Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm dạy học chủ đề môn Ngữ văn THPT
lượt xem 1
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là làm rõ hơn những vấn đề có tính lý thuyết về phương pháp, đề tài còn đưa ra một số đề xuất mới có tính khả thi trong các hoạt động dạy học giúp mang lại những hiệu quả nhất định.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm dạy học chủ đề môn Ngữ văn THPT
- Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học chủ đề môn Ngữ văn THPT Tác giá: Võ Anh Tiến – Dương Như Quỳnh Chuyên ngành: Phương pháp dạy học văn Đơn vị: Trường THPT Thanh Chương 3. A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đổi mới quan điểm, phương pháp dạy học được coi là khâu then chốt quyết định sự thành công trong chương trình cải cách của nền giáo dục nhằm đáp ứng các mục tiêu của sự nghiệp giáo dục đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quan điểm giáo dục mới đã chỉ ra rằng “Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống”,“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học” (Điều 5, Luật giáo dục ban hành 2002). Vì vậy, yêu cầu của quá trình dạỵ học là kết hợp kiến thức với kĩ năng, phát triển năng lực, phẩm chất gắn liền với thực tiễn cuộc sồng. Trên tinh thần đó rất nhiều hình thức, phương pháp dạy học được đưa vào chương trình đào tạo ở mọi cấp học và bước đầu đã có những kết quả tích cực. Hình thức dạy học theo chủ đề tích hợp được coi là một phương pháp dạy học hiện đại đáp ứng được cơ bản quan điểm đổi mới hiện nay. Hình thức này được chính thức đưa vào áp dụng trong nhà trường phổ thông từ năm học 20022003, khi chúng ta tiến hành cải cách giáo dục ở cấp THCS và hiện nay đang được áp dụng trên mọi môn học, cấp học. Trong chương trình dạy học văn ở trường phổ thông, dạy học theo chủ đề tích hợp đang được triển khai ngày càng sâu rộng, từng bước nâng cao và hoàn thiện. Có thể nói, đây là hình thức dạy học có nhiều ưu thế, có tính khả thi trong dạy học nói chung và dạy học văn nói riêng. Tuy nhiên, là một phương pháp mới nên trong quá trình thực hiện đang gặp nhiều khó khăn. Những bất cập về chương trình sách giáo khoa hiện hành, những hạn chế về tài liệu tham khảo, về kinh nghiệm dạy học... đang là những thử thách không nhỏ. Là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn ở THPT, tôi nhận thấy cần có những hành động từ nhiều phía để hoàn thiện hình thức dạy học này. Đúc rút từ thực tế dạy học, qua nghiên cứu lý thuyết về phương pháp, tôi đã nhận thức 2
- được một số vấn đề và xin trình bày qua đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy học Chủ đề tích hợp môn Ngữ văn THPT” Bàn về một phương pháp dạy học là bàn về một vấn đề khoa học đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu chuyên sâu. Hơn nữa, trước một vấn đề mới đòi hỏi phải có thời gian để thẩm định. Ở đây, trong khuôn khổ của một công trình nghiên cứu nhỏ, tôi chỉ đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân, với hi vọng làm thấu triệt hơn hình thức dạy học đang được quan tâm này. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên cơ sở khảo cứu thực trạng, tiến hành nghiên cứu lý thuyết về phương pháp dạy học theo chủ đề, về lý thuyết của ngành lý luận phê bình văn học, tôi đã phối hợp vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp khảo cứu khoa học Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp so sánh đối chiếu Phương pháp phân loại thống kê... III. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Ngoài phần đặt vấn đề, phần kết luận chung, đề tài có một số nội dung được chia thành các chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Một số kinh nghiệm dạy học chủ đề tích hợp Chương 3: Thực nghiêm đề tài IV. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Trên cơ sở trình bày một số kinh nghiệm đúc rút được trong thực tế giảng dạy chủ đề tích hợp môn Ngữ văn ở THPT, hi vọng đề tài sẽ có những kiến giải rõ hơn, tạo được những hướng đi hướng tích cực cho hình thức dạy học này. Đề tài không phải là những nghiên cứu mang tính lý thuyết mà chủ yếu xoay quanh những vướng mắc có tính phổ biến trong thực tế dạy học nên có thể áp dụng dễ dàng. Đề tài đề cập tới việc áp dụng một số lý thuyết của ngành Lý luận phê bình văn học nên nó có tính “ khai mở”, từ kết quả của đề tài này có thể gợi ra những nhận thức mới và áp dụng vào dạy học trong chương trình Ngữ văn THPT. 3
- Trên cơ sở những vấn đề từ lý thuyết và thực tiễn giảng dạy, những phát hiện và đề xuất của đề tài không chỉ có ý nghĩa trong dạy học theo chủ đề của bộ môn Ngữ văn, mà tiến xa hơn trong dạy học chủ đề của những môn học khác. Bên cạnh những kiến giải làm rõ hơn những vấn đề có tính lý thuyết về phương pháp, đề tài còn đưa ra một số đề xuất mới có tính khả thi trong các hoạt động dạy học giúp mang lại những hiệu quả nhất định. 4
- B.NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số nhận thức chung về dạy học theo chủ đề tích hợp 1.1.1.1 Thế nào là tích hợp? Theo từ điển Tiếng Việt:“Tích hợp là sự kết hợp các hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất sự hòa hợp, sự kết hợp”. Trong khoa học giáo dục “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc một vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. 1.1.1.2. Dạy học chủ đề tích hợp là gì? Dạy học theo chủ đề tích hợp là hình thức lựa chọn một số đơn vị kiến thức có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau dựa trên các mối quan hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học, các hợp phần của môn học làm thành một nội dung dạy học, kế hoạch dạy học. Từ đó giúp cho việc dạy học có tính hệ thống, khoa học, đồng thời tác động một cách tích cực vào quá trình tự chiếm lĩnh và vận dụng tri thức vào thực tiễn của người học. Dạy học chủ đề tích hợp được coi là một hình thức dạy học phù hợp với quan điểm giáo dục trong thời kì mới lấy học sinh làm trung tâm, chú trọng tới mục tiêu phát triển phẩm chất năng lực, gắn kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Về thuật ngữ, hiện có hai cách gọi tên: “Dạy học theo chủ đề” và “Dạy học theo chủ đề tích hợp”. Nội hàm của hai thuật ngữ này về cơ bản là giống nhau, có nghĩa là chúng đều là những hình thức dạy học dựa trên sự tích hợp những kiến thức nội dung để xây dựng thành một kế hoạch, một phương án dạy học. Tuy nhiên cũng có khi người ta phân biệt “Dạy học theo chủ đề” chỉ dừng lại ở sự liên kết các đơn vị kiến thức trong phạm vi một môn học, còn “Dạy học theo chủ đề tích hợp” là mở rộng liên kết kiến thức liên môn hoặc là liên phân môn (trong các môn học có nhiều hợp phần). Như vậy, vấn đề thuật ngữ cũng cần phải có sự thống nhất. Theo cá nhân tôi thì hai thuật ngữ trên đều chỉ một hình thức dạy học mà bản chất như nhau. Sử dụng thuật ngữ “Chủ đề tích hợp” bao hàm hơn và đúng với tính chất của hình thức dạy học này. Về quan điểm, có một số cho rằng dạy học theo chủ đề chỉ là hình thức giải quyết vấn đề về mặt nội dung kiến thức không liên quan đến phương pháp, một số khác lại quan niệm đây là hình thức bao hàm cả mặt nội dung và 5
- phương pháp. Tuy nhiên theo quan điểm giáo dục hiện nay giữa nội dung và phương pháp luôn gắn bó với nhau, kết hợp với nhau để hướng tới mục tiêu chung. Mục tiêu của dạy học theo chủ đề tích hợp là tạo ra một năng lực bền vững trong cấu trúc tâm lý của người học. Vì thế, các chủ đề được xây dựng thành những kế hoạch dạy học cụ thể bao hàm cả nội dung lẫn phương pháp. Hiện nay việc triển khai hình thức dạy học này đã phổ cập trong toàn hệ thống giáo dục. Tuy nhiên, dựa trên phạm vi và mức độ tích hợp, ở mỗi cấp học có sự khác nhau. Ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở đã ở mức tích hợp liên môn còn ở cấp Trung học phổ thông chỉ dừng lại ở cấp độ đơn môn hay liên phân môn (ở các môn học có nhiều hợp phần). Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nội dung chương trình, yêu cầu, mục tiêu giáo dục trong từng cấp học... 1.1.1.3. Tính ưu việt của hình thức dạy học theo chủ đề tích hợp Quan điểm về nội dung và phương pháp giáo dục của Nhà nước ta là giáo dục toàn diện. Điều 5 Luật Giáo dục ghi rõ: “Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống”, “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học”. Quan điểm đó đã được cụ thể hóa trong việc biên soạn chương trình và sử dụng phương pháp theo hướng tích hợp. Điều này đã trở thành một tiêu chí đánh giá hiệu quả trong dạy học. Từ quan điểm đó chúng ta thấy việc áp dụng dạy học theo chủ đề đã đáp ứng được cơ bản yêu cầu của giáo dục hiện nay. Thứ nhất, dạy học theo chủ đề ở bậc THPT là sự cố gắng tăng cường tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều; là sự tích hợp vào nội dung những ứng dụng kĩ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn. Thứ hai, dạy học theo chủ đề tập trung xây dựng những nội dung học tập mang tính tổng quát liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều đơn vị kiến thức tránh được tình trạng tổ chức học tập kiến thức đơn lẻ, cô lập hoặc trùng lặp, giúp cho quá trình học tập khoa học và có hiệu quả. Thứ ba, mô hình dạy học này tạo điều kiện để học sinh có cơ hội tổ chức nhiều hoạt động học tập tích cực, khả năng tự chiếm lĩnh kiến thức, khả năng phát triển và mở rộng kiến thức, áp dụng vào thực tiễn. 1.1.2. Đặc thù của môn Ngữ văn và việc áp dụng dạy học theo chủ đề tích hợp 1.1.1.1. Mối liên kết giữa bộ môn Ngữ văn với các bộ môn học khác. Môn Ngữ văn được coi là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sỏ để học tập tất cả 6
- các môn học và hoạt động khác trong nhà trường. Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hóa, đạo đức, triết học...liên quan tới nhiều môn học khác như Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiêp...Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống giúp học sinh hình thành nhiều phẩm chất, năng lực thẩm mĩ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, phát triển tâm hồn và nhân cách. Từ “tính liên quan” và “giao thoa” của môn học, chúng ta có thể xây dựng được nhiều chủ đề tích hợp liên môn nhằm tăng cường các năng lực về văn học, ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. 1.1.1.2. Mối liên kết giữa các phân môn trong bộ môn Ngữ Văn Môn Ngữ Văn có ba phân môn là Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn. Xét về nội dung, kiến thức, mục tiêu cần đạt của các phân môn có quan hệ mật thiết với nhau đó là đều hướng tới năng lực sử dụng Tiếng Việt và khả năng cảm thụ văn chương. Có thể nói rằng, mối liên kết giữa các phân môn của bộ môn Ngữ Văn giống như “kiềng ba chân”. Trong dạy học văn cần phải đặt mối liên kết này như một yêu cầu bắt buộc hướng tới mục tiêu chung và mang lại những hiệu quả thiết thực. Năng lực ngôn ngữ khi học Tiếng Việt sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc đọc hiểu văn bản và ngược lại. Từ đó, nâng cao kĩ năng làm văn và định hướng hình thành phẩm chất năng lực cho học sinh. Mỗi phân môn có rất nhiều bài học, nhiều đơn vị kiến thức tương đồng, giao thoa cần phải tích hợp một cách có hệ thống để việc dạy học đáp ứng được tính khoa học và hiệu quả. Cả ba phân môn được đưa vào một kế hoạch dạy học cụ thể, do một giáo viên phụ trách trên một đơn vị lớp học, đó là những điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề tích hợp. Xét những đặc điểm trên chúng ta thấy áp dụng hình thức Dạy học theo chủ đề tích hợp ở môn Ngữ văn là hết sức cần thiết, phù hợp với quan điểm giáo dục chung, với kế hoạch xây dựng chương trình tổng thể. 1.1.1.3. Một số lý thuyết của ngành Lý luận phê bình văn học phù hợp với dạy học chủ đề tích hợp Hoạt động nghiên cứu văn học có rất nhiều ngành khác nhau, áp dụng lý thuyết của một số ngành trong hoạt động dạy học là điều rất cần thiết. Trong quá trình khai thác tác phẩm văn học giáo viên có thể mở rộng áp dụng một số lý thuyết khác có tính khả thi cao như Thi pháp học, Liên văn bản, Cấu trúc học... Đây là những phương pháp ưu việt đã được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu văn học và ít nhiều được sử dụng trong dạy học văn ở nhà trường. Nhìn chung các lý thuyết này đều tiếp cận văn chương trên cơ sở khoa học, khai thác thác tác phẩm dựa trên tính hệ thống, tính phổ quát tránh được sự “ võ đoán”, “cảm tính” còn tồn tại trong kiểu học văn cũ. 7
- Dạy học theo chủ đề tích hợp dựa trên quan điểm tìm những điểm tương đồng, gần gũi về mặt kiến thức của những bài học để khai thác. Áp dụng những lý thuyết này chắc chắn sẽ đem đến những điều bổ ích, lý thú và hiệu quả trong quá trình dạy học. Trong khuôn khổ đề tài này tôi chỉ áp dụng lý thuyết Thi pháp học để minh chứng cho những quan điểm nêu trên. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Những yêu cầu thực tiễn Xuất phát từ mục tiêu đào tạo con người có tri thức mới, năng động sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, xu hướng tích hợp trong hoạt động dạy học, trong đó có dạy học Văn đang được áp dụng và thử nghiệm một các rộng rãi và đồng bộ. Trong dự thảo của bộ GD và ĐT năm 2002 cũng đã ghi rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức chương trình biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp dạy học”, “Nguyên tắc tích hợp cũng phải được quán triệt trong toàn bộ môn học từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn, quán triệt trên mọi khâu của quá trình dạy học, quán triệt trong mọi yếu tố của quá trình hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình; tích hợp trong sách giáo khoa; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo”. Trong các hoạt động chuyên môn của giáo viên ở trường học, việc áp dụng hình thức dạy học theo chủ đề tích hợp cũng được triển khai ở nhiều hình thức hoạt động từ hội thảo đến dạy học thực nghiệm, tổ chức biên soạn... Như vậy, dạy học văn theo chủ đề tích hợp là xu hướng tất yếu không cần phải bàn cãi. Vấn đề ở đây là áp dụng như thế nào cho có hiệu quả. Vì vậy chúng ta cần phải có nhiều những nghiên cứu khoa học, nhiều sáng kiến để phát triển và hoàn thiện thêm. 1.2.2. Thực trạng dạy học 1.2.2.1. Về nội dung chương trình Hiện nay, chương trình Ngữ văn THPT đã đưa vào thực hiện một số chủ đề. Về cơ bản chúng đã thể hiện tính chất và yêu cầu của hình thức dạy học này. Tuy nhiên, nhìn chung mới chỉ dừng lại ở chủ trương, định hướng, việc triển khai thực hiện còn mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả. Theo kế hoạch dạy học được triển khai đầu năm học, tùy vào thực tế, các trường phổ thông tự quyết định lựa chọn chủ đề theo định hướng từ tài liệu hướng dẫn của Bộ và Sở giáo duc.Việc biên soạn chương trình chưa có những quy cách cụ thể thống nhất. Bên cạnh đó các tài liệu hướng dẫn, nguồn tham khảo còn hạn chế nên việc thực hiện gặp nhiều khó khăn. 8
- Ở chương trình Ngữ văn THPT việc áp dụng cũng đang ở mức độ hạn chế (Năm hoc 20202021 ở đơn vị chúng tôi chỉ áp dụng bảy chủ đề cho cả ba khối 10, 11,12). Số lượng chủ đề ít, hơn nữa kế hoạch chưa mang tính tổng thể nên hoạt động dạy học còn mang tính hình thức. 1.2.2.2. Về hoạt động dạy học * Về phía giáo viên Là một hình thức dạy học mới nên giáo viên còn thiếu kinh nghiệm nhiều mặt trong quá trình thực hiện. Thứ nhất, việc biên soạn giáo án còn “mò mẫm”, chưa xác định được những nội dung kiến thức bài học. Do những đơn vị được tích hợp thường nhiều (từ 2 bài trở lên), hơn nữa không chỉ có tích hợp cùng phân môn mà còn tích hợp liên phân môn nên việc xác định lựa chọn những nội dung kiến thức trong bài học còn hạn chế. Một số giáo án chưa xác định được những yêu cầu về mặt thời lượng, dung lượng, các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của bài học nên còn rơi vào tình trạng ôm đồm, dềnh dàng, rối rắm. Thứ hai, giáo viên còn thiếu phương pháp lên lớp. Trong dạy học chủ đề tích hợp đòi hỏi giáo viên phải sử dụng các phương pháp một cách linh hoạt. Dạy học theo chủ đề tích hợp đòi hỏi học sinh phải hoạt động nhiều hơn, các hoạt động cũng phong phú hơn, chính vì vậy vai trò hướng dẫn của giáo viên cũng đòi hỏi sát hơn, cụ thể hơn. Những hạn chế thường gặp như: học sinh thường rơi vào thế bị động do việc hướng dẫn chuẩn bị bài của giáo viên chưa tốt, hệ thống câu hỏi trong giờ học còn vụn vặt, thiếu liên kết, các hoạt động phối hợp nhóm mang tính hình thức, chưa thể hiện được tinh thần tích hợp của bài học...dẫn tới giờ học kém hiệu quả. * Về phía học sinh Xuất phát từ thói quen học tập (học theo các đơn vị bài học riêng lẻ) nên việc tiếp nhận phương pháp mới gặp nhiều khó khăn. Những khó khăn này bắt đầu ngay từ khâu chuẩn bị bài. Trước đây các em chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu một văn bản, một bài học với dung lượng thời gian trong vòng một vài tiết. Các yêu cầu cũng đơn giản, chủ yếu là trả lời các câu hỏi có sẵn trong sách giáo khoa. Hình thức dạy học mới này yêu cầu các em phải chuẩn bị cho một hệ thống bài học kết hợp với nhiều lĩnh vực khác nhau vì thế học sinh không xác định được yêu cầu học tập dẫn đến “tâm thế” đón nhận bài mới không tốt. Thói quen tư duy của học sinh đang nặng về kiểu tư duy đơn lẻ thiếu khả năng tổng hợp khái quát, thiếu liên kết, đang là rào cản lớn khi dạy học theo chủ đề tích hợp. Ví dụ: khi dạy chủ đề Văn xuôi thời kì kháng chiến chống Mỹ các em có thế hiểu được những nét tính cách, phẩm chất của các nhân vật Chiến 9
- Việt, Tnú... nhưng các em không thể khái quát được “kiểu” nhân vật của thời đại, kiểu nhân vật được xây dựng bởi quan niệm nghệ thuật về con người của văn học thời kì chiến tranh chống Mỹ. Hay khi học chủ đề Kí hiện đại Việt Nam các em không biết vận dụng một số kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để khai thác tác phẩm. Điều này do nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu do thói quen tiếp nhận, thói quen tư duy của kiểu học cũ để lại. Dạy học theo chủ đề tích hợp là hình thức dạy học mở, từ một bài học cụ thể sẽ mở ra cho học sinh con đường tự chiếm lĩnh, đòi hỏi các em tự tìm tòi khám phá để phát triển, hoàn thiện về kiến thức và kĩ năng. Tuy nhiên do điều kiện về khách quan và chủ quan (thiéu thời gian học, thiếu nguồn tài liệu tham khảo, thiếu định hướng, tâm lý học để thi...) nên hiệu quả còn hạn chế. * Thực trạng chung Từ những lý do nêu trên, qua thực tiễn , tôi có nhận xét chung về thực trạng dạy học như sau: Một số giờ dạy còn rơi vào tình trạng “ Bình mới rượu cũ”; dạy học theo chủ đề tích hợp nhưng khi tiến hành dạy học lại sử dụng phương pháp cũ. Giáo viên dạy thứ tự từng tác phẩm riêng rẽ ở phần đọc hiểu rồi ra bài tập vận dụng liên quan đến phần Tiếng Việt và Tập làm văn làm cho bài học rời rạc thiếu hệ thống. Một số giờ dạy có sử dụng tích hợp nhưng còn “sống sượng”, “khiên cưỡng” chỉ mang tính hình thức minh họa về kiến thức mà thiếu phương pháp. Một số giờ học chỉ chú ý đến “ tích hợp dọc” (tích hợp ở phần đọc hiểu văn bản) mà không hoặc hạn chế về hoạt động “Tích hợp ngang” (liên kết với kiến thức Tiếng Việt và Tập làm văn) nên giờ học chỉ đáp ứng được phần nào yêu cầu về mặt kiến thức, chưa đáp ứng được yêu cầu về kĩ năng. Một số giờ dạy còn rơi vào tình trạng thuyết giảng, hoạt động chỉ thiên về một phía, học sinh rơi vào thế thụ động nên giờ học thiếu hào hứng, kém hiệu quả. * * * Trước những tồn tại nêu trên, đang rất cần những đóng góp để hình thức dạy học này được hoàn thiện và mang lại hiệu quả thiết thực. Với kinh nghiệm qua nghiên cứu và thực tiễn, một số đề xuất trong đề tài này hi vọng sẽ giúp ích phần nào cho giáo viên khi giảng dạy các chủ đề tích hợp trong chương trình Ngữ Văn PTTH. 10
- Chương 2 MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 2.1. Cách xây dựng chủ đề tích hợp 2.1.1. Xác định yêu cầu mục tiêu, nguyên tắc phương pháp tích hợp Như đã nói trên, hiện nay trong chương trình Ngữ văn THPT đã có một số chủ đề tích hợp được lựa chọn và đưa vào dạy học, nhưng nhìn chung số lượng và mức độ chưa đáp ứng đươc yêu cầu. Các chủ đề được lựa chọn đều dựa trên chương trình sách giáo khoa hiện hành nên có những bất cập trong việc lựa chọn bài học (Tình trạng thừa và thiếu ngữ liệu). Trong điều kiện hiện nay, việc xây dựng chủ đề tích hợp chỉ mang tính tương đối trên tinh thần định hướng để hoàn thiện một kế hoạch tổng thể, Căn cứ vào thực tế nêu trên, khi lựa chọn và xây dựng các chủ đề cần xác định được một số yêu cầu sau: *Mục tiêu: Mục tiêu tích hợp được xem là “ Kim chỉ nam” cho chủ đề tích hợp nhằm trả lời cho câu hỏi sử dụng tích hợp trong bài dạy để làm gì ? Trên cơ sở đó cần phải xác định: Dạy học chủ đề tích hợp nhằm cung cấp các kiến thức theo tính hệ thống, khoa học. Thể hiện tính liên kết trong chương trình Nhằm phối hợp giữa cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng, bồi dưỡng năng lực, phẩm chất chất cho người học. *Nội dung : Xác định nội dung của chủ đề là lựa chọn những kiến thức cần tích hợp trong chương trình để xây dựng chủ đề. Việc chọn lựa này cần dựa trên những tiêu chí như: Các nội dung kiến thức có những điểm tương đồng, gần gũi (về nội dung tư tưởng lẫn hình thức thể hiện) Các nội dung kiến thức cần thể hiện được sự liên kết, tương hỗ (liên kết và tương hỗ giữa các phân môn) Ví dụ: Chủ đề Văn xuôi thời kì chống Mỹ Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi tích hợp những tác phẩm cùng tương đồng thể loại (Truyện ngắn) gần giũi nhau về nội dung (cùng viết về đề tài chiến tranh chống Mỹ) kết hợp với một số kiến thức kĩ năng làm bài văn nghị luận như phân tích một nhân vật, khai thác một chi tiết nghệ thuật, nhận xét về một biện pháp nghệ thuật... 11
- Hay: Tích hợp hai bài kí thuộc thể Tùy bút kết hợp với các kiến thức, kĩ năng về các thao tác lập luận và các phương thức biểu đạt thành một chủ đề Kí hiện đại Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận nhằm hình thành khả năng khai thác kiến thức đọc hiểu và bồi dưỡng kĩ năng làm văn nghị luận. *Nguyên tắc: Xác định nguyên tắc là để trả lời câu hỏi: Sử dụng PPDH tích hợp trong bài dạy xuất phát từ những cơ sở nào ? Đó là : Phải căn cứ vào mục tiêu cần đạt của tiết học. Phải căn cứ vào nội dung chương trình hiện hành (các bài học hiện có trong chương tình) Phải xác định yêu cầu chính, phụ của nhiệm vụ học tập (ưu tiên phần Đọc hiểủ hay phần Tiếng Việt và Tập làm) Phải lựa chọn tính mới, cũ của kiến thức dạy học (phần Đọc hiểu là mới, Tiếng Việt, Tập làm văn là cũ) Phải xác định ưu tiên về yêu cầu kiến thức và kĩ năng (phần Đọc hiểu chủ yếu là kiến thức, phần Tiếng Việt và Tập làm văn là kĩ năng) Phải phù hợp với đối tượng học sinh (phù hợp với trình độ tiếp nhận của đối tượng dạy học) *Phương pháp: Trả lời cho câu hỏi: Cách thức sử dụng phương pháp tích hợp như thế nào? Vì thế cần sử dụng các cách thức sau: Xác định nội dung, phạm vi kiến thức cần tích hợp. Một chủ đề có rất nhiều ngữ liệu được đưa vào (các văn bản văn học, các bài học về phần Tiếng Việt, Tập làm văn) với lượng kiến thức lớn nên giáo viên không thể cùng một lúc chuyển tải hết tất cả. Tùy từng mục đích dạy học cụ thể mà giáo viên lựa chọn kiến thức thích hợp, dựa trên yêu cầu: tiêu biểu, giao thoa và liên kết Lựa chọn ngữ liệu tích hợp. Lụa chọn ngữ liệu tích hợp là việc phát hiện và lựa chọn những biểu hiện tiêu biểu về mặt nội dung, hình thức nghệ thuật của tác phẩm để phân tích khai thác, những kiến thức của phần Tập làm văn, Tiếng Việt để vận dụng. Ví dụ : Khi dạy chủ đề Kí hiện đại vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận trong văn nghị luận chúng ta chọn một số đoạn văn trong hai bài Kí để phân tích làm rõ nghệ thuật của các phương thức biểu đạt như miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, các thao tác lập luận như so sánh, phân tích để hình thành kiến thức kĩ năng làm văn cho học sinh. Khi dạy chủ đề Văn xuôi thời kì chống Mỹ nghị luận về một tác phẩm một đoạn trích văn xuôi có thể chọn đoạn văn mở đầu của tác phẩm Rừng xà 12
- Nu làm ngữ liệu hay một số hình tượng nghệ thuật như hình tượng rừng Xà Nu, hình tượng buôn làng Xô Man, hình tượng “dòng sông truyền thống”, nhân vật Tnú, nhân vật Chiến, Việt và một số chi tiết nghệ thuật khác để phân tích. Trên cơ sở đó hình thành kĩ năng cụ thể cho học sinh khi làm bài văn nghị luận. Sử dụng các biện pháp tích hợp Có hai hình thức tích hợp cơ bản sau : Tích hợp ngang: là hình thức tích hợp liên môn, liên phân môn được sử dụng trong quá trình dạy học. Đối với môn Ngữ văn, giáo viên sử dụng tri thức của các phân môn Tiếng Việt, Lí luận văn học, Làm văn để giải mã văn bản văn học, ngược lại từ đọc hiểu văn bản học sinh có được những kiến thức cũng như kĩ năng về các phân môn khác. Nói chung tích hợp ngang được coi là yêu cầu thiết yếu để thực hiện mục tiêu phát triển năng lực toàn diện. Ví dụ: Khi dạy các đoạn trích trong truyện Kiều ta có thể áp dụng kiến thức về các biện pháp tu từ để khai thác văn bản và Hiểu được nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du sẽ góp phần nâng cao khả năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh Tích hợp dọc: là tích hợp theo thể loại, đề tài, chủ đề của tác phẩm văn học. Mục đích của việc tích hợp này chủ yếu là so sánh, đối chiếu giữa các bài học các đơn vị kiến thức có quan hệ tương đồng, từ đó giúp cho quá trình học diễn ra một cách có hệ thống, khoa học. Ví dụ: Khi dạy chủ đề Thơ Mới chúng ta bắt đầu từ phương diện khai thác “cái tôi trữ tình” trong thơ mới để thấy sự tương đồng cũng như khác biệt trong từng tác phẩm từ đó khám phá những giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật. 2.1.2. Lựa chọn, sắp xếp kiến thức trong bài học Một chủ đề dạy học là tổng hợp một khối lượng kiến thức khá lớn về nhiều lĩnh vực khác nhau được thực hiện trong một lượng thời gian có hạn. Có những kiến thức tương đồng, có những kiến thức khác biệt, những kiến thức liên quan... Vì thế không thể ôm đồm để giải quyết hết trong một bài học. Hơn nữa theo nguyên tắc của hình thức dạy học này là tích gộp và liên kết nên cần phải lựa chọn và sắp xếp các đơn vị kiến thức một cách hợp lý, làm thế nào để quá trình dạy học diễn ra đúng như mục tiêu, yêu cầu đã định. Khi lựa chọn nội dung kiến thức cho bài học cần đảm bảo một số tính chất như: *Tính chọn lọc Chọn lọc kiến thức đòi hỏi giáo viên dựa trên yêu cầu cần đạt và mục tiêu bài học tìm tòi những đơn vị nội dung phù hợp vào quá trình dạy học. Để tránh 13
- tình trạng “ôm đồm” giáo viên phải xác định được những kiến thức được coi là trọng tâm, tiêu biểu và phù hợp với đặc thù của hình thức dạy học. Ví dụ: Khi dạy chủ đề Kí hiện đại tích hợp với bài Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt và các thao tác lập luận trong văn nghị luận. Giáo viên có thể chọn dạy một số đoạn văn trong hai tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả, biểu cảm, một số nghệ thuật so sánh liên tưởng để hình thành kiến thức kĩ năng tập làm văn cho học sinh. Khi dạy chủ đề Văn xuôi thời kì kháng chiến chống Mỹ tích hợp với Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi, giáo viên không thể dạy tuần tự từng tác phẩm theo kiểu truyền thống mà chọn dạy những kiến thức “có vấn đề” nhóm thành một đơn vị kiến thức của bài học thể hiện qua các mục, phần. Ví dụ như: hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm (cả hai tác phẩm đều ra đời trong thời kì ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ); cấu trúc cốt truyện (cả hai đều có cấu trúc độc đáo: truyện lồng trong truyện của Rừng Xà nu, theo dòng hồi ức của Những đứa con trong gia đình); cách xây dựng hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm (xây dựng hình tượng các nhân vật qua các thế hệ, xây dựng những hình tượng ẩn dụ như hình tượng Rừng Xà nu, hình tượng Dòng sông truyền thống); tư tưởng chủ đề của các tác phẩm (đều ngợi ca sức mạnh đoàn kết, tinh thần, ý thức đánh giặc của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ). Việc lựa chọn kiến thức trong một bài học tùy thuộc vào mục đích của từng chủ đề cụ thể nhưng cần phải đảm bảo yêu cầu chung về những tính chất như: *Tính hệ thống Một bài học luôn được coi là một “công trình khoa học”, là một chỉnh thể trọn vẹn về nội dung và hình thức. Dạy học theo chủ đề tích hợp là tổng hợp kiến thức của nhiều bài học, nhiều lĩnh vực khoa học vì thế đòi hỏi phải có sự sắp xếp các nội dung kiến thức hợp lý khoa học phù hợp với “mạch” của bài giảng và tâm lý tiếp nhận của học sinh, để mang lại hiệu quả tối ưu cho giờ học. Xuất phát từ đặc điểm của hình thức dạy học này tôi nhận thấy cần phải sắp xếp nội dung bài học theo cấu trúc sau: Dạy kiến thức khái quát trước. Khi tích hợp hai hay nhiều văn bản đọc hiểu trong một chủ đề cần hướng dẫn cho học sinh cách thức khai thác kiến thức trên cơ sở trang bị cho học sinh những kiến thức chung về văn học sử (bối cảnh lịch sử , văn hóa, xã hội, đặc điểm của các giai đoạn, trào lưu, xu hướng...), kiến thức về thể loại (đặc điểm loại hình, cấu trúc, thi pháp thể loại..); kiểu tác giả (các yếu tố về thời đại, hệ tư tưởng, hoàn cảnh sống..). Từ đó học sinh có thể nắm được cách thức đọc 14
- hiểu loại văn bản đã tích hợp làm tiền đề cho quá trình phân tích, khai tác tác phẩm. Dạy đọc hiểu chi tiết văn bản sau Sau khi học sinh đã nắm được những kiến thức khái quát, những kĩ năng đọc hiểu văn bản đã được định hình, giáo viên hướng dẫn khai thác những kiến thức cụ thể trong các văn bản trên cơ sở sở so sánh để học sinh nắm được những giá trị nội dung, nghệ thuật. Dạy học đọc hiểu văn bản kết hợp với rèn kĩ năng làm văn, tiếng Việt Tính hệ thống không đơn giản chỉ là việc sắp xết thứ tự trước, sau của kiến thức bài học mà nó còn thể hiện tính đan xen, liên kết một cách khoa học về kiến thức. Sự kết hợp giữa phần đọc hiểu văn bản và các phân môn khác nhiều khi không thể tiến hành một cách rạch ròi thông qua các phần, các mục mà cần phải khéo léo tích hợp để việc tiếp thu của học sinh diễn ra một cách tự nhiên, không gò ép. *Tính giao thoa, liên kết Tính giao thoa là thể hiện ở những nét tương đồng của các văn bản đọc hiểu. Những văn bản trong chủ đề sẽ có rất nhiều điểm tương đồng về đề tài, chủ đề, thể loại, cấu trúc...đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi phát hiện, lựa chọn những kiến thức được coi là hợp lý nhất, nhóm thành các đơn vị trong cấu trúc nội dung của bài học Tính liên kết là tính chất liên quan kiến thức giữa các phân môn. Mỗi chủ đề được xây dựng trên cơ sở tích hợp, xâu chuỗi những kiên thức của các phân môn khác nhau nhằm hình thành cho học sinh những kĩ năng cụ thể. Một văn bản đọc hiểu hàm chứa rất nhiều những kiến thúc về tiếng Việt, Tập làm văn và ngược lại cần rất nhiều kiến thức về tiếng Việt, tập làm văn để khai thác văn bản đọc hiểu. Trong một bài học giáo viên cần lựa chọn những biểu hiện nào (về chi tiết nghệ thuật, cấu trúc văn bản, ngôn ngữ thể hiện..) của tác phẩm để làm dữ liệu thực hành là hết sức quan trọng. *Tính định lượng Tính định lượng là xác định đúng, đủ dung lượng kiến thức phù hợp vói thời gian dạy học trong một chủ đề. Thời lượng của chủ đề được hoạch định trong kế hoạch dạy học phù hợp với chương trình chung của môn học. Chúng ta cũng không thể cộng gộp thời lượng các đơn vị bài học được tích hợp thảnh tổng thời lượng của chủ đề (ví dụ: Khi dạy chủ đề Kí hiện đại không thể cộng các các đơn vị bài Ai đã đặt tên cho dòng sông bao nhiêu tiết, bài Người lái đò Sông Đà bao nhiêu tiết, Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận bao nhiêu tiết thành tổng thời lượng chung của chủ đề), cũng không thể phân chia mỗi bài là bao nhiêu thời gian. Một chủ đề được xây dựng thành 15
- một kế hoạch dạy học thống nhất trong một lượng thời gian h ợp lý. Việc phân chia thời gian phải được dựa trên những nhiệm vụ học tập trong quá trình hình thành kiến thức chứ không phải là phép chia kiến thức cơ học. Sắp xếp, phân chia các nhiệm vụ trong từng tiết học để quá trình chiếm lĩnh kiến thức diễn ra một cách hợp lý, khoa học cũng là một yêu cầu quan trọng trong tiến trình dạy học. 2.2. Sử dụng một số phương pháp trong hoạt dạy học 2.2.1. Hoạt động chuẩn bị bài Hoạt động chuẩn bị bài hết sức quan trọng, đó là quá trình chẩn bị “tâm thế đón đợi” tạo điều kiện tốt cho việc tiếp thu bài học mới. Ở hình thức dạy học này, yêu cầu của hoạt động chuẩn bị bài phức tạp hơn, nặng nề hơn cách học truyền thống, ngoài việc tham khảo bài mới (ở phần Đọc hiểu) học sinh còn phải ôn tập bài cũ (ở các bài Văn học sử, Tập làm văn, Tiếng Việt) trên cơ sở xác định được nhiệm vụ, yêu cầu của bài học sắp tới. Do một số hạn chế trong chương trình biên soạn sách giáo khoa hiện hành, để tránh tình trạng học sinh lúng túng, bị động trong việc tiếp thu bài mới, giáo viên cần phải thể hiện vai trò của mình nhiều hơn trong việc hướng dẫn học sinh làm tốt các nhiêm vụ trong hoạt đông này. Hoạt động chuẩn bị bài được phân chia theo các phần sau: 2.2.1.1. Tham khảo ngữ liệu bài mới. Ngữ liệu tham khảo cơ bản là những văn bản đã có trong sách giáo khoa. Nhiệm vụ của học sinh trước hết là đọc văn bản, trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa. Công việc này tương tự như công việc soạn bài trong cách học truyền thống.Tuy nhiên, dạy học theo chủ đề tích hợp đòi hỏi học sinh cùng một lúc phải tham khảo nhiều văn bản, ngoài việc nắm được kiến thức từng văn bản còn phải nắm được kiến thức “liên văn bản”. Có nghĩa là phải xâu chuỗi được hệ thống kiến thức, hiểu được ý nghĩa tích hợp của các văn bản. Vì thế ngoài những câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài ở sách giáo khoa giáo viên phải bổ sung những câu hỏi, định hướng tiếp nhận cho học sinh. 2.2.1.2. Ôn tập bài cũ Ôn tập bài cũ là củng cố lại những kiến thức đã học trong chương trình để phục vụ cho học tập bài mới. Mục đích của dạy học theo chủ đề tích hợp là liên kết kiến thức và rèn luyện kĩ năng. Ôn tập kiến thức của các phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn là để chuẩn bị tốt cho việc khai thác các kiến thức đọc hiểu. Quá trình này được xem như việc chuẩn bị “công cụ” để “ đào xới” tác phẩm và ngược lại công việc “đào xới” sẽ có tác dụng “mài sắc” công cụ. Căn cứ vào mục đích yêu cầu và mục tiêu bài học mà giáo viên cần hướng dẫn học sinh ôn tập những kiến thức nào để chuẩn bị cho bài mới 16
- 2.2.1.3. Hoạch định thời gian chuẩn bị. Do dung lượng kiến thức và thời gian dạy học chủ đề rất lớn nên giáo viên cũng cần có kế hoạch để học sinh đủ thời gian thực hiện nhiệm vụ của mình 2.2.1.4. Chuẩn bị các phương tiện học tập Hoạt động dạy học theo chủ đề đòi hỏi tích hợp ngữ liệu ở nhiều vùng khác nhau vì thế giáo viên và học sinh cần chuẩn bị các phương tiện như máy chiếu, máy tính xách tay, máy thu phát âm thanh... để quá trình dạy học diễn ra thuận lợi. Hình thức dạy học này cũng đòi hỏi nhiều hoạt động khác nhau vì thế cần chuẩn bị một số phương tiện như bảng biểu, phiếu học tâp, các phương tiện thực hiện hoạt đông nhóm.. Ví dụ: Khi thực hiện dạy học chủ đề Văn xuôi thời kì chống Mỹ Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi, giáo viên phải hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ chuẩn bị bài như sau: Đọc kĩ hai tác phẩm Rừng Xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài ở sách giáo khoa Đọc lại bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX để nắm được các kiến thức về hoàn cảnh lịch sử thời đại, đặc điểm về nội dung và hình thức qua một số câu hỏi như: Văn học Cách mạng Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến 1975 diễn ra trong bối cảnh lịch sử văn hóa như thế nào? Nêu những đặc điểm về nội dung của giai đoạn văn học này? Tính sử thi được thể hiện như thế nào trong văn học thời kì chống Mỹ? ... Ôn tập kiến thức về bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi trên cơ sở yêu cầu học sinh nắm được cách nghị luận về một đoạn trích văn xuôi, cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, cách phân tích một nhân vật, một chi tiết, một hình tượng nghệ thuật... Phân chia nhóm chuận bị các đồ dùng học tập, một số tranh ảnh minh họa. Thời gian chuẩn bị trước ba ngày 2.2.2. Biên soạn hệ thống câu hỏi và bài tập vận dụng 2.2.2.1. Yêu cầu chung: Câu hỏi trong dạy học là linh hồn của tiết học. Hệ thống câu hỏi trong dạy học chính là vấn đề giáo viên đặt ra trên cơ sở logic bài dạy, yêu cầu học sinh thực hiện dựa trên nền tảng kiến thức sẵn có nhằm hoàn thành mục tiêu bài 17
- học. Câu hỏi trong dạy học có vai trò cực kỳ quan trọng: tạo môi trường giao tiếp; tạo môi trường học tập; là công cụ khai thác kiến thức, phát triển tư duy cho người học; đồng thời câu hỏi để kiểm tra, đánh giá kết quả của người học. Trong dạy học theo chủ đề tích hợp hệ thống câu hỏi lại càng quan trọng vì nó sẽ là linh hồn của rất nhiều hoạt động, nhiều yêu cầu phức hợp. Hơn nữa hình thức dạy học theo chủ đề dặc biệt chú trọng hướng tới năng lực và phẩm chất, vì thế ngoài những yêu cầu chung của một bài học thông thường cần phải thể hiện được những biện pháp mang tính đặc thù của hình thức dạy học này. 2.2.2.2. Cách biên soạn Dựa vào bảng miêu tả năng lực Dạy học theo chủ đề tích hợp chú trọng đến phát triển phẩm chất năng lực nên việc biên sọạn các câu hỏi phải dựa trên cơ sở của bảng mô tả đánh giá năng lực học sinh; mục đích, yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, phẩm chất theo các mức độ từ thấp đến cao. Chính vì thế cần phải xác định câu hỏi ở tất cả các mức độ năng lực. Sau đây là ví dụ minh họa bảng mô tả đánh giá trong một chủ đề BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ (Bảng mô tả về những chủ đề thuộc thể loai truyện) Thông hiểu Vận dụng Nhận biết Cấp độ thấp Cấp độ cao Nêu thông tin Lý giải được mối Vận dụng hiểu So sánh các phương về tác giả, tác quan hệ, ảnh hưởngbi ết về tác giả, tácdi ện nội dung nghệ phẩm, hoàn cảnh của hoàn cảnh sángph ẩm để viết đoạnthu ật giữa các tác phẩm sáng tác, thể loại tác với việc xây dựngvăn giới thiệu về cùng đề tài, hoặc thể cốt truyện và thể tác giả, tác phẩm loại, phong cách tác hiện nội dung, tư giả. tưởng của tác phẩm Hiểu, lý giải ý nghĩa nhan đề Nhận diện Phân tích giọng kể, Khái quát được Trình bày nh ững kiến được ngôi kể, ngôi kể đối với việcđ ặc điểm phonggi ải riêng, phát hiện trình tự kể thể hiện nội dung tư cách của tác giả từ sáng tạo về văn bản. 18
- tưởng của tác phẩm. tác phẩm Nắm được cốt Lý giải sự phát triển Khái quát các đ ặc Bi ết tự đọc và khám truyện, nhận ra của cốt truyện, sự điểm của thể loạiphá các giá tr ị của một đề tài, cảm hứng kiện, mối quan hệ từ tác phẩm văn bản mới cùng thể chủ đạo giữa các sự kiện loại Liệt kê/chỉ Giải thích, phân tích Trình bày cảm V ận dụng tri thức đọc ra/gọi tên hệ đặc điểm, ngoại hình,nh ận về tác phẩm – hiểu văn bản để tạo thống nhân vật tính cách, số phận lập văn bản theo yêu (xác định nhân nhân vật. cầu. vật trung tâm, Đánh giá khái quát Đưa ra những ý kiến nhân vật chính, về nhân vật quan điểm riêng về tác phụ) phẩm, vận dụng vào tình huống, bối cảnh thực để nâng cao giá trị sống cho bản thân Phát hiện, nêu Hiểu, phân tích Thuyết minh về tác Chuyển thể văn bản tình huống được ý nghĩa của tình phẩm (vẽ tranh, đóng kịch...) truyện huống truyện Nghiên cứu khoa học, dự án. Chỉ ra/kể tên/ Lý giải được ý liệt kê được các nghĩa và tác dụng của chi tiết nghệ các từ ngữ, hình ảnh, thuật đặc sắc chi tiết nghệ thuật, của mỗi tác câu văn, các biện pháp phẩm/đoạn trích tu từ... và các đặc điểm nghệ thuật của thể loại truyện. CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH BÀI TẬP THỰC HÀNH LƯỢNG Trình bày miệng, thuyết trình Trắc nghiệm khách quan So sánh tác phẩm, nhân vật theo chủ đề Câu tự luận trả lời ngắn (lý giải, Đọc diễn cảm, kể chuyện sáng tạo, trao nhận xét, phát hiện, đánh giá...) đổi thảo luận Bài nghị luận (trình bày suy nghĩ, cảm Nghiên cứu khoa học... nhận, kiến giải riêng của cá nhân...) Phiếu quan sát làm việc nhóm, tao đổi, thảo luận về các giá trị của tác 19
- phẩm Sử dụng các loại câu hỏi phù hợp với các tình huống hoạt động học tập Các dạng câu hỏi khác nhau được ưu tiên bố trí từng hoạt động khác nhau của quá trình dạy học + Loại câu hỏi biết là loại câu hỏi được dùng để học sinh nhớ lại những kiến thức đã học đây là loại câu hỏi đơn giản chủ yếu được dùng trong phần chuẩn bị bài phần đầu của mỗi hoạt động. Giáo viên nhằm để hỏi nhằm tái hiện các kiến thức đã học như những kiến thứcvề văn học sử, kiến thức Tiếng Việt, Tập làm văn: những kiến thức liên quan làm công cụ để học bài mới. Ví dụ: Khi học chủ đề Văn xuôi thời kì chống Mỹ Nghị luân về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi có thể dùng câu hỏi: Em hãy nhắc lại một số đặc điểm về nội dung, nghệ thuật của văn học cách mạng thời kì chống Mỹ? + Câu hỏi hiểu: Nhằm kiểm tra học sinh các liên hệ kết nối chỉ nên đặt ở trung tâm các hoạt động. Ví dụ: Tìm một số điểm chung về đề tài, chủ đề của hoàn cảnh ra đời của hai tấc phẩm Rừng xà nu ( Nguyễn Trung Thành) và Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)? + Câu hỏi vận dụng: Nhằm kiểm tra khả năng áp dụng những thông tin kiến thức đã thu được vào tình huống mới. Ví dụ: Tại sao nói truyện ngắn thời kì chống Mỹ là những truyện ngắn xung kích? + Câu hỏi phân tích: là dạng câu hỏi nhằm kiểm tra khả năng phân tích vấn đề từ đó tìm ra mối liên hệ vận dụng phối hợp các kiến thức đã học để đưa ra cách giải quyết vấn đề, chứng minh luận điểm. Ví dụ: Tại sao nói hình tượng rừng Xà Nu là biểu tượng cho phẩm chất và sức mạnh của người dân Tây nguyên trong kháng chiến chống Mỹ + Câu hỏi đánh giá: nhằm kiểm tra năng lực suy xét, cân nhắc, phán đoán của học sinh về các vấn đề dựa trên những tiêu chí đưa ra. Ví dụ: tại sao nói hình tượng Làng Xô Man trong tác phẩm Rừng Xà nu và hình tượng Dòng sông truyền thống trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình đều chứa đựng những thông điệp về tinh thần tư tưởng của nhân dân Việt Nam trước cuộc đối đầu với đế quốc Mỹ? + Câu hỏi tổng hợp: là loại câu hỏi thường yêu cầu đề xuất, sáng tạo, dự đoán, tưởng tượng, xây dựng. Loại câu hỏi này thường đặt ở cuối bài học. Ví dụ: Từ hai tác phẩm Rừng Xà Nu và Những đứa con trong gia đình em học được gì về lòng yêu nước, về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với Tổ quốc? Mỗi hoạt động chỉ nên dành ít câu hỏi tránh tình trạng bị “loãng” trong mạch tư duy của học sịnh. Hơn nữa, trong dạy học chủ đề không phải tất cả các hoạt động đều phải tổ chức ở trên lớp mà có một số hoạt động có thể giáo 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 274 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 175 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 41 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 22 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 37 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 33 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 71 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn