Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
lượt xem 7
download
Sáng kiến kinh nghiệm THPT được hoàn thành với một số biện pháp như sau: Thực trạng của việc tổ chức dạy học theo kiểu truyền thống nói chung và thực trạng của việc dạy học Ngữ văn hiện nay; Phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh;
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Nhà văn Nam Cao khi bàn về vai trò và trách nhiệm của người nghệ sĩ đã viết rằng: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Hiểu theo nghĩa rộng, người thầy giáo cũng là người nghệ sĩ, và cũng không thể đi ngoài quy luật của ấy của nghệ thuật. Để mang đến cho học sinh những bài học hữu ích, để tạo được sự mới mẻ, hấp dẫn cho bài giảng và đặc biệt để có thể phát huy được một cách tốt nhất năng lực của học sinh, người thầy luôn cần trau dồi cần đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Có thể nói, các tác phẩm văn học hiện đại thuộc thể loại tự sự luôn là sự chờ đợi của các thế hệ học sinh. Trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông, các tác phẩm thuộc thể loại này được giới thiệu ngay từ khi học Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Cùng với Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là tác phẩm tiêu biểu cho dòng văn học lãng mạn được giới thiệu cho học sinh. Tác phẩm này đem đến thú vị cho học sinh không chỉ ở cốt truyện hấp dẫn mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Tuy nhiên, để học sinh hiểu được và trân quý những con người đã có công với đất nước và những giá trị văn hóa tinh thần đang dần bị mai một là điều không dễ dàng. Nguyên nhân chính dẫn đến điều này là học sinh ít hiểu biết về lịch sử, về những nét đẹp văn hóa xưa kia. Hơn thế, thời đại công nghệ sôi nổi, hiện đại khiến các em có quá nhiều những những thu hút mà ít quan tâm đến những giá trị thuộc về quá khứ. Vì thế, người thầy phải có trách nhiệm khơi gợi hứng thú cho học sinh về những điều mà lâu nay học sinh ít quan tâm, từ đó giáo dục được tinh thần yêu nước và gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc. Để làm được điều đó, người thầy cần đổi mới trong phương pháp dạy học để những giá trị ấy thấm vào hiểu biết, nhận thức của học sinh một cách tự nhiên. Một trong những cách thức thực hiện là tổ chức hoạt động học tập cho học sinh theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, phát triển năng lực của người học. Để minh họa cho hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng triển năng lực học sinh đối với môn Ngữ văn, người viết thực hiện tổ chức dạy học bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân- một truyện ngắn tiêu biểu cho dòng văn học lãng mạn 1930- 1945. Với lựa chọn này, người viết hi vọng ứng dụng thực tiễn của mình sẽ đóng góp cho con đường đổi mới phương pháp dạy học văn còn nhiều tranh biện trong nhà trường hiện nay. 1
- 2. Tên sáng kiến: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. 3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Phạm Thị Toàn - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Khu 2- Thị trấn Vĩnh Tường- Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0335533681 Email: phamtoanvt81@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả sáng kiến 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Ngữ văn 11 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 06/11/2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Về nội dung sáng kiến: 7.1.1. Thực trạng của việc tổ chức dạy học theo kiểu truyền thống nói chung và thực trạng của việc dạy học Ngữ văn hiện nay Phương pháp dạy học truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Phương pháp dạy học này lấy người thầy là trung tâm, thầy là người thuyết trình, diễn giảng, là “kho tri thức” sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Giáo án dạy theo phương pháp truyền thống được thiết kế theo chiều dọc từ trên xuống. Với phương pháp này, kiến thức chuyển tải đến học sinh có tính hệ thống và lôgic cao. Tuy nhiên, học sinh là người thụ động tiếp thu kiến thức, giờ học dễ trở nên đơn điệu, buồn tẻ, không phát huy được tính sáng tạo và khả năng thực hành của học sinh. Có thể nhận thấy, dưới sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, niềm yêu thích dành cho môn Văn của học sinh hiện nay ngày càng có chiều hướng suy giảm. Học sinh học tập với tâm lý khá thực dụng học gì thì nấy phần nào chưa nhận thấy được một chức năng vô cùng quan trọng của văn chương là bồi đắp tâm hồn, rèn kĩ năng giao tiếp, để tạo lập văn bản, trau dồi vốn sống và nhân cách con người. Hơn thế, tất cả các môn đều thi theo hình thức trắc nghiệm, riêng môn Văn thi theo hình thức tự luận vừa không có điều kiện hỗ trợ rèn kĩ năng viết bài vừa rất dễ gây tâm lí “áp lực” cho học sinh. Vì thế, cách dạy thụ động, truyền tải theo hướng một chiều không phù hợp với sự nhạy bén của học sinh và yêu cầu của xã hội. 7.1.2. Phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh Phương pháp dạy học hiện đại xuất hiện ở các nước phương Tây (ở Mỹ, ở Pháp...) từ đầu thế kỷ XX và được phát triển mạnh từ nửa sau của thế kỷ, có ảnh hưởng sâu rộng tới các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đó là cách thức dạy học theo lối phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Vì thế thường gọi phương pháp này được gọi là phương pháp dạy học tích cực. Với phương pháp này, giáo viên là người giữ vài trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm, khám 2
- phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, thảo luận theo nhóm. “Người thầy có vai trò là trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy. Phương pháp dạy học này rất đáng chú ý đến đối tượng học sinh, coi trọng việc nâng cao quyền năng cho người học. Giáo viên là người nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh; từ đó hệ thống hoá các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững (Tiến sĩ Võ Hoàng Ngọc). Giáo án dạy học theo phương pháp này được thiết kế kiểu chiều ngang theo hai hướng song hành giữa hoạt động dạy của thầy và học của trò. Phương pháp dạy học tích cực rất chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học cho học sinh, giảm bớt thuyết trình, diễn giải của người thầy. Một số phương pháp dạy học tích cực: (1) Thảo luận nhóm Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tạo được sự tham gia tích cực của học sinh trong học tập. Trong thảo luận nhóm, học sinh được tham gia trao đổi, bàn bạc, chia sẻ ý kiến về một nhóm vấn đề cả nhóm cùng quan tâm. Thảo luận nhóm còn là phương tiện học hỏi có tính cách dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề khó khăn. Thảo luận nhóm được tiến hành theo các hình thức: nhóm nhỏ (cặp đôi, cặp ba), nhóm trung bình (4 đến 6 người) hoặc nhóm lớn (8 đến 10 người trở lên). Trong lớp học sinh được chia làm từng nhóm từ 4 đến 6 người. Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Khi thực hiện nhiệm vụ trong thảo luận nhóm, nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc. Trong nhóm mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không ỉ nại vào một vài thành viên hiểu biết, năng động hơn… Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau hiểu vấn đề, nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện học phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp. Để tổ chức một hoạt động dạy học theo hình thức thảo luận nhóm, giáo viên cần tiến hành các bước sau: - Chuẩn bị (giao nhiệm vụ): + Chuẩn bị đề tài, mục tiêu hay bài học thông qua thảo luận nhóm, câu hỏi, hình thức trình bày, vận dụng, thời gian. 3
- + Nội dung thảo luận nhóm: thướng là những câu hỏi/ bài tập gắn với những tình huống dạy học mang tính phức hợp và có tính vấn đề cần huy động sự suy nghĩ chia se của nhiều học sinh để tìm được giải pháp, phương pháp giải quyết. + Phương tiện hỗ trợ: giấy A0, bút dạ, thẻ màu… tùy theo yêu cầu của nhiệm vụ cần thực hiện. - Thực hiện nhiệm vụ: + Chia nhóm theo yêu cầu của nhiệm vụ, các nhóm tự phân công vị trí của các thành viên, nhóm trưởng, thư kí, người trình bày, người quan sát… + Trong quá trình các nhóm thảo luận, giáo viên quan sát, điều chỉnh chỗ ngồi…. - Trình bày kết quả: + Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các thành viên của nhóm có thể bổ sung thêm. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, hỏi thêm… + Giáo viên đúc kết, bổ sung ý kiến, nhấn mạnh nội dung quan trọng, tóm tắt…(kết luận) (2) Đóng vai Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành để trình bày những suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử theo một “giả định”. Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách đứng từ chỗ đứng, góc nhìn của người trong cuộc tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được từ vai của mình. Trong môn học Ngữ văn, phương pháp đóng vai được thực hiện trong một số nội dung học tập sau: vào vai một nhân vật kể lại câu chuyện đã học, chuyển thể một văn bản văn học thành kịch bản sân khấu, xử lí một tình huống giao tiếp giả định, trình bày một vấn đề, một ý kiến từ các góc nhìn khác nhau…. Phương pháp đóng vai có một ưu điểm như sau: - Học sinh được rèn luyện, thực hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. - Gây hứng thú và chú ý cho học sinh. - Học sinh hình thành kĩ năng giao tiếp, có cơ hội bộc lộ cảm xúc. - Tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo của học sinh. - Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực. Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói và việc làm của các vai diễn. Bên cạnh đó có thể có một số học sinh nhút nhát, thiếu tự tin khi đứng trước tập thể, vốn từ ít, khó thực hiện vai của mình, giáo viên cần động viên, khuyến khích, tạo cơ hội cho đối tượng học sinh này tham gia bắt đầu từ những tình huống đơn giản. Giáo viên tiến hành tổ chức cho học sinh đóng vai theo các bước cơ bản sau: 4
- - Giáo viên nêu chủ đề, yêu cầu của nhiệm vụ, chia nhóm, giao tình huống và yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm. - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai, phân vai, dàn cảnh, cách thể hiện nhân vật, diễn thử. - Các nhóm lên đóng vai. - Thảo luận, nhận xét. - Giáo viên kết luận giúp học sinh rút ra bài học cho bản thân. (3) Nghiên cứu tình huống Phương pháp nghiên cứu tình huống là một phương pháp dạy học trong đó trọng tâm của quá trình dạy học là làm việc phân tích và giải quyết các vấn đề của một trường hợp (tình huống) được lựa chọn trong thực tiễn. Với phương pháp này, học sinh tự lực nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết một vấn đề của tình huống đặt ra. Hình thức làm việc chủ yếu là làm việc nhóm. Các tình huống đưa ra là những tình huống xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, tình huống đó đã gặp hoặc có thể gặp hàng ngày. Những tình huống đó chứa đựng vấn đề cần giải quyết. Để giải quyết các vấn đề đó đòi hỏi phải có những quyết định dựa trên cơ sở những giải pháp được đưa ra để