intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác một số ứng dụng 4.0 trong việc giao bài tập và tạo đề thi online môn Toán góp phần nâng cao chất lượng ôn thi TN THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

20
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Khai thác một số ứng dụng 4.0 trong việc giao bài tập và tạo đề thi online môn Toán góp phần nâng cao chất lượng ôn thi TN THPT" nhằm góp phần rèn luyện cho HS khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri thức; Tăng cường rèn luyện kĩ năng giải toán, giải đề thi trắc nghiệm theo cấu trúc đề thi của BGD; Nâng cao chất lượng đại trà của học sinh; Nâng cao kết quả thi TN THPT môn Toán

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác một số ứng dụng 4.0 trong việc giao bài tập và tạo đề thi online môn Toán góp phần nâng cao chất lượng ôn thi TN THPT

  1. MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Tính mới của đề tài 3 3. Mục đích nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Xây dựng ý tưởng, lên kế hoạch thực hiện PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 4 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 1.1.1. Khái niệm về CMCN 4.0 4 1.1.2. Tác động của CM 4.0 đối với giáo dục 4 1.1.3. Module 9 5 1.1.4. Xu hướng thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá 5 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 6 1.2.1. Thực trạng về việc giao, kiểm tra bài tập… 6 1.2.2. Thực trạng về chất lượng môn toán của học sinh lớp 12… 6 1.2.3. Thực trạng về việc sử dụng các phương tiện thiết bị …. 7 1.2.4. Thực trạng về việc dành thời gian tự học, thời gian online của 8 HS CHƯƠNG II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 2.1. Khai thác các ứng dụng 4.0 hỗ trợ quản lý lớp học và hỗ trợ HS 9 2.2. Khai thác các ứng dụng giao bài tập, tạo đề online 9 2.2.1. Khai thác ứng dụng Shub classroom 11 2.2.2. Khai thác ứng dụng Azota.vn 22 2.2.3 Khai thác ứng dụng Taodethi.xyz 36 PHẦN III: KẾT LUẬN 3.1. Kết quả của sáng kiến 45 a. Kết quả định tính 45 b. Kết quả định lượng 45 3.2. Kiến nghị và đề xuất 46 3.3. Hướng mở rộng đề tài 47 3.4. Kết luận 48 Tài liệu tham khảo 49 PHỤ LỤC 50 1
  2. ĐỀ TÀI: KHAI THÁC MỘT SỐ ỨNG DỤNG 4.0 TRONG VIỆC GIAO BÀI TẬP VÀ TẠO ĐỀ THI ONLINE MÔN TOÁN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÔN THI TN THPT PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 hay còn gọi là cuộc cách mạng số đã tác động mạnh mẽ đến nền giáo dục của nước ta. Khi các cỗ máy tìm kiếm, mạng xã hội đang trở thành nguồn học tập vô tận thì vai trò của người giáo viên không chỉ là người trao tri thức mà còn phải trở thành người định hướng, khai mở tiềm năng, phát huy tính tự học, tính sáng tạo của học trò. Từ năm học 2019 đến năm học này, do ảnh hưởng của đại dịch covid 19, dạy học trực tuyến là giải pháp hữu hiệu để thực hiện chủ trương của Bộ: Tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học. Dạy học trực tuyến có nhiều khó khăn, thách thức nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội để GV tiếp cận với công nghệ, từ đó có thêm phương pháp nâng cao chất lượng học sinh. Việc sử dụng và khai thác một số ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và một số phần mềm vào dạy, học là điều bắt buộc và cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ năm học. Từ năm học 2016-2017 đến nay, đối với môn Toán: việc chuyển từ hình thức thi tự luận gồm 9 câu tự luận - thời gian 180 phút sang hình thức thi trắc nghiệm gồm 50 câu - thời gian 90 phút trong kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông (TN THPT) là một sự thay đổi rất lớn. Sự thay đổi lớn này đã đặt ra nhiều yêu cầu đổi mới về cách dạy của Thầy và cách học của Trò. Kiến thức môn Toán trong cấu trúc đề thi TN THPT trải rộng với hơn 40 chuyên đề bao gồm cả kiến thức Toán 12, Toán 11, Toán 10 nhưng thời lượng dạy học trên lớp thì không thay đổi. Để đạt kết quả tốt trong kì thi TN THPT, đòi hỏi mỗi học sinh cần xây dựng cho mình các phương pháp học tập hiệu quả, tăng cường thời gian tự học, tăng cường việc rèn luyện kĩ năng làm bài tập, bài thi trắc nghiệm môn Toán. Tuy nhiên qua khảo sát thực tiễn nhóm học sinh khối lớp 12 ở trường THPT Đặng Thai Mai, chúng tôi nhận thấy quỹ thời gian của các em dành cho việc tự học ở nhà, thời gian làm bài tập Toán, tập dượt với các đề thi Toán theo cấu trúc của Bộ còn rất ít ỏi. Phần lớn các em chỉ hoàn thành bài tập ở sách giáo khoa Giải Tích 12, Hình học 12 và một số bài tập giáo viên bộ môn ra thêm. Việc kiểm tra, nhận xét, đánh giá việc làm bài tập về nhà của học sinh và chữa bài tập còn chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Việc dành thời gian cho học sinh kiểm tra, làm bài thi cuối mỗi chuyên đề (hơn 40 chuyên đề) trong thời gian học chính khóa ở lớp là khó thực hiện. Nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình, chúng tôi - nhóm giáo viên toán của trường THPT Đặng Thai Mai luôn trăn trở với việc làm thế nào để vận dụng, khai thác các ứng dụng, các phần mềm dạy học vào việc tạo hệ thống bài tập, bài thi môn Toán theo chuyên đề cho học sinh 12 góp phần nâng cao chất lượng tự học của học sinh, nâng cao kết quả thi TN THPT môn Toán. Việc theo dõi, thống kê, nhận 2
  3. xét, đánh giá của giáo viên về thời lượng, kết quả làm bài tập, bài thi của học sinh còn là một kênh thông tin có ý nghĩa phản hồi quan trọng về chất lượng dạy-học của Thầy –Trò, từ đó có các biện pháp điều chỉnh về phương pháp dạy học. Sau quá trình thực hiện, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp qua sáng kiến kinh nghiệm “Khai thác một số ứng dụng 4.0 trong việc giao bài tập và tạo đề thi online môn Toán góp phần nâng cao chất lượng ôn thi TN THPT’’. 2.Tính mới của đề tài: Bàn về các biện pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả của việc dạy- học trực tuyến đã có nhiều giáo viên quan tâm, thực hiện. Chắc chắn rằng, có rất nhiều giáo viên nhiệt huyết chuyên môn, đam mê và siêu giỏi về công nghệ. Tuy nhiên, cách thức triển khai các biện pháp, giải pháp còn tùy vào tình hình thực tế của từng cá nhân, đơn vị. Bên cạnh nhiều giáo viên tích cực thì cũng còn nhiều GV đang thờ ơ, thiếu nhiệt huyết về chuyên môn, ngại tiếp cận công nghệ. SKKN: “Khai thác một số ứng dụng 4.0 trong việc giao bài tập, tạo đề thi online môn Toán…” của chúng tôi được thực hiện trong suốt quá trình dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến của giáo viên và học sinh, là một cách tiếp cận mới. 3. Mục đích nghiên cứu: - Góp phần rèn luyện cho HS khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri thức. - Tăng cường rèn luyện kĩ năng giải toán, giải đề thi trắc nghiệm theo cấu trúc đề thi của BGD. - Nâng cao chất lượng đại trà của học sinh. - Nâng cao kết quả thi TN THPT môn Toán. - Lan tỏa tinh thần nhiệt, huyết đối với bộ môn toán tới đông đảo GV và HS. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Học sinh các lớp 12A; 12E; 12C; 12D; 12G trường THPT Đặng Thai Mai và hướng đến mở rộng cho toàn bộ HS khối lớp 12, khối 11, khối 10 của trường. - Kế hoạch nghiên cứu: Năm học 2020-2021, 2021-2022. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu tài liệu. Thảo luận ý tưởng nhóm. - Điều tra, khảo sát , phân tích , tổng hợp, thực nghiệm sư phạm, đánh giá. 6. Xây dựng ý tưởng, lên kế hoạch thực hiện: - Từ tháng 6 đến tháng 8/2021 nghiên cứu cơ sở lý thuyết, tìm hiểu các ứng dụng 4.0 liên quan để khai thác. Họp nhóm tác giả của đề tài, triển khai thực hiện các ý tưởng đối với học sinh từ tháng 9/ 2021 đến thời điểm thi TN THPT. - Từ tháng 9 đến tháng 12/2021: Viết đề cương sáng kiến kinh nghiệm. - Từ tháng 12/2021 tháng 4/2022: Triển khai viết sáng kiến, thực nghiệm, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm và hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm. 3
  4. PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chương I. Các cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến việc khai thác một số ứng dụng 4.0 trong việc giao bài tập và tạo đề thi online môn Toán cho học sinh khối 12 THPT Đặng Thai Mai trong giai đoạn hiện nay. 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về CMCN 4.0. Tính đến thời điểm hiện tại, thế giới đã và đang trải qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN). Cuộc CMCN lần thứ nhất diễn ra từ năm 1784. Cuộc CMCN lần thứ hai diễn ra từ năm 1870 đến trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Cuộc CMCN lần thứ ba xuất hiện vào năm 1969. Cuộc CMCN lần thứ tư (CMCN 4.0) được bắt đầu vào đầu thế kỉ XXI. Không có một định nghĩa thống nhất cho CMCN 4.0. Tuy nhiên, các văn bản thường hay trích diễn giải của Klaus Schwab, người sáng lập và là chủ tịch diễn đàn kinh tế thế giới, trong 1 bài viết về CMCN 4.0 vào năm 2016 như dưới đây: "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và CNTT để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học". Như vậy có thể nhận thấy cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử nhân loại, với sự hội tụ mang tính đột phá của nhiều công nghệ hiện đại, mà đặc trưng của nó là sự hợp nhất về mặt công nghệ, đem lại sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực thể. 1.1.2. Tác động của CMCN 4.0 đối với giáo dục. Dưới tác động của CMCN 4.0, tri thức của nhân loại không ngừng tăng lên theo cấp số nhân, tác động đến moi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội theo các mức độ và chiều hướng khác nhau, trong đó giáo dục là một trong những lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ nhất. CMCN 4.0 đòi hỏi sản phẩm của giáo dục là con ngưởi có đủ phẩm chất và năng lực nhằm thích ứng được các yêu cầu về lực lượng sản xuất xã hội của thế kỉ XXI. Trước lượng kiến thức và thông tin khổng lồ của thời đai, nếu quá trình dạy học chỉ đơn thuần được triển khai trên giấy bút, theo hình thức lớp học truyền thống thì sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu. Người giáo viên cần ứng dụng các công nghệ mới nhất của CMCN 4.0 vào quá trình dạy học tạo nên tương tác tích cực và hỗ trợ hiệu quả cho người học, giúp người học tự chiếm lĩnh tri thức, có năng lực giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, góp phần tạo nên các công dân toàn cầu. 4
  5. 1.1.3. Mô đun 9 “Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh Trung học phổ thông môn Toán” Mô đun 9 là một trong các mô đun bồi dưỡng giáo viên theo quyết định số 4660/QĐ-BGDĐT (kí ngày 04 tháng 12 năm 2019) về việc ban hành danh mục các mô đun bồi dưỡng giáo viên cốt cán và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán để thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông. Các mô đun bồi dưỡng này nhằm hỗ trợ giáo viên tổ chức và thực hiện được các hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018, đồng thời giúp giáo viên nâng cao năng lực, phát triển chuyên môn và nghiệp vụ theo các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. SKKN:’’Khai thác một số ứng dụng 4.0 trong việc giao bài tập và tạo đề thi online môn Toán’’ là hoàn toàn phù hợp với chủ trương của BGD& ĐT, đồng thời thể hiện sự tìm tòi, tiếp cận công nghệ thông tin của chúng tôi vào đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học sinh, đáp ứng yêu cầu về phát triển phẩm chất, năng lực của người học. 1.1.4. Xu hướng thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá a. Các hình thức kiểm tra, đánh giá trước đây. Theo thông tư 58/2011/TT –BGDĐT ra ngày 12/12/2011 ban hành về quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT các hình thức kiểm tra bao gồm: kiểm tra miệng( hỏi đáp), kiểm tra viết, kiểm tra thực hành. b. Các hình thức kiểm tra đánh giá hiện hành. Theo thông tư 26/2020/TT-BGDĐT và thông tư 22/2021 có một số điểm mới nổi bật so với thông tư 58/2011/TT–BGDĐT như sau: - Về hình thức kiểm tra: Hình thức kiểm tra đã được thay đổi theo hướng mở để phát huy hết được các phẩm chất năng lực của học sinh trong cả quá trình học tập. Đó là có thể thông qua các bài viết, thực hành, thí nghiệm, hồ sơ học tập, thực hiện dự án...Hình thức kiểm tra có thể trực tiếp hoặc trực tuyến…không phụ thuộc vào hình thức dạy học trực tiếp hoặc trực tuyến… thời điểm, nội dung kiểm tra đánh giá thường xuyên của từng học sinh trong một lớp cũng có thể khác nhau - Về thời gian kiểm tra và các loại kiểm tra:  Đối với bài kiểm tra đánh giá định kì: số bài kiểm tra 1 tiết hệ số 2 nay được gọi là kiểm tra giữa kì, tất cả các môn học số bài kiểm tra giữa kì hiện nay chỉ có một bài/ kì học. Đây là 1 sự thay đổi lớn đối với bộ môn Toán; trước đây có ít nhất 3 bài kiểm tra định kì/ 1 kì học.  