intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kết nối cộng đồng- Giáo dục học sinh về sự lan tỏa giá trị cuộc sống

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Kết nối cộng đồng- Giáo dục học sinh về sự lan tỏa giá trị cuộc sống" nhằm được chia sẻ những cách làm hay mà trường THPT Thanh Chương 3 đã và đang thực hiện, trong đó có những cách làm thể hiện sự mới mẻ, tiên phong đem lại hiệu quả thiết thực trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kết nối cộng đồng- Giáo dục học sinh về sự lan tỏa giá trị cuộc sống

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƢỜNG THPT THANH CHƢƠNG 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG - GIÁO DỤC HỌC SINH VỀ SỰ LAN TOẢ GIÁ TRỊ CUỘC SỐNG LĨNH VỰC: GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG Họ và tên: Dƣơng Lê Quyết Lĩnh vực: Giáo dục Kỹ năng sống Thời gian thực hiện: Năm học 2019-2020, 2020-2021, 2021-2022 Số điện thoại: 0979 650 628 Tháng 4 - Năm 2022 1
  2. MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................ 5 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................................... 5 2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................................. 6 3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................................. 6 4. Kết quả nghiên cứu, hiệu quả............................................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................... 6 6. Thời gian nghiên cứu ............................................................................................................... 6 PHẦN II. NỘI DUNG.................................................................................................................. 7 I. Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực tiến của đề tài 7 1. Cơ sở lý luận................................................................................................................................... 7 2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................................................... 7 2.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề...................................................................................... 7 2.2. Thực trạng giáo dục học sinh về sự lan tỏa giá trị cuộc sống thông qua 7 các hoạt động kết nối cộng đồng của Trường THPT Thanh Chương 3 trong giai đoạn hiên nay................................... ....................................................................... 2.2.1. Thuận lợi............................................................ ...................................................................... 7 2.2.2. Khó khăn................................... ............................................................................................... 7 II. Chƣơng 2 Xây dựng và thực hiện các chƣơng trình kết nối cộng đồng 7 tạo ra sự lan toả giá trị cuộc sống cho học sinh Trƣờng THPT Thanh Chƣơng 1. Chương trình “Vòng tay yêu thương”......................... .................................................... 1.1. Mục đích............................................. ..................... ......................................................... ........... 8 1.2. Cách thức thực hiện.................................................................................... .......................... 9 1.3. Kế quả đạt được...................................................................................................................... 9 1.4. Ý nghĩa giáo dục..................................................................................................................... 11 2. Chương trình “Trồng hoa gây quỹ giúp bạn nghèo” ........................................... 11 2.1. Mục đích...................................................................................................................................... 11 2.2 Cách thức thực hiện .............................................................................................................. 12 2.3. Kết quả đạt được..................................................................................................................... 12 2.4. Ý nghĩa giáo dục...................................................................................................................... 13 3. Chương trình “Bát cháo tình thương” ............................................................................. 13 3.1. Mục đích......................................................................................................................................... 13 2
  3. 3.2. Cách thức thực hiện................................................................................................................ 13 3.3. Kết quả đạt được....................................................................................................................... 14 3.4 Ý nghĩa giáo dục........................................................................................................................ 14 4. Chương trình “Giọt hồng thiện nguyện”....................................................................... 14 4.1. Mục đích........................................................................................................................................ 14 4.2. Cách thức thực hiện................................................................................................................ 15 4.3. Kết quả đạt được..................................................................................................................... 16 4.4 Ý nghĩa giáo dục........................................................................................................................ 16 5. Chương trình “Xây dựng bếp ăn công đoàn”.............................................................. 