giải quyết. Trong nghiên cứu trường hợp, học sinh phải ghi nhớ lí thuyết mà quan trọng là vận dụng kiến thức đã được học vào một tình huống cụ thể. Trong môn học Ngữ văn, nghiên cứu tình huống thường được thực hiện ở một số nội dung sau: phân tích tình huống giao tiếp, tìm hiểu một số văn bản văn học tiêu biểu cho một kiểu loại, tìm hiểu một vấn đề thực tiễn cuộc sống để tạo lập một văn bản nói/ viết…. Phương pháp nghiên cứu tình huống được thực hiện theo các bước sau: - Nhận biết tình huống: giáo viên nêu tình huống, yêu cầu học sinh nhận diện vấn đề trong tâm được nêu ra trong tình huống. - Thu thập các thông tin liên quan đến tình huống, yêu cầu học sinh huy động các nguồn thông tin liên quan đến tình huống chọn lọc, hệ thống hóa và sắp xếp các thông tin phù hợp và sắp xếp các thông tin phù hợp. - Tìm phương án giải quyết: đưa ra các phương án, trao đổi, thảo luận để tìm phương án tối ưu. Đây là bước thể hiện tư duy sáng tạo theo nhiều hướng của học sinh, huy động khả năng làm việc của nhóm. - Phân tích, đánh giá: + Đối chiếu và đánh giá các phương án giải quyết trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá đã được lập luận. + Bảo vệ các quyết định với những luận cứ rõ ràng, trình bày các quan điểm một cách rõ ràng, phát hiện các điểm yếu trong cách lập luận. + Cân nhắc mối quan hệ theo các phương án giải quyết các vấn đề khác nhau. (4) Dạy học theo dự án 5
- Dạy học theo dự án là một phương pháp hay, một hình thức dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lập cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kết hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Qúa trình thực hiện một dự án học tập diễn ra theo các bước cơ bản sau: - Chọn đề tài và mục đích của dự án: giáo viên và học sinh lựa chọn. Cần tạo ra một tình huống xuất phát chứa đựng một vấn đề hoặc đặt một nhiệm vụ cần giải quyết. Cần chú ý đến hứng thú của người học với ý nghĩa xã hội của đề tài. Giáo viên có thể giới thiệu một số đề tài để học sinh lựa chọn và cụ thể hóa. - Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện: Cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. - Thực hiện dự án: Học sinh thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Kiến thức lí thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thực tiễn. Trong quá trình đó, sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra. - Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, luận văn… Trong nhiều dự án, các sản phẩm của dự án có thể là hành động phi vật chất (biểu diễn một vở kịch, tổ chứa một hoạt động xã hội). Sản phẩm có thể được trình bày giữa các nhóm hoặc giới thiệu trong nhà trường, ngoài xã hội. - Đánh giá dự án: giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho những dự án tiếp theo. Một số kĩ thuật dạy học tích cực: (1) Kĩ thuật chia nhóm Khi tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, giáo viên nên sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau để gây hứng thú cho học sinh, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp. Dưới đây là một số cách chia nhóm: *Chia nhóm theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loài hoa, các mùa trong năm,...: - Giáo viên yêu cầu học sinh điểm danh từ 1 đến 4/5/6...(tùy theo số nhóm giáo viên muốn có là 4,5 hay 6 nhóm,...); hoặc điểm danh theo các màu (xanh, đỏ, tím, vàng,...); hoặc điểm danh theo các loài hoa (hồng, lan, huệ, cúc,...); hay điểm danh theo các mùa (xuân, hạ, thu, đông,...) - Yêu cầu các học sinh có cùng một số điểm danh hoặc cùng một mầu/cùng một loài hoa/cùng một mùa sẽ vào cùng một nhóm. *Chia nhóm theo hình ghép 6
- - Giáo viên cắt một số bức hình ra thành 3/4/5... mảnh khác nhau, tùy theo số học sinh muốn có là 3/4/5... Học sinh trong mỗi nhóm. Lưu ý là số bức hình cần tương ứng với số nhóm mà giáo viên muốn có. - Học sinh bốc ngẫu nhiên mỗi em một mảnh cắt. - Học sinh phải tìm các bạn có các mảnh cắt phù hợp để ghép lại thành một tấm hình hoàn chỉnh. - Những học sinh có mảnh cắt của cùng một bức hình sẽ tạo thành một nhóm. *Chia nhóm theo sở thích Giáo viên có thể chia học sinh thành các nhóm có cùng sở thích để các em có thể cùng thực hiện một công việc yêu thích hoặc biểu đạt kết quả công việc của nhóm dưới các hình thức phù hợp với sở trường của các em. Ví dụ: Nhóm Họa sĩ, Nhóm Nhà thơ, Nhóm Hùng biện,... *Chia nhóm theo tháng sinh: Các học sinh có cùng tháng sinh sẽ làm thành một nhóm. Ngoài ra còn có nhiều cách chia nhóm khác như: nhóm cùng trình độ, nhóm hỗn hợp, nhóm theo giới tính,... (2) Kĩ thuật động não Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng). Quy tắc của động não - Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên; - Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày; - Khuyến khích số lượng các ý tưởng; - Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng. Các bước tiến hành - Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề; - Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau; - Kết thúc việc đưa ra ý kiến; - Đánh giá: + Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng ++ Có thể ứng dụng trực tiếp; ++ Có thể ứng dụng nhưng cần nghiên cứu thêm; ++ Không có khả năng ứng dụng. + Đánh giá những ý kiến đó lựa chọn. + Rút ra kết luận hành động. (3) Kĩ thuật tia chớp Kỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng 7
- giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề. Quy tắc thực hiện: - Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và đề nghị; - Lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thoả thuận, ví dụ: Hiện tại tôi có hứng thú với chủ đề thảo luận không? - Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình; - Chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến. (4) Kĩ thuật “3 lần 3” Kỹ thuật “3 lần 3“ là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của học sinh. Cách làm như sau: - Học sinh được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó (nội dung buổi thảo luận, phương pháp tiến hành thảo luận...). - Mỗi người cần viết ra: - 3 điều tốt; - 3 điều chưa tốt; - 3 đề nghị cải tiến. - Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi. (5) Lược đồ tư duy Lược đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ khái niệm) là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bản trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính. Cách làm - Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề. - Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh. - Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường. - Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo. (6) Kĩ thuật khăn trải bàn Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm: - Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực - Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh. - Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh. Cách tiến hành - Hoạt động theo nhóm (4 người / nhóm) (có thể nhiều người hơn) - Mỗi người ngồi vào vị trí xung quanh tờ giấy A0 có chia các phần tương ứng với số người, ở giữa là phần để cả nhóm ghi ý kiến chung nhất. 8
- - Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...) - Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời - Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0). (7) Kĩ thuật “Các mảnh ghép” Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm: - Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề) - Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh: - Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2). Cách tiến hành kĩ thuật “Các mảnh ghép” VÒNG 1: Nhóm chuyên gia - Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người [số nhóm được chia = số chủ đề x n (n = 1,2,…)] - Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C, … (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)] - Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình - Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2 VÒNG 2: Nhóm các mảnh ghép - Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1 – 2 người từ nhóm 1, 1 – 2 người từ nhóm 2, 1 – 2 người từ nhóm 3…) - Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau - Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết - Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả. 7.1.3. Một số năng lực cần phát triển cho học sinh Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc chung. Chúng có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau. 9
- Cách tiếp cận thứ nhất: Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể. Mô hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn trụ cột giáo dục theo UNESCO là học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định. Cách tiếp cận thứ hai: Năng lực bao gồm năng lực chung và năng lực chuyên môn. Năng lực chung bao gồm năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực chuyên môn cần hình thành cho học sinh là năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Những năng lực được nêu ở cách tiếp cận thứ hai cũng là những năng lực được xác định trong mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới được thông qua ngày 27/7/2017. Khi tổ chức hoạt động dạy học bài Chữ người tử tù, người viết cũng hướng vào các năng lực này để hình thành cho học sinh. 7.1.4. Biện pháp để giải quyết vấn đề 7.1.4.1. Xác định phương pháp và các kiến thức chung về tác phẩm Trên cơ sở khảo sát thực trạng trên, người viết đề xuất biện pháp giải quyết vấn đề bằng việc áp dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào việc soạn giảng và tổ chức hoạt động học tại lớp cho học sinh. Để tổ chức tốt một giờ dạy theo định hướng nói trên, trước hết giáo viên cần xác định người học đóng vai trò trung tâm, định hướng những năng lực mà học sinh cần phát huy. Sau đó, hình dung các nhiệm vụ mà học sinh có thể thực hiện, phân công công việc cụ thể cho các nhóm và cá nhân. Cuối cùng là kiểm tra, đánh giá kết quả. Văn xuôi lãng mạn ra đời vào những năm 30 của thế kỉ XX, mang đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn phương Tây đầu thế kỉ XIX. Văn xuôi lãng mạn là tiếng nói của giai cấp tư sản khẳng định cái tôi cá nhân trong cái nghĩa tuyệt đối của nó. Ở đó, con người là trung tâm của vũ trụ, con người được đề cao là con người thế tục với những số phận cá nhân và quan hệ riêng tư. Trong hoàn cảnh bất hòa nhưng bất lực trước thực tại, các nhà thơ luôn tìm đến các đề tài tình yêu, thiên nhiên, quá khứ để vượt lên cuộc sống hiện tại chật chội, tù túng, dung tục, tầm thường. Thủ pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng là tương phản, đối lập, cách xây dựng kiểu nhân vật hướng nội, phi thường với những ước mơ và khát vọng cao đẹp. Nghệ thuật trần thuật đa dạng, linh hoạt. Ngôn ngữ tinh tế, gợi cảm giàu chất thơ, giàu hình ảnh. Chữ người tử tù là một truyện ngắn xuất sắc nhất trong tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân. Những nhân vật chính diện trong tập truyện này thường là những con người tài hoa bất đắc chí, tuy bất lực nhưng bất hòa sâu sắc với xã hội Việt Nam đương thời. Trong thế giới của những con người tài hoa, tài tử ấy nổi bật lên hình tượng nhân vật Huấn Cao (có nguyên mẫu ngoài đời là Cao Bá Quát- người đã khởi nghĩa Mĩ Lương chống lại triều đình nhà Nguyễn để đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân), một người vừa có tài, vừa có tâm, vừa có khí phách. 10
- Khi hướng dẫn tìm hiểu truyện ngắn Chữ người tử tù, giáo viên cần chú trọng hướng học sinh vào hình tượng nhân vật Huấn Cao, nhân vật viên quản ngục và cảnh cho chữ. Qua đó làm sáng tỏ quan niệm nghệ thuật tiến bộ của Nguyễn Tuân. Mặt khác, cũng cần chú ý đến đặc điểm và sức mạnh của bút pháp lãng mạn. 7.1.4.2. Các bước tiến hành Quy trình tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đòi hỏi phải có sự đầu tư công phu của cả người dạy và người học. Trong đó giáo viên vừa như người biên kịch, vừa lên kế hoạch xây dựng kịch bản, vừa là đạo diễn. Học sinh chính là các diễn viên, là kĩ thuật âm thanh, ánh sáng, đạo cụ, hóa trang…Có điều vai trò của đạo diễn là phải biết “phân vai”, phải nắm bắt được năng lực của từng người để giao việc cho phù hợp. Quy trình dạy học theo hướng phát triển năng lực trên lớp được tôi triển khai theo quy trình sau: 7.1.4.2.1. Chuẩn bị giáo án dạy học trên lớp Tiết 40 (Đọc văn): CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (Nguyễn Tuân) Hoạt động của giáo viên Nội dung cần đạt và học sinh I. Khởi động - Giáo viên cho học sinh xem video nghệ sĩ Quốc Anh ngâm bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên. - Giáo viên đặt câu hỏi: - Học sinh trả lời được: + Em có nhận ra bài thơ này + Đó là bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên. không? Đó là bài thơ nào, + Bài thơ khắc họa hình ảnh ông đồ đã bị xã hội bỏ của ai? quên và dần vắng bóng với niềm ngậm ngùi, day dứt + Bài thơ đó nói về điều gì? của tác giả Vũ Đình Liên về cảnh cũ, người xưa. - Giáo viên dẫn vào bài mới: Từ đầu thế kỉ XX, Tây học du nhập vào Việt Nam, nền văn hóa Hán học ngày càng suy vi, những thú vui tao nhã, những nét đẹp văn hóa - Học sinh nhận diện được nội dung trọng tâm của bài dần bị mai một. Cùng với học. Vũ Đình Liên và nhiều nhà văn khác, Nguyễn Tuân tiếc nuối về những vẻ đẹp của một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng. Chữ người tử tù là một tác phẩm tiêu biểu viết về vẻ đẹp của nghệ 11
- thuật thư pháp. II. Hình thành kiến thức I. Tiểu dẫn mới 1. Tác giả (1910 – 1987) Sử dụng phương pháp - Nhiều bút danh: Thanh Hà, Ngô Nhất Lang, Ngột đóng vai Lôi Quật, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc. Thực hiện một cuộc trao đổi - Quê: Hà Nội. giữa phóng viên và tác giả - Gia đình: nhà nho khi Hán học đã suy tàn. trong chương trình Nhà văn - Giai đoạn sáng tác: và độc giả. + Trước Cách mạng tháng Tám: nhà văn lãng mạn. + Sau Cách mạng tháng Tám: nhà văn cách mạng. Trước khi thực hiện, giáo - Quan điểm sáng tác: Nguyễn Tuân là người suốt đời viên viết các yêu cầu lên đi tìm và khám phá cái đẹp. bảng, yêu cầu HS hoàn thiện - Thành công: các nội dung đó trong khi + Thể loại: Truyện ngắn theo dõi cuộc đối thoại. Một Tùy bút, bút ký- ông vua của thể tùy bút. HS khác lên hoàn thiện trên + Ngôn ngữ: làm giàu vốn ngôn ngữ dân tộc – bảng. người thợ kim hoàn của chữ. Nội dung yêu cầu: - Phong cách tài hoa, độc đáo. Bút danh - Những tác phẩm chính: SGK Tr. 107 Quê 2. Văn bản Gia đình - Vị trí: Rút trong tập Vang bóng một thời (1940)- tác Các giai đoạn sáng tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân, là một văn Thành công phẩm đạt tới sự toàn thiện, toàn mĩ (Vũ Ngọc Phan). Phong cách - Tên ban đầu: Dòng chữ cuối cùng, in 1938 trên tạp Tác phẩm chính chí Tao đàn. Sau khi hoàn thiện, giáo => Tác phẩm xuất sắc nhất trong Vang bóng một thời. viên chốt kiến thức. Giới thiệu về Vang bóng một thời - Gồm 11 truyện ngắn viết về một thời đã xa nay chỉ còn vang bóng. - Nhân vật chính: Phần lớn là nho sĩ cuối mùa - những con người tài hoa, bất đắc chí, dùng cái tôi tài hoa ngông nghênh và thiên lương để đối lập với xã hội II. Đọc- hiểu phàm tục. 1. Tình huống truyện: - Cuộc gặp gỡ khác thường: Trong tác phẩm, Nguyễn + Ở chốn ngục tù. Tuân đã xây dựng được tình + Chỉ còn ít ngày nữa là Huấn Cao ra pháp trường huống nào? Tình huống đó chịu án tử hình. 12
- có gì đặc biệt (thời gian, - Của hai con người khác thường không gian và đặc điểm của + Viên quản ngục đại diện cho triều đình phong kiến con người)? Yêu cái đẹp + Huấn Cao tử tù- chống lại triều đình phong kiến. ? Em thường nhìn thấy các có tài viết chữ đẹp. kiểu viết chữ nho ở đâu? Có => Hai con người 2 vị thế đối lập nhau- kẻ thù. hình dáng như thế nào? đều yêu cái đẹp- tri âm, tri kỉ. “Chữ” ở đây là chữ Hán – => Tình huống độc đáo, kịch tính góp phần thể hiện thứ chữ khối vuông, được tính cách nhân vật và nét phong cách của nhà văn. viết bằng bút lông, vừa có tính chất tạo hình vừa ít nhiều mang dấu ấn cá tính, nhân cách người viết. Người viết chữ đẹp được coi là nghệ sĩ và viết chữ được xem là một hành vi sáng tạo nghệ thuật, một hoạt động sản sinh cái đẹp. Bộ môn nghệ thuật ấy được gọi là thư pháp. => Thú chơi đài các, thanh tao, lịch sự của những người có văn hoá và khiếu thẩm mĩ, thường diễn ra ở thư phòng sang trọng. Giáo viên trình chiếu hình ảnh về thư pháp để giúp học sinh cảm nhận rõ hơn. 2. Hình tượng nhân vật Huấn Cao ? Qua phần đọc văn bản, a. Vẻ đẹp tài hoa đọc Tiểu dẫn, em nhận thấy - Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người nhân vật Huấn Cao mang có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp- nghệ sĩ trong những vẻ đẹp nào? nghệ thuật thư pháp. Giáo viên định hướng theo - Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. ba khía cạnh. Nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Giáo viên chia lớp thành 6 => Đẹp cả ở hình thức và nội dung của con chữ. nhóm. Các nhóm thảo - Thái độ của thầy thơ lại và viên quản ngục (vị thế luận theo nội dung: XH- kẻ thù) trước cái tài của Huấn Cao: - Huấn Cao có tài nào? + Thán phục: Thế ra y văn võ ... chà, chà! - Tài đó được giới thiệu như + Tiếc: giả thử tôi là đao phủ....tiêng tiếc => đánh thế nào? thức lương tri của những người vốn làm nghề tàn - Tìm những chi tiết trong nhẫn. tác phẩm nói về thái độ của + Kiêng nể: trái với phong tục...lòng kiêng nể ...quá thầy thơ lại và viên quản rồi => Khi Huấn Cao xuất hiện, trật tự nhà tù phong 13
- ngục trước cái tài của Huấn kiến đã bị đảo lộn. Cao. + Ao ước: có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời. - Em nhận xét gì về tài năng => Tài năng của Huấn Cao hết sức khác thường, mang của Huấn Cao? Qua đây em tính lí tưởng. hiểu gì về quan niệm và tư - Quan niệm và tư tưởng nghệ thuật: tưởng nghệ thuật của + Ngưỡng vọng người tài, tìm đến cái đẹp tuyệt vời. Nguyễn Tuân? + Trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc. Đại diện một nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung, phản biện hoàn thiện sản phẩm. Giáo viên đánh giá và chốt ý. Tiết 41 (Đọc văn): CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (Nguyễn Tuân) Hoạt động của giáo viên và học Nội dung cần đạt sinh II. Hình thành kiến thức mới b. Vẻ đẹp khí phách - Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. chống lại triều đình để tạo dựng một cuộc Các nhóm thảo luận theo nội dung: sống tốt đẹp hơn cho nhân dân. Tìm những chi tiết trong tác phẩm - Ngay khi đặt chân vào nhà ngục và phân tích để chứng minh vẻ đẹp + Trước câu nói của tên lính áp giải: khí phách của Huấn Cao? không thèm để ý. Gợi ý: + Thản nhiên rũ rệp trên thang gông: Huấn - Vì sao ông phải chịu án tử hình? Cao lạnh lùng … nâu đen. - Thái độ của ông khi đặt chân vào => Đó là khí phách, tiết tháo của nhà Nho uy nhà ngục? vũ bất năng khuất (không chịu khuất phục - Cách cư xử đối với quản ngục? trước quyền lực). Đại diện một nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung, phản biện - Khi được viên quản ngục biệt đãi: Thản hoàn thiện sản phẩm. nhiên nhận rượu thịt như việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh => phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết. - Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt đến điều Ngươi hỏi ta muốn gì ...vào đây => Không quy luỵ trước cường quyền đến cái 14
- chết ta còn không sợ nữa là những trò tiểu nhân thị oai. => Đó là khí phách của một người anh hùng. c. Vẻ đẹp thiên lương * Việc cho chữ: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. - Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép Các nhóm thảo luận theo nội dung: mình viết câu đối bao giờ. Tìm những chi tiết trong tác phẩm - Chỉ mới cho chữ ba người bạn thân. chứng tỏ vẻ đẹp thiên lương của => Trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ Huấn Cao? những người tri kỉ. (Sử dụng phiếu học tập) * Cách ứng xử với viên quản ngục Gợi ý: - Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem ? Là người có tài viết chữ đẹp y là kẻ tiểu nhân => đối xử coi thường, cao nhưng Huấn Cao chỉ mới cho chữ ngạo. cho những ai? Vì sao như vậy? - Khi biết tấm lòng biệt nhỡn liên tài và hiểu ? Tại sao Huấn Cao lại nhận lời cho ra Sở thích cao quý của quản ngục, Huấn Cao chữ quản ngục? Điều đó nói lên vẻ nhận lời cho chữ => Chỉ cho chữ những đẹp nào trong con người ông? người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp. ? Nêu cảm nhận về câu nói của - Lời trách mình của Huấn Cao: Thiếu chút Huấn Cao với quản ngục Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên nữa ta đã phụ mất một tấm long hạ => Sự trân trọng đối với những người có trong thiên hạ? sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp. * Trong cảnh cho chữ ? Trong cảnh cho chữ, việc Huấn - Vào cái giây phút mà cái chết đang đón đợi, Cao cảm nhận được mùi thơm của Huấn Cao vẫn cảm nhận được mùi thơm của thoi mực cho em hiểu gì về con thoi mực, của tâm hồn con người. người nhân vật? - Ông luôn hướng về người đang sống để cảm hóa và giáo dục. Ông khuyên viên quản ngục: ? Huấn Cao đã khuyên viên quản + Thay đổi chỗ ở để giữ thiên lương cho ngục điều gì? Em cảm nhận được lành vững => cái đẹp, cái xấu không thể cùng điều gì về quan điểm của nhân vật tồn tại. Huấn Cao? + Thay đổi nghề nghiệp rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ => yêu cái đẹp thì không thể làm điều xấu, điều ác. => Huấn Cao là một anh hùng - nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng. 15
- ? Em hãy rút ra quan điểm thẩm mĩ - Quan điểm của Nguyễn Tuân: Cái tài phải của Nguyễn Tuân? đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. => Quan niệm thẩm mỹ tiến bộ. 3. Nhân vật viên quản ngục a. Nghề nghiệp và hoàn cảnh sống Học sinh làm việc theo cặp: - Sống chốn ngục tù, nơi người ta sống bằng ? Tại sao tác giả lại đặt tên nhân vật tàn nhẫn, bằng lừa lọc => có thể làm người là viên quản ngục? ta nhem nhuốc cả đời lương thiện. ? Môi trường sống của ông ở nơi - Là người đứng đầu ngục tù- công cụ để như thế nào? thực thi tội ác cho triều đình phong kiến. => Bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Tiết 42 (Đọc văn): CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (Nguyễn Tuân) Hoạt động của giáo viên và học Nội dung cần đạt sinh II. Hình thành kiến thức mới b. Vẻ đẹp tâm hồn Sử dụng phương pháp thảo luận * Tấm lòng biệt nhỡn liên tài- yêu quý cái nhóm, kĩ thuật mảnh ghép đẹp, trân trọng người tài. Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm - Hướng về cái đẹp ở ngoài đời để biết được Giáo viên giao cho mỗi nhóm một Huấn Cao là người viết chữ đẹp nổi tiếng. bộ câu hỏi, mỗi câu hỏi được ghi - Có sở nguyện cao quý một ngày kia được treo vào một mảnh ghép với các hình ở nhà riêng mình một đôi câu đối do ông Huấn thù khác nhau được cắt ra từ một Cao viết. mảnh bìa hoặc từ một dạng hình - Tiêu chí nhìn người (thầy thơ lại): yêu tài hoa, nào đó. trân trọng cái đẹp, kính mến khí phách, biết Mỗi học sinh nhận một mảnh ghép tiếc, biết trọng người có tài. và thực hiện nhiệm vụ ghi trong - Thái độ, tâm trạng của viên quản ngục: đó. + Đăm chiêu nghĩ ngợi thao thức giữa đêm Cả nhóm ghép các mảnh ghép tạo khuya, kín đáo nghĩ về một ngôi sao chính vị thành một hình phù hợp và hiệu muốn từ biệt vũ trụ=> ngậm ngùi nuối tiếc. chỉnh câu trả lời của cả nhóm mình + Nhìn Huấn Cao bằng ánh mắt “kiêng nể” khiến lính và ngay tử tù cũng ngạc nhiên. Đại diện một nhóm trình bày. + Chân thành, cung kính khi biệt đãi Huấn Các nhóm khác bổ sung, phản biện hoàn thiện sản phẩm. Cao để xin chữ và để cho ông Huấn đỡ cực (mến khí phách). 16
- Giáo viên đánh giá kết quả làm + Nhún nhường “xin lĩnh ý” khi bị Huấn việc của các nhóm theo thứ tự và Cao đuổi khỏi phòng giam. chốt ý. + Lo khi Huấn Cao bị hành hình mà không xin được chữ thì ân hận suốt đời. Học sinh làm việc cá nhân: * Là người có bản lĩnh, không sợ cường ? Để xin được chữ, viên quản ngục quyền đã làm những việc gì vượt qua + Dám chơi chữ của một kẻ đại nghịch. quyền hạn, chức trách của mình? + Dám đảo lộn trật tự lao tù để biệt nhỡn, biệt đãi Huấn Cao, tôn trọng cái tài cái đẹp. Học sinh làm việc cặp đôi: + Dám xin chữ tử tù ngay trong nhà ngục. * Là người có thiên lương - Trước khi làm việc tại nhà tù, + Biết đọc vỡ sách thánh hiền, là người viên quản ngục là người như thế lương thiện, tử tế. nào? + Có tính cách dịu dàng, lòng biết giá người. - Sống trong hoàn cảnh đề lao, + Khúm núm trước Huấn Cao - kính cẩn, viên quản ngục có giữ được vẻ đẹp nghiêng mình trước cái đẹp. nào? - Tại sao trong cảnh cho chữ viên + Vái lạy Huấn Cao, nước mắt nghẹn ngào, quản ngục lại khúm núm trước tử kẻ mê muội này xin bái lĩnh => sự thức tỉnh, biết phục thiện. tù Huấn Cao? => Quản ngục là một thanh âm trong trẻo chen - Thái độ của viên quản ngục trước giữa một bản đàn mà nhạc luật của nó đều hỗn lời khuyên của Huấn Cao? loạn, xô bồ. - Em có hi vọng, tin tưởng điều gì qua câu nói của viên quản ngục kẻ mê muội này xin bái lĩnh? => Quan điểm sáng tác: nhìn nhận con người ở Liên hệ với cái cúi đầu trước cái phương diện tài hoa, nghệ sĩ. đẹp của Cao Bá Quát: Nhất sinh đê thủ bái mai hoa (Cả đời chỉ biết cúi đầu trước hoa mai) Giáo viên bình: Viên quản ngục là người sống hai vai, hai cuộc đời. Tất cả những đe nẹt, mánh khóe chỉ là tấm bình phong để giữ mình cho an toàn. Đến khi chỉ có một mình, ông lại trở về với vẻ đẹp của con người thực. 4. Cảnh cho chữ Cho học sinh xem video cảnh cho a. Là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có chữ để học sinh thấy được đặc - Không gian: 17
- điểm của cảnh cho chữ thông + Buồng giam chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy thường. mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép. + Bó đuốc sáng rực, mùi thơm của lụa, của mực. Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm, - Thời gian: Gần về sáng- đêm trước ngày giao cho mỗi nhóm một bộ câu Huấn Cao ra pháp trường để chịu án tử hình. hỏi. - Người cho chữ và xin chữ: Mỗi học sinh trả lời một câu hỏi. + Tư thế: Nếu thừa học sinh thì ghép vào trả Người cho chữ: Tử tù cổ đeo gông, chân lời cùng câu hỏi của một bạn trong vướng xiềng, mất quyền tự do >< uy nghi lồng nhóm. lộng. Cả nhóm ghép các câu trả lời vào Người xin chữ: Tự do, có quyền hành >< một phiếu chung. Khúm núm Vẽ vòng tròn giữa giấy A0, ghi + Lời nói: Cảnh cho chữ- một cảnh tượng xưa Huấn Cao: Tử tù- bị giáo dục>< khuyên nay chưa từng có. Kẻ từ vòng tròn viên quản ngục thay đổi chỗ ở và nghề nghiệp 6 ô ứng với các câu hỏi. để giữ thiên lương. - Thời gian Viên quản ngục- người giáo dục tù - Không gian nhân>< Nghẹn ngào, xúc động, bái lĩnh tử tù. - Tư thế của người cho chữ. => Sự đảo lộn ghê gớm trong vị thế của các - Tư thế của người xin chữ. nhân vật. - Lời nói của người cho chữ - Lời nói của người xin chữ. Các đặc điểm trên trong cảnh cho chữ của Huấn Cao có gì khác với cảnh cho chữ thông thường? Đại diện một nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung, phản biện hoàn thiện sản phẩm. Giáo viên đánh giá và chốt ý. Giáo viên bình: Trong cảnh cho chữ thông thường, người xin được chữ thì hả hê, sung sướng nhưng ở đây người xin được chữ lại nghẹn b. Ý nghĩa tư tưởng - Khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, tài ngào xúc động. Đó là sự xúc động trước tài năng, tấm lòng và khí năng và nhân cách. phách của Huấn Cao. - Quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân + Cái đẹp phải gắn liền với cái thiện. 18
- Qua Huấn Cao thể hiện sự trân + Cái đẹp có sức mạnh cảm hóa. trọng những giá trị văn hóa cổ + Cái đẹp là bất tử. truyền; sự ngưỡng vọng với người - Lòng yêu nước thầm kín mà không kém phần anh hùng của đất nước. Cần xem sâu sắc. Chữ người tử tù là một áng văn III. TỔNG KẾT yêu nước. 1. Nội dung - Ca ngợi con người tài hoa, kiêu bạc. - Thể hiện quan niệm: CÁI ĐẸP luôn bất diệt ? Nội dung cơ bản của tác phẩm? và trân trọng truyền thống văn hoá của dân tộc. 4. Đặc sắc về nghệ thuật - Tạo tình huống truyện độc đáo, đặc sắc. - Nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách ? Những đặc sắc nghệ thuật của nhân vật, tạo không khí cổ kính. truyện? - Sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương phản. - Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại. III. Luyện tập Gợi ý câu trả lời Câu 1: Trong Đọc Tiểu Thanh kí Câu 1: của Nguyễn Du có đề cập đến hai Giống: Tiểu Thanh, Nguyễn Du đều là người nhân vật là Tiểu Thanh và chính có tài. tác giả? Em có thể so sánh hai Khác: Tiểu Thanh và Nguyễn Du không được nhân vật này với nhân vật Huấn trân trọng ở xã hội đương thời. Huấn Cao Cao trong Chữ người tử tù? không chỉ được người đời mà còn ngay cả kẻ thù của mình cũng trân trọng. Câu 2: Câu 2: Cái vái lạy Huấn Cao của - Giống: đều thể hiện sự trân trọng, ngưỡng mộ viên quản ngục khiến ta liên tưởng tới cái thẹn của Phạm Ngũ Lão trước những người tài, người có nhân cách. trong Tỏ lòng. Em có thể nhận xét - Khác: gì về chi tiết, hình ảnh này? + Phạm Ngũ Lão giống với Gia Cát Lượng ở tinh thần trách nhiệm cao đối với đất nước (cùng phía). + Viên quản ngục lại trân trọng người đã từng Câu 3: So sánh cảnh cho chữ (Chữ là kẻ thù của mình. người tử tù- Nguyễn Tuân) với Câu 3: cảnh đợi tàu (Hai đứa trẻ- Thạch - Giống: Lam). 19
- + Xuất hiện ở cuối truyện, vào lúc đêm khuya, không gian hẹp, thể hiện tư tưởng nhà văn. + Sử dụng bút pháp nghệ thuật tương phản đối lập gay gắt giữa ánh sáng và bóng tối. - Khác: + Cảnh đợi tàu của chị em Liên diễn ra như một hoạt động thường nhật, một điệp khúc. + Cảnh cho chữ của Huấn Cao chỉ diễn ra một lần vào đêm cuối cùng trước khi Huấn Cao vào kinh lĩnh án tử hình. IV. Vận dụng, mở rộng Câu 1: Theo em, người tài có vai Câu 1: Học sinh chia sẻ tự do trò gì với đất nước? Nhà nước ta Câu 2: đã có những chính sách nào để - Học sinh chia sẻ quan điểm riêng của mình trọng dụng người tài? Làm thế nào - Bài học: để có được cái tài và để cái tài Dù rơi vào hoàn cảnh éo le nhưng luôn phải giữ được tỏa sáng? mình trong sáng. Câu 2: Em quan niệm như thế nào Dù có lầm đường lạc lối, có sai lầm nhưng phải về cái đẹp? Em học được gì qua biết nhận ra và sửa chữa. nhân vật viên quản ngục? Câu 3: Nêu được thực trạng những giá trị văn hóa truyền thống đang dần bị mai một. Câu 3: Cuộc sống hiện đại ngày - Cần trân trọng hơn những vẻ đẹp truyền thống nay, những giá trị văn hóa truyền của dân tộc. thống có còn được xem trọng? Suy - Đưa ra được một số giải pháp cụ thể để góp nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ phần lưu giữ những giá trị văn hóa truyền trong việc giữ gìn giữ gìn và phát thống của dân tộc (tuyên truyền, tổ chức những huy những giá trị truyền thống ấy? hoạt động nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa). 7.1.4.2.2. Tổ chức dạy theo định hướng phát triển năng lực trên lớp 7.1.4.2.2.1. Xác định mục tiêu Ở bài học này, mục tiêu trọng tâm là học sinh cần cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao. Bên cạnh đó, cần hiểu được đặc điểm của nhân vật viên quản ngục và cảnh cho chữ- một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Tất cả đều làm sáng tỏ quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Cùng với đó, học sinh cần hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện như tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật tạo không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh giàu giá trị tạo hình. Qua bài học, giáo viên còn giúp học sinh phát triển được những năng lực chung và năng lực chuyên biệt của môn ngữ văn. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 177 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 16 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng classdojo – quản lý lớp, tạo tiết học hiệu quả, hỗ trợ kiểm tra đánh giá học sinh theo giáo dục STEM
43 p | 56 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Tiếng Anh
36 p | 23 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp học thông qua thực hành dạy (learning by teaching) trong việc giảng dạy tiếng Anh cho học sinh THPT
38 p | 12 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ số trong công tác thư viện ở trường THPT
36 p | 50 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng Công nghệ số vào công tác quản lý và dạy học tại trường THPT Quỳnh Lưu 3 trong tình hình dịch bệnh hiện nay
37 p | 48 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng ICT trong dạy học địa lí tại trường THPT
45 p | 59 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 26 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 12 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong dạy học chủ đề Điện trở - Tụ Điện- Cuộn cảm môn Công nghệ 12
38 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sáng kiến kinh nghiệm thí điểm ứng dụng phần mềm Moodle để xây dựng E-learning tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
12 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng tích phân để giải các bài toán tổ hợp
21 p | 110 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn