intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến nghiên cứu thực trạng và tìm ra phương pháp và hướng đi , giúp học sinh đọc tốt hơn, qua đó từng bước nâng cao năng lực đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm của mỗi học sinh. Từ kết quả nghiên cứu đó giáo viên áp dụng những biện pháp này vào giảng dạy trong các tiết học Tập đọc để giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc và giờ dạy đạt hiệu quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc

  1. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc A- PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong giáo dục phố thông nói chung và ở trường tiểu học nói riêng, môn Tiếng Việt là một môn học chiếm vị trí chủ yếu trong chương trình, trong đó không thể không kể đến phân môn Tập đọc. Môn học này có đặc trưng cơ bản là: Nó vừa là môn học cung cấp cho học sinh một lượng kiến thức cơ bản nhằm đáp ứng những mục tiêu, nhiệm vụ từng bài học, nó vừa là công cụ để học tập tất cả các môn học khác. Nó còn hình thành cho học sinh bốn kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết. Không chỉ vậy, nó còn đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc - một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh tiểu học. Đối với phân môn tập đọc muốn học tốt học sinh phải có kĩ năng đọc, và hiểu được nội dung bài, giá trị nghệ thuật của từng bài từ đó học sinh biết cách thể hiện cảm xúc của giọng đọc một cách đúng. Khi đã được trang bị kỹ năng đọc, học sinh sẽ ham thích tìm hiểu, biết bộc lộ tình cảm một cách đúng mức trong cuộc sống, ngoài ra để học tốt các em cần phải có vốn ngôn ngữ phong phú, đa dạng. Có như vậy các em mới có đủ điều kiện để học tốt các môn khác. Chính vì vậy, dạy Tập đọc có ý nghĩa to lớn ở Tiểu học, nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Học sinh đọc tốt, đọc một cách có ý thức sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, bồi dưỡng các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như có hình ảnh, những kỹ năng này các em sẽ sử dụng suốt đời. Như vậy dạy đọc có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Dạy phân môn Tập đọc trong các trường Tiểu học đang là một vấn đề được các trường, các nhà nghiên cứu và toàn xã hội quan tâm. Biết đọc là có thêm một công cụ mới để học tập, để giao tiếp, để nắm bắt được mọi thông tin diễn ra hàng ngày trong xã hội. Xuất phát từ quan điểm dạy tập đọc kết hợp dạy ngữ và rèn đọc cho các em. Tập đọc là một phân môn mang tính tổng hợp bởi bên cạnh việc dạy đọc ta cũng trau dồi kiến thức tiếng việt, kiến thức về văn học đời sống, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ cho học sinh, phân môn tập đọc góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người mới . Hiện nay ở nhà trường tiểu học việc rèn kỹ năng đọc đạt kết quả chưa cao, có thể có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân lớn nhất là phương pháp rèn đọc chưa được coi trọng, thực tế nếu không có kỹ năng đọc tốt thì học sinh không có điền kiện học các môn khác, không thể tiếp thu nền văn minh. Chính vì vậy, việc dạy đọc cho học sinh có ý nghĩa quan trọng. Thông qua môn học này góp phần đắc lực phục vụ mục tiêu đào tạo con người, con người phát triển toàn diện, có đủ đức, đủ tài tiếp cận nền khoa học kỹ thuật tiên tiến để đưa nước nhà tiến nhanh, tiến xa hơn nữa. Đối với học sinh lớp 2 các em bắt đầu bước sang giai đoạn đọc nhanh đọc đúng đọc lưu loát, trôi chảy, với các em học sinh lớp 3,4,5, cũng yêu cầu cao hơn đó là đọc diễn cảm, đọc phải thể hiện được nội dung, tình cảm của bài để từ đó các em bộc lộ tình cảm của mình qua mỗi bài đọc. Mỗi chúng ta phải làm thế nào để thông qua phân môn tập đọc giúp học sinh không những đạt được vấn đề đọc 1/26
  2. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc thạo, mà phải hiểu nội dung của văn bản.Vậy người giáo viên phải tìm phương pháp tiếp cận làm sao để cho học sinh có cảm tình với bài tập đọc, thúc đẩy học sinh biểu lộ tình cảm thái độ tự nhiên thông qua giọng đọc. Trong thực tế hiện nay để thực hiện được vấn đề này người giáo viên phải thay đổi cách truyền thụ để các em có thể nắm bắt được tri thức, việc rèn đọc cho học sinh là hết sức cần thiết nhưng đọc như thế nào để người nghe hiểu được nguyên vẹn nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của văn bản, lôi cuốn được người nghe, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn bản. Học sinh không những đọc được nội dung văn bản, mà cũng phải đọc hay, đọc diễn cảm, đây là mục tiêu mà các thầy cô giáo dạy lớp 2 cần phải rèn và là đích để đạt tới. Trong thực tế hiện nay, dạy tiếng Việt ở bậc tiểu học nói chung và dạy phân môn Tập đọc ở lớp 2 nói riêng tôi nhận thấy đa số các em đọc to, rõ ràng song cũng một số em đọc chưa lưu loát, chưa biết ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy, nhiều em phát âm chưa chuẩn phụ âm đầu l; n ; s; x; tr; ch ; dấu sắc; dấu ngã, đặc biệt là âm: l/n và kỹ thuật đọc đa số các em đọc chưa thể hiện được tình cảm nội dung văn bản, các em chưa biết nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả, những từ ngữ trọng tâm từ chìa khoá. Trong khi sắm vai, đọc đối thoại các em cũng lúng túng, các em cũng thiếu tự tin trong việc thể hiện giọng đọc của mình. Một số em học sinh đọc yếu, các em cũng chưa xác định được giới hạn của những câu đối thoại, khi đọc gặp phải dấu ?/ ;/ ! thường chưa biết cách thể hiện giọng đọc như thế nào cho phù hợp. Vậy phải làm gì để các em đọc đúng nhất là không bị ngọng các tiếng có phụ âm đầu l / n, đó là những điều trăn trở của giáo viên trong mỗi giờ dạy. Bằng những kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và chất lượng đọc của học sinh lớp 2 tôi chủ nhiệm trong năm học này tôi đã mạnh dạn đưa ra: “ Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2”. Từ đó giúp các em đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm và biết cảm thụ văn thơ để đáp ứng với nhu cầu, mục tiêu giáo dục mới. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu thực trạng và tìm ra phương pháp và hướng đi , giúp học sinh đọc tốt hơn, qua đó từng bước nâng cao năng lực đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm của mỗi học sinh. Từ kết quả nghiên cứu đó giáo viên áp dụng những biện pháp này vào giảng dạy trong các tiết học Tập đọc để giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc và giờ dạy đạt hiệu quả cao. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 2. - Nghiên cứu thực trạng học tập, đặc biệt là đối tượng học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ phân môn Tập đọc. - Nghiên cứu một số biện pháp để thực hiện giảng dạy có hiệu quả giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 2. 2/26
  3. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Học sinh lớp 2C - Trường Tiểu học V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Phương pháp khảo sát thực tế - Phương pháp phân loại thống kê - Phương pháp thực hành, luyện tập - Phương pháp thực nghiệm VI. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI - Phạm vi nghiên cứu: 36 học sinh lớp 2C – Trường Tiểu học - Thời gian nghiên cứu: Năm học 2017 – 2018. 3/26
  4. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc B. NỘI DUNG THỰC HIỆN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Năm học 2017 - 2018 là năm học mà toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy để đào tạo ra những con người năng động, sớm thích ứng với đời sống xã hội. Trước tình hình đó, đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng đổi mới, cải tiến nội dung, phương pháp dạy học để trong mỗi tiết dạy, học sinh sẽ được hoạt động nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Vì vậy, đòi hỏi mỗi giáo viên phải có những biện pháp dạy học phù hợp nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập. Đọc là một kĩ năng quan trọng hàng đầu của con người. Nhờ biết đọc, con người có thể tự học, học nữa, học mãi, học suốt đời. Chính vì vậy rèn kĩ năng đọc ở trường phổ thông, nhất là ở các lớp đầu cấp rất quan trọng. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.Thuận lợi - Được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phòng học khang trang đủ ánh sáng và quạt mát. - Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập. - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, giúp đỡ của đồng nghiệp và sự ủng hộ của phụ huynh. 2. Khó khăn - Do trình độ tiếp thu kiến thức của mỗi học sinh trong lớp không đồng đều. - Số lượng học sinh trong lớp tương đối đông ( 36 học sinh ) - Một số học sinh còn mải chơi, chưa ham học, chưa có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình. III. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Trong quá trình giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp cũng như tiếp xúc với học sinh, tôi nhận thấy: Khả năng tiếp thu môn học tiếng việt của các em còn nhiều hạn chế so với các môn toán hay tự nhiên xã hội, ở phân môn Tập đọc lớp 2, đa phần các em đọc được song một số em đọc cũng chưa được rõ ràng, chưa biết ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy, nhiều em phát âm chưa phân biệt rõ phụ âm đầu tr/ch; s/x dấu sắc, dấu ngã ... đặc biệt còn ngọng 2 phụ âm l / n. Đối với đối tượng học sinh trung bình và yếu các em chưa xác định được đâu là giới hạn những câu đối thoại của mình. Với thực tế trên tôi đi sâu vào nghiên cứu vấn đề rèn kỹ năng đọc cho học sinh khối 2, với mong muốn tích lũy thêm cho bản thân những kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn nhằm đạt hiệu quả cao trong việc dạy và học. *Về phía giáo viên: Qua điều tra tôi thấy khi dạy Tập đọc có một số giáo viên chưa bám sát vào mục đích, yêu cầu của từng bài do vậy họ chưa đạt được mục tiêu của một giờ tập đọc, có những người cho rằng dạy tập đọc là chủ yếu dạy cho các em đọc 4/26
  5. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc to, rõ ràng là được. Phương pháp dạy tập đọc của giáo viên có dạy theo đoạn, có các kiểu câu hỏi khác nhau song hình thức luyện đọc chỉ đơn thuần là đọc. Việc sử dụng đồ dùng còn hạn chế , giáo viên còn dạy “chay” chưa coi những phương tiện trực quan là cần thiết trong việc luyện đọc … Vì thế việc đọc đúng, đọc hay của học sinh còn hạn chế. Trước đây, phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt ở chương trình cũ vẫn còn đề cao quá mức về cảm thụ văn học nên một số giáo viên đã biến tiết Tập đọc thành giờ giảng văn nhiều hơn là rèn đọc, trong tiết học, giáo viên quá lạm dụng phần tìm hiểu bài, giảng giải là chính còn học sinh chỉ nghe, ít có thời gian để luyện đọc; hậu quả là có một số em học hết chương trình Tiểu học mà vẫn chưa đọc thông thạo. - Phần luyện đọc nhiều giáo viên cho là dễ, nhưng thực chất đây là phần khó nhất, phần trọng tâm của bài giảng, ở khâu này, giáo viên ít mắc lỗi về thao tác kỹ thuật nhưng lại không biết dạy như thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, chưa chú ý đến tốc độ đọc của các em theo yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cơ bản phự hợp với từng khối lớp. - Một hạn chế ở giáo viên khi dạy Tập đọc là không phân biệt được sự khác nhau giữa tiết Tập đọc và tiết Tập đọc - Học thuộc lòng. Nhiều giáo viên chỉ thấy sự khác nhau ở các lớp đầu cấp khi cho học sinh đọc đồng thanh, mà quên rằng nhiệm vụ chủ yếu của tiết Tập đọc là luyện đọc cá nhân, còn nhiệm vụ của tiết Tập đọc - Học thuộc lòng là vừa phải luyện đọc vừa kết hợp rèn trí nhớ, ít chú ý đến đối tượng học sinh yếu, giáo viên cố tình "bỏ quên" đối tượng này, coi như không có các em trong lớp. * Về phía học sinh: Qua khảo sát, điều tra tôi thấy kĩ năng đọc đúng, hay của học sinh còn yếu. Học sinh học bài một cách thụ động, các em học một cách bắt buộc, chỉ có những học sinh khá, giỏi mới cố gắng đọc cho hay song vẫn chưa đạt yêu cầu. Khi đọc một số văn bản các em không ngắt nghỉ hơi đúng chỗ nên các em không nắm được điều gì là cốt yếu trong văn bản, điều này sẽ gây khó khăn trong việc hình thành kĩ năng giao tiếp. - Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của môn học chưa đúng, các em thích học môn Toán hơn môn Tiếng Việt nên nhiều em còn ngại đọc bài và chưa có ý thức tự rèn đọc diễn cảm mà chỉ mới mang tính chất chiếu lệ, đối phó. - Vốn từ ngữ của các em còn quá ít ỏi, chưa hiểu hết nghĩa các từ, cụm từ trong bài đọc nên dẫn đến khi đọc bài, các em ngắt nghỉ không đúng chỗ, nhiều lúc gây hiểu sai ý nghĩa của câu văn hay bài thơ. - Giọng đọc của học sinh còn nhỏ, nhiều em chưa nắm được nội dung của bài đọc nên khi đọc. Tôi thấy các em chưa bộc lộ được cảm xúc của bài đọc qua giọng đọc hoặc nếu có thì chỉ mang tính chất bắt chước giáo viên hoặc bạn bè. Để hoàn thành ý tưởng, đề ra các giải pháp rèn đọc cho học sinh khối 2 của trường Tiểu học Thụy An, ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát bằng cách cho mỗi học sinh đọc một đoạn trong các bài đã học ở tuần 1,2,3,4. Kết quả khảo sát ở lớp 2C như sau: Tổng số học sinh : 36 em 5/26
  6. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc Xếp loại Hoàn Hoàn thành Chưa hoàn thành tốt thành Số HS Số HS % Số HS % Số HS % 36 4 11,1 23 63,9 9 25 * NGUYÊN NHÂN Sau khi khảo sát, tôi thấy kết quả đọc ở lớp tôi còn chưa cao, số học sinh đạt hoàn thành tốt còn ít, số học sinh đạt mức hoàn thành và yếu còn khá cao. Tôi tìm hiểu việc các em còn đọc sai như vậy là do những nguyên nhân sau: - Do các em chưa thật sự hiểu về ý nghĩa của việc ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu. - Do các em ít đọc bài trước ở nhà, đọc trong giờ học còn ít. - Một số giáo viên đọc mẫu, phát âm còn chưa chuẩn . - Do không chú ý nhiều đến việc phát âm sai trong cộng đồng và ngay cả trong nhà trường.. - Là địa phương thuần nông, trình độ dân trí chưa cao, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên việc quan tâm đến việc học của con em mình còn hạn chế. - Do còn ảnh hưởng nhiều của tiếng địa phương. - Không tạo được môi trường giao tiếp có cơ sở rèn phát âm. Với thực trạng như vậy, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra: “ Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2” nhằm giúp học sinh đọc chính xác hơn, khắc phục tình trạng đọc sai trong nhà trường, nâng cao chất lượng đọc đúng cho học sinh, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy. Hơn nữa, tôi nhận thấy giáo viên Tiểu học là người thầy đầu tiên đặt nền móng trang bị cho các em những tri thức về ngôn ngữ và chuẩn văn hóa của lời nói đồng thời rèn cho học sinh đọc đúng để giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. IV. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Sau khi đã xác định được nguyên nhân, tôi đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu về chuyên môn, tài liệu tham khảo, kết hợp với kinh nghiệm bản thân, tôi đề ra được một số biện pháp ứng dụng vào thực tế giảng dạy tập đọc cho học sinh lớp tôi như sau: 1. Xác định đúng mục tiêu,nội dung luyện đọc ở từng bài học. 2. Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh hợp lý, xây dựng tốt nề nếp lớp, chuẩn bị cho việc đọc. 3. Rèn đọc cho từng đối tượng học sinh trong lớp. 4. Thực hiện tốt các phương pháp đặc trưng của môn học. 5. Luyện đọc thông qua phiếu bài tập. 6. Luyện đọc thông qua các trò chơi học tập 7. Luyện đọc trong mọi lúc, mọi nơi. 8. Phối kết hợp tốt giữa Gia đình - Nhà trường và Xã hội 6/26
  7. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc V. CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC TIẾN HÀNH 1. Xác định đúng mục tiêu, nội dung luyện đọc ở từng bài học . Một điều vô cùng quan trọng và cần có của nguời giáo viên là phải xác định rõ được mục đích - yêu cầu của từng bài dạy. Từ mục đích - yêu cầu mà người giáo viên sẽ lựa chọn từng câu hỏi, bài tập giao cho học sinh để kiểm soát được mức đọc đến đâu của từng học sinh. Giờ học chỉ hoàn tất khi nào học sinh chiếm lĩnh được các yêu cầu đọc của bài. Khi chuẩn bị bắt đầu một giờ lên lớp, giáo viên cần xác định mục đích - yêu cầu của giờ học, nghĩa là phải xác định được khi giờ học kết thúc học sinh phải có khả năng gì, kết thúc giờ tập đọc học sinh có được những kĩ năng đọc như thế nào so với trước giờ học. Giáo viên phải hiểu được nhân tố chính nắm mục đích - yêu cầu là học sinh chứ không phải là giáo viên. Mục đích - yêu cầu được ghi trong giáo án sẽ được dùng để kiểm tra, đánh giá chất lượng giờ dạy. Vì vậy, khả năng sư phạm của người giáo viên không phải ở chất lượng của bài diễn thuyết mà là công việc của học sinh làm được trong và sau giờ học. Vì vậy, ngay sau khi soạn bài giáo viên phải nắm vững mục đích - yêu cầu của tiết dạy. Ví dụ : Trong một bài tập đọc cụ thể thì học sinh sẽ đọc đúng được những từ nào, học sinh biết đọc với giọng như thế nào và biết ngắt nghỉ hơi ở chỗ nào. Nếu không nắm vững được mục đích – yêu cầu tức là giáo viên chưa xác định được hướng đi của mình không biết dẫn dắt học sinh đi đâu bằng cách nào. Giờ học thực chất là quá trình tổ chức để chuyển nội dung dạy học đã có của thầy sang trò. Ví dụ : Khi dạy bài : Người thầy cũ Giáo viên cần xác định mục đích yêu cầu của bài là: Rèn kĩ năng đọc trơn toàn bài, luyện đọc các từ: lễ phép, lúc ấy, mắc lỗi, cổng trường, xuất hiện,.. Biết ngắt hơi đúng, nhấn giọng ở các câu; - Nhưng ... // hình như hôm ấy / thầy có phạt em đâu ! // - Lúc ấy, / thầy bảo: // “ Trước khi làm việc gì, / cần phải nghĩ chứ ! // Thôi, / em về đi / thầy không phạt em đâu ! // - Em nghĩ: // bố em cũng có lần mắc lỗi, / thầy không phạt, / nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. // Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật: chú Khánh (bố Dũng) và thầy giáo. Hiểu được nghĩa của từ mới : xúc động, hình phạt; các từ làm rõ ý nghĩa của câu chuyện: lễ phép, mắc lỗi. Hiểu nội dung và cảm thụ bài văn: Hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng, tình thầy trò thật đẹp đẽ. 2. Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh hợp lý, xây dựng tốt nề nếp lớp, chuẩn bị cho việc đọc. - Việc sắp xếp chỗ ngồi thuận lợi cho mỗi học sinh trong lớp là điều hết sức cần thiết. Chỗ ngồi của các em phải phù hợp với từng đối tượng để các em có thể tiếp thu được bài mà lại không làm ảnh hưởng đến các bạn khác. 7/26
  8. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc + Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm thế đọc: cần đàng hoàng, bình tĩnh trong qúa trình đọc; ngồi đúng tư thế; cách cầm sách giáo khoa đúng khoảng cách từ mắt đến sách là 25cm đến 30 cm. Tiêu chí cường độ hoá và tư thế khi đọc: Rèn đọc to, đọc dõng dạc, người đọc cần nhập vai là người tiếp nhận, sản sinh, người trung gian truyền thông tin văn bản đến người nghe. Chính vì vậy người đọc có thể vừa đọc cho mình vừa đọc cho người khác. Như vậy đọc và phát biểu trước lớp là hai hình thức giao tiếp đầu tiên của trẻ nên giáo viên phải coi trọng khâu chuẩn bị để bảo đảm sự thành công cho học sinh. + Khi đọc thành tiếng các em phải tính đến người nghe. Vì vậy cần hướng dẫn các em biết nghe “Bạn đọc không chỉ cho cô nghe mà cho cả lớp nghe, nghe để đọc tiếp, nghe để nhận xét”. Như thế không có nghĩa là đọc quá to như là gào lên, mà là đọc đủ lớn. 3. Rèn đọc cho từng đối tượng học sinh trong lớp. - Về cơ bản tôi đã phân loại học sinh theo kĩ năng đọc theo các dạng sau: + Học sinh đọc yếu kém + Học sinh đọc trung bình + Học sinh đọc trên trung bình nhưng vẫn còn một số thiếu sót (ngắt nghỉ sai, có hướng đọc diễn cảm nhung chưa chính xác ) +Học sinh đọc khá tốt. a. Rèn đọc cho học sinh đọc yếu kém: - Học sinh đọc yếu thường có tâm lí chung là ngại đọc, lúng túng khi được gọi đọc hoặc kiểm tra đọc, do vậy cần chú ý tạo tâm thế cho học sinh trước khi đọc: tư thế đọc của học sinh, đứng hoặc ngồi phải ngay ngắn, cầm sách bằng hai tay, sách phải được mở rộng, khoảng cách từ mắt đến tay phải từ 30 - 35 cm. Khi thầy cô gọi đọc phải bình tĩnh, tự tin không hấp tấp đọc ngay. Giáo viên cần giải thích cho học sinh hiểu khi đọc thành tiếng không phải để cho cô giáo, thầy giáo nghe mà cả lớp cùng nghe nên cần đọc đủ cho cả lớp nghe rõ. Nhưng không có nghĩa là đọc quá to, thét gào lên, ở điểm này giáo viên cần kiên nhẫn động viên các em luyện tập để chất lượng đọc ngày càng tốt hơn. - Học sinh đọc yếu kém còn là những học sinh có kĩ năng đọc thành tiếng chưa đạt ở mức độ thứ nhất tức là mức độ đọc đúng. Chẳng hạn học sinh còn đọc ê a ngắc ngứ, đọc lí nhí, đọc còn sai ở nhiều chữ cái và âm tiết Tiếng Việt, chưa có khả năng dọc đúng các thể loại văn bản khác nhau. Học sinh thường đọc chậm, sai dấu, sai lỗi chính tả không đúng với văn bản đọc: Chẳng hạn: từ “ trời tối” đọc là “chời tối” “so sánh” đọc là “xo xánh” “ giã giò” đọc là “ dả dò” “hoành hành” đọc là “hoàn hành” “ rõ ràng” đọc là “ gõ gàng” “lăn tròn” đọc là “năn tròn” - Đối với học sinh sai những lỗi như thế này, tôi thường chú trọng đến việc luyện đọc và phát âm đúng. Tức là phải thường xuyên luyện đọc theo mẫu ( mẫu của thầy cô và mẫu của bạn ) thông qua cách phát âm của giáo viên mà học 8/26
  9. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc sinh được trực tiếp bắt chước theo, học sinh sẽ nhanh chóng học được cách phát âm đúng tiếng, đúng từ, tròn câu. - Thông qua các tiết học như Luyện từ và câu ( trong các tiết tìm từ đặt câu ); Chính tả ( trong phần tìm và viết lại từ dễ lẫn ) hoặc trong các phần phân tích mẫu minh họa ngắn của các môn học, tôi thường ưu tiên cho các dạng học sinh này đọc và phân tích kĩ, sửa sai và nhắc nhở kịp thời để học sinh có cơ hội sửa chữa, những học sinh có tiến bộ tôi thường biểu dương để những học sinh khác học tập và có hướng phấn đấu, sửa sai. Chẳng hạn như trong các tiết Tập đọc ( tuần 3 tiết ) Luyện từ và câu - Tập làm văn mỗi phân môn 1 tiết / tuần. Ví dụ: Trong bài “ Ông Mạnh thắng Thần Gió” Tập đọc tuần 20 có các từ: rõ ràng, hoành hành, dõng dạc. - Sau khi học sinh có tiến bộ, tôi tiếp tục ưu tiên luyện đọc cho học sinh thông qua các bài đọc dễ, có từ tương đối dễ đọc và có các ngắn như các bài thơ, văn vần có câu ngắn dễ đọc và nâng dần độ khó ở giai đoạn sau: Ví dụ: Bài: Sư Tử xuất quân Sư Tử bàn chuyện xuất quân/ Muốn sao cho khắp thần dân trổ tài Nhỏ to khẻ yếu muôn loài Ai ai cũng được / tùy tài lập công/ … Hay trong bài: Đàn gà mới nở Con mẹ đẹp sao/ Những hòn tơ nhỏ/ Chạy như lăn tròn/ Trên sân trên cỏ/… Đây là những bài thơ có câu ngắn dễ đọc, dễ phát âm học sinh yếu sẽ có cơ hội đọc đúng và tự tin hơn. Sau đó tôi nâng dần độ khó với những bài văn bài thơ khác như: Ví dụ: Bài: Gió Gió ở xa / rất rất xa Gió thích / chơi thân / với mọi nhà/ Gió cù khe khẽ / anh mèo mướp/ Rủ đàn ong mật / đến thăm hoa// Gió đưa những cành diều bay bổng// Gió ru cái / ngủ đến la đà // … Từ việc nâng dần độ khó cho học sinh yếu, các em sẽ cải thiện được khả năng đọc của mình, có hứng thú hơn với phân môn Tập đọc. b. Rèn cho học sinh có mức đọc trung bình: - Những học sinh đọc trung bình tức là những học sinh đọc tương đối đạt về tốc độ so với học sinh lớp 3 khoảng từ 20 – 25 chữ/ phút. Tuy nhiên, vẫn còn một sô sai sót về chữ cái và âm tiết Tiếng Việt. - Do Tiếng Việt có nhiều phương ngữ, nhiều địa phương có cách phát âm khác nhau ít nhiều ảnh hưởng đến cách phát âm đúng, chuẩn của học sinh. Ví dụ: 9/26
  10. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc Học sinh đọc sai các âm vị là phụ âm đầu trong Tiếng Việt như “ cái nón” đọc thành “ cái lón”; “ lúa nếp” đọc thành “ núa nếp”… là sai do không phân biệt được cặp phụ âm l / n. - Đọc không phân biệt được sự khác nhau giữa các âm vị là nguyên âm giữa vần. Ví dụ: “ lúa chiêm” đọc thành “lúa chim”, “ quả chuối” đọc thành” quả chúi”… là không phân biệt được hai âm vị nguyên âm giữa vần i / iê; u / uô… - Đọc không phân biệt được các âm vị là phụ âm cuối vần Ví dụ: “ sướt mướt” đọc thành “ sước mước”… - Đọc không phân biệt được các thanh điệu ? / ~. Ví dụ: “ lãng đãng” đọc thành “ lảng đảng”, “ ngựa ngỗ” đọc thành “ ngựa gổ” … Đối với những học sinh thường đọc sai theo các dạng đã nêu trên việc rèn cho học sinh là tương đối khó, vì đây là những lỗi sai do lỗi phát âm ảnh hưởng phương ngữ. Tuy nhiên, giáo viên cần rèn luện cho mình cách đọc đúng, chuẩn để làm mẫu và sửa sai cho học sinh. Ngoài ra, giáo viên có thể dùng những học sinh đọc tốt, phát âm chuẩn làm mẫu cho học sinh này noi theo. Khi học sinh đọc sai, giáo viên cần sửa sai ngay tại chỗ, nếu học sinh làm chưa thật tốt, giáo viên ghi vào sổ ghi chép hằng ngày để co biện pháp hỗ trợ vào dịp khác. - Ngoài ra, tôi cũng thường luyện cho học sinh đọc đúng các từ có âm đầu dễ lẫn như: làm việc, nó nói, phụ nữ, phụ lão, cá rô, khỏe khoắn, … và cũng thường xuyên rèn cho học sinh đọc các âm khó như: chai rượu, con hươu, đêm khuya, lưu luyến, cái rìu… c. Rèn đọc cho những học sinh ngắt nghỉ sai khi đọc và có hướng diễn cảm sai khi thể hiện nội dung bài đọc: - Đây là dạng học sinh có khả năng đọc to, rõ từ, đọc đúng phụ âm, chính âm tuy nhiên còn hạn chế về kĩ năng ngắt nghỉ chưa đúng chỗ làm cho câu từ bị gãy vụn, bị bóp méo, biến thể về nội dung văn bản. Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện vui kể về một học sinh đọc bài như sau: “Một anh thanh niên đi vào nhà / đầu đội nón lá dưới chân / đi đôi dép cao trên chán / lấm tấm mồ hôi”. Câu chuyện trên đôi lúc như đùa nhưng đó là một tai hại lớn đối với cả người đọc và người nghe. Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong trường tiểu học, hiện nay hiện tượng như tôi vừa nêu ra trên đây không phải là hiếm thấy mà là thường gặp, và thường gọi đó là cách đọc nhát gừng, vậy đối với trường hợp này, ta phải khắc phục như thế nào ? - Như chúng ta đã biết, đọc đúng bao gồm đúng cả tiết tấu, ngắt hơi nghỉ hơi, ngữ điệu câu. Việc ngắt nghỉ hơi phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm. Tôi đã dựa vào nghĩa của từ và quan hệ ngữ pháp để xác định cách ngắt nhịp cho đúng các câu, nghỉ hơi giũa các cụm từ. - Đối với một bài thơ, bài văn, câu thơ, câu văn học sinh đọc cá nhân chưa ngắt nghỉ hơi đúng hoặc đọc sai nhiều như dạng đọc vừa nêu ở trên, tôi cho học sinh khác đứng tại chỗ hoặc lên bảng đánh dấu lại chỗ ngắt và cho học sinh đọc đồng thanh. Việc đọc đồng thanh trong giờ tập đọc làm cho không khí lớp học vui tươi, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Tạo điều kiện cho tất cả học sinh 10/26
  11. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc được đọc thành tiếng, đồng thời cũng giúp đối tượng học sinh trên nhận thấy những sai sót mà mình còn vướng phải để có điều kiện sửa chữa. - Tùy theo tùng bài, từng mức độ đọc của học sinh mà tôi cho học sinh đọc đồng thanh cả bài hoặc một đến hai câu văn. - Ngoài những học sinh đọc sai kiểu nhát gừng như đã nêu ở trên còn có những học sinh khi cầm sách là đọc liếng thoắng ( quá nhanh ) hoặc đọc như hát, đó là những học sinh có hướng diễn cảm sai khi thể hiện nội dung bài đọc. Những học sinh này thường đọc một giọng đều đều, không lên không xuống tạo nên một không khí ảm đạm khi đọc. Tôi thường nêu lên cho học sinh thấy rằng khi đã đọc nhanh là đã có kĩ năng nhận diện mặt chữ tốt, cần khen ngợi. Tuy nhiên khi đọc thành tiếng là đọc cho người khác nghe, vậy em cần phải chú ý xác định tốc độ cho người nghe kịp hiểu ( tốc độ cho phép tối đa là 50 tiếng / phút đối với học sinh lớp 2 ) và biểu đạt đúng cách đọc của từng bài. - Tôi hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc thầm theo. Ngoài ra, còn dùng biện pháp đọc tiếp nối trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra lẫn nhau để có nhận xét, sửa chữa. Đồng thời cho học sinh thảo luận về cách đọc sau đó thống nhất và làm mẫu để học sinh noi theo. Ví dụ: Khi dạy bài “Mẹ” Cho học sinh đọc 2 dòng thơ, tôi hỏi học sinh cách đọc và cách ngắt nhịp: Mẹ / Lặng rồi cả tiếng con ve/ Con ve cũng mệt / vì hè nắng oi// Nhà em vẫn tiếng ạ ời/ Kẽo cà tiếng võng / mẹ ngồi mẹ ru //… - Muốn học sinh đọc đúng tốc độ, có hướng diễn đạt và biểu cảm đúng nội dung văn bản cần có sự chuẩn bị tốt bài đọc ở nhà, học sinh phải đọc trước nhiều lần. Em nào chưa theo kịp cần luyện đọc thêm ở cuối tiết. d. Rèn đọc cho những đối tượng học sinh có kĩ năng đọc khá tốt: - Đối với dạng học sinh này, tôi chú ý nâng cao kĩ năng đọc hiểu và đọc diễn cảm. - Rèn đọc hiểu: + Để nắm chắc, hiểu rõ nội dung văn bản cần cảm nhận được văn bản thì cần rèn luyện kĩ năng đọc hiểu. Luyện đọc hiểu thường được thực hiện trong bước đọc thầm. Vì đọc thầm có ưu thế hơn đọc thành tiếng là có thể nhanh từ 1,5 – 2 lần, tất cả trí tuệ tập trung vào việc tiếp nhận và thông hiểu nội dung mà không cần chú ý đến việc phát âm. + Do đó, dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức, đọc hiểu. Kết quả của đọc thầm giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, câu, đoạn, bài nhất là toàn bộ những gì đọc được. + Tôi kết hợp chặt chẽ giữa việc tìm hiểu bài và việc luyện đọc. Hướng dẫn tìm hiểu bài hướng dẫn rèn đọc ngay đến đó. Không tách rời hai khâu này. Tôi cho 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 1( cả lớp đọc thầm theo lần 1 ) sau đó đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. Tương tự đối với đoạn 2,3,4 tôi đã kết hợp cho học sinh đọc thầm được ít nhất là 2 lần và giải quyết song song cùng lúc việc rèn đọc và tìm hiểu bài. 11/26
  12. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc Bên cạnh đó, để giúp học sinh đọc hiểu tốt tôi cũng chuẩn bị hệ thống câu hỏi để học sinh nêu lên được nội dung bài một cách khái quát. Tôi thường chú ý đến các câu hỏi để học sinh tìm hiểu nghía của từ, đặt câu để làm rõ nghĩa từ tìm, các từ gần nghĩa, cùng nghĩa, trái nghĩa… Ví dụ: Khi dạy bài: “ Tiếng chổi tre” có câu: Những đêm đông Khi cơn giông Vừa tắt Con hiểu từ “ vừa tắt” có nghĩa là gì ? và tôi cho học sinh đặt câu với từ đó + Có làm được như vậy, từ việc hiểu nghĩa của từ kết hợp với hiểu nghĩa của câu và toàn bài, học sinh có thể tóm tắt được nội dung, ý từng đoạn và toàn bài đọc mà em vừa đọc, + Ngoài những giờ học trên lớp, những giờ đọc truyện, đọc sách ở thư viện trường, tôi cũng thường xuyên nhắc nhở học sinh cần phải luyện đọc thầm, không nên đọc thành tiếng khi không có yêu cầu e. Rèn đọc diễn cảm: - Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao chie thực hiện được khi đã đọc đúng và đọc lưu loát. Đó là việc đọc thể hiện kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng, cường độ…để biểu đạt đúng những ý nghĩ tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong bài đọc và cũng thể hiện sự thông hiểu của người đọc đối với tác phẩm. Điều này thật ra chưa có nhiều học sinh ở bậc tiểu học làm được, vì vậy việc rèn cho học sinh kĩ năng này là một việc làm hết sức cần thiết. 4. Thực hiện tốt các phương pháp đặc trưng của môn học 4.1. Phương pháp trực quan: a.Trực quan bằng giọng đọc mẫu của giáo viên. Tôi nhận thấy giáo viên đọc mẫu tốt trong giờ tập đọc sẽ kích thích tính tò mò của học sinh, các em sẽ hứng thú đọc bài hơn. Để đọc mẫu tốt, tôi luôn rèn luyện về giọng đọc, tốc độ đọc, khả năng cảm thụ văn học,... Tìm hiểu kỹ bài tập đọc trước để cảm thụ sâu sắc bài văn hoặc thơ, từ đó sẽ tìm ra cách đọc thật hay. Tôi dựa vào sách giáo viên - sách hướng dẫn và học hỏi cách đọc của các đồng nghiệp để tự luyện đọc trước ở nhà bài tập đọc cho thật hay, thật diễn cảm và phát âm thật chuẩn. Trong các giờ tập đọc, tôi thường đọc mẫu 2 lần : + Lần 1 : Đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi ở những câu dài và những từ ngữ nào cần nhấn giọng. Chú ý những lỗi phát âm địa phương, tuyệt đối không đọc sai, phát âm sai. + Lần 2 : Đọc vào lúc học sinh đọc lại. Ở lần đọc này giáo viên cần đọc hay hơn lần 1, đọc diễn cảm nếu là bài thơ hay bài văn nghệ thuật, đọc rõ lời nhân vật và thể hiện đúng giọng của từng nhân vật ( nếu có). Trong một tiết tập đọc, muốn học sinh đọc tốt cần đảm bảo các yếu tố sau + Hướng dẫn đọc thành tiếng : Đây là một bước hết sức quan trọng trong tiết tập đọc. Ở bước này tôi thường dành khoảng 15 - 20 phút trong một tiết học tập đọc để rèn đọc cho học sinh. + Tìm hiểu nội dung bài : Sau khi các em đọc trôi chảy bài tập đọc, tôi hướng dẫn một cách tỉ mỉ giúp các em hiểu sâu sắc nội dung của bài, cảm nhận được cái hay, 12/26
  13. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc cái đẹp trong bài văn( bài thơ ). Từ đó sẽ thôi thúc các em thích bài văn( bài thơ) đó và rất muốn đọc nó. Có như vậy, các em mới đọc được tốt hơn. + Luyện đọc lại : Đây là một bước mới mẻ, nó giúp cho học sinh có kĩ năng đọc diễn cảm và giáo viên có thể phát hiện những học sinh có năng khiếu đọc ở bước này. Đây là một hình thức trực quan sinh động và có hiệu quả đáng kể và rất cần thiết vì muốn học sinh đọc đúng, phải giới thiệu cho các em mẫu đúng. Lời đọc mẫu đúng và hay của giáo viên có tác dụng định hướng cách đọc cho học sinh, đồng thời giúp các em nhận thức đúng hơn nội dung bài đọc. Nếu bài đọc là một văn bản nghệ thuật thì lời đọc của giáo viên còn có ý nghĩa khơi ngợi cảm hứng, hứng thú và tưởng tượng của trẻ em, làm cho các em dễ đi vào thế giới của tác phẩm và thấy tác phẩm dưới một ánh sáng hấp dẫn hơn. Đọc đúng được hiểu là đúng với phong cách văn bản ( văn bản khoa học, nghệ thuật hay văn bản thông thường ) thể hiện đúng nội dung văn bản ở từng câu từng đoạn. Với văn bản nghệ thuật hoặc có tính nghệ thuật, đọc mẫu của giáo viên được coi là đọc diễn cảm. Còn đọc mẫu những văn bản thông thường như Thời khóa biểu, Danh sách học sinh, Mục lục sách... chỉ gọi là đọc đúng chứ không gọi là đọc diễn cảm. Yêu cầu đọc diễn cảm không đặt ra đối với học sinh lớp 2, nhưng đối với giáo viên đây là một yêu cầu cần thực hiện. Đồng thời, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh sao cho phù hợp với nội dung chính của bài văn, bài thơ. Ví dụ: biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài hay giữa các mục, các phần trong bài đọc; không đọc với nhịp nhanh, sôi nổi một bài cần đọc với giọng chậm rãi; không đọc với giọng vui vẻ với một bài cần đọc với giọng buồn, trầm... Để giúp giáo viên đọc đúng, ngay trong mục giáo viên đọc mẫu, sách giáo viên có hướng dẫn rất kĩ cách đọc bài, cách đọc của mỗi nhân vật trong từng bài Sách giáo viên có hướng dẫn cách đọc truyện: “ Có công mài săt, có ngày nên kim” như sau: Chú ý phát âm rõ, chính xác, đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật. - Lời người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi. - Lời cậu bé: tò mò, ngạc nhiên. - Lời bà cụ: ôn tồn, hiền hậu. ( Sách giáo viên Tiếng Việt 1, tập 1, trang 28 ) Hay bài: “Bím tóc đuôi sam” đọc toàn bài với lời kể chậm rãi, giọng bé Hà ngây thơ, hồn nhiên; giọng Tuấn ở cuối bài lúng túng nhưng chân thành, đáng yêu; giọng các bạn gái hồ hởi ( “ Ái chà chà ! Bím tóc đẹp quá!” ); giọng thầy giáo vui vẻ, thân mật. ( Sách giáo viên Tiếng Việt 1, tập 1, trang 90 ) Còn bài “Ông Mạnh thắng Thần Gió” sách giáo viên hướng dẫn giáo viên cách đọc truyện như sau: - Đoạn 1: Giọng kể chậm rãi - Đoạn 2: Nhịp nhanh hơn, nhấn giọng ở những từ ngữ tả sự ngạo nghễ của Thần Gió, sự túc giận của ông Mạnh “ xô, ngã lăn quay, lồm cồm, quát, ngạo nghễ ...” 13/26
  14. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc - Đoạn 3,4: Tiếp tục cách đọc ở đoạn 2, nhấn giọng ở những từ ngũ thể hiện sự quyết tâm chiến thắng Thần Gió của ông Mạnh, sự điềm tĩnh, kiên quyết của ông trước thái độ tức tối của Thần Gió “ quyết chống trả, quật đổ, thật vững chãi, , lớn nhất, thật to, thét, không, giận giữ, lồng lộn...” - Đoạn 5: Kể về sự hòa thuận giữa ông Mạnh và Thần Gió – nhịp kể chậm rãi, thanh bình. ( Sách giáo viên Tiếng Việt 2, tập 2, trang 24 ) Việc giáo viên đọc mẫu không phải là áp đặt học sinh, nếu giáo viên biết khích lệ những cách đọc hợp lí của từng học sinh, không đòi hỏi các em nhất nhất phải đọc nguyên xi cách đọc của thầy giáo, cô giáo. Tuy nhiên, nếu học sinh bắt chước thầy, cô nên giáo viên cần chuẩn bị thật tốt để có cách đọc chuẩn mực, hạn chế những lối trình bày cá biệt, được như vậy thì không có gì đáng ngại nếu học sinh bắt chước giáo viên trong cách đọc bài. Ví dụ trong bài: “ Ai ngoan sẽ được thưởng” giáo viên đọc giọng kể chuyện vui. Giọng đọc lời Bác: ôn tồn, trìu mến. Giọng các cháu đáp đồng thanh: vui vẻ, nhanh nhảu. Giọng Tộ: khẽ, rụt rè. Khi giáo viên đọc phân biệt được giọng đọc của nhân vật trong bài, mà học sinh bắt chước được thì quả là một thành công lớn, các em biết đâu là lời kể chuyện, đâu là giọng đọc của Bác, của các bạn nhỏ và của Tộ. b-Trực quan bằng tranh ảnh vật thật: Đây là phương pháp có tác dụng rất lớn đến việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lưu ý khi sử dụng tranh ảnh bức vẽ đó phải to đẹp đảm bảo về mặt mĩ quan và có tác dụng giáo dục. Ví dụ: Bài Sông Hương tập đọc lớp 2 tôi phóng to tranh vẽ “Sông Hương” trong sách giáo khoa có đủ màu sắc như nội dung bài để các em nhìn tận mắt các màu xanh chỉ sự khác nhau của phong cảnh “Sông Hương” như xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của lá cây, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước. Khi đọc tôi yêu cầu học sinh đọc nhấn mạnh ở các từ chỉ màu sắc, học sinh nhớ từ cần nhấn mạnh. Sử dụng phương pháp này giúp học sinh có kỹ năng đọc và tiếp thu bài tốt, giúp học sinh dễ hiểu bài hơn và gây hứng thú cho học sinh khi đọc. 4.2. Phương pháp luyện tập : a. Luyện đọc từ khó - Luyện phát âm Khi hướng dẫn học sinh phát âm giáo viên phân tích cho các em thấy được sự khác biệt giữa cách phát âm đúng và cách phát âm sai giữa các phụ âm dễ lẫn. Muốn học sinh đọc đúng, đọc ngắt giọng, nhấn giọng dẫn đến đọc diễn cảm người giáo viên phải giúp các em phát âm chuẩn, đọc đúng loại câu, đúng ngữ điệu câu. Giúp các em tự hiểu nội dung bài, xác định đúng loại câu, ngữ điệu, giúp các em phải biết đặt mình vào vị trí của nhân vật, của tác giả. Ngoài ra còn phải biết cách tổ chức một giờ học nhẹ nhàng, sinh động. Xây dựng phong trào thi đua đọc đúng, đọc hay , ngoài ra kết hợp với việc rèn đọc trong tất cả các môn học khác giúp các em tích cực hoá việc học môn Tiếng Việt. Như chúng ta đã biết cả giáo viên, học sinh huyện Đan Phượng nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng khi nói và đọc đều mắc một sai lầm là đọc ngọng, đọc – nói lẫn giữa phụ âm đầu là l- n hoặc với những tiếng có phụ âm quặt lưỡi như s - x; r-d; ch - tr 14/26
  15. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc ; gi – r đều đọc cố nhấn để phát âm cho rõ nên làm mất cái hay, cái tự nhiên khi đọc. Điều này làm cho các em cảm thấy xấu hổ mất tự tin khi đọc, hạn chế việc đọc của các em mất đi sự hứng thú với môn học này. Mà quy trình dạy tập đọc theo hướng đổi mới của lớp 2 như chúng ta đều nắm được gồm các bước chính sau: + Luyện đọc đúng + Tìm hiểu nội dung + Luyện đọc nâng cao ( rèn đọc hay, dọc diễn cảm) Chính vì vậy khi dạy Tập đọc chúng ta phải chú ý quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong lớp mình và khi dạy học chúng ta phải phụ thuộc vào trình độ của học sinh, phải hướng dẫn cho các em đọc đúng, phát âm chuẩn. Nếu học sinh đọc chưa tốt, đọc còn ngọng, sai và ấp úng thì giáo viên phải dừng lại ở bước 1 là luyện đọc đúng. Nếu học sinh đọc đúng, đọc tốt rồi thì giáo viên dành cho luyện đọc nâng cao ( bước 3). Động viên các em và giao nhiệm vụ cho cả lớp cùng giúp bạn bằng cách không trêu ghẹo, đùa mà tạo cơ hội cho bạn sửa chữa. Chính vì vậy để sửa cho các em đọc đúng người giáo viên phải kiên trì liên tục và có hệ thống. Thông thường các em rất ngại đọc vì sợ các bạn chê cười, chế nhạo cho nên người giáo viên phải giải toả tâm lí cho học sinh bằng lời lẽ của mình. Đồng thời phải giải thích cho học sinh cùng lớp để các em cùng giúp bạn sửa chữa. Đối với học sinh tiểu học tôi phải hướng dẫn học sinh thật tỉ mỉ, cụ thể có như vậy các em mới áp dụng đọc thực hành tốt được. Hệ thống cách phát âm như răng, lưỡi (bộ máy phát âm ) Khi phát âm nó như thế nào? giáo viên phải làm mẫu trực tiếp cho học sinh quan sát. Ngoài hình thức trên tôi còn ghi các từ khó luyện đọc bằng phấn màu lên bảng (bảng phụ ). Tôi chỉ dùng phấn màu ghi các phụ âm, vần khó làm nổi bật các phụ âm, vần khó trong các từ luyện đọc để các em được nhìn bằng mắt, tập phát âm bằng miệng, được nghe và có thể viết bằng tay vào bảng con, có như vậy các em sẽ nhớ lâu và đọc đúng. Học sinh yếu đọc sai phụ âm, sai vần cần luyện nhiều và yêu cầu học sinh phân tích từ có tiếng có vần mà các em hay đọc sai. *Cách sửa đọc ngọng cho học sinh: Trước hết giáo viên phải nắm chắc được nghĩa của các từ có phụ âm hay đọc ngọng như l - n để định hình được lời nói và chữ viết. Giáo viên cần xem lại phương thức phát âm phụ âm đầu l - n và tự mỗi giáo viên phải luyện bằng thời gian dài và phải kiên trì. Khi học sinh đọc lẫn các tiếng có phụ âm đầu là l - n, giáo viên dừng lại sửa cho các em bằng cách hướng dẫn các em đọc. Ví dụ: Những tiếng có phụ âm đầu n: Hai bên lưỡi áp vào hai bên miệng, đồng thời đầu lưỡi hạ xuống làm cho luồng không khí từ phổi lên không hoàn toàn qua đường miệng mà phải có một phần qua mũi để thoát ra ngoài. Có cảm giác lưỡi thụt về phía sáu, đè xuống. Còn những tiếng có phụ âm đầu l: Đầu lưỡi đặt ở vị trí lợi hàm trên, mặt lưỡi cong lên, chặn luồng khí đi lên mũi, đồng thời hai bên mũi hạ xuống để 15/26
  16. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc luồng khí từ phổi lên phải lách qua hai bên, cọ sát vào thành má qua miệng và thoát ra ngoài. Sau đó lưỡi chuyển động đi xuống. Để chữa lỗi cho học sinh tôi phải trực quan hóa sự mô tả âm vị và hướng dẫn học sinh quan sát, tự kiểm tra xem mình đang phát âm âm nào; n là một âm mũi, khi phát âm sờ tay vào mũi ta sẽ thấy mũi rung, còn khi phát âm l mũi không rung. Rồi tôi cho học luyện phát âm l bằng cách bịt chặt mũi, khi bịt chạt mũi học sinh không thể phát âm các tiếng có phụ âm n. Tôi cho học luyện phát âm từ dễ đến khó: Tôi cho học luyện thành thục các âm tiếng có chúa hai âm đó bằng cách cho học sinh luyện phát âm theo nhóm đôi để cùng phát hiện và sửa giúp cho bạn. Đích cuối cùng của luyện phát âm đúng l - n là cho học sinh luyện đọc câu, đoạn, bài văn mà không bị lẫn hay sai những âm này. Học sinh phải thường xuyên luyện đọc và vừa đọc vừa phải tự điều chỉnh cách phát âm của mình để nội dung văn bản có hiệu quả hơn. Nếu đọc sai sẽ làm cho người nghe hiểu sai nghĩa của từ dẫn tới ý nghĩa của văn bản bị sai hoàn toàn. Ví dụ: Bài: “Bác sĩ Sói” ( Sách Tiếng Việt 2, tập 2 ) Có câu: Nó toan xông tới ăn thịt Ngựa, nhưng lại sợ Ngựa chạy mất. Từ “ Nó “ ở đây chỉ con Sói Nếu phát âm sai thành “ ló ” thì lại thành một nghĩa khác là “ ló, nhìn ” Việc phát âm sai còn dẫn đến viết sai chính tả vì người nói thế nào thì viết ra cũng thế ý. Ví dụ: Địch tấn công nước ta lần nữa: tức là địch đang thực hiện. Địch tấn công nước ta lần lữa: tức là địch trì hoãn, không rõ ràng. Những tiếng có âm quặt lưỡi như s - x; r - d- gi; tr- ch thì hướng dẫn các em nói tự nhiên cho hay, cho đẹp ( không cố gắng đọc nhấn). Nhưng trong Tiếng Việt có phụ âm đầu là r ( là phụ âm quặt lưỡi) thì chúng ta đọc không rung. Ví dụ: Đọc không rung các từ: ra vào, rang lạc, rực rỡ, rung rinh… còn giáo viên đọc rung những tiếng là tiếng nứơc ngoài như: Ra đi ô,… Ngoài việc sửa chữa trong mỗi tiết Tập đọc và các môn học khác, thì cuối mỗi buổi học tôi còn giao những bài tập đọc nhỏ để học sinh tự luyện đọc ở nhà và về nhà đọc trước bài của ngày hôm sau. Hàng ngày kiểm tra về cách đọc của học sinh và nhận xét. Qúa trình này tôi thực hiện thường xuyên và luôn khuyến khích các em. b. Luyện đọc ngắt giọng( luyện đọc câu, đoạn, bài) Qua điều tra thực tế tôi thấy ở học sinh lớp 2 nói chung chưa biết cách đọc ngắt giọng. Để học sinh biết ngắt giọng trong khi đọc, trước hết phải hướng dẫn các em đọc đúng. Từ việc đọc đúng đó sẽ hướng dẫn các em đọc đúng cách ngắt giọng. Khi học sinh đọc, giáo viên phải theo dõi từng chữ, không để cho các em đọc kéo dài ê - a. Đối với học sinh yếu phần luyện đọc chưa đạt cần yêu cầu các em dùng bút chì đánh dấu vào sách giáo khoa để đọc cho đúng. Trong giờ tập đọc tôi chép đoạn văn, đoạn thơ dài khó đọc lên bảng phụ để hướng dẫn học sinh đọc cụ thể từng câu, từng đoạn cách đọc như thế nào, nhấn giọng ở từ nào ? Ví dụ: Không được đọc ngắt giọng: Tự xa/ xưa thủa nào Trong rừng/ xanh sâu thẳm 16/26
  17. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc ( Gọi bạn- Tiếng Việt 2 tập 1, trang 28) Hay: Con ve cũng/ mệt vì hè nắng oi… Mẹ là/ ngọn gió cảu con suốt đời. ( Mẹ- Tiếng Việt 2 tập 1, trang 101) Mà phải đọc: Tự xa xưa / thủa nào Trong rừng xanh / sâu thẳm Con ve cũng mệt / vì hè nắng oi… Mẹ là ngọn gió / của con suốt đời. Khi đọc các bài văn xuôi cũng vậy, việc ngắt giọng phải phù hợp với dấu câu. Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, trùng hợp với danh giới ngữ đoạn. Trên thực tế học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở những câu văn dài có cấu trúc phức tạp hoặc mắc lỗi ngay ở câu ngắn. Nhưng các em chưa nắm được quan hệ ngữ pháp giữa các từ. Ví dụ: Nó nhìn Khỉ bằng cặp mắt ti / hí với hai hàng nước / mắt chảy dài. ( Quả tim Khỉ - Tiếng Việt 2, tập 2, trang 50) Vì vậy trước khi giảng một bài cụ thể giáo viên cần dự tính những chỗ học sinh hay ngắt giọng sai để xác định điểm cần luyện ngắt giọng. Ví dụ: Bài: “Cây dừa” ( Tiếng Việt 2, tập 2 trang 88 ) Cây dừa xanh / tỏa nhiều tàu Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng Thân dừa / bạc phếch tháng năm Quả dừa – / đàn lợn con / nằm trên cao.... Phải lưu ý về cách ngắt nhịp vì theo dự tính học sinh sẽ ngắt Cây dừa / xanh tỏa nhiều tàu Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch / tháng năm Quả dừa – đàn lợn / con nằm trên cao... Bên cạnh dạy học sinh ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp còn cần phải dạy ngắt giọng biểu cảm, nhằm gây ấn tượng về cảm xúc, nhằm tập trung sự chú ý của người nghe vào những từ ngữ mang trọng âm ngữ nghĩa. Ví dụ: Đó là chỗ ngừng lâu hơn trong các câu thơ cuối bài: Mẹ / là ngọn gió của con suốt đời. c. Luyện đọc diễn cảm Qua việc giảng dạy và thức tế trên lớp để giúp học sinh đọc diễn cảm, đọc nhấn giọng người giáo viên cần phải thực hiện các nội dung sau: Chuẩn bị kĩ cho việc dạy nhấn giọng Tìm hiểu kĩ nội dung bài dạy để hiểu rõ và cảm thụ sâu sắc bài, giúp học sinh đọc có hiệu quả hơn. Bài đọc trong sách giáo khoa của giáo viên cần nghi vắn tắt cách đọc, cách ngắt nhịp, cách nhấn giọng, sắc thái tình cảm đọc. Ví dụ : Bài: “Quà của Bố” ( Tiếng Việt 2- tập 1 trang 106) 17/26
  18. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc Đọc chậm rãi diễn tả hình ảnh về người bố, nhấn giọng ở các từ tả về món quà của người bố. Bài: “Thương ông” ( Tiếng Việt 2- tập 1 trang 83) Ở bài này giáo viên hướng dẫn học sinh đều đọc ở nhịp 2/2, các câu thơ đọc giọng vui, cần ghi rõ từ nhấn mạnh ( hoặc gạch chân) những đoạn câu cần ghi trọng âm, kí hiệu ngắt ( / ), nghỉ ( // ), lên giọng (  ), xuống giọng (  ), kéo dài ( → )…. Trong từng bài giáo viên sẽ dự tính những lỗi học sinh sẽ mắc, giọng đọc cả bài, đoạn cần nhấn mạnh, tốc độ đọc. Giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng dạy học. Phương tiện trực quan chủ yếu trong giờ tập đọc là bài đọc và ngôn ngữ của giáo viên. Vì vậy, giáo viên cần sử dụng triệt để sách giáo khoa để học phân môn Tập đọc đạt kết quả tốt. Đồ dùng dạy học thông thường trong tiết Tập đọc là tranh mẫu và một số vật thực mô hình để giảng từ và ý. Ngoài ra giáo viên cần chuẩn bị bảng phụ để ghi nội dung bài, ý, câu thơ cần luyện đọc. Tuy nhiên khi nên lớp còn có nhiều tình huống mới mẻ cần sử lý. Xong theo tôi sự chuẩn bị của giáo viên càng chu đáo thì nên lớp sẽ chủ động và sáng tạo hơn rất nhiều, giờ dạy sẽ đạt kết quả hơn mong đợi. Hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học, đọc và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau . Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc của học sinh tốt hơn. Tuy nhiên , đối với học sinh lớp 2 đọc đúng, đọc diễn cảm chưa cao nên việc đọc đúng của học sinh cần chú trọng hơn. ở đây viêc đọc ngắt giọng, nhấn giọng được chú ý vào những học sinh đã đọc tốt và yêu cầu đọc ở cuối kì I. Khi học sinh đã đọc chuẩn, nhanh thì trong mỗi tiét học tôi không cảm thụ thay học sinh, mà khêu gợi vốn hiểu biết sẵn có của học sinh phát huy tư tưởng của các em để tái hiện được bức tranh mà tác giả vẽ lên bằng ngôn ngữ sinh động. Ví dụ: Bài: “Sáng kiến của bé Hà” ( Tiếng Việt 2 tập 1 trang 78) Theo em bé Hà có những sáng kiến gì? Hà đã tặng ông món quà gì? Bé Hà trong truyện là một cô như thế nào? Với những câu hỏi trên cùng với những câu hỏi gợi ý nội dung bài học sinh sẽ tìm ra cách đọc thích hợp để diễn tả được cái không khí tưng bừng của cả gia đình bé Hà. Bên cạnh đó một trong những biện pháp để bồi dưỡng học sinh cảm thụ văn học là làm bài tập có hiệu quả . Để hướng tới đọc diễn cảm có sáng tạo, khi giảng bài trên lớp giáo viên cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm. Tuy nhiên chính nội dung này đã qui định ngữ điệu của nó, nên không thể áp đặt sẵn giọng đọc của bài. Ngược lại điều này phải kết hợp luôn tự nhiên của học sinh đưa ra sau khi hiểu sâu sắc và biết diễn đạt dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Để hình thành kĩ năng đọc diễn cảm học sinh cần phải: + Biết thở sâu chỗ ngừng nghỉ để lấy hơi đọc. + Rèn cường độ giọng đọc ( luyện đọc to) + Luyện đọc đúng + Đọc diễn cảm đúng. Trong khâu luyện đọc tôi tiến hành theo hai bước: 18/26
  19. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc Luyện đọc theo câu, đoạn: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu các câu, đoạn tôi tiến hành cho học sinh đọc ngay, điều này có tác dụng hình thành cách đọc diễn cảm sát với nội dung bài vừa đề cập. Với những câu đoạn khó, giáo viên cần gợi ý cho học sinh xác định đọc câu, đoạn văn đó và yêu cầu học sinh đọc diễn cảm . Ví dụ: Dùng một gạch xiên ( / ) đánh dấu ngắt; hai gạch xiên ( // )đánh dấu chỗ nghỉ và gạch chân từ ngữ cần nhấn giọng ở đoạn văn sau: Ví dụ: “Ngày xưa ở làng kia, có hai em bé ở với bà. Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau tuy vất vả nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm.” (Bà cháu- Tiếng Việt 2- tập 1 trang 86) Với những câu có nhiều cách đọc, giáo viên nêu vấn đề cho nhiều em nêu ra cách đọc và giúp các em nhận ra cách đọc đúng , đọc diễn cảm ( đọc ngắt giọng, đọc nhấn giọng) Đọc toàn bài - đây là bước thực hiện sau khi học sinh đã đọc theo từng đoạn . Đọc toàn bài giúp học sinh cảm thụ một cách tổng thể sắc thái của nội dung tác phẩm. ở bước này giáo viên cần động viên khuyến khích cách đọc biểu lộ tình cảm riêng,tích cực trong đổi mới phương pháp giáo dục dạy học. Ngoài những biện pháp trên người giáo viên có thể kết hợp nội dung luyện đọc lồng ghép với trò chơi như: Thả thơ, truyền điện, chạy tiếp sức… Trên dây là những biện pháp mà tôi đã thực hiện và đã có kết quả. Tuy nhiên dù học sinh có tiến bộ ở mức độ nào đi nữa thì sự khen ngợi, động viên kịp thời của người thầy, của bạn bè, của gia đình là vô cùng quan trọng. Vì nó phù hợp với tâm lí đặc điểm của các em. 4.3. Áp dụng phương pháp đàm thoại : Phương pháp này phù hợp với tâm lí trẻ nhỏ các em thích được hoạt động, thực hiện trên cơ sở trao đổi câu hỏi, phục vụ cho nội dung bài . Đây chính là thầy giáo dẫn dắt học sinh tìm hiểu, khám phá khai thác những nội dung để chiếm lĩnh kiến thức. Ngược lại, học trò có thể hỏi những thắc mắc để giáo viên hướng dẫn và giải đáp. Các hình thức đàm thoại : Rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh tôi thường chuẩn bị trước câu hỏi sao cho phù hợp với học sinh, muốn cho học sinh hiểu nội dung trước hết học sinh phải có kỹ năng đọc đó là, đọc đúng, đọc lưu loát, trôi chảy. Có đọc thông văn bản thì các em mới hiểu nội dung bài và hiểu giá tri nghệ thuật của bài, dẫn đến sự cảm thụ tốt và đọc diễn cảm tốt. Để đạt những yêu cầu đó tôi thường đưa ra những câu hỏi cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ phù hợp với từng bài đọc. Rèn đọc hiểu cho học sinh : kết hợp với việc rèn đọc đúng cần rèn đọc hiểu cho học sinh đọc hiểu ở đây có thể là từ khóa, từ trọng tâm câu, đoạn, bài. * Tác dụng của phương pháp đàm thoại : Tạo cho học sinh phát triển giao tiếp khi sử dụng phương pháp này ngoài việc có tác dụng giúp học sinh tiếp thu kiến thức, còn có tác dụng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học của mình cho phù hợp với đối tượng học sinh. Ví dụ: Khi học bài: “ Nội quy đảo Khỉ”, tôi chuẩn bị một số câu hỏi như sau: - Các con thường thấy nội quy ở những đâu? 19/26
  20. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc - Đọc nội quy giúp con hiểu gì ? - Khi đến những nơi công cộng, các con phải làm gì ?... 5. Luyện đọc thông qua phiếu bài tập Phương pháp này cũng rất hữu ích vì có thể thấy ngay được lỗi mà học sinh thường mắc phải qua việc yêu cầu học sinh đọc đúng một đoạn văn, đoạn thơ ngắn có những âm, vần dễ sai. Ví dụ: Điền vào chỗ chấm để hoàn chỉnh đoạn thơ: Tới đây, tre ...ứa ...à nhà Giỏ phong ...an ...ở nhánh hoa nhụy vàng Trưa ...ằm đu võn, thoảng sang Một ...àn hương mỏng, mênh mang nghĩa tình ...án đêm ghé tạm trạm binh Giường cây ..ót ...á cho mình đỡ đau Nghĩ người thăm thẳm rừng sâu Mười ...ăm bom đạn, măng rau, sốt ngàn. Để làm được bài tập này học sinh cần nắm vững ý của đoạn thơ là gì? Tiếp đó các em thư điền l hoặc n vào chỗ chấm xem chữ cái nào tạo ra nghĩa đúng. Ví dụ: “tre nứa”: có nghĩa “tre lứa”: không có nghĩa Nhờ đó các em có thể chọn ra âm để điền sao cho đúng, cũng có thể cho các em thảo luận theo nhóm để cùng thống nhất ý kiến, giúp các em tự tin hơn với đáp án của mình. 6. Luyện đọc thông qua các trò chơi ho ̣c tâ ̣p: Đố i vớ i trẻ em trò chơi đóng vai trò quan tro ̣ng trong sinh hoa ̣t, bước và o nhà trường, trẻ em là m quen vớ i hoa ̣t đô ̣ng ho ̣c tâ ̣p vớ i nhữ ng yêu cầ u cao hơn. Chú ng ta – nhữ ng nhà sư pha ̣m thấ y rằ ng nế u biế t sử du ̣ng kế t hơ ̣p hình thứ c trò chơi trong ho ̣c tâ ̣p sẽ đa ̣t hiê ̣u quả cao. Chính vì vâ ̣y trò chơi đươ ̣c sử du ̣ng trong cá c tiế t da ̣y ho ̣c có tá c du ̣ng tích cực nhằ m là m thay đổ i hình thứ c ho ̣c tâ ̣p. Thông qua trò chơi không khí lớ p ho ̣c trở nên thoả i má i, dễ chiu .Viê ̣c tiế p thu kiế n thứ c ̣ củ a ho ̣c sinh trở nên tự nhiên, nhe ̣ nhà ng và hiêu quả hơn. Tuy nhiên giáo viên ̣ cũng cầ n biế t tổ chứ c trò chơi như thế nà o cho hơ ̣p lý , không nên quá la ̣m du ̣ng trò chơi, biế n tiế t ho ̣c thà nh mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng vui chơi vô bổ . Trò chơi ho ̣c tâ ̣p cầ n có yêu cầ u khá c vớ i trò chơi thông thường. + Chơi để đa ̣t mu ̣c đich ho ̣c tâ ̣p nà o? Ngoà i giả i trí cò n có mu ̣c đích cũng cố ́ tri thứ c, kỹ năng ho ̣c tâ ̣p. + Nô ̣i dung ho ̣c tâ ̣p phả i gắ n vớ i cá c tri thứ c và kỹ năng của mô ̣t nhó m ho ̣c hoă ̣c mô ̣t linh vực tri thứ c, kỹ năng nào đó. Nó i cá ch khá c khi sá ng ta ̣o ra trò chơi ̃ thì người giá o viên cầ n dựa và o cá c kiế n thứ c và kỹ năng củ a môn ho ̣c. + Trò chơi ho ̣c tâ ̣p cầ n có luâ ̣t chơi rõ rà ng đơn giản, dễ nhớ , dễ thực hiên ̣ không đòi hỏ i thờ i gian dà i. Trò chơi ho ̣c tâ ̣p thường diễn ra thờ i gian ngắ n, phù hơ ̣p vớ i trinh đô ̣ ho ̣c sinh. ̀ Sau đây là mô ̣t số trò chơi mà bả n thân tôi thường sử du ̣ng trong tiế t da ̣y Tâ ̣p đo ̣c: Ví du ̣: Khi da ̣y cá c bà i tâ ̣p đo ̣c đầ u tuầ n như bài: “Tôm Cà ng và Cá Con” Tôi tổ chứ c cho ho ̣c sinh trò chơi “Thi đo ̣c truyê ̣n phân vai” ho ̣c sinh đươ ̣c thả o luâ ̣n 20/26
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2