17 5.1. Mục đích........................................................................................................................................ 17 5.2. Cách thức thực hiện................................................................................................................ 17 5.3. Kết quả đạt được...................................................................................................................... 18 5.4 Ý nghĩa giáo dục........................................................................................................................ 18 6. Chương trình khi thầy cô là những đầu bếp................................................................. 19 6.1. Mục đích....................................................................................................................................... 19 6.2. Cách thức thực hiện................................................................................................................ 19 6.3. Kết quả đạt được....................................................................................................................... 20 6.4 Ý nghĩa giáo dục........................................................................................................................ 21 7. Chương trình “Vườn rau yêu thương”............................................................................. 22 7.1. Mục đích........................................................................................................................................ 22 7.2. Cách thức thực hiện................................................................................................................ 22 7.3. Kết quả đạt được...................................................................................................................... 23 7.4 Ý nghĩa giáo dục........................................................................................................................ 23 8. Hưởng ứng phong trào “Chung tay xây dựng nôn thôn mới”................... 23 8.1. Mục đích........................................................................................................................................ 23 8.2. Cách thức thực hiện................................................................................................................ 24 8.3. Kết quả đạt được....................................................................................................................... 24 8.4 Ý nghĩa giáo dục........................................................................................................................ 25 9. Hưởng ứng phong trào “Chủ nhật xanh” 26 9.1. Mục đích......................................................................................................................................... 26 9.2. Cách thức thực hiện................................................................................................................ 26 9.3. Kết quả đạt được......................................................................................................................... 27 9.4 Ý nghĩa giáo dục........................................................................................................................ 27 10. Chương trình vận động “ Xây dựng nhà tình thương cho học sinh nghèo” 28 3
  4. 10.1. Mục đích...................................................................................................................................... 28 10.2. Cách thức thực hiện............................................................................................................. 28 10.3. Kết quả đạt được................................................................................................................... 29 10.4 Ý nghĩa giáo dục........................................................................................................................ 30 11. Chương trình vận động “ Xuân gắn kết, Tết yêu thương” 30 11.1. Mục đích....................................................................................................................................... 30 11.2. Cách thức thực hiện............................................................................................................. 30 31 11.3. Kết quả đạt được................................................................................................................... 11.4 Ý nghĩa giáo dục....................................................................................................................... 32 12. Hoạt động ngoại khóa “ Tìm hiểu truyền thống nhà trường” 33 12.1. Mục đích...................................................................................................................................... 33 12.2. Cách thức thực hiện............................................................................................................. 33 12.3. Kết quả đạt được.................................................................................................................... 34 12.4 Ý nghĩa giáo dục...................................................................................................................... 34 PHẦN III. KẾT LUẬN............................................................................................................... 35 1.Kết luận................................................................................................................................................ 35 2. Kiến nghị............................................................................................................................................ 36 36 2.1. Đối với Bộ GD-ĐT................................................................................................................... 36 2.2. Đối với Sở GD-ĐT Nghệ An.............................................................................................. 36 2.3. Đối với Trường THPT Thanh Chương 3.................................................................... 4
  5. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong sự phát triển của nền kinh tế, kéo theo nó là sự thay đổi các giá trị đạo đức trong xã hội. Các giá trị truyền thống không còn được tôn trọng nữa, trong khi đó, các giá trị chuẩn mực trong thời đại mới chưa kịp hình thành và khẳng định khiến con người mất định hướng, chạy theo lối sống vật chất thực dụng, thiếu tình cảm và sự gắn kết cộng đồng. Con người bị suy thoái đạo đức trầm trọng, thiếu tôn trọng lẫn nhau và khinh thường, bất chấp luật pháp. Nhiều học sinh đua đòi lối sống thời thượng, tôn sùng vật chất, chỉ chú trọng vào môn học chính, học để thi, để lấy bằng cấp mà không xem trọng việc rèn luyện đạo đức, tác phong, hoàn thiện nhân cách khiến học sinh xem thường trường lớp, thiếu tôn trọng bạn bè, thầy cô. Gia đình buông lỏng giáo dục, phó mặc cho nhà trường. Nội quy trường học không còn đủ sức răn đe, giáo dục. Do suy thoái về đạo đức, một số học sinh khiến cho môi trường học tập có nhiều xáo trộn. Ngày càng có nhiều học sinh vô lễ với thầy cô. Hiện tượng học sinh đánh nhau là chuyện bình thường. Học sinh xúc phạm hay đe dọa thầy cô giáo diễn ra phổ biến. Vai trò của người thầy trong xã hội bị phai nhạt. Truyền thống tôn sư trọng đạo cũng mất dần ý nghĩa và sự tôn nghiêm. Sự xâm nhập mãnh liệt của các nền văn hóa ngoại lai mang tính nổi loạn, lai căng phá hỏng nét đẹp thẩm mỹ truyền thống, một biểu hiện của mặt trái cơ chế thị trường. Tệ nạn xã hội xâm nhập sâu vào nhà trường và diễn biến ngày càng phức tạp. Mặt tích cực ít được phổ biến, chia sẻ trong khi đó cái xấu được a dua, được câu like, câu view chóng mặt trên mạng Facebook. Một bộ phận không nhỏ học sinh sống ảo suốt ngày dán mắt vào chiếc màn hình của chiếc smartphone mà quên đi những gì đang hiện hữu xung quanh. Chính vì vậy, trách nhiệm của nhà trường là phải tạo ra các sân chơi lành mạnh, khơi dậy tinh thần trách nhiệm của các em đối với cộng đồng, tăng cường sự kết nối sẻ chia, phát huy tinh thần tương thân tương ái… Trường THPT Thanh Chương 3 nơi mà tôi đang công tác đã có nhiều chương trình, hoạt động tích cực trong việc tạo ra sự kết nối cộng đồng mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giáo dục học sinh về sự lan tỏa giá trị cuộc sống, trong đó phải kể đến như: Kết nối cộng đồng xây dựng bếp ăn tập thể cho học sinh; Kết nối cộng đồng xây dựng ngôi nhà tình thương cho học trò nghèo; Kết nối cộng đồng để lắp đặt ti vi và bảng thông minh cho các lớp học; Tổ chức chương trình “Xuân gắn kết, Tết yêu thương”; thực hiện tốt phong trào “Chung tay xây dựng nông thôn mới”, tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện “Hiến máu nhân đạo”; “Vòng tay yêu thương”; bán hoa tươi gây quỹ từ thiện của Đoàn trường hay giúp dân khắc phục hậu quả sau lũ, chung tay đẩy lùi dịch Covid…Đó là lý do tôi lựa chọn đề tài “Kết nối cộng đồng- Giáo dục học sinh về sự lan tỏa giá trị cuộc sống” 5
  6. để được chia sẻ những cách làm hay mà trường THPT Thanh Chương 3 đã và đang thực hiện, trong đó có những cách làm thể hiện sự mới mẻ, tiên phong đem lại hiệu quả thiết thực trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 2. Đối tƣợng nghiên cứu Các hoạt động kết nối giữa Nhà trường với các tổ chức, cá nhân. 3. Phạm vi nghiên cứu. Các hoạt động kết nối cộng đồng của Trường THPT Thanh Chương 3 trong 3 năm học 2019-2020, 2020 - 2021, 2021 - 2022. 4. Kết quả nghiên cứu, hiệu quả Việc nghiên cứu trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong trường THPT đặc biệt là kỹ năng sống và đạo lý làm người cho học sinh. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Tổ chức các chương trình, các hoạt động kết nối giữa các em học sinh với cộng động qua đó giúp các em trải nghiệm rút ra được ý nghĩa giáo dục theo quan điểm “mình vì mọi người và mọi người vì mình”. 6. Thời gian nghiên cứu Từ năm học 2019-2020 đến năm học 2021 - 2022 6
  7. PHẦN II. NỘI DUNG Chƣơng I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 1. Cơ sở lý luận Một cộng đồng là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung. Trong cộng đồng người đó là kế hoạch, niềm tin, các mối ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác có thể có và cùng ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của các thành viên trong cộng đồng. Theo Fichter cộng đồng bao gồm 4 yếu tố sau: (1) tương quan cá nhân mật thiết với nhau, mặt đối mặt, thẳng thắn chân tình, trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm soát các mối quan hệ cá nhân; (2) có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi cá nhân thực hiện được các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể; (3) có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân thực hiện các giá trị xã hội được cả xã hội ngưỡng mộ; (4) có ý thức đoàn kết tập thể. Cộng đồng được hình thành trên cơ sở các mối liên hệ giữa cá nhân và tập thể dựa trên cơ sở tình cảm là chủ yếu; ngoài ra còn có các mối liên hệ tình cảm khác. Cộng đồng có sự liên kết cố kết nội tại không phải do các quy tắc rõ ràng thành văn, mà do các quan hệ sâu hơn, được coi như là một hằng số văn hóa. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Con người sinh ra không thể tự lớn lên và trưởng thành, lúc còn nhỏ thì có sự chăm sóc của bố mẹ, lớn lên có sự dạy dỗ của thầy cô, sống trong gia đình, sinh hoạt và học tập trong nhà trường. Luôn luôn có mối quan hệ gắn kết với những con người khác. Các quốc gia muốn phát triển phải có quan hệ bang giao, các công ty muốn phát triển phải có quan hệ hợp tác. Chính vì vậy vai trò của sự kết nối là vô cùng quan trọng, nó đem lại sự phát triển và nhiều giá trị tích cực trong cuộc sống. 2.2. Thực trạng giáo dục học sinh về sự lan toả giá trị cuộc sống thông qua các hoạt động kết nối cộng đồng của Trường THPT Thanh Chương 3 trong giai đoạn hiện nay 2.2.1. Thuận lợi Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội đã mang lại không ít những thuận lợi cho các hoạt động kết nối cộng đồng. Sự quan tâm đầu tư của Đảng, nhà nước cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía xã hội. Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã hỗ trợ cho mọi người xích lại gần nhau hơn trong việc liên lạc, trao đổi, nắm bắt nhanh những thông tin cần thiết trong phối hợp giáo dục; đồng thời hỗ trợ tích cực cho hoạt động ngoài giờ lên lớp khiến học sinh thấy tích cực hơn, hứng thú hơn. Trường THPT Thanh Chương 3 là ngôi trường có bề dày truyền thống gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, ở đây nhiều thế hệ học sinh mặc dù đã tốt nghiệp 7
  8. ra trường nhiều năm nhưng luôn dành tình cảm, sự quan tâm đồng hành với nhà trường trong sự nghiệp trồng người. Các hoạt động kết nối cộng đồng luôn nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phụ huynh, học sinh và sự quan tâm của lãnh đạo các cấp. Sự phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường ngày càng trở nên chặt chẽ có hiệu quả. 2.2.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi kể trên, các hoạt động kết nối cộng đồng còn gặp không ít những khó khăn, thách thức. Trong thời đại khoa học công nghệ và kinh tế thị trường hiện nay, ngoài những tiện ích to lớn mà nó mang đến cho nhân loại thì kèm theo đó là hàng loạt các tác động tiêu cực đến đối tượng học sinh: xa rời thế giới thực chìm dần vào thế giới ảo, thành lập các hội các nhóm kín hoạt động không lành mạnh có khi vi phạm pháp luật, con người sống bàng quan vô cảm, ngồi cạnh nhau nhưng không giao tiếp, không nói chuyện mà chỉ chăm chú vào chiếc màn hình điện thoại.... Chính những vấn đề này ảnh hưởng không ít đến việc học tập, hình thành nhân cách và gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Trường THPT Thanh Chương 3 đóng trên địa bàn miền núi rộng lớn, tập trung đông dân cư, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp thu hút nhiều học sinh ở nhiều địa phương tham gia, khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động kết nối cộng đồng. Đối với phụ huynh: Phần lớn gia đình học sinh làm nghề nông nghiệp điều kiện kinh tế còn khó khăn, có những bố mẹ đi làm ăn xa nên phó mặc cho nhà trường trong công tác giáo dục. Về phía học sinh: Kỹ năng giao tiếp, hoạt động xã hội còn nhiều hạn chế, các em thường hay ngại ngùng, e dè, thiếu tự tin, chưa mạnh dạn trước tập thể. Chƣơng II. Xây dựng và thực hiện các chƣơng trình kết nối cộng đồng tạo ra sự lan toả giá trị cuộc sống cho học sinh Trƣờng THPT Thanh Chƣơng 3 1. Chƣơng trình “Vòng tay yêu thƣơng” 1.1. Mục đích - Khơi dậy lòng nhân ái của các em từ đó giáo dục đạo đức một cách tự nhiên. - Biết vận dụng kiến thức kỹ năng vào thực tiễn linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả. 8
  9. 1.2. Cách thức thực hiện Con đường đến với thiện nguyện của thầy Mai Văn Tiến- Giáo viên môn Giáo dục quốc phòng- An ninh bắt đầu từ chuyến trải nghiệm vào mùa Đông năm 2019. Giữa cái rét như cắt, những em bé người Thái, người Khơ Mú ở vùng tái định cư thuộc xã Thanh Sơn thiếu áo ấm, phong phanh, chân trần lội suối là những hình ảnh đã khiến Thầy xúc động. Từ thẳm sâu tấm lòng mình, Thầy nghĩ cần phải làm một điều gì đó để giúp đỡ người dân nơi đây, và bắt đầu, khởi động bằng những chuyến thiện nguyện và nhóm “Vòng tay yêu thương”do thầy Tiến làm Trưởng nhóm ra đời từ đó. Nhóm gồm một số giáo viên, nhân viên trong và ngoài trường có sự tham gia của một số Giáo viên tham gia nhóm thiện nguyện “Vòng tay yêu thương em học sinh trên tinh thần tự nguyện. Mỗi lần về vùng tái định cư khảo sát, sau khi xem xét, nắm rõ các hoàn cảnh cần giúp đỡ, nhóm kêu gọi, vận động anh em, bạn bè, các mạnh thường quân chung tay giúp đỡ, ngoài ra để gây quỹ để hoạt động, nhóm tổ chức những việc làm thiết thực như thu gom phế liệu, giấy không còn sử dụng, những bộ quần áo hay các vật dụng của các bạn học sinh trong trường hay của những người dân trên địa bàn trường đóng không dùng nữa nhưng vẫn còn giá trị sử dụng được phân loại để tặng cho những mảnh đời còn khó khăn. Có khi nhóm đứng ra tổ chức một Giải bóng Hoạt động gây quỹ của nhóm thiện nguyện “Vòng tay yêu thương” chuyền hay tham gia bán nước mía nhằm mục đích gây quỹ thiện nguyện. 1.3. Kết quả đạt được 9
  10. Ban đầu chương trình thiện nguyện có quy mô nhỏ chỉ là những chuyến phát quà là bánh kẹo, bút vở cho học sinh, tặng chăn màn, áo ấm cho người dân, sau đó tổ chức chương trình lớn hơn như tặng vật nuôi, xây dựng nhà cửa cho những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt… Nhóm thiện nguyện “Vòng tay yêu thương” trao quà cho học sinh nghèo vùng tái định cư Người dân Thanh Sơn vẫn nhớ như in ngày thầy Mai Văn Tiến và nhóm “Vòng tay yêu thương” về xây nhà cho gia đình anh Lương Văn Thân ở bản Chà Coong và ông Quang Văn Xiêng ở bản Thanh Hòa. Cả 2 hộ này đều không có đất đai: gia đình anh Thân ở ở vùng tái định cư thủy điện Bản Vẽ xuống sau nên không còn đất, còn ông Xiêng gần 60 tuổi, sống 1 mình, ngớ ngẩn, không biết tiếng Kinh. Sau khi nắm rõ hoàn cảnh, vận động đủ số tiền làm nhà, nhóm đã đặt vấn đề với chính quyền địa phương và trực tiếp đến thuyết phục trưởng bản, và người thân của họ nhường 1 phần đất trong vườn để làm nhà cho ông Xiêng và anh Thân. Đầu năm 2019, sau mấy tháng khởi công, 2 ngôi nhà xây trị giá 50 triệu đồng đã hoàn thành. Tuy chỉ là những ngôi nhà nhỏ, nhưng 2 gia đình hoàn cảnh đặc biệt này đã có những mái nhà ấm cúng. Chị Lô Thị Thêu – Phó Bí thư Đoàn xã Thanh Sơn cho biết: “Thật khó dùng từ để nói về thầy Tiến, chỉ biết rằng thầy là một người nhiệt huyết, trách nhiệm, giàu tình cảm, rất thương trẻ nhỏ và người dân nghèo ở đây. Nhờ thầy mà những chuyến thiện nguyện lớn đã cho đúng người, đúng cảnh, qúy vô cùng những người như vậy”. Trong đợt lũ lụt lịch sử miền Trung năm 2020, thầy Mai Văn Tiến và các giáo viên nhà trường vận động gần 10 chuyến xe chở quà, mì, sữa, nước lọc và các nhu yếu phẩm khác chuyển đến bà con vùng lũ. Kỷ niệm thiện nguyện mà thầy Tiến nhớ nhất là chương trình “Đem Xuân về bản”, lên tận bản, gói, nấu bánh chưng tặng 30 hộ dân nghèo ở xã Ngọc Lâm. Thầy Tiến kể: “Thật sự chưa khi nào gói bánh cả, nên trước ngày tổ chức phải lên mạng học gói bánh mấy ngày. Lúc đầu lo lắm, may là sau vẫn làm được trôi chảy. Đêm đó, trong ánh lửa bập bùng, anh em trong nhóm thiện nguyện và thanh niên của xã 10
  11. thức sáng đêm nấu bánh rất vui. Hôm sau, thấy bà con đến nhận quà trong hồ hởi mà nghe cay nơi khóe mắt”. 1.4. Ý nghĩa giáo dục Theo thầy Tiến: Dạy học và thiện nguyện là 2 hoạt động khác nhau, nhưng có mối quan hệ qua lại với nhau: “Môi trường giáo dục làm cho tôi sống trách nhiệm hơn với thế hệ trẻ và xã hội. Ngược lại đi thiện nguyện giúp tôi hiểu hơn về cuộc sống để có phương pháp dạy học tốt hơn. Dường như trên hành trình thiện nguyện đã giúp tôi có được những cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc sống”. Những em học sinh tham gia chương trình “Vòng tay yêu thương” Thầy Mai Văn Tiến được Tỉnh đoàn mời tham dự có tác động trực tiếp đến tâm sinh lý, đêm giao lưu “Mùa xuân tuổi trẻ” tăng tính hấp dẫn, trải nghiệm được nhiều điều có ý nghĩa “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”… Ngoài ra, tham gia chương trình giúp tình cảm thầy trò thêm gắn kết, hiểu về nhau hơn sẽ tăng tính hiệu quả giáo dục đạo đức lối sống. 2. Chƣơng trình “Trồng hoa gây quỹ giúp bạn nghèo” 2.1. Mục đích Khi nhắc đến phong trào gây quỹ hoạt động xã hội của thanh niên, mọi người thường nói đến các hoạt động thiết thực như rửa xe, nhặt ve chai, bán những đồ dùng không còn dùng đến như sách vở, quần áo,...Còn với tuổi trẻ Trường THPT Thanh Chương 3 lại có một hoạt động khá mới mẻ và đặc biệt đón năm mới đó là tổ chức trồng hoa với nhiều ý nghĩa thiết thực. Chương trình trồng hoa được tổ chức vào cuối năm 2019, với mục đích chính là bán hoa tươi để gây quỹ ủng hộ bạn nghèo ăn tết, hỗ trợ các hoạt động của Đoàn nhân đạo từ thiện, với tinh thần “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”, “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Cùng ý nghĩa ấy, Tuổi trẻ Trường THPT Thanh Chương 3 đã phát huy lòng nhiệt huyết của thanh niên, sự đoàn kết, cảm thông, chia sẻ với những mảnh đời còn khó khăn trong trường học, đóng góp công sức, tuổi trẻ để giúp đỡ, ủng hộ bạn nghèo. Qua hoạt động đó, đoàn thanh niên cũng muốn tạo ra những trải nghiệm bổ ích, thực tế, phát huy tích cực những kĩ năng sống cho các đoàn viên thanh niên. 11
  12. 2.2. Cách thức thực hiện Với kinh nghiệm trồng hoa từ nhiều năm trước, cuối năm 2019, Đoàn trường Thanh Chương 3 đã quyết định trồng hoa để bán gây quỹ. Để thực hiện kế hoạch đó, diện tích đất đá bỏ hoang trong khuôn viên trường, nơi học sinh thường vứt rác đã được cải tạo thành vườn để trồng hoa. Từ một bãi đất trống đã trở thành một khu đất đã được san bằng và phủ đất tốt. Những học Học sinh thu hoạch hoa để đem bán gây quỹ sinh vi phạm nội quy, đã được điều động xớt đất, lên luống, ươm hoa và hằng ngày được chăm sóc, tưới tiêu kĩ lưỡng. Giống hoa được mua về từ các địa chỉ cung cấp giống có uy tín. Chỉ sau một thời gian ngắn, vườn hoa rộng 500 m2 với nhiều luống hoa muôn màu đã xanh tươi đơm bông, trổ nụ. Trước Tết Nguyên Đán những luống hoa cúc vàng đã nở rộ tạo nên cảnh quan đẹp cho trường khi Tết đến xuân về. Trong những ngày tết, khi những bông hoa nở đẹp nhất cũng là lúc hoa được thu hoạch đồng loạt để bán gây quỹ. Ngay sau khi quảng cáo, mời gọi trên các nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, không ít người đã đăng kí mua hoa để ủng hộ phong trào. Sáng ngày Tết Nguyên Tiêu, đồng loạt ở nhiều chợ vùng Cát Ngạn như chợ Giăng, chợ Cồn, chợ Chùa,... các bạn Đoàn viên đã tổ chức phân chia khu vực để bán hoa. Các nhóm được phân chia phụ trách công việc nhổ hoa, chuyển hoa, bán hoa diễn ra nhộn nhịp từ sáng sớm đến xế chiều. 2.3. Kết quả đạt được Lúc đầu, những tưởng công việc trồng hoa, bán hoa khá khó khăn nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì công việc diễn ra khá suôn sẻ, thuận lợi được nhiều người ủng hộ. HS trường THPT Thanh Chương 3 trồng hoa gây quỹ 12
  13. Hoạt động bán hoa đã được giáo viên cũng như học sinh trong trường hưởng ứng nhiệt tình, sôi nổi. Và Trong 1 ngày, hơn 5000 cây hoa cúc do các bạn học sinh ươm trồng, chăm sóc tại vườn trường đã tiêu thu hết sạch thu về quỹ gần 10 triệu đồng. 2.4.Ý nghĩa giáo dục Tuổi trẻ Trường THPT Thanh Chương 3 tổ chức hoạt động trồng hoa trong khuôn viên trường để làm đẹp cảnh quan đã diễn ra trong nhiều năm, nhưng trồng hoa để bán thì đó là trải nghiệm khá mới mẻ. Đây là một hoạt động ngoại khóa, thú vị, gần gũi có nhiều ý nghĩa thiết thực, mang lại nhiều lợi ích: Hoạt động đã giáo dục, rèn luyện học sinh ý thức về việc chăm sóc cảnh quan môi trường, hướng tới cái đẹp. Là việc làm bổ ích giúp học sinh phát triển tư duy, trau dồi kinh nghiệm, kĩ năng sống, luôn năng động, sáng tạo và biết rút ra nhiều bài học. Đồng thời góp phần tạo thêm nguồn quỹ của Đoàn để sử dụng vào những mục đích nhân đạo, có ý nghĩa. Đặc biệt, qua đó, hoạt động ngoại khóa này đã giúp các em học sinh hiểu được giá trị của đồng tiền, giá trị của sức lao động để tự làm chủ cuộc sống, để sống có trách nhiệm hơn và sống có nghĩa hơn. 3. Chƣơng trình “Bát cháo tình thƣơng” 3.1. Mục đích Nhằm sẻ chia khó khăn với những bệnh nhân nghèo, giúp họ có thêm sức khỏe, yên tâm điều trị để nhanh chóng lành bệnh ở Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Chương. 3.2. Cách thức thực hiện Thực hiện công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2021, sáng ngày 17/4/2021, Ban chấp hành Đoàn trường THPT Thanh Chương 3 xin chủ trương chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu về việc phối hợp với Ban thường vụ Huyện đoàn và Hội chữ thập đỏ, Bệnh viện Đa khoa huyện tổ chức chương trình “Bát cháo tình thương” tại Bệnh viện Đa khoa huyện. Để có những bát cháo đến tận tay người bệnh, các đoàn viên đã đến trực tiếp các khoa để thống kê số lượng bệnh nhân và phát phiếu. Sau khi thống nhất được thời gian, địa điểm và số lượng bát cháo phát cho bệnh nhân nghèo. Ban Chấp hành Đoàn trường xây dựng kế hoạch chi tiết phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên thực hiện từ việc chuẩn bị nguyên liệu, gia vị đến cách chế biến. Để có được nồi cháo dinh dưỡng trao cho các bệnh nhân, các tình nguyện viên phải thức dậy từ 02 giờ sáng để nấu cháo. Sau đó, mọi người phân công nhau chở nồi cháo và các vật dụng cần thiết đến bệnh viện để kịp giờ phục vụ bữa sáng cho các bệnh nhân vì Trường ở cách xa Bệnh viện đến hơn 15 km sao cho những bát cháo được chuyển đến những bệnh nhân nghèo đảm bảo chất lượng và chan chứa tình yêu thương. Đối với các bệnh nhân không đi lại được thì các đồng chí đoàn viên được phân công mang các bát cháo tận giường bệnh của bệnh nhân. 13
  14. 3.3. Kết quả đạt được Tại buổi phát cháo, các đồng chí đoàn viên Trường THPT Thanh Chương 3 đã trao 150 bát cháo miễn phí tận tay cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại bệnh viên Đa khoa huyện, tham gia buổi phát cháo có sự tham gia của thầy Trần Hồng Duẩn- Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường. 3.4. Ý nghĩa giáo dục - Đây là hoạt động mang ý nghĩa nhân văn, nhằm động viên, giúp Thầy Trần Hồng Duẩn- Hiệu trưởng và các Đoàn viên thanh niên tham gia chương trình đỡ và trao tình yêu thương, thể hiện sự “Bát cháo tình thương” năm 2020 quan tâm của các cấp, các ngành nói chung và Trường THPT Thanh Chương 3 nói riêng đối với bệnh nhân nghèo, giúp cho nhiều bệnh nhân nghèo giảm bớt được phần nào chi phí vốn eo hẹp của mình trong quá trình điều trị. Đồng thời tạo niềm tin, tiếp thêm sức mạnh để đấu tranh chiến thắng bệnh tật. - Tham gia chương trình "Bát cháo tình thương" vừa nêu cao tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ nhau trong khó khăn của con người Việt Nam, vừa tạo điều kiện cho Đoàn viên thanh niên Trường THPT Thanh Chương 3 những trải nghiệm thực tế giàu ý nghĩa. Chương trình nhằm xây dựng một môi trường cho các bạn Đoàn viên thanh niên thể hiện sức trẻ, khát vọng cháy bỏng được cống hiến cho xã hội thông qua các hoạt động chính là tình nguyện và từ thiện, chung tay góp một phần nhỏ bé vào việc duy trì hoạt động của chương trình nhiều ý nghĩa nhân đạo và tinh thần tương thân tương ái này. Lắng nghe bao nhiêu câu chuyện về những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống. Mỗi câu chuyện, mỗi mảnh đời lại là động lực thôi thúc cán bộ, đoàn viên thanh niên Trường THPT Thanh Chương 3 cần phải cố gắng hơn nữa. Bát cháo không chỉ đơn thuần giúp bệnh nhân ấm bụng mà còn thêm ấm lòng, bởi nó được gửi gắm trong đó sự yêu thương, chia sẻ của cả cộng đồng. 4. Chƣơng trình “Giọt hồng thiện nguyện” 4.1. Mục đích Hiến máu tình nguyện là một hành động cao cả, là một trong những nghĩa cử cao đẹp của con người với con người và là truyền thống tương thân tương ái, thương người như thể thương thân. Chương trình “Hiến máu thiện nguyện” với mục đích mang những đơn vị máu tình thương cùng niềm tin và hi vọng tới các bệnh nhân. 14
  15. 4.2. Cách thức thực hiện Hàng năm thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Thanh Chương về tổ chức phong trào hiến máu tình nguyện và phân bổ chỉ tiêu vận động tham gia hiến máu tình nguyện cho các xã, thị trấn, cơ quan đơn vị, trường học. Nhận thức rõ tầm quan trọng của "Hiến máu - Cứu người", Công đoàn trường THPT Thanh Chương 3 và Đoàn Thanh niên đã tuyên truyền thu hút cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh từ 18 tuổi trở lên tình nguyện tham gia hiến máu. Trước hết là phải làm cho mọi người hiểu: Máu và sản phẩm máu là một loại thuốc đặc biệt lấy từ người. Đối với các nước đang phát triển như nước ta, nhu cầu máu chiếm khoảng 2% dân số. Theo tính toán, với trên 90 triệu người, mỗi năm nước ta cần 1,7 triệu đơn vị máu nhưng mới đáp ứng được gần 40% nhu cầu máu trong điều trị và cấp cứu. Hiến máu tình nguyện là người hiến máu chỉ có mục đích cứu người, không vì tiền, bảo đảm an toàn cho người nhận máu. Người cho máu cần phải có các điều kiện: Tất cả mọi người khoẻ mạnh. Hiến máu theo đúng hướng dẫn sẽ không có hại cho sức khoẻ . Trên cơ sở chỉ tiêu được phân bổ, Công đoàn trường sẽ giao cho các Tổ trưởng công đoàn vận động các tổ viên của mình đăng ký tham gia tự nguyện hiến máu. Đoàn thanh niên phát huy tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên” tuyên truyền đoàn viên, thanh niên hiểu rõ và xem hiến máu là hành động đẹp, cần thiết, là trách nhiệm của thanh niên vì sức khỏe cộng đồng, gia đình và bản thân. Đối với các em học sinh đủ điều Tuổi trẻ Trường THPT Thanh Chương 3 kiện đăng ký tự nguyện tham gia hiến máu tham gia hiến máu năm 2022 thì phải được sự đồng ý của các bậc phụ huynh. Ngày hiến máu, người tham gia được nhà trường bố trí xe đưa đi, đón về theo hình thức tập trung, được bố trí ăn uống để đảm bảo sức khỏe và dặn dò những điều cần biết khi tham gia hiến máu. Nhà trường có chính sách động viên và biểu dương kịp thời những người tham gia hiến máu. 15
  16. 4.3. Kết quả đạt được Hàng năm, nhà trường phối hợp tổ chức 2 đợt hiến máu khoảng hơn 400 đơn vị máu. Để có được kết quả này, nhà trường đã nâng cao công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện với nhận thức đây là nghĩa cử cao đẹp, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đem đến cơ hội sống cho những người bệnh. Khích lệ phong trào hiến máu của nhà trường được duy trì liên tục. Qua phong trào hiến máu tình nguyện, đã góp phần đẩy mạnh các hoạt động vì cộng đồng của nhà trường, đặc biệt là nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường về sức khoẻ và phòng chống bệnh lây qua đường máu, giáo dục đạo đức lối sống cho đoàn viên thanh niên. Kết quả nhà trường luôn hoàn Một số hình ảnh cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia hiến máu năm 2021 thành và vượt các chỉ tiêu được giao. 4.4. Ý nghĩa giáo dục - “Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, không chỉ là một thông điệp mà còn thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc của việc hiến máu tình nguyện. Hiến máu tình nguyện là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn đã góp phần lan tỏa truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc Việt Nam; góp phần xây dựng phong trào từ thiện của đất nước phát triển mạnh mẽ. - Hằng ngày, hằng giờ, trên cả nước vẫn luôn gặp phải những hoàn cảnh rất khó khăn vì không có đủ máu kịp thời cung cấp cho những ca cấp cứu. Chỉ cần hiến một phần máu của mình đã cứu được rất nhiều người trước nguy cơ mất người thân, bạn bè và trước tiên là cứu được tính mạng của chính các người bệnh đang cần đến máu. 16
  17. - Lần đầu tiên tham gia hiến máu thì ai cũng có phần âu lo và hồi hộp nhưng sau khi hiến máu thì trên gương mặt ai cũng hân hoan một nụ cười tươi sáng và hạnh phúc. Hạnh phúc vì thấy mình đủ khoẻ mạnh để cứu giúp những người yếu hơn. Hạnh phúc khi tưởng tượng rằng đâu đó trên đất nước này, dòng máu của mình đang hoà chung trong một, thậm chí một vài người đã từng được mình cứu sống. Hạnh phúc khi được sẻ chia. Hạnh phúc khi biết mình vừa làm một điều có ích cho xã hội. Với những ý nghĩa đó, hiến máu nhân đạo còn hơn cả một nghĩa cử cao đẹp. Sau khi hiến máu, người tham gia được trao giấy chứng nhận ghi nhận sự đóng góp đáng quý với xã hội cứu người là một hành động thiêng liêng đáng quý hơn hết thảy mọi hành động. 5. Chƣơng trình kết nối “Xây dựng bếp ăn Công đoàn” 5.1. Mục đích Trường THPT Thanh Chương 3 là ngôi trường đóng trên địa bàn xã Phong Thịnh huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, có vùng tuyển sinh trên địa bàn rộng gồm 10 xã cụm Cát Ngạn, vùng thượng huyện Thanh Chương (trong đó có xã Thanh Sơn là xã tái định cư của đồng bào các dân tộc ít người từ lòng hồ thủy điện Bản Vẽ, huyện Tương Dương). Các xã trong vùng có địa hình phức tạp, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, Trường THPT Thanh Chương 3 có 78 cán bộ, giáo viên, nhân viên đang công tác giảng dạy. Trong đó số lượng giáo viên ở xa chiếm đến 31 người, những ngày dạy học 2 buổi phải ở lại tại trường. Về học sinh, có 187 em ở xa trường trên 15 km, trong đó có 95 em ở các xã Thanh Sơn, Thanh Đức, Hạnh Lâm, các xóm vùng xa và khó khăn của xã Thanh Mỹ, Thanh Nho. Có 60 em phải thuê ở trọ trong các nhà dân quanh trường. Đặc biệt có 20 em là con em các dân tộc ít người ở xã Thanh Sơn (vùng tái định cư Thủy điện Bản Vẽ), khó khăn về việc đi lại và chi phí ăn ở. Hiện tại, mỗi buổi trưa của ngày học 2 buổi có trên 50 em thường xuyên ở tại trường, phải đùm cơm từ nhà đến để ăn trưa hoặc ăn tạm bợ ở các quán hàng nhỏ lẻ, quầy di động bán hàng ăn. Thực tế này làm cho Nhà trường và phụ huynh học sinh không yên tâm về chất lượng bữa ăn và đặc biệt là an toàn thực phẩm… Vì vậy việc đáp ứng cho bữa ăn trưa chất lượng, an toàn với chi phí tiết kiệm cho giáo viên và học sinh để làm việc và học tập ở trường là nỗi trăn trở của Nhà trường trong nhiều năm qua. Và bếp ăn Công đoàn được xây dựng từ đó. 5.2. Cách thức thực hiện Để tạo điều kiện cho các giáo viên ở xa làm việc cả ngày có chỗ ăn hợp vệ sinh, yên tâm công tác; học sinh ở lại buổi trưa có bữa ăn ấm nóng, đủ dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chi phí tiết kiệm. Ban Giám hiệu cùng Ban Chấp hành Công đoàn đã thông qua Đảng ủy nhà trường, Ban Thường vụ Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An và đã lập dự toán cụ thể, xin chủ trương và tiến hành vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các học sinh cũ của trường tài trợ để xây dựng và mua sắm thiết bị phục vụ nhà ăn. Với tinh thần đầy nhiệt huyết 17
  18. và trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên Nhà trường, quá trình vận động đã đạt kết quả ngoài sự mong đợi của nhiều người. 5.3. Kết quả đạt được - Bếp ăn Công đoàn Trường THPT Thanh Chương 3 được Hội Doanh nhân Thanh Chương tại Hà Nội, Công đoàn ngành giáo dục Nghệ An và các cựu giáo viên, cựu học sinh tài trợ xây dựng với tổng số tiền 315 triệu đồng đã khánh thành và đi vào sử dụng từ 01/5/2021. - Nhà trường đã hoàn thiện hồ sơ đăng ký chứng nhận an toàn thực phẩm. - Từ tháng 5/2021 Nhà trường thuê một nhân viên phục vụ phụ trách nhà bếp Đồng chí Trình Văn Nhã- Chủ tịch UBND và đưa vào vận hành sử dụng thử để phục huyện phát biểu trong Lễ khai trương vụ giáo viên và học sinh ở lại ăn trưa với “Bếp ăn Công đoàn” quy trình chặt chẽ. Qua một tháng vận hành, tổ chức rút kinh nghiệm, hoàn thiện các quy trình vận hành sử dụng và áp dụng cho những năm tiếp theo. - Nguồn thực phẩm đầu vào được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo lấy các tiêu chí an toàn thực phẩm làm đầu. - Về rau xanh, vườn rau nhà trường được sử dụng để phục vụ bữa ăn trưa cho giáo viên và học sinh, giảm chi phí bữa ăn cho học sinh. - Nhà trường, Công đoàn, Đoàn thanh niên tiếp tục vận động các mạnh thường quân, các cá nhân, doanh nghiệp tài trợ một số loại thực phẩm, vật tư như gạo, gas đun nấu… để góp phần giảm chi phí bữa ăn cho học sinh và có những chương trình tặng phiếu ăn trưa cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để góp phần hỗ trợ gia đình, giúp các em cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện. 5.4. Ý nghĩa giáo dục - Việc xây dựng bếp ăn Công đoàn góp phần xây dựng “trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn” và góp phần hoàn thiện các tiêu chí của “trường học hạnh phúc” mà Nhà trường đang hướng tới. Học sinh thưởng thức bữa cơm trưa tại “Bếp ăn Công đoàn” 18
  19. - Bếp ăn hoạt động nhằm phục vụ cho các thầy cô giáo và các em học sinh ở xa trường buổi trưa không thể về nhà ăn uống và nghỉ ngơi để vừa đảm bảo sức khỏe, vừa để thầy cô yên tâm công tác, học sinh yên tâm chăm lo học tập. - Bếp ăn công đoàn là nơi thể hiện tình yêu thương và trách nhiệm, sự chăm lo của thế hệ đi trước dành cho thế hệ tương lai của nhà trường, các em lớn lên trong sự quan tâm và chia sẻ, những bữa cơm giúp cho quan hệ thầy trò và bạn bè trở nên gần gũi hơn, thân thiết hơn. - Bếp ăn Công đoàn của Trường THPT Thanh Chương 3 là mô hình đầu tiên của khối THPT trong tỉnh (không kể trường Dân tộc nội trú có sự đầu tư từ ngân sách nhà nước) hoạt động hiệu quả đã đem lại hiệu ứng tích cực cho các trường khác học hỏi là làm theo mô hình này nhân rộng yếu tố tích cực. 6. Chƣơng trình “Khi thầy cô là những đầu bếp” 6.1. Mục đích - Hỗ trợ nấu ăn cho học sinh đăng ký ăn cơm trưa tại bếp ăn Công đoàn của nhà trường. - Hỗ trợ nấu ăn cho khu cách li tập trung do dịch Covid- 19 trên địa bàn huyện Thanh Chương. - Cung cấp các suất ăn miễn phí do các thầy cô tự chế biến cho những người dân về cách li tại các xã trên địa bàn cụm Cát Ngạn. - Nấu ăn phục vụ buổi trưa cho cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ thi của Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2021 tại Điểm thi Trường THPT Thanh Chương 3. 6.2. Cách thức thực hiện - Để duy trì hoạt động của bếp ăn Công đoàn cung cấp bữa ăn trưa hàng ngày cho 30-50 em học sinh và khoảng 10 thầy cô giáo, nhà trường đã hợp đồng với một nhân viên cấp dưỡng. Tuy nhiên, do bị ốm, nhân viên cấp dưỡng phải điều trị ở bệnh viện gần 2 tuần. Để bữa ăn trưa của các em không bị gián đoạn, nhà trường cũng không thể hợp đồng ngắn hạn với một người khác, công đoàn trường đã vận động 4 tổ công đoàn đăng ký nấu ăn cho các em ở lại buổi trưa trong thời gian này. Các thầy cô của các tổ công đoàn tham gia rất nhiệt tình. Tổ nào có nấu ăn là thầy cô dậy từ sớm đi chợ, mua rau, thịt, cá…về chuẩn bị bữa ăn đủ chất cho học trò. Nhiều thầy cô mua và chế biến thêm những món „sở trường”, mang thêm một số món ở nhà riêng của mình đem đến, có tổ vừa nhận được giải thưởng thi đấu thể dục, thể thao nhân dịp Kỷ niệm 20/11 liền dùng ngay tiền giải thưởng để mua thêm một số nguyên liệu chế biến thêm món ăn để các em có được bữa cơm ngon hơn ngày thường, vừa có sức khỏe học tập vừa có sức khỏe để phòng chống dịch. 19
  20. Các thầy cô đang chuẩn bị bữa cơm trưa cho học sinh tại “Bếp ăn Công đoàn” - Khi người dân làm ăn xa quê ở khu vực phía Nam cách li nhiều tháng trời để phòng dịch sau đó được trở về quê, họ tiếp tục thực hiện cách li tập trung thêm 14 ngày. Trên địa bàn huyện Thanh Chương có những khu cách li do huyện thực hiện như địa bàn xã Thanh Hưng có số lượng người cách li ở điểm này lên tới hàng trăm người. Riêng điểm cách li ở 10 xã trên địa bàn cụm Cát Ngạn, trung bình mỗi xã khoảng 30 người. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban phòng chống dịch, cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em học sinh đã đăng ký tham gia nấu ăn hỗ trợ khu cách li góp công sức của mình vào công cuộc phòng chống dịch. Cán bộ, giáo viên, nhân viên nấu ăn miễn phí cho 10 điểm cách li của các xã trên cụm - Trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT Cát Ngạn tại “bếp ăn Công đoàn” năm 2021, tình hình dịch Covid- 19 diễn biến hết sức phức tạp. Sau nhiều lần bàn bạc, phương án cuối cùng được lựa chọn là lãnh đạo, thanh tra, thư ký, giáo viên coi thi chỉ áp dụng chéo giữa các trường THPT trong huyện. Để cán bộ coi thi đỡ vất vả trong vấn đề đi lại, trong tất cả các buổi trưa diễn ra kì thi, Trường THPT Thanh Chương 3 đã động viên các thầy cô tổ trưởng công đoàn chịu trách nhiệm nấu ăn cho toàn toàn bộ giáo viên về làm nhiệm vụ thi bởi vì nếu đi về thì tương đối xa trên 15 km ảnh hưởng đến thời gian làm nhiệm vụ thi còn nếu ra ăn ở quán xá thì không đảm bảo công tác phòng chống dịch và an toàn vệ sinh. 6.3. Kết quả đạt được - Các thầy cô trong các tổ công đoàn đã tham gia nấu các bữa cơm trưa cho từ 30-50 em học sinh suốt 2 tuần trong thời gian nhân viên cấp dưỡng bị đau. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2