![](images/graphics/blank.gif)
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán điển hình lớp 4
lượt xem 54
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán điển hình lớp 4 được nghiên cứu nhằm giúp học sinh kể cả đối tượng trung bình đến khá giỏi đều yêu thích học môn toán, yêu thích học giải toán, nắm kiến thức ngày càng vững vàng hơn, hăng say hơn trong giờ học toán, nâng cao chất lượng giảng dạy và làm nền tảng vững chắc cho các lớp trên. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán điển hình lớp 4
- Trường TH – THCS Tam Lập Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán điển hình lớp 4 PHỤ LỤC Nội dung Trang PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.....................................................................................2 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU............................................................................3 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.......................................................................3 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................3 V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU............................................................................3 VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................................................3 PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................4 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN..................................................4 1. Cơ sở lí luận.....................................................................................................4 2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................5 II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.................................................................................5 1.Thuận lợi............................................................................................................5 2. Khó khăn...........................................................................................................5 3. Thực trạng lớp học...........................................................................................6 III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN....................................................................6 1. Sự chuẩn bị của giáo viên................................................................................6 2. Một số cách giúp học sinh học tốt trong giờ học toán, giải các bài toán có lời văn dạng điển hình lớp 4................................................................................7 3. Hướng dẫn cách giải và rèn kĩ năng giải toán có lời văn dạng điển hình cho học sinh lớp 4........................................................................................................8 IV. KẾT QUẢ......................................................................................................29 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM............................................................................29 VI. KẾT LUẬN ..................................................................................................30 Gv: Nguyễn Thị Trinh Trang 1
- Trường TH – THCS Tam Lập Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán điển hình lớp 4 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chương trình toán lớp 4 là một bộ phận của chương trình môn toán ở tiểu học, là sự kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy toán 4 ở nước ta. Thực hiện đổi mới cấu trúc nội dung và phương pháp dạy học, mục tiêu chương trình toán lớp 4, yêu cầu giáo viên trang bị cho học sinh một số chuẩn kiến thức và kĩ năng cơ bản để các em áp dụng kiến thức và kĩ năng vào học tập và cuộc sống. Trong chương trình toán ở tiểu học, việc giải các bài toán chiếm một vị trí rất quan trọng. Các khái niệm toán học, các quy tắc toán học đều được giảng dạy thông qua giải toán. Việc giải toán giúp học sinh củng cố vận dụng các kiến thức, rèn luyện kĩ năng tính toán. Đồng thời qua việc giải toán cho học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu của từng em về kiến thức, kĩ năng và tư duy để từ đó giúp học sinh phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập. Hướng dẫn học sinh tìm ra lời giải đúng và hay là rất khó. Đại đa số giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh giải các bài toán trong sách giáo khoa, ít khi đề cập đến các bài toán khác trong các tài liệu tham khảo. Để dạy tốt các dạng toán, điều trước tiên là mỗi giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, thực sự quan tâm đến học sinh từ đó đầu tư nghiên cứu đề ra những biện pháp cụ thể cho từng tiết dạy. Thế nhưng, trong quá trình giáo dục để đạt được hiệu quả cao, lớp không còn học sinh yếu không dễ chút nào. Khi trong thực tế một lớp học bao giờ cũng có sự chêch lệch về trình độ tiếp thu của học sinh, nhất là học sinh yếu kém thì quả là gánh nặng đối với giáo viên chủ nhiệm. Trong năm học vừa rồi, tôi được phân công giảng dạy lớp 4, đa số các em khi giải toán có lời văn đều tỏ ra lúng túng, đặc biệt là khi giải các bài toán điển hình lớp 4, các em thường không nhận dạng được dạng toán và giải sai, kể cả học sinh trung bình đến học sinh khá giỏi. Là một giáo viên, tôi trăn trở nhiều, làm sao để học sinh Gv: Nguyễn Thị Trinh Trang 2
- Trường TH – THCS Tam Lập Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán điển hình lớp 4 mình có thể nắm được các dạng toán có lời văn điển hình trong chương trình lớp 4 cũng như có kĩ năng giải các bài toán này một cách thuần thuật. Tôi phải bỏ ra một khoảng thời gian để rèn cho các em kĩ năng giải các dạng toán trên. Qua đó, tôi cũng đúc kết được một số kinh nghiệm để xây dựng nên đề tài “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán điển hình lớp 4” để nghiên cứu và áp dụng vào công tác giảng dạy của mình. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy nhiều học sinh chưa nắm được các dạng toán cũng như có tâm lí chán nản, không thích giải các bài toán có lời văn, chỉ thích giải các bài toán đại số. Khi gặp các bài toán có lời văn các em đều có tâm lí “sợ”, không biết nên bắt đầu giải từ đâu, nên tìm gì trước, không biết sử dụng dữ liệu của bài toán như thế nào, giải quyết yêu cầu bài toán ra sao,... Nhưng chương trình toán ở lớp 4, việc giải các bài toán dạng điển hình lại chiếm một vị trí rất quan trọng. Việc giải toán giúp học sinh củng cố vận dụng các kiến thức, rèn luyện kĩ năng tính toán trong thực tế, là cơ sở, là nền tảng để các em học tốt toán lớp 5. Tôi chọn đề tài nghiên cứu này nhằm giúp học sinh kể cả đối tượng trung bình đến khá giỏi đều yêu thích học môn toán, yêu thích học giải toán, nắm kiến thức ngày càng vững vàng hơn, hăng say hơn trong giờ học toán, nâng cao chất lượng giảng dạy và làm nền tảng vững chắc cho các lớp trên. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán điển hình cho học sinh lớp 4. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này bản thân tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp hỏi đáp Phương pháp giải quyết vấn đề. Gv: Nguyễn Thị Trinh Trang 3
- Trường TH – THCS Tam Lập Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán điển hình lớp 4 Phương pháp trực quan Phương pháp rèn luyện theo mẫu. Phương pháp luyện tập V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên để tìm ra các dạng bài tập giải toán có lời văn điển hình lớp 4. Tìm hiểu thực trạng giảng dạy môn toán đặc biệt là giải toán có lời văn ở trường tiểu học hiện nay, những vướng mắc của học sinh khi gi ải toán có lời văn. Nghiên cứu tìm hiểu sách tham khảo nâng cao, các tài liệu có liên quan. Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, đúc kết một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán có lời văn dạng điển hình cho học sinh lớp 4. VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Học sinh lớp 4A1, Trường Tiểu học – Trung học cơ sở Tam Lập, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Thời gian thực hiện đề tài bắt đầu thực hiện từ tháng 8 năm 2014 đến cuối tháng 12 năm 2015. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận Toán học có vị trí rất quan trọng là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp học sinh nhận thức thế giới xung quanh, để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, nó có khả năng phát triển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có suy luận, có khoa học, toàn diện, chính Gv: Nguyễn Thị Trinh Trang 4
- Trường TH – THCS Tam Lập Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán điển hình lớp 4 xác, có nhiều tác dụng phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, sáng tạo, linh hoạt,... góp phần giáo dục ý chí nhẫn nại, ý chí vượt khó. Trong hoạt động dạy và học thì không thể không nói đến phương pháp dạy và phương pháp học, hai hoạt động đó diễn ra song song. Nếu chỉ chú ý đến việc truyền thụ kiến thức cho học sinh mà không chú ý đến việc tiếp thu và hình thành kỹ năng và kỹ xảo như thế nào thì quá trình dạy học sẽ không mang lại kết quả cao. Khi học sinh không nhận thức được tri thức khoa học thì sẽ không hình thành được kỹ năng, kỹ xảo. Từ đó không nhận thức đúng đắn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn xảy ra những tình huống mà học sinh sẽ không xử lý được, cho dù giáo viên có những phương pháp giảng dạy hay đến đâu đi chăng nữa, mà học sinh không có học tập khoa học thì không giải quyết được nhiệm vụ dạy học. 2. Cơ sở thực tiễn. Đối với môn Toán là môn học tự nhiên nhưng rất trừu tượng, đa dạng và lôgic, hoàn toàn gắn với thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy nếu học sinh không có phương pháp học đúng sẽ không nắm được kiến thức cơ bản về Toán học và đối với các môn học khác nhận thức gặp rất nhiều khó khăn. Môn Toán là môn học quan trọng trong tất cả các môn học khác. Nó là chìa khoá để mở ra các môn học khác. Đồng thời nó có khả năng phát triển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ cần thiết giúp con người vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng mau quên, sự tập trung chú ý trong giờ học toán chưa cao, trí nhớ chưa bền vững thích học nhưng chóng chán. Vì vậy, giáo viên phải làm thế nào để khắc sâu kiến thức cho học sinh và tạo ra không khí sẵn sàng học tập, chủ động tích cực trong việc tiếp thu kiến thức. II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Thuận lợi: Gv: Nguyễn Thị Trinh Trang 5
- Trường TH – THCS Tam Lập Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán điển hình lớp 4 Trong công tác giảng dạy, tôi luôn được sự quan tâm giúp đỡ của ban ngành các cấp đặc biệt là sự quan tâm của Phòng Giáo dục thường xuyên tổ chức của buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt sự chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu trường. Bên cạnh đó, giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy, chịu khó tìm tòi phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, áp dụng tốt phương pháp cá biệt qua từng đối tượng học sinh, quan tâm đến học sinh, chăm sóc đặc biệt đến các đối tượng yếu kém. Bản thân tôi nhiêu năm tr ̀ ực tiêp gi ́ ảng dạy lớp 4 ở bâc tiêu h ̣ ̉ ọc nên ̣ kinh nghiêm th ực tê tích lũy đ ́ ược tương đôi nhiêu. ́ ̀ Mặt khác, đa số học sinh thích học môn toán, nhà trường trang bị tương đối đầy đủ đồ dùng cho dạy học toán. Học sinh có đầy đủ phương tiện học tập. 2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi cũng còn tồn tại một số khó khăn như: ̣ ̣ ̣ ọc sinh chây lười trong học tâp, gia đình l Môt bô phân h ̣ ại chưa quan ̣ ự học của các em cho dù đã được giáo viên hướng dân rât kĩ tâm nên viêc t ̃ ́ nhưng chưa thê đáp ̉ ứng được yêu câu đê ra. ̀ ̀ Do đặc điểm tâm sinh lí, các em học mau quên, ghi nhớ chưa bền vững. Nguyên nhân nữa là do đặc thù của giáo viên tiểu học phải dạy nhiều môn, thời gian dành để nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp còn hạn chế. Do vậy, chưa lôi cuốn được sự tập trung chú ý nghe giảng của học sinh. Bên cạnh đó nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của các bài toán điển hình trong môn Toán cũng chưa đầy đủ. Từ đó dẫn đến tình trạng dạy học chưa trọng tâm, kiến thức còn dàn trải. Còn một số phụ huynh học sinh do hoàn cảnh gia đình, chưa có thời gian quan tâm nhiều đến học sinh, trông cậy hết vào giáo viên đứng lớp, Gv: Nguyễn Thị Trinh Trang 6
- Trường TH – THCS Tam Lập Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán điển hình lớp 4 chưa phối hợp nhịp nhàng được với giáo viên trong việc dạy học và giáo dục học sinh. 3. Thực trạng lớp học Vào đầu năm học 20142015, tôi nhận lớp với sĩ số là 19, trong đó có 9 học sinh nữ. Qua trao đổi với giáo viên cũ, nghiên cứu sổ học bạ, sổ bàn giao, sổ liên lạc,… tôi nhận thấy khả năng giải toán có lời văn của lớp không cao. Kết quả khảo sát đầu năm, số lượng học sinh đạt điểm cụ thể như sau: Điểm 34 Điểm 56 Điểm 78 Điểm 910 Sĩ số SL % SL % SL % SL % 19 6 31.6 7 36.8 4 21.1 2 10.5 Đa số các em không thể tự tóm tắt bài toán, các em tóm tắt mà viết dài dòng và dư thừa; biết cách giải bài toán nhưng đặt lời giải sai, sai đơn vị của bài. Các em có thể trả lời được câu hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì nhưng không hiểu được bản chất của bài toán, không biết sử dụng số liệu đã cho để giải quyết yêu cầu của bài toán. Có em không xác định được dạng toán để giải, có em xác định được dạng toán nhưng lại giải sai. III. KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN DẠNG ĐIỂN HÌNH CHO HỌC SINH LỚP 4 1. Sự chuẩn bị của giáo viên: Giáo viên cần chuẩn bị kĩ khi lên lớp, trang bị cho mình vốn kiến thức cần có về các dạng toán, sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của học sinh. Dự đoán chỗ học sinh hay vướng mắc trong khi thực hành giải các dạng toán. Chẳng hạn: + Khi dạy bài “Tìm số trung bình cộng của nhiều số”. Đối với những bài yêu cầu tính trung bình cộng của nhiều số, học sinh có thể áp dụng công thức tình được, nhưng đối với một số bài toán có lời văn, Gv: Nguyễn Thị Trinh Trang 7
- Trường TH – THCS Tam Lập Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán điển hình lớp 4 khi có yêu cầu tính trung bình cộng, học sinh thường lúng túng, không biết tính tổng cái gì và chia cho mấy, các em thường cho rằng cộng hai số hạng thì chia cho 2 hay cộng ba số hạng thì chia 3,… + Khi dạy bài: “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số”, học sinh thường không nhận dạng được dạng toán, cũng như không xác định được tổng, hiệu của hai số, đâu là số lớn, đâu là số bé. + Khi dạy dạng bài: “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó”, học sinh thường không nhận dạng được dạng toán, cũng như không xác định được tổng (hiệu) của hai số, tỉ số của hai số. Chuẩn bị đồ dùng trực quan khi cần thiết sử dụng, vẽ sơ đồ, tóm tắt bài toán phù hợp để giảng giải cho học sinh hiểu, nắm bắt được các dạng toán. Khi dạy bài “Tìm số trung bình cộng của nhiều số” giáo viên chuẩn bị can chứa nước 4l, 6l, 10l, để học sinh thực hành. Khi dạy các bài “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số” hay “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó”, giáo viên cần hướng dẫn và kết hợp làm mẫu để giúp học sinh vẽ được sơ đồ bài toán, từ đó hiểu được cách giải để vận dụng giải các bài toán thuộc dạng trên. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh tóm tắt bài toán. 2. Một số cách giúp học sinh học tốt trong giờ học toán, giải các bài toán có lời văn dạng điển hình lớp 4. Giúp học sinh nắm chắc được các bước trong quá trình giải toán: đọc kĩ đề toán, phân tích đề toán, tìm cách giải và trình bày bài giải. Tổ chức cho học sinh nắm vững được các dạng toán và đặc biệt rèn luyện kỹ năng phân tích đề bài. Từ đó giúp học sinh lựa chọn giải và lập kế hoạch giải phù hợp. Đối với từng dạng toán điển hình, giáo viên đều lấy đối tượng học sinh yếu làm trung tâm, giảng giải cụ thể cách nhận dạng bài toán cũng như các bước giải để học sinh nắm được cách giải, vận dụng giải được các dạng Gv: Nguyễn Thị Trinh Trang 8
- Trường TH – THCS Tam Lập Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán điển hình lớp 4 toán cơ bản. Đối với học sinh khá giỏi, sau khi các em nắm được cách giải cơ bản, giáo viên cho các em giải các bài toán nâng cao hơn để các em hứng thú hơn trong học tập. Giáo viên cần tạo không khí lớp học thân thiện, để các em có hứng thú học tập, bởi vì môn toán là môn học dễ gây tư tưởng nhàm chán. Vào đầu tiết học hay cuối tiết học giáo viên có thể lựa chọn tổ chức các trò chơi học tập, gây hưng phấn cho học sinh. Xây dựng đôi bạn cùng tiến, hàng tuần có tổng kết thi đua, đôi bạn có tiến bộ được tuyên dương khen thưởng. Giáo viên phối hợp với phụ huynh, hướng dẫn học sinh rèn luyện thêm ở nhà. 3. Hướng dẫn cách giải và rèn kĩ năng giải toán có lời văn dạng điển hình cho học sinh lớp 4 3.1 Một số bài toán điển hình: Bài toán “Tìm số trung bình cộng” Bài toán: “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”. Bài toán “Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” Bài toán “Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” 3.2 Hướng dẫn giải các bài toán điển hình 3.2.1 Bài toán “ Tìm số trung bình cộng” a) Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng Bài toán 1: Rót vào can thứ nhất 4l nước, rót vào can thứ hai 2l nước. Hỏi nếu số lít nước đó được rót đều vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít nước? Giáo viên cho học sinh đọc bài toán Giáo viên cho một học sinh lên trước lớp thực hành, cả lớp quan sát: Dùng một can thứ thứ ba, đựng số lít nước của hai can (4 l và 2l), sau đó rót Gv: Nguyễn Thị Trinh Trang 9
- Trường TH – THCS Tam Lập Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán điển hình lớp 4 đều số nước vào lại hai can. Học sinh quan sát được số nước của hai can lúc này đều là 3 lít. Giáo viên giảng cho học sinh hiểu là khi trộn 4l và 2l vào can thứ ba nghĩa là chúng ta đang tính tổng số lít của hai can. Sau đó chúng ta chia đều số lít nước vào hai can nghĩa là đang lấy tổng số lít nước chia cho 2 và kết quả là mỗi can đều có 3 lít. Ta gọi 3 là số trung bình cộng của 4 và 2 (4+2): 2 = 3 (l) Ta nói can thứ nhất có 4l, can thứ hai có 2l, trung bình mỗi can có 3l. Giáo viên hỏi học sinh lại cách giải bài toán trên, giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời: tính tổng số nước cả hai can, rồi lấy tổng số nước chia cho 2. Vậy muốn tìm trung bình cộng của 4 và 2 ta làm thế nào? Học sinh trả lời Tổng của 4 và 2 có mấy số hạng? Để tìm số trung bình cộng của hai số 4 và 2, chúng ta tính tổng của hai số rồi lấy tổng chia cho 2, 2 chính là số các số hạng của tổng 4+2. Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu lại quy tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số. Bài toán 2: Số học sinh của ba lớp lần lượt là 25 học sinh, 27 học sinh, 32 học sinh. Hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh? Giáo viên cho học sinh đọc bài toán, xác định các dữ liệu đã cho, yêu cầu của bài toán. Giáo viên hỏi: Em hiểu câu hỏi của bài toán như thế nào? (Nếu chia đều số học sinh cho 3lớp thì mỗi lớp có bao nhiêu học sinh) Giáo viên lưu ý học sinh cách nhận dạng bài toán tìm số trung bình cộng thường có chữ “trung bình” trong phần hỏi hay phần yêu cầu của bài toán. Từ đó giáo viên cho học sinh phân tích câu hỏi như sau: Hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh? : 3 Tổng Gv: Nguyễn Thị Trinh Trang 10
- Trường TH – THCS Tam Lập Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán điển hình lớp 4 Khi học sinh nhớ cách phân tích được như trên, các em biết được mình phải tính tổng số học sinh rồi đem chia cho tổng số lớp học, giúp các em dễ dàng giải những bài toán tìm số trung bình cộng có nhiều số liệu, phức tạp hơn. Giáo viên cho học sinh nhắc lại quy tắc tìm số trung bình cộng, cho học sinh lên bảng giải, nhận xét, chốt lại cách trình bày. Bài giải Tổng số học sinh của ba lớp là: 25 + 27 + 32 = 84 (học sinh) Trung bình mỗi lớp có: 84 : 3 = 28 (học sinh) Đáp số: 28 học sinh Học sinh có thể làm gộp hai phép tính trên cũng được, giáo viên không rập khuôn, ép buộc học sinh phải giải theo bài mẫu của cô. Cách 2: Bài giải Trung bình mỗi lớp có: (25 + 27 + 32): 3 = 28 (học sinh) Đáp số: 28 học sinh * Tuy nhiên giáo viên cần lưu ý học sinh rằng khi lời giải mình ghi “tổng” nghĩa là phép tính của mình là cộng, trong lời giải có chữ “trung bình” là phải có phép chia, khi giải theo cách 2 phải nhớ dùng dấu ngoặc đơn khi tính tổng. * Trong quy tắc tìm số trung bình cộng, lưu ý học sinh phải nhớ từ mấu chốt là “tính tổng” rồi “chia”. b) Các dạng bài toán “Tìm số trung bình cộng” b. 1 Dạng cơ bản: Biết 2 (hoặc nhiều) số hạng. Tìm số trung bình của 2 (hoặc nhiều) số hạng đó Gv: Nguyễn Thị Trinh Trang 11
- Trường TH – THCS Tam Lập Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán điển hình lớp 4 Ví dụ 1: Số đo chiều cao của 5 học sinh lớp Bốn lần lượt là 138cm, 132cm, 130cm, 136cm, 134cm. Hỏi trung bình số đo chiều cao của mỗi em là bao nhiêu xăngtimét ? Ví dụ 2: Có 9 ô tô chuyển thực phẩm vào thành phố, trong đó 5 ô tô đi đầu, mỗi ô tô chuyển được 36 tạ và 4 ô tô đi sau, mỗi ô tô chuyển được 45 tạ. Hỏi trung bình mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu tấn thực phẩm? b.2 Dạng vận dụng 1: Biết số trung bình cộng của 2 (hay nhiều) số hạng; biết 1 (hoặc nhiều) số hạng khác. Tìm một số hạng còn chưa biết, trong số các số hạng. Ví dụ 3: Tuổi trung bình của cô giáo chủ nhiệm và 33 học sinh trong lớp 4A là 12. Nếu không kể cô giáo chủ nhiệm thì tuổi trung bình của 33 học sinh trong lớp 4A là 11 tuổi. Tính tuổi cô giáo? b.3 Dạng vận dụng 2: Biết một số hạng cho trước hoặc tìm được. Tìm số trung bình cộng và tìm một số hạng còn chưa biết. Ví dụ 4: Có 3 tổ trồng cây, tổ một trồng được 6 cây, tổ hai trồng được ít hơn tổ một là 2 cây. Tổ ba trồng được nhiều hơn số trung bình cộng của cả ba tổ là 4 cây. Hỏi trung bình mỗi tổ đã trồng được bao nhiêu cây và số cây tổ ba đã trồng được? Như vậy, nếu bài toán thuộc dạng “Tìm số trung bình cộng” thì dấu hiệu dễ nhận ra dạng bài toán là trong nội dung thường có từ “trung bình”. Tuy vậy cũng không nên lệ thuộc vào từ này vì đôi khi không phải là dạng toán “Tìm số trung bình cộng” ta vẫn có thể thấy từ này trong nội dung bài toán. Ví dụ: Một xe ô tô đi từ Nha Trang vào Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình mỗi giờ đi được 40km. Hỏi trong 5 giờ, ô tô đi được quãng đường dài bao nhiêu ki–lô–mét? c) Cách giải bài toán dạng “Tìm số trung bình cộng”. c.1 Cách giải của bài toán cơ bản “Tìm số trung bình cộng” Gv: Nguyễn Thị Trinh Trang 12
- Trường TH – THCS Tam Lập Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán điển hình lớp 4 Đối với bài toán tìm số trung bình cộng dạng cơ bản, học sinh chi cần xác định được dữ liệu bài toán cho, xác định được yêu cầu và phân tích phần hỏi của bài toán như hướng dẫn là dễ dàng giải được. Ví dụ 1: Dự liệu đã cho: Số đo chiều cao của 5 học sinh lớp Bốn lần lượt là 138cm, 132cm, 130cm, 136cm, 134cm Yêu cầu tính trung bình số đo chiều của mỗi em là bao nhiêu xăngti mét? Giáo viên hỏi học sinh đây là dạng toán gì? (tìm số trung bình cộng của nhiều số) Giáo viên cho học sinh phân tích câu hỏi: trung bình số đo chiều của : mỗi em là bao nhiêu xăngtimét? 5 Tổng Sau khi học sinh phân tích câu hỏi các em hiểu được cần tính tổng số xăngtimét rồi chia 5 (vì có 5 học sinh). Tuy nhiên khi tính tổng số xăngti mét các em phải linh động hiểu được rằng tính tổng số xăngtimét nghĩa là tính tổng số đo chiều cao của 5 bạn, vì xăngtimét là đơn vị đo độ dài hay đơn vị đo chiều cao. Bài giải Tổng số đo chiều cao của 5 học sinh là: 138 + 132 + 130 + 136 + 134 = 630 (cm) Trung bình số đo chiều của mỗi em là: 630 : 5 = 126 (cm) Đáp số : 126cm Ví dụ 2: Dữ liệu đã cho: Có 9 ô tô, trong đó 5 ô tô đi đầu, mỗi ô tô chuyển được 36 tạ và 4 ô tô đi sau, mỗi ô tô chuyển được 45 tạ. Gv: Nguyễn Thị Trinh Trang 13
- Trường TH – THCS Tam Lập Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán điển hình lớp 4 Yêu cầu tính trung bình mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu tấn thực phẩm? Giáo viên cho học sinh phân tích câu hỏi: trung bình mỗi ô tô chuyển : 9 được bao nhiêu tấn thực phẩm? Tổng Sau khi học sinh phân tích câu hỏi các em hiểu được cần tính tổng số thực phẩm rồi chia 9 (vì có 9 ô tô, không phải chia 2 vì có 2 số hạng). Tuy nhiên khi tính tổng thực phẩm, các em phải hiểu được rằng cần tính số thực phẩm của 5 ô tô đi đầu chuyển và tính số thực phẩm của 4 ô tô đi sau chuyển được rồi mới tính tổng số thực phẩm của 9 ô tô vận chuyển, (đơn vị là tạ). Sau khi tính các bước xong, chuyển đổi đơn vị từ tạ sang tấn rồi mới đáp số. Bài giải 5 ô tô đi đầu vận chuyển số thực phẩm: 36 x 5 = 180 (tạ) 4 ô tô đi sau vận chuyển số thực phẩm: 45 x 4 = 180 (tạ) Tổng số thực phẩm được vận chuyển: 180 + 180 = 360 (tạ) Trung bình số đo chiều của mỗi em là: 360 : 9 = 40 (tạ) 40 tạ = 4 tấn Đáp số: 4 tấn c.2 Cách giải dạng bài vận dụng 1: “Tìm 1 số hạng khi đã biết số trung bình cộng và một số số hạng”. Bước 1: Xác định số số hạng; xác định số trung bình cộng đã biết. Bước 2: Tính tổng của các số hạng bằng cách: lấy số trung bình cộng nhân với số số hạng. Bước 3: Dựa vào các điều kiện đã cho để xác định số hạng còn lại theo yêu cầu đề bài. Gv: Nguyễn Thị Trinh Trang 14
- Trường TH – THCS Tam Lập Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán điển hình lớp 4 Ví dụ 3: Bước 1: Vì lớp có 33 học sinh, nếu tính cả cô giáo thì có số người là: 33 + 1 = 34 (người) Bước 2: Tổng số tuổi của 34 người trong lớp là: 12 x 34 = 408 (tuổi) Bước 3: Nếu không tính cô giáo thì tổng số tuổi của 33 học sinh trong lớp là: 11 x 33 = 363 (tuổi) Tuổi của cô giáo là: 408 – 363 = 45 (tuổi) Đáp số: 45 tuổi c. 3 Cách giải dạng bài toán vận dụng 2: Tìm số trung bình cộng và tính một số hạng; biết một số hạng và mối quan hệ giữa các số hạng cần tìm với số trung bình cộng Ở dạng này cần đọc kĩ xem số hạng chưa biết lớn hơn (hay bé hơn) số trung bình cộng. Nếu số hạng chưa biết lớn hơn (hoặc bé hơn) số trung bình cộng là a đơn vị; chứng tỏ số hạng đó phải bù cho các số hạng còn lại (hoặc đã được bù từ các số hạng còn lại) đúng a đơn vị để được số trung bình cộng. Vì vậy cách giải là: Bước 1: Xác định các số hạng đã cho (a1, a2, a3,…) Bước 2: Tính số trung bình cộng bằng hai cách: + Tính tổng các số hạng đã biết: số hạng1 + số hạng2 + số hạng 3 … + Thêm (hoặc bớt) a đơn vị vào tổng tìm được + Chia tổng đó cho số số hạng đã biết. Ví dụ 4: Bước 1: Tổ hai trồng được số cây là: 6 – 2 = 4 (cây) Gv: Nguyễn Thị Trinh Trang 15
- Trường TH – THCS Tam Lập Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán điển hình lớp 4 Bước 2: Vì tổ 3 trồng nhiều hơn số trung bình cộng của cả ba tổ là 4 cây suy ra tổ 3 đã bù 4 cây cho 2 tổ còn lại thì các tổ mới đạt số cây trung bình. Số cây trung bình mỗi tổ trồng được là: (6 + 4 +4) : 2 = 7 (cây) Bước 3: Vậy số cây mà tổ ba đã trồng là: 7 + 4 = 11 (cây) Đáp số: 7 cây, 11 cây 3.2.2 Bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”. a) Hướng dẫn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó Bài toán 1: Tổng của hai số là 70. Hiệu của hai số đó là 10. Tìm hai số đó. Giáo viên cho học sinh đọc bài toán, xác định yêu cầu của bài. Giúp học sinh hiểu: tổng hai số là 70 nghĩa là số thứ nhất cộng với số thứ hai bằng 70, hiệu là kết quả phép trừ của số lớn trừ số bé bằng 10, hay là phần hơn, kém nhau của hai số (nghĩa là hai số tìm được phải có một số lớn và một số bé và hai số hơn kém nhau 10 đơn vị) Như vậy bài toán cho biết tổng và hiệu của hai số, yêu cầu tìm hai số đó, nên đây là dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ đoạn thẳng. Yêu cầu học sinh suy nghĩ xem đoạn thẳng biểu diễn số bé sẽ như thế nào so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn? (đoạn thẳng biểu diễn số bé sẽ ngắn hơn so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn) Giáo viên viết số bé, số lớn lên bảng, gọi học sinh vẽ hai đoạn thẳng biểu diễn hai số đó. Lưu ý học sinh điểm xuất phát vẽ hai đoạn thẳng phải bằng nhau, độ chênh lệch giữa hai đoạn thẳng biểu diễn số lớn và số bé. Sau đó yêu cầu học sinh biểu diễn tổng và hiệu của hai số đó trên sơ đồ. Thống nhất hoàn thành sơ đồ: ? Số lớn 70 10 Gv: Nguyễn Thị Trinh ? Trang 16
- Trường TH – THCS Tam Lập Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán điển hình lớp 4 Số bé Hướng dẫn giải bài toán Cách 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kĩ sơ đồ bài toán và suy nghĩ cách tìm hai lần số bé. Giáo viên dùng phấn màu để gạch chéo phần hơn của số lớn với số bé và nêu vấn đề: Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn như thế nào so với số bé? Như vậy lúc này, ta có hai đoạn thẳng biểu diễn hai số bằng nhau và mỗi đoạn thẳng là một lần của số bé, vậy ta còn lại hai lần số bé. Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của hai số? Khi bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng thay đổi như thế nào? Tổng mới là bao nhiêu? Tổng mới là hai lần của số bé, vậy hai lần số bé là bao nhiêu? Hãy tìm số bé, hãy tìm số lớn? Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài giải. Bài giải Hai lần số bé: 70 – 10 = 60 Số bé là: 60 : 2 = 30 Số lớn là: 30 + 10 = 40 Đáp số: số lớn 40, số bé 30 Cách 2: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kĩ sơ đồ bài toán và suy nghĩ cách tìm hai lần số lớn. Giáo viên dùng phấn màu để vẽ thêm vào đoạn thẳng biểu diễn số bé để có hai đoạn thẳng bằng nhau và nêu vấn đề: Nếu thêm vào số bé một phần đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé thì số bé như thế Gv: Nguyễn Thị Trinh Trang 17
- Trường TH – THCS Tam Lập Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán điển hình lớp 4 nào so với số lớn? Như vậy lúc này, ta có hai đoạn thẳng biểu diễn hai số bằng nhau và mỗi đoạn thẳng là một lần của số lớn, vậy ta còn lại hai lần số lớn. Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của hai số? Khi thêm vào số bé phần hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng thay đổi như thế nào? Tổng mới là bao nhiêu? Tổng mới là hai lần của số lớn, vậy hai lần số lớn là bao nhiêu? Hãy tìm số lớn, hãy tìm số bé? Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài giải. Bài giải Hai lần số lớn: 70 + 10 = 80 Số lớn là: 80 : 2 = 40 Số lớn là: 40 10 = 30 Đáp số: số lớn 40, số bé 30 Qua hai bài toán, Giáo viên giúp học sinh rút ra cách giải chung cho dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Cách 1: Bước 1: Xác định tổng, xác định hiệu đã cho tương ứng trong bài toán. Bước 2: Tìm số bé = (Tổng – Hiệu): 2 Bước 3: Tìm số lớn = số bé + hiệu Hoặc số lớn = tổng số bé Đáp số: số bé, số lớn Cách 2: Bước 1: Xác định tổng, xác định hiệu đã cho tương ứng trong bài toán Bước 2: Tìm số lớn = (Tổng + Hiệu): 2 Bước 3: Tìm số bé = số lớn hiệu Gv: Nguyễn Thị Trinh Trang 18
- Trường TH – THCS Tam Lập Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán điển hình lớp 4 Hoặc số bé = tổng số lớn Đáp số: số bé, số lớn Cách 3: Bước 1: Xác định tổng, xác định hiệu đã cho tương ứng trong bài toán Bước 2: Tìm số lớn = (Tổng + Hiệu): 2 Bước 3: Tìm số bé = (Tổng – Hiệu): 2 Đáp số: số bé, số lớn * Các cách giải trên học sinh có thể tự do chọn cách làm cho riêng mình, linh hoạt trong các bước giải, chỉ cần em hiểu và làm được bài, không cần theo khuôn mẫu. Tuy nhiên giáo viên khuyến khích học sinh nên chọn cách 1 hoặc cách 2, vì cách 3 tỉ lệ sai sót cao. * Để học sinh có thể nhận dạng được dạng toán, giáo viên lưu ý học sinh cần đọc bài toán nhiều lần, phân tích dữ liệu. * Bước quan trọng nhất trong các bước giải là học sinh cần xác định tổng, xác định hiệu đã cho tương ứng trong bài toán. Bước này là khâu quan trọng, giúp các em giải đúng hướng bài toán. Có bài toán, trong dữ liệu đã cho nêu rõ đâu là tổng, đâu là hiệu thì các em dễ dàng xác định được dạng bài toán. Nhưng trong sách giáo khoa lớp 4 những bài toán thuộc dạng chưa nêu cụ thể đâu là số lớn, số bé, đâu là tổng, đâu là hiệu chiếm đa số. Tuy nhiên theo kinh nghiệm, có thể giúp học sinh suy ra được số lớn, số bé, tổng, hiệu. Chẳng hạn có từ “hơn, nhiều hơn, kém hơn, …” có phần hơn là hiệu của hai số; nội dung bao gồm hai yếu tố thì đó là tổng của hai số; dựa vào từ “nhiều hơn, ít hơn” để xác định số lớn hay số bé. b) Các dạng bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” . Dạng cơ bản: Tìm số lớn, số bé. Biết tổng, biết hiệu Ví dụ 1: Tìm hai số biết tổng và hiệu của chúng lần lượt là 60 và 12 Dạng vận dụng 1: Gv: Nguyễn Thị Trinh Trang 19
- Trường TH – THCS Tam Lập Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán điển hình lớp 4 Ví dụ 2: Tuổi chị và tuổi em cộng lại được 36 tuổi. Em kém chị 8 tuổi. Hỏi chị bao nhiêu tuổi, em bao nhiêu tuổi? Dạng vận dụng 2: Ví dụ 3: Tìm hai số biết tổng của chúng bằng số lớn nhất có 3 chữ số và hiệu của hai số đó bằng số lớn nhất có hai chữ số. Dạng vận dụng 3: Ví dụ 4: Tìm ba số tự nhiên liên tiếp biết tổng của ba số đó là 84. c) Cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”. Đối với dạng cơ bản, học sinh dễ dàng áp dụng các bước giải và giải được bài toán. Đối với dạng vận dụng 1, cần hướng dẫn học sinh đọc kĩ bài toán để suy luận đâu là số lớn, đâu là số bé, đâu là tổng, đâu là hiệu. Từ đó tìm cách đưa về dạng cơ bản với 3 bước tính như trên. Ví dụ 3: Học sinh cần xác định được tổng của 2 số là số lớn nhất có 3 chữ số, đó là 999 và hiệu của hai số bằng số lớn nhất có hai chữ số, đó là 99. Từ đó, học sinh áp dụng các bước giải như trên. Ví dụ 4: Giáo viên giúp học sinh hiểu hai số tự nhiên liên tiếp nhau hơn kém nhau 1 đơn vị Bước 1: Hai số tự nhiên liên tiếp nhau hơn kém nhau 1 đơn vị nên ta có sơ đồ: Số thứ nhất 1 Số thứ hai 84 1 1 Số thứ ba Bước 2: Theo sơ đồ ta có số thứ nhất là: (84 – 1 2) : 3 = 27 Bước 3: Số thứ hai là: 27 + 1 = 28 Gv: Nguyễn Thị Trinh Trang 20
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p |
445 |
67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p |
224 |
30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p |
174 |
24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p |
202 |
21
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p |
165 |
17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p |
150 |
16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p |
177 |
16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p |
126 |
15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p |
170 |
14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p |
126 |
11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p |
165 |
10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p |
108 |
9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p |
134 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p |
133 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p |
151 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p |
193 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p |
96 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p |
16 |
3
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)