intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình Lớp học đảo ngược kết hợp với dạy học dự án và phương pháp đóng vai vào dạy học phần Di truyền học quần thể - Sinh học 12- THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Vận dụng mô hình Lớp học đảo ngược kết hợp với dạy học dự án và phương pháp đóng vai vào dạy học phần Di truyền học quần thể - Sinh học 12- THPT" nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm, năng lực tư duy sáng tạo trong đóng vai, phẩm chất trách nhiệm, yêu nước, chăm chỉ, nhân ái, trung thực, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức môn học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình Lớp học đảo ngược kết hợp với dạy học dự án và phương pháp đóng vai vào dạy học phần Di truyền học quần thể - Sinh học 12- THPT

  1. SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1 -------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: VẬN DỤNG MÔ HÌNH ‘‘LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC’’ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC DỰ ÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI VÀO DẠY HỌC PHẦN ‘‘DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ” SINH HỌC 12 -THPT Tác giả: Nguyễn Thị Quỳnh Tổ: Khoa học tự nhiên Năm thực hiện: 2021- 2022 Số điện thoại: 0857.977.565 Nghệ An, năm 2022
  2. MỤC LỤC Tiêu đề Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 1 4. Giả thuyết khoa học 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Phạm vi nghiên cứu 3 7. Đóng góp mới của đề tài 3 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 4 1.1. Tổng quan nghiên cứu về mô hình “Lớp học đảo ngược” 4 1.1.1. Trên thế giới 4 1.1.2. Ở Việt Nam 4 1.2. Cơ sở lí luận về “Lớp học đảo ngược” 5 1.2.1. Mô hình “Lớp học đảo ngược” 5 1.2.2. Phương pháp dạy học theo dự án 8 1.2.3. Phương pháp dạy học đóng vai 8 1.2.4. Năng lực và năng lực tự học 14 1.2.5. Mô hình “Lớp học đảo ngược”và sự phát triển năng lực tự học 14 1.2.6.Google Classroom- Công cụ hỗ trợ dạy học. 15 1.3. Thực trạng về tự học và dạy học theo mô hình “Lớp học đảo 17 ngược”, phương pháp dự án và phương pháp đóng vai ở trường THPT. Chương 2: Vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” kết hợp dạy học 20 dự án và phương pháp đóng vai trong dạy học chủ đề “Di truyền học quần thể” Sinh học 12 – THPT. 2.1. Đặc điểm nội dung chủ đề “Di truyền học quần thể” 14
  3. 2.2. Thiết kế các hoạt động học tập và tổ chức dạy học chủ đề “Di truyền 14 học quần thể” Sinh học 12 – THPT theo mô hình “Lớp học đảo ngược”. 2.2.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động theo mô hình “Lớp học đảo ngược”. 14 2.2.2. Quy trình chung dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” 15 2.2.3. Sử dụng công cụ Google Classroom trong dạy học chủ đề “Di 17 truyền học quần thể”– Sinh học 12 THPT theo mô hình “Lớp học đảo ngược” 2.3. Tổ chức dạy học chủ đề “Di truyền học quần thể”theo mô hình “Lớp 18 học đảo ngược”. 2.3.1. Giai đoạn 1: Học tập trực tuyến tại nhà 23 2.3.2. Giai đoạn 2: Học tập tại lớp 34 2.3.3. Kiểm tra đánh giá 46 2.4. Thực nghiệm sư phạm và đánh giá hiệu quả Sáng kiến kinh nghiệm. 47 Phần III: Kết luận và kiến nghị 49 3. 1. Kết luận. 49 3.2. Kiến nghị. 49 Tài liệu tham khảo 50 Phụ lục
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ GV Giáo viên HS Học sinh NL Năng lực PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng
  5. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục Việt Nam ngày càng có nhiểu đổi mới nhằm đáp ứng xu thế hội nhập phát triển với toàn thế giới. Sự bùng nổ và thành công của cuộc cách mạng khoa học 4.0 và vai trò của giáo dục ngày càng được Đảng, Nhà nước và xã hội chú trọng, quan tâm, đầu tư. Thay đổi, cải tiến chương trình, cải cách giáo dục đã được tiến hành và trong đó trọng tâm là hướng vào chuẩn của năng lực, phẩm chất nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong nhà trường phổ thông hiện nay năng lực tự học có ý nghĩa quan trọng vì nó giúp học sinh tự chủ, sáng tạo và năng động, biết cách học, đánh giá, so sánh đối chiếu, xử lí các tình huống trong thực tiễn. Quan trọng hơn là học sinh có thể tự mình chiếm lĩnh được kiến thức. Tuy nhiên, khác với ngoài xã hội tự học trong nhà trường phổ thông có tính chất định hướng, giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn các em từ cách tự mình nghiên cứu tài liệu giáo khoa, bài giảng, video đến việc điều chỉnh kiến thức mà các em thu nhận được để có lượng kiến thức chính xác nhất. Nhờ thế mà giáo viên có thể hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh với cách suy nghĩ, tìm tòi khác nhau để có thể tự mình đặt vấn đề, tự nghiên cứu và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn học tập và cuộc sống. Đáp ứng được quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhằm tối ưu hóa năng lực cho học sinh phù hợp với thời đại trong bối cảnh công nghệ thông tin và truyền thông trở thành phương tiện dạy học hiệu quả thì mô hình “Lớp học đảo ngược” kết hợp với phương pháp dạy học dự án và phương pháp đóng vai phát huy được thế mạnh nhiều mặt. Nghiên cứu phần “Di truyền học quần thể” – Sinh học 12 tôi thấy kiến thức được xây dựng rất rõ ràng, tổng quát, mang tính ứng dụng trong nhiều bài toán di truyền ở các đề thi trung học phổ thông quốc gia, vừa mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, một số nội dung HS đã được học ở lớp dưới, còn một số nội dung HS được học sâu hơn ở lớp này. Từ những lí do trên chúng tôi nghiên cứu đề tài: Vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” kết hợp với dạy học dự án và phương pháp đóng vai vào dạy học phần “Di truyền học quần thể” - Sinh học 12- THPT. 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm, năng lực tư duy sáng tạo trong đóng vai, phẩm chất trách nhiệm, yêu nước, chăm chỉ, nhân ái, trung thực, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức môn học. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5
  6. 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Mô hình “Lớp học đảo ngược”, phương pháp dự án và phương pháp đóng vai - Năng lực tự học, năng lực hợp tác 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học phần “Di truyền học quần thể” Sinh học 12- THPT theo mô hình “Lớp học đảo ngược” kết hợp với dạy học dự án và phương pháp đóng vai với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học Google Classroom, Messenger và Gmail. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xác định được quy trình thiết kế và tổ chức dạy học phần “Di truyền học quần thể” Sinh học 12- THPT theo mô hình “Lớp học đảo ngược” kết hợp với dạy học dự án và phương pháp đóng vai thì sẽ phát triển được năng lực tự học cho học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức môn học. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu lí thuyết. Nghiên cứu những cơ sở lí luận về dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược, phương pháp đóng vai, phương pháp dự án, các năng lực và năng lực tự học, các phương pháp dạy học sinh học để phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT. Phân tích, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đề tài trong các sách, tạp chí, internet và nhiều nguồn tài liệu khác. - Nghiên cứu cấu trúc chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng, các tài liệu giáo khoa, giáo trình, các tài liệu về chủ đề “Di truyền học quần thể”. - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phương pháp dạy học đặc biệt là mô hình “Lớp học đảo ngược”, phương pháp đóng vai, phương pháp dự án để đề xuất quy trình, các biện pháp tổ chức dạy học hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh. 5.2. Nghiên cứu thực tế. Điều tra bằng phiếu hỏi để tìm hiểu thực trạng dạy và học Sinh học, thực trạng phát triển lực năng tự học cho học sinh trong dạy học Sinh học ở một số trường THPT, thực trạng vận dụng mô hình lớp học đảo ngược để phát triển năng lực tự học cho học sinh. Chúng tôi đã thiết kế 02 phiếu hỏi để xin ý kiến của giáo viên giảng dạy Sinh học và học sinh các lớp ở một số trường THPT về: + Nhận thức của giáo viên, học sinh liên quan đến năng lực tự học và mô hình “Lớp học đảo ngược”, phương pháp đóng vai, phương pháp dự án. + Những khó khăn thường gặp trong dạy và học theo mô hình “Lớp học đảo ngược”, phương pháp đóng vai, phương pháp dự án. 5.3. Thực nghiệm sư phạm. 6
  7. Để kiểm tra giả thuyết đã đặt ra, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại đơn vị công tác và nhờ đồng nghiệp áp dụng thử tại các đơn vị khác. Trong quá trình thực nghiệm, học sinh được chia thành 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả thực nghiệm được đánh giá dựa trên kết quả đầu ra của học sinh, thông qua đánh giá năng lực tự học và được so sánh với kết quả đối chứng của mô hình dạy học bình thường. 6. Phạm vi nghiên cứu - Phần “Di truyền học quần thể” Sinh học 12- THPT - Thực nghiệm sư phạm dạy học phần “Di truyền học quần thể” Sinh học 12- THPT 7. Đóng góp mới của đề tài - Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lí luận về dạy theo mô hình “Lớp học đảo ngược” và phát triển năng lực tự học. - Xác định đượcquy trình thiết kế các chủ đề dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” và vận dụng vào dạy học chủ đề“Di truyền học quần thể” - Sinh học 12- THPT. - Đề xuất được quy trình tổ chức dạy học các chủ đề vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược”nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh. - Tiến hành dạy thực nghiệm chủ đề “Di truyền học quần thể” theo mô hình “Lớp học đảo ngược”, phương pháp đóng vai, phương pháp dự án với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học Google Classroom giúp nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học ở trường THPT. 7
  8. PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 1.1. Tổng quan nghiên cứu về mô hình “Lớp học đảo ngược” 1.1.1. Trên thế giới Cuối thế kỷ XX với sự ra đời và phát triển của máy tính và mạng internet, phương thức giáo dục trực tuyến được mở rộng. Tiếp theo đó, mô hình lớp học đảo ngược được trình bày trong nhiều hội thảo, hội nghị khoa học như hội thảo dạy và học Hiệp hội khoa học chính trị Mỹ (2007). Tháng 5 năm 2014Sophia Learning và Flipped Learning Network tiến hành một cuộc khảo sát ở Mỹ nhận thấy số lượng GV áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy ở Mỹ tăng lên 78% trong khi năm 2012 chỉ 48%. Tại đó, các GV tham gia khảo sát đều cho rằng mô hình này giúp phương pháp, ý thức, thái độ học tập của học sinh trong lớp được cải thiện rất nhiều so với cách học truyền thống. Tháng 7 năm 2016, Lynne Drake và cộng sự đã nghiên cứu đề tài “Lớp học đảo ngược - Một cách tiếp cận cho việc dạy và học”nêu ra những ưu điểm, nhược điểm và những nét đổi mới của phương pháp này. Đồng thời chỉ ra sự phù hợp của phương pháp này với nhiều bậc học chứ không chỉ ở môi trường đại học. Như vậy việc áp dụng dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược”đã được sự quan tâm và áp dụng trên thế giới trong thời gian gần đây. Qua các nghiên cứu đã đưa ra được sự phù hợp của phương pháp này trong xu hướng và bối cảnh phát triển giáo dục hiện đại của thế giới ngày nay. 1.1.2. Ở Việt Nam Cùng với xu hướng chung của thế giới trong sự bùng nổ về mạng thì việc giảng dạy cho học sinh qua video, bài giảng E- learning...ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Năm 2016, tác giả Nguyễn Quốc Khánh nghiên cứu đề tài tổ chức lớp học đảo ngược dạy học phần kiến thức máy tính với sự hỗ trợ của hệ thống trực tuyến. Qua đề tài tác giả kết luận Sinh viên chủ động hơn trong học tập do thường xuyên bị kiểm tra đánh giá. Đây là một trong những đề tài đầu tiên nghiên cứu về vấn đề phối hợp các phương pháp giảng dạy trực tuyến và phương pháp dạy học đảo ngược ở Việt Nam. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu là sinh viên và kết luận thu được chưa nêu ra kết quả thực tế về hiệu quả dạy học mà dừng lại ở mức sinh viên đã chủ động hơn trong học tập. Năm 2016, Trần Dương Quốc Hòa nghiên cứu về các yếu tố tác động đến việc sử dụng học liệu điện tử trong dạy học. Đề tài chỉ ra nhiều yếu tố giúp cải thiện việc học trực tuyến, học liệu điện tử và nhấn mạnh “yếu tố mong đợi”tức lợi ích khi sử dụng học liệu điện tử là yếu tố then chốt. Năm 2017, Nguyễn Hoài Nam, Vũ Thái Giang nghiên cứu “Mô hình lớp học đảo trình trong bồi dưỡng kĩ năng công nghệ thông tin cho sinh viên Sư phạm”. 8
  9. Các tác giả trên đãchỉ ra ưu nhược điểm của phương pháp dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược, đồng thời xây dựng được quy trình dạy học theo phương pháp này. Tuy đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về mô hình này nhưng ở Nghệ An, chưa có đề tài nào trong lĩnh vực Sinh học THPT tổ chức dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” với sự hỗ trợ của các phần mềm dạy học trực tuyến. 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Mô hình “Lớp học đảo ngược” 1.2.1.1. Khái niệm mô hình “Lớp học đảo ngược” Dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược”có thể được hiểu là các hoạt động dạy học được thực hiện đảo ngược so với thông thường, HS sẽ tự tìm hiểu các kiến thức mới ở mức độ tư duy thấp theo định hướng của GV và hoàn thành nhiệm vụ học tập đó ở nhà, khi đến lớp HS sẽ chia sẻ, thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ học tập ở mức tư duy cao với các bạn dưới sự cố vấn, hỗ trợ của GV. Có thể thấy sự khác biệt giữa lớp học đảo ngược và lớp học truyền thống qua hình ảnh sau: 1.2.1.2. Cơ sở khoa học hình thành mô hình “Lớp học đảo ngược”. 9
  10. Cơ sở khoa học của phương pháp này là thang đo tư duy Bloom (2001). Theo thang đo này, “nhớ, hiểu”lí thuyết là những hoạt động đòi hỏi mức tư duy thấp, do đó học sinh tự học kiến thức mới ở mức thấp thông qua những video bài giảng trực tuyến theo phiếu hướng dẫn của giáo viên và làm bài tập mức thấp ở nhà, còn việc áp dụng, phân tích và sáng tạo dựa trên kiến thức đã có là hoạt động đòi hỏi mức tư duy cao hơn cần được thực hiện tại lớp, khi có thầy cô và bạn bè cùng chia sẻ, hỗ trợ. 1.2.1.3. Ưu điểm của mô hình lớp học đảo ngược Trong Lớp học đảo ngược, HS luôn nhận được sự trợ giúp về những chủ đề khó khi tham gia học tập. Trong một lớp học đảo ngược, công việc đơn giản được thực hiện tại nhà là xem một video bài giảng và khi gặp khó khăn HS sẽ đặt câu hỏi, lúc lên lớp với sự giúp đỡ của GV, HS được giải đáp thắc mắc. Tư duy bậc cao được phát huy trong lớp học. Tương tác giữa GV và HS được nâng lên: cụ thể ở lớp học truyền thống, GV thường giảng trực tiếp ở trên lớp nhưng ở lớp học đảo ngược, GV gửi bài giảng trước giờ lên lớp nên tiết kiệm được nhiều thời gian, GV có thể tương tác với từng HS hoặc trong nhóm nhỏ HS. Kết quả là GV và HS có thời gian trao đổi, thảo luận trong mỗi tiết học nên hiệu quả dạy – học được nâng lên rõ rệt. Lớp học đảo ngược phù hợp với sự khác biệt giữa mỗi HS: Những HS học non hơn được chú ý hơn và những HS xuất sắc được giao những nhiệm vụ thích hợp với khả năng để tiến bộ. Việc học qua video hoặc học liệu trước giờ lên lớp sẽ giúp HS có thể tự kiểm soát tốc độ bài giảng phù hợp với mức độ tiếp nhận của bản thân. Lớp học đảo ngược tạo ra bầu không khí học tập thực sự: Trung tâm của hoạt động học tập là hỏi đáp thắc mắc sau khi học sinh đã tìm hiểu ở nhà, từ đó 10
  11. giúp HS tìm hiểu sâu vào chủ đề học tập, HS chủ động trong việc khám phá tri thức và làm chủ việc học của bản thân nên hiệu quả học tập sẽ tốt hơn. Do có sự tương tác giữa các HS trong khi thực hiện nhiệm vụ học tập nên mối quan hệ giữa các HS sẽ tốt hơn, thông qua đó học sinh được rèn luyện các năng lực hợp tác và giao tiếp. Do sự tương tác chặt chẽ nên GV có thể biết được nguyện vọng của HS từ đó có định hướng giúp HS tiếp cận và giải quyết các vấn đề thắc mắc một cách phù hợp, kịp thời nhất. Như vậy, “Lớp học đảo ngược”là một mô hình học tập kết hợp, giúp tạo ra môi trường khuyến khích tính tự chủ, tự học trong học tập vì HS có cơ hội học tập theo nhịp độ phù hợp với khả năng của bản thân. Lớp học đảo ngược giúp nâng cao ý thức, thái độ và trách nhiệm học tập và đồng thời phát triển được các năng lực (NL) cốt lõi như NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL giao tiếp và hợp tác… Có thể tóm tắt sự khác biệt giữa lớp học truyền thống và “Lớp học đảo ngược”qua bảng sau: Lớp học truyền thống Lớp học đảo ngược GV chuẩn bị giáo án lên lớp GV thiết kế bài giảng, video, tài liệu ở nhà chia sẻ lên mạng. HS nghe giảng và ghi chép bài, HS xem bài giảng, video, tài liệu trên học kiến thức cơ bản trên lớp, làm mạng, học kiến thức cơ bản tại nhà, học bài tập vận dụng nâng cao ở nhà. kiến thức nâng cao ở lớp với sự hỗ trợ của GV và HS khác. GV là trung tâm, HS lĩnh hội HS là trung tâm, tự tìm hiểu, trải kiến thức một cách thụ động. nghiệm, khám phá kiến thức. GV là người tổ chức, định hướng, hỗ trợ HS. Có thể không cần ứng dụng Bắt buộc phải ứng dụng công nghệ công nghệ thông tin và truyền thông thông tin và truyền thông vào dạy - học. vào dạy – học. Thời gian học diễn ra cố định Có thể học mọi lúc mọi nơi với mọi thiết trên lớp. bị chỉ cần thiết bị đó có thể online. Hạn chế khả năng tương tác giữa Tăng cường khả năng tương tác giữa HS- HS, giữa HS với GV. HS- HS, giữa HS với GV. Tập trung vào trang bị kiến thức Tập trung vào phát triển NL tự học, NL cho HS, ngoài ra, phát triển các NL giải quyết vấn đề, NL giao tiếp và hợp tác chung và NL sinh học. và NL sinh học. GV đánh giá HS. Ngoài việc GV đánh giá, còn có HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. 11
  12. 1.2.2. Phương pháp dạy học theo dự án Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nó giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Chương trình dạy học theo dự án được xây dựng dựa trên những câu hỏi định hướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và tư duy bậc cao trong những bối cảnh thực tế. Bài học thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, có thể lôi cuốn được mọi đối tượng học sinh không phụ thuộc vào cách học của các em. Thông thường học sinh sẽ được hỗ trợ thêm của giáo viên hoặc chuyên gia để giải quyết vấn đề, hiểu sâu nội dung hơn. Các phương tiện kỹ thuật cũng được sử dụng để hỗ trợ việc học. Trong quá trình thực hiện dự án có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp học sinh tạo ra những sản phẩm có chất lượng. 1.2.2.1. Khái niệm Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được. 1.2.2.2. Phân loại a) Phân loại theo quỹ thời gian thực hiện dự án:  Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2 đến 6 giờ. Dự án trung bình: thực hiện trong một số ngày (còn gọi là ngày dự án)  nhưng giới hạn trong một tuần hoặc 40 giờ học. Dự án lớn: được thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần, có thể kéo dài trong nhiều tuần. b) Phân loại theo nhiệm vụ:  Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng.  Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình.  Dự án kiến tạo: tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện các hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bài, biểu diễn, sáng tác. c) Phân loại theo mức độ phức hợp của nội dung học tập: Dự án mang tính thực hành: là dự án có trong tâm là việc thực hiện một nhiệm vụ thực hành mang tính phức hợp trên cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng cơ bản đã học nhằm tạo ra một sản phẩm vật chất 12
  13. Dự án mang tính tích hợp: là dự án mang nội dung tích hợp nhiều nội dung hoạt động như tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu lí thuyết, giải quyết vấn đề, thực hiện các hoạt động thực hành, thực tiễn Ngoài các cách phân loại trên, còn có thể phân loại theo chuyên môn (dự án môn học, dự án liên môn, dự án ngoài môn học); theo sự tham gia của người học (dự án cá nhân, dự án nhóm, dự án lớp…). 1.2.2.3. Đặc điểm  Định hướng thực tiễn: chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm của dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của người học. Các dự án học tập có ý nghĩa thực tiễn xã hội, góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lí tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực. Định hướng hứng thú người học: học sinh được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án. Mang tính phức hợp, liên môn: nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn đề mang tính phức hợp. Định hướng hành động: trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học.  Tính tự lực của người học: trong dạy học theo dự án, người học cần tham gia tích cực, tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. Giáo viên chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của học sin và mức độ khó khăn của nhiệm vụ.  Cộng tác làm việc: các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học theo dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng công tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa học sinh và giáo viên cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội.  Định hướng sản phẩm: trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra không chỉ giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu. 13
  14. 1.2.2.4. Lưu ý  Các dự án học tập cần góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội; có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của học sinh. Học sinh được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.  Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết; sản  phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.  Dạy học dự án rất thích hợp để tổ chức dạy học các ứng dụng kĩ thuật của vật lí hay vận dụng các kiến thức vật lí để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Dạy học dự án không phù hợp với các bài học đòi hỏi sự trình bày chính xác, chặt chẽ và hệ thống (đại lượng vật lí, định luật, thuyết vật lí). 1.2.2. 5. Các bước tổ chức dạy học theo dự án Các bước thực Hoạt động của GV Hoạt động của HS hiện 1. Chuẩn bị Xây dựng bộ câu hỏi định Làm việc nhóm để lựa chọn Xây dựng ý hướng: xuất phát từ nội chủ đề dự án.Xây dựng kế tưởng,Lựa chọn dung học và mục tiêu cần hoạch dự án: xác định những chủ đề, tiểu chủ đạt được.Thiết kế dự án: công việc cần làm, thời gian đềLập kế hoạch xác định lĩnh vực thực tiễn dự kiến, vật liệu, kinh phí, các nhiệm vụ học ứng dụng nội dung học, ai phương pháp tiến hành và tập cần, ý tưởng và tên dự phân công công v iệc trong án.Thiết kế các nhiệm vụ nhóm.Chuẩn bị các nguồn cho HS: làm thế nào để HS thông tin đáng tin cậy để thực hiện xong thì bộ câu chuẩn bị thực hiện dự hỏi được giải quyết và các án.Cùng GV thống nhất các mục tiêu đồng thời cũng đạt tiêu chí đánh giá dự án. được.Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ GV và HS cũng như các điều kiện thực hiện dự án trong thực tế. 14
  15. 2. Thực hiện dự Theo dõi, hướng dẫn, đánh Phân công nhiệm vụ các án giá HS trong quá trình thực thành viên trong nhóm thực Thu thập thông hiện dự ánLiên hệ các cơ hiện dự án theo đúng kế tinThực hiện điều sở, khách mời cần thiết cho hoạch.Tiến hành thu thập, xử traThảo luận với HS.Chuẩn bị cơ sở vật chất, lý thông tin thu được.Xây các thành viên tạo điều kiện thuận lợi cho dựng sản phẩm hoặc bản báo khácTham vấn các em thực hiện dự cáo.Liên hệ, tìm nguồn giúp giáo viên hướng án.Bước đầu thông qua sản đỡ khi cần.Thường xuyên dẫn phẩm cuối của các nhóm phản hồi, thông báo thông HS. tin cho GV và các nhóm khác. 3. Kết thúc dự án Chuẩn bị cơ sở vật chất cho Chuẩn bị tiến hành giới thiệu Tổng hợp các kết buổi báo cáo dự án.Theo sản phẩm.Tiến hành giới quảXây dựng sản dõi, đánh giá sản phẩm dự thiệu sản phẩm.Tự đánh giá phẩmTrình bày kết án của các nhóm. Đồng thời sản phẩm dự án của quảPhản ánh lại đưa ra những gợi ý, rút kinh nhóm.Đánh giá sản phẩm dự quá trình học tập nghiệm, định hướng cụ thể án của các nhóm khác theo cho các nhóm dự án, nhằm tiêu chí đã đưa ra. nâng cao hiệu quả trong những dự án tiếp theo 1.2.3. Phương pháp dạy học đóng vai 1.2.3.1. Bản chất Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy. 1.2.3.2. Quy trình thực hiện Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau : - Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn mực, thời gian đóng vai Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai Các nhóm lên đóng vai Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai Vì sao em lại ứng xử như vậy? Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử? Khi nhận được cách ứng xử (đúng hoặc sai) 15
  16. Lớp thảo luận, nhận xét: Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp? Chưa phù hợp ở điểm nào? Vì sao? Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống. 1.2.3.3. Ưu điểm Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. Gây hứng thú và chú ý cho học sinh Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị – xã hội Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. 1.2.3.4. Những điều cần lưu ý khi sử dụng Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ HS và điều kiện, hoàn cảnh lớp học. Tình huống không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép Tình huống phải có nhiều cách giải quyết Tình huống cần để mở để HS tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp; không cho trước “ kịch bản”, lời thoại. Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai Phải dành thời gian phù hợp cho HS thảo luận xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm Trong khi HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai, GV nên đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ HS khi cần thiết Các vai diễn nên để HS xung phong hoặc tự phân công nhau đảm nhận Nên khích lệ cả những HS nhút nhát cùng tham gia. Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của tiểu phẩm đóng vai. 1.2.4. Năng lực và năng lực tự học 1.2.4.1. Năng lực Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có kết hợp với quá trình học tập, rèn luyện; cho phép con người huy động tổng hợp 16
  17. các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, ý chí, niểm tin... để thực hiện thành công một hoạt động nhất định nhằm đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. 1.2.4.2. Năng lực tự học - Năng lực tự học là khả năng người học độc lập, tự giác từ khâu xác định mục tiêu học tập, thiết kế và thực hiện kế hoạch học tập đến khâu tự đánh giá và điều chỉnh việc học nhằm tối ưu hóa việc lĩnh hội kiến thức và phát triển năng lực. - Năng lực tự học cấp THPT gồm có các biểu hiện sau: + Xác định được mục tiêu học tập: Học sinh tự xác định nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, tập trung nâng cao được những khía cạnh còn yếu kém. + Lập kế hoạch và thực hiện việc học: Học sinh có khả năng đánh giá, điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học tập riêng của bản thân; biết khai thác nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập; thành thạo sử dụng thư viện, chọn các tài liệu phù hợp với từng chủ đề, nội dug học tập; ghi chép thông tin đọc được bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết; tự đặt được vấn đề học tập. + Đánh giá và điều chỉnh việc học: Học sinh tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; biết suy ngẫm phương pháp học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học. 1.2.5. Mô hình “Lớp học đảo ngược”và sự phát triển năng lực tự học Mô hình “Lớp học đảo ngược”là hình thức dạy học giúp phát triển rất tốt năng lực tự học cho học sinh. Cụ thể trong quá trình học tập học sinh có giai đoạn tự học ở nhà đòi hỏi sự tự giác học tập cao . Trong quá trình học HS tự mình tìm hiểu và học các kiến thức mới trước khi đến lớp. Khi đến lớp sẽ có nhiều thời gian cho sự trao đổi tương tác giữa GV và HS, những vấn đề học sinh quan tâm và muốn tìm hiểu sâu hơn sẽ được giải đáp thông qua việc trao đổi, thắc mắc với GV và HS khác. Đây là một trong những yếu tố tăng cường khả năng tự học cho học sinh do đáp ứng được nhu cầu của người học. Chúng ta thấy việc tự học của HS trong mô hình “Lớp học đảo ngược”có những thuận lợi sau: + HS chủ động về thời gian và không gian học tập. + Hình thức học tập linh động phù hợp với phong cách học tập và tư duy của mỗi người. + HS có thể học nhiều lần nếu chưa hiểu kĩ về kiến thức mình muốn tìm hiểu. 17
  18. + Có nhiều thời gian trên lớp cho sự trao đổi giữa HS –HS, HS- GV để giải đáp những thắc mắc chưa hiểu của bản thân nhằm thỏa mãn nhu cầu, tạo nên sự chủ động hứng thú trong học tập chứ không ép buộc làm theo yêu cầu của giáo viên. + Nguồn tài liệu đa dạng, phong phú nên người học có cơ hội tìm hiểu kiến thức sâu rộng vượt xa khuôn khổ sách giáo khoa. Vậy với mô hình “Lớp học đảo ngược”không chỉ giúp HS thu nhận được kiến thức mà còn giúp HS hình thành và phát triển năng lực tự học. 1.2.6.Google Classroom- Công cụ hỗ trợ dạy học. Google Classroom là một phần mềm giáo dục sử dụng cho các trường học, dưới sự sở hữu của Google, nó tích hợp với các dịch vụ khác như Google Drive, Google Docs, Google Slides, Google Sheets, ... nhằm hỗ trợ và đơn giản hóa công việc giảng dạy của giáo viên. Google Classroom kết hợp Google Drive để tạo và phân phối bài tập, Google Doc, Sheets và Slides để soạn thảo bài tập, Gmail để liên lạc và Google Calendar để lập kế hoạch, Google Search để làm các dự án. Mỗi lớp được tạo một thư mục riêng trong Drive của người dùng tương ứng, học sinh có thể gửi bài để được giáo viên chấm điểm. Ứng dụng khả dụng cho thiết bị iOS và Android, cho phép người dùng chụp ảnh và đính kèm bài tập, chia sẻ tệp từ các ứng dụng khác. Giáo viên có thể theo dõi sự tiến bộ của mỗi học sinh, và sau khi chấm điểm, giáo viên có để lại các góp ý giúp học sinh hoàn thiện hơn. 1.2.6.1. Ưu điểm của Google Classroom. Một lợi ích nổi trội của Google Classroom đó là giúp hạn chế việc sử dụng giấy (in ấn tài liệu, nộp bài tập…) trong lớp học nên tiết kiệm nhiều kinh phí. Giúp GV dễ dàng tổ chức và quản lí lớp học; tất cả tài liệu, bài tập và điểm đều ở cùng một nơi (trong Google Drive). Giao diện ứng dụng được thiết kế đơn giản, dễ dùng. Google Classroom được phân phối qua bộ công cụ của Google Apps for Education và hoàn toàn miễn phí cho người sử dụng. Dễ dàng trong công tác quản lý, giám sát học viên: Với ứng dụng này giáo viên hoàn toàn có thể quản lý thời gian giao, nộp bài của học sinh, đưa ra lời nhận xét trực tiếp dưới mỗi bài. Thông báo cũng sẽ được gửi đến cả hai bên khi có bài giảng mới hoặc khi học viên gửi bài làm. Tài khoản Google classroom được cung cấp dung lượng không giới hạn nên thuận tiện cho việc giáo viên lưu trữ tài liệu giảng dạy, video, điểm… 1.2.6.2. Hạn chế của công cụ Google Classroom. Google Classroom không cho phép giáo viên và học sinh tương tác, thảo luận trực tiếp mà chỉ có thể giảng dạy và học tập qua các tệp tài liệu được tải sẵn trên 18
  19. ứng dụng bởi Google Classroom . Google Classroom không cho phép người dùng truy cập từ nhiều miền. Ví dụ để sử dụng và tạo lớp học trong Google Classroom thì giáo viên phải đăng nhập trực tiếp vào Google Apps for education mà không thể sử dụng Gmail của mình hay tài khoản của ứng dụng khác. 1.2.6.3.Quy trình xây dựng và sử dụng Google Classroom trong dạy học đảo ngược. Các bước Hoạt động cụ thể - Giáo viên vào địa chỉ gmail của cá nhân -> Tại Google Apps chọn Classroom -> Tạo lớp học (Hoặc có thể vào Google Bước 1: Giáo Classroom để tạo lớp học). viên tạo lớp học - Giáo viên đưa tài liệu, vi deo bài giảng và các yêu cầu, nhiệm vụ giao cho học sinh tại địa chỉ lớp học vừa tạo. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tải công cụ Google Classroom Bước 2: Học về máy tính hoặc điện thoại thông minh. sinh tham gia - Giáo viên mời học sinh tham gia lớp học bằng cách mời trực lớp học tiếp học sinh qua địa chỉ email hoặc cung cấp mã lớp để học sinh đăng nhập. - Học sinh tương tác trên Google Classroom để nghiên cứu tài Bước 3: Học tập liệu, nhận nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ học tập và nạp cho tại nhà qua giáo viên. Google - Giáo viên nhận xét, đánh giá phần tự học của cá nhân và của Classroom nhóm học sinh, sau đó phản hồi cho học sinh giúp học sinh củng cố, khắc phục các hạn chế. - Tại Google Forms giáo viên xây dựng bài kiểm tra trắc nghiệm Bước 4: Đánh tự động chấm điểm để đánh giá hoạt động học tập của học sinh giá quá trình sau khi hoàn thành chủ đề học tập. học tập của học - Tải bài kiểm tra vào Google Classroom để học sinh làm trắc sinh nghiệm trên máy, kết quả bài kiểm tra được tự động thống kê tại Google Sheets. 1.3. Thực trạng về tự học và dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược”, phương pháp dự án và phương pháp đóng vai ở trường THPT. Chúng tôi sử dụng công cụ phần mềm google form để tiến hành khảo sát 500 học sinh (theo mẫu phiếu phụ lục 1) và 50 giáo viên giảng dạy cấp THPT trên địa bàn và lân cận (theo mẫu phiếu phụ lục 2) qua đường link https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSeFFT5bsNsj2KPkEmpRc8Ir5e 19
  20. DwTBi6hA539HvbeuHh1hDtmg/viewform?usp=sf_link dành cho giáo viên https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdPJKHkWIYJ7pG9tsjNdXLWl xXb0Tm9_iqKr9J1V03r8SEBAQ/viewform?usp=sf_link dành cho học sinh Kết quả thu được như sau: 1.3.1. Thực trạng về tự học 1.3.1.1.Về mức độ thực hiện các kĩ năng tự học của học sinh. Mức độ thực hiện TT Kĩ năng Thường Thỉnh Rất ít Không xuyên thoảng bao giờ 1 Đọc và tìm hiểu về bài trước khi 145 229 83 43 đến lớp 2 Xác định được nhiệm vụ học tập 130 286 64 20 dựa trên kết quả thu được 3 Đặt mục tiêu học chi tiết, cụ thể, 160 200 108 32 khắc phục hạn chế. 4 Bạn sưu tầm tài liệu học tập trên 100 156 226 18 internet, sách báo. 5 Tìm kiếm, đánh giá , lựa chọn các 106 156 223 15 nguồn tài liệu tham khảo phù hợp với mục đích học 6 Bạn học môn Sinh học thông qua 50 186 174 90 xem trước bài giảng trên mạng, đến lớp trao đổi kiến thức 7 Sáng tạo để học bài như lập bản 38 125 296 41 đồ tư duy, thiết kế mô hình. 8 Báo cáo kết quả học tập trước 69 100 239 92 nhóm và lớp 9 Chủ động đặt câu hỏi thắc mắc 21 124 323 32 cùng giáo viên và các bạn 10 Ý kiến khác: 0 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2