Đối với bài kiểm tra đánh giá thường xuyên: Đối với thông tư 58, những con điểm được lấy từ kiểm tra miệng, kiểm tra viết, thực hành dưới 1 tiết và quy định “ít nhất” 2 lần, 3 lần, 4 lần tùy theo số tiết, thì hiện nay thông tư 26 đã 5
  6. thay đổi số lần kiểm tra đánh giá thường xuyên không giới hạn bởi số điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên . - Về hình thức đánh giá: hướng đến đánh giá bằng nhận xét và điểm số. Tóm lại, trong xu hướng kiểm tra đánh giá hiện nay, chúng ta thấy các hình thức kiểm tra đánh giá đã được thay đổi rất nhiều. Thay đổi từ hình thức kiểm tra trực tiếp đến hình thức kiểm tra trực tuyến đòi hỏi người giáo viên cần tìm tòi, tiếp cận công nghệ thông tin, khai thác các ứng dụng 4.0 vào quá trình dạy học, quá trình kiểm tra đánh giá học sinh nhằm phát huy các phẩm chất và năng lực của người học. Như vậy, có thể thấy được SKKN “Khai thác một số ứng dụng 4.0 trong việc giao bài tập và tạo đề thi online môn Toán góp phần nâng cao chất lượng ôn thi TN THPT’’ là hoàn toàn phù hợp với các sơ sỏ lí luận nêu trên. 1.2. Cơ sở thực tiễn. 1.2.1. Thực trạng về việc giao, kiểm tra bài tập và bài thi môn Toán của học sinh khối 12 THPT trong giai đoạn hiện nay. Từ năm học 2020-2021 trở về trước, việc giao và kiểm tra bài tập môn Toán của chúng tôi đối với học sinh thường được thực hiện theo tiến trình dạy học. Đó là kiểm t7ra bài cũ hoặc thực hiện các hoạt động khởi động trước khi vào bài mới, việc giao bài tập về nhà cho học sinh thường là yêu cầu tóm tắt kiến thức trọng tâm, hoàn thành bài tập sách giáo khoa theo nội dung bài học. Việc kiểm tra bài tập và chữa bài tập cho học sinh thường được tiến hành trong tiết luyện tập. Trong thực tế, việc kiểm tra, thống kê, đánh giá về việc làm bài tập của học sinh là chưa đồng bộ và chưa đem lại hiệu quả cao. Đối với học sinh khối 12 hiện nay, chỉ hoàn thành bài tập Toán sách giáo khoa và sách bài tập là chưa đáp ứng được yêu cầu về đổi mới thi cử. Việc giáo viên ra thêm bài tâp trắc nghiệm rèn luyện trong mỗi chủ đề hay giáo viên ra đề thi cuối mỗi chương bài để các em tự đánh giá không được tiến hành thường xuyên. Do đó không phát huy được năng lưc tự học của học sinh, không có sự phản hồi kịp thời về chất lượng của trò để có biện pháp, phương pháp điều chỉnh quá trình dạy học. 1.2.2. Thực trạng về chất lượng môn Toán của HS lớp 12 THPT Đặng Thai Mai trước khi áp dụng sáng kiến. Với đặc thù là một trường THPT ở khu vực miền núi với chất lượng đầu vào đứng vị thứ 5/7 toàn huyện, điểm đầu vào môn Toán rất thấp. Đó thực sự là một khó khăn lớn đối với giáo viên nhóm Toán chúng tôi. Khi đa số các em mất kiến thức căn bản, mất gốc…việc tiếp thu kiến thức mới sẽ găp rất nhiều trở ngại. Qua kì thi khảo sát chất lượng đầu năm học dành cho học sinh toàn khối 12, chúng tôi thu được kết quả thực tế của các lớp 12 ở trường chúng tôi như sau: Lớp 12A 12B 12C 12D 12E 12G 12H 12I 12K 12M Điểm TB 7,51 5,96 4,65 5,95 5,24 4,64 3,81 3,47 3,69 3,87 6
  7. Qua số liệu, chúng tôi nhận thấy chất lượng đại trà của nhóm học sinh các lớp trên rất thấp, có sự phân hóa lớn giữa các mức độ giỏi- khá và trung bình - yếu kém. Số lượng học sinh thuộc mức yếu kém chiếm số lượng khá lớn, đặc biệt đáng báo động và lo ngại về kết quả chất lượng cho kì thi TN THPT của năm học này. Các em ngoài việc yếu kém về kiến thức, còn thiếu kĩ năng làm bài thi. Đòi hỏi giáo viên giảng dạy cần chú trọng bồi dưỡng kiến thức cơ bản và tăng cường kĩ năng làm bài tập, bài thi trắc nghiệm theo cấu trúc đề thi. 1.2.3. Thực trạng về việc sử dụng các phương tiện, thiết bị học tập trực tuyến của HS trường THPT Đặng Thai Mai. Đầu năm học 2021-2022, do tình hình dịch bệnh Covid19 diễn biến phức tạp nên trường chúng tôi phải tiến hành học trực tuyến 2 tuần đầu tiên. Lãnh đạo trường đã tiến hành khảo sát và thống kê về số lượng và chất lượng của phương tiện, thiết bị học tập trực tuyến của học sinh toàn trường. Riêng ở các lớp A, C,D,E, G chúng tôi thu thập được bảng số liệu sau: Lớp Điện Latop Máy tính Sử dụng Sử Không có Không có thoại bảng 3G-4G dụng kết nối ĐT-MT wifi intenet 12A 23 15 2 25 15 0 0 12E 30 8 6 34 8 2 2 12C 32 4 3 30 8 2 1 12D 33 6 1 30 7 2 1 12G 34 3 2 36 2 3 0 Từ bảng số liệu trên chúng tôi nhận thấy phần lớn các em có đầy đủ thiết bị và điều kiện để tham gia học trực tuyến. Chỉ có một số rất ít các em không có kết nối internet và có một bộ phận học sinh mạng 3G-4G kém, kết nối không ổn định. 1.2.4. Thực trạng về việc dành thời gian tự học ở nhà đối với môn Toán, thời gian online của học sinh và các kênh kết nối giữa GV và HS hiện nay. Thực hiện khảo sát qua google form cho đối tượng học sinh 12A, 12E, 12G, 12D, 12C chúng tôi thu được số liệu sau: 7
  8. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy nhiều học sinh (HS) online đã trở thành một thói quen, đồng nghĩa với việc các em tiếp xúc với máy tính, điện thoại thông minh hàng ngày. Nhưng chủ yếu các em sử dụng facebook, zalo để tâm sự, chia sẻ khoảnh khắc, like là chính, … mà việc vận dụng vào học tập còn ít, việc trao đổi kiến thức với giáo viên (GV) qua mạng xã hội chưa được chú trọng. Đáng lo ngại là một bộ phận học sinh gần như không dành thời gian để tự học, làm bài tập về nhà đối với môn Toán. Số HS quan tâm và dành thời gian nhiều cho việc tự học chiếm số lượng không lớn. Điều đó đòi hỏi GV cần có biện pháp phù hợp để kiểm tra việc làm bài tập của học sinh ở nhà, đồng thời có biện pháp thúc đẩy, tạo hứng thú, động lực cho các em. 8
  9. CHƯƠNG II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Thời gian qua, song song với xu hướng hoc trực tuyến do dịch bệnh kéo dài, nhiều nền tảng hỗ trợ làm bài kiểm tra đã được phát triển ở Việt Nam. Có thể kể đến các ứng dụng như ENetViet, Tuclass, SHub classroom, Study 365, K12Online…. Trên cơ sở tìm hiểu về các điểm mạnh, điểm yếu của mỗi ứng dụng, chúng tôi lựa chọn và tập trung khai thác Top 3 phần mềm giao bài tập và tạo đề thi online gồm: ứng dụng SHub classroom, ứng dụng Azota; ứng dụng Taodethi.xyz và đó cũng là một trong các phần mềm được tìm kiếm nhiều nhất trên google hiện nay. Để có thể sử dụng và khai thác tốt nhất các ứng dụng này, chúng tôi đã sử dụng và khai thác một số ứng dụng hỗ trợ quản lí lớp học và hỗ trợ học sinh như zalo, facebook, messenger… 2.1. Khai thác ứng dụng 4.0 hỗ trợ quản lí lớp học và hỗ trợ học sinh 2.1.1. Giới thiệu Zalo, messenger là các ứng dụng xã hội khá phổ biến tại Việt Nam. Với các chức năng nhắn tin, thực hiện cuộc gọi miễn phí, Zalo và messenger là các phần mềm hữu hiệu trong việc trao đổi thông tin và chia sẻ nội dung với các thành viên trong lớp học một cách dễ dàng, nhanh chóng. 2.1.2. Chức năng - Tạo, tuỳ chỉnh và quản lí nhóm (group). - Chia sẻ thông tin ở các định dạng khác nhau (văn bản, hình ảnh, âm thanh, video), có thể chia sẻ các file có dung lượng lớn; chia sẻ học liệu số. - Tạo thời gian nhắc hẹn giao nộp bài của học sinh hoặc nhắc lịch học online. - Thực hiện các cuộc bầu chọn cho các cá nhân hay nhóm - Thực hiện cuộc trò chuyện, cuộc gọi và cuộc họp trực tuyến theo thời gian thực. - Tính năng Zalo PC dành cho máy tính: tạo lớp học; tạo nhóm học sinh trong lớp để triển khai hoạt động nhóm; tạo lịch nhắc nộp bài, nhắc thời khoá biểu học online. 2.1.3. Các bước tiến hành: Bước 1: Giáo viên hoặc cán bộ lớp tạo nhóm chat (tạo theo các lớp) trên zalo- messenger, app học sinh vào nhóm theo hướng dẫn sau: https://youtu.be/lqKcI-tBxCU https://youtu.be/_zChbOWmhK0 Bước 2: Giáo viên gửi thông báo văn bản hoặc gửi tài liệu dưới dạng hình ảnh; video bài giảng và tin nhắn vào nhóm sử dụng Zalo-messenger của => Học sinh vào nhóm Zalo hoặc messenger và đọc tin nhắn để thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành bài tập, bài thi của giáo viên giao. 9
  10. 2.1.4. Các minh chứng về khai thác ứng dụng zalo-messenger. d/Tính hiệu quả của ứng dụng: 2.1.5. Tính hiệu quả của ứng dụng: Qua hình ảnh một số minh chứng trên, có thể nhận thấy :zalo và messenger là các ứng dụng dễ sử dụng , hiệu quả cao trong trao đổi thông tin- học liệu số, hỗ trợ cho học sinh trong quá trình học tập, giao nhiệm vụ: bài tập, bài thi…Điểm hạn chế của các ứng dụng này là không gian lưu trữ có giới hạn, việc quản lí học sinh theo danh sách lớp, học sinh làm bài tập, bài thi và chấm bài trực tuyến là khó thực hiện. 10
  11. 2.2. Khai thác các ứng dụng giao bài tập-tạo đề thi online 2.2.1.Khai thác ứng dụng SHub.edu.vn 2.2.1.1. Giới thiệu SHub Classroom là ứng dụng cho phép tạo các lớp học trực tuyến miễn phí. Giáo viên có thể lưu trữ bài giảng, tài liệu và bài kiểm tra, không giới hạn. Ngoài ra, ứng dụng còn cung cấp cho giáo viên bộ công cụ đầy đủ các tính năng như: Kiểm tra trực tuyến, thống kê kết quả, tạo bảng điểm chi tiết, và nhiều tiện ích khác. Đối với học sinh, ứng dụng này cho phép bạn có thể đặt các câu hỏi liên quan đến bài học, bài kiểm tra để nhờ mọi người trong lớp học giải đáp, làm bài tập trực tuyến, bài kiểm tra từ giáo viên. SHub Classroom có chức năng gì? Dưới đây là một số chức năng giúp SHub Classroom xứng đáng là ứng dụng hỗ trợ học tập số 1 hiện nay. Các giáo viên cũng như các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể tin tưởng khi cho con em mình sử dụng phần mềm này.  Bổ trợ đối với giáo viên - Tạo lớp học ngay trong SHub Classroom: giáo viên có thể quản lý cũng như tiến hành chỉ dạy cho học sinh của mình. Việc mở lớp học để giảng dạy và sửa bài tập là một trong những tính năng hoàn hảo được đánh giá cao. - Quản lý bải tập, trình độ và điểm số của mỗi học sinh: giáo viên có thể kiểm soát được điểm số và sự tiến bộ hay thiếu sót của học sinh qua những bài kiểm tra, bài tập nhanh. - Nhanh chóng đưa ra những chia sẻ và giải đáp của mình về bài tập để học sinh và các bậc phụ huynh nắm bắt và tiếp cận được.  Hỗ trợ đối với học sinh, phụ huynh - Học sinh dễ dàng tiếp cận bài học một cách đầy đủ và nhanh nhất: học sinh có thể thông qua ứng dụng mà tham gia các lớp học do giáo viên của mình tạo ra để tiếp cận chính bài học của mình nhanh nhất. - Học sinh thoải mái và dễ dàng trao đổi kiến thức cùng bạn bè, thầy cô: học sinh có thể thoải mái đưa ra những câu hỏi hay những thắc mắc về bài học của mình và nhận về giải đáo từ phía chuyên gia cũng như giáo viên. Điều này thoả mãn lo lắng về việc hổng kiến thức mà các bậc phụ huynh lo lắng khi con mình học tại nhà. - Học sinh và phụ huynh có thể theo dõi và kiểm soát các câu hỏi của mình và của người khác thông qua ứng dụng: Trên SHub Classroom sẽ có đầy đủ các câu hỏi và thảo luận về chính câu hỏi đó. 11
  12. - Thông tin về điểm số và bài tập được cập nhật nhanh chóng: Khi tiến hành làm bài kiểm tra, học sinh có thể ngay lập tức nhận điểm số cũng như thông báo về bài tập mới. Nhờ đó học sinh biết được mình sai đúng, tiến bộ hay phụ huynh cũng nắm bắt được tình hình học tập và kiến thức thu nhận được của con mình. 2.2.1.2. Cách tiến hành. a. Hướng dẫn học sinh đăng ký tài khoản và sử dụng Shub Classroom  Đăng ký tài khoản Bước 1:Truy cập vàotrang web SHub Classroom: https://landing.shub.edu.vn/ và nhấn vào nút ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ . Bước 2:Chọn mục Tôi là học sinh và nhấn Xác nhận. Bước 3:Sau đó, nhập các thông tin sau:  Thông tin cá nhân gồm: Họ và tên, Ngày sinh, Tên trường học, Lớp, Tỉnh.  Thông tin tài khoản gồm: Số điện thoại, Mật khẩu, Xác nhận mật khẩu. Bước 4:Nhấn nút Đăng ký để hoàn tất quá trình đăng ký tài khoản SHub Classroom cho học sinh.  Hoàn thiện hồ sơ cá nhân Bước 1: Truy cập vàotrang web SHub Classroom, nhấn dòng chữ Đăng nhập ngay. Sau đó, nhập Email hoặc số điện thoại và Mật khẩu rồi nhấn nút Đăng nhập. Bước 2: Để thay đổi thông tin hồ sơ cá nhân trên Shub Classroom, nhấn chọn vào biểu tượng tài khoản SHub Classroom nằm ở góc phải phía trên màn hình. Bước 3: Chọn mục Thông tin cá nhân. Bước 4: Tại đây, sẽ có các thông tin về Số điện thoại, Email,Tên, Ngày sinh, Tỉnh, Trường, Lớp.Nếu thông tin nào chưa đúng, cần thay đổi bổ sung thì bạn hãy nhấn vào nút Chỉnh sửa tại mục đó, điền thông tin vào rồi nhấn Lưu là xong.  Hướng dẫn HS tham gia vào lớp học trong Shub Classroom Bước 1:Truy cập vào trang web SHub Classroom, nhấn dòng chữ Đăng nhập ngay. Sau đó, nhập Email hoặc số điện thoại và Mật khẩu rồi nhấn nút Đăng nhập. Bước 2:Nhấn nút Tìm lớp học , nằm ở phía trên bên phải màn hình. Bước 3:Nhập Mã lớp gồm 5 ký tự, do giáo viên cung cấp. Sau đó, nhấn Tìm lớp. Bước 4:Cuối cùng, nhấn nút Tham gia để tham gia vào lớp học trên SHub Classroom.  Hướng dẫn HS làm và nộp bài trên Shub Classroom Bước 1:Truy cập vào trang web SHub Classroom, nhấn dòng chữ Đăng nhập ngay. Sau đó, nhập Email hoặc số điện thoại và Mật khẩu rồi nhấn nút Đăng nhập. Bước 2:Nhấn chọn lớp học mà bạn muốn tham gia. 12
  13. Bước 3: Chọn danh mục Bài tập, nhấn vào bài tập chưa làm. Sau đó, nhấn nút Làm bài. Bước 4: Kế tiếp, hệ thống sẽ thông báo cho bạn biết về thời gian làm bài. Bạn nhấn vào nút Đồng ý. Bước 5: Trong mục Phiếu trả lời, hãy nhấn vào câu hỏi và nhập đáp án tương ứng. Sau đó, nhấn nút Nộp bài là xong. b. Cách sử dụng Shub Classroom của giáo viên  Cách đăng ký tài khoản giáo viên Bước 1: Trước hết GV truy cập vào link dưới đây để vào trang đăng ký SHub Classroom. https://shub.edu.vn/signup Trong giao diện này chúng ta nhấn vào phần Tôi là giáo viên để tạo tài khoản giáo viên. Chọn phần Tôi là giáo viên Bước 2: Sau đó bạn hãy điền thông Thông tin cá nhân => Thông tin tài khoản => Chọn Đăng ký để hoàn tất đăng ký tài khoản cho giáo viên. Chúng ta sẽ nhận được mã xác minh gửi về số điện thoại để nhập vào giao diện. Như vậy ta đã đăng ký tài khoản thành công.  Các bước tạo lớp học Bước 1: Truy cập vào trang web SHub Classroom, nhấn dòng chữ Đăng nhập ngay. Sau đó, nhập Email hoặc số điện thoại và Mật khẩu rồi nhấn nút Đăng nhập. Đăng nhập vào tài khoản Bước 2: Nhấn nút Tạo lớp học nằm ở góc trên bên phải. Bước 3: Nhấn chọn môn học và khối lớp. Bước 4: Đặt tên cho lớp học. Sau đó, hãy gạt thanh trạng thái Mã bảo vệ sang bên phải rồi nhập Mã bảo vệ để thiết lập chế độ bảo vệ lớp học. Lưu ý: Sau khi tạo lớp, giáo viên cần đưa cho học sinh mã bảo vệ cho học sinh để học sinh có thể vào tham gia lớp học mà không bị gián đoạn. Bước 5: Bật tính năng Phê duyệt học sinh vào lớp để xét duyệt học sinh tham gia vào lớp học. Sau đó nhấn nút Tạo lớp là xong. Lớp học sau khi được tạo sẽ có một mã lớp, giáo viên cung cấp mã này để học sinh tham gia vào đúng lớp học, bộ môn.  Các bước tạo bài tập, đề thi trên SHub Classroom Bước 1: Truy cập vào trang web SHub Classroom: https://landing.shub.edu.vn/ Nhấn dòng chữ Đăng nhập ngay. Sau đó, nhập Email hoặc số điện thoại và Mật khẩu rồi nhấn nút Đăng nhập. Bước 2: Nhấn chọn Lớp học bạn muốn tạo bài tập, đề thi trên đó. 13
  14. Bước 3: Nhấn chọn danh mục Bài tập và chọn vào mục Tạo bài tập nằm ở góc trên bên phải màn hình. Bước 4: Tại đây, Giáo viên có thể tải lên đề thi, bài tập đã chuẩn bị từ:  File word: tạo bài tách câu đảo đề.  Kho học liệu: tạo bài tập có sẵn từ tài liệu đã lưu trên Shub Classroom.  Máy tính: tạo đề thông thường dưới các định dạng như Pdf, Word, hình ảnh. Bước 5: Đặt tên cho file bài tập. Bước 6: Trong mục Thời gian (phút), hãy gạt thanh trạng thái sang bên phải và chọn khoảng thời gian làm bài (30/45/60 phút). Bước 7: Để quy định kỳ hạn làm bài, trong mục Ngày bắt đầu và Ngày hết hạn, hãy gạt thanh trạng thái sang bên phải. Sau đó, nhấn chọn Ngày, Giờ rồi nhấn OK. Bước 8: Bật thanh trạng thái Xem điểm sau hạn chót. Bước 9: Trong mục Cho phép học sinh, bạn hãy nhấn vào biểu tượng tam giác ngược và lựa chọn cho phép học sinh:  Chỉ xem điểm  Xem bài làm và đúng sai  Xem bài làm và đáp án, file lời giải. Bước 10: Kế tiếp, trong mục Lời giải, bạn có thể tải file hình, word, pdf từ máy lên hoặc nhập link Youtube vào. Bước 11: Chọn Loại bài tập: Trắc nghiệm/Tự luận Nếu chọn bài tập Trắc nghiệm, hãy nhập Số câu và nhấn Hoàn tất. Nếu chọn bài tập Tự luận, hãy tick vào mục Chụp hình ảnh và nộp nếu GV muốn học sinh nộp bài bằng file ảnh. Hoặc chọn mục Nộp bằng file word, pdf nếu GV muốn học sinh nộp bài bằng file word, pdf rồi nhấn Hoàn tất. Bước 12: Sau đó, nhấn chọn Loại kiểm tra: Thi học kỳ 1/Kiểm tra 15 phút/Kiểm tra 45 phút/Thi học kỳ 2 và nhấn Hoàn tất. Như vậy là GV đã hoàn tất việc ra đề thi, bài kiểm tra trên SHub Classroom cho học sinh.  Cách xem kết quả, điểm làm bài của học sinh trên SHub Classroom Bước 1: Truy cập vào trang web SHub Classroom, và nhấn Đăng nhập vào tài khoản giáo viên. Bước 2: Nhấn chọn Lớp học. Bước 3: Nhấn vào danh mục Bài tập và chọn bài tập bạn muốn xem kết quả. Bước 4: Tại đây, bạn có thể xem: 14
  15.  Mục Điểm bài tập: xem điểm trung bình, biểu đồ thống kê điểm số, tên và điểm số của những học sinh làm bài tốt và chưa tốt.  Mục Thảo luận: xem và gửi tin nhắn tới các học sinh, giáo viên có trong lớp.  Mục Thông số từng câu: xem số học sinh làm đúng và sai ở mỗi câu. Bước 5: Chọn mục Thành viên để xem điểm của học sinh trong lớp. Để xem điểm số các môn học của học sinh trong lớp, nhấn vào mục Bảng điểm. Để xem thứ hạng, điểm trung bình, số bài đã nộp của học sinh, nhấn vào mục Danh sách. 2.2.1.3. Các minh chứng về khai thác ứng dụng, tính hiệu quả Trong 2 năm học 2020-2021 và 2021-2022, dịch Covid19 hoành hành, việc học tập trực tiếp của học sinh bị gián đoạn, chúng tôi đã tìm đến SHub với giải pháp tạo các lớp học riêng cho các học trò của mình. Tôi đã tạo 5 lớp học khác nhau dành riêng cho các đối tượng (xem hình ảnh dưới đây) Riêng lớp 12A, tôi tạo lớp học theo tháng (tập trung vào các tháng giãn cách vì Covid tại địa phương – HS không được đến trường). Đó là lớp Ôn tập tháng 7/2021 nhằm giúp các em tự ôn tập kiến thức lớp 11 và lớp 12A ÔN TẬP THÁNG 2/2022(Giai đoạn sau tết). Tôi chia lớp như vậy để dễ thống kê và xuất file điểm không quá nhiều, không rườm rà. Ở đây, tôi chỉ minh chứng cụ thể vào lớp 12A ÔN TẬP THÁNG 2/2022 Lớp học gồm 40 thành viên của 12A và 4 thành viên lớp khác xin học cùng. 15
  16. Các bài tập được tạo theo đề xuất của HS lớp 12A (theo mạch mà các em chưa nhuần nhuyễn muốn ôn tập thêm) 16
  17. Cụ thể với bài tập 50 CÂU PHỨC 2, Có 35/44 học sinh đã làm bài Hệ thống hiển thị danh sách học sinh chưa làm, đang làm, đã nộp Với chức năng này, GV dễ dàng truy cập những thông tin này bằng điện thoại, hoặc laptop, chụp lại màn hình gửi tới HS, phụ huynh để nhắc nhở các em vào làm bài 17
  18. Tổng quan về bài tập 50 CÂU PHỨC 2 như sau: Mục Thông số câu, cho biết với mỗi câu trong đề, tỷ lệ đúng sai của cả lớp. Qua đó GV phát hiện ra lỗi mà học sinh mắc phải và các kiến thức mà học sinh còn bị hổng. - Mục Đề bài và Lời giải, cho phép HS có thể lấy lại đề để làm tài liệu học tập cũng như xem lời giải chi tiết. - Với chuẩn hóa đề dạng 10 trong phần mềm BTProS đã tạo ra được các đề bài nhiều phong cách, sáng màu, phù hợp đưa đề bài lên SHub để các em quan sát đề bài trên điện thoại hoặc máy tính đều rõ nét. 18
  19. 19
  20. Bảng điểm của lớp 12A ÔN TẬP THÁNG 2/2022 được cập nhật liên tục, gồm điểm của tất cả các bài tập thành phần và điểm trung bình của tất cả các bài tập đối với mỗi HS. Tại đây, GV có thể sắp thứ tự theo điểm TB từ cao đến thấp hoặc ngược lại, Gv có thể tải file điểm Excel để lưu – sử dụng - phân tích số liệu. Giáo viên cũng có thể đưa Bài giảng, và Tài liệu lên SHub, bật chức năng chia sẻ để học sinh có thể truy cập và học tập, xem lại kiến thức khi cần. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2