Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức lịch sử, văn hóa xứ Nghệ cho học sinh lớp 10 thông qua dạy văn thuyết minh
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Tích hợp kiến thức lịch sử, văn hóa xứ Nghệ cho học sinh lớp 10 thông qua dạy văn thuyết minh" nhằm giúp các em khám phá được nhiều vẻ đẹp lịch sử,văn hóa,con người ngay chính trên quê hương của mình qua đó góp phần bồi dưỡng các phẩm chất: tình yêu và niềm tự hào quê hương đất nước, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức lịch sử, văn hóa xứ Nghệ cho học sinh lớp 10 thông qua dạy văn thuyết minh
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP KIẾN THỨC VỀ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA XỨ NGHỆ CHO HỌC SINH LỚP 10 THÔNG QUA DẠY VĂN THUYẾT MINH Môn: Ngữ Văn THPT
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER VINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP KIẾN THỨC VỀ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA XỨ NGHỆ CHO HỌC SINH LỚP 10 THÔNG QUA DẠY VĂN THUYẾT MINH Môn: Ngữ Văn THPT Tác giả : Nguyễn Thị Thu Trang Tổ bộ môn : Văn – Sử – Địa – GDCD Năm thực hiện : 2021 – 2022 Số ĐT : 0982 937 399 Vinh, tháng 4 năm 2022
- MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1 I. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1 II.Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2 III. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 2 IV. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2 B.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................ 3 I. Cơ sở lí luận ....................................................................................................... 3 II. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 4 III. Giải pháp và tổ chức thực hiện........................................................................ 5 IV. Hiệu quả ........................................................................................................ 29 C. KẾT LUẬN ................................................................................................... 30 I. Kết luận. ........................................................................................................... 30 II. Kiến nghị. ....................................................................................................... 31 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 32
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TÍCH HỢP KIẾN THỨC VỀ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA XỨ NGHỆ CHO HỌC SINH LỚP 10 THÔNG QUA DẠY VĂN THUYẾT MINH” A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Đổi mới giáo dục đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Đổi mới phương pháp dạy học đang trở thành nhu cầu tất yếu của ngành giáo dục Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng hiện tại là phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo qua vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tập cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng phát triển năng lực. Một trong những phương pháp đổi mới đem lại hiệu quả cao trong nhà trường hiện nay đó là phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp. Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những phương pháp thể hiện tính ưu việt, phát huy tính tích cực người học. Phương pháp dạy học tích hợp cho phép giáo viên có thể liên kết những kiến thức của nhiều môn học trong cùng một tiết dạy. Riêng đối với môn ngữ văn, khi dạy học tích hợp giáo viên có thể liên hệ kiến thức của những môn học như lịch sử, địa lí, giáo dục công dân, tin học… để vừa dạy kiến thức, vừa rèn luyện kỹ năng sống, vừa giáo dục nhân cách lại có thể bồi đắp những giá trị về tâm hồn tình cảm cho học sinh .Từ đó học sinh có thể tiếp thu kiến thức, biết vận dụng vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến môn học. Đồng thời làm cho việc học trở nên phong phú đã đa dạng và thu hút hơn đối với người học. Ở chương trình ngữ văn 10, văn thuyết minh là một kiểu bài quan trọng. Kiểu bài này từ năm lớp 8, học sinh đã được tiếp cận. Lên nước 10, các em tiếp tục được học và tìm hiểu cũng như nâng cao kỹ năng làm bài. Đây là dạng bài văn hay, gắn liền với thực tế đời sống, cung cấp nhiều hiểu biết xã hội đồng thời thông qua bài văn thuyết minh giúp học sinh hình thành và phát triển nhiều năng lực phẩm chất, nhất là khi các em rèn luyện kỹ năng viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử văn hóa địa phương. Ở mỗi địa phương đều có nét đẹp riêng về lịch sử, văn hóa, con người. Đó chính là thế mạnh để nắm bắt và áp dụng vào thực tiễn giảng dạy trong nhà trường. Trong khi đó, đã từ lâu, xứ Nghệ luôn được biết đến là mảnh đất quê hương của nhiêu chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng và các lãnh đạo cộng sản như Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Duy Trinh,… Bên cạnh đó, Nghệ An còn nổi tiếng là xứ sở của các lễ hội truyền thống (lễ hội đền Cờn, lễ hội đền 1
- Quả Sơn, lễ hội đền Vua Mai, lễ hội đền Cuông…) và những di tích lịch sử văn hoá (Đền Cuông, Đền Quả Sơn, Thành Cổ Vinh…); những di tích cách mạng (Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, Truông Bồn…), di tích lưu niệm danh nhân ( Làng sen Quê Bác, khu lưu niệm cụ Phan Bội Châu…), và rất nhiều làng nghề truyền thống(làng nghề tương Nam Đàn, làng nghề gốm Đô Lương…) Chính vì vậy, văn hóa xứ Nghệ luôn được đánh giá là vô cùng phong phú và đặc sắc với những giá trị truyền thống tốt đẹp đặc trưng cho bản sắc dân tộc Việt Xuất phát từ cơ sở đó, năm học 2021- 2022 này tôi đã lựa chọn đề tài “ Tích hợp kiến thức lịch sử, văn hóa xứ Nghệ cho học sinh lớp 10 thông qua dạy văn thuyết minh…” để nghiên cứu thực nghiệm và chia sẻ với đồng nghiệp. II.Mục đích nghiên cứu Tích hợp các kiến thức về lịch sử và văn hóa của địa phương (Nghệ An) cho học sinh lớp 10 thông qua dạy văn thuyết minh nhằm tăng sự say mê hứng thú cho các em trong các giờ học.Đồng thời giúp các em khám phá được nhiều vẻ đẹp lịch sử,văn hóa,con người ngay chính trên quê hương của mình qua đó góp phần bồi dưỡng các phẩm chất:tình yêu và niềm tự hào quê hương đất nước, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa địa phương. Thông qua bài học giúp phát triển các năng lực người học như :năng lực giải quyết vấn đề, năng lực làm việc nhóm và đặc biệt là năng lực thuyết trình …Bởi trong cuộc sống hiện đại ngày nay nếu các em có kĩ năng thuyết trình tốt sẽ rất có lợi trong công việc và cuộc sống sau này. III. Đối tượng nghiên cứu Với dung lượng của một đề tài nhỏ, tôi sẽ tập trung nghiên cứu một số phương pháp dạy học tích hợp kiến thức về lịch sử và văn hóa địa phương xứ Nghệ cho học sinh lớp 10 thông qua 2 tiết dạy làm văn thuyết minh trong chương trình ngữ văn 10 + Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh + Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh Từ đó đưa ra cách giảng dạy văn thuyết minh có hiệu quả làm tiền đề áp dụng rộng rãi hơn cho những năm sau. Từ đó xác lập cách dạy văn thuyết minh đạt hiệu quả và giúp người học: + Biết cách xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh + Viết được một đoạn văn thuyết minh có đề tài gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống IV. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết: phần cơ sở lí luận + Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin: phần cơ sở thực tiễn + Phương pháp thống kê, xử lí số liệu + Phương pháp thực hành 2
- B.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lí luận Khái niệm Tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng trong chương trình giáo dục của nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây. Qua việc hoạt động tích hợp trong một tiết lên lớp, học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic, đồng thời thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương trình. Nhờ đó sẽ xóa bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt giữa nhà trường và cuộc sống; cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có mối liên hệ, bổ sung cho nhau hay tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này. Dạy học tích hợp sẽ phát huy được tính tích cực chủ động và sáng tạo của HS; buộc HS chủ động tự đọc, tự làm việc độc lập theo SGK, theo hướng dẫn của giáo viên. Do đặc thù riêng của môn học, việc tích hợp trong giờ học Ngữ văn là hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung gắn với thực tiễn. Đó có thể là sự tích hợp tri thức, kĩ năng tiếng Việt và Làm văn để giúp HS thực sự cảm được cái hay, cái đẹp, sự tinh tế, độc đáo của tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng cho HS năng lực sử dụng tiếng Việt đúng và hay; chú trọng rèn luyện cho HS cách diễn đạt giản dị, trong sáng, chính xác, lập luận chặt chẽ, có suy nghĩ độc lập. Đó cũng có thể là sự tích hợp những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội, đạo đức, lối sống để đánh giá, lý giải một hiện tượng văn học, một chi tiết nghệ thuật hay để đề xuất một thái độ, một quan điểm sống... Như vậy có thể thấy, phạm vi tích hợp trong giờ dạy Ngữ văn rất phong phú: Có thể tích hợp nội môn (giữa ba phân môn Văn –Tiếng Việt – Làm văn hay giữa những bài học có cùng chủ đề); 3
