho chuyến tham quan trải nghiệm và lập dự án SXKDHH trong tương lai. Bước 4: - HS nộp bài thu hoạch sau hoạt động trải nghiệm và trình bày dự án theo nhóm. - Giáo viên đánh giá quá trình tham quan. - Đánh giá sản phẩm thu hoạch cá nhân và trình bày báo cáo dự án theo nhóm của HS. - Rút kinh nghiệm cho buổi hoạt động trải nghiệm. Trên đây là kế hoạch tổ chức buổi tham quan dã ngoại ngoài trường, trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Trường THPT Con Cuông năm học 2020 - 2021. Kính trình Ban Giám hiệu trường THPT Con Cuông xem xét, tạo điều kiện và ra quyết định để chúng tôi tổ chức thành công đợt tham qua dã ngoại này. 17
- 2.5.3. Tiến hành thực nghiệm. * Bước 1: Giáo viên nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung của chuyến đi. Mục đích của buổi tham quan, dã ngoại: Các em quan sát thực tế, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các chủ các chủ cơ sở SXKDHH tiêu biểu của huyện Con Cuông nơi các em đang sống, học tập, từ đó nâng cao nhận thức, ý thức và biết tham gia tích cực vào các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, có định hướng nghề nghiệp trong tương lai gần sau khi tốt nghiệp THPT. Cụ thể, sau chuyến tham quan, HS cần nắm được. * Về kiến thức. Hiểu được quá trình sản xuất kinh doanh hàng hóa trong thực tiễn tại các cơ sở SXKD tiêu biểu ở địa phương. từ đó biết so sánh, liên hệ các kiến thức đã học về lao động sản xuất, hàng hóa - tiền tệ - thị trường và các quy luật kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hóa đã được các cơ sở SXKDHH trên địa bàn huyện Con Cuông áp dụng như thế nào? Hiểu được sự cần thiết phải học tập, nâng cao trình độ của bản thân để sau này vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn nhằm đưa lại năng xuất lao động cao cho bản thân, gia đình và xã hội - định hướng được nghề nghiệp trong tương lai. * Về yêu cầu: Học sinh thực hiện chuyến đi trải nghiệm nghiêm túc, an toàn, hiệu quả, chuẩn bị đầy đủ các yếu phẩm phục vụ bản thân như: Ô, mũ, nước uống. giấy bút ghi chép cẩn thận về viết bài thu hoạch. * Nội dung. Tìm hiểu thực tiễn quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm tại bốn cơ sở SXKD tiêu biểu tại địa phương. - Địa điểm 1: Cơ sở sản xuất và chế biến dược liệu pù mát của gia đình ông Phan Xuân Diện ở thôn Tiến Thành, xã Chi Khê, huyện Con Cuông. - Địa điểm 2: Trang trại trồng Cam của gia đình ông Nguyễn Văn Kính ở bản Pha, xã Yên Khê, huyên Con Cuông. - Địa điểm 3: Cơ sở dệt vải thổ cẩm truyền thống tại bản Xiêng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông. - Địa điểm 4: Cơ sở sản xuất và chế biến chè của Ông Nguyễn Công Huỳnh ở Bản Trung Chính, xã Yên Khê, huyện Con Cuông. * Bước 2: Học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm, nghe các chủ cơ sở SXKDHH tiêu biểu ở địa phương giới thiệu quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm;HS tiến hành ghi chép thu thập số liệu, quay phim, chụp ảnh làm để viết bài thu hoạch. 18
- Địa điểm 1: Cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu Pù Mát của gia đình ông Phan Xuân Diện Ông Phan Xuân Diên bên vùng trồng dây thìa canh theo tiêu chuẩn GACP Đến tham quan dã ngoại tại cơ sở trồng và chế biến dược liệu pù mát của ông Phan Xuân Diện, tại thôn Quyết Tiến, xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Cơ sở chuyên trồng và sản xuất các sản phẩm trà dược liệu theo tiêu chuẩn GACP thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc. Điểm nổi bật của các cây dược liệu ở đây là được trồng tại trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây dược liệu miền Tây Nghệ An thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, trên độ cao hơn 800 m so với mặt nước biển. Đây là vùng khí hậu, thổ nhưỡng đặc biệt của vùng Vườn Quốc gia Pù Mát, bởi vậy, hàm lượng dược tính của dược liệu cao hơn hẳn vùng đất khác. Hiện tại ông Diện có hơn 7 ha đất trong vùng đệm Vườn Quốc gia Pù Mát dùng để trồng các loại cây dược liệu: Cà gai leo, giảo cổ lam, dây thìa canh, đinh lăng và mướp đắng rừng. Quá trình trồng và chăm sóc, cơ sở của ông Diện đã áp dụng quy trình theo tiêu chuẩn GACP. Để sản phẩm đảm bảo chất lượng, Ông đã áp dụng công nghệ phơi nguyên liệu bằng năng lượng mặt trời. Học sinh lớp 11C2 tham quan trải nghiêm thực tế vườn dược liêu Pù Mát. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (SGK Lịch sử lớp 12 Ban Cơ bản)
14 p | 133 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 35 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay
43 p | 44 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục STEM thông qua chủ đề Lắp mạch điện đèn trang trí - Vật lí 11
40 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho học sinh trung học phổ thông trong các giờ dạy môn Hóa học
21 p | 39 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo sự hứng thú cho học viên Trung tâm GDNN - GDTX khi mở đầu tiết học giáo dục hướng nghiệp thông qua việc thực hiện các trò chơi kỹ năng sống
15 p | 37 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bài tập thực hành Word khối 10
37 p | 13 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 26 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Công tác phòng ngừa, can thiệp với học sinh bị chứng rối loạn hành vi ở trường THPT
35 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn