intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 qua một số trò chơi

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 qua một số trò chơi" nhằm làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn hoá; Phát triển ngôn ngữ tư duy; Giáo dục tư tưởng, đạo đức, thị hiếu thẩm mĩ và lòng yêu sách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 qua một số trò chơi

  1. MỤC LỤC TRANG A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. Lí do chọn đề tài: 1 II. Mục đích của đề tài: 3 III. Thời gian nghiên cứu: 3 IV. Đối tượng nghiên cứu: 3 V. Phạm vi nghiên cứu: 3 VI. Phương pháp nghiên cứu: 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5 I. Cơ sở lí luận: 5 1. Cơ sở ngôn ngữ học 5 2. Cơ sở lý luận dạy học 5 3. Cơ sở thực tiễn 5 II. Thực trạng của vấn đề: 5 1. Thực trạng chung của việc dạy Tiếng Việt ở Trường Tiểu học Nam Trung Yên 5 2. Thực trạng của việc học Tiếng Việt lớp 5A4 Trường Tiểu học Nam Trung Yên 6 III. Các biện pháp để giải quyết vấn đề: 6 1. Dạy học với trò chơi thực hiện chức năng luyện tập thực hành 6 2. Dạy học với trò chơi là phương tiện hình thành các năng lực trí tuệ 7 3. Dạy học với trò chơi kích thích hứng thú nhận thức 7 4. Dạy học Tiếng Việt với các trò chơi có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng của người học 8 5. Quy trình tổ chức trò chơi 8 6. Thiết kế trò chơi học tập 9 7. Sử dụng trò chơi học tập trong giờ học Tiếng Việt lớp 5 10 8. Giới thiệu một số trò chơi học tập môn Tiếng Việt lớp 5 10 IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 19 C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22 1. Kết luận 22 2. Đề xuất và kiến nghị 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
  2. 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài: Ngày nay, khi con người đang bước vào những thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI - thời đại mà công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão và chịu tác động của các xu hướng văn hóa khác nhau trong thời đại mở cửa, hội nhập thì mỗi quốc gia không chỉ phát triển trong biên giới chật hẹp của mình nữa mà phải có tầm phát triển chiến lược rộng lớn, vượt lên hòa nhịp cùng với nhân loại thì mới mong tránh khỏi sự tụt hậu. Chưa bao giờ vấn đề nguồn nhân lực lại được quan tâm, chú trọng và đẩy mạnh ở tất cả các quốc gia như hiện nay. Một trong những điều quan trọng trong tiến trình phát huy tối đa nguồn nhân lực con người đó chính là: bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, kĩ năng một cách khoa học cho thế hệ trẻ, đặc biệt là ở bậc Tiểu học. Đó là một bước ngặt có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp giáo dục nước nhà. Theo quyết định số 2994/QĐ- BGDĐT đã ban hành và triển khai cho giáo viên được tập huấn, giáo dục kĩ năng sống trong một số môn học và hoạt động giáo dục của các cấp học, đặc biệt chú ý đến bậc Tiểu học. Bậc Tiểu học chính là nền tảng vững chắc - nơi ươm những mầm non tương lai của đất nước. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học có một vị trí rất quan trọng. Tiểu học là bậc học đầu tiên, bậc học có tính chất định hướng, mang bản sắc riêng và tính sư phạm đặc trưng. Trong hệ thống giáo dục và đào tạo bậc Tiểu học, môn Tiếng Việt đóng vai trò vô cùng quan trọng. Luật giáo dục nước ta khẳng định: “Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường” (Khoản I - Điều 5 - Chương I). Tiếng Việt là một trong những môn học được quan tâm và chú trọng hàng đầu trong nhà trường Tiểu học. Tiếng Việt là nền móng của các môn học khác. Nó có nhiệm vụ rất lớn lao và ý nghĩa vô cùng to lớn. Không những thế nó còn là chìa khóa để vận dụng chữ viết và là công cụ để các em sử dụng suốt đời.
  3. 2 Môn Tiếng Việt giúp các em nắm được những kiến thức về ngôn ngữ, học để giao tiếp, học để cảm nhận cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt và phần nào hiểu được những vấn đề của cuộc sống thường nhật. Trong điều kiện dạy học ở Tiểu học hiện nay, việc sử dụng các loại trò chơi ngôn ngữ vào hoạt động học tập đã là một phương pháp dạy học có hiệu quả, được các thầy, cô giáo xem như một hình thức tổ chức dạy học mới, tích cực, cần phát huy thường xuyên trong các bài giảng Tiếng Việt của mình. Việc xây dựng và tổ chức một số trò chơi vui và nhẹ nhàng về Tiếng Việt theo yêu cầu kiến thức và kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ở bậc Tiểu học là một việc cần thiết để học sinh có thể tự học hoặc tham gia vào các trò chơi cùng bạn bè theo tinh thần “Học mà chơi, chơi mà học”. Học sinh của trường Tiểu học Nam Trung Yên, nơi tôi công tác đa số là học sinh vãng lai nên các em ảnh hưởng của văn hóa vùng miền (nói ngọng hoặc ảnh hưởng của phương ngữ). Tôi nhận thấy nếu kết hợp sử dụng hình thức trò chơi trong học tập môn Tiếng Việt trong dạy học sẽ mang lại hiệu quả cao với lý do: Trò chơi giúp học sinh rèn luyện, củng cố, tiếp thu kiến thức đồng thời, phát triển vốn kinh nghiệm được tích lũy trong cuộc sống qua hoạt động chơi. Trò chơi học tập nó là một hình thức hoạt động học tập, tạo ra bầu không khí học tập, dễ chịu, thoải mái giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực, phát triển năng lực, phẩm chất người học. Trò chơi phát triển tư duy nhanh nhạy, lô - gic sáng tạo, xử lí nhanh các tình huống khi tham gia trò chơi. Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp tổ chức trò chơi, phương pháp sắm vai … đã cung cấp cho tôi thêm nhiều ý tưởng sử dụng các trò chơi học tập vào giảng dạy nhằm phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp của học sinh. Mong muốn ý tưởng trên ngày càng hoàn thiện, giúp ích cho học sinh nên tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 qua một số trò chơi”.
  4. 3 II. Mục đích của đề tài: Chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học đóng vai trò là “chìa khoá” để mở ra cánh cửa tri thức, là ngưỡng cửa đầu tiên tạo ra nền tảng để các em chiếm lĩnh tri thức của các môn học khác. Bên cạnh việc chiếm lĩnh tri thức thì đòi hỏi các em phải có những kĩ năng giao tiếp đơn giản, phù hợp với lứa tuổi, kĩ năng phân tích, kĩ năng hợp tác, .... Xa hơn nữa, trong tương lai các em sẽ tham gia vào môi trường giao tiếp phức tạp với nhiều mối quan hệ khác nhau. Sử dụng trò chơi học tập là một hình thức phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh phổ thông, tạo hứng thú học tập cho các em. Bởi vậy sử dụng trò chơi học tập nhằm: - Giúp giáo viên nghiên cứu cách dạy học trên cơ sở vận dụng những hiểu biết về đặc điểm tâm lí của học sinh. Đồng thời tạo ra môi trường học tập mới tạo cơ hội cho học sinh: + Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn hoá. + Phát triển ngôn ngữ tư duy. + Giáo dục tư tưởng, đạo đức, thị hiếu thẩm mĩ và lòng yêu sách. - Tạo cơ hội để giáo viên trau dồi kiến thức, kinh nghiệm dạy học. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt. III. Thời gian nghiên cứu: - Từ tháng 9/2020 đến tháng 3/2021. IV. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh lớp 5A4, trường Tiểu học Nam Trung Yên, năm học 2020 - 2021. V. Phạm vi nghiên cứu: 1. Nghiên cứu lí thuyết qua sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo về phân môn Tập đọc. 2. Nghiên cứu thực trạng việc giảng dạy của giáo viên đối với phân môn Tập đọc ở lớp 3 nói riêng và ở bậc Tiểu học nói chung. 3. Điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học bằng cách sử dụng các trò chơi trong quá trình giảng dạy. VI. Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp lí luận gồm: - Sưu tầm tài liệu tham khảo, đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập Tiếng Việt. - Đọc tài liệu ghi chép, tổng hợp lại. - Xây dựng đề cương sơ lược, chi tiết cụ thể. - Viết bản thảo. - Viết bản chính.
  5. 4 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa. - Nghiên cứu thực tiễn việc dạy của giáo viên. - Dự giờ của đồng nghiệp, ghi chép lại ưu điểm và tồn tại của giáo viên. - Nghiên cứu thực tiễn của học sinh, khảo sát chất lượng học sinh. 3. Phương pháp phân tích: - Từ các kết quả nghiên cứu: dự giờ thăm lớp, xin ý kiến học sinh và phát phiếu bài tập dể học sinh làm, tôi dã phân tích và rút ra những ưu điểm và tồn tại còn mắc phải dể tìm ra những biện pháp khác phục. 4. Phương pháp thực nghiệm: Tôi tiến hành tổng kết kinh nghiệm qua việc khảo sát chất lượng học sinh.
  6. 5 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I . Cơ sở lý luận: 1. Cơ sở ngôn ngữ học: Ngôn ngữ nói chung, Tiếng việt nói riêng có mối quan hệ mật thiết với phương pháp dạy học Tiếng Việt. Ngôn ngữ bao gồm một hệ thống, bao gồm các bộ phận ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Mỗi bộ phận của ngôn ngữ là một hệ thống nhỏ, có cơ cấu tổ chức riêng, có quan hệ chặt chẽ với nhau trong hệ thống ngôn ngữ. 2. Cơ sở lý luận dạy học: Phương pháp dạy học Tiếng Việt là một bộ môn của khoa học giáo dục nên nó phụ thuộc vào những quy luật chung của khoa học này. Lý luận dạy học đại cương cung cấp cho phương pháp dạy học Tiếng Việt những hiểu biết về các quy luật chung của việc dạy học môn học. Nó vận dụng nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học theo đặc trưng của mình. Môn Tiếng Việt là một trong những bộ môn cơ bản của nhà trường phổ thông nên phải thực hiện theo nguyên tắc giáo dục học. Bởi vậy nguyên tắc dạy học Tiếng Việt phải cụ thể hóa mục tiêu và các nguyên tắc dạy học nói chung vào bộ môn của mình. Như vậy mục tiêu của việc dạy và học Tiếng Việt nằm trong mục tiêu chung của giáo dục nước ta trong giai đoạn mới hiện nay: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nhằm hình thành đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động sáng tạo. 3. Cơ sở thực tiến: Chương trình dạy học chỉ quy định phạm vi dạy học của các môn. Còn nhiệm vụ của SGK là trình bày nội dung của bộ môn một cách rõ ràng, cụ thể và chi tiết theo cấu trúc của nó. SGK có chức năng là lĩnh hội củng cố những tri thức tiếp thu được trên lớp, phát triển nhân lực trí tuệ và có tác dụng giáo dục học sinh. SGK cũng giúp giáo viên xác định nội dung và lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học, tổ chức tốt công tác dạy học của mình. II. Thực trạng vấn đề: 1. Thực trạng chung của việc dạy Tiếng Việt ở trường Tiểu học Nam Trung Yên. Những năm học vừa qua, theo chương trình đổi mới sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt, việc sử dụng trò chơi học tập đối với một
  7. 6 số giáo viên còn là hình thức hoặc có sử dụng trò chơi thì cũng gượng ép, miễn cưỡng. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy: Một số giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc đưa trò chơi học Tiếng Việt vào giảng dạy hoặc có đưa trò chơi vào giờ học nhưng cũng chỉ trong những giờ thao giảng. Tình trạng trên là do giáo viên chưa nhận thức được hết tác dụng, vai trò của trò chơi trong giờ học Tiếng Việt. Mặt khác, còn một số giáo viên khi sử dụng các trò chơi học tập thì chưa chọn lọc kỹ, không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu của bài học nên việc tổ chức trò chơi chưa thực sự hiệu quả. 2. Thực trạng của việc học Tiếng Việt lớp 5A4 trường Tiểu học Nam Trung Yên. Năm học 2020 - 2021, lớp 5A4 trường Tiểu học Nam Trung Yên có 42 học sinh trong đó: 21 em nữ, 21 em nam. Các bài tập đưa ra các em đều khó hoàn thành hoặc hoàn thành nhưng thiếu chiều sâu. Vốn hiểu biết của các em không được mở rộng. Các em không năng động, chưa tự tin và không có ham thích học Tiếng Việt. Với mong muốn lớp học của mình hoạt động sôi nổi hơn trong giờ học, đặc biệt là trong giờ học Tiếng Việt. Tôi thiết kế các trò chơi môn Tiếng Việt và đưa vào áp dụng trong các giờ học Tiếng Việt để nâng cao chất lượng dạy học. Trước khi tiến hành dạy học Tiếng Việt thông qua một số trò chơi, tôi tiến hành khảo sát đối với học sinh lớp 5A4 và thu được kết quả như sau: Tháng 9/2020 Đánh giá Số lượng Tỉ lệ Hoàn thành tốt 9 học sinh 21,4% Hoàn thành 15 học sinh 35,7% Chưa hoàn thành 18 học sinh 42,9% III. Các biện pháp giải quyết vấn đề: 1. Dạy học với trò chơi thực hiện chức năng luyện tập thực hành: Dạy học Tiếng Việt với trò chơi thực hiện chức năng của hoạt động thực hành vì các em có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học khi tham gia vào
  8. 7 trò chơi. Các em được hình thành những kĩ năng phân biệt được bản chất trong các kiến thức Tiếng Việt ở mỗi trò chơi, hiểu được sâu sắc và đầy đủ hơn các tri thức đã học. Với các trò chơi "Thi viết câu gồm các chữ giống nhau ở chữ cái đầu, Thi đặt câu theo mẫu, Thi tìm từ ghép có cùng một tiếng…" các em hiểu rõ hơn về cấu tạo của từ, của câu Tiếng Việt, góp phần hình thành và rèn luyện kĩ năng đặt câu, viết đoạn văn. Qua đó, những thiếu sót trong hoạt động trí tuệ và trong tri thức của các em cũng được phát hiện. Từ đó giáo viên có biện pháp bổ sung và điều chỉnh kịp thời cho các em. Nói cách khác, trò chơi Tiếng Việt còn là một trong những phương tiện để khắc phục những trở ngại khác nhau trong hoạt động trí tuệ của từng em thông qua các trò chơi cá nhân và tập thể. Bởi vì đã là trò chơi thì phải có trao đổi tư tưởng, tri thức giữa các thành viên trong một nhóm khi tham gia trò chơi. Thông qua trò chơi, các em có điều kiện để thể hiện mình, biết hợp tác với bạn bè để tìm được cách trả lời tốt nhất. 2. Dạy học với trò chơi là phương tiện hình thành các năng lực trí tuệ: Trong trò chơi, khi chơi trẻ tập trung chú ý hơn và ghi nhớ được nhiều hơn. Bởi vì bản thân trò chơi đòi hỏi trẻ phải tập trung vào những dữ kiện và đối tượng được đưa vào tình huống của trò chơi cũng như nội dung của trò chơi. Nếu học sinh không chú ý và nhớ những điều kiện của trò chơi, thì sẽ hành động một cách tự phát và không đạt được kết quả chơi. Bởi vậy, để trò chơi được thành công buộc các em phải tập trung chú ý và ghi nhớ một cách chủ động. Trò chơi học tập Tiếng Việt tạo khả năng phát triển trí tưởng tượng, khả năng linh hoạt độc lập sáng tạo cần thiết cho hoạt động học tập và lao động sau này của các em. 3. Dạy học với trò chơi kích thích hứng thú nhận thức: Dạy học Tiếng Việt với trò chơi bên cạnh chức năng giải trí còn giúp học sinh tự củng cố kiến thức, kĩ năng, thói quen học tập một cách hứng thú, thói quen làm việc theo nhiều quy mô (cá nhân, nhóm, lớp). Các tiết học có trò chơi sẽ thu hút mức độ tập trung của học sinh mà không một phương pháp nào sánh được. Những kiến thức khô khan và cứng nhắc sẽ sinh động, hấp dẫn nếu được
  9. 8 tổ chức dưới hình thức trò chơi và nhờ đó kết quả học tập của học sinh sẽ tăng lên. Như vậy, việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt là một trong những biện pháp tăng cường tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Hơn thế nữa, mối quan tâm và hoạt động của học sinh thể hiện qua các tiết học có trò chơi làm tăng thêm cảm tình của các em đối với môn học và thầy cô giáo. Chính vì thế trò chơi là chiếc cầu nối môn Tiếng Việt với thực tiễn, bởi vì thông qua trò chơi các em thấy ứng dụng quan trọng của môn Tiếng Việt trong thực tiễn. Và như vậy là đã phát huy được tính tích cực nhận thức của các em. 4. Dạy học Tiếng Việt với các trò chơi có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng của người học: Tình huống trò chơi đòi hỏi mỗi đứa trẻ tham gia vào trò chơi phải có một trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định. Nếu các em không diễn đạt được mạch lạc nguyện vọng và ý kiến của mình đối với trò chơi, nếu không hiểu được lời chỉ dẫn của thầy cô hay lời bàn bạc của các bạn cùng chơi, thì không thể nào tham gia vào trò chơi được (hoặc tham gia không có kết quả). Để đáp ứng được những yêu cầu của việc cùng chơi, trẻ phải phát triển ngôn ngữ một cách rõ ràng, mạch lạc. Trò chơi chính là điều kiện kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ một cách nhanh chóng. Trong khi chơi, trẻ ra sức tưởng tượng (đặc biệt là các trò chơi đóng vai) và vì vậy ngôn ngữ trao đổi rất phong phú. Những hình ảnh tưởng tượng vừa ngây thơ vừa đáng yêu (cũng có lúc phi lí) này không chỉ đem lại cho tuổi thơ niềm hạnh phúc mà còn cần cho mỗi người sau này lớn lên, dù đó là người lao động chân tay, nhà khoa học hay người nghệ sĩ. Phương tiện có hiệu quả nhất để nuôi dưỡng trí tưởng tượng - đó là trò chơi. 5. Quy trình tổ chức trò chơi: Trò chơi học tập môn Tiếng Việt được tổ chức thông qua 5 bước: - Giới thiệu tên trò chơi. - Phổ biến luật chơi. - Tiến hành chơi. - Rút ra kiến thức.
  10. 9 - Đánh giá kết luận. 6. Thiết kế trò chơi học tập Để dạy học với trò chơi hiệu quả, giáo viên phải biết thiết kế hoặc sáng tạo một số trò chơi sẵn có để giảng dạy. Trước khi thiết kế cần: - Xác định rõ mục tiêu của bài tập để chọn trò chơi phù hợp: Việc xác định yêu cầu của bài tập rất quan trọng, mục tiêu của bài tập là cơ sở để lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp. Một bài tập có thể tạo nên những trò chơi khác nhau. - Tiến hành thiết kế trò chơi: Giáo viên tiến hành thiết kế trò chơi có hình thức chơi rõ ràng (người chơi, cách chơi, đồ dùng hỗ trợ…), nội dung thực hiện trò chơi phải đảm bảo nội dung bài tập của Sách giáo khoa hoặc bổ sung thêm nội dung tùy vào việc xác định mục tiêu bài tập, của tiết học. Đồng thời thông qua đó rèn những kĩ năng cần thiết cho học sinh. Một nội dung của bài học có thể tổ chức các trò chơi khác nhau. Ví dụ : Bài tập trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 2 trang 59 yêu cầu xếp các từ sau thành hai nhóm: một nhóm gồm các từ chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh, một nhóm gồm các từ chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh. Ta có thể tổ chức các trò chơi sau: Trò chơi đối đáp: Giáo viên phân thành hai nhóm. Từng thành viên hiểu từ nào thì hỏi thành viên khác của nhóm bạn xem từ đó thuộc nhóm nào. Trả lời đúng thì được 1 điểm. Sau đó đổi ngược lại thành viên nhóm bạn hỏi lại nhóm mình. Cuối cùng tổng hợp điểm của hai nhóm. Nhóm nào được nhiều điểm thì nhóm đó thắng cuộc. Trò chơi Tìm nhà: Giáo viên phát cho mỗi học sinh một thẻ từ. Từ đó có thể là chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh, một nhóm gồm các từ chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an
  11. 10 ninh. Học sinh cầm thẻ thuộc nhóm từ nào thì đi về nhóm từ đó. Căn cứ vào kết quả sẽ biết được em nào hiểu bài. 7. Sử dụng trò chơi học tập trong giờ học Tiếng Việt lớp 5 Để mỗi giờ học Tiếng Việt hấp dẫn, thu hút học sinh, đòi hỏi giáo viên phải luôn luôn sáng tạo trong việc sử dụng những trò chơi học tập cũ đồng thời tìm tòi, nghiên cứu để sáng tạo những trò chơi học tập mới. Có rất nhiều cách xếp loại trò chơi học tập: Theo mục đích sử dụng: - Trò chơi dẫn dắt học sinh tiếp cận tri thức. - Trò chơi rèn kĩ năng thực hành và củng cố kiến thức. - Trò chơi nhằm ôn tập tổng hợp và rèn óc tư duy. Theo yêu cầu rèn kĩ năng: - Nghe - Nói - Đọc - Viết - Một số kĩ năng nâng cao: tư duy, phán đoán, tổng hợp… Theo phân môn: - Luyện từ và câu, tập làm văn - Chính tả - Kể chuyện - Tập đọc Theo số lượng học sinh: - Theo cá nhân - Theo nhóm, dãy, bàn… 8. Giới thiệu một số trò chơi học tập môn Tiếng Việt lớp 5 8.1. Trò chơi “Nhốt chữ”: Trò chơi được sử dụng vào phân môn Luyện từ và câu. Ví dụ: Bài: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. Hoặc bài: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
  12. 11 Mục tiêu: - Nhận biết được cặp quan hệ từ (hoặc cặptừ hô ứng) trong câu. Chuẩn bị: - Một số câu chứa cặp quan hệ từ (hoặc cặp từ hô ứng). - Bút dạ. a) Tôi đi đến đâu, con chó theo tôi đến đấy. b) Chẳng những Lan ngoan ngoãn mà bạn còn học giỏi. c) Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh dâng núi lên cao bấy nhiêu. d) Trời vừa sáng, bố em đã dậy đi làm. e) Nếu trời mưa to thì cây cối sẽ đổ. Tiến hành: - Chia mỗi nhóm 4- 5 học sinh; phát bút dạ, phiếu học tập ghi các câu. - Nêu cách chơi: Từng nhóm nhận phiếu học tập, sử dụng bút dạ khoanh vào cặp quan hệ từ (hoặc cặp từ hô ứng). * Lưu ý: Cặp từ hô ứng khoanh bút màu xanh, cặp quan hệ từ khoanh bút màu đen. - Nhóm nào nhanh, đúng 5 câu là thắng cuộc. a) Tôi đi đến đâu, con chó theo tôi đến đấy. b) Chẳng những Lan ngoan ngoãn mà bạn còn học giỏi. c) Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh dâng núi lên cao bấy nhiêu. d) Trời vừa sáng, bố em đã dậy đi làm. e) Nếu trời mưa to thì cây cối sẽ đổ. 8.2. Trò chơi: “Đi tìm lời thơ” - Mục tiêu: Luyện cách chọn từ, chọn tiếng có nghĩa phù hợp với ý thơ, điền vào chỗ trống giữa các dòng thơ (áp dụng từ lớp 1 đến lớp 5). - Tiến hành: cho học sinh điền từ còn thiếu vào các câu thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ:
  13. 12 Ví dụ: 1. Những ..... màu mật ..... chín ngập lòng thung. (Trước cổng trời - Nguyễn Đình Ảnh - Tiếng Việt 5) 2. Hạt gạo ....... Có vị ....... (Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa - Tiếng Việt 5) 3. Công Cha như ... Thái Sơn Nghĩa mẹ như .... trong nguồn chảy ra. (Ca dao) 4. Một ....... đau, cả tàu bỏ cỏ. (Tục ngữ) 5. Ông hiền như ........ Bà hiền như ..... (Cao Bằng - Trúc Thông- Tiếng Việt 5) 6. Sáng chớm lạnh trong lòng .... (Đất nước - Nguyễn Đình Thi - Tiếng Việt 5) STT Đáp án STT Đáp án 1. vạt nương, lúa 4. con ngựa 2. làng ta, phù sa 5. hạt gạo, suối trong 3. núi, nước 6. Hà Nội 8.3. Trò chơi: “Đọc thơ truyền điện” Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc thuộc nhanh câu thơ trong bài đọc thuộc lòng (HTL) ở sách giáo khoa Tiếng Việt (từ lớp 1 đến lớp 5) - Luyện trí nhớ và phản xạ nhanh nhạy, kịp thời. Chuẩn bị: Học thuộc các bài thơ đã quy định trong chương trình Tiếng Việt ở mỗi lớp. Lập các nhóm chơi có số người bằng nhau; cử 01 người làm trọng tài; xác định những bài thơ (đã HTL) sẽ đọc theo lối "truyền điện". Cách tiến hành:
  14. 13 Trọng tài công bố tên bài thơ (HTL) sẽ đọc truyền điện; nêu cách chơi và yêu cầu cần thực hiện đúng: Hai nhóm cử đại diện bắt thăm (hoặc "oẳn tù tì") để giành quyền đọc trước. Đại diện nhóm đọc trước (A) sẽ đứng lên đọc câu thơ đầu tiên của bài rồi chỉ định thật nhanh ("truyền điện") một bạn bất kì của nhóm đối diện (B). Bạn được chỉ định phải đứng dạy thật nhanh để đọc tiếp câu thơ thứ hai của bài; nếu đọc đúng và trôi chảy thì sẽ được chỉ định ngay một bạn ở nhóm kia (A) đọc tiếp câu thơ thứ ba... cứ như vậy cho đến hết bài Trường hợp người bị chỉ định (bị "truyền điện") chưa đọc ngay (vì chưa thuộc), các bạn ở nhóm đối diện sẽ hô "một, hai, ba" (hoặc phải đứng yên tại chỗ (bị "điện giật"); người đã đọc câu thơ trước sẽ được chỉ định một lần nữa để bạn khác trong nhóm đối diện đứng lên đọc tiếp... Nhóm nào có nhiều người phải đứng (không thuộc bài - bị "điện giật") là nhóm thua cuộc. - Đọc hết lượt một bài thơ, hai nhóm có thể chơi lại lần thứ hai và đổi lại nhóm đọc trước, hoặc chuyển sang đọc truyền điện với bài thơ khác. 8.4. Trò chơi “Thi tìm từ mới’’: Khi dạy phân môn Luyện từ và câu, bài: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường - Tiếng Việt 5, tập 1, trang 115. - Mục tiêu: Mở rộng vốn từ ngữ cho học sinh. - Chuẩn bị: - Bảng ô chữ (hàng dọc 8, hàng ngang 8 đến 10 ô), bút dạ. B Ả O H I Ể M B Ả O T Ồ N B B B B B B - Tiến hành: - Chia nhóm, mỗi nhóm 4- 5 học sinh.
  15. 14 - Phát cho mỗi nhóm 1 bảng, trên bảng ở đầu ô ghi chữ cái theo từng bài; ví dụ chữ B. - Yêu cầu các nhóm tìm chữ cái thích hợp điền vào ô trống ở từng hàng để được những từ có nghĩa. Nhóm nào hoàn thành trước sẽ thắng cuộc. 8.5. Trò chơi: “Cùng về đích” Sử dụng trò chơi “Cùng về đích” vào phân môn Tập làm văn bài : “Luyện tập tả người” Mục tiêu: - Giúp học sinh phát triển vốn từ ngữ miêu tả người, giúp cho các tiết tập làm văn miệng trở nên lí thú hơn với học sinh. - Tập cho học sinh làm quen với cách làm việc theo nhóm, nói trong nhóm. Chuẩn bị : - Giáo viên phải phân loại học sinh để phân nhóm. Một nhóm chơi chỉ nên có từ 4- 6 em và trong mỗi nhóm phải đủ trình độ. - Chuẩn bị bảng trò chơi Cùng về đích hình rắn có kích thước, các bộ thẻ hình, xúc xắc, các vòng nhựa tròn đủ cho số nhóm đã phân. Bắt đầu Đíc h Nơi đặt thẻ ô Tiến hành:
  16. 15 - GV cho các nhóm học sinh nhận một bảng trò chơi “Cùng về đích”, bộ ảnh chụp, thẻ tên nhân vật, các vòng nhựa màu khác nhau đủ cho các em trong nhóm và một xúc xắc hoặc thẻ số. - Các nhóm đặt úp bộ ảnh chụp, thẻ tên nhân vật vào vị trí nơi đặt bộ thẻ hình trên bảng trò chơi “Cùng về đích”. - Tất cả học sinh trong nhóm cùng đặt các chấm nhựa tròn của mình vào vị trí bắt đầu. Trong nhóm, lần lượt từng em đổ xúc xắc hoặc bốc thăm thẻ số. - Tùy theo số trên mặt xúc xắc hoặc số bắt thăm được mà em này sẽ di chuyển vòng nhựa của mình theo số các vòng tròn nhỏ trên bảng trò chơi “Cùng về đích” sao cho phù hợp. Nếu vòng nhựa của em vào vòng tròn màu đỏ lớn, em sẽ lấy một ảnh, thẻ tên nhân vật theo thứ tự từ trên xuống của bộ ảnh. - Em này xem ảnh và đặt 2- 3 câu về người trong ảnh, nhân vật có tên trong thẻ. Cả nhóm cùng xem ảnh và nhận xét câu miêu tả của bạn. - Sau khi thực hiện xong, em đặt ảnh chụp vào vị trí dưới cùng của bộ thẻ. Nếu vòng nhựa của em vào các vòng tròn nhỏ thì em hết lượt đi. - Trò chơi sẽ kết thúc khi tất cả các em trong nhóm cùng về đến đích hay tất cả các ảnh hoặc nhân vật đã được học sinh xem và miêu tả hết. 8.6. Trò chơi: Đếm số cánh hoa: - Áp dụng: củng cố lại kiến thức của bài chính tả ở sách Tiếng Việt 5, tập 1, trang 87. Bài tập 3: thi tìm nhanh: Các từ láy âm đầu l, các từ láy vần có âm cuối ng. - Mục tiêu: Giúp học sinh: + Ôn lại cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm đầu l và âm cuối ng. + Khắc phục lỗi chính tả n/l, n/ng. - Chuẩn bị: Nhiều miếng bìa cắt theo hình cánh hoa. Vẽ trực tiếp lên một tờ giấy to 2 vòng tròn làm hai nhị hoa. Trong mỗi nhị hoa ghi: các từ láy âm đầu l; các từ láy vần có âm cuối ng. - Tiến hành: Giáo viên chia học sinh thành nhiều nhóm chơi tùy theo số bộ nhị hoa và cánh hoa chuẩn bị được. Khi trò chơi bắt đầu, các nhóm chơi có nhiệm vụ ghi từ theo yêu cầu vào các cánh hoa (mỗi cánh hoa chỉ ghi một từ) rồi
  17. 16 dán vào nhị hoa cho phù hợp. Sau 5-7 phút, giáo viên hô: “Dừng chơi!” Nhóm nào dán được nhiều cánh hoa đúng và đẹp sẽ thắng cuộc. - Lưu ý: Để kiến thức về tác dụng của dấu phẩy được khắc sâu hơn, sau mỗi lượt chơi, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo của từng câu ghi trong thẻ. Trò chơi này còn có thể vận dụng được vào rất nhiều bài ở phân môn Luyện từ và câu, nhằm củng cố các kiến thức đã học như: củng cố kiến thức về từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ trái nghĩa; củng cố kiến thức về cách nối các vế câu ghép; củng cố kiến thức về cách liên kết các câu trong bài..., chỉ cần ta thay đổi các thẻ ghi các bài tập tương ứng. 8.7. Trò chơi: “Ai nhớ nhất”: - Áp dụng: các bài ôn tập củng cố kiến thức đã học ở phân môn Luyện từ và câu. Cụ thể là bài: “Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)”, bài tập 1- trang 124, Tiếng Việt 5, tập 2. - Mục tiêu: Giúp học sinh: + Củng cố, khắc sâu kiến thức về tác dụng của dấu phẩy. + Rèn luyện khả năng tập trung, chú ý. + Rèn luyện các kĩ năng tư duy bậc cao như: phân tích- tổng hợp. - Chuẩn bị: Các bộ bìa gồm 3 thẻ ghi các chữ A, B, C (mỗi thẻ 1 màu) tương ứng với các tác dụng của dấu phẩy, GV chiếu trên slide để quy ước HS chọn thẻ đáp án: A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. C. Ngăn cách các vế trong câu ghép. Slide ghi các câu học sinh cần phân tích: a) Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng.
  18. 17 b) Phong trào Ba đảm đang thời kì chống Mĩ cứu nước, phong trào Giỏi việc nước, đảm việc nhà thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã góp động viên hàng triệu phụ nữ cống hiến sức lực và tài năng của mình cho sự nghiệp chung. c) Thế kỉ XX là thế kỉ giải phóng phụ nữ, còn thế kỉ XXI là phải là thế kỉ hoàn thành sự nghiệp đó. - Tiến hành: Giáo viên chia học sinh thành các đội chơi theo dãy bàn. Phát cho mỗi học sinh một bộ thẻ chữ. Khi giáo viên chiếu trên slide câu cần phân tích tác dụng của dấu phẩy lên màn chiếu thì học sinh phải chọn một thẻ chữ tương ứng để giơ lên. Ví dụ, giáo viên chiếu “câu a” thì học sinh phải giơ thẻ chữ “B” mới đúng. Sau mỗi một câu (một lượt chơi), giáo viên hoặc một học sinh được cử làm trọng tài sẽ đếm số người trả lời đúng ở mỗi đội. Khi trò chơi kết thúc, giáo viên sẽ thống kê số học sinh làm đúng ở các lượt chơi. Đội nào có số người trả lời đúng nhiều nhất, đội đó thắng cuộc. Lưu ý: Để củng cố kiến thức về tác dụng của dấu phẩy được khắc sâu hơn, sau mỗi lượt chơi, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo của từng câu. Trò chơi này còn có thể vận dụng được vào rất nhiều bài ở phân môn Luyện từ và câu lớp 5, nhằm củng cố các kiến thức đã học như: củng cố kiến thức về từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ trái nghĩa; củng cố kiến thức về cách nối các vế câu ghép; củng cố kiến thức về cách liên kết các câu trong bài..., chỉ cần ta thay đổi các thẻ ghi các bài tập tương ứng. * Ngoài ra, giáo viên còn ứng dụng công nghệ thông tin để tổ chức cho học sinh chơi trò chơi khi sử dụng giáo án điện tử dạy học. GV khéo léo lồng ghép trò chơi vào các hoạt động Khởi động hoặc hoạt động Củng cố bài. 8.8. Trò chơi : “Ai thông minh hơn học sinh lớp 5?”: - Mục tiêu: Giúp học sinh: + Củng cố, khắc sâu kiến thức về tác dụng của dấu phẩy. + Rèn luyện khả năng tập trung, chú ý. + Rèn luyện các kĩ năng tư duy bậc cao như: phân tích- tổng hợp.
  19. 18 - Chuẩn bị: Các câu hỏi theo nội dung bài trên giáo án điện tử powerpoint, bảng con, giẻ lau, phấn. Luyện từ và câu Chính tả Câu 3: Từ đồng nghĩa với từ Tập đọc “tuyệt vời” là: Tập làm văn tuyệt kì lạ Kể chuyện chiêu tuyệt tác tuyệt trần  - Tiến hành: Giáo viên cho học sinh lựa chọn phân môn, lựa chọn câu hỏi. Giáo viên chiếu câu hỏi thuộc phân môn mà học sinh lựa chọn kèm theo các đáp án A, B, C, D. Học sinh ghi kết quả vào bảng con. Mỗi câu trả lời đúng học sinh được 1 điểm (học sinh ghi điểm ở góc bảng). Sau khi kết thúc trò chơi ba bạn ít điểm nhất sẽ hát tặng cả lớp một bài hát. 8.9. Trò chơi : “Hái hoa dân chủ?”: - Mục tiêu: Giúp học sinh: + Củng cố, khắc sâu kiến thức. + Rèn luyện khả năng tập trung, chú ý. + Rèn luyện các kĩ năng tư duy bậc cao như: phân tích- tổng hợp. - Chuẩn bị: Các câu hỏi theo nội dung bài trên giáo án điện tử powerpoint.
  20. 19 Hái hoa dân chủ Ai là người đã tự thiêu để lên án cuộc chiến tranh của chính quyền Mỹ? - Tiến hành: + Chia thành 4 đội chơi, mỗi đội chơi gồm có 5 người (hoặc tùy vào số lượng người tham gia để chia). + Thành viên đội chơi lên hái hoa (dùng chuột chọn bông hoa mình yêu thích). Câu hỏi tương ứng với bông hoa sẽ hiện trên slide. Các thành viên trong đội có thể giúp thành viên của đội mình trả lời, thực hiện các yêu cầu trong giấy. + Cứ như thế, các đội chơi lần lượt lên chọn bông hoa và trả lời câu hỏi, cho tới khi trò chơi kết thúc. + Đội nào có số lượng ngôi sao nhiều nhất, đội đó sẽ thắng và nhận được phần quà ý nghĩa. IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: - Giáo viên thấy rõ các vai trò và lợi ích của việc dạy học Tiếng Việt với một số trò chơi giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, gây hứng thú học tập. Bên cạnh đó hình thành đức tính trung thực, có kỉ luật, tính độc lập, tự chủ, có ý thức cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2