SKKN: Kinh nghiệm giải bằng nhiều cách một số bài toán lớp 7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG THCS BUÔN TRẤP<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
TÊN ĐỀ TÀI:<br />
<br />
KINH NGHIỆM<br />
GIẢI BẰNG NHIỀU CÁCH MỘT SỐ <br />
BÀI TOÁN LỚP 7<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Kim Thoa<br />
Đơn vị công tác: Trường THCS Buôn Trấp<br />
Trình độ đào tạo: Đại học Sư phạm Toán<br />
Môn đào tạo: Sư phạm Toán<br />
<br />
<br />
<br />
Krông Ana, tháng 03 năm 2016<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thoa – Trường THCS Buôn Trấp 1<br />
SKKN: Kinh nghiệm giải bằng nhiều cách một số bài toán lớp 7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Trang<br />
<br />
Đề mục Trang<br />
<br />
I. PHẦN MỞ 03 ĐẦU:<br />
04<br />
1. Lý do chọn đề tài. 04<br />
04<br />
03 04<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 04<br />
<br />
04 05<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 06<br />
06<br />
04 07<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 07<br />
07<br />
04 08<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
09<br />
04 09<br />
II. PHẦN NỘI DUNG 09<br />
1. Cơ sở lý luận 23<br />
23<br />
05 24<br />
2.Thực trạng<br />
25<br />
06 26<br />
2.1 Thuận lợi khó khăn 26<br />
2.2 Thành công hạn chế <br />
2.3 Mặt mạnh mặt yếu <br />
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động…<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thoa – Trường THCS Buôn Trấp 2<br />
SKKN: Kinh nghiệm giải bằng nhiều cách một số bài toán lớp 7<br />
đặt ra. 27<br />
3. Giải pháp, biện pháp: 29<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên <br />
cứu <br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của <br />
vấn đề nghiên cứu<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ <br />
1. Kết luận: <br />
Viết ngắn gọn, khái quát, không cần số liệu<br />
Nêu khai quat các n<br />
́ ́ ội dung nghiên cứu<br />
Kết quả của nội dung nghiên cứu đó<br />
2. Kiến nghị: Viết ngắn gọn và xuất phát từ nội dung nghiên <br />
cứu đề tài.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
Trong quá trình dạy học Toán ở THCS, điều quan trọng nhất là hình thành <br />
cho học sinh một hệ thống khái niệm Toán học quan trọng; làm cho học sinh <br />
nắm vững bản chất kiến thức một cách sâu và rộng. Đó chính là cơ sở, là tiền <br />
đề quan trọng để xây dựng cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức đã học để <br />
giải một số bài toán theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên qua nhiều năm dạy <br />
học và dự giờ môn Toán lớp 7, tôi nhận thấy đa số học sinh chưa nắm vững bản <br />
chất kiến thức, chưa có khả năng vận dụng tốt kiến thức để giải bài tập theo <br />
nhiều cách khác nhau cũng như vào thực tế. Do nắm kiến thức chưa sâu, hiểu <br />
vấn đề một cách mơ hồ, chưa nắm được nhiều phương pháp giải các dạng toán <br />
nên học sinh thường gặp khó khăn khi giáo viên yêu cầu học sinh giải một bài <br />
toán theo nhiều cách khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do: <br />
Học sinh thường cảm thấy khó khăn, rất ngại hoặc không thích học lý <br />
thuyết, nếu có học thì cũng chỉ học vẹt để đối phó với việc kiểm tra bài cũ dẫn <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thoa – Trường THCS Buôn Trấp 3<br />
SKKN: Kinh nghiệm giải bằng nhiều cách một số bài toán lớp 7<br />
đến ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất kiến thức hoặc nắm kiến <br />
thức cơ bản chưa sâu, chưa biết kết nối giữa kiến thức này với kiến thức kia để <br />
giải một bài tập. Mặt khác do ý thức học tập của học sinh chưa cao, chưa thật <br />
sự tập trung chú ý để hiểu và ghi nhớ các công thức, quy tắc, định lý, tính chất <br />
và các hệ quả nên khi làm một bài Toán không nhớ kiến thức nào để vận dụng. <br />
Nhiều học sinh học toán tốt nhưng khi tìm được lời giải cho bài toán này rồi thì <br />
làm tiếp qua bài khác ngay chứ không suy nghĩ tìm tòi xem bài toán đó còn cách <br />
giải nào khác nữa không. <br />
Phương pháp giảng dạy của một số giáo viên chưa phù hợp, còn khó hiểu, <br />
nhàm chán. Các tiết học chưa sinh động, chưa gây được niềm say mê, hứng thú <br />
học Toán của học sinh. Khi giảng dạy một số giáo viên còn ít tổng hợp kiến <br />
thức cho học sinh. Hơn nữa trong một tiết học ngắn ng ủi, giáo viên thường dạy <br />
lướt nhanh phần lý thuyết mà không lật đi lật lại vấn đề để khắc sâu kiến thức <br />
cho học sinh. Mặt khác, một số giáo viên ít tìm tòi, nghiên cứu các cách giải <br />
nkhác nhau cho một bài toán nên khi đưa ra một bài toán, sau khi học sinh giải <br />
đúng thì qua bài khác chứ không đưa ra được nhiều cách giải khác nhau cho bài <br />
toán đó để mở rộng và nâng cao kiến thức cho học sinh, chưa kích thích được trí <br />
tò mò và chưa phát huy được sự thông minh sáng tạo của học sinh. <br />
Trong quá trình giảng dạy Toán lớp 7, tôi nhận thấy khi giáo viên đưa ra <br />
các một bài toán có thể giải bằng nhiều cách rồi yêu cầu học sinh tìm ra các cách <br />
giải khác nhau, học sinh sẽ rất hứng thú và tích cực suy nghĩ, tìm tòi phương <br />
pháp giải khác cho bài toán, tạo ra được các tình huống bất ngờ thú vị làm tiết <br />
học trở nên nhẹ nhàng, sôi nổi, thú vị và bớt căng thẳng hơn, làm cho học sinh <br />
cảm thấy hứng thú hơn với việc học Toán, đồng thời nâng cao năng lực, phát <br />
triển trí tuệ và óc sáng tạo cho học sinh.<br />
Để giúp học sinh nắm vững kiến thức một cách sâu và rộng trong quá <br />
trình giải bài tập Toán, nắm được nhiều phương pháp giải Toán khác nhau, giáo <br />
viên có thể linh động đưa ra các dạng toán và phương pháp giải dạng toán đó, <br />
sau đó vận dụng kiến thức đã học hoặc mở rộng thêm kiến thức khác để giúp <br />
học sinh giải dạng toán đó bằng nhiều cách khác nhau. <br />
Việc giải một bài toán bằng nhiều cách khi dạy học Toán không chỉ có <br />
hiệu quả cao trong tất cả các cấp học mà còn vận dụng được trong nhiều môn <br />
học khác nhau. Để học sinh THCS nói chung và học sinh lớp 7 nói riêng có thể <br />
hiểu sâu và nắm vững kiến thức từ đó áp dụng vào giải bài tập Toán, nắm được <br />
nhiều phương pháp giải Toán khác nhau, giúp cho học sinh cảm thấy việc học <br />
nhẹ nhàng và có hiệu quả hơn, có hứng thú với việc học toán hơn, nâng cao năng <br />
lực, phát triển trí tuệ và óc sáng tạo cho học sinh,đồng thời cũng là để rèn luyện, <br />
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nên tôi mạnh dạn trao đổi <br />
kinh nghiệm: “Kinh nghiệm giải bằng nhiều cách một số bài toán lớp 7”.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thoa – Trường THCS Buôn Trấp 4<br />
SKKN: Kinh nghiệm giải bằng nhiều cách một số bài toán lớp 7<br />
Rất mong được sự góp ý và trao đổi chân thành của quý thầy cô để kinh <br />
nghiệm nhỏ này hoàn thiện hơn và mang lại hiệu quả cao hơn trong dạy học <br />
Toán ở trường THCS.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
Nghiên cứu về các phương pháp giải một bài toán bằng nhiều cách khi <br />
dạy học Toán lớp 7 nhằm giúp học sinh khắc sâu và nắm vững kiến thức tổng <br />
hợp, phong phú để vận dụng vào việc giải bài tập Toán theo nhiều các khác <br />
nhau. Tạo niềm say mê, hứng thú học Toán của học sinh, môn học mà nhiều học <br />
sinh sợ và không thích học đồng thời nâng cao năng lực, phát triển trí tuệ và óc <br />
sáng tạo cho học sinh<br />
Đưa ra các phương pháp để giáo viên và học sinh có thể áp dụng trong <br />
việc giải một bài toán theo nhiều cách khác nhau nhằm nâng cao chất lượng giáo <br />
dục và hiệu quả giảng dạy, phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo <br />
của giáo viên cũng như của học sinh trong quá trình dạy học môn Toán 7.<br />
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, làm tài liệu tham khảo <br />
cho đồng nghiệp. Giúp đồng nghiệp thấy được sự quan trọng của việc giải một <br />
bài toán bằng nhiều cách khi dạy học Toán 7.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu: <br />
Một số phương pháp giải khác nhau đối với một số dạng toán 7<br />
4. Phạm vi nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu về một số phương pháp giải khác nhau đối với một số dạng <br />
toán 7 ở trường THCS Buôn Trấp từ năm 2011 đến năm 2016.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp.<br />
Phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm<br />
<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận:<br />
<br />
Trong các môn học, Toán học là môn có nhiều khả năng nhất trong việc <br />
rèn luyện phương pháp suy luận khoa học, muốn đạt hiệu quả cao trong việc <br />
dạy và học Toán thì phải có phương pháp dạy và học tốt. Không có phương <br />
pháp tốt, không có hiệu quả cao. Biết cách dạy Toán và biết cách học Toán, hiệu <br />
quả dạy và học sẽ tăng gấp nhiều lần. Bên cạnh việc giảng dạy của giáo viên <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thoa – Trường THCS Buôn Trấp 5<br />
SKKN: Kinh nghiệm giải bằng nhiều cách một số bài toán lớp 7<br />
thì khi giải các dạng Toán đòi hỏi học sinh phải nắm vững các kiến thức cơ bản; <br />
biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức từ đơn giản đến phức tạp để có <br />
thể giải một bài toán theo nhiều cách khác nhau.<br />
Làm cho học sinh nắm được nhiều phương giải khác nhau đối với một bài <br />
toán là vô cùng quan trọng. Vì vậy trong mỗi tiết dạy bài mới, luyện tập, ôn tập, <br />
ôn thi học sinh giỏi giáo viên cần linh động đưa ra các dạng toán với các phương <br />
pháp giải khác nhau một cách sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với đối tượng và tâm <br />
sinh lý của học sinh. Sau khi học xong các em sẽ tự hệ thống hóa được các kiến <br />
thức và các phương pháp giải cần nhớ để áp dụng vào bài tập và vào thực tế, <br />
việc học vì thế cũng sẽ nhẹ nhàng và có hiệu quả hơn. các em sẽ giải được bài <br />
Toán nhẹ nhàng và nhanh chóng, không còn thụ động trông chờ vào người khác.<br />
Việc đưa ra các dạng toán với các phương pháp giải khác nhau một cách <br />
hợp lý trong phần luyện tập, ôn tập, ôn thi học sinh giỏi sẽ có tác dụng rất lớn <br />
trong việc phát triển tư duy đồng thời gây hứng thú học tập cho HS. Phát triển trí <br />
tuệ cho HS lớp 7 qua bộ môn Toán là một vấn đề rất quan trọng, cần được thấu <br />
triệt trong mọi khâu của việc giảng dạy Toán: cách đặt vấn đề, nội dung các câu <br />
hỏi gợi mở của GV khi giảng bài, cách GV kiểm tra và nội dung các câu hỏi, bài <br />
tập kiểm tra, cách yêu cầu HS phân tích đề bài , phê phán các câu trả lời, các bài <br />
làm có tác dụng rất lớn đến việc giáo dục tư duy độc lập, sáng tạo, óc phê phán <br />
cho HS, giúp các em biết thắc mắc, biết trình bày lập luận vấn đề một cách chặt <br />
chẽ, logic, phát huy khả năng tìm tòi , nghiên cứu kiến thức mới... Chính vì thế <br />
trong quá trình dạy học Toán, giáo viên cần:<br />
Đặt mình vào vị trí của học sinh vì điều quen thuộc với giáo viên có thể <br />
là điều rất mới đối với học sinh. Sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với <br />
đối tượng học sinh.<br />
Tạo ra các tình huống có vấn đề làm xuất hiện ở học sinh nhu cầu <br />
nghiên cứu kiến thức mới, tìm ra các cách giải mới cho một số bài toán.<br />
Không dạy theo cách truyền đạt kiến thức một chiều, chọn hệ thống câu <br />
hỏi, bài tập hợp lý để lôi cuốn học sinh tham gia vào bài học.<br />
Không bỏ qua mà hãy khai thác ngay câu trả lời của học sinh để sửa sai <br />
giúp học sinh khắc sâu kiến thức đồng thời khuyến khích các câu trả lời tốt, các <br />
phương pháp giải hay, ngắn gọn.<br />
Vừa giảng vừa luyện, vận dụng kiến thức là cách tốt nhất để nắm vững <br />
kiến thức.<br />
Thường xuyên nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo, sách nâng cao, tìm tòi <br />
các phương pháp giải hay cho các bài toán trong quá trình giảng dạy. Không <br />
ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân.<br />
Đây là những vấn đề không mới, xong trong quá trình giảng dạy, nhiều <br />
giáo viên chưa thực sự chú tâm và chưa khai thác triệt để do đó hiệu quả tiết <br />
dạy chưa cao. Trong quá trình giảng dạy Toán, tôi nhận thấy việc đưa ra một số <br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thoa – Trường THCS Buôn Trấp 6<br />
SKKN: Kinh nghiệm giải bằng nhiều cách một số bài toán lớp 7<br />
dạng toán có thể giải theo nhiều cách khác nhau làm cho tiết học có những tình <br />
huống bất ngờ, sinh động và vui vẻ hơn, tạo được hứng thú học tập cho học <br />
sinh, nhờ đó hiệu quả của tiết dạy cũng tăng lên, khắc sâu được kiến thức cho <br />
học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới một cách nhẹ nhàng hơn, nhớ <br />
được lâu hơn để từ đó áp dụng được vào bài tập tương tự dễ dàng, biết chọn <br />
lựa phương pháp giải hay, hợp lý, ngắn gọn khi giải một bài toán, phát triển tư <br />
duy và khả năng sáng tạo của học sinh. Bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứ <br />
và tìm tòi khám phá kiến thức mới cho học sinh.<br />
“Kinh nghiệm giải bằng nhiều cách một số bài toán lớp 7” sẽ giúp <br />
giáo viên trau dồi được kiến thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, <br />
giúp học sinh phát triển tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong <br />
giải Toán, đồng thời giáo dục tư tưởng, ý thức, thái độ, lòng say mê học Toán <br />
cho học sinh lớp 7.<br />
Trong việc học Toán, quá trình giải toán và tìm thêm những lời giải khác của <br />
một bài toán nhiều khi đi đến những điều bất ngờ, thú vị. G. Polya (1887 1985) <br />
– nhà Toán học và là nhà sư phạm Mỹ gốc Hungary đã khuyên rằng: “Ngay khi <br />
lời giải mà ta đã tìm được là đã tốt rồi thì tìm được một lời giải khác vẫn có lợi. <br />
Thật là sung sướng khi thấy rằng kết quả tìm ra được xác nhận nhờ hai lý luận <br />
khác nhau. Có được một chứng cớ rồi, chúng ta còn muốn tìm thêm một chứng <br />
cớ nữa cũng như chúng ta muốn sờ vào một vật mà ta đã trông thấy”. Chính vì <br />
lẽ đó, tôi muốn trao đổi cùng quý Thầy cô và các em học sinh “Kinh nghiệm <br />
giải bằng nhiều cách một số bài toán lớp 7” với mong muốn giúp các em học <br />
sinh lớp 7 yêu thích môn Toán hơn qua những bài toán với nhiều cách giải khác <br />
nhau.<br />
<br />
2.Thực trạng:<br />
2.1.Thuận lợi – Khó khăn:<br />
*Thuận lợi:<br />
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã được Nhà trường, các Thầy cô, bạn <br />
bè đồng nghiệp của ba trường THCS Buôn Trấp giúp đỡ tận tình và tạo điều <br />
kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, được dự giờ một số giáo viên có nhiều kinh <br />
nghiệm trong giảng dạy, được tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh khác nhau, <br />
trong đó có một số HS khá giỏi đã biết giải một bài toán theo nhiều cách khác <br />
nhau.<br />
*Khó khăn:<br />
Chưa có nhiều tài liệu viết về phương pháp giải bài toán bằng nhiều cách <br />
trong dạy học Toán 7. Việc đưa ra bài toán với nhiều cách giải khác nhau của <br />
một số giáo viên trong các tiết dự giờ chưa nhiều nên hầu như nghiên cứu được <br />
thực hiện dựa trên kinh nghiệm và tìm tòi nghiên cứu tài liệu của bản thân trong <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thoa – Trường THCS Buôn Trấp 7<br />
SKKN: Kinh nghiệm giải bằng nhiều cách một số bài toán lớp 7<br />
quá trình dạy học Toán 7. Ít được dự giờ để học hỏi kinh nghiệm của những <br />
giáo viên có trình độ chuyên môn cao. Số học sinh giỏi và đam mê Toán học <br />
không nhiều. <br />
2.2.Thành công hạn chế:<br />
*Thành công:<br />
Giải bài toán bằng nhiều cách trong quá trình dạy học môn Toán 7 không <br />
những giúp cho học sinh nắm vững kiến thức hơn, hiểu kiến thức sâu và rộng <br />
hơn, nắm được nhiều phương pháp giải toán hơn mà còn tạo ra các tình huống <br />
bất ngờ, thú vị làm cho tiết học nhẹ nhàng và vui vẻ hơn, thu hút được sự chú ý <br />
vào bài giảng và tạo hứng thú học tập cho HS. HS biết chọn lựa cách giải hay, <br />
ngắn gọn, hợp lý cho một bài toán.<br />
*Hạn chế:<br />
Đưa ra quá nhiều phương pháp giải một bài toán một cách không hợp lý <br />
sẽ gây tâm lý hoang mang cho học sinh, học sinh khá giỏi ít hoặc ngại phát biểu <br />
xây dựng bài vì sợ mình trả lời sai. HS yếu kém thì học thụ động, không biết <br />
phải làm như thế nào, chỉ biết trông chờ vào câu trả lời của người khác.<br />
2.3.Mặt mạnh, mặt yếu:<br />
*Mặt mạnh:<br />
Giải bài toán bằng nhiều cách không chỉ áp dụng đối với môn Hình học, <br />
Đại số, Số học mà ngay cả các môn học khác cũng rất có hiệu quả. Giải bài toán <br />
bằng nhiều cách không chỉ tạo được hứng thú học tập cho học sinh mà còn rèn <br />
khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, phát triển khả năng tư duy của học sinh. <br />
*Mặt yếu:<br />
Để giải được một bài toán bằng nhiều cách thì đòi hỏi cả giáo viên và học <br />
sinh đều phải nắm vững kiến thức Toán học một cách sâu và rộng, nắm được <br />
phương pháp giải của nhiều dạng toán khác nhau. Hơn nữa không phải lúc nào <br />
việc giải một bài toán bằng nhiều cách cũng có hiệu quả, nếu không áp dụng <br />
hợp lý thì càng làm cho học sinh tiếp nhận kiến thức một cách mơ hồ và không <br />
biết nên vận dụng kiến thức nào, cách giải nào để giải bài tập cho phù hợp. Mặt <br />
khác không phải bài toán nào cũng có nhiều cách giải khác nhau để có thể vận <br />
dụng.<br />
2.4.Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:<br />
*Nguyên nhân của thành công:<br />
Để có thể khai thác và mở rộng kiến thức theo nhiều khía cạnh khác nhau, <br />
từ đó đưa ra các bài toán và phương pháp giải một cách hợp lý, có hiệu quả, kích <br />
thích được sự phát triển tư duy của học sinh và giúp học sinh nắm vững kiến <br />
thức hơn thì GV phải thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu, bổ sung kiến thức mới, <br />
tìm tòi và đổi mới phương pháp dạy học, nhờ đó mà năng lực chuyên môn <br />
nghiệp vụ cũng được nâng lên rõ rệt.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thoa – Trường THCS Buôn Trấp 8<br />
SKKN: Kinh nghiệm giải bằng nhiều cách một số bài toán lớp 7<br />
HS thường có hứng thú học hơn khi gặp các tình huống bất ngờ hoặc có <br />
vấn đề và thường khắc sâu được kiến thức hơn, nhớ được lâu hơn khi tự tìm tòi <br />
kiến thức mới, phương pháp giải mới cho một bài toán, mà giải một bài toán <br />
bằng nhiều cách lại rất có hiệu quả trong việc tạo bất ngờ và gây hứng thú học <br />
tập cho học sinh, giúp học sinh khắc phục được những sai lầm thường gặp do <br />
không nắm vững kiến thức trong quá trình giải toán.<br />
*Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém:<br />
Một số giáo viên chưa thường xuyên và chưa có nhiều kinh nghiệm giải <br />
một bài toán bằng nhiều cách trong giảng dạy bộ môn Toán 7, không biết trong <br />
trường hợp nào thì đưa ra các cách giải khác của một bài toán cho hợp lý nên <br />
hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân chính là do giáo viên chưa thực sự đam mê <br />
nghiên cứu, tìm tòi, đào sâu và mở rộng kiến thức, chưa nắm được nhiều <br />
phương pháp giải toán. Do tâm lý học sinh trung bình, yếu sợ học môn Toán nên <br />
giáo viên khi dạy giáo viên thường chỉ dạy qua kiến thức và bài tập trong sách <br />
giáo khoa ở mức độ áp dụng kiến thức cơ bản trong bài mà không cần phải mở <br />
rộng, khai thác kiến thức theo nhiều khía cạnh khác nhau, không đưa ra nhiều <br />
cách giải khác cho các bài tập.<br />
Toánhọc là một môn học khó đối với học sinh, đặc biệt là học sinh trung <br />
bình, yếu, kém. Khả năng tư duy, phân tích tổng hợp của học sinh còn hạn chế, <br />
nhiều học sinh chưa có khả năng vận dụng kiến thức cơ bản vào làm bài tập do <br />
không nắm vững kiến thức, nên việc giải được bài toán theo nhiều cách khác <br />
không phải là điều dễ dàng. Chính vì thế việc giải bài toán bằng nhiều cách <br />
khác nhau thường chỉ áp dụng với đối tượng học sinh khá giỏi bộ môn Toán.<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:<br />
Trong quá trình dạy học Toán tôi nhận thấy có rất nhiều học sinh bị hổng kiến <br />
thức, nhiều em chưa nắm vững được các kiến thức cơ bản cần thiết. Chính vì <br />
thế các em cảm thấy thực sự khó khăn khi học Toán, tâm lý e ngại, dẫn đến tư <br />
tưởng lười học, lười suy nghĩ, thiếu tự tin, sợ học môn Toán. Việc giải bài toán <br />
theo nhiều cách không chỉ khó khăn với học sinh trung bình, yếu, kém mà ngay <br />
cả học sinh khá giỏi cũng cảm thấy ngại và lười suy nghĩ, tìm tòi để tìm ra cách <br />
giải khác. Khi đọc đề bài toán, học sinh chưa phân tích được các yếu tố bài toán <br />
đã cho, không biết vẽ hình hoặc vẽ hình không chính xác, chưa biết sử dụng <br />
kiến thức nào, phương pháp nào để giải dẫn đến không làm được bài tập. Một <br />
số học sinh định hướng được cách giải khác nhưng lại không biết cách trình bày <br />
bài như thế nào cho chặt chẽ, logic. Chính vì thế mà việc giúp HS nắm vững <br />
kiến thức, nắm vững được các dạng toán và phương pháp giải của dạng toán đó <br />
để vận dụng vào làm bài tập và giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống, tạo <br />
niềm say mê, hứng thú học Toán cho HS là vô cùng quan trọng. Việc đưa ra một <br />
số dạng toán có thể giải theo nhiều cách khác nhau làm cho tiết học có những <br />
tình huống bất ngờ, sinh động và vui vẻ hơn, tạo được hứng thú học tập cho học <br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thoa – Trường THCS Buôn Trấp 9<br />
SKKN: Kinh nghiệm giải bằng nhiều cách một số bài toán lớp 7<br />
sinh, nhờ đó hiệu quả của tiết dạy cũng tăng lên, khắc sâu được kiến thức cho <br />
học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới một cách nhẹ nhàng hơn, nhớ <br />
được lâu hơn để từ đó áp dụng được vào bài tập tương tự dễ dàng, biết chọn <br />
lựa phương pháp giải hay, hợp lý, ngắn gọn khi giải một bài toán, phát triển tư <br />
duy và khả năng sáng tạo của học sinh. Bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứ <br />
và tìm tòi khám phá kiến thức mới cho học sinh.<br />
Qua các vấn đề về thực trạng đã nêu ở trên có thể thấy được những thuận <br />
lợi, thành công và mặt mạnh của việc giải bài toán bằng nhiều cách trong dạy <br />
học Toán 7, có thể thấy việc giải bài toán bằng nhiều cách trong dạy và học <br />
mang lại hiệu quả rất lớn, ngoài ra nó còn có tác dụng giáo dục học sinh về mọi <br />
mặt, đặc biệt là rèn tính cẩn thận, rèn khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, <br />
chính vì thế giáo viên thực sự nên kết hợp việc giải bài toán bằng nhiều cách <br />
trong quá trình dạy học môn Toán 7. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì <br />
việc giải bài toán bằng nhiều cách ở lớp 7 cũng còn có những khó khăn, hạn chế <br />
nhất định, nhưng nếu giáo viên thực sự có tâm và yêu nghề, ham tìm tòi, nghiên <br />
cứu, học hỏi thì vẫn có thể khắc phục được những khó khăn, hạn chế và mặt <br />
yếu của việc giải bài toán bằng nhiều cách trong quá trình dạy học.<br />