- Có thể tích hợp liên môn như: tích hợp Văn – Lịch sử (Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng những kiến thức về hoàn cảnh lịch sử của từng thời kỳ, về nhân vật lịch sử. . để lý giải và khai thác giá trị, thành công cũng như hạn chế của tác phẩm); Tích hợp Văn – Địa lý (Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng kiến thức hiểu biết về các địa danh để lý giải rõ một số chi tiết hình ảnh nghệ thuật ); Tích hợp Văn – Âm nhạc (hát, ngâm thơ, diễn kịch); Tích hợp Văn – Mỹ thuật (Khi dạy học một tác phẩm văn chương GV có thể cho học sinh vẽ tranh minh họa …) Khi thiết kế giáo án giờ học theo quan điểm tích hợp, giáo viên cần phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để HS vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí các tình huống đặt ra, qua đó học sinh chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tích hợp. Trong quá trình soạn giáo án, GV cần xác định rõ : - Mục tiêu bài dạy . - Những nội dung cần tích hợp. - Phương pháp tích hợp và các phương tiên dạy học cần thiết. - Thiết kế hệ thống câu hỏi theo trình tự hợp lý (định hướng phát triển năng lực HS) Trong quá trình lên lớp GV có thể dạy học tích hợp theo nhiều cách khác nhau. Việc lưa chọn cách thức nào là tùy thuộc vào nội dung cụ thể của từng phân môn và từng bài học. Việc tích hợp kiến thức lịch sử, văn hóa trong dạy học văn thuyết minh thực sự đã khơi dậy cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, con người, lòng tự hào dân tộc,ý thức xây dụng và bảo vệ tổ quốc đồng thời khơi dậy niềm đam mê, sự hứng thú đối với môn học. II. Cơ sở thực tiễn Trong những năm gần đây trước xu thế vận động đổi mới của thế giới nền giáo dục Việt Nam cũng đang khoác trên mình một “tấm áo mới” năng động hơn, nhạy bén hơn với thời cuộc. Tinh thần đổi mới giáo dục được các giáo viên hưởng ứng nhiệt tình, nhiều giáo viên đã không ngừng tìm tòi đổi mới trong từng tiết dạy, thắp lên ở học sinh ngọn lửa của lòng nhiệt huyết, đam mê văn chương. Song không phải ai cũng ý thức được vai trò của sự đổi mới. Do đó sự thay đổi trong phương pháp dạy và tỉnh hiệu quả chưa cao. Trong các giờ văn, giáo viên chưa thực sự tạo ra được sự đổi mới, chưa kích thích được tính tích cực chủ động trong quá trình học của học sinh. Không chỉ có vậy nhiều giáo viên chưa thấy được vai trò quan trọng của môn làm văn thuyết minh trong nhà trường nên đôi khi dạy còn mang tính chiếu 4
- lệ, chưa thực sự đầu tư tâm huyết và thời gian. Mặt khác, có nhiều giáo viên chỉ chú trọng phần đọc văn mà xem nhẹ môn làm văn, chưa có cách dạy thu hút đến học sinh. Thiết nghĩ, mỗi giáo viên cần thay đổi cách nghĩ, cách dạy để biến mỗi giờ dạy văn học thành một giờ hứng thú và đầy ý nghĩa. Về phía học sinh, trong các giờ văn các em vẫn còn thờ ơ, ít khi tham gia vào các hoạt động học .Chủ yếu các em nghe giáo viên giảng và ghi chép bài. Giáo viên phát vấn thì có rất ít học sinh giơ tay phát biểu. Phần trình bày học sinh thường thể hiện sự bị động, thiếu tự tin, kém thuyết phục và mất nhiều thời gian. Học sinh còn lại thì nghe nhưng không có ý kiến phản đối hay bổ sung, chỉ khi giáo viên gọi mới trình bày nhưng cũng rất lúng túng. Bên cạnh đó, thực tế cuộc sống còn cho thấy một vấn đề đáng lo ngại nữa là ý thức của giới trẻ hiện nay (trong đó đa phần là học sinh) đối với lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc đang ngày càng sa sút. Ngay cả lịch sử, văn hóa của địa phương mình học sinh cũng không biết, không rõ... Với vai trò là một môn học giáo dục nhân cách con người, môn ngữ văn trong nhà trường cần nhận rõ hơn nữa vai trò của bộ môn trong việc lồng ghép những giá trị đời sống trong giáo dục học sinh. III. Giải pháp và tổ chức thực hiện Trước khi dạy phần văn thuyết minh, tôi cho học sinh làm một bài tập lớn với một tình huống như sau: “ Em có một nhóm bạn từ thủ đô Hà Nội muốn đến Nghệ An để tham quan du lịch. Bạn em nhờ em làm hướng dẫn viên cho họ. Vậy nếu được làm hướng dẫn viên du lịch em sẽ giới thiệu với bạn những gì về Nghệ An ? Hãy chuẩn bị tài liệu để thuyết minh về xứ Nghệ ?”. Để thực hiện “ Tích hợp kiến thức về lịch sử và văn hóa xứ Nghệ cho học sinh lớp 10 thông qua bài văn thuyết minh” tôi chia làm các bước như sau: 1. Bước 1: Thu thập tài liệu Tôi chia lớp thành bốn nhóm nhỏ và phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm tìm hiểu các nội dung sau: Nhóm 1: Tìm hiểu con người xứ Nghệ, các danh nhân văn hoá: Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Duy Trinh Nhóm 2: Tìm hiểu các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các điểm du lịch tiêu biểu ở Nghệ An: Cổng thành Vinh, Đền thờ Quang Trung, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, Làng sen Quê Bác, Quảng trường Hồ Chí Minh, Truông Bồn, Mộ bà Hoàng Thị Loan, khu lưu niệm cụ Phan Bội Châu Nhóm 3: Tìm hiểu một số lễ hội truyền thống ở Nghệ An: Lễ hội đền Cờn, lễ hội đền Quả Sơn, lễ hội Vua Mai, lễ hội Đền Cuông, lễ hội sông nước Cửa Lò, hội Vật Cù ở Thanh Chương. 5
- Nhóm 4: Tìm hiểu ẩm thực Nghệ An: Cháo lươn, giò bê Nam Đàn, bánh đa Đô Lương, nhút Thanh chương, tương Nam Đàn, mực nháy Cửa Lò… * Cách thức thu thập tài liệu: 1, Học sinh có thể tìm hiểu trên mạng, qua sách báo, truyền hình… 2, Học sinh có thể đến các địa điểm gần để quan sát. Học sinh trường tôi ở Vinh nên tôi giới thiệu cho các em một số địa điểm gần như: Quản trường Hồ Chí Minh, đền thờ Quang Trung, Cổng Thành Vinh, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh… 3, Nếu học sinh có điều kiện tham quan, tôi yêu cầu các em đưa: Sổ tay để ghi chép, điện thoại, máy ảnh,… để quay clip, chụp ảnh làm tư liệu viết bài văn thuyết minh Học sinh thu thập tài liệu trong vòng một tháng hoàn thành trước khi bước sang học kỳ II Sau khi có sản phẩm, các nhóm gửi về cho giáo viên kiểm tra, chọn lọc và giáo viên giao lại cho các nhóm để làm tư liệu học tập 2. Bước 2: Hướng dẫn học sinh viết bài văn thuyết minh Sau bài học “ Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh” và “ Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh”… giáo viên hướng dẫn các em viết bài văn thuyết minh dựa vào những kiến thức thu thập được theo nội dung đã phân công từng nhóm: Nhóm 1: Viết bài thuyết minh về món Cháo lươn xứ Nghệ Nhóm 2: Viết bài thuyết minh về Quảng trường Hồ Chí Minh Nhóm 3: Viết bài thuyết minh về Cổng thành Vinh Nhóm 4: Viết bài thuyết minh về Đền thờ Quang Trung 3. Bước 3: Hướng dẫn học sinh sử dụng hình ảnh, video,… thu thập được để làm bài thuyết trình Sau khi các nhóm đã hoàn thành bài văn thuyết minh, giáo viên sẽ kiểm tra nội dung sau đó giao lại cho nhóm để làm bài thuyết trình tại lớp Cách làm: - Học sinh sử dụng những tranh, ảnh, video đã thu thập được minh họa cho bài văn thuyết minh của nhóm mình. - Hình ảnh, video, clip phải tải lên các slide - Sử dụng powerpoint để trình chiếu các slide đã chọn lọc Lưu ý : - Bài thuyết trình phải được cả nhóm cùng làm và chuẩn bị kĩ ở nhà - Những hình ảnh tải lên phải được lựa chọn cho phù hợp với từng phần của nội dung bài thuyết trình. 6
- - Mỗi bài thuyết trình chỉ được trình bày trong vòng 5 đến 7 phút. Tránh dài dòng, lan man - Mỗi nhóm cử 1 đến 2 thành viên lên thuyết trình . Người thuyết trình phải nói to, rõ ràng, mạch lạc Trong khoảng thời gian trước khi tiến hành thuyết trình, học sinh có thể nêu mọi thắc mắc từ nội dung đến hình thức thuyết trình… giáo viên sẽ giải đáp tất cả các ý kiến của các nhóm Mục đích thuyết trình : +Thông qua giờ văn thuyết minh rèn luyện cho học sinh kĩ năng giao tiếp trước đám đông + Rèn luyện cho các em sự tự tin và cả sự tự hào về bản thân khi đứng trước tập thể. Điều này rất có ích cho các em trong học tập và cả cuộc sống sau này. 4. Bước 4: Tổ chức cho các nhóm thuyết trình - Trước khi thuyết trình khoảng 1 tuần, giáo viên có thể mời ban giám hiệu và những giáo viên trong tổ chuyên môn sắp xếp thời gian đến tham dự. Và giáo viên chuẩn bị các phần thưởng nho nhỏ để khích lệ và tạo hứng thú cho các em.Phần thưởng này sẽ trao sau khi kết thúc thuyết trình . - Mỗi tổ cử một đến hai thành viên đại diện cho nhóm mình lên thuyết trình sản phẩm của nhóm mình. - Khi thuyết trình học sinh có thể cầm theo dàn ý. - Sau khi cả bốn nhóm đã thuyết trình xong, giáo viên phát “Phiếu nhận xét , cho điểm thuyết trình” để các nhóm nhận xét nội dung bài thuyết trình và phong cách thuyết trình của các nhóm khác. Sau đó giáo vên tổng hợp lại và nhận xét ưu nhược điểm của từng nhóm.Cuối cùng, tặng thưởng cho các nhóm và một phần thưởng đặc biệt nhất cho nhóm nào thể hiện tốt nhất. - Sau đó giáo viên có thể mời Ban giám hiệu có ý kiến. *Mẫu “Phiếu nhận xét và cho điểm thuyết trình” PHIẾU ĐÁNH GIÁ ,CHO ĐIỂM THUYẾT TRÌNH. Cho Nhận xét Cho Cho Nhận xét Nhận xét hình ảnh, Nhóm nội dung bài điểm điểm phong cách điểm Tổng video minh điểm thuyết minh (10) (10) thuyết trình (10) họa 1. 2. 3. 7
- *Đây là sản phẩm của các em Nhóm1.: Cháo lươn xứ Nghệ Xứ Nghệ từ lâu đã nổi tiếng với nhiều đặc sản được rất nhiều người ưa thích như bánh đa Đô Lương, nhút Thanh Chương,tương Nam Đàn… và tất nhiên không thể không nhắc đến món cháo lươn –một đặc sản và luôn là niềm tự hào của người dân xứ Nghệ. Để nấu được một nồi cháo lươn đậm đà thơm ngon là cả một kì công của người vào bếp.Đầu tiên là khâu chọn lươn, để nồi cháo ngon và ko bị ngầy, lươn được chọn phải là lươn đồng, thịt chắc, có hai sọc vàng ở bụng, đen ở lưng.Những con lươn này được người dân bản xứ bắt ngoài đồng bằng trúm, một cộng cụ bắt lươn của người dân địa phương Lươn ở đây ko mổ bằng dao mà dùng cật tre để rọc thịt lươn.Khâu chế biến tưởng chừng như đơn giản mà lại rất kì công.Để có được một bát cháo lươn thơm ngon nức tiếng, gia vị đầu tiên không thể thiếu được đó là nghệ. Màu vàng tươi của nghệ không chỉ đem lại cho thịt lươn thêm đậm đà, thơm ngọt mà còn làm mất đi vị tanh vốn có của nó. Thịt lươn sau khi luộc chín được xào với nghệ, ớt băm nhỏ, hành phi, hạt tiêu và nhất không thể thiếu được những cọng hành tăm chỉ mọc ở vùng Nghệ Tĩnh.Cũng như nghệ, thứ hành tăm lá nhỏ xíu chỉ có ở vùng đất xứ Nghệ này không chỉ làm cho bát cháo sánh ngọt với màu xanh rất ngon mắt mà còn tạo cho cháo lươn Nghệ An có hương vị đặc biệt riêng bởi vị thơm ngọt,cay nồng đặc trưng. Miếng thị lươn được lọc to bản, vuông vức, khi xào xong vẫn mềm, ngọt, thẫm đẫm vị thơm của hành ớt, vị cay cay của tiêu và óng ánh sắc vàng của Nghệ, điểm màu xanh của hành tăm, lá răm, chỉ nhìn thôi cũng đủ thấy hấp dẫn.Hành tăm là thứ gia vị đặc biệt của cháo lươn xứ Nghệ. Cháo cũng được nấu rất kỳ công và đặc biệt.Người ta lấy xương của lươn, nấu lấy nước súp rồi lọc bỏ xương vụn đi, sau đó đem ninh cháo. Nhờ có nước ngọt nấu từ chính xương của con lươn nên cháo lươn Nghệ An có vị ngọt rất riêng, đậm đà nhưng lại rất thanh, không thấy vị béo của mỡ, khác hắn với vị ngọt của cháo nấu từ thịt gà hay xương lợn. Gạo để nấu cũng đcược chọn kỹ. Loại gạo tẻ nào ngon nhất mới được người Nghệ An chọn để nấu cháo lươn . Sự kỳ công của công đoạn ninh cháo thể hiện ở chỗ gạo phải được rắc từ từ để cháo không bị vón cục và người nấu tuyệt đối không được đụng đũa để cháo không bị nát hay bị nồng. Đặc biệt hơn nữa , người xứ Nghệ để nguyên hạt gạo mà ninh cháo chứ không giã, không xay thành bột. Cháo ninh thật kỹ hạt gạo nở bung mà không bị nát, cháo sánh đều,không đặc cũng không loãng. Khi ăn, người ta múc cháo ra bát, xúc một ít thịt lươn xào thơm phức, thêm một chút nước sốt vàng ngậy, một chút rau răm và những hạt tiêu rắc li ti nhỏ mịn.Cháo lươn Nghệ An ăn với bánh mỳ giòn hay bánh mướt lạ miệng. Món cháo lươn xứ Nghệ dù giản dị, chân phương bời được nấu từ những sản vật gần gũi của đất Nghệ nhưng trở thành nét văn hoá đặc trưng cho vùng 8
- đất này, thành niềm nhớ, niềm thương của những người con xứ Nghệ khi xa quê để rồi mỗi khi trở về chưa được thưởng thức bát cháo lươn nóng hổi đậm đà với miếng bánh mỳ giòn tan là chưa trọn vẹn nỗi nhớ quê đau đáu. Và cháo lươn cũng là ấn tượng khó phai của người khách có dịp ghé qua miền đất Nghệ An nắng gió mà khi trở lại phải tìm ăn cháo lươn cho bằng được mà thôi . *Đây là những hình ảnh cắt từ slide của học sinh ( có file đính kèm) Nhóm 2: Thuyết minh về Quảng trường Hồ Chí Minh Những năm gần đây, ngành du lịch của đất nước ta đang rất phát triển. Trên khắp đất nước có rất nhiều những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, Mỹ Sơn... Trong số đó, quảng trường Hồ Chí Minh cùng là một địa danh thu hút khách đến thăm quan . Nếu ở Hà Nội có quãng trường Ba Đình lịch sử -năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam thì giữa trung tâm thành phố Vinh cũng hiên ngang giữa đất trời tượng đài và quãng trường mang tên Bác Trước hết chúng ta biết được quãng trường nằm ở trong địa bàn phường Trường Thi , thành phố Vinh là vị trí đẹp với nhiều con đường qua lại đông đúc nhộn nhịp . Tiếp theo công trình tượng đài Bác Hồ và Quảng trường Hồ Chí Minh được xây dựng vào năm 2000, khánh thành vào 19 tháng 5 năm 2003 đúng dịp kỷ niệm 113 năm ngày sinh nhật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 9
- Từ khi thành lập đến nay, nơi đây không chỉ là một trong những biểu tượng văn hóa của nhân dân Nghệ An, mà còn là địa chỉ quan trọng của du khách trong và ngoài nước ghé thăm trên con đường di sản miền Trung , là ánh sáng của người dân Nghệ An với hương sắc , sắc trời của biển Cửa Lò ,của núi Hồng Lĩnh , của dòng sông Lam thơ mộng . Tượng đài Bác Hồ được làm bằng chất liệu đá granit Bình Định cao 18 m, nặng 150 tấn. Tượng được đặt tại Quảng trường mang tên Người rộng gần 11 ha với nhiều hạng mục như: lễ đài, cột cờ, đường diễu hành, sân hành lễ, hệ thống điện chiếu sáng, thảm cỏ, cây xanh, hệ thống đài phun nước tạo cảnh, núi Chung mô phỏng theo núi Chung ở Làng Sen quê của Người. Tượng đài Bác được đặt nhìn về hướng Đông Bắc, thuận theo ánh sáng tự nhiên để tôn thêm vẻ đẹp hoành tráng của tượng, phía trước là núi Hồng – sông Lam, xa nữa là biển Đông, cửa ngõ nhìn ra thế giới… Với bộ quần áo kaki, chòm râu bạc, đôi dép cao su giản dị, dáng đi khoan thai, ung dung hình ảnh Bác toát lên tình cảm rất gần gũi với mọi người. Phía trước lễ đài là đường hành lễ dùng để diễu binh, diễu hành và duyệt binh trong các ngày lễ lớn. Tiếp theo là hạng mục sân hành lễ, giữa sân hành lễ là 99 ô thảm cỏ, với kích thước 9,8m x 9,8m mỗi ô. Theo một số nhà chuyên môn, đường hành lễ phía trước tượng đài và những ô thảm cỏ tượng trưng cho dòng sông Lam và 99 ngọn núi Hồng Lĩnh điệp trùng, biểu tượng của quê hương xứ Nghệ. Con số 99 cũng là một hằng số văn hóa truyền thống của Phương Đông, tượng trưng cho sự hùng vĩ, trường tồn của công trình, của Bác Hồ kính yêu, những ô cỏ này tạo màu xanh tươi mát cho Quảng trường làm giảm đi sức nóng của mùa hè xứ Nghệ. Phía trước sân Hành lễ là sân bán nguyệt. Giữa sân Bán nguyệt là hồ Elip có đài phun nước nhạc màu, một công trình hiện đại được lắp đặt theo công nghệ ở Anh và Singapo. Đài phun nước có 16 chương trình phun nghệ thuật khác nhau, đó là sự kết hợp giữa âm thanh, ánh sáng, tạo nên sự rực rỡ, vui tươi, hoành tráng cho Quảng trường vào ban đêm. Đây cũng là nơi thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh. Đến tham quan Quảng trường Hồ Chí Minh, du khách như được trải lòng vào một không gian mênh mông, cảnh sắc tươi đẹp, rực rỡ cờ, hoa và không khỏi bùi ngùi, xúc động khi được nghiêng mình trước tượng đài Bác Hồ, xao xuyến con tim khi được nghe câu hát “Nghĩ về Bác, lòng ta trong sáng hơn, đứng nơi đây mà rộng mở tâm hồn” và như còn nghe ấm áp đâu đây lời nói của Người khi về thăm quê “Người ta đi lâu ngày về thăm quê thì mừng mừng, tủi tủi, còn tôi thì chỉ thấy mừng mừng… Quê hương nghĩa trọng tình cao/ Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình”. Tượng đài Bác Hồ và Quảng trường Hồ Chí Minh từ lâu đã trở thành một điểm sinh hoạt văn hóa, xã hội của người dân xứ Nghệ, một điểm đến của du khách muôn phương mỗi khi hành hương về quê Bác và sẽ là chốn dừng chân thật ý nghĩa vào mỗi dịp sinh nhật của Người khi không gian nơi đây ngập trong hương sen 10
- thơm ngát . sau đây xin mời cô và các bạn xem video về quảng trường Hồ Chí Minh. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe *Đây là những hình ảnh cắt từ slide của học sinh( có file đính kèm) 11
- Nhóm 3:Thuyết minh Thành cổ Vinh Khi đến với mảnh đất Nghệ An, chúng ta không thể không ghé thăm Thành cổ Vinh. Như mọi người đã biết thành phố Vinh là trái tim của xứ Nghệ, nơi từng được vua Quang Trung chọn làm nơi xây dựng kinh đô. Thành cổ là 1 công trình kiến trức độc đáo, cổ kính, gắn liền với nhiều câu chuyện Lịch Sử của mảnh đất địa linh nhân kiệt. Giữa chốn thị thành ồn ào náo nhiệt ấy, cổng Thành Vinh -1 tên gọi khác của thành cổ vẫn là địa điểm du lịch lý tưởng với những khách du lịch nước ngoài khi tới thăm. Cổng Thành hiện đang nằm toạ lạc trên trục đường Ðào Tấn, phường Cửa Nam, thuộc địa phận của thành phố Vinh, Nghệ An. Là công trình kiến trúc dưới thời nhà Nguyễn, được xây dựng vào năm 1831. Trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, công trình không còn được nguyên vẹn như ban đầu. Hiện nay chỉ còn lại 3 phường trên địa bàn thành phố Vinh là Cửa Nam, Quang Trung, Ðội Cung. Nó có cấu tạo thiết kế theo hình lục giác, tổng diện tích lên tới 420.000km2 và có chu vi 2520m. Ðứng trên núi Quyết nhìn xuống thành có hình con rùa bởi được xây 6 cạnh trong dân gian còn có tên gọi khác là thành con rùa. Công trình được xây dựng với 2 vòng thành là bên trong và bên ngoài. Bên cạnh đó còn có thêm hệ thống hào sâu hay được gọi là thành cao. B a cửa ra vào chính của thành cổ là cửa Tiền, cửa Tả và cửa Hữu. Ðầu tiên khi nói về thành cổ mọi người sẽ quen với cửa Tiền hơn vì đây là cửa chính hướng về kinh đô Huế, phía Nam. Và nó còn là cửa vua ngự giá. Nhà vua và các quan quân trong triều đình được nghênh đón tại đây. Tiếp theo là cửa Tả, cửa này hướng về phía Ðông và trên cửa có khắc dòng chữ “Tả Môn”. Từ năm 1990, khi con đường xung quanh được rải nhựa thì công trình này cũng bị lấp dần đi phần móng. Cuối cùng là cửa Hữu. Cửa này mở hướng Tây, so với 2 cửa trên thì cửa này vẫn còn nguyên vẹn hơn cả. Thành Cổ được xếp vào những địa điểm hấp dẫn khi ghé thăm Nghệ An bên cạnh đó còn có vô vàn những danh lam thắng cảnh như quảng trường Hồ Chí Minh, mộ bà Hoàng Thị Loan, làng sen quê Bác, Cửa Lò,… Nếu 1 ngày nào đấy bạn ghé tới Nghệ An thì hãy nhớ đến thăm và thưởng thức tour ẩm thực xung quanh thành cổ nhé. *Những hình ảnh cắt từ slide của HS ( có file đính kèm) 12
- 13
- Nhóm 4: Thuyết minh đền thờ Quang Trung Đến với mảnh đất TP. Vinh, tỉnh Nghệ An, dường như ai cũng muốn ghé thăm ngôi đền nổi tiếng: đền thờ Hoàng đế Quang Trung. Đây là công trình kiến trúc mang nhiều giá trị về lịch sử , tâm linh, văn hóa gắn liền với việc thờ vị vua anh hùng áo vải Quang Trung. Khu du lịch núi Quyết thuộc địa bàn phường Trung Đô. Núi nằm cách trung tâm thành phố Vinh 5km về phía Nam. Núi Quyết hay còn gọi là núi Dũng Quyết, cũng là nơi nổi tiếng với cảnh đẹp hữu tình và mang dấu ấn lịch sử lâu đời. Ngọn núi này có tổng diện tích là 160ha, nằm trọn trong khu quần thể Lâm viên núi Quyết. Bởi chiếm ưu thế về vị trí nên từ ngày 3/9 năm Mậu Thân (1/10/1788), vị vua Quang Trung đã xuống chiếu cho La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp và Trần Thủ Thận tiến hành tổ chức xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô ở khu vực núi Quyết và núi Kỳ Lân. Núi Dũng Quyết, phường Trung Đô, TP Vinh, Nghệ An, nơi xây dựng Đền thờ Hoàng đế Quang Trung hiện nay trước đây là khu vực được vua Quang Trung chọn để xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô. Sau đại thắng mùa Xuân Kỷ Dậu 1789, Hoàng đế Quang Trung bắt tay vào công cuộc xây dựng và củng cố đất nước. Việc đầu tiên và cũng là việc quan trọng nhất là chọn đất đóng đô cho vương triều mới. Sau nhiều lần qua Nghệ An, thấy đây là vùng đất địa linh nhân kiệt nên ông đã hạ chiếu cho La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, Viện trưởng Sùng chính thư viện, xây dựng thành. Vị trí được vua Quang Trung chọn để xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô là vùng đất giữa núi Phượng Hoàng và núi Kỳ Lân (còn gọi là núi Cánh Phượng và núi Con Mèo) ở Yên Trường, Châu Lộc, Nghệ An, nay là phường Trung Đô, TP Vinh. Đây là vùng đất hội tụ cả long - ly - quy - phượng để xây thành, gọi là thành Phượng Hoàng Trung Đô. Theo đó, mỏm đá về phía Tây có hình dáng long gọi là Mũi Rồng. Chi chạy theo hướng Đông Nam có hình dáng loan cánh phượng, tục gọi là Phượng Hoàng. Chi chạy về phía Nam gọi là Kỳ Lân hay núi Con Mèo, chi chạy theo hướng Đông Bắc mang tên Cồn Rùa. Mặc dù chỉ được xây dựng trong thời gian ngắn và gấp, nhưng thành đã có thành nội, thành ngoại và điện Thái Hòa, nơi Hoàng đế Quang Trung thiết triều. Nằm trọn trong rừng thông thơ mộng với độ cao 97m so với mực nước biển. Từ trên đền nhìn xuống có thể ngắm toàn cảnh thành phố Vinh, ngắm dòng sông Lam huyền thoại của mảnh đất xứ Nghệ.Men theo 1 km đường núi quanh co uốn lượn, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành của thiên nhiên, đất trời. Bước lên theo 81 bậc tam cấp, kiến trúc ngôi đền hiện ra uy nghi bề thế, và cổ kính, tiêu biểu cho kiến trúc đền chùa ở Việt Nam. Bước chân vào khu vực đền là nghi môn tứ trụ, gồm 1 cổng lớn và 2 cổng nhỏ đối xứng ở hai bên; cổng lớn được bố trí 2 tầng 8 mái bằng gỗ lim kiểu chồng diêm, cả 3 cổng đều được lợp ngói mũi hài, ở cổng chính hai bên có 2 thần hộ pháp canh giữ đền. 14
- Tiếp đó là tấm bình phong tứ trụ được làm bằng đá Thanh Hóa có chạm khắc hoa văn. Sau bình phong là 2 nhà bia ngoảnh mặt vào nhau, song song với trục chính đạo, nhà bia phía bên tay trái gồm 1 trống lớn và bia khắc công trạng Hoàng đế Quang Trung ghi lại những mốc son chói lọi trong sự nghiệp vĩ đại của Hoàng đế. Du lịch núi Quyết, bạn đừng quên đi dạo xung quanh hồ. Đi men theo một con đường mòn nhỏ phủ rợp bóng cây ở chân núi Quyết, bạn sẽ bắt gặp một hồ nước xanh ngắt nằm lọt thỏm giữa núi và cây thơ mộng. Đây chính là “thiên đường sống ảo” của giới trẻ. Đặc biệt là vào những ngày trời nắng khi nước hồ trở nên xanh trong vô cùng bắt mắt. Từ trên cao nhìn xuống, hình ảnh ngọn núi giống như một con rồng đang cuộn mình và chuẩn bị bay lên. Dọc theo chân núi, bạn sẽ được ngắm nhìn và cảm nhận sự êm ả của hồ nước trong veo. Cảnh đẹp Sơn – Thủy hữu tình này đã “đốn tim” không ít du khách ngay từ lần đầu chiêm ngưỡng. Hàng năm đền thờ Hoàng đế Quang Trung có 2 ngày lễ lớn đó là: Ngày 29 tháng 7 âm lịch – ngày giỗ của Hoàng đế Quang Trung, và ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch - ngày Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Đặc biệt vào dịp kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đền thờ Hoàng đế Quang Trung tổ chức lễ phát hành thẻ ấn để phù hộ cầu mong cho mọi người, mọi nhà được bình an may mắn trong năm mới. Giữa thành Vinh ồn ào tấp nập, đền thờ Hoàng đế Quang Trung được ví như viên ngọc xanh giữa lòng phố thị. Ngôi đền trở thành địa điểm không thể thiếu trong sổ tay du lịch tâm linh của du khách khi về với Nghệ An. Đây còn là địa chỉ đỏ để nhắc nhớ cho thế hệ trẻ và nhân dân về những nhân vật lịch sử anh hùng cùng những trang sử đầy tự hào, vẻ vang của lịch sử đất nước. *Những hình ảnh cắt từ slide của HS ( có file đính kèm) 15
- *Tích hợp kiến thức văn hoá- lịch sử địa phương vào bài học là một việc làm phức tạp đòi hỏi nhiều công sức. Do đó tôi thực hiện trong nhiều tiết học. Các tư liệu của các em cũng sẽ được sử dụng trong các tiết học về văn thuyết minh. Khi soạn giáo án bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh, ngoài các ngữ liệu SGK, tôi sử dụng những tư liệu mà các em đã thu thập. Tôi cho học sinh tìm hiểu kết cấu của các văn bản “Hội Vật Cù ở Thanh Chương”và “Cháo lươn xứ Nghệ”. Việc sử dụng những tài liệu thu thập của học sinh vào bài học sẽ giúp các em có hứng thú học hơn. Khi dạy bài Luyện tập lập dàn ý bài văn thuyết minh, tôi hướng dẫn học sinh sử dụng ngay những tài liệu thu thập của nhóm mình để lập dàn ý cho những bài thuyết minh ở lớp.Trong bài: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh, GV có thể yêu cầu HS viết đoạn văn thuyết minh về một nét đẹp văn hóa, một nghề truyền thống của quê hương. Đối với học sinh trường tôi ,tôi yêu cầu các em sử dụng những tài liệu thu thập được để viết đoạn văn về nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. Soạn giáo án theo hướng tích hợp: Tiết 73: CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Nắm vũng khái niệm , các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh và biết cách xây dụng kết cấu của văn bản thuyết minh 16
- 2. Kĩ năng: - Có kĩ năng lựa chọn và xây dụng kết cấu phù hợp với đối tượng thuyết minh - Tích hợp kiến thức Lịch sử, văn hóa của địa phương trong bài học: + “Hội Vật Cù ở Thanh Chương”, + “Tương Nam Đàn xứ Nghệ” 3. Thái độ: - Cung cấp thêm cho học sinh những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, con người ngay chính trên quê hương của mình - Bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào và tình yêu quê hương và ý thức giữ gìn và xây dựng bảo vệ quê hương đất nước. II. Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - SGK, SGV, TL tham khảo. - Thiết kế bài giảng. - Máy tính, máy chiếu. - Các hình ảnh, video, clip 2. Chuẩn bị của học sinh. - Tài liệu thu thập được về quê hương con người xứ Nghệ III. Phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá - Phát vấn, trao đổi thảo luận nhóm, thực hành. IV. Các hoạt động học tập. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Hãy kể tên một số văn bản thuyết minh mà em biết ? Sau khi kiểm tra bài cũ, GV kiểm tra sản phẩm thu thập của học sinh về Lịch sử - văn hóa của địa phương 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động: Đoán từ “Kết cấu” - GV trình chiếu một đoạn clip ngắn với câu hỏi: Đây là từ gì? - Gợi ý: + Là danh từ -6 chữ cái ... + Thường được sử dụng trong nghành xây dựng chỉ sự tính toán... +Trong văn bản là trình tự tổ chức, sắp xếp ... ( Có file đính kèm) 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 41 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 54 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 73 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Địa lí 12
34 p | 69 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 117 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp bài toán thực tiễn trong dạy học Toán học
17 p | 126 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 74 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy một số bài trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12
10 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn trong chuyên đề oxi- ozon – Hóa học 10- ban cơ bản
65 p | 47 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 18 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 26 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số bài tập thể lực cho học sinh lớp 10 để nâng cao thành tích môn Cầu lông
14 p | 21 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn