intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Kinh nghiệm sử dụng một số bài tập bổ trợ hoàn thiện giai đoạn trên không của kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân đối với học sinh lớp 12

Chia sẻ: Trần Thị Ta | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

52
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là để giảng dạy thành công nội dung nhảy xa ưỡn thân, giúp học sinh có hứng thú với môn học, có ý thực tự giác trong học tập và thực hiện tốt kỹ thuật trong thời gian quy định của phân phối chương trình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Kinh nghiệm sử dụng một số bài tập bổ trợ hoàn thiện giai đoạn trên không của kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân đối với học sinh lớp 12

  1. MỤC LỤC Trang  1. Lời giới thiệu  2 2. Tên sáng kiến 3 3. Tác giả sáng kiến 3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến  3 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 3 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử  3 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 3 7.1. Cơ sở lý luận  3 7.2. Thực trạng 4 7. 3. Sử dụng một số bài tập bổ trợ hoàn thiện giai đoạn trên không của kỹ  6 thuật nhảy xa ưỡn thân 8. Những thông tin cần được bảo mật 10 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 10 10. Đánh giá lợi ích đạt được 10 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã áp dụng có hiệu quả: 14 1
  2. BAO CAO KÊT QUA ́ ́ ́ ̉ NGHIÊN CƯU,  ́ ƯNG DUNG SANG KIÊN ́ ̣ ́ ́ 1. Lơi gi ̀ ơi thiêu ́ ̣ Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện không thể thiếu ở nhà   trường phổ  thông, là nhiệm vụ  quan trọng trong việc trang bị kiến thức, kỹ năng  cơ  bản, đẩy mạnh sự phát triển toàn diện các tố chất thể lực, thể hình, nâng cao  khả năng vận động giúp các em có đủ sức khỏe để học tập và lao động, nâng cao  thành tích các nội dung thể  thao góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách cho học   sinh. Điền kinh là một trong những nội dung thể thao có vị trí quan trọng hệ thống   giáo dục và đáp ứng được các mục tiêu giáo dục thể chất, là một trong những nội   dung thi chính trong các kỳ đại hội thể dục thể thao, hội khỏe phù đổng các cấp.   Các bài tập điền kinh không những có tác dụng đối với sức khỏe mà còn là cơ sở  để  phát triển toàn diện các tố  chất thể  lực, tạo điều kiện thuận lợi để  nâng cao   thành tích các môn thể thao khác. Như chúng ta đã biết, trong học tập và thi đấu điền kinh nói chung và chạy  cự  li ngắn nói riêng đòi hỏi sự căng thẳng thần kinh và nỗ  lực cơ bắp lớn.Thông  qua đó mà tập luyện làm cho con người phát triển toàn diện hơn. Tập luyện nội  dung “ Nhảy xa” có tác dụng rất lớn đến việc phát triển các tố chất thể lực, đặc  biệt là sức mạnh, sức mạnh tốc độ.Thực tế cho thấy kỹ thuật nhảy xa kiểu  ưỡn   thân được đưa vào nội dung chính thức trong chương trình của khối 11 và khối 12   với thời lượng khối 11 là 6 tiết, khối 12 là 8 tiết. Qua thực tế  giảng dạy môn giáo dục thể  chất, qua tham khảo ý kiến của  nhiều đông nghiệp việc giảng dạy kỹ  thuật nhảy xa kiểu  ưỡn thân trong trường   THPT gặp rất nhiều khó khăn: Đối với giáo viên, nhất là đội ngũ giáo viên mới vào nghề  còn lúng túng,  chưa khai thác, tìm tòi những phương tiện đồ dùng dạy học có hiệu quả, chưa tích  cực đổi mới phương thức dạy học, thậm chí khả năng làm mẫu kỹ thuật động tác  còn hạn chế. Đối với học sinh nhóm tuổi 15 ­ 17 tuổi quá trình cốt hoá ở hệ thống, xương  sống vững chắc hơn, lồng ngực phát triển, cơ thể đã có thể  chịu đựng với lượng   vận động lớn.  Ở  lứa tuổi này có đặc điểm là tuổi càng lớn thì sự  khác nhau và   chênh lệch về cấu trúc cơ thể cũng như khả năng hoạt động của nam và nữ  càng   nhiều. Tỷ lệ cơ bắp của nữ kém hơn nam khoảng 13 %, trong khi đó tỷ lệ mỡ của  nữ  nhiều hơn nam cùng nhóm khoảng 10 %, tỷ  lệ  thân trên so với nam dài hơn,   2
  3. chân ngắn hơn, xương lồng ngực ngắn và rộng hơn, vai hẹp, xương hông rộng,  trọng tâm thấp hơn.  Tất cả các chỉ số này đều ảnh hưởng đến khả năng nhảy cao, nhảy xa, tốc   độ  đi và chạy. Đặc biệt là nội dung nhảy xa  ưỡn thân đối với học sinh khối 11,  bắt đầu làm quen và tiếp cận do vậy mà trong học tập nhiều học sinh còn không   hình dung ra được kỹ  thuật động tác và gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện  động tác. Là 1 giáo viên giảng dạy môn giáo dục thể  chất tôi thấy phải có trách  nhiệm đóng góp một vài kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy  môn giáo dục thể chất nói chung. Trong phạm vi bài viết này tôi xin giới thiệu với   các bạn đồng nghiệp 1 nội dung theo tôi là rất khó khi giảng dạy cho học sinh,  nhất là đối với học sinh khối lớp 11 đó là “ Giai đoạn trên không của kỹ  thuật   nhảy xa  ưỡn thân”. Vì vậy để  giảng dạy thành công nội dung nhảy xa ưỡn thân,  giúp học sinh có hứng thú với môn học, có ý thực tự  giác trong học tập và thực   hiện tốt kỹ thuật trong thời gian quy định của phân phối chương trình. 2. Tên sáng kiến: “ Kinh nghiệm sử dụng một số bài tập bổ trợ hoàn thiện giai đoạn trên không của  kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân đối với học sinh lớp 12” 3. Tác giả sáng kiến: ­ Họ và tên: Khổng Thị Ngọ ­   Địa   chỉ:   Trường   THPT   Nguyễn   Viết   Xuân,   xã   Đại   Đồng,   huyện   Vĩnh  Tường, tỉnh Vĩnh Phúc ­ Số điện thoại: 0969.085.564         ­ E­mail: khongthingo.gvnguyenvietxuan@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: ­ Họ và tên: Khổng Thị Ngọ 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chương trình nội dung “Nhảy xa  Ưỡn thân” cho học sinh lớp 12 trường   THPT Nguyễn Viết Xuân 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:  Ngày 25/10/2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1.Cơ sở lý luận  Trước khi dạy 1 động tác nào đó phải xem người tập đã sẵn sàng tiếp thu   hay chưa và nếu người tập chưa sẵn sàng thì phải có sự chuẩn bị sơ bộ, sự chuẩn   bị được biểu hiện ở 3 yếu tố: Mức độ phát triển các tố chất thể lực, kinh nghiệm  vận động và yếu tố tâm lý.  3
  4. Chỉ có thể thực hiện có kết quả 1 kỹ thuật mới ngay từ lần đầu nếu kỹ thuật   đó có cấu trúc đơn giản, còn nếu cấu trúc phức tạp hơn thì tốc độ  hình thành kỹ  năng vận động mới chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm vận động. Muốn chuẩn   bị  giảng dạy tốt các động tác phức tạp nói chung phải dựa trên cơ  sở  biết thực   hiện khéo léo các nguyên tắc thích hợp và cá biệt hoá, hệ thống và tăng từ từ yêu  cầu. Sự  phận đoạn quá trình dạy học những động tác riêng lẻ  cần phải dựa trên  các giai đoạn tương ứng của quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động.  Mục đích của giai đoạn dạy học ban đầu là học các nguyên lý kỹ  thuật của  động tác, hình thành kỹ  năng thực hiện động tác mặc dù còn  ở  dưới dạng “ Thô  thiển”. Các nhiệm vụ để đạt được mục đích trên đó là: ­ Tạo khái niệm chung về động tác và tâm thế tốt để tiếp thu động tác đó. ­ Học từng phần của kỹ thuật động tác. ­ Sử  dụng phương pháp thuyết trình, quan sát tranh  ảnh, phương pháp làm  mẫu động tác. Không thể  thực hiện được một động tác phức tạp ngay từ  những lần đầu   thường là do thiếu kinh nghiệm sử dụng khả năng phối hợp vận động, các động  tác được  phân  tách ra thì sẽ  dễ  hơn thực hiện khi thực hiện nguyên vẹn. Phải   phân chia động tác dạy học ngay từ ban đầu.  Nhảy xa là một trong các môn nhảy của điền kinh gồm 3 kỹ thuật cơ bản sau: ­ Kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi. ­ Kỹ thuật nhảy xa cắt kéo. ­ Kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân. Trong đó kỹ  thuật nhảy xa kiểu ngồi là đơn giản nhất, dễ  thực hiện. Nội   dung này dành cho học sinh khối cơ sở. Kỹ thuật nhảy xa kiểu cắt kéo và kỹ thuật   nhảy xa kiểu  ưỡn thân có kỹ  thuật phức tạp hơn, thành tích cao hơn, được các  vận động viên trong nước và thế  giới áp dụng. Kỹ  thuật nhảy xa  ưỡn thân đã  được đưa vào nội dung chính thức trong phân phối chương trình khối 12 là 8 tiết. 7.2.Thực trạng Kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn chạy đà. Giai đoạn giậm nhảy. Giai đoạn trên không. Giai đoạn tiếp đất. 4
  5. Trong đó giai đoạn chạy đà ­ giậm nhảy ­ tiếp đất về  cơ  bản gần giống   như  kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi, đơn giản, dễ  tập. Còn giai đoạn trên không của  nhảy xa ưỡn thân là rất phức tạp và khó hoàn thiện. Hình vẽ: Giai đoạn trên không của kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân.              