Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh THCS viết báo cáo nghiên cứu khoa <br />
học<br />
PHẦNTHỨ NHẤT: MỞ ĐẦU<br />
<br />
I. Đặt vấn đề<br />
<br />
Báo cáo nghiên cứu khoa học là một trong các khâu quan trọng của công tác <br />
nghiên cứu khoa học, nó chính là minh chứng cho những gì chúng ta đã làm trong <br />
quátrình chúng ta nghiên cứu khoa học trong một thời gian dài, báo cáo nghiên cứu <br />
khoa học thể hiện quá trình chúng ta nghiên cứu cái gì? Làm như thế nào? Làm ra <br />
sao? Và thu được kết quả gì? Tuy nhiên đối với học sinh trung học cơ sở thì việc <br />
làm nghiên cứu khoa học và viết báo cáo là những việc làm khó bởi đối với các em <br />
học sinh THCS chưa có một hướng dẫn nào cụ thể, hay môn học nào giảng dạy <br />
việc nghiên cứu khoa học cả.<br />
Khi được tham gia các cuộc thi như Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh <br />
trung học hay cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi Đồng thì các em ban đầu rất <br />
bỡ ngỡ không biết làm sao trong cả nghiên cứu lẫn làm báo cáo khoa học để gửi lên <br />
ban tổ chức để dự thi.Đọc công văn triển khai cuộc thi của cấp trên rất nhiều giáo <br />
viên, học sinh và cả các bậc phụ huynh đều có chung một suy nghĩ khoa học kỹ <br />
thuật là một cái gì đó rất xa xôi việc sáng tạo khoa học kỹ thuật là của các nhà khoa <br />
học các kỹ sư…chứ các em học sinh trung học cơ sở thì làm sao mà nghiên cứu <br />
khoa học được. Quá trình triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong <br />
học sinh nhận được không ít điều dị nghị: học sinh làm sao đủ năng lực, trình độ để <br />
nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất và nhân sự nhà trường làm sao đáp ứng, liệu có <br />
trở thành một sân chơi trá hình của người lớn sau lưng các em học sinh hay <br />
không…?<br />
Tuy nhiên sau khi bắt tay vào quá trình tìm hiểu nghiên cứu những người giáo <br />
viên hướng dẫn như chúng tôi hiểu được rằng các cuộc thi này thật sự có ý nghĩa <br />
vô cùng to lớn đối với các em, cuộc thi khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, <br />
sáng tạo khoa học công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải <br />
quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống. Khi các em làm báo cáo có thể giúp các em hình <br />
thành kỹ năng kết luận vấn đề nghiên cứu, giúp các em có kiến thức rộng. Nhưng <br />
thật sự không có một quy định nào hay một mẫu nào hướng dẫn các em viết báo <br />
cáo mà các em chỉ mới là học sinh trung học cơ sở, vậy các em phải làm gì? Làm <br />
<br />
Người thực hiện: Ngô Thị Mỹ Hiệp 1<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh THCS viết báo cáo nghiên cứu khoa <br />
học<br />
như thế nào? Bắt đầu từ đâu để làm báo cáo khoa học sau khi nghiên cứu? Thật sự <br />
đối với thầy trò chúng tôi những ngày đầu ấy thật sự khó khăn, bản thân là một <br />
giáo viên được nhà trường giao nhiệm vụ hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học <br />
tôi cũng không biết bắt đầu từ đâu để có thể giúp các em tự làm báo cáo cho mình <br />
và tôi tiến hành nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn học sinh THCS <br />
viết báo cáo nghiên cứu khoa học” nhằm giúp các em biết cách viết một bài báo <br />
cáo khoa học, giúp các em có kỹ năng nghiên cứu khoa học tốt nhất.<br />
II. Mục đích nghiên cứu<br />
<br />
Thực ra cuộc thi, khoa học kỹ thuật không phải là cái gì to lớn ở tầm vĩ mô <br />
như các em vẫn nghĩ mà nghiên cứu khoa học là nghiên cứu những gì trong thực tế, <br />
nghiên cứu những cái gì xung quanh cuộc sống của các em giúp các em có thể mở <br />
rộng tầm nhìn về thế giới quan khoa học. Thực tiễn tổ chức nghiên cứu khoa học <br />
trong học sinh cho thấy hoạt động này không yêu cầu cao về kiến thức chuyên môn <br />
nơi học sinh mà chú trọng tính thực tiễn, sáng tạo và phương pháp làm việc khoa <br />
học của học sinh, những điều mà học sinh phổ thông hoàn toàn có thể đạt được. <br />
Nghiên cứu khoa học đôi khi chỉ là nghiên cứu thời tiết lạnh hay nóng thì mẹ đạp xe <br />
đạp nhanh hơn, loại cây trái hay rau củ nào cho năng lượng điện nhiều nhất, màu gì <br />
thu hút loài bướm nhiều nhất, loài mèo thuận tay trái hay tay phải hay ứng dụng <br />
thực tế cuộc sống ví dụ như các em quan sát vụ mùa lúa bị mất liên tục nên đã tìm <br />
hiểu phân đạm ảnh hưởng như thế nào đến vụ Đông Xuân hay chỉ đơn giản như <br />
làm thế nào để quét rác nhanh hơn trên đường phố giúp các cô chú lao công đỡ vất <br />
vả…vì vậy việc viết báo cáo chúng ta cũng nên làm đơn thuần theo cách hiểu là <br />
chúng ta nghiên cứu gì thì chúng ta báo cáo nấy, làm được gì làm như thế nào thì <br />
chúng ta viết vào báo cáo theo những gì thuần túy nhất để người đọc hiểu được <br />
vấn đề của chúng ta nghiên cứu. Không nên viết quá viễn vông, quá cao siêu với <br />
những điều không tưởng không thực tế với những gì chúng ta nghiên cứu.<br />
Đề tài nghiên cứu của tôi nghiên cứu cách viết một báo cáo nghiên cứu khoa <br />
học đơn giản nhất có nghĩa là để làm một báo cáo khoa học các em cần phải viết ít <br />
nhất những vấn đề tôi nghiên cứu hay nói đúng hơn đó là điều kiện đủ để báo cáo <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Ngô Thị Mỹ Hiệp 2<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh THCS viết báo cáo nghiên cứu khoa <br />
học<br />
khoa học, khi các em làm theo cách hướng dẫn này các em dễ dàng hoàn thiện bài <br />
báo cáo khoa học như kế họach nghiên cứu đã được vạch sẵn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Ngô Thị Mỹ Hiệp 3<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh THCS viết báo cáo nghiên cứu khoa <br />
học<br />
<br />
<br />
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUY ẾT VẤN ĐỀ<br />
<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề<br />
<br />
Viết báo cáo nghiên cứu khoa học là một khâu quan trọng trong việc nghiên <br />
<br />
cứu khoa học và có ý nghĩ quyết định trong thành công của dự án, nó phản ánh <br />
<br />
được những gì chúng ta đã nghiên cứu khoa học, nhưng đối với học sinh trung <br />
<br />
học thì thật sự khó vì không biết báo cáo bắt đầu từ đâu và làm như thế nào.<br />
<br />
Đã là một báo cáo khoa học thì phải có cấu trúc chặt chẽ với các phần mở <br />
<br />
đầu, nội dung và kết luận đượ c lập luận một cách logic theo các luận điểm luận <br />
<br />
cứ khoa học. Muốn viết đượ c bài báo cáo khoa học thì việc đầu tiên là phải có ý <br />
<br />
tưở ng, sau khi ý tưở ng đượ c phê duyệt người hướng dẫn c ần giúp học sinh xây <br />
<br />
dựng một đề cương sơ lượ c, một kế hoạch nghiên cứu để từng bướ c hiện thực <br />
<br />
hiện hóa ý tưở ng ban đầu của học sinh và tất nhiên việc viết báo cáo khoa học là <br />
<br />
khâu cuối cùng, cần hướng dẫn học sinh bám sát vào cấu trúc của một bài báo <br />
<br />
cáo nghiên cứu khoa học đặc biệt qua tâm tới nhất đó là cách chấm cho điểm của <br />
<br />
hội đồng giám khảo để xác định đượ c nội dung trọng tâm cần nổi bật và thông <br />
<br />
thườ ng ở tất cả các bài báo cáo điều quan tâm nhất đó là:<br />
<br />
Câu hỏi nghiên cứu.<br />
<br />
Kế hoạch và phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
Cách thu thập, phân tích và xử lý số liệu.<br />
<br />
Và hơn cả là làm nổi bật đượ c tính sáng tạo của đề tài nghiên cứu.<br />
<br />
Đây là đề tài dành cho học sinh nên các em phải là ngườ i chủ động làm báo <br />
<br />
cáo, giáo viên hướ ng dẫn chỉ tư vấn giúp đỡ và có thể chỉ nêu câu hỏi phản biện <br />
<br />
chứ giáo viên hướ ng dẫn không đượ c quyền làm hộ các em. Cái khó của viết bài <br />
<br />
báo cáo ở học sinh trung học là vấn đề tổng quan nghiên cứu, các em rất khó <br />
<br />
trong việc tìm tài liệu nghiên cứu bởi khả năng nhìn nhận thế giới quan khoa học <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Ngô Thị Mỹ Hiệp 4<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh THCS viết báo cáo nghiên cứu khoa <br />
học<br />
của học sinh trung h ọc còn yếu, các em còn bị bó hẹp bởi lượ ng kiến thức học ở <br />
<br />
trườ ng còn ít nên việc đi tìm những dẫn chứng sao cho c ụ th ể xác thực mang <br />
<br />
tính thuyết phục là một vấn đề khó. Học sinh phải bộc lộ rõ tư duy khoa học <br />
<br />
trong việc lựa chọn, s ắp x ếp các luận điểm, luận cứ, khai thác, sử dụng phân <br />
<br />
tích các dữ liệu và rút ra được các kết luận mang tính khái quát khoa học.<br />
<br />
Căn cứ Hướng dẫn số 3521/BGDĐTGDTrH ngày 17/8/2018 của Bộ Giáo <br />
dục và Đào tạovề việc hướng dẫn triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học <br />
(NCKH) và tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật (KHKT) cấp quốc gia học sinh <br />
trung học năm 20182019.<br />
Căn cứ Công văn 1227/SGDĐTGDTrH ngày 07/9/2018 của Sở Giáo dục và <br />
Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai hoạt động NCKH và tổ chức cuộc thi KHKT <br />
cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm 20182019, Phòng Giáo dục và Đào tạo <br />
hướng dẫn các trường trung học cơ sở và phổ thông dân tộc nội trú triển khai hoạt <br />
động NCKH và triển khai Cuộc thi KHKT.<br />
Căn cứ vào hướng dẫn só 26 Số: 26/HDPGDĐT ngày 24/09/2018 về việc <br />
hướng dẫn nghiên cứu khoa học và tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho <br />
học sinh trung học năm học 2018 2019.<br />
Báo cáo dự án là toàn bộ nội dung nghiên cứu của đề tài nó bao gồm từ <br />
<br />
cách đặt tên đề tài, tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, mục tiêu/ nhiệm vụ <br />
<br />
hoặc câu hỏi nghiên cứu đặt ra, tổng quan vấn đề nghiên cứu(ai, ở đâu, đã và <br />
<br />
đang làm gì và làm như thế nào để giải quyết vấn đề mà tác giả đang đề cập <br />
<br />
đến). Các phươ ng pháp triển khai để thực hiện các mục tiêu đề ra, các phân tích, <br />
<br />
bình luận, nhận xét và đưa ra các kết luận đối với từng kết quả thu đượ c, các <br />
<br />
kết luận chính, tài liệu tham khảo.<br />
<br />
II. Thực trạng vấn đề<br />
<br />
Sau khi bộ giáo dục đưa ra cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học <br />
<br />
sinh trung học thì bản thân là một giáo viên môn Vật lý, đượ c nhà trườ ng giao <br />
<br />
nhiệm vụ hướng dẫn học sinh tham gia nghiên cứu khoa học tôi thấy lo ngại, <br />
<br />
Người thực hiện: Ngô Thị Mỹ Hiệp 5<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh THCS viết báo cáo nghiên cứu khoa <br />
học<br />
nghiên cứu khoa học là gì? Nó là những điều lớn lao là những việc làm khó, học <br />
<br />
sinh Trung học đặc biệt là học sinh trung học cơ s ở nh ư tr ường chúng tôi thì sao <br />
<br />
có thể nghiên cứu khoa học được, tuy nhiên sau khi phát động cuộc thi chúng tôi <br />
<br />
nhận đượ c rất nhều sự ủng hộ của các em học sinh những ý tưở ng mới hay xuất <br />
<br />
hiện từ trong chính cuộc sống hằng ngày của các em.<br />
<br />
Hướ ng dẫn học sinh vi ết báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, về mặt th ực <br />
<br />
tế là không có một quy tắc tuyệt đối trong phương pháp nghiên cứu và trình bày <br />
<br />
kết quả nghiên cứu khoa học. các quy tắc này có thể thay đổi tùy theo từng lĩnh <br />
<br />
vực nghiên cứu, tùy theo cấp độ nghiên cứu, tuy nhiên đối với học sinh trung học <br />
<br />
cơ sở thì việc viết đượ c một bài báo cáo khoa học thật sự rất khó và đòi hỏi <br />
<br />
ngườ i giáo viên hướ ng dẫn rất nhiều ở s ự quan tâm và nhiệt tình giúp đỡ mới có <br />
<br />
thề hoàn thành đượ c.<br />
<br />
Lần đầu tiên cô trò trườ ng tôi đi thi cuộc thi Khoa học k ỹ thu ật dành cho <br />
<br />
học sinh trung học là năm học 2014 2015 th ật s ự các em không hề biết viết báo <br />
<br />
cáo khoa học, không hề có một mẫu nào quy định sẵn tất cả chỉ là sự mò mẫm <br />
<br />
dựa vào cách viết đề tài của giáo viên hướ ng dẫn, và giáo viên hướ ng dẫn đã <br />
<br />
hướ ng dẫn các em cách viết báo cáo. Hơn nữa khả năng thực địa của các em học <br />
<br />
sinh trung học ch ưa nhi ều, ngu ồn thông tin tài liệu chuyên ngành phục vụ cho <br />
<br />
việc nghiên cứu rất hạn chế vì một thực tế là các em đều con của các gia đình <br />
<br />
làm nông điều kiện về nhận thức và kinh tế chưa cao để đáp ứng cho một quá <br />
<br />
trình tìm tài liệu phục vụ cho nghiên cứu khoa học và làm báo cáo.<br />
<br />
Điều kiện nhà trườ ng còn nhiều khó khăn đội ngũ giáo viên chưa có ai <br />
<br />
từng tham gia nghiên cứu và bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học nên việc lựa <br />
<br />
chọn giáo viên hướ ng dẫn giúp đỡ các em nghiên cứu khoa học và làm báo cáo <br />
<br />
gặp rất nhiều khó khăn, thật sự là không hề có đội ngũ chuyên gia và các nhà <br />
<br />
chuyên môn <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Ngô Thị Mỹ Hiệp 6<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh THCS viết báo cáo nghiên cứu khoa <br />
học<br />
Saukhi hướng dẫn học sinh tham gia các cuộc thi như nghiên cứu Khoa học <br />
<br />
kỹ thuật dành cho học sinh và cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tôi rút <br />
<br />
ra được kinh nghiệm h ướng d ẫn học sinh trung h ọc vi ết báo cáo như sau: Báo <br />
<br />
cáo phải đượ c trình bày theo một logic chặt ch ẽ, ng ười h ướng d ẫn c ần h ướng <br />
<br />
dẫn học sinh báo cáo đủ các thông tin sau:<br />
<br />
Tên đề tài<br />
<br />
Mở đầu (hoặc Tóm tắt)<br />
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu (hoặc Vấn đề nghiên cứu)<br />
Tổng quan vấn đề nghiên cứu <br />
Nội dung chính của nghiên cứu<br />
Kết luận chung<br />
Tài liệu tham khảo<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
<br />
1. Chuẩn bị<br />
a. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu<br />
Để thực hiện một dự án nghiên cứu khoa học việc đầu tiên học sinh cần có <br />
một ý tưởng sáng tạo dự trên nền tảng kiến thức kết hợp với thực tiễn gắn với 22 <br />
lĩnh vực được quy định của cuộc thi.<br />
Dựa trên các ý tưởng của học sinh giáo viên hướng dẫn cho học sinh xây <br />
dựng một đề cương sơ lược cho quá trình nghiên cứu gọi là kế hoạch nghiên cứu. <br />
Kế hoạch nghiên cứu khoa học cũng được coi là một cái khung, cái sườn của báo <br />
cáo, có định hình, định hướng cho học sinh xây dựng những luận điểm khoa học. Từ <br />
đó học sinh sẽ khai thác, tìm hiểu để làm nổi bật những luận điểm khoa học đó, <br />
việc khai thác các luận cứ, luận điểm khoa học phải chặt chẽ, logic giàu sức thuyết <br />
phục.<br />
Kế hoạch nghiên cứu: Khi bắt tay vào triển khai nghiên cứu cần phác thảo <br />
một bộ khung các nội dung triển khai. Trong bản kế hoạch nghiên cứu sẽ có đầy <br />
đủ các mục lục nội dung chính như ở bài báo cáo dự án. Các nội dung này là bộ <br />
khung để biết tác giả cần làm gì để đạt các mục tiêu/nhiệm vụ mà tác giả đã đề ra, <br />
<br />
Người thực hiện: Ngô Thị Mỹ Hiệp 7<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh THCS viết báo cáo nghiên cứu khoa <br />
học<br />
hoặc các phương cách mà tác giả định triển khai để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi <br />
nghiên cứu. <br />
b. Nghiên cứu tài liệu<br />
Tài liệu là nguồn thông tin để học sinh thu thập phục vụ cho công tác nghiên <br />
cứu, có thể là các nguồn khác nhau như sách báo, mạng Internet, thực tiễn cuộc <br />
sống. Tùy thuộc vào từng đề tài, các lĩnh vực khác nhau để học sinh có thể chọn tài <br />
liệu khác nhau, hình thức thu thập khác nhau ví dụ như tra cứu, ghi chép, chụp hình, <br />
phỏng vấn…<br />
Nhưng cốt yếu nhất là dữ liệu phải chính xác, có nguồn gốc rõ ràng.<br />
2. Viết báo cáo.<br />
Để viết một bài báo cáo khoa học có rất nhiều cách khác nhau tuy nhiên cần <br />
phải nêu đủ các nội dung sau:<br />
a. Tên đề tài<br />
Tên đề tài cần viết ngắn gọn trong khoảng 1025 chữ. Tên đề tài cần chú ý <br />
trau chuốt để người đọc khi đọc qua tên đề tài có thể hình dung nội hàm mà đề tài <br />
đang muốn nói đến. <br />
Tên đề tài cần truyền tải được vấn đề cũng như cách tiếp cận giải quyết <br />
vấn đề đang đặt ra. <br />
Tên đề tài thường thể hiện rõ mục tiêu mà tác giả muốn đạt đến. Nếu đặt <br />
tên một cách mơ hồ sẽ khiến ban giám khảo hiểu sai về đề tài của mình.<br />
Cách đặt tên đúng đắn cũng là bước đầu tiên để tránh đề tài bị loại ở vòng sơ <br />
khảo.<br />
Ví dụ: tên đề tài “Ngôi nhà tương lai: Xanh, thông minh và an toàn” với tên <br />
đề tài này đã thể hiện rõ vấn đề mà tác giả muốn thể hiện. Khi đọc tên đề tài giám <br />
khảo sẽ phải tò mò tìm hiểu là xanh ở chỗ nào, thông minh chỗ nào và an toàn chỗ <br />
nào.<br />
b. Mở đầu( tóm tắt)<br />
Tóm tắt chung lại bối cảnh, vấn đề và cách mà tác giả tiếp cận để giải <br />
quyết vấn đề (câu hỏi nghiên cứu đặt ra). <br />
Trong phần này cũng nói vắn tắt về kết quả mà dự án đã giải quyết được.<br />
<br />
Người thực hiện: Ngô Thị Mỹ Hiệp 8<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh THCS viết báo cáo nghiên cứu khoa <br />
học<br />
c. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu<br />
Trong phần này cần thể hiện được 3 nội dung cơ bản:<br />
i. Bối cảnh của vấn đề: cần chú ý đến các số liệu, các phân tích về thực <br />
trạng,… nhằm thể hiện được tầm quan trọng của vấn đề mà tác giả đang đề cập <br />
đến. Chú ý việc trích dẫn nguồn số liệu, thực trạng,… Việc thể hiện tầm vóc của <br />
bối cảnh sẽ cho người đọc thấy được những tác động xã hội (nếu có) của vấn đề <br />
đang đề cập. Nó cũng sẽ gián tiếp chứng minh rằng nếu vấn đề này được nghiên <br />
cứu giải quyết thì nó sẽ tác động đến một bộ phận rộng lớn xã hội.<br />
Ví dụ: Tổng cục trưởng Tổng c ục Đườ ng bộ Việt Nam Nguyễn Văn <br />
Huyện nhận định, trên nhiều tuyến quốc lộ v ẫn t ồn tại r ất nhi ều “điểm đen” <br />
<br />
tiềm ẩn nguy cơ cao gây TNGT. Nhiều điểm nằm ở các đoạn đườ ng cong bán <br />
<br />
kính nhỏ, khuất tầm nhìn hoặc đườ ng đèo dốc. Chỉ riêng quốc lộ 4B qua địa bàn <br />
<br />
tỉnh Lạng Sơn đã có đến 8 “điểm đen”; quốc lộ 1B có 9 “điểm đen” và 20 vị trí <br />
<br />
tiềm ẩn nguy cơ TNGT... T ại các vị trí này, nếu phươ ng tiện không chủ động <br />
<br />
giảm tốc độ, chú ý quan sát, khi vào cua lấn sang phần đườ ng bên cạnh, gặp xe <br />
<br />
đi ngượ c chiều thì tai nạn rất dễ xảy ra. <br />
<br />
Gần đây nhất, ngày 16/6 một vụ tại nạn xảy ra tại khu v ực này đã khiến <br />
<br />
3 người chết, 19 ng ười b ị th ương. Tr ước đó, ngày 1/3/2018, tại "điểm đen" này <br />
<br />
cũng đã xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng khi xe khách BKS 90B – 500.32 lao xu ống <br />
<br />
vực sâu 100 m. Qua điều tra nguyên nhân, ngoài việc chủ xe vi phạm lu ật giao <br />
<br />
thông, thì việc khuất tầm nhìn, đườ ng dốc đã khiến nhiều lái xe và phươ ng tiện <br />
<br />
qua điểm đen này chủ quan, gây tai nạn. Hay vụ lật xe trên đèo Khánh Lê <br />
<br />
(QL27C), hướng từ Nha Trang lên Đà Lạt ngày 12/5 vừa qua khiến 3 ng ười ch ết, <br />
<br />
17 người bị thương. Khúc cua tại Km 44+720 v ới một bên vách núi dựng đứng, <br />
<br />
một bên là vực sâu cũng là "điểm đen" cần xóa gấp. Vị trí này năm 2013 đã xảy <br />
<br />
ra 1 vụ TNGT làm 7 ngườ i chết, 22 người bị th ương. G ần 30 km qua đèo Khánh <br />
<br />
Lê có tới 12 điểm mất ATGT. Mặc dù có hàng loạt biển cảnh báo đườ ng đèo, <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Ngô Thị Mỹ Hiệp 9<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh THCS viết báo cáo nghiên cứu khoa <br />
học<br />
khúc cua gấp nguy hiểm đượ c lắp đặt, nhưng những khúc cua tay áo trên đèo <br />
<br />
luôn tiềm ẩn nguy c ơ mất an toàn với lái xe...[1]<br />
<br />
ii. Khoảng trống của vấn đề: đây chính là cơ sở để giải thích cho người <br />
đọc hiểu vì sao vấn đề đang đề cập là vấn đề khoa học quan trọng, và vì sao cần <br />
phải nghiên cứu để giải quyết vấn đề đang đặt ra. <br />
Ví dụ: Sự thươ ng tâm của tai nạn giao thông để lại hệ lụy rất lớn cho gia <br />
đình và cho xã hội. Biết bao gia đình, biết bao cuộc đời của những đứa trẻ chịu <br />
<br />
ảnh hưởng rất lớn sau nh ững v ụ tai n ạn giao thông thảm khốc, biết bao con <br />
<br />
ngườ i phải chịu tật nguy ền c ả đời sống trong đời sống thực vật nhà tan cửa nát <br />
<br />
bởi tai nạn giao thông. <br />
<br />
iii. Giải pháp của tác giả: khẳng định lại một lần nữa tầm quan trọng của <br />
việc tìm kiếm giải pháp để giải quyết vấn đề đang đặt ra. Nói một chút về mục tiêu <br />
mà tác giả định nghiên cứu để giải quyết vấn đề đang đặt ra. <br />
Ví dụ: Vậy có cách nào để người lái xe có thể biết đượ c phía trướ c mình <br />
đang có xe đi tới ở các khúc cua nguy hiểm để có thể điều chỉnh tốc độ và chú ý <br />
<br />
quan sát hạn chế tối đa tai nạn giao thông <br />
<br />
Chúng em đã nghiên cứu một giải pháp đó là: Chế tạo một hệ thống biển <br />
<br />
báo giao thông gồm tối thiểu hai bi ển báo liên tiếp nhau, hệ thống bi ển báo này <br />
<br />
có thể chủ động báo hiệu cho người điều khiển giao thông từ hai phía biết phía <br />
<br />
trướ c có xe đang tới khúc cua hoặc cảnh báo nguy hiểm một cách chủ động.Vì lý <br />
<br />
do trên, chúng em đã thực hiện dự án “ Nghiên cứu và chế tạo hệ thống biển <br />
<br />
báo giao thông liên hoàn ứng dụng công nghệ cao dành cho các khúc cua <br />
<br />
nguy hiểm” để góp phần đề xuất một giải pháp khả thi nhằm hạn chế tai n ạn <br />
<br />
giao thông.<br />
<br />
d. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Ngô Thị Mỹ Hiệp 10<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh THCS viết báo cáo nghiên cứu khoa <br />
học<br />
Trong báo cáo tóm tắt có thể viết ngắn gọn. Nếu trong báo cáo toàn văn thì <br />
phần này chiếm khoảng 20% số lượng trang thì trong báo cáo tóm tắt có thể rút gọn <br />
nội dung viết còn khoảng 10% số trang.<br />
Chú ý quy tắc trích dẫn. <br />
Phần này chủ yếu là trích dẫn lại các nghiên cứu có nói đến trong phần Tài <br />
liệu tham khảo. Nếu được có thể nêu ra một số nhận xét, bình luận của tác giả đề <br />
tài.<br />
Chú ý rằng phần này là phần chứng minh rằng tác giả đã có sự hiểu biết <br />
nhất định về vấn đề đang nói đến.<br />
Ví dụ: Như các trườ ng hợp tai nạn giao thông điển hình đã trình bày ở trên, <br />
ngoài nguyên nhân chủ quan từ phía con người, một nguyên nhân chính là các <br />
<br />
khúc cua này có tầm nhìn hạn chế, chưa đượ c trang bị gương cầu lồi hoặc có <br />
<br />
gươ ng cầu lồi nhưng bị s ương mù phủ mờ. Vì thiếu tầm nhìn quan sát nên các <br />
<br />
lái xe thường bị bất ngờ khi đột ngột xuất hiện một xe đi ngượ c chiều trong lúc <br />
<br />
xe mình vừa vào khúc cua, sự bất ngờ này có thể dẫn tới nguy cơ tai nạn giao <br />
<br />
thông. Để giải quyết vấn đề giao thông hiện nay tại các đoạn đườ ng khuất tầm <br />
<br />
nhìn, Bộ giao thông vận tải cũng đã tiến hành rất nhiều giải pháp như: Sơn lại <br />
<br />
vạch phân cách đườ ng, lắp đinh tiêu phản quang, bổ sung bi ển phân luồng, gờ <br />
<br />
giảm tốc, lắp bổ sung tôn sóng khu vực sâu, cua dốc, biển cảnh báo hạn chế tốc <br />
<br />
độ 50 km/giờ và đào đắp đườ ng lánh nạn... Tại những vị trí cua tay áo, đặt các <br />
<br />
gươ ng cầu lồi nhưng hạn chế c ủa g ương cầu l ồi là chỉ khi lại gần mới nhìn <br />
<br />
thấy và những nơi có sương mù dày đặc thì không nhìn đượ c.<br />
<br />
Mục tiêu và Nhiệm vụ của nghiên cứu (hoặc Mục tiêu và Nhiệm vụ của đề <br />
tài):<br />
Trong phần này cần liệt kê các mục tiêu mà tác giả mong muốn đạt được. <br />
Hoặc đặt ra các câu hỏi mà tác giả mong muốn tìm kiếm câu trả lời.<br />
Ví dụ: Dự án có các mục tiêu cụ thể như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Ngô Thị Mỹ Hiệp 11<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh THCS viết báo cáo nghiên cứu khoa <br />
học<br />
Thứ nhất: Nghiên cứu các trườ ng hợp tai nạn giao thông tại khúc cua <br />
<br />
tay áo, cua gấp hoặc khu ất t ầm nhìn. Từ đó tìm hiểu đượ c nguyên nhân khách <br />
<br />
quan của các tai nạn này và đưa ra biện pháp sử dụng hệ thống biển báo liên <br />
<br />
hoàn để khắc phục nguyên nhân này. <br />
<br />
Thứ hai: Thiết kế một hệ th ống gồm hai bi ển báo nguy hiểm, hai biển <br />
<br />
báo này có chức năng nhận biết có xe đang tới khúc cua, cảnh báo cho ngườ i <br />
<br />
điều khiển xe ở chiều ng ược l ại bi ết có xe đang tới để ngườ i điều khiển chủ <br />
<br />
động giảm tốc độ và chú ý quan sát hơn. Hệ thống biển báo phải hoạt động tốt <br />
<br />
trong nhiều điều kiện thời tiết, có kích thướ c phù hợp, tiết kiệm năng lượ ng và <br />
<br />
thân thiện với môi trườ ng.<br />
<br />
Thứ ba: Thử nghiệm, đánh giá sản phẩm ở các địa điểm và điều kiện <br />
<br />
khác nhau, cải tiến hoàn thiện sản phẩm.<br />
<br />
………<br />
e. Nội dung chính của vấn đề nghiên cứu<br />
Trong phần này cần liệt kê các nội dung mà tác giả triển khai nhằm giải <br />
quyết các mục tiêu (nhiệm vụ) mà tác giả đã đặt ra bên trên.(Làm gì?Làm như thế <br />
nào?)<br />
Mô tả các thiết kế, phương pháp, công cụ, các thí nghiệm, ….mà tác giả <br />
đã làm để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra. <br />
Ví dụ: trong báo cáo “Nghiên cứu và chế tạo hệ thống biển báo giao thông <br />
<br />
liên hoàn ứng dụng công nghệ cao dành cho các khúc cua nguy hiểm” cần:<br />
<br />
Thiết kế hệ thống biển báo giao thông liên hoàn<br />
<br />
Thiết kế cột biển báo và đèn Led<br />
<br />
Thiết kế mạch điện<br />
<br />
Chế tạo hệ thống năng lượ ng mặt trời và nguồn điện<br />
<br />
S Tên dụng cụ Thông số kỹ thuật<br />
<br />
TT<br />
<br />
Người thực hiện: Ngô Thị Mỹ Hiệp 12<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh THCS viết báo cáo nghiên cứu khoa <br />
học<br />
1 Ác quy 12V 6Ah<br />
2 Đèn báo 12V<br />
3 Bảng đèn led 12VDC<br />
4 Pin mặt trời 6V<br />
5 Sắ t Đườ ng kính 30mm<br />
6 Mạch điện tử<br />
Nếu được, cần mô tả và giải thích về lí do và cách mà tác giả đã làm như <br />
vậy. Các đánh giá về mức độ rủi ro và an toàn (nếu có).<br />
Trong mỗi nội dung triển khai cần có các bảng kết quả thu được là số <br />
liệu, dữ liệu, các biểu đồ phân tích sự thay đổi/phụ thuộc giữa các thông số, <br />
các bước lặp lại nghiên cứu, các thử nghiệm, kiểm thử, đánh giá hiệu quả, <br />
các sản phẩm/mô hình thu được, … Sau đó sẽ là các phân tích, bình luận về <br />
các kết quả/sản phẩm thu được. Các kết quả này sẽ là câu trả lời cho các <br />
mục tiêu hoặc các câu hỏi nghiên cứu mà tác giả đã đặt ra từ đầu.[2]<br />
Thử nghiệm và đánh giá<br />
<br />
Tiến hành kiểm nghiệm sản ph ẩm t ại hai v ị trí thườ ng xuyên gặp tai nạn <br />
<br />
giao thống nhất ở địa phươ ng nơi em sinh s ống.<br />
<br />
Kiểm nghiệm tại khu v ực ngã tư nơi có hai tuyến đườ ng giao thông đồng <br />
<br />
cấp thuộc khu vực thị trấn và 1 địa điểm đèo dốc có nhiều khúc cua liên tiếp là <br />
<br />
đèo buôn Krông.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Ngô Thị Mỹ Hiệp 13<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh THCS viết báo cáo nghiên cứu khoa <br />
học<br />
Sử dụng chính những phương tiện giao thông trên đườ ng để làm kiểm <br />
<br />
nghiệm.<br />
<br />
Đặt 2 cột biển báo giao thông tại hai vị trí khúc cua bị khuất tầm quan sát <br />
<br />
và tiến hành thực nghiệm khi ph ương ti ện giao thông đi qua.<br />
<br />
Kiểm tra thời gian báo của đèn, còi sau khi có phươ ng tiện đi qua.<br />
<br />
Bảng tỉ lệ đèn báo khi xe đi qua<br />
<br />
Kết quả Còi Còi không <br />
<br />
Nhiệt độ báo báo<br />
Buổi sáng/160C đến 300C 100% 0%<br />
Buổi chiều/240C đến 100% 0%<br />
<br />
330C<br />
Buổi tối/140C đến 200C 100% 0%<br />
Thiết bị nhận và báo thông tin rất tốt. Chúng em đã tiến hành thực nghiệm <br />
<br />
trong một thời gian dài nhưng không hề có lỗi, mọi điều kiện thời tiết chưa thấy <br />
<br />
ảnh hưởng đến mạch.<br />
<br />
Cần có một kết luận, nhận xét ngắn gọn về các kết quả thu được sau <br />
mỗi nội dung nghiên cứu.<br />
Ví dụ:<br />
Đã thực nghiệm tại hai v ị trí:<br />
<br />
Ngã tư nơi có nhiều phương tiện qua l ại thuộc làn đườ ng đồng cấp: ngã <br />
<br />
tư Nguyễn Trãi Y Jút. Thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana,tỉnh ĐăkLăk<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Ngô Thị Mỹ Hiệp 14<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh THCS viết báo cáo nghiên cứu khoa <br />
học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khi có xe đi qua khu vực ngã tư sẽ đi ngang qua biển báo, biển báo nhận <br />
<br />
tín hiệu phát cho biển báo bên này lập tức đèn báo có phươ ng tiện đang đi tới để <br />
<br />
xử lý giao thông hiệu quả.<br />
<br />
Thực nghiệm tại đèo buôn Krông, xã Dur Kmăn, huyện Krông Ana, tỉnh <br />
<br />
Đak Lak là nơi có 1 bên là đồi 1 bên là vách núi, tại khúc cua tầm nhìn của ngườ i <br />
<br />
tài xế bị khuất rất nguy hi ểm cho ng ười điều khiển.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kết quả thu được<br />
<br />
Đã thiết kế hệ thống bi ển báo giao thông.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Ngô Thị Mỹ Hiệp 15<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh THCS viết báo cáo nghiên cứu khoa <br />
học<br />
Đã vận dụng đượ c toàn bộ hệ thống điều khiển vào mục đích báo hiệu <br />
<br />
cho tài xe giao thông biết được có phươ ng tiện giao thông đang đi tới để ngườ i <br />
<br />
tài xế có thể né tránh hoặc đi chậm để việc xử lý tình huống giao thông đượ c <br />
<br />
hiệu quả nhất. <br />
<br />
Khoảng cách Còi báo Tỷ lệ( %)<br />
<br />
xe xe<br />
25m 30 lượt 30%<br />
35m 40 lượt 40%<br />
40m 30 lượt 30%<br />
Các trườ ng hợp khoảng cách 2 xe quá gần thì thiết bị đang báo sẽ không <br />
<br />
báo lại mà vẫn tiếp tục báo cho đến khi báo xong.<br />
<br />
Tùy vào tốc độ cuả 2 xe mà khoảng cách này thay đổi liên tục.<br />
<br />
Vì nơi thực nghiệm là nơi đoạn đườ ng đèo dốc và khu vực ngã tư đông <br />
<br />
dân cư nên tốc độ các xe nhỏ nên khoảng cách các xe tươ ng đối gần.<br />
<br />
Khoảng cách Còi báo (%) Còi không báo Chú ý<br />
<br />
xe với cảm biến (%)<br />
40cm 100% 0%<br />
60cm 100% 0%<br />
1m 100% 0%<br />
1,5m 100% 0%<br />
2m 72% 28%<br />
Đã tiến hành khảo sát sản phẩm tại hai địa điểm đó là địa điểm ngã tư và <br />
<br />
đoạn đườ ng đèo buôn Krông thuộc địa phận xã Dur Kmăn và cho đượ c kết quả <br />
<br />
như sau<br />
<br />
Lần Ngã tư Nguyễn Trãi Đoạn đèo buôn Kết quả<br />
<br />
kiểm Y Jút Krông<br />
<br />
tra<br />
1 100 phương tiện 100 phương Đèn và còi <br />
<br />
đi tiện đi báo tốt.<br />
2 2 phươ ng tiện 2 phươ ng tiện Đèn và còi <br />
<br />
Người thực hiện: Ngô Thị Mỹ Hiệp 16<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh THCS viết báo cáo nghiên cứu khoa <br />
học<br />
gặp nhau có xe ô tô, xe gặp nhau có xe ô tô, báo tốt.<br />
<br />
tải xe tải<br />
3 3 phươ ng tiện 3 phươ ng tiện Đèn và còi <br />
<br />
gặp nhau gặp đều là xe máy báo tốt.<br />
Rút kinh nghiệm: Tại nh ững khu v ực ngã ba, ngã tư đa số có đông ngườ i <br />
<br />
dân qua lại nên ta có thể bỏ còi báo mà chỉ để đèn và bảng báo hiệu bằng chữ là <br />
<br />
được rồi để tránh gây ra tiếng ồn làm ảnh hưở ng đến cuộc sống của người dân.<br />
<br />
f. Kết luận chung<br />
Phần này cần liệt kê ngắn gọn các kết quả quan trọng nhất mà tác giả đã đạt <br />
được trong quá trình nghiên cứu.<br />
Chỉ lựa chọn các kết luận quan trọng nhất<br />
Các kết luận cần bám sát mục tiêu/nhiệm vụ hoặc câu hỏi nghiên cứu mà tác <br />
giả đặt ra từ đầu.<br />
Trong phần kết luận cần sử dụng các cụm từ như: Các kết quả nghiên cứu <br />
đã chứng minh rằng, Chứng tỏ rằng, Chỉ ra rằng, Cho thấy rằng, Khẳng định rằng,<br />
…<br />
Nếu được cần nói một chút về ý nghĩa của các kết luận có được. Có nghĩa là <br />
các kết quả nghiên cứu đạt được sẽ giúp ích cho những việc gì.<br />
<br />
Ví dụ: Kết luận<br />
<br />
Đã nghiên cứu thành công việc ứng dụng mạch cảm bi ến vào cột biển báo <br />
<br />
giao thông nhằm báo hiệu cho phương tiện đang lưu thông trên đoạn đườ ng có <br />
<br />
tầm nhìn bị che khuất hoặc nh ững khu v ực đèo núi sươ ng mù biết có phươ ng <br />
<br />
tiện đi đối diện.<br />
<br />
Đã tiến hành thực nghiệm và chứng minh đượ c sản phẩm mang lại ý <br />
<br />
nghĩa to lớn đối với ngườ i lái xe.<br />
<br />
Sản phẩm mang tính thực tế rất cao phù hợp với nhu cầu giải quyết <br />
<br />
tình trạng giao thông hiện nay<br />
<br />
g. Tài liệu tham khảo<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Ngô Thị Mỹ Hiệp 17<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh THCS viết báo cáo nghiên cứu khoa <br />
học<br />
Liệt kê tối thiểu từ 510 bài báo khoa học, luận án, nguồn dữ liệu mà tác giả <br />
đã sử dụng, trích dẫn trong phần (4) Tổng quan vấn đề nghiên cứu hoặc phần 3) <br />
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.<br />
Cần chú ý về cách viết trích dẫn theo quy tắc. Tham khảo cách viết trong <br />
một bài báo khoa học trên tạp chí khoa học.<br />
Tránh sử dụng các website không có tính học thuật.<br />
Tránh liệt kê tài liệu tham khảo một cách chung chung. Nên nhớ các tài liệu <br />
liệt kê ở đây cần phải được trích dẫn đầy đủ trong nội dung Báo cáo (chủ yếu là <br />
trích dẫn ở phần tổng quan vấn đề nghiên cứuhoặc phần tính cấp thiết của vấn đề <br />
nghiên cứu).<br />
Ví dụ: Tài liệu tham khảo<br />
[1] https://laodong.vn/xahoi/vulatxekhachodeoloxodiemdanhnhung<br />
<br />
vulatxekhachlaoxuongvuc613457.ldo<br />
<br />
[2]https://vietnammoi.vn/nhungdiemdenchetnguoitrendeokhanhle<br />
<br />
106145.html<br />
<br />
[3] Bộ Giao thông Vận tải (2009), Luật giao thông đườ ng bộ, NXB Giao <br />
<br />
thông Vận tải.<br />
<br />
[4] Ngạc Văn An (2006), Giáo Trình vô tuyến điện tử, NXB Giáo Dục.<br />
<br />
3. Hoàn thiện báo cáo<br />
Hoàn thiện báo cáo là khâu cuối cùng của làm báo cáo và đây chính là khâu <br />
quan trọng để tạo nên thành công của dự án.<br />
Đối với phần hoàn thiện báo cáo giáo viên hướng dẫn cần hướng dẫn học <br />
sinh trau chuốt câu từ để có một bài báo cáo khoa học hoàn chỉnh.<br />
Dựa trên các luận cứ, luận điểm khoa học thì trên bài báo cáo cần thể hiện rõ <br />
một cách khoa học, logic để làm rõ mục tiêu nghiên cứu của dự án.<br />
IV. Tính mới của giải pháp<br />
<br />
Đối với học sinh trung học thì việc viết bài báo cáo nghiên cứu khoa học <br />
<br />
là một việc làm khó tuy nhiên dựa trên cách viết theo giải pháp này học sinh sẽ <br />
<br />
viết báo cáo khoa học dễ dàng hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Ngô Thị Mỹ Hiệp 18<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh THCS viết báo cáo nghiên cứu khoa <br />
học<br />
Giải pháp đượ c đức rút trong quá trình hướ ng dẫn học sinh nghiên cứu <br />
<br />
khoa học, với cách viết báo cáo này sẽ giúp học sinh định hình đượ c cách viết, <br />
<br />
bắt đầu từ đâu và viết như thế nào.<br />
<br />
V. Phạm vi áp dụng<br />
<br />
Sáng kiến đượ c áp dụng năm 2017 2018 với đề tài ”Máy phun thuốc sâu <br />
<br />
tự động” do hai em học sinh tr ường THCS Dur Kmăn tham gia cuộc thi nghiên <br />
<br />
cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học và cuộc thi sáng tạo thanh <br />
<br />
thiếu niên nhi đồng và năm 2018 2019 với đề tài “Nghiên cứu và chế tạo hệ <br />
<br />
thống biển báo giao thông liên hoàn ứng dụng công nghệ cao dành cho các <br />
<br />
khúc cua nguy hiểm” vừa tham gia thi khoa h ọc k ỹ thu ật c ấp t ỉnhdành cho học <br />
<br />
sinh trung học tháng 11 năm 2018.<br />
<br />
Với mong muốn sáng kiến đượ c áp dụng để hướ ng dẫn tất cả học sinh <br />
<br />
tham gia nghiên cứu khoa học trong toàn tỉnh.<br />
<br />
VI. Phạm vi ảnh hưởng<br />
<br />
Trong một năm có rất nhiều cuộc thi liên quan đến nghiên cứu khoa học <br />
<br />
được tổ chức dành cho học sinh trung học nh ư cu ộc thi sáng tạo thanh thiếu niên <br />
<br />
nhi đồng do hội Liên hiệp khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ ch ức sau đó là cuộc <br />
<br />
thi Khoa học kỹ thu ật dành cho học sinh trung học. Cu ộc thi khoa h ọc k ỹ thu ật <br />
<br />
được tổ chức hằng năm và hiện nay Bộ giáo dục Việt Nam đưa cuộc thi này vào <br />
<br />
làm nền tảng cho công cuộc thay sách.<br />
<br />
Chính vì vậy vai trò của giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh vi ết báo <br />
<br />
cáo nghiên cứu khoa học c ần phải th ực hi ện ở t ất c ả tr ường h ọc nh ằm giúp đỡ <br />
<br />
học sinh có thể hoàn thành bài báo cáo khoa học của mình một cách dễ dàng và <br />
<br />
đạt kết quả cao nhất.<br />
<br />
VII. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Ngô Thị Mỹ Hiệp 19<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh THCS viết báo cáo nghiên cứu khoa <br />
học<br />
Sáng kiến đượ c viết trong thời gian h ướng d ẫn h ọc sinh nghiên cứu khoa <br />
<br />
học năm học 2017 2018 và năm học 2018 2019, v ừa vi ết v ừa áp dụng thực tế <br />
<br />
và vừa có kinh nghiệm viết đó chính là đặc điểm của sáng kiến này. Sáng kiến <br />
<br />
áp dụng cho đề tài”Máy phun thuốc sâu tự động” và đề tài ”Nghiên cứu và <br />
<br />
chế tạo hệ thống biển báo giao thông liên hoàn ứng dụng công nghệ cao <br />
<br />
dành cho các khúc cua nguy hiểm” và khi so sánh lại với các bài báo cáo trướ c <br />
<br />
kia thì bài báo cáo năm học 2018 2019 tốt h ơn r ất nhi ều, sau khi tham gia cu ộc <br />
<br />
thi Khoa học kỹ thu ật c ấp t ỉnh năm học 20182019 đượ c hội đồng giám khảo <br />
<br />
đánh giá rất cao và chấm với số điểm rất cao.<br />
<br />
Sau khi làm theo hướng dẫn của tôi, tôi nhận thấy học sinh dễ dàng viết <br />
<br />
báo cáo khoa họccác em đã biết khai thác các luận cứ luận điểm khoa học trong <br />
<br />
quá trình xây dựng trên kế hoạch nghiên cứu nhờ đó học sinh có thể định hình <br />
<br />
được cách viết một bài báo cáo khoa học ở tầm cỡ quốc gia.<br />
<br />
STT Tên đề tài nghiên cứu khoa học Điểm cấp tỉnh Ghi <br />
<br />
chú<br />
1 Ngôi nhà tươ ng lai: xanh thông minh và an toàn 80/100<br />
2 Máy trộn bê tông siêu chuẩn 85/100<br />
3 Máy phun thuốc sâu tự động 90/100<br />
4 Nghiên cứu và chế tạo hệ thống biển báo giao 96/100 Đượ<br />
<br />
thông liên hoàn ứng dụng công nghệ cao dành cho c <br />
<br />
các khúc cua nguy hiểm chọn <br />
<br />
đi thi <br />
<br />
quốc <br />
<br />
gia<br />
Khi tham gia vi ết bài báo cáo khoa học khi làm theo hướng dẫn c ủa tôi các <br />
<br />
em dễ dàng định hình đượ c cách viết hơn, không còn những lung túng khi viết <br />
<br />
nữa, các em đã biết bắt đầu từ đâu, biết làm như thế nào nên bài báo cáo đặt <br />
<br />
hiệu quả cao.<br />
<br />
Người thực hiện: Ngô Thị Mỹ Hiệp 20<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh THCS viết báo cáo nghiên cứu khoa <br />
học<br />
<br />
PHẦN THỨ 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
<br />
I. Kết luận<br />
<br />
Báo cáo nghiên cứu khoa học là khâu cuối cùng và cũng là khâu quan trong <br />
<br />
quyết định thành công của dự án khoa học. Người nghiên cứu sáng kiến dù có <br />
<br />
nghiên cứu thành công đến mấy mà không biết cách báo cáo khoa học thì cũng <br />
<br />
không đạt mục đích nghiên cứu của tác giả. Chính vì vậy sáng kiến của tôi nhằm <br />
<br />
giúp cho các em học sinh có thể viết đượ c bài báo cáo nghiên cứu khoa học một <br />
<br />
cách dễ dàng nhất.<br />
<br />
Báo cáo này không chỉ dành cho việc viết báo cáo nghiên cứu khoa học của <br />
<br />
cuộc thi khoa học k ỹ thu ật dành cho học sinh trung học mà đối với tất cả cuộc <br />
<br />
thi liên quan đến nghiên cứu khoa học đều có thể đượ c áp dụng.<br />
<br />
Sáng kiến là thành quả của quá trình đúc kết trong 4 năm liền tham gia <br />
<br />
hướ ng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học<br />
<br />
II. Kiến nghị<br />
<br />
1. Kiến nghị đến phòng giáo dục<br />
<br />
Mong muốn được đưa vào sử dụng trong việc hướng dẫn học sinh tham gia <br />
<br />
nghiên cứu khoa học tại các cuộc thi nghiên cứu khoa học để học sinh có thể tập <br />
<br />
làm quen với việc nghiên cứu khoa học<br />
<br />
2. Kiến nghị với trường học<br />
<br />
Mong muốn được đưa vào sử dụng trong việc hướng dẫn học sinh tham gia <br />
<br />
nghiên cứu khoa học tại cuộc thi khoa h ọc k ỹ thu ật c ấp tr ường để các em làm <br />
<br />
quen với nghiên cứu khoa học từ sớm, các em có thể biết cách hình thành kiến <br />
<br />
thức, kỹ năng kết luận vấn đề và kỹ năng báo cáo khoa học.<br />
<br />
Cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề để trao đổi kiến thức nghiên cứu <br />
<br />
khoa học tiền đề cho công cuộc thay sách năm 2020.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Ngô Thị Mỹ Hiệp 21<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh THCS viết báo cáo nghiên cứu khoa <br />
học<br />
Có kế hoạch dài hạn cho học sinh tham gia cu ộc thi khoa h ọc k ỹ thu ật dành <br />
<br />
cho học sinh trung học t ừ khâu tìm ý tưở ng đến xây dựng đề cươ ng và cuối cùng <br />
<br />
là viết báo cáo nghiên cứu khoa học.<br />
<br />
Đối với giáo viên:Cần tăng cường trau dồi kiến thức cho bản thân từ <br />
sách, báo, tài liệu tham khảo, internet, từ đồng nghiệp… để tìm ra các phương <br />
pháp hướng dẫn học sinh cách nghiên cứu khoa học và viết báo cáo khoa học.<br />
Sáng kiến này đã được áp dụng vào thực tế hướng dẫn học sinh làm <br />
báo cáo nghiên cứu khoa học tại trường THCS Dur Kmăn và đã đạt được kết <br />
quả khả quan. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các cấp quản <br />
lý, trao đổi góp ý từ các đồng nghiệp đề sáng kiến của tôi được hoàn thiện <br />
hơn.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn.<br />
Dur Kmăl, ngày 28 tháng 02 năm 2019<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngô Thị Mỹ Hiệp<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
HIỆU TRƯỞNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Ngô Thị Mỹ Hiệp 22<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh THCS viết báo cáo nghiên cứu khoa <br />
học<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG SKKN CẤP HUYỆN<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Ngô Thị Mỹ Hiệp 23<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh THCS viết báo cáo nghiên cứu khoa <br />
học<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1 trang 7,8] https://laodong.vn/xahoi/vulatxekhachodeoloxodiem<br />
danhnhungvulatxekhachlaoxuongvuc613457.ldo<br />
<br />
[2 trang 10] Tạp chí khoa học Việt Nam NXB Giáo Dục.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Ngô Thị Mỹ Hiệp 24<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh THCS viết báo cáo nghiên cứu khoa <br />
học<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
PHẦNTHỨ NHẤT: MỞ ĐẦU <br />
<br />
.................................................................................................. <br />
1<br />
I. Đặt vấn đề <br />
<br />
.......................................................................................................................... <br />
1<br />
II. Mục đích nghiên cứu <br />
<br />
......................................................................................................... <br />
2<br />
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ <br />
<br />
............................................................................... <br />
4<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề <br />
<br />
................................................................................................... <br />
4<br />
II. Thực trạng vấn đề <br />
<br />
............................................................................................................ <br />
5<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề <br />
<br />
..........................................................<br />
<br />
7<br />
1. Chuẩn bị <br />
<br />
.....