Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tham vấn tâm lý đối với phụ huynh có con vào lớp 1
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu và tư vấn tâm lý cho học sinh, nhằm giúp học sinh vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập, rèn luyện, cũng như trong các mối quan hệ bạn bè, gia đình và xã hội để đạt hiệu quả giáo dục cao hơn, giúp hình thành nên con người phát triển toàn diện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tham vấn tâm lý đối với phụ huynh có con vào lớp 1
- THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp tham vấn tâm lý đối với phụ huynh có con vào lớp 1 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tham vấn tâm lý cho phụ huynh có con vào lớp 1 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 01 tháng 6 năm 2018 đến ngày 01 tháng 5 năm 2019 4. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Sao Xuyến Năm sinh: 02/9/1989 Nơi thường trú: Xã Hải Hà – huyện Hải Hhậu – tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Chức vụ công tác: Giáo viên chủ nhiệm Nơi làm việc: Trường Tiểu học Hải Đông Điện thoại: 0383804383 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Tiểu học Hải Đông Địa chỉ: Xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định Điện thoại: 1
- I. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến Tâm lý là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi và hoạt động của mỗi con người. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học: khi con người có trạng thái tâm lý tích cực sẽ có những hành vi và việc làm tích cực; và ngược lại, khi con người có trạng thái tâm lý tiêu cực sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh, thể chất, dẫn đến những suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, giáo dục cũng đã và đang rất quan tâm tới vấn đề tìm hiểu và tư vấn tâm lý cho học sinh, nhằm giúp học sinh vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập, rèn luyện, cũng như trong các mối quan hệ bạn bè, gia đình và xã hội để đạt hiệu quả giáo dục cao hơn, giúp hình thành nên con người phát triển toàn diện. Tuy nhiên, để có sản phẩm giáo dục là những con người phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mĩ, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng: Gia đình – Nhà trường – Xã hội. Qua 9 năm làm công tác chủ nhiệm lớp 1, tôi nhận thấy không chỉ có học sinh mới gặp những khó khăn khi bước vào lớp 1- lớp học đầu tiên của bậc Tiểu học, mà chính phụ huynh cũng gặp không ít những khó khăn. Song trước thực trạng ngày nay, việc làm công tác tư vấn tâm lý mới chỉ tập trung chủ yếu vào đối tượng học sinh mà đôi khi giáo viên và nhà trường chưa có sự quan tâm đúng mức tới việc hỗ trợ tâm lý đối với phụ huynh dẫn đến việc hiệu quả phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình còn hạn chế. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp 1, lớp học đầu tiên đặt nền móng cho cả hệ thống giáo gục phổ thông quốc gia, tôi cho rằng việc hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho phụ huynh là một việc làm hết sức quan trọng. Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp tham vấn tâm lý cho phụ huynh có con vào lớp 1”. II. Mô tả giải pháp 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: 2
- Qua 9 năm làm công tác chủ nhiệm, được trực tiếp giảng dạy các em, cũng như phối hợp với gia đình trong công tác giáo dục, đồng thời tôi nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý của phụ huynh có con vào lớp 1 tại trường Tiểu học Hải Đông - nơi tôi công tác, cũng như các trường Tiểu học trong huyện, tôi nhận thấy hiện nay hầu như các gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con nên đa phần phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con cái, song việc phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả cao do bản thân phụ huynh còn gặp phải một số khó khăn sau: - Hầu hết các bậc phụ huynh có con vào lớp 1 ở độ tuổi tương đối trẻ: từ 24 đến 32 tuổi (Nhiều phụ huynh có độ tuổi trẻ hơn). Ở độ tuổi đó, hầu hết các gia đình tập trung làm ăn lo kinh tế, một số đi làm ăn xa, phải gửi con cho ông bà nên thời gian dành cho con không được nhiều. Giữa phụ huynh và con cái còn có những khoảng cách nhất định. Đặc biệt, đối với các gia đình gửi con cho ông bà thì sự chênh lệch về thế hệ và tuổi tác dẫn đến khoảng cách tâm lý giữa ông bà và cháu càng lớn - Phụ huynh chưa có sự am hiểu phù hợp về tâm sinh lý lứa tuổi trẻ Tiểu học, đặc biệt là với trẻ bắt đầu vào lớp 1, bắt đầu làm quen với môi trường học tập mới nên chưa có sự thấu hiểu và đồng hành cùng các em trong lớp học được coi là nền móng của bậc học đầu tiên này. - Sự thay đổi về nội dung chương trình cũng như phương pháp dạy, phương pháp học khiến phụ huynh chưa kịp thời thích nghi, dẫn đến việc phụ huynh lúng túng trong việc dạy con, hay dạy con làm khác với những gì trẻ được học ở lớp. Từ đó dẫn tới việc kiến thức và kỹ năng trẻ được tiếp thu ở trường và ở nhà không đồng bộ, cô giáo mất nhiều thời gian cung cấp lại kiến thức và kỹ năng nên hiệu quả giáo dục chưa cao. - Sự kỳ vọng của phụ huynh lớn dẫn đến việc chính phụ huynh gây áp lực lên học sinh, áp đặt học sinh, ép con học bằng mọi cách. Nhiều phụ huynh đưa ra mục tiêu đối với con là: “Con phải học giỏi!”, song lại chưa thực sự biết cách khơi 3
- gợi hứng thú học tập cho con cũng như chưa biết cách đồng hành cùng con thế nào cho phù hợp. Từ đó dẫn đến việc bản thân học sinh coi việc học như là một trách nhiệm, một gánh nặng chứ không phải là một nhu cầu, một hứng thú của chính bản thân nữa. - Phụ huynh còn có những phương pháp giáo dục cũ, chưa phù hợp, nặng về kết quả mà xem nhẹ quá trình. Đôi khi chưa biết cách quan sát những biểu hiện tâm sinh lý của con để tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách cùng con vượt qua khó khăn. Nhưng khi thấy một kết quả nho nhỏ không được như mong đợi của con mà bản thân phụ huynh dễ dàng cảm thấy thất vọng, đôi khi là cả những cảm xúc tiêu cực như xấu hổ với bản thân, với cô giáo, với các phụ huynh khác và thậm chí là với chính bạn bè của con. Đồng thời phụ huynh chưa thực sự làm chủ được cảm xúc cá nhân, thường để cho những cảm xúc tiêu cực đó lấn át, dẫn đến việc dễ dàng trút giận lên con, thậm chí đánh, mắng, gây lên những tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ. - Một số phụ huynh can thiệp thái quá vào quá trình học tập và rèn luyện của con cái, làm thay con mọi việc. Khi thấy con gặp một chút khó khăn trong học tập cũng như rèn luyện là lập tức giúp đỡ bằng cách làm thay con, nghĩ thay con và quyết định thay con. Ban đầu chỉ là làm thay con một vài phép tính nhỏ, đọc giúp con một vài từ đơn giản, nhưng lâu dần dẫn đến sự ỷ lại của các con, khiến bản thân học sinh không muốn nỗ lực phấn đấu, lười suy nghĩ, lười tư duy và trở nên bị động trong mọi hoạt động học tập. Một số phụ huynh khác lại giao phó việc giáo dục con cho nhà trường và cô giáo. Cho rằng việc giáo dục chỉ là nhiệm vụ của nhà trường mà chưa nhận thức đúng vai trò và trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục con cái dẫn đến việc chưa có sự phối hợp cùng nhà trường để giáo dục con em mình được tốt hơn. Từ những hiện thực trên, tôi cho rằng tất cả đều xuất phát từ việc bản thân phụ huynh chưa có những nhận thức phù hợp, cũng như chưa có sự trang bị tâm lý cho bản thân và chưa được tư vấn kịp thời và phù hợp. Chính vì những lý do trên, 4
- là một giáo viên chủ nhiệm lớp 1, tôi cho rằng việc tham vấn tâm lý cho phụ huynh là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết. 2. Mô tả giải pháp khi có sáng kiến Là một giáo viên dạy lớp 1 suốt 9 năm qua, đồng thời là một tổ trưởng chuyên môn, tôi luôn trăn trở nghiên cứu và áp dụng các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh sao cho hiệu quả. Song trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề cập tới một số biện pháp tham vấn tâm lý cho phụ huynh có con vào lớp 1. Theo quan điểm của cá nhân tôi, dạy học không chỉ để tạo ra những con người phát triển toàn diện về Đức – Trí – Thể - Mỹ. Mà lớn hơn cả, mục tiêu của tôi: dạy học còn là để tạo ra những con người hạnh phúc. Chính bởi lẽ đó, tôi vô cùng quan tâm đến vấn đề tâm lý của học sinh và phụ huynh. Từ nghiên cứu, tìm hiểu những khó khăn về tâm lý của phụ huynh học sinh, tôi đã tổ chức và thực hiện các giải pháp như sau: 2.1. Xây dựng hình ảnh người giáo viên thân thiện. Là một giáo viên chủ nhiệm, cũng là một người mẹ, tôi hiểu rằng khi con bắt đầu bước vào môi trường học tập, được làm quen với cô giáo mới thì không chỉ học sinh mà bản thân phụ huynh cũng ít nhiều có chút e ngại đối với giáo viên, không biết cô giáo của con là người thế nào, có yêu thương con mình không, có thân thiện, gần gũi không, gia đình có thể tin tưởng ở cô giáo không...và rất nhiều những nỗi băn khoăn khác. Bên cạnh đó, với những áp lực ngành nghề và chất lượng cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, những mặt tối của giáo dục như bạo lực học đường khiến phụ huynh có rất nhiều những băn khoăn về cô giáo. Chính bởi lẽ đó, tôi cho rằng việc xây dựng hình ảnh của một người giáo viên thân thiện là vô cùng quan trọng. Muốn xây dựng được hình ảnh người giáo viên thân thiện, trước tiên cần phải xây dựng hình ảnh người giáo viên đẹp. Đẹp cả về ngoại hình và nội tâm 2.1.1. Đẹp về ngoại hình 5
- Người giáo viên cần phải xây dựng cho mình một vẻ đẹp về ngoại hình bởi ngoại hình chính là ấn tượng đầu tiên và mạnh mẽ đối với người khác trong quá trình giao tiếp. Điều này đặc biệt quan trọng đối với giáo viên lớp 1 bởi đối tượng mà người giáo viên hướng tới là phụ huynh và học sinh lớp 1 – lớp học đầu cấp, các em học sinh có sự yêu thích và thể hiện sự yêu thích cái đẹp hết sức mạnh mẽ. Có những học sinh thích được đến trường hơn, chỉ đơn giản là cô giáo đẹp. Đồng thời khi cô giáo đẹp, như một cách tự nhiên, các em học sinh cũng tự điều chỉnh bản thân để đẹp lên mỗi ngày. Muốn có vẻ đẹp về ngoại hình, người giáo viên cần lưu ý đến những vấn đề sau: - Lựa chọn trang phục phù hợp: là trang phục công sở, kín đáo, song cần trẻ trung, năng động, màu sắc phù hợp. - Rèn luyện bản thân để có một thể chất khỏe mạnh 2.1.2. Đẹp về nội tâm: Nếu như vẻ đẹp về ngoại hình là ấn tượng đầu tiên và mạnh mẽ tác động tới mọi người xung quanh thì vẻ đẹp nội tâm lại là vẻ đẹp có sức lan tỏa mạnh mẽ nhất. Người giáo viên cần suy nghĩ tích cực, lạc quan, yêu đời, yêu nghề, mến trẻ, có phong cách sống tự tin, hòa nhã,...tất cả những điều đó đều xuất phát từ nội tâm, không cần nói ra bên ngoài, nhưng như một cách tự nhiên sẽ lan tỏa tới những người xung quanh như người xưa có câu: “Hữu xạ tự nhiên hương” vậy. 2.1.3. Người giáo viên thân thiện: Thân thiện ở đây chính là người giáo viên đẹp trong giao tiếp, trong quan hệ ứng xử với mọi người xung quanh, với học sinh, với phụ huynh và với đồng nghiệp. Để trở thành người giáo viên thân thiện, trong giao tiếp, giáo viên cần luôn tôn trọng mọi người, chân thành, gần gũi, chủ động. Luôn đặt mình vào hoàn cảnh của người cùng giao tiếp để có sự cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ. Đối với học sinh, giáo viên cần có thêm sự ân cần, bao dung. Là một giáo viên thân thiện không hề khó. Đôi khi chỉ là ánh mắt nhìn trìu mến đối với học 6
- sinh, cái vỗ vai, nắm tay, xoa đầu hay vuốt tóc đã khiến khoảng cách giữa giáo viên và học sinh thêm gần lại. Đối với phụ huynh cũng vậy. Trong giao tiếp cần chủ động, gần gũi, song tránh những câu nói có tính chất mệnh lệnh, cần coi phụ huynh là người đồng hành và có chung mục đích là giáo dục trẻ. Đón tiếp phụ huynh cần nhẹ nhàng, từ tốn nhưng niềm nở sẽ tạo sự gần gũi giữa giáo viên và phụ huynh. 2.2. Tổ chức diễn đàn: “Khi con vào lớp 1” Đối với các trường Tiểu học, việc tiếp xúc với phụ huynh, thường chỉ được diễn ra khi bắt đầu vào năm học (tháng 8, tháng 9 hằng năm) - khi con cái họ đã tương đối ổn định trong lớp và thường được tổ chức dưới dạng họp phụ huynh học sinh tại lớp, đồng thời, việc trao đổi đó thường diễn ra một chiều: giáo viên triển khai và phụ huynh tiếp thu. Nội dung chủ yếu đi sâu vào những nội quy, quy định của trường, lớp, các khoản đóng góp trong năm học... Tôi cho rằng khi các em học sinh đã ngồi trong lớp học, giáo viên mới gặp gỡ phụ huynh là đã muộn. Giáo viên cần gặp gỡ phụ huynh, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh lớp 1 sớm hơn nữa, cụ thể là ngay trong tháng 6, khi con họ vừa rời trường mần non và chuẩn bị vào lớp 1. Đồng thời, giáo viên cần lắng nghe, chia sẻ, giải đáp những lo âu, thắc mắc của phụ huynh, tham vấn với phụ huynh những vấn đề thiết thực để cùng phụ huynh có kế hoạch phối hợp cụ thể trong suốt năm học để việc giáo dục đạt hiệu quả cao hơn. Là một giáo viên lớp 1, đồng thời là tổ trưởng chuyên môn, tôi đề suất với Ban giám hiệu tổ chức buổi diễn đàn: “Khi con vào lớp 1” ngay từ những ngày đầu tháng 6 với kế hoạch và nội dung cụ thể sau: 2.2.1.Thành phần: - Ban giám hiệu nhà trường. - Chủ tịch Công đoàn. - Giáo viên lớp 1. - Ban thường trực hội phụ huynh học sinh của trường. 7
- - Toàn bộ phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1. 2.2.2. Nội dung cụ thể - Giới thiệu về nhà trường. - Giới thiệu về Ban giám hiệu và các giáo viên dạy lớp 1. - Giới thiệu về các hoạt động trong nhà trường. - Phổ biến về các nội quy, quy định của trường, lớp. - Giới thiệu về chương trình Tiếng Việt công nghệ. - Giới thiệu về những đổi mới trong giáo dục: đánh giá học sinh, đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học, nội dung dạy học. - Giới thiệu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh tiểu học, đặc biệt là đặc điểm của học sinh lớp 1. - Hướng dẫn phụ huynh học sinh cách đồng hành cùng con trong các hoạt động học tập và rèn luyện. - Lắng nghe những chia sẻ từ phía phụ huynh học sinh. - Giải đáp những thắc mắc, những băn khoăn lo lắng của phụ huynh học sinh. - Định hướng sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong năm học. 2.3. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh Trong công tác giáo dục, việc tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh là việc hết sưc quan trọng, giúp giáo viên nắm bắt được hoàn cảnh gia đình học sinh, nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn cũng như tâm lý của gia đình, của học sinh và cả phụ huynh, từ đó đưa ra những biện pháp phối hợp, tư vấn kịp thời và phù hợp. Việc làm này thường được tôi thực hiện ngay từ đầu năm học khi vừa nhận học sinh bằng cách phát cho mỗi học sinh một phiếu hỏi ( Có phụ lục kèm theo) , yêu cầu phụ huynh điền đầy đủ thông tin và nộp lại. Sau đó tôi tổng hợp và phân loại học sinh theo phiếu. Căn cứ vào thông tin và những điều phụ huynh chia sẻ qua phiếu hỏi, tôi đặc biệt chú ý đến hoàn cảnh gia đình và những mong muốn, nguyện vọng của phụ huynh để có kế hoạch hỗ trợ học sinh và phụ huynh kịp thời. Bên 8
- cạnh đó, tôi còn tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh thông qua địa phương và thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ. Việc nắm bắt hoàn cảnh gia đình sẽ là một trong số những cơ sở quan trọng giúp tôi nắm bắt tâm lý của phụ huynh để có những sự tham vấn phù hợp. 2.4. Triển khai và phát huy ưu điểm của sổ liên lạc điện tử Trong công tác giáo dục học sinh, việc duy trì liên lạc với gia đình đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó giúp phụ huynh nắm bắt được tình hình học tập và rèn luyện của con em mình tại trường, giúp giáo viên thu thập những phản hồi từ phía gia đình. Từ đó, giáo viên và phụ huynh cùng phối hợp để có những biện pháp tích cực nhất trong việc giáo dục học sinh. Những năm về trước, việc liên lạc với gia đình thường được thực hiện thông qua hình thức truyền thống là sổ liên lạc giấy. Tuy nhiên hình thức đó có nhiều những tồn tại như: việc viết sổ liên lạc, gửi về gia đình, thu lại sổ, thu thập thông tin phản hồi... mất rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh lớp 1 là nhanh nhớ nhưng lại rất nhanh quên nên thường xảy ra tình trạng học sinh mang sổ về nhưng quên đưa cho cha mẹ. Đưa cho cha mẹ ký nhưng quên không nộp lại cho cô giáo. Thậm chí có những học sinh làm mất luôn sổ liên lạc hoặc vì lý do nào đó mà không muốn mang sổ về cho bố mẹ, dẫn đến việc trao đổi thường xuyên giữa gia đình và nhà trường diễn ra không được kịp thời. Sổ liên lạc điện tử ra đời đã khắc phục được những tồn tại của sổ liên lạc truyền thống. Tuy nhiên, đối với địa phương xã Hải Đông nơi tôi công tác lại là một điều hết sức mới mẻ nên việc vận động phụ huynh tham gia dịch vụ sổ liên lạc điện tử cũng không hề dễ dàng. Để phụ huynh tình nguyện tham gia, giáo viên cần làm công tác tư tưởng hết sức khéo léo, tế nhị. Riêng đối với tôi, để vận động phụ huynh tham gia sổ liên lạc điện tử, ngay trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã triển khai tới phụ huynh học sinh, so sánh giữa sổ liên lạc truyền thống và sổ liên lạc điện tử, từ đó nêu bật những tính năng, những ưu điểm của sổ liên lạc điện tử để 9
- phụ huynh nắm dược. Ngay sau buổi họp phụ huynh đầu tiên, 100% phụ huynh lớp tôi đã đăng ký sử dụng sổ liên lạc điện tử. Khi phụ huynh đăng ký sử dụng dịch vụ, là một giáo viên chủ nhiệm, tôi phát huy tối đa những ưu điểm của sổ liên lạc điện tử, tích cực thông tin tới phụ huynh những đánh giá, nhận xét thường xuyên và định kỳ để phụ huynh kịp thời nắm bắt tình hình học tập và rèn luyện của con em mình một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, tất cả những gì bất thường của học sinh trên lớp, hay đơn giản chỉ là việc gửi tin nhắn nhắc nhở học sinh đi học đúng giờ, mặc đồng phục theo quy định...cũng được tôi thường xuyên thực hiện, giúp phụ huynh kịp thời nắm bắt các hoạt động cũng như nhưng quy định về nhà trường. Không những thế, tôi còn đặc biệt đề cao việc khen ngợi những tiến bộ của học sinh tới phụ huynh. Từ đó phụ huynh thấy được hiệu qủa thực sự của sổ liên lạc điện tử cũng như giúp phụ huynh thấy được việc giáo dục sát sao của giáo viên dành cho con cái họ. 2.5. Chủ động gặp gỡ, trao đổi và tư vấn cho phụ huynh Bên cạnh các biện pháp tìm hiểu, trao đổi, tư vấn phụ huynh thông qua phiếu hỏi, hay sổ liên lạc điện tử, tôi cho rằng việc chủ động gặp gỡ, trao đổi và tư vấn cho phụ huynh là biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất. Bởi trực tiếp gặp gỡ phụ huynh, giúp tôi có thể dễ dàng trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh, nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng, tìm hiểu những khó khăn của phụ huynh trong việc giáo dục con để cùng trao đổi, tìm ra những biện pháp phù hợp, giúp phụ huynh thêm hiểu hơn về chính con cái của mình và có sự lựa chọn phản ứng thích hợp với con cái. Khi thực hiện biện pháp này, tôi luôn coi trọng việc lắng nghe phụ huynh một cách kiên nhẫn. Bởi có như vậy tôi mới dễ dàng nắm bắt tâm lý phụ huynh, từ đó tôi cùng phụ huynh tìm những biện pháp tối ưu nhất trong việc giáo dục học sinh. Việc làm này mang lại hiệu quả rất cao đối với tất cả các phụ huynh, đặc biệt là những phụ huynh chưa thực sự hiểu về tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học, hay còn 10
- nóng nảy, áp lực và gây áp lực đối với chính con em mình. Bởi qua trò chuyện, tôi luôn lắng nghe phụ huynh, làm dịu tâm lý phụ huynh bằng sự nhẹ nhàng, thân thiện. Đồng thời, tôi phân tích giúp phụ huynh hiểu đặc điểm chung về tâm sinh lý của học sinh, cũng như những nét cá tính riêng của con họ. Giúp họ nhận ra điều gì là tốt, điều gì là cần, và điều gì là hiệu quả trong mỗi trường hợp cụ thể. Giúp phụ huynh có sự chọn lựa phản ứng phù hợp đối với con em mình. 2.6. Xây dựng tủ sách phụ huynh ngay trong lớp học Đọc sách là một trong những biện pháp hữu ích nhất để tích lũy tri thức. Khi xác định được những khó khăn của phụ huynh xuất phát từ việc chưa có sự am hiểu phù hợp về tâm sinh lý của học sinh, cũng như chưa có kỹ năng làm chủ cảm xúc cá nhân trong việc giáo dục con cái, đồng thời hiểu được những nỗi trăn trở của phụ huynh là làm thế nào để có thể nuôi con khỏe, dạy con ngoan, làm thế nào để có thể đồng hành cùng con trên suốt chặng đường học tập. Tôi cho rằng việc đọc sách sẽ thực sự đem lại hiệu quả. Tôi huy động xã hội hóa và xây dựng tủ sách phụ huynh ngay trong lớp học. Để việc làm này thực sự mang lại hiệu quả, trước tiên bản thân tôi phải là người đọc sách. Tôi tìm hiểu và đọc các cuốn sách về cách nuôi dạy con cái, về tình cảm gia đình, về sức mạnh của tâm lý, cả những loại sách dành cho thiếu nhi... Tiếp theo đó, tôi truyền cảm hứng đọc sách, tuyên truyền về văn hóa đọc tới phụ huynh và học sinh, khơi gợi sự tò mò và cảm hứng đọc sách tới từng phụ huynh. Tôi lựa chọn những cuốn sách hay và hữu ích đối với phụ huynh, dành một không gian nhỏ tại thư viện lớp học để làm tủ sách phụ huynh. Do điều kiện phụ huynh ít có thời gian cũng như không gian lớp học hạn chế, chủ yếu phục vụ cho các hoạt động dạy và học nên tôi tổ chức cho phụ huynh mượn sách và đọc tại nhà. Phụ huynh tranh thủ thời gian đưa đón con đi học để mượn và trả sách. Đồng thời, tôi tổ chức cho phụ huynh mượn đọc sách luân phiên theo tuần. 11
- Khi phụ huynh đã phối hợp trong việc mượn đọc sách, tôi dành thời gian trao đổi với phụ huynh về nội dung các cuốn sách. Lựa chọn những điều phù hợp và hữu ích để áp dụng trong việc nuôi dạy con cái cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Từ việc phụ huynh đọc sách trở thành thói quen, tự nhiên cảm hứng đọc sách và văn hóa đọc cũng được lan tỏa tới học sinh, giúp học sinh hứng thú hơn trong việc đọc. Từ đó hiệu quả giáo dục cũng sẽ được tăng lên. Qua việc đọc sách, trao đổi cùng giáo viên và các con của mình, phụ huynh thêm hiểu hơn về chính con cái họ, dạy con khoa học hơn, tôn trọng con hơn và phối hợp tốt hơn với nhà trường trong việc giáo dục con cái. 2.7 . Mời phụ huynh tham gia các hoạt động của lớp: Các hoạt động của lớp như: bầu chọn Hội đồng tự quản, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, rèn kỹ năng sống, và cả những tiết học là một phần tất yếu của lớp học. Để phụ huynh được tận mắt chứng kiến những hoạt động trên lớp của con em mình, giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về chương trình học tập, nội dung và phương pháp học tập, đồng thời giúp phụ huynh nắm bắt được khả năng của con, mối quan hệ bạn bè, thầy cô, ghi nhận sự trưởng thành của con từng ngày, tôi thường mời phụ huynh tới dự các hoạt động giáo dục của lớp. Khi phụ huynh được cùng con mình tham gia các hoạt động đó, phụ huynh sẽ có sự điều chỉnh về phương pháp dạy con phù hợp hơn. Không những thế, khi được mời đến tham gia các hoạt động của lớp cùng con, là cơ hội tăng thêm tình cảm cũng như sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái, là cơ hội vun đắp tình cảm gia đình, góp phần giáo dục năng lực và phẩm chất học sinh. Đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục. 2.8. Nghiêm túc thực hiện thông tư 22 về đánh giá học sinh Thông tư 22 về đánh giá học sinh Tiểu học là thông tư thể hiện tính nhân văn trong giáo dục, coi trọng sự tiến bộ của học sinh. Nghiêm túc thực hiện thông tư 22 giúp nhà trường, gia đình và phụ huynh nhìn nhận đúng mức về học sinh, đồng thời 12
- có những định hướng phát triển giáo dục giúp các em tiến bộ hơn trong học tập và rèn luyện. Chính bởi lẽ đó, tôi tích cực thực hiện tốt thông tư 22 của Bộ giáo dục và đào tạo để kéo phụ huynh vào hoạt động giáo dục học sinh, giúp việc giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao nhất có thể. Tuy nhiên việc nghiêm túc thực hiện thông tư 22 cũng không phải dễ dàng do tâm lý phụ huynh vẫn thích con mình đi học được chấm điểm. Cho rằng chỉ có điểm số mới đánh giá được mức độ tiến bộ của con, cũng như dễ dàng so sánh con với các bạn. Nắm bắt được tâm lý của phụ huynh, trước tiên tôi nhẹ nhàng phân tích giúp phụ huynh hiểu được việc thực hiện thông tư 22 là quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Đồng thời, tôi phân tích để phụ huynh nắm được những ưu điểm của thông tư. Bên cạnh đó, tôi thực hiện thật nghiêm túc việc đánh giá học sinh, bởi chỉ có thực tiễn mới chứng minh được những ưu điểm mà thông tư mang lại. Từ đó phụ huynh không còn lo lắng về việc thực hiện thông tư 22 nữa, mà ngược lại, phụ huynh còn rất yên tâm và phối hợp với giáo viên trong việc nhận xét, đánh giá học sinh. 2.9. Xây dựng hình ảnh phụ huynh 4.0 Tận dụng những ưu điểm của công nghệ thông tin và cuộc cách mạng 4.0, tôi xây dựng hình ảnh phụ huynh năng động, nhiệt tình, cởi mở bằng cách thành lập trang mạng xã hội bao gồm thành viên là các bậc phụ huynh trong lớp. Trên đó, giáo viên và phụ huynh cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm nuôi dạy con, cùng nhau trao đổi cách hướng dẫn con từ những bài toán, những bài Tiếng Việt, hay trao đổi kinh nghiệm rèn kỹ năng sống cho học sinh, trao đổi về nội dung các cuốn sách được đọc, đồng thời tạo sự gắn kết giữa các bậc phụ huynh với nhau, cùng giúp nhau và giúp con tiến bộ. 2.10. Xây dựng và thực hiện kế hoạch “Nhà tâm lý nhỏ tuổi”. Kế hoạch: “ Nhà tâm lý nhỏ tuổi” mà tôi nhắc đến ở đây, thực chất chính là hình thức giáo dục kỹ năng sống và phong cách sống cho học sinh. Tôi rèn cho học sinh nhận diện được cảm xúc cá nhân, mạnh dạn chia sẻ, nói lên những điều bản 13
- thân suy nghĩ và mong muốn. Rèn cho học sinh nhận biết được mong muốn nào là chính đáng, mong muốn nào là chưa chính đáng. Những mong muốn chính đáng của bản thân nếu được trình bày một cách khéo léo sẽ được người nghe đón nhận. Bởi vậy tôi hướng mỗi học sinh trở thành một nhà tâm lý đối với chính cha mẹ mình. Mạnh dạn trong giao tiếp, tự tin nói lên nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của bản thân. Và trong một vài tình huống cụ thể, bản thân các em sẽ đóng vai trò là người tư vấn, đưa ra được những giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ cho chính cha mẹ mình. 3. Nguyên tắc khi thực hiện tham vấn: Khi thực hiện tham vấn tâm lý cho phụ huynh học sinh, cho dù vào thời điểm nào trong năm học hay tham vấn về vấn đề bất kỳ nào đó, để đạt hiệu quả cao, tôi đều đặt ra cho mình những nguyên tắc: - Tôn trọng phụ huynh và học sinh - Luôn tôn trọng sự khác biệt - Luôn lắng nghe và thấu hiểu - Luôn lấy học sinh làm trung tâm. Mọi biện pháp đưa ra đều trên tâm sinh lý lứa tuổi học sinh - Luôn nhẹ nhàng, cởi mở và chân thành. - Trong mọi hoàn cảnh, đều phải đặt lợi ích của học sinh lên hàng đầu. Nhờ những nguyên tắc trên mà việc tham vấn tâm lý của tôi luôn đạt hiệu quả tốt. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế, tôi nhận thấy sáng kiến đã thực sự mang lại hiệu quả đối với phụ huynh, học sinh và với cả các giáo viên lớp 1 nơi tôi công tác. Phụ huynh đã thay đổi nhận thức một các sâu sắc trong việc giáo dục con cái. Không còn cảm thấy việc dạy con là một gánh nặng nữa, mà ngược lại, phụ huynh đã chủ động đồng hành cùng con trong quá trình học tập và rèn luyện.100% phụ huynh lớp tôi đã rất tích cực cũng như 14
- phối hợp tốt với giáo viên trong việc giáo dục con cái. 100% phụ huynh chủ động chia sẻ những khó khăn trong việc giáo dục con và đã tìm ra những biện pháp tháo gỡ phù hợp. Phụ huynh tin tưởng vào nhà trường, vào cô giáo và tin tưởng vào chính bản thân các em. Tích cực đổi mới việc giáo dục con em mình dựa trên khả năng của chính các em cũng như giáo dục dựa trên tinh thần yêu thương và tôn trọng, khiến cho mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình, giữa cha mẹ và con cái ngày càng trở nên thân thiết, gần gũi, giúp cho chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Học sinh tích cực hơn trong việc học tập và rèn luyện. Đặc biệt là các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp, đồng thời các em còn thân thiện, cởi mở hơn, chăm học hơn, nhờ đó kết quả học tập và rèn luyện của các em được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, sáng kiến kinh nghiệm của tôi cũng được lan tỏa tới toàn bộ giáo viên khối 1 nói riêng và giáo viên toàn trường nói chung, góp phần mạnh mẽ vào việc thực hiện kế hoạch năm học cũng như việc xây dựng phong cách giáo viên trường Tiểu học Hải Đông thân thiện, tích cực trong năm học 2018 – 2019 này. IV. Kết luận Việc giáo dục quan tâm đến học sinh là một điều hiển nhiên, bởi học sinh chính là đối tượng giáo dục, đóng vai trò trung tâm. Song để nâng cao hiệu quả giáo dục, việc nâng cao chất lượng của các lực lượng giáo dục là vô cùng quan trọng. Song trước đây chúng ta thường tập trung đổi mới lực lượng giáo dục là nhà trường và giáo viên mà đôi lúc chưa có sự quan tâm, đổi mới phù hợp đối với phụ huynh. Song qua quá trình nghiên cứu và áp dụng, tôi nhận thấy sáng kiến kinh nghiệm của mình mang lại hiệu quả rõ rệt, bởi nó đi sâu tìm hiểu và tham vấn về tâm lý phụ huynh, tác động đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm và thái độ của phụ huynh, giúp phụ huynh học sinh hiểu được tâm sinh lý lứa tuổi của chính con em mình, hiểu được những gì con cái họ phải trải qua, từ đó bao dung hơn với con cái và bản thân mình hơn, giúp phụ huynh có những cảm xúc tích cực hơn trong giáo dục con, từ đó có sự phối kết hợp với nhà trường đạt hiệu quả. V. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền 15
- Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này do chính tôi nghiên cứu và viết ra. Tuyệt đối không sao chép hoặc vi phạm bản quyền của người khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Kính mong nhận được sự góp ý của ban giám khảo cũng như của các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ( Xác nhận, đánh giá, xếp loại) Nguyễn Thị Sao Xuyến PHÒNG GD-ĐT ( Xác nhận, đánh giá, xếp loại) 16
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------------- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng khoa học huyện Hải Hậu Tôi: Tỷ lệ (%) đóng góp vào Trình Nơi công tác việc tạo ra Số Ngày tháng Chức độ Họ và tên (hoặc nơi sáng kiến TT năm sinh danh chuyên thường trú) (ghi rõ đối với môn từng đồng tác giả, nếu có) Nguyễn Thị Sao Trường Tiểu Giáo 1 02/9/1989 Đại học Xuyến học Hải Đông viên - Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp tham vấn tâm lý đối với phụ huynh có con vào lớp 1 - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tham vấn tâm lý - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, tháng 6 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Một số biện pháp tham vấn tâm lý đối với phụ huynh học sinh - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: có sự kết hợp triển khai thực hiện của tổ chuyên môn và của Ban giám hiệu nhà trường. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hải Đông, ngày 04 tháng 5 năm 2019 Người nộp đơn Nguyễn Thị Sao Xuyến 17
- MỤC LỤC NỘI DUNG Trang I.Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến 2 II.Mô tả giải pháp 2 1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: 2 2.Mô tả giải pháp khi có sáng kiến 5 2.1.Xây dựng hình ảnh người giáo viên thân thiện 5 2.2.Tổ chức diễn đàn: “Khi con vào lớp 1” 7 2.3.Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh 8 2.4.Triển khai và phát huy ưu điểm của sổ liên lạc điện tử 9 2.5. Chủ động gặp gỡ, trao đổi và tư vấn cho phụ huynh 10 2.6.Xây dựng tủ sách phụ huynh ngay trong lớp học 11 2.7.Mời phụ huynh tham gia các hoạt động của lớp 12 2.8.Nghiêm túc thực hiện thông tư 22 về đánh giá học sinh 12 2.9.Xây dựng hình ảnh phụ huynh 4.0 13 2.10.Xây dựng và thực hiện kế hoạch: “Nhà tâm lý nhỏ tuổi” 13 3. Nguyên tắc khi thực hiện tham vấn 14 III. Hiệu quả do sáng kiến mang lại 14 IV. Kết luận 15 V.Cam kết không vi phạm bản quyền 15 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 440 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 221 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 170 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 192 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 176 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 25 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 103 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 148 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn