Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông
lượt xem 14
download
Sáng kiến kinh nghiệm với mục tiêu giúp học sinh cảm thấy thoải mái, mạnh dạn và thích thú hơn khi gửi các câu hỏi, ý kiến, tâm sự hoặc chia sẻ đến phòng tư vấn học đường để giáo viên làm công tác tư vấn học đường kịp thời hỗ trợ khó khăn của các em. Nhân rộng giải pháp sử dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác tư vấn học đường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông
- Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: …………………………………… 1. Tên sáng kiến: Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác tư vấn học đường 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết 3.1.1. Đối với giáo viên làm công tác tư vấn Hầu hết giáo viên được phân công làm công tác tư vấn học đường ở các trường Trung học phổ thông của tỉnh Bến Tre chủ yếu là kiêm nhiệm nên gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp nhận công tác mới này. Giáo viên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân và học hỏi thêm kinh nghiệm từ đồng nghiệp để thực hiện công tác dù đã được phân công đi học và có nhận chứng chỉ. Chúng tôi nhận thấy, trong quá trình thực hiện các thầy cô vẫn còn khá bỡ ngỡ và chưa có được những biện pháp hoạt động thật sự hiệu quả để góp phần đưa hoạt động tư vấn học đường đến gần hơn với học sinh. 3.1.2. Đối với học sinh Học sinh THPT ở tuổi vị thành niên, tuổi từ 15 đến 18, các em đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể lực, tâm lý, sinh lý, đang trong thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn. Đây là thời kỳ trẻ gia nhập tích cực vào cuộc sống xã hội, qua đó hình thành phẩm chất của người công dân và cũng là thời kỳ then chốt của sự phát triển nhân cách, cho nên việc nắm bắt, thấu hiểu và đồng cảm với tâm tư, trăn trở và mong muốn của các em là vấn đề “cốt lõi”. Khi khảo sát, chúng tôi biết được rất nhiều học sinh chưa được sự quan tâm đúng mức từ gia đình và người thân, cho nên các em gặp rất nhiều khó 1
- Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông khăn về mặt tâm sinh lý, học tập, sức khỏe, giới tính, ước mơ... mà không biết tâm sự cùng ai. Những vấn đề này đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập và dẫn đến những hành vi sai lệch ở các em. Để giải quyết vấn đề, với mong muốn nhanh chóng chấn chỉnh thái độ và cách cư xử của học sinh mà gia đình, giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn bỏ qua việc tìm hiểu “cốt lõi” của vấn đề, chưa hỗ trợ triệt để tất cả các khó khăn của học sinh và chưa thật sự trở thành người bạn tin cậy để các em giải bày. Từ thực trạng trên, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư vấn học đường và để hoạt động tư vấn học đường đến gần hơn với các em, chúng tôi đề xuất giải pháp: Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông để chủ động hơn trong việc lắng nghe, động viên, hướng dẫn các em kịp thời, hiệu quả nhất. 3.2. Mục đích của giải pháp: Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông chủ yếu hướng tới việc giúp học sinh cảm thấy thoải mái, mạnh dạn và thích thú hơn khi gửi các câu hỏi, ý kiến, tâm sự hoặc chia sẻ đến phòng tư vấn học đường để giáo viên làm công tác tư vấn học đường kịp thời hỗ trợ khó khăn của các em. Học sinh có cơ hội được nghe các ý kiến, lời khuyên về những băn khoăn, thắc mắc của mình. Các em sẽ tham khảo, suy ngẫm, chọn lọc thông tin, có điều kiện hiểu sâu sắc về vấn đề mà bản thân quan tâm một cách đầy đủ hơn, kịp thời hơn, góp phần giúp các em điều chỉnh các hành vi phù hợp và rèn luyện các kĩ năng cần thiết như kĩ năng bày tỏ, giao lưu, lắng nghe, chọn lọc...hỗ trợ cho cuộc sống sau này của các em. Do được động viên, thấu hiểu các em tự chủ động tìm đến phòng tư vấn khi gặp vấn đề nhiều hơn. Nhân rộng giải pháp sử dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác tư vấn học đường. 3.3. Tính mới của giải pháp, điểm khác biệt so với giải pháp cũ Thông thường, dù được hướng dẫn và giới thiệu về phòng tư vấn nhưng bản thân các em chưa chủ động tìm đến phòng tư vấn để nhờ giúp đỡ là do còn e ngại, rụt rè khi được đề cập đến những vấn đề này. Là giáo viên được phân công thực hiện công tác tư vấn học đường tại đơn vị, chúng tôi cũng đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau nhằm nâng cao 2
- Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông hiệu quả công tác tư vấn học đường một cách sâu sát đến từng học sinh. Tuy nhiên, hiệu quả của những phương pháp này, theo chúng tôi nhận thấy là chưa cao. Đơn cử các trường hợp như sau: + Phương pháp tư vấn trực tiếp cho học sinh tại phòng tư vấn học đường: ít tư vấn, học sinh vẫn ngại đến phòng tư vấn trực tiếp. Kết quả khảo sát học sinh như sau: Câu 1. Nguyên nhân khiến các em ít đến phòng tư vấn học đường hoặc gặp giáo viên tư vấn là do: nhút nhát, ngại chia sẻ: 214 trường hợp, không thoải mái: 52 trường hợp, sợ làm phiền: 2 trường hợp, ý kiến khác: 0 trường hợp. Câu 2. Trong thời gian qua, các em có đến phòng tư vấn để nhờ giáo viên tư vấn hỗ trợ các khó khăn cho mình: chưa bao giờ: 263 trường hợp, thỉnh thoảng: 4 trường hợp, trên 2 lần: 1 trường hợp, thường xuyên: 0 trường hợp. + Phối hợp truyền thông hướng nghiệp và giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trong tiết sinh hoạt cờ, ngoài giờ lên lớp và sinh hoạt lớp: học sinh tiếp thu nội dung tốt nhưng thường không có đặt câu hỏi cho giáo viên hoặc đặt rất ít câu hỏi (Thường từ 35 câu hỏi/ 1 buổi truyền thông). + Lập trang Facebook để tư vấn online cho học sinh: số lượt theo dõi các bài đăng và tương tác có cao nhưng học sinh vẫn ít đặt câu hỏi về cho phòng tư vấn học đường. Qua kết quả khảo sát học sinh: “Các em có chủ động tham gia trang Tư vấn học đường trên Facebook không?” được kết quả như sau: thỉnh thoảng: 234 trường hợp, chưa bao giờ: 21 trường hợp, thường xuyên: 13 trường hợp, luôn luôn: 0 trường hợp. Giải pháp Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông tạo cơ hội, môi trường cho học sinh bày tỏ những thắc mắc, những băn khoăn, lo lắng và mong đợi của học sinh về nhiều lĩnh vực như bạn bè, thầy cô, gia đình, sức khỏe, hướng nghiệp, làm đẹp, giới tính... một cách tự nguyện, làm tăng sự tự tin, tính trách nhiệm của bản thân học sinh, giúp giáo viên làm công tác tư vấn hiểu thêm về đời sống tâm lí của học sinh, nắm bắt được các nguyện vọng, hiểu được các khó khăn, phát hiện các tình huống có vấn đề và kịp thời động viên, giúp đỡ, nhắc nhở, chấn chỉnh. Xây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa nhà trường, giáo viên và học sinh. Giúp học sinh cởi mở, tự tin hơn trong việc tìm người giúp đỡ tháo gỡ các “vấn đề” của bản thân. Góp phần đa dạng hóa nội dung, khai thác có hiệu quả các hình thức tư 3
- Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông vấn (Đã có 323 lượt câu hỏi gửi về hộp thư trên tổng 268 học sinh). Giúp chúng tôi có thêm nhiều kinh nghiệm để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ được phân công. Thực hiện tôt cuôc phat đông phong trao thi đua ́ ̣ ́ ̣ ̀ “Xây dựng trương hoc ̀ ̣ ̣ ̣ ́ ực” trong cac tr thân thiên, hoc sinh tich c ́ ương phô thông theo chi thi ̀ ̉ ̉ ̣ số ̉ ̣ ̣ ̀ ̀ ̣ 40/2008/ CTBGDĐT kí ngày 22/ 07/ 2008 cua Bô Giao duc va Đao tao. K ́ ịp thời thực hiện các chỉ đạo của Bộ và Sở giáo dục về việc giáo dục đạo đức học sinh, ngăn chặn tích cực bạo lực trong học đường, va ̀quản lí học sinh bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực. Thực hiện hiệu quả thông tư số 31/2017/TTBGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông. Được vận dụng tại 3 trường Trung học phổ thông tại huyện A. Cách thức và các bước tiến hành để thực hiện giải pháp Dựa vào đặc điểm của trường mà giáo viên tư vấn tổ chức các cách thức vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông. Ví dụ: + Ở trường THPT A, giáo viên tư vấn đã tiến hành thực nghiệm thiết kế, tổ chức trong giờ sinh hoạt lớp của 2 lớp 10A4 và 10A5. + Ở trường THPT B, giáo viên tư vấn đã tiến hành thực nghiệm thiết kế, tổ chức kết hợp trong giờ truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho lớp 10C4 và tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp 11C3. + Ở trường THPT C, giáo viên tư vấn đã tiến hành thực nghiệm thiết kế, tổ chức kết hợp trong giờ truyền thông hướng nghiệp cho lớp 11A3 và giờ sinh hoạt chi đoàn của lớp 12A3. Cách tiến hành cụ thể như sau: + Bước 1: Chuẩn bị Hộp thư “Điều em muốn hỏi” Giáo viên trang trí sẵn một tờ giấy Ao cứng hoặc phân công các lớp thực hiện theo quy định của giáo viên. Trên đó là các phong thư với các mục: Học tập, Ước mơ, Sức khỏe, Hướng nghiệp, Thầy Cô, Bạn bè, Làm đẹp, Giới tính, Đề tài khác. 4
- Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông + Bước 2: Chọn thời gian phù hợp để triển khai Hộp thư “Điều em muốn hỏi” đến các lớp. Tùy đặc điểm từng trường, từng lớp, điều kiện, giáo viên chọn thời điểm phù hợp như: tiết sinh hoạt lớp, tiết ngoài giờ lên lớp, tiết sinh hoạt chi đoàn, truyền thông hướng nghiệp, truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản... Giáo viên dùng nam châm cố định Hộp thư “Điều em muốn hỏi” lên bảng để học sinh dễ quan sát, đồng thời thu hút sự chú ý của học sinh hơn. Bằng cách này, giáo viên có thể tái sử dụng hộp thư ở nhiều lớp khác nhau. + Bước 3: Giáo viên giải thích với học sinh cách sử dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” Ai cũng có những lúc cảm thấy buồn, thất vọng, giận dữ, thắc mắc, suy tư, bối rối... Những cảm xúc đó sẽ ảnh hưởng không tốt tới việc học, cuộc sống của mình. Chính vì vậy, nhằm giúp các em tự tin hơn trong việc giải tỏa căng thẳng hoặc các vấn đề của bản thân. Mỗi em nên mạnh dạn dặt câu hỏi để tư vấn viên sẽ giúp đỡ bằng cách trả lời trưc tiếp, trả lời trên tin nhắn Zalo hoặc Messenger, tư vấn trong các buổi sinh hoạt tập trung... + Bước 4: Học sinh đặt và gửi câu hỏi đến Hộp thư “Điều em muốn hỏi” Học sinh ghi tên, nick Facebook, số điện thoại… trên tờ giấy và viết câu hỏi cho bất kì mục nào. Một học sinh có thể đặt câu hỏi cho nhiều mục. Sau khi ghi xong câu hỏi, học sinh sẽ cho các câu hỏi vào các phong thư mang mục tương ứng trong hộp thư “Điều em muốn hỏi”. + Bước 5: Giáo viên tập hợp, thống kê và trả lời các nội dung cần tư vấn của học sinh Sau khi đọc và tập hợp các nội dung thư, đối với các em có khó khăn về học tập, tư vấn viên sẽ trả lời hoặc tư vấn trực tiếp cho học sinh. Đối với một số câu hỏi mang tính chất riêng tư, nhạy cảm, tư vấn viên có thể trả lời bằng thư tay, tin nhắn điện thoại, Zalo hoặc Messenger... Đối với những yêu cầu, đề xuất chính đáng của học sinh liên quan đến vấn đề học tập, tư vấn viên đề xuất về lãnh đạo trường, hoặc phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên, hội khuyến học, địa phương... hỗ trợ kịp thời cho học sinh. GV làm công tác tư vấn lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau: 5
- Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông + Phân loại câu hỏi. + Nhờ GVBM, GVCN quan tâm đên h ́ ọc sinh trong qua trình lên l ́ ớp, qua các hoạt động tập thể; khen ngợi động viên kịp thời trước lớp khi các em đạt được một kết quả tiến bộ nào đó; thực hiện tốt công tác phối hợp trong việc hỗ trợ học sinh. + Kịp thời có biện pháp tư vấn và giáo dục các kĩ năng. + Giáo viên làm công tác tư vấn không phân biệt đối x ử, luôn giữ bí mật thông tin tư vấn. Qua các thư, giáo viên phát hiện được những khó khăn, lo nghĩ của các em… Nhờ vậy, giáo viên tìm giải pháp tư vấn, giúp đỡ kịp thời, được học sinh hưởng ứng tích cực. Giáo viên làm công tác tư vấn tạo được lòng tin, sự thân thiện và hợp tác của học sinh, các em thật sự cảm thấy trường, lớp chính là nhà; bạn bè, thầy cô là những người thân yêu. Giáo viên vừa là người hướng dẫn, vừa góp phần giáo dục nhận thức cho các em, là người tư vấn cho học sinh về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, kinh nghiệm học t ập, tư vấn cho học sinh lựa chọn nghê nghi ̀ ệp tương lai, h ướng cho học sinh tự xây dựng cho mình một mục đích sống, một cuộc sống lành mạnh, không có tệ nạn xã hội, không bạo lực. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Việc vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông không khó để thực hiện. Vì vậy, tất cả giáo viên làm công tác tư vấn có thể triển khai áp dụng. Đề tài có thể triển khai và áp dụng ở nhiều khối lớp, đơn vị trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp + Đối với giáo viên làm công tác tư vấn học đường: khả năng am hiểu về các lĩnh vực đôi khi còn hạn chế; do đó, đề tài tạo cơ hội để giáo viên tư vấn học hỏi cũng như chia sẻ các tình huống, kinh nghiệm từ các đồng nghiệp. + Đối với học sinh: Học sinh rất hào hứng với việc đặt câu hỏi thông qua Hộp thư “Điều em muốn hỏi”, học sinh có nhiều cơ hội chia sẻ, b ày tỏ cảm xúc, dạn dĩ hơn, tự nhận ra khi chia sẻ những “vấn đề” của bản thân. 6
- Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông Được khích lệ, động viên khiến học sinh tự tin đặt câu hỏi. Được giai toa tâm ̉ ̉ ́ ́ ọc sinh vui ve, t ly giup h ̉ ự tin hoc tâp trong s ̣ ̣ ự đoan kêt, tôn trong lân nhau. ̀ ́ ̣ ̃ Học sinh được giúp đỡ kịp thời, được phát triển toàn diện về trí tuệ và nhân cách, tích luỹ các kĩ năng sống mà các em sẽ cần trong suốt cả cuộc đời như kĩ năng trình bày ý kiến, kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe, ứng phó, phát hiện vấn đề... Đây cũng chính là những trải nghiệm làm hành trang cho các em sau này. Thông qua Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông, giáo viên làm công tác tư vấn học đường đã giúp các học sinh dạn dĩ hơn, chủ động hơn khi các em gặp “vấn đề”; giáo viên làm công tác tư vấn học đường giúp giải quyết các tình huống của học sinh một cách kịp thời; giải quyết thỏa đáng các tình huống cấp bách và chủ động hơn. Giải pháp hướng học sinh tới sự tự giác, tự nhận thức và tự điều chỉnh hành vi của mình. Dần dần, các em hình thành những thói quen tốt trong việc giải quyết các khó khăn của bản thân. Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng sau: Trường Lớp Sĩ Số Ước Hướng Học Gia Tình Giới Sức Làm Đề số câu mơ nghiệp tập đình yêu tính khỏe đẹp tài THPT hỏi khác A 10A4 44 52 8 16 13 2 4 5 2 0 2 10A5 44 50 5 13 8 4 2 2 11 2 3 B 10C3 45 51 7 12 13 3 6 4 3 1 2 11C4 45 62 8 15 11 5 8 3 7 3 2 C 11A3 45 53 8 10 13 4 7 3 6 1 1 12A3 45 55 8 17 10 4 6 4 4 1 1 Tổng cộng 268 323 44 83 68 22 33 21 33 8 11 7
- Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông Giáo viên làm công tác tư vấn học đường đã trả lời 323 câu hỏi của 268 học sinh bằng cách: trả lời trực tiếp qua các buổi truyền thông của trường, trực tiếp trên lớp, qua tin nhắn Zalo, Messenger hoặc thư tay... Phối hợp Ban Giám hiệu, đoàn thể nhà trường giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn,... theo dõi và hỗ trợ kịp thời các trường hợp đặc biệt. Sau khi thực hiện giải pháp, chúng tôi đã nhận được các phản hồi tích cực của học sinh thông qua phiếu khảo sát như sau: Câu 1. Hãy cho biết cảm nhận của em về Hộp thư “Điều em muốn hỏi”: thích: 187 trường hợp, rất thích: 78 trường hợp, không có ý kiến: 3 trường hợp, không thích: 0 trường hợp Câu 2. Lí do nào khiến em thích hoặc không thích Hộp thư “Điều em muốn hỏi”?: giáo viên tư vấn đã kịp thời giúp em giải quyết khó khăn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất: 241 trường hợp; có cơ hội để em bày tỏ các thắc mắc, mong đợi một cách tự nhiên: 237 trường hợp; tự tin hơn trong việc tìm người tháo gỡ các “vấn đề” của bản thân: 228 trường hợp; có cơ hội được chia sẻ các nguyện vọng kịp thời: 226 trường hợp; có điều kiện hiểu sâu sắc hơn về vấn đề em quan tâm: 218 trường hợp; giúp em giải tỏa các căng thẳng hoặc vấn đề của bản thân một cách tự nguyện: 149 trường hợp; bản thân em không thích Hộp thư “Điều em muốn hỏi” vì không tự tin chia sẻ: 0 trường hợp. Câu 3. Theo em, có nên tiếp tục tổ chức hoạt động tư vấn học đường thông qua Hộp thư “Điều em muốn hỏi”: rất cần: 227 trường hợp, cần: 41 trường hợp, không có ý kiến: 3 trường hợp, không: 0 trường hợp. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: Phụ lục 1: Phiếu khảo sát học sinh. Phụ lục 2: Một số hình ảnh Hộp thư “Điều em muốn hỏi” của các lớp. Phụ lục 3: Phiếu khảo sát thái độ của học sinh đối với Hộp thư “Điều em muốn hỏi”. Phụ lục 4: Hình ảnh trả lời các câu hỏi thông qua Zalo, Messenger, thư tay từ Mô hình “Điều em muốn hỏi”. 8
- Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông Phụ lục 5: Tổng hợp một số câu hỏi của học sinh gửi về Hộp thư “Điều em muốn hỏi” và câu trả lời của giáo viên làm công tác tư vấn học đường. Bến Tre, ngày 26 tháng 03 năm 2020 PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH Các em thân mến! Nhằm hiểu rõ hơn suy nghĩ của các em, giúp thầy cô và nhà trường có thể nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn học đường, các em vui lòng cho biết ý kiến của mình về những nội dung sau: Câu 1. Nguyên nhân khiến các em ít đến phòng tư vấn học đường hoặc gặp giáo viên tư vấn là do: 9
- Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông Nhút nhát, ngại chia sẻ Không thoải mái Sợ làm phiền Ý kiến khác Câu 2. Trong thời gian qua, các em có đến phòng tư vấn để nhờ giáo viên tư vấn hỗ trợ các khó khăn cho mình: Thường xuyên Thỉnh thoảng Trên 2 lần Chưa bao giờ Câu 3. Các em có chủ động tham gia trang Tư vấn học đường trên Facebook không? Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ * Phụ chú: Phiếu khảo sát chỉ nhằm mục đích tham khảo, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn học đường, các em vui lòng mạnh dạn cho ý kiến. Cảm ơn các em! PHỤ LỤC 4 PHIẾU KHẢO SÁT THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI HỘP THƯ “ĐIỀU EM MUỐN HỎI” Các em thân mến! 10
- Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông Nhằm hiểu rõ hơn suy nghĩ của các em, giúp thầy cô và nhà trường có thể áp dụng và nâng cao hiệu quả việc vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” trong hoạt động tư vấn học đường, các em vui lòng cho biết ý kiến của mình về những nội dung sau: Câu 1. Hãy cho biết cảm nhận của em về Hộp thư “Điều em muốn hỏi”: Rất thích Thích Không thích Không có ý kiến Câu 2. Lí do nào khiến em thích hoặc không thích Hộp thư “Điều em muốn hỏi” ? (CÓ THỂ CHỌN NHIỀU ĐÁP ÁN) Có cơ hội để em bày tỏ các thắc mắc, mong đợi một cách tự nhiên. Có cơ hội được chia sẻ các nguyện vọng kịp thời. Có điều kiện hiểu sâu sắc hơn về vấn đề em quan tâm. Tự tin hơn trong việc tìm người tháo gỡ các “vấn đề” của bản thân. Giúp em giải tỏ các căng thẳng hoặc vấn đề của bản thân một cách tự nguyện. Giáo viên tư vấn đã kịp thời giúp em giải quyết khó khăn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bản thân em không thích Hộp thư “Điều em muốn hỏi” vì không tự tin chia sẻ. Câu 3. Theo em, có nên tiếp tục tổ chức hoạt động tư vấn học đường thông qua Hộp thư “Điều em muốn hỏi”: Rất cần Cần Không Không có ý kiến Câu 4. Em có nhận xét gì về giáo viên tư vấn học đường của trường trong thời gian qua? ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ * Phụ chú: Phiếu khảo sát chỉ nhằm mục đích tham khảo, góp phần nâng cao hiệu quả Hộp thư “Điều em muốn hỏi”, các em vui lòng tích cực cho ý kiến. Cảm ơn các em! 11
- Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông PHỤ LỤC 5 MỘT SỐ CÁC CÂU HỎI CỦA HỌC SINH GỬI ĐẾN HỘP THƯ “ĐIỀU EM MUỐN HỎI” VÀ CÂU TRẢ LỜI CỦA GIÁO VIÊN LÀM CÔNG TÁC TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG Tổng số học sinh được khảo sát ở 03 trường THPT tại huyện A là 268, số câu hỏi gửi về hộp thư là 323 câu hỏi. Phân loại câu hỏi theo lĩnh vực như sau: + Ước mơ: 44 + Hướng nghiệp: 83 + Học tập: 68 + Gia đình: 22 + Tình yêu: 33 + Giới tính: 21 + Sức khỏe: 33 + Làm đẹp: 8 + Đề tài khác: 11 Các câu hỏi của học sinh có sự trùng lặp về nội dung, hoặc mang tính chất tương tự rất nhiều. Vì vậy, giáo viên làm công tác tư vấn học đường phân loại theo lĩnh vực, chia thành nhiều nhóm chủ đề và trả lời các câu hỏi. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ tham vấn các câu hỏi cho học sinh mang tính chất chia sẻ, đồng cảm, định hướng tích cực. Điều quan trọng nhất là thay đổi được nhận thức của học sinh. Sau đây là một số câu hỏi của học sinh, trả lời của giáo viên: HỘP THƯ CÂU HỎI SỨC KHỎE TÊN HS CÂU HỎI GIÁO VIÊN TRẢ LỜI KẾT QUẢ Đạt Dạo gần đây, em hay bị đau Tình trạng đau đầu có nhiều nguyên nhân. Ở tuổi của em, Đã đi khám FB: đầu. Mỗi lần học tập căng căng thẳng do học tập, thời tiết thay đổi hoặc bệnh viêm bệnh và có Minh thẳng là em bị nhức đầu và xoang... đều có thể là nguyên nhân. hướng điều trị Đạt không thể tiếp thu được nữa. Trong trường hợp của em, tình trạng đau đầu có vẻ nghiêm thích hợp. Em đã bị bệnh gì? trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và học tập. Tốt 12
- Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông nhất, em nên đến bệnh viện để thăm khám, phát hiện sớm nguyên nhân và điều trị thích hợp. Chúc em luôn khỏe. Tâm Em đã 16 tuổi nhưng “cậu Chia sẻ cùng tình trạng của em. Thông thường khi đến tuổi Đã thay đổi FB: bé” của em vẫn không có gì dậy thì, cơ quan sinh dục sẽ có nhiều thay đổi. Ở con trai, chế độ dinh Trần thay đổi về kích thước cả. trong giai đoạn này, kích thước dương vật và hai tinh hoàn sẽ dưỡng và thể Tâm Liệu em có mắc bệnh hay tăng lên đáng kể. Kích thước dương vật chưa tăng có thể do thao. không? một số nguyên nhân sau đây: do hẹp bao quy đầu, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, hoặc sức khỏe kém. Vì vậy, riêng bản thân em nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm. Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao, không dùng các chất kích thích nguy hiểm. Trong trường hợp hẹp bao quy đầu, cần phẫu thuật cắt bao quy đầu để dương vật phát triển bình thường. Chúc em luôn khỏe mạnh. Nữ Không giống với các bạn nữ Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là vấn đề không hiếm. Đã trao đổi FB: khác, chu kì hành kinh của em Vấn đề là điều này có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của em kỹ hơn với Ngọc không đều đặn. Thường từ hai hay không. học sinh, xác Nữ đến ba tháng, em mới có kinh Trường hợp em thường xuyên chóng mặt, căng thẳng, đau định học sinh nguyệt một lần. Em rất lo đầu... thì tốt nhất em nên đi khám bệnh. Bên cạnh đó, em cần rối loạn chu lắng rằng em đang mắc một ăn uống đủ chất để có một cơ thể khỏe mạnh. Chúc em luôn kỳ có thể do bệnh gì đó. Xin hãy tư vấn vui khỏe! dùng cà phê giúp em? quá nhiều. Đề xuất điều chỉnh thói 13
- Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông quen uống cà phê và tiếp tục theo dõi. HỘP THƯ CÂU HỎI HƯỚNG NGHIỆP TÊN HS CÂU HỎI GIÁO VIÊN TRẢ LỜI KẾT QUẢ Trâm Cha mẹ em rất thích ngành Đồng cảm với những khó khăn của em trong giai đoạn lựa Hiểu được FB: sư phạm nhưng học ngành sư chọn ngành học và nghề nghiệp trong tương lai của mình. Quy nguyên tắc Phạm phạm, nguy cơ thất nghiệp rất tắc chọn nghề dựa trên 3 nền tảng cơ bản: năng lực của bản chọn nghề. Ngọc cao. Vả lại, em không thích thân, điều kiện kinh tế gia đình và nhu cầu của xã hội. Trong Đã xác định Trâm làm giáo viên chút nào. Em có đó, điều kiện kinh tế gia đình là yếu tố đóng vai trò quan trọng được ngành nên nghe theo lời của cha mẹ? vì học đại học chi phí không hề nhỏ. học phù hợp. Email: tram Cha mẹ muốn em học ngành sư phạm chắc là cũng có lý do Đã thuyết nào đấy. Em nên tâm sự, chia sẻ nhiều hơn với cha mẹ, để gia phục được gia 53554 đình hiểu được những suy nghĩ của mình. Điều quan là em cần đình. @gmail tạo được một niềm tin cho cha trong việc lựa chọn ngành nghề. Mong em sẽ có quyết định đúng đắn. .com Như Ngoài học đại học, có những Đừng quá lo lắng em nhé! Có rất nhiều con đường đi dành Đã xác định FB: Như con đường nào mà em có thể cho em. Ngoài học cao đẳng, đại học, em có thể học nghề. được con Hexi chọn? Em đang rất phân vân. Vừa tiết kiệm, nhanh ra trường và sớm tìm được việc làm. đường đi cho Xin hãy tư vấn giúp em. Ngoài ra, xu hướng mới hiện nay, em có thể chọn xuất khẩu tương lai: xuất lao động hoặc du học ở các nước thuộc châu Âu hoặc châu Á, khẩu lao động. điều này tùy năng lực và điều kiện kinh tế gia đình của em. 14
- Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông Nếu có thắc mắc thêm, em cứ trình bày, giáo viên sẽ hỗ trợ em. Nguyệt Có rất nhiều thông tin về du Thông thường, các bạn trẻ sẽ chọn một số quốc gia phát Trong điều FB: Như học. Em muốn đi du học, em triển để du học như: Mỹ, Đức, Anh, Singapo, Nhật Bản, Hàn kiện năng lực Nguyệt cần phải có những điều kiện Quốc. Du học thường có hai hình thức: du học học bổng và du bản thân và gì? học tự túc. Với hình thức du học học bổng, em phải thật xuất điều kiện gia Sđt: sắc và trình độ ngoại ngữ tốt để có thể xin được học bổng du đình, học sinh 03324 học. Học bổng có thể là toàn phần, hoặc bán toàn phần tùy định hướng 21858 theo trường học. con đường du Trong trường hợp du học tự túc, ngoài khả năng ngoại ngữ, học tự túc. điều kiện tài chính là một vấn đề quan trọng. Đương nhiên trong quá trình du học, em cũng có thể đi làm thêm để trang trải cuộc sống. Học và sống ở đâu cũng được, quan trọng là bản thân em cảm thấy vui và hạnh phúc. Chúc em luôn thành công trong cuộc sống. Liễu Em muốn có một cuộc sống Chào em, để chọn ngành học phù hợp, em có thể dựa trên 3 Tự tin hơn FB: Bích tốt để chăm lo cho gia đình. nền tảng sau đây: năng lực và sở thích của bản thân, điều kiện với việc lựa Liễu Để chọn đúng ngành học, kinh tế gia đình và nhu cầu của xã hội. chọn ngành nghề nghiệp, chúng ta nên căn Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp đại học, việc lựa chọn công học và nghề cứ vào đâu? việc còn tùy thuộc rất nhiều điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. nghiệp của Em nên chọn những công việc dựa trên nền tảng ngành học. mình. Các công việc trái ngành học, sở thích và năng lực sẽ không có thu nhập cao và em không thích sẽ không duy trì được công 15
- Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông việc lâu dài. Chúc em thành công. HỘP THƯ CÂU HỎI GIỚI TÍNH TÊN HS CÂU HỎI GIÁO VIÊN TRẢ LỜI KẾT QUẢ Bình Em nghĩ mình thuộc cộng Chào em, ở tuổi của em chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa Đã tự tin hơn FB: đồng LGBT. Em thích một bạn yêu và thích. Cô nghĩ là cần thêm thời gian để em tự cảm nhận về chính mình. Quốc cùng lớp. Nếu em như thế thì về mình, tự xác định tình cảm và giới tính. Em hãy tự tin với Bình không biết có ảnh hưởng đến chính mình nghen! cuộc sống của mình hay Cô thấy em rất ngoan và học giỏi mà! Giới tính cũng có ảnh không? hưởng đến cuộc sống của mình. Nếu em tích cực trong học tập và tham gia các hoạt động thì em có thể trở nên vui vẻ và vượt lên chính mình! Nếu có vấn đề gì em mạnh dạn trao đổi với cô hén! Chúc em luôn vui, dễ thương, đạt được nhiều kết quả tốt trong học tập nghen em! Phượng Em có tình cảm đặc biệt với Đồng cảm với những chia sẻ thầm kín của em. Điều quan Đã thoải mái FB: một bạn nữ (cùng giới), em trọng nhất là em cần xác định cảm xúc của mình với bạn ấy là hơn trong tư Hồng muốn nói tình cảm của mình gì? Có thể do học cùng nhau, nên tình cảm bạn bè quá đỗi thân tưởng và suy Phượng cho người đó biết. Nhưng em thiết. nghĩ của bản đang phân vân, em sợ mất đi Theo cô nghĩ, ở lứa tuổi của em, rất khó xác định ranh giới thân về tình tình bạn đang có. Xin hãy cho giữa tình yêu và tình bạn, yêu và cảm mến nhau. Cho nên, em cảm bạn bè. em một lời khuyên. hãy cứ giữ một tình bạn đẹp thời học sinh. Em hãy xác định nhiệm vụ quan trọng nhất của mình ngay thời điểm bây giờ là 16
- Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông học tập. Chúc em luôn vui có nhiều kỷ niệm đẹp ở tuổi học trò! Tân Em là con trai, 16 tuổi, em Điều đầu tiên cô muốn khẳng định với em là “tình cảm của Tự tin hơn FB: thích con trai lẫn con gái. Em con người dành cho con người, dù là gì, dù đối với ai, đều với bản thân. Moon không biết điều đó có phải là đáng trân quý cả”. Em không cần có cảm thấy sai trái gì cả. Học tập tích Cat sai trái hay không? Em nên làm Tuy nhiên, ở lứa tuổi của em, rất khó xác định ranh giới giữa cực hơn. gì cho đúng? tình yêu và tình bạn, yêu và cảm mến nhau. Thay vì lo nghĩ nhiều, em hãy dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập để có một tương lai tốt đẹp. Đấy mới là điều quan trọng nhất ngay bây giờ. Tự tin lên nhé chàng trai. Quyên Em là đứa con trai duy nhất Đồng cảm cùng tâm trạng của em. Thật ra cha mẹ nào cũng Thay đổi FB: Tú của cha mẹ. Nhưng em cảm dành một tình thương vô hạn dành cho con cái. Nếu em đã được nhận Uyên thấy cơ thể mình yếu đuối, “mỏng manh, yếu đuối” từ nhỏ, thì hơn ai hết, mẹ em sẽ là thức. mỏng manh như một cô gái. Ở người cảm nhận được điều đó. Tự tin hơn nhà, em cố gắng “gồng” để Thay vì “gồng”, em hãy cứ để tự nhiên, tâm sự và chia sẻ với bản thân. chứng tỏ mình là một đứa con với gia đình nhiều hơn về cảm xúc của bản thân. Có như vậy, trai đích thực. Em không biết khi em đã trưởng thành, gia đình sẽ dễ dàng chấp nhận em mình có thể “gồng” đến bao hơn. Bây giờ em cố gắng học giỏi, chăm ngoan để mang lại giờ? Em muốn sống thật với niềm vui cho cha mẹ. Mạnh mẽ lên nhé em! bản thân, em phải làm sao đây? Quốc Cha mẹ biết em và một bạn Chia sẻ cùng tâm trạng của em. Ngay bây giờ, điều quan Hiểu được FB: Hỏa nữ (cùng giới) có tình cảm với trọng nhất là em không nên làm cho không khí gia đình thêm tình cảm của Hỏa nhau. Cha mẹ em la mắng em căng thẳng. Cha mẹ nào cũng muốn điều tốt đẹp đến với con gia đình nhiều 17
- Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông rất nhiều và dọa không cho em cái của mình. Không phải cha mẹ nào cũng có suy nghĩ thoáng hơn. đi học nữa nếu em và bạn ấy và tích cực trong việc chấp nhận giới tính của con mình. Tâm Thay đổi thái qua lại với nhau. Bây giờ em sự nhiều hơn với cha mẹ để gia đình hiểu nhau nhiều hơn. độ học tập tốt phải làm sao? Riêng bản thân em cần xem xét lại mối quan hệ với bạn nữ hơn. kia. Đôi khi, cảm xúc đó chỉ là tình bạn thân thiết chứ chưa hẳn là tình yêu. Nhiệm vụ quan trọng nhất bây giờ của em là học tập. Hãy giữ tình bạn đẹp với bạn nữ kia. Khi em đã đủ trưởng thành và nhận thức, em sẽ có quyết định lựa chọn cho riêng mình. Chúc em luôn vui vẻ và học tốt. HỘP THƯ CÂU HỎI TÌNH YÊU TÊN HS CÂU HỎI GIÁO VIÊN TRẢ LỜI KẾT QUẢ Khánh Tuổi học trò có nên yêu Chào em, bằng trải nghiệm của mình, theo cô, vẫn có tình Đã nhận FB: không? Có tồn tại một tình yêu yêu đẹp ở tuổi học trò hay lúc trưởng thành. Tình yêu là cảm thức đúng đắn Phạm đẹp không? xúc của mỗi con người. Trong đời sống tinh thần, ai cũng cần về giá trị của Nguyễn có một tình yêu. tình yêu. Quốc Điều quan trọng là em hãy giữ một tình yêu trong sáng ở tuổi Khánh học trò, cố gắng trong học tập để có một tương lai tươi sáng. Chúc em có nhiều kỷ niệm đẹp ở tuổi học trò. Vân Em và bạn trai quen nhau Đương nhiên là em không nên thử. Ở tuổi vị thành niên, Đã thay đổi FB: được 2 năm. Em học lớp 10, thiếu kỹ năng phòng tránh thai dẫn đến nguy cơ mang thai được nhận Hồng còn anh ấy học lớp 12. Bên ngoài ý muốn rất cao. Đặc biệt, cơ thể phát triển chưa hoàn thức, tập trung Vân nhau, cảm xúc của chúng em thiện, việc quan hệ tình dục sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe học tập. 18
- Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông lúc nào cũng dào dạt. Nhiều và tâm lý khi trưởng thành. Do vấn đề văn hóa, khi vượt rào lần anh ấy muốn “vượt rào” với bạn trai, người thiệt thòi luôn là các bạn nữ. nhưng em rất sợ. Em có nên Em nên dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập để có thử không? một tương lai tốt đẹp. Chúc em luôn vui vẻ, hạnh phúc. Hồng Em và bạn A thân nhau từ Đồng cảm cùng chia sẻ của em. Thiết nghĩ, tình cảm của Đã xác định FB: cấp hai, lên lớp 10, chúng em hai em chỉ là tình cảm bạn bè thông thường nên em sẽ không được cột mốc Thanh lại học chung lớp. A rất thích có cảm xúc gì đặc biệt. tình bạn. Hồng em, bạn ấy đã tỏ tình với em Trong trường hợp này, em nên giữ mối quan hệ tình cảm nhân dịp 14/02 vừa rồi. Em đã bạn bè trong sáng. Nếu bạn ấy thể hiện tình cảm yêu đương nhận lời làm bạn gái của A. mà làm cho em có cảm giác khó chịu thì em nên nói thẳng cảm Khi bên bạn ấy, em không có xúc của mình cho bạn ấy hiểu. Giữ tình cảm tốt đẹp em nhé. cảm xúc gì đặc biệt? Liệu tình Không là người yêu của nhau thì hãy là bạn tốt. Chúc em luôn cảm giữa em và A có phải là vui. tình yêu? Mi Mẹ phát hiện tin nhắn của Đồng cảm với em. Suy nghĩ của em hoàn toàn đúng, thích Đã thay đổi FB: em với bạn trai cùng lớp. một người chẳng có gì là sai trái. Hành động của mẹ em cũng thái độ học tập Kokomi Chúng em có thích nhau một chưa hẳn là không đúng vì nó xuất phát từ sự yêu thương con tốt hơn. chút. Sau đó mẹ không cho em cái mà thôi. dùng điện thoại nữa. Thậm chí Riêng em chỉ thích bạn trai đó có nghĩa chưa hẳn là tình yêu mẹ còn báo giáo viên chủ mà chỉ là tình bạn thông thường. Em nên tâm sự với cha mẹ để nhiệm làm em rất xấu hổ và gia đình hiểu nhau nhiều hơn. Đặc biệt là em phải cố gắng muốn nghỉ học. Em nghĩ thích học tập thật tốt. Có như thế thì gia đình sẽ có niềm tin nơi một người thì đâu có gì là sai. em. Chúc em luôn vui và học giỏi. Xin hãy cho em một lời 19
- Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông khuyên? HỘP THƯ CÂU HỎI HỌC TẬP TÊN CÂU HỎI GIÁO VIÊN TRẢ LỜI KẾT QUẢ HS Lâm Cho bạn xem bài khi làm Đương nhiên là sai rồi em. Trong quá trình học tập, nếu Đã thay đổi FB: Lam kiểm tra là đúng hay sai? bạn không hiểu chỗ nào, em có thể giải thích, chỉ dẫn. Còn tích cực nhận Tieu Tu lúc kiểm tra cho bạn xem bài là vi phạm quy chế kiểm tra, sẽ thức. bị hạ hạnh kiểm. Điểm số không quyết định một học sinh giỏi hay không giỏi. Hãy để cho bản thân và các bạn tự tin với năng lực của mình. Đó mới là hành động đúng, là giúp mình giúp bạn. Chúc em học tốt. Thanh Làm thế nào để có động lực Chào em, để có động lực học tập, bản thân em phải xác Đã xác định FB: học tập? định mục tiêu, mục đích học tập từ đó sẽ có động cơ học được động cơ Thanh tập. Em hãy quan sát mọi người thành đạt xung quanh: ai học tập phù Than thành đạt lĩnh vực gì, bản thân ước mơ giống người nào... hợp. Sau đó, mỗi ngày mình sẽ phát hiện mình thích ngành nghề nào. Em có thể tham khảo ý kiến từ người thân, thầy cô, bạn bè... Lúc này em sẽ có động cơ học tập. Chúc em thành công nhé. Lợi Em có học thêm 3 môn: Học thêm để nâng cao kiến thức là điều cần thiết chứ Đã thay đổi 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Giáo dục công dân bậc trung học phổ thông
45 p | 546 | 80
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng một số chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần công dân với đạo đức môn GDCD lớp 10 THPT
28 p | 406 | 76
-
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học tự nhiên và xã hội lớp 1
3 p | 404 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng bản đồ tư duy trong phát triển nội dung bài mới môn Lịch sử
5 p | 319 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Tự nhiên xã hội lớp 3
9 p | 256 | 54
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp học theo dự án trong môn Địa lý về vấn đề BĐKH
27 p | 526 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy và học môn Giáo dục công dân ở bậc THPT
22 p | 671 | 47
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng giải một số bài toán có liên quan
16 p | 257 | 46
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp dạy và học tích cực trong môn Vật lý 7
13 p | 336 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học chương “lượng tử ánh sáng” Vật lý lớp 12 theo phương pháp dựa trên vấn đề
54 p | 223 | 44
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ – Photpho
32 p | 208 | 33
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng một số công thức để giải nhanh bài tập trắc nghiệm trong hóa học vô cơ
50 p | 193 | 32
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
41 p | 303 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng phương pháp hàm số để tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất
36 p | 183 | 27
-
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phần mềm GSP hỗ trợ dạy học khám phá dạng toán ứng dụng đạo hàm
25 p | 261 | 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng nguyên tắc sáng tạo TRIZ xây dựng bài tập sáng tạo chương “các định luật bảo toàn” Vật lý 10 - Trung học phổ thông
37 p | 150 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng mô hình dạy học dự án vào dạy học bài glucozơ
40 p | 121 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn