Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả công tác của giáo viên bằng những việc làm cụ thể của cán bộ quản lý ở trường THPT Nguyễn Thái Học
lượt xem 2
download
Mục đích của sáng kiến này là tự mình trải nghiệm, minh chứng và từng bước rút ra cho bản thân những bài học nhỏ từ thực tiễn, phục vụ ngày một tốt hơn trong công tác quản lý của mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả công tác của giáo viên bằng những việc làm cụ thể của cán bộ quản lý ở trường THPT Nguyễn Thái Học
- 1. Lời giới thiệu Người cán bộ quản lý (CBQL) nhà trường luôn mong muốn và tìm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Hiệu quả đó thể hiện bằng tinh thần, trách nhiệm trong công việc của đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường; hiệu quả đó thể hiện bằng chất lượng giáo dục của nhà trường được các cấp lãnh đạo, được nhân dân nhìn nhận, đánh giá. Đã có rất nhiều sáng kiến của CBQL về vai trò của người quản lý trong việc nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ với những giải pháp: “Phát huy nhân tố con người”, “Tổ chức, chỉ đạo xây dựng nề nếp dạy học”, “Tăng cường công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu đối với tổ chuyên môn”, “Tăng cường công tác chỉ đạo dự giờ, thăm lớp” , “Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học”, “Tăng cường chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên”, “Tăng cường đầu tư và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất thiết bị dạy học” , “Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên, học sinh và các tổ chuyên môn” , “Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng, khuyến học, khuyến tài”…Tôi không phủ nhận tính tích cực của các biện pháp trên, đó là đường lối chung, là kim chỉ nam cho công tác của người quản lý. Tuy nhiên, bản thân tôi cũng như các đồng chí giáo viên, nhân viên luôn nhìn nhận cấp trên của mình với phương châm:“Vừa nghe những gì anh ta nói, cùng nhìn những gì anh ta làm!”. Tăng cường kết hợp giữa lý thuyết và thực hành là một trong những nội dung trọng điểm của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đây là yêu cầu thiết yếu mà đội ngũ giáo viên phải thực hiện trong quá trình giáo dục học sinh. Tôi suy nghĩ, trong mối quan hệ công tác giữa người quản lý và giáo viên, nhân viên cũng rất cần hài hòa, gắn kết giữa nói và làm, giữa lý thuyết và thực hành. Nghĩa là, người CBQL sau khi đưa ra những nội dung công việc, những chỉ tiêu cần đạt, những đường lối thực hiện…rất cần đặt mình vào vị trí của người trực tiếp thực hiện (Trong một phạm vi công việc nào đó cần bắt tay làm cụ thể như các giáo viên, nhân viên khác). Như thế người CBQL mới thấy được thực tế những khó khăn, thuận lợi của công việc, sự phù hợp của các chỉ tiêu, của đường lối, phương pháp thực hiện mà chính mình đưa ra. Ý nghĩa hơn là tạo được sự gần gũi, chia sẻ với đồng nghiệp, xóa 1
- dần được cái nhìn (có phần cố hữu) của cấp dưới đối với cấp trên là: “Áp đặt”, “chỉ tay năm ngón”, “thiếu thực tế”… Từ khi được phân công công tác tại trường THPT Nguyễn Thái Học, với nhiệm vụ phụ trách công tác chuyên môn của nhà trường, tôi không chỉ luôn đồng hành, trải nghiệm cùng đồng nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn mà còn đồng hành trong một số công việc có tính chất hành chính. (Năm học 20172018 và 20182019 tôi viết SKKN với đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm môn Toán THPT” sau năm học 20162017 đồng hành cùng giáo viên khắc phục khó khăn ban đầu về hình thức thi trắc nghiệm khách quan đối với môn Toán). Trong mỗi năm học, Ban giám hiệu (BGH) luôn xây dựng kế hoạch công tác trong năm học với những nội dung công việc cụ thể, nhằm hoàn thành tốt những công việc đó tôi đã luôn bắt tay cùng giáo viên, nhân viên thực hiện với suy nghĩ: vừa chia sẻ công việc với đồng nghiệp, vừa tích lũy những kiến thức, kỹ năng thiết thực cho bản thân. Sau quá trình trải nghiệm đó, xin được chia sẻ với quý đồng nghiệp trong tỉnh nhà một số công việc cụ thể của tôi (rất nhỏ thôi) đã hỗ trợ đội ngũ về các công việc có tính chất hành chính qua nội dung của sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả công tác của giáo viên bằng những việc làm cụ thể của cán bộ quản lý ở trường THPT Nguyễn Thái Học”. Rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý chân thành của các đồng nghiệp để tôi có thể đóng góp được nhiều hơn nữa, hiệu quả hơn nữa trong công tác quản lý của những năm học tiếp theo. 2. Tên sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả công tác của giáo viên bằng những việc làm cụ thể của cán bộ quản lý ở trường THPT Nguyễn Thái Học”. 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Lê Hồng Thái Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Thái Học Số điện thoại: 0969 611 811. E_mail: lethaivp@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Hồng Thái 2
- 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lý trong trường THPT. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 15/09/2017. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở những tri thức của những tác phẩm kinh điển về công tác quản lý mà bản thân tôi đã đọc, chẳng hạn: “Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác” – Alfred North Whitehead, “Tối đa hóa năng lực nhân viên” – Wiliam J. Rothwell, “Nhà quản trị thành công” – Peter F.Drucker, “21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo” – John C. Maxwell… tôi đặt mục đích cho bản sáng kiến này là: tự mình trải nghiệm, minh chứng và từng bước rút ra cho bản thân những bài học nhỏ từ thực tiễn, phục vụ ngày một tốt hơn trong công tác quản lý của mình. Nhiệm vụ nghiên cứu Sáng tỏ được: Những việc làm cụ thể của cán bộ quản lý ở trường THPT Nguyễn Thái Học. Sáng tỏ được: Hiệu quả công tác của giáo viên được nâng cao qua các việc làm của người quản lý. 7.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động và ảnh hưởng của người CBQL đối với đội ngũ. Phạm vi nghiên cứu: Mối quan hệ giữa người CBQL và đội ngũ trong trường THPT Nguyễn Thái Học. 7.3. Phương pháp nghiên cứu Thu thập, phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng một số hoạt động của người CBQL đến hiệu quả công tác của đội ngũ trong nhà trường. 7.4. Nội dung cơ bản của sáng kiến 3
- Như phần “Lời giới thiệu” tôi đã trình bày, đầu mỗi năm học, BGH luôn xây dựng kế hoạch công tác trong năm học với những nội dung công việc cụ thể. Có những công việc thường niên, quen thuộc được thực hiện trong tất cả các năm học, có những công việc đặc thù, phát sinh khi tổng kết một năm học Hội đồng Sư phạm (HĐSP) nhà trường cùng Phụ huynh học sinh (PHHS) thấy cần thiết thực hiện trong năm học mới. Những công việc mới này thường gây khó khăn cho đội ngũ, có không ít giáo viên khi tiếp nhận nhiệm vụ thì có tâm thế sẵn sàng nhưng khi bắt tay vào việc lại chán nản, muốn BGH xem xét và dừng nội dung công việc trong kế hoạch. Trước những thực trạng đó của đồng nghiệp, tôi đã yêu cầu mỗi giáo viên (GV) mô tả đầy đủ, cụ thể những khó khăn họ gặp khi triển khai công việc. Sau khi đã tập hợp đầy đủ các ý kiến tôi sàng lọc và nghĩ biện pháp hỗ trợ đồng nghiệp của mình. Xin được minh họa bằng một số công việc cụ thể sau: Công việc 1: Gửi tin nhắn cho PHHS và BGH (Thông báo kết quả rèn luyện ý thức kỷ luật, học tập của học sinh) Lý do triển khai công việc: Trong những năm gần đây, các dịch vụ phục vụ thông tin hai chiều giữa nhà trường và PHHS rất phát triển. 100% các nhà trường thu kinh phí từ PHHS (Theo thỏa thuận) để cùng các nhà mạng thực hiện dịch vụ tin nhắn thông báo kết quả rèn luyện ý thức kỷ luật và học tập của học sinh (HS) đến phụ huynh (PH). Hai năm đầu nhà trường thực hiện công tác này và được phản ảnh là các thông tin chuyển tới PH còn ít, không thường xuyên, nội dung thường chỉ là nhắc nhở, phê bình. BGH nhà trường ý thức được 2 thông điệp cơ bản PHHS muốn giải quyết: Số lượng tin nhắn phải tương xứng số tiền họ đóng góp; chất lượng tin nhắn phải đảm bảo sự toàn diện về ý thức kỷ luật và ý thức học tập của HS. Trước nguyện vọng chính đáng đó của PHHS, BGH cần phải thay đổi về công tác nhắn tin cho PHHS. Mô tả công việc: 1. Cuối ngày thứ 7 hàng tuần các giáo viên chủ nhiệm (GVCN) phải thông báo đến PHHS ý thức chấp hành nội quy của HS trong lớp – Đã được lượng hóa bằng điểm số và đánh giá theo 4 mức: loại A, B, C, D (Từng tiêu chí cho điểm đã được HĐSP và PHHS thống nhất). 4
- Ví dụ: Em Nguyễn Văn A HK tuần 1, tháng 1: 200điểm. Xếp loại: A. Em Vũ Mạnh C HK tuần 1, tháng 1: 28điểm. Xếp loại: D. 2. Cuối mỗi tháng: a) Các giáo viên bộ môn (GVBM) phụ trách các môn học chuyên đề (CĐ) phải có bài kiểm tra đánh giá các nội dung học CĐ trong tháng, gửi điểm cho GVCN. b) Các GVCN tổng hợp kết quả xếp loại hạnh kiểm (HK) trong tháng – Lấy trung bình cộng điểm số đạt được của HS trong các tuần và xếp loại A, B, C, D theo quy định; tổng hợp điểm số các môn học CĐ do các GVBM gửi. Sau đó gửi cho BGH và cho PHHS. Ví dụ: Em Nguyễn Văn A HK tháng 1: 200điểm. Xếp loại: A. Điểm KS tháng 1: Toán: 9; Lý: 9; Hóa: 8.5 Em Vũ Mạnh C HK tháng 1: 142điểm. Xếp loại: B. Điểm KS tháng 1: Toán: 8; Lý: 2; Hóa: 7.5 Công việc trên mới tiếp nhận tưởng như đơn giản, nhưng khi thực hiện xuất hiện những khó khăn về thao tác và thời gian. Cụ thể: Việc gửi thông tin hàng tuần với nội dung “HK tuần 1, tháng 1: 200điểm. Xếp loại: A” là đơn giản nhất nhưng cũng rất mất thời gian vì GVCN phải copy hoặc nhập trực tiếp các thông tin trên cho trên dưới 40 HS vào hệ thống gửi tin nhắn. Việc gửi thông tin cuối tháng với nội dung “HK tháng 1: 200điểm. Xếp loại: A. Điểm KS tháng 1: Toán: 9; Lý: 9; Hóa: 8.5” thì không đơn giản. Phải tính trung bình cộng điểm hạnh kiểm hàng tuần và xếp loại tương ứng; phải nhập điểm số các môn học với thông tin chi tiết như minh họa trên (Nếu chỉ là con số thì đơn giản hơn nhiều, nhưng ở đây phải có đầy đủ các nội dung về “HK tháng”, “Xếp loại”, “Điểm KS tháng”, “Toán”, “Lý”, “Hóa”…). Việc thu thập và nhập thông tin lên hệ thống gửi tin nhắn phải đảm bảo chính xác về đối tượng. Nhiều giáo viên khi quá căng thẳng đã nhập thông tin của HS này 5
- vào địa chỉ nhận tin của HS khác và một phần làm cho phụ huynh thiếu tin tưởng về công tác theo dõi tình hình của HS. Việc làm của CBQL: Trước những khó khăn trên của đồng nghiệp, tôi đã tìm tòi và tạo được công cụ hỗ trợ hiệu quả trong công việc này của giáo viên. Với công cụ này thì GVCN chỉ việc nhập thông tin của HS hàng tuần về điểm HK nghĩa là không phải nhập đầy đủ thông tin “HK tuần 1, tháng 1: 200điểm. Xếp loại: A” mà chỉ cần nhập số 200. Sau khi hàng tuần có số liệu, cuối tháng chỉ cần copy thêm điểm số của từng môn học CĐ vào bảng tính là sẽ có đầy đủ thông tin dạng “HK tháng 1: 200điểm. Xếp loại: A. Điểm KS tháng 1: Toán: 9; Lý: 9; Hóa: 8.5” để gửi cho PH và BGH. Điểm quan trọng cần chú ý là thứ tự của HS trong bảng phải đồng nhất ở mọi khâu (Trong hệ thống gửi tin nhắn, trong file điểm của các GVBM, trong file gửi PH và BGH) để tránh tình trạng PH của HS này lại nhận được thông tin của HS khác. Sau khi GVCN sử dụng công cụ này, tôi rất vui vì được các đồng nghiệp phản ánh là hàng tuần thay vì mất hàng giờ đồng hồ thì nay chỉ mất 10 phút, cuối tháng thay vì mất cả đêm thì nay chỉ mất 15 phút. Qua “Công việc 1”, tôi đã phần nào hoàn thành được “Nhiệm vụ nghiên cứu” là: “Sáng tỏ được: Những việc làm cụ thể của cán bộ quản lý ở trường THPT Nguyễn Thái Học” và sáng tỏ được: “Hiệu quả công tác của giáo viên được nâng cao qua các việc làm của người quản lý”. Cụ thể về công cụ này là như thế nào, tôi xin chia sẻ với quý đồng nghiệp trong đĩa CD đính kèm cùng sáng kiến. Trong đó có đầy đủ các file công cụ và Video hướng dẫn sử dụng. Rất mong quý đồng nghiệp xem chi tiết để đánh giá những nhận định nêu trên của tôi. Công việc 2: Tổng hợp điểm số và đánh giá chất lượng dạy của GV, chất lượng học của HS qua các kỳ thi của trường và của Sở GD&ĐT tổ chức. Lý do triển khai công việc: Thực chất đây là công việc của người CBQL phụ trách công tác chuyên môn của nhà trường. Tuy nhiên về phía GVCN, GVBM cũng rất cần những thông tin này 6
- để biết chất lượng học tập của HS lớp mình phụ trách; để thông báo, phân tích cho PH trong các cuộc họp. Thực tế cũng không cần công cụ cầu kỳ nếu thông tin gửi cho PH chỉ đơn điệu là em HS Nguyễn Văn A nào đó được bao nhiêu điểm trong kỳ thi. Cần cho PH biết thêm về nhiều thông tin khác như: Thứ hạng trong lớp, trong khối, tổng điểm xét tốt nghiệp, tổng điểm xét ĐH, CĐ...Về công tác quản lý cũng vậy, nếu chỉ dừng lại ở việc đánh giá điểm số trung bình các môn, các lớp, toàn trường, tổng điểm tổng điểm xét tốt nghiệp, tổng điểm xét ĐH, CĐ...thì chưa thể khai thác hết ý nghĩa của điểm số trong mỗi kỳ thi trong công tác giáo dục của nhà trường. Mô tả công việc: Với “Công việc 2” tôi xin mô tả công việc cần làm của CBQL phụ trách chuyên môn sau mỗi kỳ thi vì như trên tôi đã nói: “Thực chất đây là công việc của người CBQL phụ trách công tác chuyên môn của nhà trường”. Trường THPT Nguyễn Thái Học lấy chất lượng dạy học là một trong những tiêu chí quan trọng cho việc đánh giá, xếp loại viên chức cũng như bình xét thi đua khen thưởng cuối năm. Sau mỗi kỳ thi do trường hoặc Sở GD&ĐT tổ chức, mỗi giáo viên được xếp loại theo 4 mức “Loại 1”, “Loại 2”, “Loại 3”, “Lo ại 4” căn cứ vào chất lượng điểm bộ môn lớp mình phụ trách. Công việc đánh giá không giản vì đánh giá GV dạy lớp có môn chỉ để xét tốt nghiệp và GV dạy lớp có môn để xét tuyển ĐH CĐ phải theo những tiêu chí khác nhau. Cụ thể: Với GV dạy môn để xét tuyển ĐHCĐ Loại 1: Tổng số HS đạt 70% từ TB trở lên Loại 2: Tổng số HS đạt 60% từ TB trở lên Loại 3: Tổng số HS đạt 50% từ TB trở lên Loại 4: Tổng số HS đạt dưới 50% TB Với GV dạy môn để xét tốt nghiệp Loại 1: Tổng số HS đạt 90% từ 3.5 trở lên Loại 2: Tổng số HS đạt 80% từ 3.5 trở lên 7
- Loại 3: Tổng số HS đạt 70% từ 3.5 trở lên Loại 4: Tổng số HS đạt 3.5 trở lên dưới 70% Hơn nữa rất nhiều GV lại phụ trách đồng thời cả hai đối tượng HS trên. Ngoài mục tiêu trên, việc tổng hợp kết quả sau mỗi kỳ thi phải làm sáng tỏ các nội dung thông thường như: Điểm số trung bình của từng môn, từng lớp, toàn trường; điểm xét tốt nghiệp, xét tuyển ĐH – CĐ, thứ tự của mỗi HS trong lớp, trong khối theo các tiêu chí đó... Đồng thời việc truy xuất thông tin phải thuận tiện, chính xác và phù hợp cho các đối tượng sử dụng: GVBM, GVCN, Hiệu trưởng nhà trường, thậm chí có thể chia sẻ trực tiếp với PHHS. Việc làm của CBQL: Trước nhiệm vụ, công việc của bản thân và giúp đồng nghiệp có đầy đủ thông tin cần thiết về HS của mình sau mỗi kỳ thi, tôi đã tạo ra cho mình công cụ thích hợp để hoàn thành công việc. Một tiêu chí quan trọng trong công tác thống kê số liệu là cơ sở dữ liệu ban đầu (Ở đây là điểm số mỗi môn học của HS sau các kỳ thi) chỉ cần nhập một lần. Khi nhập xong dữ liệu là có ngay các kết quả thống kê cho tất cả các tiêu chí đã được đặt ra trong công tác giáo dục của nhà trường. Và sau mỗi kỳ thi không phải tính toán lại theo từng tiêu chí trên. Với công cụ mình tạo ra, sau khi nhận được điểm từ bộ phận văn phòng, tôi chỉ cần coppy điểm của các lớp vào đúng địa chỉ và gửi file cho toàn trường. Các đối tượng sử dụng từ GVBM, GVCN, Hiệu trưởng... có thể dễ dàng truy xuất các dữ liệu cần thiết cho bản thân bằng các lệnh lọc thích hợp. Một vấn đề đặt ra ở việc làm này là: Đây là công cụ, là việc cần làm của CBQL phụ trách chuyên môn của nhà trường. Vậy nó giúp ích gì cho đồng nghiệp, có tác dụng thúc đẩy, khích lệ gì cho đội ngũ? Tôi được đông đảo GV thông tin lại là việc được sử dụng các thông tin mà công cụ của tôi cung cấp rất có ý nghĩa cho công tác giáo dục HS, có được đầy đủ các thông tin mà PH quan tâm, nhìn được sự đánh giá của mỗi cá nhân trong một tổng thể. 8
- Nếu chỉ gửi bảng điểm của từng lớp cho mỗi GV thì buộc mỗi GV lại phải làm các thao tác thống kê sơ đẳng cho mỗi lớp mình phụ trách. Tổng chi phí về mặt thời gian của đội ngũ toàn trường là một con số không nhỏ. Hơn nữa họ không thể biết thứ tự xếp hạng của mỗi HS trong toàn khối ở các tiêu chí đánh giá, không có được sự so sánh tường minh về chất lượng dạy học của mình so với các đồng nghiệp...Sau công việc này, các đồng nghiệp của tôi đã hiểu rõ hơn thông điệp mà người CBQL gửi đến họ, đó là: “Công việc của người CBQL luôn gắn liền với công việc của GV, công việc của người CBQL luôn hướng tới mục đích giúp đỡ và khích lệ đội ngũ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mỗi người”. Tôi chỉ có thể mô tả một cách tổng quan như vậy về công cụ mình đã làm, không thể mô tả chi tiết, tường minh trong môi trường soạn thảo Microsoft Word được. Quý đồng nghiệp sẽ xem chi tiết sản phẩm và Video hướng dẫn trong đĩa CD đính kèm. Tôi cũng nhận thấy rằng công cụ mình tạo ra còn có một số tồn tại: Khi khởi tạo tôi rất mất thời gian và rất dễ bị nhầm lẫn thông tin của GV được đánh giá; tồn tại lớn nhất là công cụ này chỉ được sử dụng trong một năm học, năm học sau phải khởi tạo lại, lý do duy nhất là GV phải thay đổi lớp dạy mỗi năm. Tôi đang khắc phục tồn tại này bằng cách cải biến bảng tính Excel đơn thuần thành dạng một phần mềm nhỏ, có thể sử dụng linh hoạt và hiệu quả hơn cho các năm học. Nghiên cứu này tôi đang triển khai với hy vọng sẽ là đề tài sáng kiến trong năm học tới để được chia sẻ cùng đồng nghiệp. Công việc 3: Lập báo cáo theo các biểu mẫu M9 và M11 để nộp Sở GD&ĐT trong kỳ thi tốt nghiệp nghề phổ thông hàng năm. Lý do triển khai công việc: Hàng năm, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc tổ chức kỳ thi xét tốt nghiệp nghề phổ thông cho học sinh lớp 12. Thực tế các nhà trường thường tổ chức khâu coi thi và chấm thi trong thời gian rất có hạn và việc hoàn thành các biểu mẫu để nộp Sở GD&ĐT được thực hiện vào các buổi chiều muộn cùng với sự có mặt của đầy đủ các thành viên (Chủ tịch, phó chủ tịch, thanh tra, giám khảo, thư ký...). 9
- Công việc không nhiều nhưng cần hoàn thành trong khoảng thời gian rất ngắn, các thành viên của Hội đồng chấm thi phải chờ đợi bộ phận thư ký lên điểm, kiểm dò và hoàn thành các biểu mẫu rất lâu. Mô tả công việc: Thư ký hội đồng chấm thi phải nhập điểm của học sinh vào biểu mẫu M9, sau đó thống kê số lượng kết quả của HS theo 4 mức: Giỏi, Khá, Trung bình, Không đạt theo danh sách của từng phòng thi. Sao chép danh sách, kết quả của từng phòng thi vào biểu mẫu M11 (Toàn trường) và thống kê số lượng, tỉ lệ kết quả của HS theo 4 mức: Giỏi, Khá, Trung bình, Không đạt của toàn hội đồng. In các biểu mẫu và các cá nhân có trách nhiệm ký nhận kết quả. Quan sát công việc tôi thấy rất vất vả trong khâu thống kê số lượng và tỉ lệ. Do phải đếm thủ công các mức đánh giá trên với một số lượng lớn nên số liệu trong mẫu M9 và M11 không đồng nhất và việc đếm lại để đảm bảo chính xác rất mất thời gian. Hơn nữa, sau khi nhập dữ liệu (Các điểm số) vào mẫu M9 lại phải sao chép vào mẫu M11. Chỉ cần một phút thiếu tập trung thì công việc sao chép và đếm các số liệu phải thực hiện lại. Việc làm của CBQL: Trước thực tế công việc đó của các đồng chí thư ký (Của trường tôi và trường bạn được cử đến) và cũng để phục vụ cho bản thân tôi trong một số lần làm Chủ tịch Hội đồng coi, chấm thi nghề PT ở đơn vị bạn, tôi đã suy nghĩ và tạo ra công cụ phục vụ cho công việc nêu trên một cách hiệu quả. Việc tạo ra công cụ trên cũng không phức tạp và chỉ mất khoảng 30 phút của cá nhân nhưng tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho Hội đồng lên điểm. Cụ thể, chỉ cần thư ký nhập điểm của học sinh vào biểu mẫu M9, nhập đến đâu là có luôn số liệu về các mức độ đánh giá đối với học sinh ở cả hai biểu mẫu M9 và M11. Không phải đếm thủ công, không phải sao chép dữ liệu từ biểu mẫu M9 sang biểu mẫu M11 như đã mô tả ở trên. Hơn nữa số liệu ở hai biểu mẫu M9, M11 luôn đồng nhất với nhau. 10
- Cũng như với “Công việc 1” và “Công việc 2”, sản phẩm minh chứng cụ thể cho “Công việc 3” được tôi trình bày chi tiết cùng với video hướng dẫn sử dụng trong đĩa CD kèm theo. Rất mong quý đồng nghiệp xem và có những phê bình, đóng góp ý kiến để giúp tôi có thể cải thiện tốt hơn những công cụ của mình. Ngoài 3 công việc tôi đã trình bày trong sáng kiến này, thực tế công việc tại trường tôi đã làm nhiều công cụ khác tương tự, phục vụ cho một công việc của bản thân, của đồng nghiệp. Như: “Bảng tính theo dõi số ca dạy chuyên đề” của toàn trường, “Bảng đăng ký viết sáng kiến” hàng năm, “Báo giảng trực tuyến” hàng tuần của GV... với các tiêu chí cơ bản: Dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian cho đồng nghiệp và đảm bảo chính xác về số liệu. Hơn nữa rất thuận lợi cho công tác lưu trữ, truy xuất dữ liệu và có tính chịu trách nhiệm của mỗi cá nhân khi nhập dữ liệu (Mỗi GV chỉ được quyền truy cập dữ liệu vào vùng dữ liệu được tôi phân quyền; CBQL có thể kiểm tra lại lịch sử sửa chữa dữ liệu của mỗi cá nhân khi cần thiết...). Toàn bộ các công cụ trên tôi thiết kế trên Excel với một số hàm cơ bản và sau đó định dạng thành trang tính trên Google Drive. LỜI KẾT Xin được trích dẫn lại một phần nội dung của “Lời giới thiệu” trong bản sáng kiến này: “Bản thân tôi cũng như các đồng chí giáo viên, nhân viên luôn nhìn nhận cấp trên của mình với phương châm:“Vừa nghe những gì anh ta nói, cùng nhìn những gì anh ta làm!”. Tăng cường kết hợp giữa lý thuyết và thực hành là một trong những nội dung trọng điểm của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đây là yêu cầu thiết yếu mà đội ngũ giáo viên phải thực hiện trong quá trình giáo dục học sinh. Tôi suy nghĩ, trong mối quan hệ công tác giữa người quản lý và giáo viên, nhân viên cũng rất cần hài hòa, gắn kết giữa nói và làm, giữa lý thuyết và thực hành…”. Trong khuôn khổ một sáng kiến tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp những việc làm của mình xuất phát từ thực tiễn yêu cầu của công việc; xuất phát từ suy nghĩ về vai trò, trách nhiệm của người CBQL đối với đội ngũ trong quá trình thực thi nhiệm 11
- vụ của họ. Người CBQL cần hy sinh thời gian của cá nhân, luôn tư duy trong công việc, đi đầu trong việc khai thác và ứng dụng công nghệ tin học để giảm thiểu thời gian của tập thể, tăng hiệu quả công việc của đội ngũ, của bản thân, có tác dụng thiết thực nhất để động viên, khích lệ đội ngũ trong quá trình công tác. Người CBQL trong thời đại 4.0 phải biết gắn kết, gần gũi, chia sẻ với đồng nghiệp bằng công nghệ, xóa hẳn được cái nhìn của đội ngũ với người CBQL là “Áp đặt”, “chỉ tay năm ngón”, “thiếu thực tế”… bởi những việc làm thiết thực của mình. Mỗi người CBQL có cách tư duy và thực thi các nhiệm vụ khác nhau, tùy thuộc vào đặc thù cụ thể của mỗi nhà trường. Các vấn đề tôi đưa ra mới được kiểm chứng về tác dụng trong phạm vi của trường THPT Nguyễn Thái Học trong thời gian qua, chưa có thể đảm bảo sẽ phù hợp cho các đơn vị khác, và cũng chưa hẳn sẽ có tác dụng tốt đối với trường của tôi trong thời gian tiếp theo. Phải luôn cần cải tiến cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn của nhà trường trong từng công việc, trong từng giai đoạn phát triển. Do đó tôi rất mong muốn được các quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến, chia sẻ về các mặt: Ý tưởng, kỹ thuật, cách làm để tôi tham khảo, định hướng, tiếp tục có những công cụ tốt hơn. Không chỉ có tác dụng tích cực trong trường THPT Nguyễn Thái Học mà mong muốn có sự lan tỏa đến các đơn vị trường bạn. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Người CBQL và giáo viên trong trường cần có nhận thức tốt về yêu cầu của công việc, yêu cầu về sự phát triển trong thời đại 4.0. Cần có những kỹ năng cơ bản trong công tác khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin. Phải có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, chịu khó tìm tòi, học hỏi, tự bồi dưỡng về công nghệ thông tin. 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: + Hiệu quả trong công tác quản lý của bản thân được nâng cao; trình độ về công nghệ tin học được củng cố, nâng cao. 12
- + Hiệu quả và tinh thần làm việc của đội ngũ có sự thay đổi lớn theo hướng rất tích cực. + Qua việc sử dụng các công cụ tôi tạo ra, trình độ tin học và ý thức khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ GV được nâng lên. Không chỉ trong công việc tôi nêu ra trong sáng kiến mà trong nhiều công việc khác. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số Phạm vi/Lĩnh vực Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ TT áp dụng sáng kiến Trường THPT Nguyễn 1 Công tác QL Thái Học Khai Quang – TP.Vĩnh Yên ở trường THPT 2 Lê Hồng Thái Vĩnh Yên, ngày 20 tháng 02 năm 2020 Vĩnh Yên, ngày 16 tháng 02 năm 2020 Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Lê Anh Tuấn Lê Hồng Thái 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 421 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 54 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 26 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả phát triển năng lực lập bản vẽ chi tiết thông qua dạy học chủ đề bản vẽ cơ khí cho học sinh lớp 11 THPT
48 p | 38 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học phần Lịch sử Thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại qua phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức
19 p | 112 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích Vợ nhặt (Kim Lân)
33 p | 31 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 25 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn