intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Vật lí

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Vật lí" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp học sinh rèn luyện một cách ghi chép bài thông minh. Đồng thời kích hoạt hai bán cầu não hoạt động cân bằng để việc học trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Vật lí

  1. MỤC LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..................... Error! Bookmark not defined. PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 2. Tính mới, đóng góp của đề tài .................................................................. 2 3. Đối tượng, phạm vi đề tài: ............................................................................ 2 4. Thời gian nghiên cứu .................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3 6. Khảo sát trước khi thực hiện đề tài ............................................................... 3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................... 6 1. Khám phá về não bộ ............................................................................. 6 2. Lợi ích của SƠ ĐỒ TƯ DUY................................................................ 7 3. Xu thế sử dụng sơ đồ tư duy .............................................................. 11 4. Thực tiễn ............................................................................................. 12 II. SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC ............................ 13 1. Tiết lí thuyết ........................................................................................ 14 2. Tiết bài tập- ôn tập .............................................................................. 17 3. Giáo án bài THẤU KÍNH MỎNG ..................................................... 18 4. Kết quả thực nghiệm .......................................................................... 23 PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................. 26 1. Kết luận.................................................................................................. 26 2. Khuyến nghị .......................................................................................... 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 28 PHỤ LỤC I .......................................................................................................... 29 Tiết 1: KHÁM PHÁ VỀ NÃO BỘ .................................................................... 29 Tiết 2: GIỚI THIỆU CÁC LUẬT CỦA SƠ ĐỒ TƯ DUY ............................... 36 PHỤ LỤC II ........................................................................................................ 41 1. Một số sơ đồ tư duy tham khảo ............................................................. 41 2. Sản phẩm của học sinh ......................................................................... 46
  2. Trang 1 PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Theo Nghị quyết TW khóa VIII khẳng định, đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo nhằm khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều, rèn luyện, thành lập nếp tư duy sáng tạo của học sinh. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học. Trong thực tế hiện nay còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần ghi nhớ máy móc kiến thức, chưa có sự tổng hợp kiến thức. Học sinh học bài nào biết bài đó, cô lập các nội dung kiến thức mà chưa có sự liên hệ các kiến thức với nhau. Trong các môn học, môn Vật lí thường được học sinh đánh giá là khó và khô khan. Là một giáo viên Vật lí, tôi luôn trăn trở: Làm cách nào để các kiến thức Vật lí khô khan trở nên sinh động hơn, gây hứng thú với học sinh hơn; làm cách nào để các con học một cách nhẹ nhàng mà vẫn hiệu qủa, không tốn quá nhiều thời gian vùi đầu vào sách vở mà vẫn có thể hiểu và vận dụng kiến thức. Nhờ đó các con có thêm thời gian để học các kĩ năng thiết yếu; có nhiều thời gian vui chơi, làm điều mình muốn và phát triển các năng lực tiềm ẩn của mình. Với tiêu chí tìm cách để HỌC NHẸ NHÀNG- NHỚ DỄ DÀNG, tôi đã tìm thấy một công cụ giúp ích cho học sinh trong quá trình học tập, cũng giúp cho mình trong quá trình dạy học và làm việc một cách hiệu quả. Đó là SƠ ĐỒ TƯ DUY (Mindmap). Nghiên cứu cho thấy, não bộ gồm 2 bán cầu thực hiện các chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Cách ghi chép thông thường với các con chữ, con số một màu đơn điệu mới chỉ sử dụng bán cầu não trái mà chưa dùng đến bán cầu não phải. Hãy tưởng tượng chúng ta có hai chân mà lại chỉ dùng một chân trong di chuyển và sinh hoạt thì việc di chuyển sẽ khó khăn và nhanh mỏi biết nhường nào. Bên cạnh đó, não phải có khả năng lưu trữ thông tin gấp 100 lần não trái mà chúng ta thường không sử dụng đến não phải là một điều lãng phí. Vậy làm cách nào để tổ chức các hoạt động mà kích thích cả hai bán cầu não đều tham gia thì việc ghi nhớ được nhẹ nhàng và hiệu quả, đó là vấn đề quan tâm
  3. Trang 2 của giáo viên khi thiết kế các hoạt động học tập cho học sinh. SƠ ĐỒ TƯ DUY sẽ giúp chúng ta thực hiện điều đó. Vì các lí do trên, tôi chọn đề tài “SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ” nhằm giúp học sinh rèn luyện một cách ghi chép bài thông minh. Đồng thời kích hoạt hai bán cầu não hoạt động cân bằng để việc học trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng 2. Tính mới, đóng góp của đề tài + Bước đầu hình thành cho học sinh thói quen tự nghiên cứu tài liệu, biết cách nghiên cứu tài liệu hiệu quả, đồng thời hỗ trợ phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. (Sử dụng SƠ ĐỒ TƯ DUY không chỉ giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một cách hệ thống mà còn kích thích phát triển cân bằng cả hai bán cầu não. Từ đó việc học sẽ nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Đồng thời sơ đồ tư duy cũng giúp học sinh tư duy sáng tạo). + Đề tài hướng dẫn học sinh cách sử dụng tài nguyên tham khảo sẵn có nên mọi đối tượng đều có thể sử dụng, kể cả những người gặp khó khăn trong việc vẽ hình. + Giúp giáo viên có thêm một công cụ hỗ trợ trong quá trình giảng dạy và làm việc. Giáo viên tự tin khi áp dụng phương pháp mới mà không cần lo lắng mình chưa biết cách vẽ sơ đồ tư duy. 3. Đối tượng, phạm vi đề tài: 3.1 Đối tượng: + Đề tài này tôi áp dụng cho học sinh lớp 11a0, 11a1– trường THPT Thanh Oai A năm học 2021-2022. + Có thể áp dụng cho các đối tượng học sinh: từ học sinh giỏi đến học sinh trung bình 3.2. Phạm vi: - Ứng dụng sơ đồ tư duy vào vào quá trình giảng dạy kiến thức mới và ôn tập kiến thức cho học sinh. - Hướng dẫn học sinh đọc sơ đồ tư duy bước đầu hình thành cho các em thói quen ghi chép bằng sơ đồ tư duy
  4. Trang 3 4. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 12/2021 đến tháng 5/2022 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Đọc tài liệu. - Tìm kiếm thông tin trên internet. - Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các nguồn tài liệu để xây dựng cơ sở lí thuyết và nội dung đề tài. 5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thực nghiệm. 6. Khảo sát trước khi thực hiện đề tài Thực hiện phiếu khảo sát trước khi thực hiện đề tài  Mục đích: + Tìm hiểu những khó khăn của học sinh trong quá trình học tập + Tìm hiểu các cách ghi chép bài của học sinh + Tìm hiểu sự hiểu biết của học sinh về sơ đồ tư duy, mức độ sử dụng và những khó khăn khi dùng sơ đồ tư duy PHIẾU KHẢO SÁT Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào ý kiến gần với mình nhất hoặc đưa ra ý kiến khác.(có thể chọn nhiều phương án) Câu 1: Em đang gặp khó khăn gì trong quá trình học tập? A. Học bài nhanh quên B. Nhiều công thức, khó nhớ C. Chưa liên hệ các kiến thức với nhau D. Ý kiến khác: ………………………………………………………… Câu 2: Em thường ghi bài theo cách nào? A. Viết thành từng đoạn văn. B. Gạch các ý C. Ý kiến khác………………………………………………………
  5. Trang 4 Câu 3: Em đã biết đến SƠ ĐỒ TƯ DUY chưa? A. Chưa biết. B. Đã nghe nói nhưng chưa dùng C. Đã sử dụng D. Ý kiến khác: ………………………………………………………… Câu 4: Theo em, sử dụng SƠ ĐỒ TƯ DUY trong ghi chép bài có lợi ích gì? A. Chưa tìm hiểu nên chưa biết. B. Viết bài ngắn gọn. C. Hệ thống kiến thức. D. Ý kiến khác……………………………………………………….. Câu 5: Nếu dùng sơ đồ tư duy, em có thể gặp những khó khăn gì? A. Không có năng khiếu hội họa. B. Ngại vẽ hình. C. Nhìn hình rối, không biết cách đọc. D. Không biết cách vẽ. E. Ý kiến khác: …………………………………………………….. Câu 6: Nếu sử dụng sơ đồ tư duy, em cần hỗ trợ điều gì? A. Hướng dẫn cách sử dụng B. Hướng dẫn cách vẽ hình C. Cách tìm từ khóa D. Ý kiến khác: ……………………………………………. Câu 7: Em đã biết về luật sơ đồ tư duy chưa? A. Đã biết nhưng chưa hiểu cách làm. B. Đã biết và hiểu cách làm C. Chưa biết Câu 8: Để vẽ sơ đồ tư duy, theo em cần chuẩn bị công cụ gì? .............................................................................................................. ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... Câu 9: Theo em, màu sắc trong sơ đồ tư duy có tác dụng gì?
