intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3C

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giúp học sinh lớp 3C cải thiện kỹ năng viết đúng chính tả. Các biện pháp tập trung vào rèn luyện thói quen quan sát, nghe - viết, phân tích lỗi sai, luyện tập thông qua trò chơi ngôn ngữ và hoạt động thực hành phong phú. Việc kết hợp phương pháp dạy học trực quan, cá nhân hóa luyện tập và động viên kịp thời giúp học sinh hứng thú hơn với môn học, từ đó nâng cao khả năng viết chính xác, góp phần phát triển kỹ năng ngôn ngữ toàn diện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3C

  1. 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Cờ Đỏ 1. Tên sáng kiến: “Biện pháp rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3C” 2. Quyết định công nhận sáng kiến Số:...., ngày..... tháng..... năm 2023. 3. Tác giả sáng kiến: SỐ Ngày tháng Chức vụ, đơn vị Trình độ Họ và tên TT năm sinh công tác chuyên môn 1 Lưu Ngọc Răng 09/11/1971 Giáo viên - Trung An 2 Cử nhân tiểu học 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (nếu có): 5. Thời điểm sáng kiến được áp dụng: - Tôi bắt đầu viết sáng kiến kinh nghiệm này vào cuối năm học 2021- 2022. Sau khi hoàn thành tôi bắt đầu áp dụng vào năm học 2022- 2023. 6. Nội dung sáng kiến: 6.1. Lý do chọn đề tài: Vấn đề hiện nay đang được các nhà trường đặc biệt quan tâm và chú trọng đó là vấn đề viết đúng chính tả. Bởi vì, hiện nay có một số học sinh lên đến bậc Trung học cơ sở mà vẫn còn viết sai tiếng, từ, không nắm được các qui tắc viết viết chính tả. Để rèn kĩ năng nghe viết chính tả cho học sinh nhất là học sinh lớp 3, vì một số học sinh còn đọc chữ chưa trôi chảy thậm chí còn đánh vần, khi viết các em thường mắc nhiều lỗi chính tả. Vì vậy, việc nắm chắc cách viết để viết đúng là yêu cầu hết sức cần thiết và cấp bách. Học sinh viết đúng chính tả sẽ
  2. 2 làm nền móng cơ bản cho toàn bộ quá trình học tập, rèn luyện của học sinh. Vì thế, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 3 thì việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh cần được chú trọng. Thấy được tầm quan trọng của việc dạy chính tả. Ngay từ đầu năm học, khi nhận lớp, tôi tiến hành kiểm tra chất lượng. Tôi nhận thấy các em các em viết sai quá nhiều và hầu hết xuất phát từ một số nguyên nhân sau: - Lỗi âm đầu: học sinh viết nhầm lẫn còn ảnh hưởng phương ngữ lệch chuẩn: (tr/ ch, g/ gh, s/ x, d/ v/ gi,…). - Lỗi vần: các em thường viết sai ở âm chính và âm cuối (an/ ang, ên/ ênh, ưt/ ưc, âc/ ât, uôi/ ui, ai/ ay, uông/ uôn,…). - Lỗi thanh điệu: học sinh thường lẫn lộn giữa thanh hỏi và thanh ngã, hai thanh này học sinh chỉ nhập làm một không có sự phân biệt. - Lỗi sai các qui tắc viết chính tả Tiếng Việt: viết hoa, các chữ g/ gh, c/ k/ q, ng/ ngh,… - Cách trình bày: học sinh chưa nắm được cách trình bày đoạn văn, bài thơ hoặc trình bày còn dơ bẩn cẩu thả là ở học sinh tiểu học các em viết chính tả còn sai rất nhiều. Để giúp các em nắm vững một số qui tắc chính tả, biết phân biệt âm, vần, dấu thanh để các em viết không còn mắc các lỗi. Tôi đã suy nghĩ và áp dụng một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh thông qua đề tài: “Biện pháp rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3C” để áp dụng cho lớp tôi đang chủ nhiệm. 6.2. Thực trạng của vấn đề: 6.2.1. Cơ sơ lý luận: Tiếng Việt là một tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Bởi thế, dạy Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người. Những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, văn hoá giáo dục dẫn tới những yêu cầu mới trong việc dạy Tiếng Việt ở nhà trường. Để Tiếng Việt ngày càng trở thành công cụ đắc lực cho sự phát
  3. 3 triển kinh tế, xã hội trong thời kì đổi mới, cho sự phát triển giáo dục, việc dạy Tiếng Việt cần phải nhằm vào hai chức năng của ngôn ngữ: vừa là công cụ của tư duy vừa là công cụ của giao tiếp; phải chú trọng cả vào bốn chức năng: nghe, nói, đọc, viết; phải hướng tới sự giao tiếp và sử dụng phương pháp trong việc hình thành và phát triển các kĩ năng. Chính tả là phân môn có nhiệm vụ cung cấp kiến thức cơ bản về các quy tắc chính tả đồng thời còn rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết, nghe, đọc và làm các bài tập chính tả, rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Kĩ năng chính tả thực sự cần thiết không chỉ đối với học sinh tiểu học mà còn với tất cả mọi người. Khi đọc một văn bản viết đúng chính tả, người đọc có cơ sở để hiểu đúng nội dung văn bản đó. Trái lại, một văn bản mắc nhiều sai sót về chính tả, người đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ văn bản. Viết chính tả đúng còn giúp các em học sinh học tốt các phân môn khác, là cơ sở cho việc học bộ môn Tiếng Việt ở tiểu học. 6.2.2. Cơ sở thực tiễn: Phân môn Chính tả còn bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong cuộc sống như: cẩn thận, chính xác, óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm. Vì vậy, để khắc phục tình trạng học sinh viết sai lỗi chính tả, tôi đang cố gắng sử dụng nhiều biện pháp nhiều hình thức dạy chính tả nhắm giúp các em hình thành, phát triển và hoàn thiện kĩ năng viết đúng Tiếng Việt văn hóa, Tiếng Việt chuẩn mực theo hướng “giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”. Chính vì thế tôi băn khoăn: cần làm gì để giúp học sinh viết đúng chính tả? Làm thế nào để sửa lỗi chính tả cho học sinh? Làm thế nào để các em viết đúng dấu thanh, vần, âm đầu, âm cuối,...? Đây là những trăn trở của bản thân trong những giờ dạy chính tả. Ở học sinh tiểu học, các em viết chính tả còn sai rất nhiều. Có phải là do ở Tiểu học việc nhận dạng chữ viết của các em còn gặp khó khăn hay do các em chưa đọc thông thạo chữ. Để giúp các em nắm vững một số qui tắc chính tả, từ đó các em viết không còn sai như trước. Qua thời gian công tác và giảng dạy lớp 3 tôi nhận thấy, khi dạy chính tả cho học sinh, đã gặp phải một số thuận lợi và khó khăn sau:
  4. 4 * Thuận lợi: Về cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đảm bảo, ánh sáng tương đối đủ tiêu chuẩn, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi... Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm tới việc rèn chữ viết của học sinh, thường xuyên tổ chức các chuyên đề về dạy tập viết, dạy chính tả cho giáo viên, phát động phong trào "Vở sạch - Chữ đẹp" trong giáo viên và học sinh. Đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, có tình thương yêu và trách nhiệm đối với học sinh... Những điều kiện đó đã có tác động tích cực tới vấn đề mà tôi nghiên cứu. * Khó khăn, hạn chế: Trên thực tế thời gian qua và hiện nay, việc dạy chính tả của giáo viên, việc học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn: nội dung chương trình có phần chưa phù hợp với phương ngữ từng vùng khác nhau trong nước, yêu cầu cao so với trình độ học sinh nông thôn, việc luyện viết cho học sinh chưa được nhà trường quan tâm đúng mức. Từ đó đa phần học sinh còn yếu về kĩ năng viết. Đây là vấn đề bức xúc mà ngành giáo dục cả nước đang quan tâm và đó cũng là gánh nặng đặt trên vai của người giáo viên tiểu học. Nhận thấy các nguyên nhân dẫn đến sai lỗi chính tả đều quan trọng như nhau. Công việc tiếp theo của người giáo viên là phải có biện pháp như thế nào để từng bước khắc phục được các nguyên nhân trên, đem lại niềm say mê, hứng thú cho học sinh trong việc học chính tả nói riêng và học tập các môn học khác nói chung. Việc áp dụng các biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả theo đề tài này đã giúp tôi nâng tỉ lệ học sinh viết đúng chính tả. Đặc biệt là nâng cao chất lượng của môn Tiếng Việt một cách rõ rệt. 6.3. Những vấn đề cần đặt ra nhằm nâng cao kỹ năng viết cho học sinh: Để giúp các em không còn mắc các lỗi đó, các em viết đúng hơn trong bài chính tả và đặc biệt là biết dùng đúng các từ để áp dụng vào việc học phân môn Tập làm văn, Luyện từ và câu. Tôi dự kiến sẽ áp dụng các phương pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả như sau: + Luyện phát âm đúng cho học sinh. + Cho học sinh luyện tập thực hành qua các bài tập phân tích, so sánh.
  5. 5 + Hướng dẫn học sinh nắm nghĩa của từ. + Chú trọng đến cách dùng từ theo phương ngữ địa phương. + Sử dụng hình ảnh trực quan khi phân tích từ. + Đưa ra một số trò chơi đố chữ. + Ghi nhớ các mẹo luật chính tả. + Tích hợp việc dạy học chính tả vào các môn học khác. 6.4. Các bước tiến hành xây dựng sáng kiến kinh nghiệm 6.4.1. Luyện phát âm: Để giúp các em viết đúng chính tả không còn mắc những lỗi như trước nữa. Điều đặc biệt trước tiên là bản thân giáo viên phải phát âm thật chuẩn và chính xác từng chữ, từng tiếng. Chú ý luyện phát âm cho học sinh giúp các em phân biệt âm đầu, âm chính, âm cuối qua giọng đọc mẫu của giáo viên. Việc rèn phát âm được thực hiện thường xuyên trong các tiết tập đọc và các môn học khác. 6.4.2. Luyện tập phân tích, so sánh: Trong giờ chính tả nhớ viết hay nghe viết tôi thường xuyên cho các em phân tích cấu tạo tiếng, so sánh tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh ở những điểm khác nhau để học sinh ghi nhớ. Sau đó luyện viết vào bảng con trong nhóm (nhóm trưởng điều khiển) và yêu cầu học sinh đọc thật kỹ. Từ đó, các em nghe viết và viết vào vở không bị sai. 6.4.3. Hướng dẫn học sinh nắm nghĩa của từ: Giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả bằng cách hướng dẫn các em nắm nghĩa của từ, phối hợp với việc so sánh, phân tích chính tả tôi sử dụng đồ dùng dạy học và giáo cụ trực quan để giúp học sinh quan sát phân biệt từ khó vào việc sử dụng thiết bị dạy học vừa nêu hoặc hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa từ bằng cách cho học sinh đặt câu hoặc đọc chú giải. 6.4.4. Rèn trí nhớ cho học sinh: Để có kỹ năng viết đúng chính tả bằng cách hướng dẫn các em đọc và viết nháp vào lúc truy bài đầu giờ. Từ đó, giúp các em kỹ năng nhớ lại để viết chính xác các từ dễ lẫn hoặc các từ khó viết thông qua các bài tập cuối bài.
  6. 6 6.4.5. Cách dùng từ theo phương ngữ địa phương: Đặc biệt là giáo viên cần chú ý đến lỗi theo phương ngữ của địa phương để lựa chọn từng loại bài tập phù hợp với từng vùng miền. Để giúp các em viết đúng chính tả theo phương ngữ, giáo viên cần thống kê lại các lỗi học sinh hay sai theo địa phương. 6.4.6. Trò chơi đố chữ: Rèn chính tả thông qua trò chơi với biện pháp này giúp học sinh ghi nhớ các âm khi đọc giống nhau (Thí dụ: Mức độ - Bánh mứt). 6.4.7. Ghi nhớ các mẹo - luật chính tả: Giúp học sinh về mẹo luật khi viết chính tả: hướng dẫn học sinh ghi nhớ qui tắc chính tả bằng hệ thống các bài tập. + Các âm đầu k, gh, ngh đứng trước các nguyên âm i, e, ê, iê, … + Các âm đầu c, g, ng đứng trước các nguyên âm o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, + Các bài tập điền vào chỗ chấm. * Để phân biệt âm đầu tr/ ch: tôi cho các em quan sát một số hình ảnh chỉ tên đồ vật, tên con vật bắt đầu bằng âm ch. Sau đó, các em thi tìm tiếng nhằm để giúp các em khắc sâu kiến thức. Thí dụ: Đồ vật: chổi, chén, chăn, chiếu, chảo, chum, chõng, chậu, … Con vật: chim, chuột, chuồn chuồn, châu chấu, … * Để phân biệt âm đầu s/ x: đa số các từ chỉ tên cây và con vật đều bắt đầu bằng s. Thí dụ: Con vật: sáo, sếu, sò, sư tử, san hô, sứa , sẻ, sóc,… Tên cây: sả, sứ, sậy, so đũa, sầu riêng, si, … 6.4.8. Phân biệt thanh hỏi thanh ngã: Sử dụng một số bài tập trắc nghiệm hoặc điền từ vào chỗ trống để luyện cho học sinh. Để nâng cao kiến thức cho học sinh giáo viên có thể đưa thêm các dạng bài tập khó hơn bằng các câu đố, tục ngữ hay các bài thơ để giúp các em phát hiện được âm, vần hoặc thanh cần điền đúng vào bài tập. Luật trầm bổng (đối với các từ láy âm đầu) Không - sắc – hỏi hỏi
  7. 7 Huyền- nặng – ngã ngã Chú ý vẫn có trường hợp ngoại lệ: rảnh rỗi,… 6.4.9. Tích hợp việc dạy chính tả trong các môn học khác: Giúp học sinh viết đúng câu trả lời trong giải toán có lời văn bằng cách nhắc nhở sửa lỗi khi chấm bài. Chỉnh sửa cho học sinh trả lời đúng các câu hỏi trong khi học các môn học khác như: Tự nhiên xã hội, Luyện từ và câu, Tập làm văn,… 7. Tính hiệu quả: 7.1. Hiệu quả kinh tế: Qua những biện pháp rèn cho học sinh viết chính tả nêu trên, học sinh đã dần dần viết đúng chính tả, các em hăng say hơn trong giờ học chính tả. Bài viết của các em chất lượng được nâng cao rõ rệt so với đầu năm. Tổng Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Dưới 5 Thời gian số học Số Số Số Số khảo sát Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ sinh lượng lượng lượng lượng Đầu năm 17 0 7 41,17 6 35,29 4 23,54 Cuối HKI 17 8 47,05 9 52,95 7.2. Lợi ích xã hội: Với những kết quả đạt được như trên, tôi rất vui vì mình đã góp một phần nhỏ vào kết quả học tập của các em; và góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của lớp nói riêng và của Trường tiểu học Trung An 2 nói chung. 8. Phạm vi ảnh hưởng: 8.1. Phạm vi áp dụng của sáng kiến: Sau khi áp dụng các biện pháp này vào quá trình giảng dạy, tôi thấy đạt hiệu quả và chất lượng môn Tiếng việt ngày được nâng cao, kỹ năng viết chính tả của các em dần hoàn thiện và có tiến bộ rõ rệt. Có thể áp dụng được ở các đơn vị khác trong Huyện. 8.2. Điều kiện áp dụng sáng kiến và được triển khai, nhân rộng: Thông qua việc áp dụng các biện pháp rèn cho học sinh, chất lượng học tập của học sinh ngày càng được nâng cao. Các em nói và viết chuẩn xác
  8. 8 Tiếng Việt là nền tảng để học lên các bậc học tiếp theo. Học sinh biết cách trình bày bài thơ như thế nào là đúng, bước đầu tập cho các em viết đẹp, kĩ năng dùng từ ngày càng phong phú hơn, vốn các kiến thức của các em được khắc sâu hơn. Chính vì những lí do trên, người giáo viên cần phải chú trọng việc rèn viết chính tả cho học sinh thì chất lượng học tập của các em sẽ được nâng cao hơn. Để các hoạt động giảng dạy có hiệu quả cần chú ý các điểm sau: * Giáo viên: - Giáo viên phải phát âm một cách chuẩn và chính xác. - Phải theo dõi và tìm hiểu nguyên nhân học sinh viết sai lỗi chính tả. - Phân tích tiếng một cách rõ ràng. - Phải giúp các em nắm được nội dung, hiểu được nghĩa của các từ. - Giáo viên phải coi trọng tất cả các phân môn, không xem nhẹ môn nào vì các môn có liên quan bổ sung cho nhau. - Giáo viên không nên xem nhẹ việc rèn đọc hoặc bỏ qua việc rèn phát âm chuẩn cho học sinh. - Khi đã nắm được các qui tắc chính tả, học sinh nắm được cách viết đúng các từ mà không cần phải ghi nhớ máy móc từng trường hợp chính tả riêng biệt. - Hệ thống bài tập, trò chơi phải phù hợp với trình độ tiếp thu của từng đối tượng học sinh, phù hợp với mỗi tiết học. - Động viên, khuyến khích kịp thời khi các em có tiến bộ. - Phải giúp các em nắm thật chắc nội dung bài, hiểu được nghĩa của các từ đó. Phân tích được tiếng một cách rõ ràng. Phải hướng dẫn học sinh thật kĩ những qui tắc chính tả cơ bản. * Học sinh: - Học sinh cần có sự kiên trì, nhẫn nại rèn luyện viết đúng chính tả. Trên đây là đề tài sáng kiến của bản thân đã đầu tư nghiên cứu và đúc kết được trong quá trình giảng dạy hai năm nay và tiếp tục áp dụng trong các năm tiếp theo. Kính mong cấp trên, cùng các đồng nghiệp đóng góp ý kiến kịp thời để chỉnh sửa và vận dụng vào thực tế dạy và học của nhà trường.
  9. 9 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, Trung An, ngày 20 tháng 4 năm 2023 ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ Người nộp đơn Lưu Ngọc Răng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0