<br />
II.3. Giải pháp, biện pháp:<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: <br />
Giúp GV nhận biết được trường hợp nào nên đưa ra bài toán có nhiều <br />
cách giải khi dạy học môn Toán lớp 7 cho phù hợp để tạo hứng thú học tập cho <br />
học sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy.<br />
Giúp HS nắm vững được bản chất kiến thức, khắc sâu, mở rộng và nâng <br />
cao kiến thức cho HS, từ đó có thể vận dụng vào giải bài tập từ cơ bản đến <br />
nâng cao.<br />
Giúp HS tránh được những sai lầm thường gặp khi giải toán, nắm được <br />
nhiều phương pháp giải khác nhau cho một bài toán, biết chọn lựa cách giải hay, <br />
ngắn gọn, hợp lý để vận dụng vào giải bài tập, làm cho học sinh thấy được cái <br />
hay, cái đẹp của Toán học.<br />
Tạo ra các tình huống có vấn đề, khơi dậy trí tò mò, óc sáng tạo, niềm <br />
say mê, hứng thú học tập môn Toán của HS.<br />
Tạo ra các tình huống bất ngờ, thú vị, làm tiết học nhẹ nhàng, vui vẻ <br />
hơn, tạo sự thân thiện giữa GV và HS.<br />
Phát triển tư duy độc lập sáng tạo, óc phê phán cho HS, giúp các em biết <br />
thắc mắc, biết lật đi lật lại vấn đề, biết tìm tòi, suy nghĩ, rèn kỹ năng vẽ hình và <br />
khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh...<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:<br />
a. Sử dụng bài toán có nhiều cách giải để tạo tình huống có vấn đề:<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thoa – Trường THCS Buôn Trấp 10<br />
SKKN: Kinh nghiệm giải bằng nhiều cách một số bài toán lớp 7<br />
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên thường tạo ra các tình huống có vấn <br />
đề để khơi dậy trí tò mò và tạo hứng thú học tập cho học sinh khi vào bài mới, <br />
kiến thức mới hoặc chuyển từ mục này sang mục khác. Trước khi dạy học bài <br />
mới, ở phần kiểm tra bài cũ giáo viên có thể đưa ra một bài toán mà học sinh vừa <br />
có thể giải bằng cách dùng kiến thức đã học vừa có thể giải bằng cách dùng <br />
kiến thức bài mới, sau đó giáo viên đặt vấn đề để vào bài mới.<br />
a.1. Bài toán 1:<br />
Khi dạy bài “Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên <br />
và hình chiếu”. Trong phần kiểm tra bài cũ giáo viên có thể yêu cầu học sinh <br />
giải bài toán:<br />
“Cho tam giác ABC vuông tại B, trên cạnh BC lấy điểm D khác B và <br />
C. So sánh AB, AD và AC”.<br />
Học sinh vừa được học bài “Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một <br />
tam giác” nên sẽ nghĩ ngay đến việc áp dụng kiến thức bài này để giải như sau: <br />
<br />
A<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1 2<br />
B D C<br />
<br />
*Cách 1:<br />
∆ ABD vuông tại B nên góc B là góc lớn nhất, mà cạnh AD đối diện với <br />
góc B nên cạnh AD là cạnh lớn nhất AD > AB (1)<br />
∆ ABC vuông tại B nên D là góc nhọn, mà D và D<br />
là hai góc kề bù <br />
1 1 2<br />
<br />
D tù.<br />
2<br />
<br />
∆ ACD có cạnh AC đối diện với D tù nên AC > AD (2)<br />
2<br />
<br />
Từ (1) và (2) AC > AD > AB.<br />
Sau khi nhận xét, giáo viên yêu cầu học sinh giải theo cách khác. HS cũng <br />
đã học định lý Pitago nên có thể giải bài toán trên như sau:<br />
*Cách 2:<br />
∆ ABD vuông tại B nên theo định lý Pitago, ta có:<br />
AD2 = AB2 + BD2 AB2