  6. Trang 5 ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… KẾT QUẢ KHẢO SÁT Khi tổng hợp các phiếu khảo sát thu được kết quả như sau: - Đa số học sinh ghi bài theo cách viết thành đoạn văn bản, dựa vào chữ viết, đường thẳng, chữ số, logic và trình tự, một số học sinh đã ghi bài dạng sơ đồ tư duy ( dạng kiểu hình cây) - Đa số học sinh chưa biết cách đọc sơ đồ tư duy - Những học sinh biết đến sơ đồ tư duy đều nói sơ đồ tư duy giúp tổng hợp kiến thức - Hầu hết học sinh chưa hiểu rõ luật về sơ đồ tư duy - Hầu hết học sinh chưa hiểu rõ ý nghĩa của màu sắc trong sơ đồ tư duy - Chưa học sinh nào nghĩ đến dùng sơ đồ tư duy để rèn luyện não bộ
  7. Trang 6 PHẦN II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Khám phá về não bộ Nghiên cứu về não bộ ta thấy bộ não của con người được cấu tạo gồm 2 bán cầu não: bán cầu não trái và bán cầu não phải. Người ta gắn Điện não đồ lên não vào cho người tham gia thí nghiệm làm những động tác khác nhau để quan sát vùng não phản ứng trên máy tính, người ta thấy mỗi phần của não có một chức năng hoàn toàn khác nhau. Hai phần của não thực hiện điều khiển chéo: Bán cầu não trái điều khiển phần bên phải cơ thể, bán cầu não phải điều khiển bên trái cơ thể. Trong quá trình học tập - làm việc , chúng ta sử dụng cả hai bán cầu não thì việc học tập, làm việc sẽ nhẹ nhàng mà không mệt mỏi ( tương tự như chúng ta sử dụng hai chân khi di chuyển sẽ dễ dàng và nhẹ nhàng). Nếu chỉ dùng một bán cầu não thì việc ghi nhớ, học tập sẽ khó khăn hơn và dễ mệt ( giống như việc chúng ta co một chân lên, chỉ dùng một chân để di chuyển: vẫn làm được nhưng sẽ khó khăn và nhanh mỏi)
  8. Trang 7 Vậy làm thế nào để sử dụng được cả hai bán cầu não? Muốn sử dụng được ta phải biết chức năng nhiệm vụ của các bán cầu não. Nghiên cứu cho thấy não trái thực hiện các chức năng liên quan đến các con số, con chữ, tư duy, logic, tính toán… Não phải thực hiện các chức năng liên quan đến màu sắc, hình ảnh, tưởng tượng, sáng tạo…Như vậy nếu chúng ta ghi chép chỉ bằng các chữ, số màu đen thì chỉ có não trái hoạt động, khi nào chúng ta sử dụng kết hợp cả hình ảnh, màu sắc thì não phải sẽ hoạt động cùng. Não phải phát triển giúp chúng ta tưởng tượng tốt hơn, tư duy sáng tạo phát triển, giúp chúng ta ghi nhớ tốt và vận dụng tốt hơn Bên cạnh đó, khi được làm điều mình muốn, điều mình thích, chúng ta sẽ có động lực để làm, làm một cách vui vẻ và hiệu quả hơn. Não bộ cũng vậy. Muốn não bộ hoạt động hiệu quả, chúng ta phải biết não thích điều gì và thiết kế các hoạt động phù hợp với điều đó. Vậy não chúng ta muốn điều gì? Khoa học và thực nghiệm cho thấy, có 5 khám phá tuyệt vời về não bộ mà chúng ta thường bỏ quên: #1. Đối với não bộ, việc ghi nhớ các HÌNH ẢNH dễ hơn các con SỐ và CHỮ #2. Não chúng ta cần MÀU SẮC #3. Não chúng ta cần sự SẮP XẾP #4. Bộ não chúng ta rất giỏi TƯỞNG TƯỢNG #5. Bộ não chúng ta rất giỏi LIÊN TƯỞNG – LIÊN KẾT Một công cụ, một cách ghi chép sử dụng những nguyên tắc tiếp nhận thông tin của Bộ não vào việc GHI CHÉP BÀI HỌC, đó là phương pháp phương pháp SƠ ĐỒ TƯ DUY. Vậy SƠ ĐỒ TƯ DUY là gì? Cách ghi chép bằng SƠ ĐỒ TƯ DUY có lợi ích gì? 2. Lợi ích của SƠ ĐỒ TƯ DUY Trước hết, xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TONY BUZAN (1942- 2019) – người sáng tạo ra cách học bằng SƠ ĐỒ TƯ DUY (Mindmap) từ năm 1990
  9. Trang 8 Theo Tony Buzan, sơ đồ tư duy là công cụ tư duy mang tính tổ chức chặt chẽ. Hơn nữa nó đơn giản và dễ sử dụng. Muốn “cất” thông tin vào bộ não của bạn hoặc lấy thông tin từ não ta ra, Sơ dồ tư duy là phương pháp đơn giản nhất- nó là phương pháp ghi nhớ sáng tạo và có hiệu quả, có thể “vẽ ra” suy nghĩ của bạn bằng chữ viết Tất cả các sơ đồ tư duy đều có một vài điểm giống nhau. Chúng đều sử dụng màu sắc, đều có kết cấu tự nhiên là phân tán ra từ trung tâm, đều sử dụng các đường kẻ, dấu hiệu, từ ngữ và hình ảnh, đều tuân theo một quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và đại não dễ tiếp nhận. Sử dụng sơ đồ tư duy có thể đưa những thông tin dài dòng và khô cứng trở thành các bản vẽ có màu sắc, dễ nhớ và có tính tổ chức cao, nó phù hợp với các xử lí sự vật tự nhiên của đại não chúng ta Bạn có thể so sánh sơ đồ tư duy với một bản đồ đường phố. Trung tâm của sơ đồ tư duy cũng giống như trung tâm thành phố, nó đại diện cho tư tưởng quan trọng nhất của bạn, các con đường chủ yếu chia ra từ trung tâm thành phố đại ddienj cho cách nghĩ chủ yếu trong quá trình tư duy của bạn Cũng giống như bản đồ đường phố, sơ đồ tư duy sẽ + Vẽ ra sơ đồ toàn cảnh một chủ đề lớn hoặc lĩnh vực lớn + Giúp bạn có kế hoạch hoặc lựa chọn phù hợp với con đường mình đi, giúp bạn biết được mình đang đi đâu hoặc đã đến đâu
  10. Trang 9 +Tập trung lượng lớn các dữ liệu với nhau +Giúp bạn có thể nhìn thấy cách giải quyết mới đầy tính sáng tạo, từ đó giúp bạn giải quyết vấn đề +làm cho bạn vui vẻ xem, đọc, nghĩ đến và ghi nhớ nó Sơ đồ tư duy cũng là bản đồ tuyến đường ghi nhớ tốt nhất, phương thức tổ chức sự thật với tư tưởng rất phù hợp với cách làm việc tự nhiên của đại não. Điều này có nghĩa là bạn có thể ghi nhớ dễ dàng hơn , sau này cũng dễ nhớ lại hơn, phương pháp này đáng tin hơn cách ghi chép truyền thống Vậy sơ tư duy có thể giúp chúng ta điều gì? Sơ đồ tư duy có thể giúp chúng ta rất nhiều việc: +Thể hiện nhiều sức sáng tạo hơn +Tiết kiệm thời gian + Giải quyết vấn đề +Tập trung sự chú ý + Chau chuốt tư tưởng và làm cho rõ ràng hơn + Vượt qua kì thi với thành tích tốt + Trí nhớ tốt hơn + Học tập hiệu quả hơn và nhanh hơn + Biến học tập thành “việc cỏn con” + Mở rộng tầm nhìn + Xây dựng kế hoạch + Giao tiếp với người khác + Tiết kiệm giấy…. Tưởng tượng đại não giống như một thư viện. Nếu chúng ta để tài liệu chất đống trong thư viện thì khi cần tìm một thông tin có chủ đề hay một tài liệu nào đó, chúng ta phải tốn rất nhiều thời gian và rất khó tìm thấy. Sự so sánh này mô tả trạng thái đại não của rất nhiều người: Mặc dù trong đầu họ chứa nhiều thông tin họ cần nhưng do các thông tin trong đầu đều ở trạng thái mất trật tự nên họ không thể tìm thấy những thông tin khi họ cần. Tình hình đó dẫn đến cảm giác thất bại và không muốn tiếp nhận hoặc xử lí thông tin mới.
  11. Trang 10 Ngược lại, cũng trong thư viện có chứa nhiều tài liệu, thông tin; nếu chúng ta sắp xếp chúng một cách có trật tự, theo quy luật thì khi cần tìm tài liệu chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy trong thời gian ngắn. Sơ đồ tư duy chính là hệ thống cất giữ và tìm kiếm dữ liệu tiên tiến của thư viện to lớn tồn tại trong bộ óc thần kì của chúng ta Sơ đồ tư duy còn có một tác dụng khác. Có lẽ không ít người trong chúng ta nghĩ rằng thông tin chứa đựng càng nhiều trong não thì đầu óc mình sẽ chật cứng, lấy thông tin trong đầu ra sẽ càng khó khăn hơn. Sơ đồ tư duy sẽ thay đổi cách nghĩ này của chúng ta. Bởi vì, khi sử dụng sơ đồ tư duy, mỗi thông tin mới sẽ tự động kết nối với thông tin đã có sẵn trong thư viện của mình. Các thông tin sẽ liên kết với nhau càng nhiều. càng dễ để chúng ta lấy ra thông tin mình cần. Sử dụng sơ đồ tư duy chúng ta học được càng nhiều lại càng dễ học được nhiều thứ hơn. Đối với việc học tập của học sinh, sơ đồ tư duy có tác dụng gì? Cơ chế hoạt động của Sơ đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc với các mạng lưới liên tưởng, liên kết (các nhánh). Sử dụng cách ghi chép thông minh bằng sơ đồ tư duy là phương pháp đã được đại học Harvert của Mỹ áp dụng. Sơ đồ tư duy tận dụng những từ khóa và hình ảnh sáng tạo, khiến một khối lượng kiến thức “vĩ mô” nhanh chóng trở thành “vi mô”, cô đọng trong một trang giấy nhưng vẫn lưu trữ toàn bộ thông tin quan trọng. Đối với não bộ, sơ đồ tư duy giống như một bức tranh lớn đầy hình ảnh, màu sắc phong phú hơn là một bài học khô khan, nhàm chán. Từ đó, chỉ trong một thời gian ngắn, học sinh có thể hệ thống toàn bộ kiến thức một cách khoa học, dễ dàng ghi nhớ nhanh và sâu Sơ đồ tư duy giúp kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo: Mindmap dùng nhiều màu sắc khiến học sinh vận dụng trí tưởng tượng sáng tạo phong phú của mình. Đồng thời, nó giúp các em tạo ra bức tranh hình ảnh và màu sắc sinh động mang tính lí luận, có sự liên kết chặt chẽ. Thay cho các từ ngữ tẻ nhạt đơn điệu, Sơ đồ tư duycho phép người dùng làm nổi bật các ý tưởng trọng tâm bằng việc sử dụng các nhánh, màu sắc kích cỡ, hình ảnh đa dạng. Từ đó, học sinh sẽ tăng hứng thú học, khả năng tập trung, loại bỏ cách diễn đạt lủng củng, nhớ trước quên sau.
  12. Trang 11 Sơ đồ tư duy giúp tăng cường chức năng hai bán cầu não: Mindmap giúp người học tận dụng các chức năng của não trái lẫn não phải khi học, tăng công suất toàn bộ sức mạnh của cả bộ não. Nếu vận dụng đúng cách, nó sẽ hoàn toàn giải phóng những năng lực tiềm ẩn, các em sẽ sáng tạo hơn, thông minh hơn. 3. Xu thế sử dụng sơ đồ tư duy Trong các năm gần đây, sơ đồ tư duy được sử dụng rộng rãi hơn. Chúng ta thấy có rất nhiều sách tham khảo tóm tắt kiến thức bằng sơ đồ tư duy. Rất dễ gặp trên mạng xã hội các bản sơ đồ tư duy giúp học sinh ghi nhớ kiến thức. Ngày 14/11/2021 vừa qua có diễn ra cuộc thi sơ đồ tư duy cho tất cả các đối tượng học sinh ở các khối lớp. Để tham gia vòng bán kết các em phải tham gia ở vòng tuần, tháng, quý. Mỗi vòng đều có vẽ và thuyết trình sơ đồ tư duy Qua đó đã giúp các em phát triển rất nhiều kĩ năng thiết yếu: khả năng tư duy, logic, sáng tạo, kĩ năng thuyết trình, các em tự tin hơn và chủ động hơn trong việc học Cuộc thi không chỉ giúp các em có thêm một cách học mới mà còn giúp các em có cơ hội thể hiện và khẳng định mình. Ngày 24/4/2022, VTV7 đã khởi động cuộc thi sơ đồ tư duy Việt Nam 2022 . Sự kiện này cho thấy ý nghĩa quan trọng của việc sử dụng sơ đồ tư duy, đồng
  13. Trang 12 thời cũng cho thấy sự quan tâm, đón nhận của mọi người đối với cách ghi chép thông minh này 4. Thực tiễn Qua điều tra thực tế cho thấy đã có nhiều giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nhưng chưa thực sự hiệu quả và chưa kích thích được học sinh tham gia. Một vài nguyên nhân chính là Giáo viên mới sử dụng sơ đồ tư duy để tóm tắt, hệ thống nội dung kến thức của bài sau khi học hoặc sử dụng khi ôn tập Khi sử dụng sơ đồ tư duy, giáo viên chưa làm rõ những lợi ích của sơ đồ tư duy mang lại cho người sử dụng nên chưa tao ra được hứng thú cho học sinh Vẽ sơ đồ tư duy chưa đúng luật về màu sắc ( thường dùng 1 màu đen) và trình tự sắp xếp nội dung nên đôi khi gây khó khăn cho người dùng, đồng thời không kích hoạt được hai bán cầu não cùng hoạt động Chưa hướng dẫn học sinh cách đọc sơ đồ tư duy nên việc dùng chưa thực sự hiệu quả Không phải học sinh nào cũng thích vẽ và có năng khiếu vẽ nên đôi khi việc vẽ sơ đồ tư duy gây trở ngại cho học sinh. Đối với một vài giáo viên, việc vẽ cũng không phải là sở trường nên ngại. Vậy làm thế nào để việc sử dụng sơ đồ tư duy được hiệu quả trong dạy học và cả trong cuộc sống? Làm thế nào để học sinh hứng thú với sơ đồ tư duy và sử
  14. Trang 13 dụng thường xuyên? Đó là vấn đề tôi trăn trở khi hiểu rõ về lợi ích của sơ đồ tư duy Để khắc phục những hạn chế nêu trên, tôi tập trung vào việc dạy cho học sinh hiểu luật của sơ đồ tư duy, biết cách đọc sơ đồ tư duy để có thể sử dụng các sơ đồ tư duy có sẵn.( các em thuyết trình sơ đồ tư duy sẵn có). Việc đó cũng giúp các em học sinh không có năng khiếu vẽ tự tin hơn khi sử dụng sơ đồ tư duy. Khuyến khích các em tự vẽ sơ đồ tư duy của riêng mình bằng cách khuyến khích điểm ( có thể chấm điểm kiểm tra thường xuyên, cộng thêm điểm khuyến khích cho bài giữa kì hoặc bài cuối kì) Tôi xin chia sẻ cách mình đã làm trong quá trình dạy học, cách làm này đã bước đầu thu hút được các em tham gia: Tôi đã sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học bài mới, trong giờ bài tập, ôn tập chương và hướng dẫn để các em dùng sơ đồ tư duy trong việc ôn tập kiến thức để làm bài kiểm tra giữa kì, cuối kì II. SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC Trước khi đưa sơ đồ tư duy vào dạy trong bài giảng, tôi dành 2 tiết để chia sẻ với các em về sơ đồ tư duy Tiết 1: cho các em trải nghiệm và tìm hiểu về não bộ. Từ đó thấy được vai trò và lợi ích của sơ đồ tư duy Tiết 2: Hướng dẫn sơ bộ về Luật Sơ đồ tư duy để các em hiểu cách vẽ, đồng thời hướng dẫn các em đọc sơ đồ tư duy Nội dung cụ thể của 2 tiết này xin được đưa vào phần PHỤ LỤC I Với những học sinh gặp khó khăn trong việc vẽ sơ đồ tư duy, giáo viên hướng dẫn những điều cơ bản để giúp các em có thể đọc được sơ đồ tư duy khi tham khảo - Hình trung tâm nói đến chủ đề của bản vẽ - Số lượng nhánh chính cho biết nội dung chính của bài - Đọc bắt đầu từ nhánh 1h, theo chiều kim đồng hồ ( kể cả nhánh chính và nhánh con) - Đọc từ hình trung tâm, đến nhánh lớn đi ra các nhánh con. Trên mỗi nhánh, đọc các từ theo chiều từ trái sang phải
  15. Trang 14 - Khi giữa các nhánh có mũi tên liên kết thì các khái niệm đó có liên quan đến nhau - Trên các nhánh, các phần có kí hiệu giống nhau chỉ cùng một vấn đề Sau khi chia sẻ để học sinh hiểu rõ việc cần thiết dùng sơ đồ tư duy trong ghi chép bài học, hiểu được cách đọc sơ đồ tư duy. Tôi đã sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết dạy 1. Tiết lí thuyết Hướng dẫn các em thực hiện quy trình học thông minh gồm 3 phần:  Chuẩn bị bài ở nhà (trước giờ học)  Học ở trường (trong giờ học)  Sau khi đi học về (sau giờ học) Tôi tập trung vào phần 1: Chuẩn bị bài ở nhà, gồm 6 bước. Ở các buối học trước, tôi giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh, hướng dẫn các em chuẩn bị bài theo quy trình 6 bước (bước 6 không bắt buộc)
  16. Trang 15  Bước 1: Đọc tiêu đề và xem hình vẽ ( nếu có) Bước này giúp học sinh xác định được chủ đề cần tìm hiểu, từ đó xác đinh được hình trung tâm khi vẽ sơ đồ tư duy  Bước 2: Đọc mục lớn, mục nhỏ Bước này giúp xác định bài học có bao nhiêu nội dung , từ đó xác định được số nhánh lớn, nhánh nhỏ khi vẽ sơ đồ tư duy  Bước 3: Đọc câu hỏi cuối bài Bước này giúp xác định kiến thức trọng tâm của bài  Bước 4: Đọc nội dung Bước này để học sinh xác định bài này nói về những vấn đề gì  Bước 5: Đánh dấu nội dung trả lời bằng bút màu Bước này yêu cầu chi tiết: học sinh xác định từ khóa trong mỗi phần ( Nội dung này có thể là khó với học sinh yếu kém, do đó giáo viên có thể cho các em hoạt động thảo luận theo nhóm để xác định. Để việc học dễ dàng với các môn, giáo viên có thể gợi ý các em dùng 1 màu mực với các môn Ví dụ: - Câu 1 luôn dùng màu đỏ, với môn nào cũng thế - Câu 2 luôn dùng màu xanh lá
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
106=>1