Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy chủ đề Ancol - Hóa học 11
lượt xem 4
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy chủ đề Ancol - Hóa học 11" được thực hiện với mục tiêu cung cấp cho người học một hệ thống tri thức khoa học, chính xác và đầy đủ đạt được đa số mục tiêu đề ra trong giảng dạy bộ môn như hình thành và phát triển cho học sinh năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học, năng lực thực hành hoá học, năng lực tính toán, năng lực làm việc nhóm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy chủ đề Ancol - Hóa học 11
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng công nhận sáng kiến tỉnh Ninh Bình Chúng tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) Ngày Trình độ đóng góp tháng TT Họ và tên Nơi công tác Chức danh chuyên vào việc năm môn tạo ra sinh sáng kiến Chuyên viên 04 - 07 - Sở GD&ĐT 1 Bùi Văn Bình phòng giáo Tiến sĩ 10% 1977 Ninh Bình dục trung học Nguyễn Thị 21 - 07 - Trường THPT Tổ trưởng 2 Đại học 70% Quỳnh Hương 1980 Đinh Tiên Hoàng chuyên môn 08 - 08 - Trường THPT 3 Đỗ Thị Kim Ngân Giáo viên Thạc sĩ 10% 1979 Đinh Tiên Hoàng 19 - 07 - Trường THPT 4 Trần Thị Phương Giáo viên Đại học 10% 1984 Đinh Tiên Hoàng Là đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: I. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC VÀ THỜI GIAN ÁP DỤNG Tên sáng kiến "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy chủ đề Ancol - Hóa học 11". Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục. Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2019-2020; 2020-2021. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Giải pháp cũ thường làm 1.1. Mô tả giải pháp cũ a. Nội dung kiến thức Sử dụng kiến thức đơn môn Hóa học. Chương trình dạy còn nặng về định hướng nội dung, chú trọng nhiều đến truyền thụ hệ thống kiến thức khoa học. Các vấn đề thực tiễn hoặc việc sử dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn có được đề cập đến nhưng còn sơ sài và chủ yếu do giáo viên cung cấp. b. Tổ chức thực hiện Thời gian, địa điểm tổ chức các hoạt động học tập chỉ trong phạm vi tiết học, trên lớp; hình thức tổ chức chưa đa dạng. Trang 1
- Phương pháp giảng dạy: Áp dụng linh hoạt một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực như phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm, sử dụng thí nghiệm cũng như kết hợp sử dụng nhiều dạng bài tập khác nhau... Thực hiện các hoạt động học với 4 bước theo yêu cầu đổi mới, gồm có: Chuyển giao nhiệm vụ học tập; thực hiện nhiệm vụ; báo cáo, thảo luận; kết luận, đánh giá. Tuy nhiên trong các hoạt động học đa số giáo viên là người chủ động, là người lập kế hoạch hướng dẫn học sinh nắm bắt kiến thức. Học sinh được lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng và phát triển các năng lực thông qua các hoạt động của giáo viên và học sinh ngay trên lớp. Sản phẩm học tập là kết quả các hoạt động học của học sinh trên lớp cũng như kiến thức học sinh lĩnh hội được sau khi học xong bài. c. Kiểm tra đánh giá Giáo viên là người chủ động đánh giá quá trình học của học sinh. Với các hình thức như: Thông qua quan sát ngay trên lớp học: hoạt động của mỗi cá nhân học sinh; sự hợp tác, ý thức, thái độ của các học sinh khi hoạt động nhóm; Thông qua hỏi đáp quá trình hoạt động trên lớp và phần chuẩn bị bài cũ của học sinh; Thông qua sản phẩm hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm: Nội dung báo cáo, trình bày, trả lời câu hỏi phản biện, nội dung câu hỏi phản biện...; Thông qua bài kiểm tra viết (trắc nghiệm và tự luận) với nội dung câu hỏi chủ yếu tập trung vào các kiến thức khoa học. 1.2. Ưu điểm và nhược điểm a. Ưu điểm Cung cấp cho người học một hệ thống tri thức khoa học, chính xác và đầy đủ. Đạt được đa số mục tiêu đề ra trong giảng dạy bộ môn như hình thành và phát triển cho học sinh năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học, năng lực thực hành hoá học, năng lực tính toán, năng lực làm việc nhóm. Giáo viên dễ dàng kiểm soát các hoạt động học của cá nhân cũng như nhóm học sinh. Giáo viên không mất nhiều thời gian trong việc xây dựng kế hoạch bài giảng; học sinh không mất nhiều thời gian làm việc, lập kế hoạch học tập cũng như tìm hiểu tài liệu, kiến thức tại nhà và tại các cơ sở khác. b. Nhược điểm Kiến thức thu được chỉ giới hạn trong chương trình, nội dung học. Học sinh còn thụ động, ít hứng thú và chưa thấy được tầm quan trọng của bộ môn Hóa học trong thực tiễn. Kiểm tra, đánh giá nặng về tái hiện tri thức, chưa đánh giá về mặt phát triển phẩm chất, năng lực; học sinh chưa được tham gia vào quá trình đánh giá lẫn nhau. Phát triển cho học sinh các năng lực như năng lực linh hoạt sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực tự điều chỉnh, năng lực đánh giá, năng lực sử dụng Trang 2
- công nghệ thông tin chưa thật sự đạt hiệu quả cao. Chưa phát huy hết các năng lực sẵn có của học sinh. Chưa hướng tới các mục tiêu như rèn luyện kỹ năng sống và làm việc cũng như định hướng nghề nghiệp cho học sinh. 2. Giải pháp mới cải tiến 2.1. Mô tả giải pháp mới Cơ sở lí luận: nội dung chương trình dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; dạy học theo mô hình STEM; dạy học gắn với sản xuất kinh doanh; dạy học tích hợp, liên môn; phương pháp dạy học theo dự án; Phân tích nội dung bài Ancol trong chương trình Hóa học 11, tìm hiểu các kiến thức thực tiễn liên quan để lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy. Đối với chủ đề Ancol - Hóa học 11: đã xây dựng và thực hiện thành công hai giải pháp cụ thể, đó là giải pháp "Dạy học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương" và giải pháp "Dạy học theo mô hình STEM" . Với mỗi giải pháp đều có kế hoạch chi tiết về tổ chức thực hiện cũng như kiểm tra đánh giá. Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính đúng đắn và tính khả thi của đề tài. 2.1.1. Giải pháp thứ nhất: Dạy học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương a. Nội dung kiến thức Học sinh tự tìm hiểu, nghiên cứu và lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng bài ancol một cách sâu sắc, toàn diện. Tích hợp, liên môn với các môn học khác như Sinh học, Công nghệ, Vật lí để thực hiện các dự án: Dự án 1: Tìm hiểu quy trình sản xuất rượu tại một số cơ sở sản xuất rượu thủ công trên địa bàn thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư. Kể tên một số rượu nổi tiếng của Ninh Bình. Xây dựng, bảo vệ và quảng bá một thương hiệu rượu của Ninh Bình đến người tiêu dùng; Dự án 2: Tìm hiểu các ứng dụng tích cực và tiêu cực của bia rượu, ảnh hưởng của bia rượu đến sức khỏe và các vấn đề xã hội; Dự án 3: Tìm hiểu ứng dụng của ancol trong một số mặt hàng thiết yếu – định hướng sử dụng và kinh doanh tại địa phương. b. Tổ chức thực hiện * Địa điểm, thời gian Địa điểm: Trong và ngoài lớp học. Thời gian: 05 tiết trên lớp và 01 tuần tại nhà, một số cơ sở sản xuất rượu thủ công trên địa bàn thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, một số cơ sở kinh doanh xăng dầu, mỹ phẩm, dược phẩm. * Quy trình xây dựng Xây dưng giải pháp mới gồm 5 bước. Tuy nhiên các bước trong quy trình không được thực hiện một cách tuyến tính (hết bước nọ mới sang bước kia) mà có thể được thực hiện song hành, tương hỗ lẫn nhau. Trang 3
- Bước 1: Tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương Với chủ đề ancol, có thể chọn tìm hiểu một số cơ sở sản xuất rượu thủ công trên địa bàn thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, một số cơ sở kinh doanh xăng dầu (xăng sinh học), cửa hàng thuốc, mỹ phẩm, nước giải khát (tìm hiểu trực tiếp và qua mạng internet) Bước 2: Lựa chọn nội dung dạy học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương Chọn nội dung kiến thức để học sinh tìm hiểu thực tế là điều chế và ứng dụng của ancol. Bước 3 : Khảo sát các cơ sở sản xuất kinh doanh Ở bước này, giáo viên cần khảo sát các cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương để lựa chọn các đơn vị phù hợp với nội dung học tập, điều kiện của học sinh và liên hệ nhờ hỗ trợ . Bước 4: Thiết kế tiến trình dạy học Gồm 5 hoạt động với các nội dung cụ thể, chi tiết khi thực hiện tại nhà, trên lớp và tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. Bước 5: Tổ chức hoạt động dạy học theo tiến trình đã thiết kế * Tiến trình tổ chức dạy học Dạy học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương chủ đề ancol gồm 5 hoạt động, áp dụng phương pháp dạy học theo dự án, có kế hoạch chi tiết (Phụ lục I). Hoạt động 1: Tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh: Tiến hành trong 1 tiết. Thông qua video về về nhà máy rượu Vodka Men Halico, giáo viên dẫn dắt để cùng với học sinh lựa chọn 3 dự án gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương (như trong phần 2.1.2.a). Hướng dẫn các nhóm xác định mục đích, yêu cầu; xây dựng tiêu chí của sản phẩm, phân công nhiệm vụ… Các nhóm nhận nhiệm vụ nghiên cứu kiến thức mới. Cung cấp bộ câu hỏi định hướng cho các nhóm để thực hiện nhiệm vụ. Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức mới: Tiến hành trong 2 tiết. Các nhóm học sinh đọc sách giáo khoa, nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị đầy đủ các nội dung cần báo cáo tại nhà. Giáo viên tổ chức cho các nhóm thảo luận, sau đó nhận xét và kết luận. Hoạt động 3: Trải nghiệm thực tiễn: Tiến hành trong 1 tuần. (Phụ lục I – trang 17) Tìm hiểu thực tế tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh ở địa phương cụ thể: + Một số cơ sở sản xuất rượu thủ công trên địa bàn thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư. + Cửa hàng xăng dầu PVOil đường Nguyễn Huệ - Ninh Bình. + Công ty TNHH Dược phẩm Vũ Duyên - đường Hải Thượng Lãn Ông, Ninh Bình. + Siêu thị BigC. + Một số hộ kinh doanh các mặt hàng nước giải khát, mỹ phẩm, dược phẩm. Giáo viên chủ động tìm hiểu các gia đình (ưu tiên chọn gia đình học sinh) có nấu rượu, kinh doanh các mặt hàng giải khát, mỹ phẩm, dược phẩm, các cha mẹ học sinh làm trong ngành y tế, công an, cảnh sát, công ty xăng dầu sau đó liên lạc với cha mẹ học sinh nhờ hỗ trợ. Trang 4
- Mỗi nhóm thực hiện 1 dự án, trước khi đi thực tế cần có kế hoạch cụ thể được giáo viên đồng ý, có biên bản làm việc nhóm. Tập hợp các thông tin thu được, trao đổi, đánh giá, tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan trên mạng internet, sách giáo khoa sau đó lựa chọn phương án thích hợp để hoàn thành báo cáo. Hoạt động 4: Báo cáo sản phẩm dự án: Tiến hành trong 1 tiết. (Phụ lục I – trang 18) Phần 1: Các nhóm báo cáo kết quả thực hiện dự án. Mỗi nhóm chủ động lựa chọn hình thức báo cáo sản phẩm một cách sinh động, hấp dẫn nhất và thể hiện được toàn bộ yêu cầu của dự án. Phần 2: Thảo luận: Tất cả học sinh (theo nhóm hoặc cá nhân) cần được tạo điều kiện để trình bày kết quả, tham gia thảo luận, phản biện nhằm phát triển tối đa các năng lực cần thiết đến từng học sinh. Hoạt động 5: Luyện tập, vận dụng và tìm tòi mở rộng: Tiến hành trong 1 tiết. Hoạt động này thực hiện sau khi học sinh đã báo cáo sản phẩm dự án nhằm củng cố toàn bộ các kiến thức và kỹ năng cho học sinh một cách toàn diện. Nội dung luyện tập tổng hợp, bao trùm các nội dung trọng tâm trong chủ đề ancol cũng như các nội dung gắn với các dự án mà học sinh đã thực hiện. Phần vận dụng, tìm tòi mở rộng giao cho học sinh thực hiện cá nhân hoặc nhóm nhỏ để mỗi học sinh có cơ hội thể hiện năng lực bản thân cũng như đánh giá được kết quả học tập của từng học sinh. * Kiểm tra đánh giá Giáo viên đánh giá qua quan sát, hỏi đáp, qua bài kiểm (trong đó có các câu hỏi/bài tập về kiến thức cơ bản và cả câu hỏi/bài tập thực tiễn); đánh giá qua chất lượng các bài báo cáo; đánh giá qua chất lượng của các câu hỏi và câu trả lời phản biện; đánh giá qua các phiếu điều tra, các phiếu đánh giá, phiếu khảo sát, biên bản làm việc nhóm (Phụ lục II). Học sinh tự đánh giá, đánh giá chéo qua các phiếu đánh giá (Phụ lục II). Kết quả của các phiếu trên đều được tổng hợp, so sánh qua các dạng biểu đồ để thấy rõ hiệu quả, chất lượng học tập của học sinh (Phụ lục II). c. Sản phẩm học tập Kiến thức cơ bản học sinh lĩnh hội được, đánh giá qua bài kiểm tra viết. Số lượng, chất lượng câu hỏi, tình huống đặt ra cho nhóm bạn, chất lượng trả lời của các nhóm trong tiết báo cáo sản phẩm. 6 bản trình chiếu power point báo cáo kiến thức mới và 2 bản trình chiếu power point báo cáo sản phẩm dự án (Phụ lục III). Một tiểu phẩm mô tả rõ ứng dụng tích cực và tiêu cực của bia rượu, ảnh hưởng của bia rượu đến sức khỏe và các vấn đề xã hội (Phụ lục III). Kết quả khảo sát về nhu cầu, hứng thú học tập của học sinh; khảo sát về năng lực định hướng nghề nghiệp (Phụ lục II). 2.1.2. Giải pháp thứ hai: Dạy học theo mô hình STEM a. Nội dung kiến thức Học sinh tự tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn toàn bộ kiến thức cơ bản về ancol một cách đầy đủ, khoa học và hệ thống. Trang 5
- Áp dụng dạy học theo mô hình STEM: Học sinh sử dụng kiến thức liên môn gồm các môn khoa học (Hóa học, Sinh học, Vật lý), Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học để thực hiện ba dự án: làm cơm rượu; điều chế nước trái cây lên men từ đó pha chế Cocktail và một số loại nước giải khát khác; sản xuất nước rửa tay khô từ các nguồn nguyên liệu sẵn có, dễ kiếm, thân thiện với môi trường và các nguồn nông sản sạch an toàn với người sử dụng. Học sinh làm quen với việc giải quyết các vấn đề thực tiễn mang tính thời sự, đó là vấn đề dịch bệnh Covid – 19, vấn đề nông sản Việt Nam. b. Tổ chức thực hiện * Địa điểm, thời gian Địa điểm: Trong và ngoài lớp học. Thời gian: 05 tiết trên lớp và 01 tuần tại nhà, phòng thí nghiệm. * Quy trình xây dựng Bước 1: Lựa chọn chủ đề Rà soát nội dung kiến thức trong bài ancol lựa chọn các nội dung gắn với thực tiễn, căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay là dịch bệnh Covid-19 và vấn đề nông sản Việt Nam, định hướng học sinh vào 3 chủ đề (ứng với 3 dự án): làm cơm rượu; điều chế nước trái cây lên men từ đó pha chế Cocktail và một số loại nước giải khát khác; sản xuất nước rửa tay khô. Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết Sau khi chọn chủ đề của bài học, xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho học sinh thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh phải học được những kiến thức, kĩ năng cần dạy trong bài, vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết để xây dựng bài học. Bước 3: Xây dựng tiêu chí của sản phẩm, giải pháp giải quyết vấn đề Sau khi đã xác định sản phẩm điều chế, cần xây dựng rõ tiêu chí của sản phẩm. Các tiêu chí ngoài việc đánh giá sản phẩm vật chất còn phải hướng tới việc định hướng quá trình học tập và vận dụng kiến thức nền của học sinh. Bước 4: Thiết kế tiến trình dạy học Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo phương pháp dạy học theo dự án với 5 hoạt động học. Bước 5: Tổ chức hoạt động dạy học theo tiến trình đã thiết kế * Tiến trình tổ chức dạy học Dựa vào quy trình đã xây dựng, từ đó tiến hành tổ chức dạy học qua 5 hoạt động, có kế hoạch chi tiết (Phụ lục I). Hoạt động 1: Xác định vấn đề: Tiến hành trong 1 tiết. Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề, liên hệ tình hình dịch bệnh, việc cần chăm sóc sức khỏe, tăng sức đề kháng, đến vấn đề nông sản, từ đó lựa chọn 3 chủ đề thực tiễn như trong phần nội dung; chia phần kiến thức nền thành các chủ đề nhỏ, phù hợp với các sản phẩm trong chủ đề thực tiễn. Các nhóm học sinh phân công công việc, xây dựng tiêu chí đánh giá sản phẩm, nhận nhiệm vụ nghiên cứu kiến thức nền. Trang 6
- Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền: Tiến hành trong 2 tiết. Các nhóm học sinh đọc sách giáo khoa, nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị đầy đủ các nội dung cần báo cáo. Mỗi tiết báo cáo 3 nội dung, có thông báo trước các nội dung sẽ báo cáo trong tiết, các nhóm chuẩn bị đủ 3 nội dung và bốc thăm để báo cáo 1 nội dung. Cuối mỗi tiết báo cáo đều có phần luyện tập nhằm củng cố kiến thức kỹ năng, được thiết kế tổ chức sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn học sinh tham gia. Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp: Tiến hành trong 1 tiết. Nhóm học sinh báo cáo phương án đã lựa chọn, học sinh vận dụng các kiến thức và kĩ năng liên quan để bảo vệ quy trình điều chế. Giáo viên và nhóm học sinh khác phản biện. Nhóm học sinh báo cáo ghi lại nhận xét, điều chỉnh và đề xuất phương án tối ưu để tiến hành làm sản phẩm. Hoạt động 4: Sản xuất, pha chế, thử nghiệm và đánh giá sản phẩm: Tiến hành trong 1 tuần. Học sinh làm tại nhà hoặc trên phòng thí nghiệm, giáo viên đôn đốc, hỗ trợ khi cần thiết. Các nhóm tiến hành làm sản phẩm theo quy trình đã lựa chọn, ghi lại và đối chiếu kết quả theo các tiêu chí xây dựng ban đầu, tìm ra nguyên nhân của những tiêu chí chưa đạt. Sau đó, thực hiện điều chỉnh sản phẩm đến phiên bản tốt nhất trong điều kiện thời gian và nguồn lực cho phép. Hoạt động 5: Trình bày sản phẩm, chia sẻ và điều chỉnh: Tiến hành trong 1 tiết. Bố trí tiết học theo hình thức sân khấu hóa, với mô hình của chương trình “Shark tank-Thương vụ bạc tỉ”, có tên gọi “Shark tank DinhTienHoang”. Các nhóm học sinh chủ động lựa chọn cách thức báo cáo một cách sinh động, hấp dẫn nhất và kêu gọi đầu tư vào sản phẩm của nhóm mình; cùng thảo luận, góp ý để hoàn thiện sản phẩm của các nhóm. * Kiểm tra đánh giá Tương tự như giải pháp thứ nhất, ngoài đánh giá qua quan sát, hỏi đáp, qua bài kiểm tra thì dạy học theo mô hình STEM giáo viên còn đánh giá hoạt động học tập của học sinh qua chất lượng sản phẩm các dự án, qua chất lượng câu hỏi và câu trả lời phản biện trong các hoạt động học; qua các phiếu điều tra, các phiếu đánh giá, phiếu khảo sát, biên bản làm việc nhóm. Ngoài ra, học sinh cũng được tự đánh giá, đánh giá chéo nhau qua các phiếu đánh giá. Kết quả của các phiếu này đều được tổng hợp, so sánh qua các dạng biểu đồ để thấy rõ hiệu quả, chất lượng học tập của học sinh (Phụ lục II). c. Sản phẩm học tập Kiến thức cơ bản học sinh lĩnh hội được, đánh giá qua bài kiểm tra viết. Số lượng, chất lượng câu hỏi, tình huống đặt ra cho nhóm bạn, chất lượng trả lời của các nhóm trong hoạt động 5. 6 bản trình chiếu power point báo cáo kiến thức nền và 3 bản trình chiếu power point báo cáo quá trình tạo ra các sản phẩm STEM tại nhà (Phụ lục III). Trang 7
- 4 loại nước rửa tay khô; 3 loại nước trái cây lên men, cock tail; 2 loại cơm rượu đều được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu an toàn, gần gũi trong đời sống. Học sinh biểu diễn quá trình pha chế hai loại nước rửa tay khô, pha chế cock tail từ ba loại nước trái cây lên men, thực hiện quá trình làm cơm rượu. Kết quả khảo sát về nhu cầu, hứng thú học tập của học sinh; khảo sát về năng lực định hướng nghề nghiệp (Phụ lục II). 2.2. Tính mới, tính sáng tạo Từ các mô tả về hai giải pháp mới ở trên cho thấy cả hai giải pháp đều có những tính mới, tính sáng tạo tương đồng. Ngoài ra, với mỗi giải pháp còn có những tính mới, tính sáng tạo riêng. Cụ thể: * Đối với cả hai giải pháp mới Giáo viên đóng vai trò định hướng, giám sát các hoạt động học. Học sinh được tự nghiên cứu, đề xuất giải pháp và thực hiện. Các hoạt động của học sinh được diễn ra trong không gian và thời gian mở. Các hoạt động báo cáo sản phẩm được tổ chức một cách sinh động, hấp dẫn; học sinh chủ động, tự tin trong việc trình bày sản phẩm và phản biện. Phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh một cách tối đa và toàn diện, đặc biệt là các năng lực: giao tiếp hợp tác, tích hợp kiến thức liên môn, giải quyết vấn đề thực tiễn mang tính tích hợp, linh hoạt sáng tạo, nghiên cứu khoa học, tự điều chỉnh, tự đánh giá...; các phẩm chất: trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ, nhân ái… Học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, có chiều sâu, được trải nghiệm, được tương tác với xã hội, từ đó kích thích sự hứng thú, tự tin, chủ động, kích thích niềm đam mê tìm tòi nghiên cứu cho học sinh. Giúp học sinh có khả năng định hướng nghề nghiệp trong tương lai. * Đối với dạy học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương Liên môn với các môn Sinh học, Vật lý, Công nghệ, Toán học, giúp học sinh thấy được tính logic, tính thống nhất của các môn học, nâng cao năng lực nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức của bài học một cách sâu rộng và gắn với thực tế hơn Học sinh được trải nghiệm thực tế, được đóng vai trò như một nhà sản xuất, kinh doanh, qua đó thấy được sự gần gũi giữa kiến thức lý thuyết với thực tiễn cũng như được rèn luyện kỹ năng sống và khả năng định hướng nghề nghiệp. * Đối với dạy học theo mô hình STEM Tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. Thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0, có thể tạo ra những con người đáp ứng nhu cầu công việc của thế kỷ mới. Học sinh được trực tiếp làm ra các sản phẩm có tính ứng dụng trong thực tiễn và có định hướng giải quyết các vấn đề thực tiễn mang tính thời sự. III. HIỆU QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC 1. Kết quả đạt được Sau khi áp dụng sáng kiến, chúng tôi đã thu được một số kết quả nhất định: Trang 8
- Thứ nhất: Sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Hóa học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của Nhà trường. Mở rộng hai giải pháp trên với một số bài học khác trong chương trình Hóa học phổ thông, kết quả giảng dạy, đặc biệt là kết quả thi TN THPT bộ môn Hóa học trường THPT Đinh Tiên Hoàng trong ba năm gần đây có sự tiến bộ vượt bậc, cụ thể: Năm học Điểm bình quân Xếp thứ trong tỉnh 2018 - 2019 5,69 21 2019 - 2020 6,83 15 2020 - 2021 7,02 11 Thứ hai: Thực hiện khảo sát nhu cầu, hứng thú học tập, định hướng nghề nghiệp của học sinh qua các phiếu thu hoạch và phiếu khảo sát. Kết quả: Đa số học sinh đều hứng thú hơn với giải pháp học tập mới, nắm bắt kiến thức sâu và toàn diện, biết giải quyết các vấn đề và yêu thích môn học; số học sinh có khả năng định hướng nghề nghiệp tốt và rất tốt tăng lên so với trước khi thực hiện dự án. (Phụ lục II) Thứ ba: Được sự nhất trí của Sở GD&ĐT, với giải pháp dạy học theo mô hình STEM, chúng tôi đã tổ chức thành công chuyên đề Hóa học cấp THPT vào tháng 3/2021 và được lãnh đạo Sở GD&ĐT cũng như giáo viên cốt cán của các trường THPT trong tỉnh đánh giá rất cao (Phụ lục IV). 2. Đánh giá hiệu quả Đáp ứng mục tiêu giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, từ đó đào tạo ra những thế hệ học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước có đầy đủ các phẩm chất và năng lực cần thiết, có khả năng tìm ra các giải pháp tối ưu để thực hiện nhiệm vụ hoặc có cách ứng xử phù hợp trong bối cảnh phức tạp. Góp phần rất lớn trong việc rèn luyện các kỹ năng sống, bồi dưỡng nhân cách và các phẩm chất tốt đẹp cho học sinh. Giúp học sinh có những suy nghĩ, những định hướng đúng đắn về nghề nghiệp trong tương lai, có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở trường của mình để đạt được hiệu quả cao nhất khi làm việc. Làm cho học sinh thấy được sự gần gũi, mối quan hệ mật thiết của môn Hoá học với các môn học khác, với các hiện tượng tự nhiên, với môi trường và xã hội. Tạo được sự hứng thú, niềm say mê học tập của học sinh đối với bộ môn Hoá học. Là nguồn tài liệu phong phú và bổ ích trong quá trình giảng dạy của giáo viên. Ngoài ra còn là tiền đề, tạo động lực cho đội ngũ giáo viên bộ môn Hóa học trong nhà trường phát huy tinh thần học tập, tăng cường đổi mới phương pháp. Do đó, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu đổi mới của nền giáo dục nước nhà. IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1. Điều kiện áp dụng 1.1. Về cơ sở vật chất Để áp dụng sáng kiến có hiệu quả đòi hỏi trong các nhà trường cần có: - Phòng học bộ môn được trang bị thiết bị, hóa chất đáp ứng nhu cầu giảng dạy chương trình sách giáo khoa hiện hành. Trang 9
- - Có hệ thống mạng internet đảm bảo chất lượng đường truyền, có trang thiết bị hiện đại như máy chiếu, máy tính... - Phòng thư viện đủ sách và không gian phục vụ cho việc tìm kiếm và nghiên cứu tài liệu của giáo viên, học sinh. 1.2. Về đội ngũ giáo viên và học sinh a. Giáo viên Đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục thì giáo viên cần phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có tinh thần học hỏi, chú trọng việc đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá. Với các giải pháp mới nêu trên, đòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị và lên kế hoạch thật chu đáo thì mới lôi cuốn được học sinh tham gia một cách tích cực. Khi áp dụng, tùy theo đặc điểm từng lớp nên có sự linh hoạt điều chỉnh ở các lớp khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất. Tích cực đổi mới sinh hoạt chuyên môn, qua đó các giáo viên cùng nhau nghiên cứu bài học, đầu tư cho chuyên môn một cách có hiệu quả. b. Học sinh Cần có sự linh hoạt, sáng tạo, có sự phối hợp hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện các dự án. Do có nhiều hoạt động của học sinh thực hiện ngoài nhà trường nên cần có sự đồng hành, tạo điều kiện của các bậc cha mẹ học sinh. 2. Khả năng áp dụng Với hai giải pháp nêu trên, giáo viên có thể vận dụng tương tự với nhiều bài học/chủ đề khác trong chương trình Hóa học THPT, từ đó tạo được sự hứng thú, niềm say mê học tập của học sinh đối với bộ môn Hoá học. Hiện nay đa số các trường THPT đều đáp ứng được các điều kiện đã phân tích ở trên. Áp dụng các giải pháp học tập theo mô hình STEM và học tập gắn với sản xuất kinh doanh sẽ giúp học sinh làm quen việc học tập kết hợp với nghiên cứu để khi bước vào môi trường học tập mới cao hơn các em sẽ dễ dàng thích nghi với phương pháp học tập mới. Các giải pháp này có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các trường phổ thông trên toàn quốc nói chung và cho tỉnh Ninh Bình nói riêng. Thực tế, nhiều trường THPT trong tỉnh cũng đã đề nghị chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm áp dụng hai giải pháp nêu trên vào giảng dạy, ví dụ như trường THPT Gia viễn B, THPT Nho Quan C, THPT Vũ Duy Thanh... Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU Tp Ninh Bình, ngày 05 tháng 11 năm 2021 Người nộp đơn Nguyễn Thị Quỳnh Hương Trang 10
- PHỤ LỤC I KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY THEO CÁC GIẢI PHÁP MỚI I. KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG DẠY HỌC GẮN VỚI SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI ĐỊA PHƯƠNG I. TÊN BÀI HỌC CHỦ ĐỀ ANCOL (Thời lượng: 5 tiết trên lớp và 1 tuần ngoài lớp học) II. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được định nghĩa, cách phân loại ancol. - Viết được công thức chung, các đồng phân, nêu được đặc điểm cấu tạo phân tử, gọi được tên của các ancol (gốc chức và thay thế, tên riêng của một số ancol). - Nêu được tính chất vật lí : Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước ; Liên kết hiđro. - Mô tả được phương pháp và viết được các phương trình phản ứng điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột. - Nêu được các ứng dụng của etanol. - Nêu được tính chất hoá học: Phản ứng của nhóm OH (thế H, thế OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton; Phản ứng cháy và viết được các phương trình phản ứng minh họa. - Nêu được tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH) 2), biết phân biệt ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học. - Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol. - Giải được các bài toán liên quan đến ancol. - Nêu được một số các cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương có sản phẩm liên quan đến chủ đề ancol. 2. Phẩm chất • - Nghiêm túc chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học. - Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết nhiệm vụ được giao. - Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp ; - Ý thức về khả năng hoạt động của ancol, tác hại của etanol đến cơ thể người. 3. Năng lực - Năng lực tự học: xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm; sẵn sàng nhận công việc khó khăn của nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập thông tin (thông tin về các cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phương…) và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề; lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu, nội dung, hình thức, phương tiện hoạt động phù hợp; vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. Trang 11
- - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực tính toán. III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Máy tính, máy chiếu - Video về nhà máy rượu Vodka Men Halico theo địa chỉ sau : , https://www.youtube.com/watch?v=OqGs3qkylMI. - Một số loại rượu : Kim Sơn, Vodka Men Halico, rượu sản xuất thủ công trên địa bàn thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư. IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN Thời gian, địa Người Nội dung công việc Sản phẩm điểm thực hiện Tiết 1 - Tìm hiểu về hoạt động sản xuất - Giáo viên. - Hình thành (trên lớp) kinh doanh; nêu mục tiêu, yêu được các cầu, năng lực cần có; sản phẩm dự nhóm và nội tính đạt được; phân nhóm, phân dung công công nhiệm vụ cho từng nhóm. việc cụ thể. - Tổ chức cho học sinh đăng kí - Giáo viên chọn đề tài theo phương pháp cho - Học sinh học sinh tích vào bảng tìm hiểu hứng thú với 3 dự án theo thứ tự giảm dần sự hứng thú. Học sinh chọn dự án bằng cách đánh dấu vào dự án mình quan tâm hơn: Họ và tên Dự Dự Dự án 1 án 2 án 3 ………… …. ….. …. Sau khi các nhóm đã lựa chọn nội dung dự án để nghiên cứu, tiếp - Hoàn thành tục: việc phân - Đặt tên nhóm, đặt tên cho dự án, công công cử nhóm trưởng điều hành nhóm. - Học sinh việc, tên 3 Nhóm trưởng hoàn thành các nhóm: thông tin trong sổ theo dõi dự án + Nhóm Sản của nhóm mình Xuất. - Yêu cầu về nội dung, hình thức, + Nhóm Kinh thời hạn nộp bài dự án. Nêu điều Doanh. kiện thực hiện dự án; giải pháp - Giáo viên + Nhóm Ứng thực hiện dự án; địa điểm thực hiện Dụng dự án. Tư vấn nguồn tra cứu thông tin; Hướng dẫn xây dựng bộ câu Trang 12
- hỏi định hướng. - Xây dựng các tiêu chí, biểu điểm - Giáo viên - Các tiêu chí đánh giá kết quả hợp lí, khách - Học sinh đánh giá. quan. - Tìm hiểu các kiến thức trong bài - Giáo viên Toàn - Tiết 2,3 ancol: định nghĩa , phân loại, danh - Học sinh bộ kiến thức (trên lớp) pháp, tính chất, điều chế và ứng nền của bài dụng. ancol. - Tập hợp các thông tin thu được, - Học sinh - Bản báo cáo trao đổi, đánh giá, tìm hiểu thêm hoạt động kết quả của 3 các kiến thức liên quan trên mạng theo nhóm nhóm. internet, sách giáo khoa; đi đến dưới sự các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở điều khiển địa phương cụ thể: của nhóm + Một số cơ sở sản xuất rượu trưởng. thủ công trên địa bàn thành phố 6 ngày: ở nhà + Ninh Bình và huyện Hoa Lư. phòng thư viện, + Cửa hàng xăng dầu PVOil máy tính của đường Nguyễn Huệ - Tp Ninh trường, các cơ Bình. sở sản xuất, + Công ty TNHH Dược kinh doanh ở phẩm Vũ Duyên - đường Hải địa phương Thượng Lãn Ông, Ninh Bình . + Siêu thị BigC. - Hoàn thành bài báo cáo bằng bản trình chiếu Power Point, thuyết trình hoặc sân khấu hóa… - Phân công người báo cáo, tập báo cáo thử trước các bạn trong nhóm. - Các nhóm báo cáo kết quả thực - 3 nhóm - Đạt được các Tiết 4 hiện dự án. Theo phân công ở tiết cử đại diện mục tiêu dự án (trên lớp) 1 thì: báo cáo sản đặt ra. + Nhóm Sản xuất: Tìm hiểu quy phẩm trước - Các thông trình sản xuất rượu tại một số cơ lớp. điệp tuyên sở sản xuất rượu thủ công trên địa - Giáo viên truyền của bàn thành phố Ninh Bình và tổ chức cho từng nhóm. huyện Hoa Lư. Kể tên một số học sinh rượu nổi tiếng của Ninh Bình. Xây thảo luận dựng, bảo vệ và quảng bá một và trao đổi thương hiệu rượu của Ninh Bình ý kiến. đến người tiêu dùng; - Học sinh Trang 13
- + Nhóm Ứng dụng: Tìm hiểu về hoạt động ứng dụng tích cực và tiêu cực của theo nhóm. bia rượu, ảnh hưởng của bia rượu - Giáo viên đến sức khỏe và các vấn đề xã hội. và 3 nhóm + Nhóm Kinh doanh : Tìm hiểu về trưởng. ancol trong một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu- định hướng nhu cầu sử dụng và kinh doanh. - Học sinh từng nhóm tự đánh giá bản thân, nhóm đánh giá từng bạn, các nhóm đánh giá chéo nhau. - Giáo viên đánh giá, nhận xét, tổng kết dự án và trao thưởng. - Các cá nhân học sinh hoặc nhóm - Học sinh - Hoàn thành tham gia hoàn thành các câu hỏi hoạt động các câu hỏi và và bài tập trong phần luyện tập, theo nhóm bài tập đưa ra. vận dụng và tìm tòi mở rộng. hoặc cá nhân tùy thuộc vào các câu hỏi và bài tập. - Các nhóm tự đánh giá và đánh - Giáo viên giá chéo nhau. tổ chức cho Tiết 5 học sinh (trên lớp) thảo luận và trao đổi ý kiến. - Giáo viên đánh giá, nhận xét, - Giáo viên tổng kết và chốt kiến thức, cách kết luận làm bài. chung. V. GIÁO ÁN MINH HỌA TIẾT 1 HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỀU VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH A. Mục tiêu Sau tiết học HS có khả năng: - Nêu được các hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương. - Nêu được các mảng kiến thức tổng quát trong bài ancol: khái niệm, đồng phân, phân loại, danh pháp, tính chất vật lí, điều chế ứng dụng và tính chất hóa học. - Xác định được nhiệm vụ của 3 dự án cụ thể : + Dự án 1: Tìm hiểu quy trình sản xuất rượu tại một số cơ sở sản xuất rượu thủ công trên địa bàn thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư. Kể tên một số rượu nổi tiếng Trang 14
- của Ninh Bình. Xây dựng, bảo vệ và quảng bá một thương hiệu rượu của Ninh Bình đến người tiêu dùng; + Dự án 2: Tìm hiểu về ứng dụng tích cực và tiêu cực của bia rượu, ảnh hưởng của bia rượu đến sức khỏe và các vấn đề xã hội. + Dự án 3: Tìm hiểu về ancol trong một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu- định hướng nhu cầu sử dụng và kinh doanh. - Xây dựng được các tiêu chí đánh giá sản phẩm. B. Nội dung - GV cho HS xem video về nhà máy rượu Vodka Men Halico theo địa chỉ sau : https://www.youtube.com/watch?v=OqGs3qkylMI. - Thông qua video đó GV tổ chức cho HS kể tên các hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương gắn với chủ đề ancol (GV đặt câu hỏi dẫn dắt và có thể cho HS quan sát thêm một số mẫu rượu đã chuẩn bị sẵn để HS kể được ít nhất 2 hoạt động sản suất kinh doanh liên quan đến chủ đề ancol như : sản xuất rượu, bia; dược phẩm, mỹ phẩm….) - Từ các hoạt động sản xuất kinh doanh đã nêu của HS, GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện ba dự án: + Dự án 1: Tìm hiểu quy trình sản xuất rượu tại một số cơ sở sản xuất rượu thủ công trên địa bàn thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư. Kể tên một số rượu nổi tiếng của Ninh Bình. Xây dựng, bảo vệ và quảng bá một thương hiệu rượu của Ninh Bình đến người tiêu dùng; + Dự án 2: Tìm hiểu về ứng dụng tích cực và tiêu cực của bia rượu, ảnh hưởng của bia rượu đến sức khỏe và các vấn đề xã hội. + Dự án 3: Tìm hiểu về ancol trong một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu - định hướng nhu cầu sử dụng và kinh doanh. - GV thống nhất với HS về kế hoạch triển khai dự án và tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án. C. Sản phẩm Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau: - Các hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương gắn với chủ đề ancol. - Bảng ghi chép bộ câu hỏi định hướng về kiến thức nền trong chủ đề ancol. - Bảng mô tả nhiệm vụ dự án và nhiệm vụ của các thành viên, thời gian thực hiện dự án và yêu cầu đối với các sản phẩm trong dự án. D. Tổ chức thực hiện B1: Đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ GV cho HS xem vieo về nhà máy rượu Vodka Men Halico theo địa chỉ sau : , https://www.youtube.com/watch?v=OqGs3qkylMI . Qua đó em hãy kể tên các hoạt động sản xuất kinh doanh ở Ninh Bình gắn với chủ đề ancol (GV đặt câu hỏi dẫn dắt để HS đề xuất được ít nhất 2 hoạt động sản suất kinh doanh liên quan đến chủ đề ancol như : sản xuất bia, rượu, dược phẩm, mỹ phẩm….) - Từ đề xuất của HS, GV chia 3 nhóm và cho các nhóm bốc thăm chọn nhiệm vụ thực hiện một trong các dự án: Trang 15
- + Dự án 1: Tìm hiểu quy trình sản xuất rượu tại một số cơ sở sản xuất rượu thủ công trên địa bàn thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư. Kể tên một số rượu nổi tiếng của Ninh Bình. Xây dựng, bảo vệ và quảng bá một thương hiệu rượu của Ninh Bình đến người tiêu dùng; + Dự án 2: Tìm hiểu về ứng dụng tích cực và tiêu cực của bia rượu, ảnh hưởng của bia rượu đến sức khỏe và các vấn đề xã hội. + Dự án 3: Tìm hiểu về ancol trong một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu- định hướng nhu cầu sử dụng và kinh doanh. B2: HS thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm HS cử nhóm trưởng, thư kí, phân công nhiệm vụ trong dự án cho các thành viên trong nhóm và thống nhất các tiêu chí đối với sản phẩm. B3: GV cho từng nhóm HS báo cáo tiêu chí đã thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, góp ý Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm Điểm Tiêu chí tối đa - Đầy đủ. 1 Nội dung - Ngắn gọn xúc tích, 1 chính xác. - Sáng tạo, mở rộng phù 2 hợp. Hình thức - Trình bày đẹp, khoa 1 học, dễ hiểu. - Có hình ảnh minh họa 2 và video đi đến cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương. Trình bày - Ngắn gọn, nõi rõ, dễ 1 hiểu, tự tin. - Giải thích được nội 1 dung / bổ sung được nội dung. - Trả lời được câu hỏi/ 1 đặt được câu hỏi có chất lượng. Tổng điểm 10 B4: Kết luận - GV chốt tiêu chí, và dẫn dắt học sinh đi đến nhiệm vụ nghiên cứu phần kiến thức nền trong chủ đề ancol thông qua đọc bài ancol- SGK 11 trang 179- 187, gồm mảng kiến thức, cụ thể như sau: CĐ1: Định nghĩa, đồng phân, phân loại 1. Cho biết thế nào là ancol, cho ví dụ cụ thể? Nêu điều kiện tồn tại ancol bền? Trang 16
- 2. Viết CTCT của các chất có CTPT CH 4O, C2H6O, C4H10O. Cho biết các loại đồng phân của các hợp chất đó? 3. Nêu cách phân loại ancol? Cho ví dụ cụ thể và viết CTC của một số loại ancol tiêu biểu? CĐ2: Danh pháp ancol 1. Nêu các gọi tên thay thế của ancol, cho ví dụ cụ thể? 2. Nêu cách gọi tên gốc- chức (tên thông thường) của ancol? Cho ví dụ cụ thể? CĐ 3: Tính chất vật lí, điều chế và ứng dụng của ancol 1. Nêu những nét cơ bản về tính chất vật lí của ancol? So sánh và giải thích nhiệt độ sôi của ancol so với các hiddrocacbon có cùng khối lượng mol phân tử? 2. Cho biết cách điều chế ancol trong công nghiệp và phòng thí nghiệm? 3. Từ thực tế nêu các ứng dụng của ancol? CĐ4: Tính chất hóa học của ancol 1. Từ cấu tạo dự đoán khả năng tham gia các phản ứng của ancol? 2. Nêu các phản ứng thế H trong nhóm OH của ancol? Viết các phương trình phản ứng? Tìm thí nghiệm ảo cho mỗi phản ứng đó? CĐ5: Tính chất hóa học của ancol (tiếp) Nêu các phản ứng thế nhóm OH của ancol? Viết các phương trình phản ứng chứng minh. CĐ6: Tính chất hóa học của ancol (tiếp) Phân tích phản ứng oxi hóa của ancol? Viết phương trình phản ứng chứng minh. - Trong phần nghiên cứu kiến thức nền, giáo viên yêu cầu các nhóm HS chuẩn bị tất cả các mảng kiến thức sau đó sẽ bốc thăm phần trình bày hoạt động 2 (mỗi nhóm trình bày hai phần kiến thức), và mỗi nhóm đều phải có câu hỏi phản biện cho nhóm trình bày. - GV thống nhất kế hoạch triển khai Hoạt động chính Thời lượng Hoạt động 1: Tìm hiểu về hoạt động sản Tiết 1 xuất kinh doanh. Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền Tiết 2,3 Hoạt động 3: Trải nghiệm thực tiễn 1 tuần ngoài lớp học Hoạt động 4: Báo cáo sản phẩm dự án Tiết 4 Hoạt động 5: Luyện tập, vận dụng và tìm Tiết 5 tòi mở rộng TIẾT 2, 3: HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN Tiết 2: Hoạt động 2.1: Tìm hiểu định nghĩa, phân loại ancol; danh pháp, tính chất vật lí, điều chế và ứng dụng của ancol. Tiết 3: Hoạt động 2.3: Tìm hiểu tính chất hóa học của ancol. HOẠT ĐỘNG 3: ĐI THỰC TẾ VÀ HOÀN THÀNH SẢN PHẨM Trang 17
- B1: GV tổ chức cho các nhóm đi tìm hiểu thực tế theo kế hoạch Giáo viên chủ động tìm hiểu các gia đình (ưu tiên chọn gia đình học sinh) có nấu rượu, kinh doanh các mặt hàng giải khát, mỹ phẩm, dược phẩm, các cha mẹ học sinh làm trong ngành y tế, công an, cảnh sát, công ty xăng dầu sau đó liên lạc với cha mẹ học sinh nhờ hỗ trợ. Mỗi nhóm thực hiện 1 dự án, trước khi đi thực tế cần có kế hoạch cụ thể được giáo viên đồng ý, có biên bản làm việc nhóm. Giáo viên hoặc đại diện cha mẹ học sinh cùng học sinh đi thực tế, đảm bảo an toàn, hiệu quả. Gợi ý học sinh các yêu cầu, nội dung cần có khi lập kế hoạc đi thực tế: + Thời gian + Phân công nhiệm vụ + Nội dung tìm hiểu: Dự án 1: Nghe giới thiệu quy trình nấu rượu, các lưu ý để nấu rượu thành công và đạt chất lượng tốt, trực tiếp thử nghiệm một số thao tác trong quá trình nấu rượu… Dự án 2: gặp gỡ 1 số cha mẹ học sinh có chuyên môn, làm trong ngành y, công an, cảnh sát giao thông tìm hiểu các vấn đề về ảnh hưởng tích cực và tiêu cực khi sử dụng bia rượu. Dự án 3: Tìm hiểu tình hình tiêu thụ xăng sinh học E5, một số hàng giải khát, mỹ phẩm, dược phẩm chứa ancol. B2: Các nhóm tìm hiểu thêm kiến thức trên sách, báo trong thư viện trường, trên mạng; tổng hợp các thông tin đã thu thập được, chỉnh sửa, biên tập lại những ý tưởng bị trùng lặp, sau đó trình bày bản nháp và thuyết trình thử rồi gửi qua email cho giáo viên. - Giáo viên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện dự án của học sinh; giải đáp, góp ý, chỉnh sửa, biên tập những ý tưởng trùng lặp giữa các thành viên trong nhóm. B3: Học sinh tiếp nhận phản hồi của giáo viên thông qua email hoặc chủ động gặp giáo viên để giải đáp các thắc mắc rồi chỉnh sửa, hoàn thiện sản phẩm. TIẾT 4 HOẠT ĐỘNG 4: BÁO CÁO SẢN PHẨM DỰ ÁN A. Mục tiêu - Các nhóm học sinh trình bày được: + Quy trình sản xuất rượu. Cách xây dựng và bảo vệ thương hiệu, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. + Ứng dụng tích cực và tiêu cực của bia rượu, ảnh hưởng của bia rượu đến sức khỏe và các vấn đề xã hội. + Một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu có sử dụng ancol đang sản xuất và kinh doanh tại Ninh Bình- định hướng nhu cầu sử dụng và kinh doanh. - Trao đổi, thảo luận để làm rõ sản phẩm, góp ý và điều chỉnh để hoàn thiện sản phẩm. - Học sinh hình thành được kĩ năng thuyết trình và phản biện kiến thức liên quan. Trang 18
- - Học sinh hình thành được thói quen tìm hiểu về thành phần hóa học của các sản phẩm trước khi sử dụng để nâng cao hiệu quả và an toàn khi sử dụng. B. Nội dung - Các nhóm học sinh trưng bày sản phẩm trước lớp. - Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm và trả lời câu hỏi của GV và các nhóm bạn. - Học sinh sử dụng được các kiến thức đã học giải thích sự vai trò của ancol trong các sản phẩm. C. Sản phẩm Kết thúc hoạt động, học sinh cần đạt được các sản phẩm sau: - Bài báo cáo kết quả dự án. - Đặt ra được các câu hỏi và trả lời phản biện. - Hiểu được quy trình sản xuất, kinh doanh. D. Tổ chức thực hiện B1: Trình bày sản phẩm: - Mỗi nhóm cử đại diện báo cáo sản phẩm trong 5-7 phút, cụ thể: + Nhóm Ứng dụng báo cáo sản phẩm theo hình thức sân khấu hóa (diễn kịch). + Nhóm Sản xuất và Kinh doanh báo cáo theo hình thức thuyết trình và trình chiếu Power Point. - Các nhóm khác lắng nghe, ghi chép, đặt câu hỏi vào giấy cho nhóm bạn. - Giáo viên và các nhóm đánh giá việc báo cáo và sản phẩm của nhóm bạn. B2: Thảo luận: - Tổ chức thảo luận: Hai phần Phần 1: + Mỗi nhóm cử 1 đại diện đóng vai các chuyên gia: chuyên gia về vấn đề sản xuất, chuyên gia về vấn đề kinh doanh, chuyên gia về vấn đề ứng dụng. + Các thành viên khác đặt câu hỏi cho các chuyên gia, lắng nghe, đánh giá câu hỏi, câu trả lời của nhóm bạn… + Các câu hỏi phản biện: Câu 1: Để có được thành phẩm là loại rượu thơm ngon và đạt chất lượng thì với bạn đâu là bước quan trọng nhất? Trả lời: Tất cả các công đoạn làm rượu đều quan trọng như nhau bởi khi chúng ta có nguyên liệu tốt và các khâu chuẩn bị kĩ lưỡng thì sẽ cho ra kết quả như mong đợi. Còn nếu như một khi các khâu chọn lựa và sản xuất không đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của rượu. Câu 2: Như bạn và mọi người đã biết khi nhắc tới Ninh Bình là có thể nhắc tới ngay Rượu Kim Sơn, đó là 1 loại rượu vô cùng nổi tiếng song đi cùng với sự nổi tiếng sẽ kéo theo sự sản xuất ồ ạt nhái mác làm giả sản phẩm để chạy theo lợi nhuận, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của thương hiệu, bạn nghĩ sao về điều này? Trả lời: Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn là khi có sự nổi tiếng đồng nghĩa với việc sẽ là con dao 2 lưỡi. Rượu Kim Sơn đã tạo dựng thương hiệu từ rất lâu, nên đã có chỗ đứng vững chắc trong thị trường. Đúng là đã có nhiều nơi làm nhái, làm giả Trang 19
- thương hiệu để thu được lợi nhuận. Nhưng tất cả những sản đó khi tung ra thị trường đều không đảm bảo chất lượng tốt như sản phẩm thật. Vì vậy hãy thận trọng khi mua và sử dụng rượu có thương hiệu nổi tiếng như rượu Kim Sơn, lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng ở những cơ sở phân phối uy tín, có tem truy xuất nguồn gốc để tránh xảy ra những điều sai lệch về sản phẩm. Câu 3: Dưa trên hiêu biết về rưou, bạn hãy giải thích tại sao chât có côn lại ảnh ̣ ̉ ̛̣ ́ ̀ hưởng đến phụ nữ nhiều hơn đàn ông? Liệu có phải vì phụ nữ nhỏ bé hơn? Trả lời: Đúng hơn là do cấu thành phân câu tạo cơ thể của chúng ta. Phụ nữ có ̀ ́ phân trăm chât béo cơ thể cao hơn so với đàn ông và ít nước trong cơ thể hơn. Vì vạy, ̀ ́ ̂ rượu, một chất có thể hòa tan trong nước, trong cơ thể đàn ông sẽ loãng hơn. Điêu này ̀ có nghĩa là họ có thể uông nhiêu chất có cồn hơn mà ít bị ảnh hưởng hơn. ́ ̀ Chât enzim phá hủy rượu, còn được gọi là “chât khử hydro trong rượu”, được ́ ́ sản xuât chủ yêu trong gan, trong dạ dày cũng có mọt lưong nhỏ. Dường như đàn ông ́ ́ ̂ ̛̣ có nhiêu chât này trong dạ dày hơn phụ nữ và do đó, trong khi đàn ông băt đâu chuyển ̀ ́ ́ ̀ hóa rưou ngay khi rưou vào trong dạ dày thì quá trình phân hủy ở phụ nữ diễn ra chạm ̛̣ ̛̣ ̂ hơn. Câu 4: Theo bạn, sử dụng rượu bia ở mức độ như thế nào là có hại? Trả lời: Sử dụng rượu bia ở mức có hại là việc sử dụng hoặc hình thức sử dụng làm tăng nguy cơ xấu cũng như hậu quả đối với sức khỏe và xã hội cho người uống cũng như cho những người xung quanh và toàn xã hội. Ví dụ như người uống rượu bia sẽ làm hạn chế khả năng phối hợp động tác, giảm thị lực, gây buồn ngủ do đó dễ xảy ra tai nạn giao thông. Hiện nay chưa có tiêu chuẩn mức độ cồn bao nhiêu là có hại, mức độ này khác nhau ở từng người uống. Một số người dễ bị tổn thương hơn do tăng tính nhạy cảm đối với tính độc, kích thích tâm thần và gây nghiện của rượu bia. Câu 5: Mình được biết có rất nhiều vụ xe máy tự dưng bị bốc cháy, người ta cho rằng có liên quan đến việc dùng xăng E5. Theo đội bạn điều này có đúng không? Trả lời: Đây là cách hiểu hoàn toàn sai. Xăng E5 được chứng minh rất an toàn và còn có tác dụng bảo vệ động cơ xe. Còn xe bị bốc cháy là do xăng không đảm bảo bị pha lẫn với 1 số thành phần như metanol làm giá thành rẻ. Vì vậy chúng ta cần tuyên truyền để hiểu đúng về tác dụng của xăng E5, chống làm hàng giả. Câu 6: Có bạn khuyên mình khi đi mua kem chống nắng nếu đọc thấy thành phần có chữ ancol thì không nên mua vì nó sẽ làm khô da, hỏng da. Theo bạn lời khuyên này có đúng không? Trả lời: Không phải cứ có chữ ancol là có hại. Với cồn béo trong mĩ phẩm thì rất tốt cho da, chỉ cồn khô mới ảnh hưởng đến da. Tuy nhiên nhà sản xuất người ta chỉ cho lượng rất nhỏ cồn khô, có tác dụng bảo vệ sản phẩm không bị vi khuẩn xâm nhập, không ảnh hưởng đến da. Vì vậy bạn yên tâm sử dụng sản phẩm phù hợp với da của mình. Phần 2: + Các nhóm nhận xét, góp ý cho nhau + GV nhận xét, góp ý cho các nhóm và chỉnh sửa. Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 69 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp tính khoảng cách trong hình học không gian lớp 11
35 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả daỵ - học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh qua tiết 07 - bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
45 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn