intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp tính Tổ hợp – Xác suất

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:34

70
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm nâng cao chuyên môn, khả năng sư phạm và quan trọng hơn đó là mong muốn làm sao truyền tải được đến các em học sinh phần kiến thức này một cách dễ hiểu nhất, giúp các em hiểu bài, tự làm được bài tập, tạo hứng thú cho các em trong quá trình học tập và nâng cao khả năng tự học. Sáng kiến còn là tài liệu cần thiết trong quá trình dạy học của bản thân, là tài liệu để học sinh có thể tự học vì có nhiều ví dụ có lời giải dễ hiểu, và còn là tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp tính Tổ hợp – Xác suất

  1. 1
  2. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu “Phương pháp tính Tổ  hợp ­   Xác suất”  là một phần kiến thức quan  trọng trong chương trình toán học trung học phổ thông nói chung và toán 11 nói  riêng. Đây là một phần có nhiều khái niệm toán học liên quan đến thực tiễn.  Hơn nữa với thời lượng kiến thức trong sách giáo khoa rất hạn chế, chỉ  dừng   lại ở một số ví dụ  nhất định cho từng phần, cô đọng. Nên đa số  học sinh nhận  xét đây là một phần khó, học sinh không nắm được hết các khái niệm và việc áp  dụng các khái niệm đó vào bài toán cụ  thể  còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì   điều này đã thôi thúc tôi cần phải không ngừng học tập, nghiên cứu làm sao có  thể truyền tải được phần kiến thức này tới các em học sinh một cách đơn giản   và nhẹ nhàng nhất, làm sao cho các em có hứng thú học với phần này, từ đó các  em sẽ chăm chỉ hơn và quan trọng nhất là các em còn có thể  tự  học tập ở  nhà.   Điều đó giúp các em tiến bộ  hơn, nắm được hết các công thức, các kiến thức  hình học phẳng có liên quan và các kĩ  năng trình bày, đạt kết quả  học tập cao   hơn, giúp các em tự tin hơn trong các kì thi quan trọng. Từ đó tôi mạnh dạn viết  đề tài: “Phương pháp tính Tổ hợp – Xác suất” với mong muốn một phần nào  đó giải quyết được vấn đề trên. 2. Tên sáng kiến: PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỔ HỢP – XÁC SUẤT 3. Tên tác giả sáng kiến: Họ và Tên: Hoàng Trung Hiếu                         Giới tính: Nam Ngày sinh: 15.06.1983 Trình độ chuyên môn: Cử nhân Toán – Tin Chức vụ: Giáo viên Điện thoại: 0973363938 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường THPT Sáng Sơn–Sông Lô–Vĩnh Phúc. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Thông qua giảng dạy, đối tượng là học sinh  lớp 11 và học sinh ôn thi THPT quốc gia.  2
  3. 6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 11, năm học 2017 – 2018. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: + Trong đề  tài “Phương pháp tính Tổ  hợp – Xác suất” này có một sự  cải biến mới, thay vì các cách trình bày cũ với các công thức được trình bày trình  tự, các dạng toán có ít ví dụ minh họa, như vậy chỉ phù hợp với  những học sinh   có học lực khá trở  lên, còn như  vậy đối với học sinh có học lực yếu hơn sẽ  không nắm được hết các công thức, các kĩ năng tính toán. Trong đề  tài này thì   các dạng bài tập được trình bày theo dạng, có phân tích kỹ  khi sử  dụng công  thức. Sáng kiến trình bày những nội dung chính sau: ­ Kiến thức cơ bản về qui tắc đếm gồm có qui tắc cộng và qui  tắc nhân ­ Kiến thức cơ bản hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp ­ Các dạng bài tập cơ bản và nâng cao Sáng kiến này có thể  áp dụng rộng rãi đối với nhiều đối tượng học sinh  với những điều kiện học tập khác nhau. + Với mục đích viết sáng kiến nhằm nâng cao chuyên môn, khả  năng sư  phạm và quan trọng hơn đó là mong muốn làm sao truyền tải được đến các em  học sinh phần kiến thức này một cách dễ  hiểu nhất, giúp các em hiểu bài, tự  làm được bài tập, tạo hứng thú cho các em trong quá trình học tập và nâng cao   khả năng tự học. Sáng kiến còn là tài liệu cần thiết trong quá trình dạy học của   bản thân, là tài liệu để  học sinh có thể tự  học vì có nhiều ví dụ  có lời giải dễ  hiểu, và còn là tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp. MÔ TẢ SÁNG KIẾN Tổ  hợp ­  xác suất là một phần học đòi hỏi sự  tư  duy cao, học sinh cần  phân biệt rõ từng khái niệm, phân biệt sự khác nhau khi sử dụng từng khái niệm  đó vào  bài tập. Đây là phần tương đối khó. Đòi hỏi học sinh phải có tư duy tốt   về  cả  hai phần là phần khái niệm và áp dụng . Vì vậy học sinh học phần này   cảm thấy rất khó khăn. Đặc biệt đối với học sinh có học lực chỉ  từ  trung bình  khá trở xuống. Để  khắc phục tình trạng trên khi dạy phần này giáo viên cần có những   phương pháp cụ thể như: chia các dạng toán hợp lý, đưa ra những phân tích, so   sánh và nhận xét cho từng phần, có ví dụ tương ứng với các dạng toán. Với các  3
  4. ví dụ  phù hợp, có lời giải chi tiết giúp học sinh nắm được kiến thức một cách  nhẹ nhàng.  Để học tốt phần này thì học sinh cần phải nắm được các phần chính sau: ­ Các khái niệm  ­ Các công thức ­ Các dạng bài tập Sáng kiến “Phương pháp tính Tổ  hợp – Xác suất” này sẽ  phần nào giải  quyết được các vấn đề trên và nó còn phù hợp với nội dung chương trình giảm  tải.  Thống kê kết quả  trước khi áp dụng sáng kiến qua bài kiểm tra, giảng  dạy trên lớp 11A1, 11A2 trong năm học 2017 – 2018 như sau: Lớp  Ss Số  điểm  Số  điểm  Số  điểm  Số điểm 9, 10
  5. d) Chỉnh hợp: Cho tập hợp A gồm n phần tử (n   1). Mỗi cách sắp xếp k phần   tử  khác nhau của A (1     k     n) theo một thứ  tự  nào đó được gọi là một   chỉnh hợp chập k của n phần tử của tập A. Số chỉnh hợp chập k của n phần tử:  Khi k = n thì  = Pn = n! e) Tổ hợp: Cho tập A gồm n phần tử (n   1). Mỗi tập con gồm k  phần tử của   A (1   k   n) được gọi là một tổ hợp chập k của n phần tử. Số các tổ hợp chập k của n phần tử:   Qui ước:  = 1 1.2.  Các dạng bài tập Sau đây là một số dạng bài tập sử dụng các qui tắc cộng, qui tắc nhân và  các khái niệm về hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp. Bài tập được phân thành một số  dạng sau: 1.2.1. Bài toán lập số, lập mã số a) Một số ví dụ đơn giản. Ví dụ 1: Trên thẻ nạp tiền của mạng vinaphone có 12 chữ số xếp thứ tự được  lấy từ các chữ số từ 0 đến 9. Hỏi có thể lập được bao nhiêu thẻ nạp tiền như  vậy? Giải: Gọi mã số cần lập có dạng: a1 a2… a12, ai  Để lập mã số ta cần thực hiện liên tiếp các hành động Chọn a1 có 10 cách Chọn a2 có 10 cách … … … 5
  6. Chọn a12 có 10 cách Theo qui tắc nhân có 1012 =1.000 000 000 000 (mã số) Ví dụ 2: Một cánh cửa phòng được thiết kế đóng mở tự động bằng một bảng  điều khiển gồm 10 phím số từ 0 đến 9. Nếu muốn cửa mở thì cần nhập một  mật khẩu gồm 3 phím số khác nhau được nhấn liên tiếp. Hỏi có bao nhiêu cách  để nhập một mật khẩu như vậy? Giải: Mỗi mật khẩu là một chỉnh hợp chập 3 của 10 phần tử Số mật khẩu lập được là  (mật khẩu) Nhận xét: Nếu lập mã số thì chữ số đứng đấu có thể bằng 0 Ví dụ 3: Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5. Lập được bao nhiêu số tự nhiên a) gồm 3 chữ số  b) gồm 3 chữ số khác nhau Giải:  a) Gọi số tự nhiên cần lập   Để lập số tự nhiên thỏa mãn yêu cầu bài toán ta thực hiện 3 hành động liên tiếp  sau: Chọn a có 5 cách Chọn b có 6 cách Chọn c có 6 cách  Theo qui tắc nhân có tất cả: 5.6.6 = 180 (số) b) Gọi số tự nhiên cần lập  , a,b,c đôi một khác nhau Để lập số tự nhiên thỏa mãn yêu cầu bài toán ta thực hiện 3 hành động liên tiếp  sau: Chọn a có 5 cách Chọn b có 5 cách, (b khác a đã được chọn) 6
  7. Chọn c có 4 cách,  (c khác a,b đã được chọn) Theo qui tắc nhân có tất cả: 5.5.4 = 100 (số) Nhận xét: Nếu lập số tự nhiên thì chú ý chữ số đứng đầu phải khác 0 để đảm  bảo số chữ số theo yêu cầu bài toán và phải xem các chữ số đó có yêu cầu khác  nhau không. Ví dụ 4: Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Lập được bao nhiêu số tự nhiên a) gồm 7 chữ số khác nhau b) gồm 4 chữ số khác nhau c) gồm 4 chữ số khác nhau và chữ số bên phải lớn hơn chữ số bên trái của số  đó. Giải: a)  Mỗi số tự nhiên cần lập là một hoán vị của 7 phần tử Số các số cần tìm là  b)  Mỗi số tự nhiên cần lập là một chỉnh hợp chập 4 của 7 phần tử Số các số cần tìm là  c) Để lập số tự nhiên thỏa mãn đề bài ta thực hiện liên tiếp các hành động sau: Chọn 4 chữ số khác nhau trong 7 chữ số đã cho có  cách Sắp xếp 4 chữ số đã cho sao cho chữ số bên phải lớn hơn chữ số bên trái  có 1 cách Theo qui tắc nhân có tất cả  (số) Nhận xét: Các ý sử dụng hoán vị hoặc chỉnh hợp để đếm thì vẫn có thể sử dụng   qui tắc nhân để tính nhưng sẽ dài dòng hơn. Học sinh muốn sử dụng hoán vị,  chỉnh hợp thì cần phải hiểu rõ khái niệm và điều kiện để áp dụng được các  khái niệm đó.  b) Lập số chia hết cho một số Nhận xét: Một số dấu hiệu chia hết cho một số thường gặp 7
  8. ­ Dấu hiệu chia hết cho 2: Số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 ­ Dấu hiệ số chia hết cho 5: Số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 ­ Dấu hiệu chia hết cho 3: Số có tổng các chữ số chia hết cho 3 ­ Dấu hiệu chia hết cho 9: Số có tổng các chữ số chia hết cho 9 ­ Dấu hiệu chia hết cho 6: Số chia hết cho 2 và 3. Ví dụ 1: Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 lập được bao nhiêu  a) số tự nhiên lẻ gồm 3 chữ số khác nhau b) số tự nhiên chẵn gồm 3 chữ số khác nhau. Giải: a) Gọi số tự nhiên cần lập là  Để lập số thỏa mãn yêu cầu ta thực hiện liên tiếp các hành động sau : Chọn c có 4 cách Chọn a có 7 cách Chọn b có 7 cách Theo qui tắc nhân ta có : 4.7.7 = 196 (số) b) Gọi số tự nhiên cần lập là  TH 1: Nếu  c = 0, (số có dạng ) ta thực hiện liên tiếp các hành động sau Chọn a có 8 cách Chọn b có 7 cách Theo qui tắc nhân có tất cả 8.7 = 56 (số) TH2 : Nếu  ta thực hiện liên tiếp các hành động sau Chọn c có 4 cách Chọn a  có 7 cách 8
  9. Chọn b có 7 cách Theo qui tắc nhân có tất cả 4.7.7 = 196 (số) Vậy có  tất cả 56 + 196 = 252 (số) Chú ý: Phần b) còn có thể tính theo cách khác như sau: +) Đếm tất cả các số có thể lập được gồm 3 chữ số khác nhau là  (số) +) Vậy số các số tự nhiên chẵn gồm 3 chữ số khác nhau là: 448 – 196 = 252(số) Ví dụ 2:  Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm  3 chữ số khác nhau chia hết cho 3? Giải: Gọi số tự nhiên cần lập là  Vì  Ta có các bộ ba số có tổng chia hết cho 3 là: {1, 2, 3}, {1, 2, 6}, {1, 3, 5}, {1, 3,  8}, {1, 4, 7}, {1, 5, 6}, {1, 6, 8}, {2, 3, 4}, {2, 3, 7}, {2, 4, 6}, {2, 5, 8}, {3, 4, 5},  {3, 4, 8}, {4, 5, 6}, {5, 6, 7}, {6, 7, 8}. Mỗi bộ số có thể lập được 3! số chia hết cho 3 Vậy số các số lập được là 16.3! = 96 (số). Ví dụ 3: Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 lập được bao nhiêu số gồm 3 chữ số khác  nhau và chia hết cho 6? Giải: Số chia hết cho 6 là số chia hết cho 2 và 3 +) Ta có các bộ 3 số khác nhau có tổng chia hết cho 3 là : {1, 2, 3}, {1, 3, 5},  {2, 3, 4}, {3, 4, 5} +) Mỗi bộ số {1, 2, 3}, {3, 4, 5} lập được 2 số tự nhiên chẵn gồm 3 chữ số khác  nhau +) Bộ số {2, 3, 4} lập được 4 số tự nhiên chẵn gồm 3 chữ số khác nhau +) Bộ số {1, 3, 5} không lập được số tự nhiên chẵn. Vậy có tất cả 2.2 + 4 = 8 (số chia hết cho 6) 9
  10. c) Lập số lớn hơn hoặc nhỏ hơn một số cho trước Ví dụ 1: Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 lập được bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn  100? Giải:  +) Số các số tự nhiên nhỏ hơn 100 có một chữ số lập được là 6 (số) +) Số các số tự nhiên nhỏ hơn 100 có hai chữ số khác nhau lập được là 6.5 = 30  (số) Vậy có tất cả 30 + 6 = 36 (số) Ví dụ 2: Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm 4  chữ số khác nhau và nhỏ hơn 5400? Nhận xét: Giáo viên cần phân tích rõ cho học sinh các trường hợp có thể có của   a để chia trường hợp cho hợp lý. Giải: Gọi số tự nhiên cần lập là ; a,b,c,d thuộc {1, 2, 3, 4, 5, 6, 7} TH1: a = 5. Ta thực hiện liên tiếp các hành động sau Chọn b có 3 cách Chọn c có 5 cách Chọn d có 4 cách  Theo qui tắc nhân có 3.5.4 = 60 (số) TH2: a 
  11. Vậy có tất cả: 60 + 480 = 540 (số) Ví dụ 3: Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 lập được bao nhiêu số tự nhiên chẵn gồm 4  chữ số trong nửa khoảng [3000; 4000) biết rằng a) các chữ số của nó không nhất thiết phải khác nhau b) các chữ số của nó khác nhau. Giải:   Gọi số tự nhiên thuộc [3000;4000) có dạng  Đề lập số tự nhiên thỏa mãn yêu cầu bài toán thực hiện liên tiếp các hành động  sau: Chọn a có 5 cách Chọn b có 5 cách Chọn c  có 2 cách Theo qui tắc nhân ta có 5.5.2 = 50 (số) b) Để lập được số dạng này ta cần thực hiện liên tiếp các hành động sau : Chọn c  có 2 cách Chọn a  có 3 cách Chọn b  có 2 cách Theo qui tắc nhân có tất cả 2.3.2 = 12 (số) d) Lập số bắt đầu từ chữ số cho trước; có mặt chữ số yêu cầu; chữ số  đứng cạnh nhau Ví dụ 1: Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7  lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm  5 chữ số khác nhau và bắt đầu bằng chữ số 23? Giải: Gọi số tự nhiên cần lập có dạng  Mỗi số tự nhiên cần lập là một chỉnh hợp chập 3 của 6 phần tử Vậy số các số lập được là: (số) 11
  12. Ví dụ 2: Biển số đăng kí xe máy của các tỉnh trong cả nước hiện nay ngoài 2  chữ số kí hiệu mã tỉnh đầu tiên thì nó gồm 2 nhóm, nhóm 1 gồm 1 chữ cái trong  26 chữ cái (không dùng chữ cái I và O) và một số trong các số từ 1 đến 9, nhóm  2 gồm 4 chữ số trong các số từ 0 đến 9 (ví dụ: 34 M4 2578). Hỏi trong một tỉnh  số xe máy được đăng kí nhiều nhất theo biển xe kiểu này là bao nhiêu? Giải: Để tạo được một biển số xe như vậy ta phải thực hiện liên tiếp các hành  động sau: Chọn chữ cái trong nhóm 1 có 24 cách (26 chữ cái không dùng hai chữ I và  O) Chọn chữ số trong nhóm 1 có 9 cách (từ 1 đến 9) Chọn 4 chữ số ở nhóm 2 có 104 cách Theo qui tắc nhân có tất cả 24.9.104 = 2 160 000 (xe) Ví dụ 3: Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5 lập được bao nhiêu số tự nhiên mà mỗi số  có 6 chữ số khác nhau chữ số 2 đứng cạnh chữ số 3? Giải: Đặt nhóm 2 chữ số 2,3 là x +) Ta tìm các số có 6 chữ số khác nhau có dạng có chữ số 2 và số 3 đứng cạnh  nhau, trong đó chữ số a có thể bằng 0 hoặc khác 0 Hoán vị  x và các chữ số 0, 1, 4, 5 có 5! cách Hoán vị chữ số 2, 3 có 2 cách Vậy có 2.5! = 240 (số) +) Tiếp theo ta tìm các số có 6 chữ số khác nhau có dạng  trong đó a = 0 Hoán vị x và các chữ số 1, 4, 5 có 4! cách Hoán vị chữ số 2, 3 có 2 cách Vậy có 2.4! = 48 (số) Vậy cần tìm là:  240 – 48 = 192 (số) 1.2.2. Bài toán liên quan đến đội, nhóm người 12
  13. Ví dụ 1: Một đội học sinh giỏi của một trường THPT có 7 học sinh khối 12, 6  học sinh khối 11 và 5 học sinh khối 10. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra 8 học sinh  đi dự trại hè sao cho mỗi khối có ít nhất một em được chọn? Giải:  Tổng số học sinh giỏi là 18 (học sinh) Nhận xét: Khi chọn ra 8 học sinh bất kì có thể xảy ra 3 trường hợp:  Thuộc  cùng một khối, hoặc thuộc 2 khối, hoặc thuộc cả 3 khối. Nhưng trường hợp 8  hs thuộc cùng một khối không xảy ra nên ta có cách làm sau. +) Số cách chọn ra 8 học sinh bất kì là  cách +) số cách chọn ra 8 học sinh thuộc hai khối 10 và 11 là  cách +) số cách chọn ra 8 học sinh thuộc hai khối là 10 và 12 là  cách +) số cách chọn ra 8 học sinh thuộc hai khối 11 và 12  là  cách Vậy số cách chọn thỏa mãn yêu cầu bài toán là  ­ (++) = 41811 (cách) Ví dụ 2: Một lớp học có 40 học sinh gồm 23 học sinh nam và 17 học sinh nữ.  Giáo viên cần chọn 4 học sinh lên bảng làm bài tập. Tính số cách gọi sao cho 4  học sinh được gọi có số nam nhiều hơn số nữ? Giải: Nhận xét: Giáo viên cần phân tích các trường hợp có thể xảy ra khi chọn 4 học  sinh bất kỳ từ đó sẽ xuất hiện trường hợp thỏa mãn yêu cầu bài toán. Các trường hợp chọn thỏa mãn: Chọn 4 nam, 0 nữ có  cách Chọn 3 nam, 1 nữ có  cách Theo qui tắc cộng ta có + = 38 962 (cách) Ví dụ 3 : Một đội có 5 nhà toán học nam, 3 nhà toán học nữ và 4 nhà vật lý nam.  Có bao nhiêu cách chọn một đoàn công tác gồm 3 người trong đó có cả nam và  nữ và cần có cả nhà toán học và vật lý học. Giải : Tổng số người trong đội là 5 + 3 + 4 = 12 (người) Các trường hợp thỏa mãn là 13
  14. Chọn 1 nhà toán học nữ, 2 nhà vật lý nam có  cách Chọn 1 nhà toán học nữ, 1 nhà toán học nam, 1 nhà vật lý nam có  cách Chọn 2 nhà toán học nữ, 1 nhà vật lý nam có  cách  Theo qui tắc cộng ta có ++ = 90 (cách) Ví dụ 4 : Một đội thanh niên tình nguyện có 15 người gồm 12 nam và 3 nữ. Hỏi  có bao nhiêu cách phân công đội thanh niên tình nguyện đó về giúp đỡ 3 tỉnh  miền núi sao cho mỗi tỉnh có 4 nam và 1 nữ.  Giải : Đội có 15 người chia đều cho 3 đội thì mỗi đội có 5 người Gọi tên ba tỉnh là A, B, C. Để thực hiện công việc ta thực hiện liên tiếp các hành động sau Chọn 4 nam về tỉnh A có  cách Chọn 4 nam về tỉnh B có  cách Chọn 4 nam về tỉnh C có  cách Chia 3 nữ mỗi nữ về một tỉnh có 3! cách  Theo qui tắc nhân ta có : ...3 ! = 207 900 (cách) 1.2.3. Bài toán liên quan đến hình học Ví dụ 1: Cho hình lập phương ABCD.EFGH, hỏi có tất cả bao nhiêu vecto khác  vecto không có điểm đầu và điểm cuối là các đỉnh của hình lập phương đã cho ? Giải : +) Mỗi vecto là một chỉnh hợp chập 2 đỉnh của 8 đỉnh đã cho. +) Vậy số vecto là  (vecto) Vậy có 56 vecto Ví dụ 2: Tính số đường chéo của lục giác đều ABCDEF. Giải: 14
  15. +) Số tất cả các đoạn thẳng có thể tạo ra từ 6 đỉnh của hình lục giác đều là   (đoạn) +) Số cạnh của hình lục giác đều là 6 (cạnh) +) Vậy số đường chéo của hình lục giác đều là  – 6 = 9 (đường chéo) Chú ý : Công thức tính số đường chéo của một đa giác n cạnh là  (đường chéo) Ví dụ 3: Một đa giác có số đường chéo là 35. Tính số cạnh của đa giác đó ? Giải : Gọi số cạnh đa giác là n, . Ta có . Giải phương trình ta được n = 10 (cạnh) Ví dụ 4 : Cho đường thẳng d1 .Ta lấy 6 điểm phân biệt thuộc d1 và 7 điểm phân  biệt không thuộc d1 sao cho không 3 điểm nào thẳng hàng (trừ 6 điểm thuộc d1).  Hỏi có thể tạo được bao nhiêu tam giác từ các điểm đã cho ? Giải:  TH1: Số tam giác được tạo bởi 2 điểm trên d1 và 1 điểm không thuộc d1 là  tam  giác TH2: Số tam giác được tạo bởi 1 điểm trên d1 và 2 điểm không thuộc d1 là  tam  giác TH3: Số tam giác được tạo bởi 3 điểm không thẳng hàng từ 7 điểm phân biệt  không thuộc d1 là  tam giác Vậy tổng số tam giác có thể tạo được là ++=266 (tam giác) Ví dụ 5: Cho 5 đường thẳng song song và 8 đường thẳng vuông góc với 5  đường thẳng song song đã cho đó. Hỏi các đường thẳng đó tạo nên tất cả bao  nhiêu hình chữ nhật? Giải: Mỗi hình chữ nhật được tạo bởi 4 đường thẳng là 2 đường thẳng song song và  hai đường thẳng vuông góc. Vậy số hình chữ nhật có thể tạo thành là: (hình chữ nhật) 15
  16. Ví dụ 6. Tính số hình chữ nhật được tạo thành từ 4 trong 20 đỉnh của đa giác  đều có 20 cạnh nội tiếp đường tròn tâm O Giải :  Nhận thấy các hình chữ nhật được tạo thành có 2 đường chéo là đường  kính của đường tròn. Vẽ đường thẳng d qua tâm O và không qua đỉnh của đa  giác đều thì d chia đa giác thành 2 phần, mỗi phần có 10 đỉnh. Suy ra số đường  chéo của đa giác đi qua tâm O là 10. Chọn 2 trong 10 đường chéo thì lập được 1  hình chữ nhật. Vậy có  hình chữ nhật. Ví dụ 7. Cho đa giác đều có 2n cạnh nội tiếp đường tròn tâm O. Biết số tam  giác có các đỉnh là 3 trong 2n đỉnh của đa giác nhiều gấp 20 lần số hình chữ nhật  có các đỉnh là 4 trong 2n đỉnh của đa giác. Tính số hình chữ nhật. Giải :  +) Lý luận tương tự câu 65 ta có  hình chữ nhật. +)  Số tam giác tạo thành từ 3 trong 2n đỉnh của đa giác là . +) Từ giả thiết ta có:                                                      . Vậy có  hình chữ nhật. 1.2.4. Bài toán liên quan đến nhóm bi, thẻ số và một số bài toán khác Ví dụ 1: Từ một hộp đựng 8 bi xanh, 7 bi đỏ, 6 bi vàng. Chọn ngẫu nhiên 3 bi.  Tính số cách chọn để a) 3 bi cùng màu. b) 3 bi có 2 màu. Giải : a) Chọn 3 bi cùng màu có thể là cùng màu xanh hoặc cùng đỏ, hoặc cùng vàng.  Vậy số cách chọn 3 bi cùng màu là: (cách)  b) Số cách chọn 3 bi bất kì là  cách 16
  17. số cách chọn được 3 bi khác màu nhau là  cách. Vậy số cách chọn 3 bi có hai màu là  (cách) Ví dụ 2: Cho tập hợp X gồm 10 phần tử khác nhau. Tính số tập hợp con khác  rỗng chứa một số chẵn các phần tử của X. Giải: +) Số tập hợp con chứa 2 phần tử của X là . +) Số tập hợp con chứa 4 phần tử của X là  +) Số tập hợp con chứa 6 phần tử của X là  +) Số tập hợp con chứa 8 phần tử của X là . +) Số tập hợp con chứa 10 phần tử của X là 1. Vậy có ++++1 = 45 + 210 + 210 + 45 + 1 = 511 tập hợp. Ví dụ 3:  Một hộp đựng 15 viên bi khác nhau gồm 4 bi đỏ, 5 bi trắng và 6 bi  vàng. Tính số cách chọn 4 viên bi từ hộp đó sao cho không có đủ 3 màu. Giải: + TH1: chọn 4 bi đỏ hoặc trắng có  cách. + TH2: chọn 4 bi đỏ và vàng hoặc 4 bi vàng có  cách. + TH3 chọn 4 bi trắng và vàng có  cách. Vậy có ++= 126 + 209 + 310 = 645 cách. Cách khác: +) Loại 1: chọn tùy ý 4 trong 15 viên bi có  cách. +) Loại 2: chọn đủ cả 3 màu có 720 cách gồm các trường hợp sau: ­ Chọn 2 bi đỏ, 1 bi trắng và 1 bi vàng có 180 cách. ­ Chọn 1 bi đỏ, 2 bi trắng và 1 bi vàng có 240 cách. ­ Chọn 1 bi đỏ, 1 bi trắng và 2 bi vàng có 300 cách. 17
  18. Vậy có 1365 – 720 = 645 cách. Ví dụ 4: Giải vô địch bóng đá Quốc gia có 14 đội tham gia thi đấu vòng tròn 1  lượt, biết rằng trong 1 trận đấu: đội thắng được 3 điểm, hòa 1 điểm, thua 0  điểm và có 23 trận hòa. Tính số điểm trung bình của 1 trận trong toàn giải. Giải:  Do thi đấu vòng tròn 1 lượt nên 2 đội bất kỳ chỉ đấu với nhau đúng 1  trận. Số trận đấu của giải là . +) Tổng số điểm của 2 đội trong 1 trận hòa là 2 nên tổng số điểm của 23 trận  hòa là 2.23 = 46. +) Tổng số điểm của 2 đội trong 1 trận không hòa là 3 nên tổng số điểm của 68  trận không hòa là 3.68 = 204. Vậy số điểm trung bình của 1 trận là  điểm. Ví dụ 5: Một hộp đựng 10 thẻ được đánh số từ 1 đến 10. Tính số cách lấy ngẫu  nhiên 5 thẻ sao cho tổng số ghi trên 5 thẻ đó là một số chẵn. Giải: TH1: Chọn được 1 thẻ ghi số chẵn và 4 thẻ ghi số lẻ có  cách TH2: Chọn được 3 thẻ ghi số chẵn và 2 thẻ ghi số lẻ có  cách TH1: Chọn được 5 thẻ ghi số chẵn và 0 thẻ ghi số lẻ có 1 cách Vậy có ++1 = (cách) 1.2.5. Bài toán giải phương trình, bất phương trình tổ hợp Công thức:  1) Pn = n!,  2)  3)  Ví dụ 1:  Giải phương trình sau:  Giải: +)  Điều kiện:   18
  19. +)  Phương trình đã cho tương đương    Đối chiếu với điều kiện suy ra nghiệm của phương trình đã cho là (x;y) thỏa  mãn  , . Ví dụ 2: Giải phương trình :   Giải: +) Điều kiện: n6, n +) Biến đổi phương trình đã cho                      n2 – n = 30n –150  n2  – 31n  + 150  =  0                    +) Đối chiếu với điều kiện ta được nghiệm của PT đã cho là n = 6; n = 25 Ví dụ 3: Giải bất phương trình sau:                                    Giải: +)  Điều kiện:  (*) +)  Biến đổi bất phương trình về dạng:                    +)  Kết hợp với Điều kiện (*) ta được nghiệm của bất phương trình là:  Ví dụ 4: Giải phương trình sau:  Giải: +) Điều kiện:   +) Biến đổi phương trình tương đương   +) Kết hợp với điều kiện ta được nghiệm của phương trình đã cho là x = 3. 19
  20. 2. BÀI TOÁN SỬ DỤNG CÔNG THỨC NHỊ THỨC NIUTON 2.1. Kiến thức cơ bản Công thức nhị thức Niuton Chú ý: +) Trong khai triển trên có n +1 số hạng +) Số hạng  gọi là số hạng tổng quát +) Hệ số của các số hạng đứng cách đều hai số hạng đầu và cuối là bằng nhau. 2.2. Các dạng bài tập 2.2.1. Sử dụng công thức nhị thức Niuton để khai triển, tìm số hạng, tìm  hệ số. Ví dụ 1: Cho .  Tìm hệ số của x10 trong dạng khai triển thành đa thức của P(x). Giải: Vậy hệ số của x10 là  Ví dụ 2:  Khai triển và rút gọn đa thức:  ta được đa thức: . Xác định hệ số a9 . Giải:  +)  +)  +)  +)  +)  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2