Nhìn hình vẽ  chúng ta có thể  nhận thấy: Trong khoảng thời gian rất ngắn   được tính bằng giây, người tập phải thực hiện được tổ  hợp gồm 3 động tác cơ  bản ở giai đoạn bay trên không đó là: ­ Động tác bước bộ trên không. ­ Động tác miết chân lăng căng người để về tư thế ưỡn thân. ­ Động tác gập thân đưa chân về trước để chuẩn bị tiếp đất. Thực tế huấn luyện trong các trường chuyên nghiệp với thời gian tập luyện   từ 20 ­ 30 tiết cũng chưa hoàn thiện được kỹ thuật do vậy với thời lượng khối 12   là 8 tiết, để  học sinh có thể  nắm bắt và hoàn thiện được kỹ  thuật nhảy xa  ưỡn   thân là 1 điều cực kỳ khó khăn đối với cả  người dạy và người học. Thực tế  rất   nhiều giáo viên lúng túng khi giảng dạy nội dung này, hiệu quả  đạt được là rất  thấp thường chỉ có số ít học sinh trong lớp thực hiện được gần đúng kỹ thuật, do  đó gây tâm lý mệt mỏi cho cả người dạy và người học. Bên cạnh đó việc giảng dạy môn giáo dục thể  chất nói chung và kỹ  thuật   nhảy xa ưỡn thân nói riêng ở các trường phổ thông gặp rất nhiều khó khăn như số  lượng học sinh trên 1 lớp đông, sân bãi dụng cụ còn thiếu chưa đảm bảo, số  lớp  học 1 buổi trên sân còn đông từ 3 ­ 5 lớp làm ảnh hưởng đển quá trình giảng dạy  và học tập. Đặc biệt thể  lực và năng lực tiếp thu của học sinh cũng có sự  khác   biệt rõ rệt nhất là các em học sinh nữ.  Do 1 tiết học, học nhiều nội dung xen kẽ, do đó việc lưu dấu viết xẩy ra không rõ   nét, làm cho học sinh không có tính kế thừa của tiết trước đến tiết học sau. 5
  6. Ở lứa tuổi này, khả năng tư duy trừu tượng và tư duy lôgic còn rất hạn chế  học sinh chưa tưởng tượng được động tác khi quan sát giáo viên làm mẫu hay qua  quan sát tranh ảnh. Sức nhanh phản ánh động tác còn chậm chính vì vậy học sinh chưa kịp thực hiện   động tác thì cơ thể đã tiếp đất do còn chịu ảnh hưởng của kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi. Chính vì những lý do trên tôi đưa ra kinh nghiệm sử dụng một số bài tập bổ  trợ  để  rút ngắn thời gian hoàn thiện giai đoạn trên không của kỹ  thuật nhảy xa   ưỡn thân nhằm khắc phục những nhược điểm trên để  nâng cao hiệu quả  giảng   dạy kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân, giúp các em định hình được các yếu lĩnh động tác,  biết cách tập và hứng thú tập luyện đối với nội dung này. 7. 3. Sử dụng một số bài tập bổ trợ hoàn thiện giai đoạn trên không của kỹ   thuật nhảy xa ưỡn thân Trong quá trình giảng dạy nội dung nhảy xa ưỡn thân khối lớp 12 tại Trường THPT   Nguyễn Viết Xuân ­ huyện Vĩnh Tường ­ Vĩnh Phúc tôi đã sử dụng các bài tập bổ trợ để  rút ngắn thời gian hoàn thiện giai đoạn trên không của kiểu nhảy như sau: 7.3.1. Các bài tập bổ trợ trên sân ­ Bài tập 1: Tại chỗ thực hiện bật nhảy ưỡn thân. Hình ảnh động tác của bài tập: Quan sát trên tranh. Tư thế chuẩn bị: Đứng nghiêm. Nhịp 1: Hai tay giơ lên cao, người thẳng. Nhịp 2: Hai tay đưa xuống dưới ra sau, khuỵu gối 2 chân. Nhịp 3: Bật nhảy lên cao thực hiện ưỡn căng thân. Nhịp 4: Tiếp đất trùng gối hai chân, ngồi sâu để tránh đau lưng. Nhịp 5: Về tư thể chuẩn bị. 6
  7. Bài tập này đơn giản, dễ thực hiện và tạo hứng thú ban đầu cho người tập,   hình thành động tác kỹ thuật cơ bản trong chuỗi tổ hợp của kỹ thuật động tác. Bài tập này hoàn thiện ngay cho học sinh trong những tiết đầu tiên khi học  kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân. Khi thực hiện bài tập này giáo viên cần phải cho học sinh khởi động thật kỹ  lưng bụng và thả lỏng tốt sau khi thực hiện bài tập. 7
  8. ­ Bài tập 2: Tại chỗ miết chân lăng ưỡn thân. Hình ảnh động tác của bài tập: Quan sát trên tranh.    Tư  thế  chuẩn bị:  Đứng trên chân giậm nhảy, chân lăng đưa vuông góc  phía trước, hai tay đánh tự nhiên về trước. Nhịp 1: Chân lăng miết xuống dưới ra sau đồng thời hai tay đưa lên cao để  về tư thế ưỡn thân. Nhịp 2: Về tư thế chuẩn bị. Bài tập này thực hiện nhiều lần từ chậm đến nhanh dần. ­ Bài tập 3: Thực hiện tổ hợp ưỡn thân với 3 nhịp. Tư thế chuẩn bị: Đứng nghiêm. Nhịp 1: Đưa chân lăng vuông góc ( động tác bước bộ ) hai tay đánh tự nhiên,  về trước. Nhịp 2: Miết chân lăng xuống dưới ra sau đồng thời hai tay đánh lên cao để  thực hiện căng người ưỡn thân. Nhịp 3: Bật chân giậm nhảy về  trước tiếp đất bằng 2 chân gập thân, hai   tay về trước xuống dưới ra sau. Bài tập này thực hiện nhiều lần với nhịp độ từ chậm đến nhanh. Hình ảnh động tác của bài tập: Quan sát trên tranh. 8
  9.   7.3.2.Các bài tập bổ trợ trên ghế thể dục ­ Bài tập 1: Đứng trên đầu ghế thể dục thực hiện bật nhẩy  ưỡn thân  rơi xuống hố cát. Hình ảnh động tác của bài tập: Quan sát trên tranh.          Tư thế chuẩn bị: Đứng nghiêm. Nhịp 1: Hai tay giơ lên cao, người thẳng. Nhịp 2: Hai tay đưa xuống dưới ra sau, khuỵu gối 2 chân. Nhịp 3: Bật nhảy lên cao thực hiện ưỡn căng thân. Bài tập này đơn giản, dễ thực hiện và tạo hứng thú ban đầu cho người tập,   hình thành động tác kỹ thuật cơ bản trong chuỗi tổ hợp của kỹ thuật động tác. Bài tập này yêu cầu học sinh bật cao để giai đoạn ưỡn thân được lâu và khi   hai chân tiếp đất thực hiện động tác ngồi sâu để tránh bị đau lưng. 9
  10. ­ Bài tập 2: Đứng trên đầu ghế  thể  dục thực hiện động tác bước bộ  trên không ép miết chân lăng ưỡn căng thân. Hình ảnh động tác của bài tập: Quan sát trên tranh.           Tư thế chuẩn bị: Đứng trên đầu ghế thể dục, chân lăng ở tư thể bước bộ  vuông góc, hai tay ở trên cao. Nhịp 2: Nhún tạo đà hai tay đưa xuống thả lỏng tự nhiên. Nhịp 3: Bật chân giậm nhảy rời ghế đồng thời ép miết đùi chân lăng ưỡn   thân, hai tay đưa lên cao sau đó thu 2 chân về trước tiếp đất trùng gối hoãn xung. Nhịp 4: Tiếp đất trùng gối hai chân, ngồi sâu để tránh đau lưng. Bài tập này yêu cầu học sinh bật cao. ­  Bài tập 3:  Thực hiện với 1 bước đà trên ghế  thể  dục toàn bộ  kỹ  thuật nhảy xa ưỡn thân chú ý giai đoạn trên không của kiểu nhảy. Tư thế chuẩn bị: Chân lăng đặt trước cách đầu ghế thể dục 50 ­ 80 cm,  chân giậm nhảy đặt sau. Nhịp 1: Bước chân giậm nhảy về phía đầu ghế bật nhảy lên cao thực hiện  động tác bước bộ trên không. Nhịp 2: Miết chân lăng căng người thực hiện ưỡn thân đồng thời 2 tay đánh lên   cao. Nhịp 3: Gập thân rơi xuống hố cát, chú ý ngồi sâu để tránh đau lưng. Bài tập này khi thực hiện yêu cầu học sinh phải bật cao để  tạo cảm giác  ưỡn thân trên không, đây cũng chính là mục tiêu của bài tập cần đạt được. Nhịp 4: Tiếp đất trùng gối hai chân ngồi sâu để tránh đau lưng.  Hình ảnh động tác của bài tập: Quan sát trên tranh. 10
  11.   7.3.3. Các bài tập bổ trợ trên bục hỗ trợ giậm nhảy:  ­ Bài tập Đà 3 bước thực hiện giậm nhảy lên bục hỗ trợ giậm nhảy,  thực hiện toàn bộ kỹ thuật chú ý giai đoạn trên không của kiểu nhảy xa ưỡn  thân. Hình ảnh động tác của bài tập: Quan sát trên tranh. Bài tập này thực hiện sau khi đã hoàn thiện các bài tập bổ  trợ  trên sân, các   bài tập bổ trợ trên ghế thể dục, giáo viên mới cho các em học sinh thực hiện toàn  bộ kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân với đà ngắn 1 ­ 3 bước đà. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến ­ Nắm được kiến thức các môn liên quan. ­ Vận dụng phù hợp các bài tập để mang lại hiệu quả cao. 10. Đanh gia l ́ ́ ợi ich thu đ ́ ược 11
  12. Như vậy sau 8 tiết thực hiện diễn biến nhịp độ tăng trưởng  của 2 lớp thực  nghiệm ( lớp 12D1 ) và lớp đối chứng (12D2 ) đều tăng. Kết quả kiểm tra của lớp  thực nghiệm đã có sự  tăng trưởng cao, đồng đều và  ổn định hơn so với lớp đối  chứng.  Hệ thống các bài tập bổ trợ trên thể hiện tính hiệu quả giúp học sinh hoàn   thiện 4 giai đoạn kỹ  thuật nhảy xa  ưỡn thân. Đặc biệt là đã rút ngắn được thời   gian hoàn thiện giai đoạn trên không của kiểu nhảy. Từ kết quả  nghiên cứu trên  cho thấy qua nội dung kiểm tra lớp thực nghiệm đều tốt hơn lớp đối chứng, đạt   sự khác biệt. Học sinh hứng thú và tự  giác trong tập luyện, biết cách thực hiện các bài  tập trong từng giờ học và tự tập luyện ở nhà. Bảng kiểm tra kỹ  thuật của lớp thực nghiệm lớp 12D1 trước và sau   tác động: Kỹ thuật nhẩy xa ưỡn thân ( Điểm) STT Họ và tên Trước tác động Sau tác động 1  Lê Tiến Anh 7 8 2  Lê Vân Anh 6 8 3  Phan Thị Hải Anh 8 9 4  Bùi Thị Chanh 8 9 5  Lê Hà Chi 7 8 6  Bạch Thị Chiến 6 7 7  Nguyễn Thị Kim Cúc 7 8 8  Nguyễn Thị Diện 8 9 9  Tạ Thị Mỹ Duyên 8 9 10  Nguyễn Thị Thu Hà 7 8 11  Ngô Quang Hiếu 7 8 12  Tạ Minh Hiếu 5 6 13  Nguyễn Thị Hồng 8 8 14  Nguyễn Thị Huyền 6 7 15  Nguyễn Thị Thanh Huyền 6 7 16  Trần Thu Huyền 7 8 12
  13. 17  Bùi Thị Thanh Hương 5 6 18  Đỗ Thị Thu Hương 5 6 19  Lê Thị Hương 6 7 20  Doãn Thị Thu Hường 5 6 21  Tạ Văn Lâm 7 8 22  Bùi Thị Phương Linh 8 9 23  Nguyễn Thị Diệu Linh 6 7 24  Nguyễn Thị Loan 7 8 25  Phạm Văn Minh 7 8 26  Phan Công Minh 7 8 27  Phạm Thu Ngân 5 7 28  Chu Thị Hoài Ngọc 5 7 29  Bùi Thị Oanh 6 7 30  Nguyễn Thị Quỳnh 6 7 31  Nguyễn Thị Diễm Quỳnh 8 9 32  Chu Thị Thanh 7 8 33  Nguyễn Thị Hoài Thu 7 8 34  Phan Thị Hoài Thu 7 8 35  Phan Thị Lệ Thủy 6 7 36  Phan Đào Khánh Tùng 6 7 38  Ngô Ánh Tuyết 5 6 39  Phan Thị Vân 5 6 Bảng kết quả  kiểm tra kỹ  thuật ích của lớp đối chứng ( lớp 12D2 )  trước và sau tác động: Kỹ thuật nhẩy xa ưỡn thân ( Điểm) STT Họ và tên Trước tác động Sau tác động 1  Nguyễn Thị Vân Anh 5 7 2  Lê Thị Ánh 5 6 3  Bùi Thị Bắc 6 7 13
  14. 4  Bùi Thị Bích 6 7 5  Chu Thị Hà 4 5 6  Trần Thị Hà 6 7 7  Dương Thị Hồng Hảo 7 8 8  Nguyễn Thị Hảo 8 9 9  Phùng Ngọc Hân 8 9 10  Cao Duy Hậu 7 8 11  Đỗ Thị Thu Hiền 4 6 12  Phan Thị Hoa 5 6 13  Bùi Thị Lan Hương 7 8 14  Lê Phương Lan 5 6 15  Chu Thanh Lệ 6 7 16  Nguyễn Diệu Linh 7 8 17  Phùng Thị Hoài Linh 5 6 18  Trần Đức Lương 4 5 19  Nguyễn Thị Minh 6 7 20  Nguyễn Thị Thanh Mỹ 5 6 21  Nguyễn Thị Nga 7 8 22  Lê Thị Ánh Ngọc 7 7 23  Nguyễn Thị Nhị 6 7 24  Trần Diễm Quỳnh 7 8 25  Trần Như Quỳnh 6 7 26  Trần Thuý Quỳnh 6 7 27  Bùi Thu Thảo 5 6 28  Bùi Văn Thắng 5 6 29  Nguyễn Đại Thắng 6 6 30  Trịnh Thị Thu 6 7 31  Lê Thị Thanh Thương 7 7 32  Đỗ Thị Trang 7 8 33  Nguyễn Thị Thuỳ Trang 6 7 34  Nguyễn Ánh Tuyết 6 8 14
  15. 35  Nguyễn Thị Vân 5 6 36  Nguyễn Thị Xuân 6 7 37  Phan Thanh Xuân 6 7 Việc sử  dụng một số  bài tập bổ  trợ  kỹ  thuật đã làm tăng kết quả  học tập   môn thể dục khi học giai đọan trên không của kiểu nhảy xa ưỡn thân đối với học  sinh khối lớp 12 của Trường THPT Nguyễn Viết Xuân ­ Vĩnh Tường ­ Vĩnh Phúc.  Kết quả  cho thấy điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng,   chứng tỏ mức độ ảnh hưởng đã có ý nghĩa đối với tất cả các đối tượng học sinh. Việc sử dụng các bài tập bổ trợ khi học và dạy giai đoạn trên không của kỹ  thuật nhẩy xa ưỡn thân là một giải pháp tốt. Tuy nhiên để giải pháp này đạt hiệu  quả  cao thì phải yêu cầu người giáo viên phải thực sự tâm huyết với bài dạy, đầu   tư  cho từng động tác, có sự  sáng tạo cho từng dụng cụ  để  hỗ  trợ  bài dạy nhằm  nâng cao hiệu quả  dạy và học môn giáo dục thể  chất nói chung. Đồng thời học  sinh phải có đủ thể lực có tính kỷ luật, có ý thức trong học tập, thực hiện tốt các   yêu cầu mới mà giáo viên đặt ra. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã áp dụng sáng kiến có hiệu quả. Số  Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT áp dụng sáng kiến Giáo viên giảng dạy GDTC  xã Đại Đồng – huyện Vĩnh  1 trường THPT Nguyễn Viết  Giảng dạy Tường – tỉnh Vĩnh Phúc Xuân Vĩnh Tường, ngày 31 tháng 01 năm 2019 ........, ngày.....tháng......năm...... Vĩnh Tường, ngày 28 tháng 01 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị/ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG  Tác giả sáng kiến Chính quyền địa phương SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Khổng Thị Ngọ 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2