ĐỀ TÀI : Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Như chúng ta đã biết Đảng và nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển <br />
nền gíáo dục. Tuy nhiên đất nước muốn phát triển thì phải có con người có đủ <br />
đức, đủ tài để sẵn sàng đáp ứng mọi công việc.<br />
Đối với một nhà trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học phần lớn do <br />
quyết tâm của đội ngũ CB,VC. Với phong trào “ Tất cả tập trung cho chất <br />
lượng dạy và học ” thì hoạt động chuyên môn của trường chiếm một vị trí đặc <br />
biệt quan trọng. Nó phản ánh được thực chất của việc dạy học và hiệu quả đào <br />
tạo của nhà trường.<br />
Trong hoạt động dạy và học của nhà trường thì hoạt động bộ phận chuyên <br />
môn, các tổ khối là tổ chức hết sức quan trọng đảm nhận chức năng thực thi <br />
nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Thực tế cho thấy những trường TH có <br />
phong trào chuyên môn tốt đều rất chú trọng đến sinh hoạt tổ chuyên môn. Bên <br />
cạnh đó vẫn còn một số tổ chuyên môn sinh hoạt chưa hiệu quả như: tổ chức <br />
họp nhưng đôi lúc chưa bàn sâu về chuyên môn, chưa tổ chức thảo luận, để có <br />
những biện pháp giảng dạy, sử dụng phương pháp nào phù hợp với từng phân <br />
môn trong giảng dạy. Một số tổ trưởng còn lúng túng trong chỉ đạo các thành <br />
viên trong tổ. Chưa nắm rõ nhiệm vụ của người tổ trưởng.<br />
Để hoạt động các tổ chuyên môn có hiệu quả là một công việc rất khó đòi <br />
hỏi Ban giám hiệu phải nhiệt tình, bám sát kiểm tra và có quyết tâm xây dựng. <br />
Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn <br />
trong nhà trường”.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Mục tiêu<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Thị Hoa Đ<br />
1 ơn vị: TH Phan Bội <br />
Châu <br />
ĐỀ TÀI : Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường<br />
Đề ra những vấn đề lý luận về chuyên môn và nhiệm vụ của tổ chuyên <br />
môn. Nhằm nâng cao năng lực quản lí trong từng tổ chuyên môn được tốt hơn.<br />
Nhiệm vụ <br />
Nội dung và cách tiến hành một số biện pháp chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên <br />
môn có hiệu quả.<br />
Với mục đích tìm ra biện pháp khắc phục những hiện trạng nêu trên <br />
nhằm nâng cao chất lượng dạy, học trong nhà trường.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Biện pháp chỉ đạo chuyên môn trong trường tiểu học<br />
Hoạt động của tổ chuyên môn trường TH Phan Bội Châu. <br />
<br />
4. Giới hạn đề tài<br />
<br />
Thông qua dự giờ, quan sát tìm hiểu hoạt động chuyên môn của nhà <br />
trường TH Phan Bội Châu và các trường bạn.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp Quan sát; Điều tra; Thống kê. <br />
<br />
II. Phần nội dung <br />
<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
<br />
Điều lệ trường tiểu học Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT<br />
BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã <br />
chỉ rõ:<br />
a) Nhiệm vụ, chức năng của người tổ trưởng chuyên môn <br />
* Nhiệm vụ của tổ khối trưởng chuyên môn <br />
Chịu trách nhiệm về việc tổ chức quá trình giảng dạy, giáo dục trong <br />
khối, về hoàn thành chương trình dạy học, về chất lượng giảng dạy và chất <br />
lượng kiến thức của học sinh trong khối.<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Thị Hoa Đ<br />
2 ơn vị: TH Phan Bội <br />
Châu <br />
ĐỀ TÀI : Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường<br />
Quản lý và chỉ đạo nề nếp giáo viên và học sinh của khối.<br />
* Chức năng của tổ khối trưởng chuyên môn : <br />
Lập kế hoạch hoạt động để giáo dục học sinh và cùng giáo viên chủ <br />
nhiệm tổ chức kiểm tra học tập của học sinh trong khối. Hướng d ẫn giáo viên <br />
công tác giảng dạy, giáo dục như: cách sử dụng ĐDDH, quy định về công tác <br />
trực nhật, lịch trực nhật lớp; quy định lịch kiểm tra; lịch dự giờ, chế độ báo cáo <br />
của các lớp ...<br />
Cộng tác với các ĐDCMHS, các hoạt động về mặt giảng dạy giáo dục <br />
của gia đình đối với nhà trường nhất là đối với học sinh yếu, cá biệt.<br />
<br />
2. Thực trạng<br />
<br />
Trường tiểu học Phan Bội Châu có 10 lớp. với tổng số 240 HS ; 100% <br />
học sinh học 2 buổi/ngày. <br />
Toàn trường có 25 CB GV, 11 Đảng viên. <br />
Phần lớn đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, tận tâm với học sinh, <br />
nhiều tấm gương các thầy cô giáo đã vượt qua khó khăn để dạy tốt nêu gương <br />
sáng cho học sinh noi theo; Đa số đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường rất <br />
tích cực, có ý thức trách nhiệm trong các hoạt động, trong việc bồi dưỡng <br />
chuyên môn. <br />
<br />
* Mặt yếu hạn chế<br />
<br />
Một số tổ chuyên môn sinh hoạt chưa hiệu quả như: tổ chuyên môn có <br />
họp nhưng bàn về chuyên môn chưa sâu, chưa tổ chức thảo luận, để có những <br />
biện pháp, phương pháp phù hợp với từng phân môn trong giảng dạy.<br />
Một số ít khối trưởng chưa đáp ứng kịp được trong công việc. <br />
<br />
Nội dung sinh hoạt chuyên môn ở các tổ chuyên môn chưa đa dạng, chưa <br />
nhiều hình thức. Lãnh đạo trường tham gia sinh hoạt cùng với tổ chưa được <br />
thường xuyên. Một số cá nhân chưa có sự đầu tư cao trong công việc.<br />
<br />
Một số tổ trưởng còn ngại trong chỉ đạo. đánh giá nhận xét còn cào bằng <br />
Người thực hiện: Trần Thị Hoa Đ<br />
3 ơn vị: TH Phan Bội <br />
Châu <br />
ĐỀ TÀI : Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường<br />
Đội ngũ khối trưởng chưa được tập huấn về công tác quản lí. <br />
<br />
Bên cạnh đó chất lượng đội ngũ khối trưởng chưa đồng đều, chưa linh <br />
hoạt trong hoạt động của tổ dẫn đến một số hiệu quả giáo dục chưa cao.<br />
Kết quả học sinh giỏi qua các kì thi so với yêu cầu thực tế còn thấp. <br />
Từ những thực trạng trên chúng ta thấy nhiệm vụ tổ chuyên môn là Quản <br />
lý và chỉ đạo giáo viên và học sinh của khối của mình, tổ chức thực hiện, kiểm <br />
tra đánh giá ban đầu về kết quả giảng dạy và học tập, về phương pháp dạy <br />
học, về đổi mới nội dung chương trình một cách sát thực nhất. Tổ chuyên môn <br />
còn là cầu nối giữa Ban giám hiệu nhà trường với giáo viên và học sinh là người <br />
theo sát từng giáo viên trong khối để nắm bắt và khắc phục những tồn tại về <br />
phương pháp giảng dạy của GV, học tập của HS. Vì vậy các tổ trưởng chuyên <br />
môn có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ chuyên <br />
môn của nhà trường. Để thành công hơn trong công tác giáo dục toàn diện đáp <br />
ứng công cuộc đổi mới thì cần có những giải pháp, biện pháp cụ thể:<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của Giải pháp<br />
<br />
a) Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Nhằm đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ cho các tổ <br />
chuyên môn trong trường giúp các tổ trưởng có đủ năng lực tham gia vào việc <br />
nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn. <br />
<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện<br />
Việc lập kế hoạch : Công việc chỉ đạo chuyên môn bắt đầu từ lập kế <br />
hoạch. Toàn bộ kết quả của sinh hoạt chuyên môn phụ thuộc vào các hoạt <br />
động: <br />
Ban giám hiệu nhà trường cụ thể hóa nội dung công việc cần thực hiện <br />
bằng kế hoạch năm, tháng, tuần theo trình tự thời gian nhất định. Công khai, <br />
bàn bạc dân chủ trong tập thể sư phạm, tập trung xây dựng hệ thống chỉ tiêu và <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Thị Hoa Đ<br />
4 ơn vị: TH Phan Bội <br />
Châu <br />
ĐỀ TÀI : Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường<br />
các biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học (thông qua hội nghị CBVC; Họp <br />
hội đồng sư phạm đầu tháng, sinh hoạt chuyên môn định kỳ...).<br />
Kế hoạch hoạt động được thể hiện cả định tính và định lượng, phân <br />
công rõ ràng trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân. Quy định rõ về thời gian <br />
thực hiện, thời gian tổng hợp báo cáo kết quả.<br />
Trong hội nghị (cuộc họp), sau khi Hiệu trưởng dự kiến nội dung công <br />
việc cần làm, thời gian và các giải pháp tổ chức thực hiện. Tiếp đến tập thể <br />
thảo luận, đưa ra những sáng kiến cá nhân, bổ sung thêm bớt một số nội dung, <br />
giải pháp phù hợp với thực tiễn hoạt động.<br />
Kế hoạch hoạt động được cụ thể hóa niêm yết công khai trước bảng kế <br />
hoạch tuần của nhà trường. Bộ phận chuyên môn chỉ đạo các tổ chuyên môn, cá <br />
nhân xây dựng kế hoạch hoạt động (dài hạn, ngắn hạn) trên cơ sở nội dung, <br />
nhiệm vụ, hệ thống chỉ tiêu đã được hoạch định.<br />
Phương hướng công tác và tính cụ thể của các vấn đề cần giải quyết.<br />
Sự phân công trách nhiệm rõ ràng đối với từng người và sự phối hợp <br />
chặt chẽ sáng tạo giữa các giáo viên trong khối.<br />
Hệ thống các kế hoạch của chuyên môn, tổ khối trưởng gồm các loại: <br />
Kê hoạch năm, tháng, kỳ, tuần: định hướng công tác cụ thể trong một <br />
năm học bám sát kế hoạch chỉ đạo của nhà trường và cụ thể hoá các hoạt động. <br />
Công tác kiểm tra của các tổ chuyên môn<br />
Hướng dẫn cá nhân GV thực hiện các hướng dẫn của chuyên môn. <br />
Tổ chức nghiên cứu và áp dụng các phương pháp giảng dạy theo hướng <br />
đổi mới.<br />
Tổ chức việc tự học, tự rèn của giáo viên trong khối.<br />
Kiểm tra nội bộ của khối về chất lượng giảng dạy, giáo dục.<br />
Phụ trách chuyên môn nhà trường thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, theo <br />
dõi các hoạt động dạy và học của các tổ khối. Thông thường tổ trưởng phải <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Thị Hoa Đ<br />
5 ơn vị: TH Phan Bội <br />
Châu <br />
ĐỀ TÀI : Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường<br />
kiểm tra thường xuyên việc giảng dạy của giáo viên trong khối . Những điểm <br />
cần chú ý khi kiểm tra: <br />
Kiểm tra cần nêu bật được nội dung chủ yếu nhất, quan trọng nhất đã <br />
ảnh hưởng đến chất lượng kiến thức, kỹ năng kỹ xảo của học sinh, đến việc <br />
giáo dục HS cũng như chất lượng bài giảng và việc thực hiện các yêu cầu của <br />
chương trình. <br />
Biết rõ các yêu cầu về nội dung chương trình của bài dạy, các quy định <br />
của chương trình phải đọc, nghiên cứu kỹ tài liệu.<br />
Nắm vững các yêu cầu đối với một giờ dạy. <br />
Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng kiến thức, kỹ năng và nhất là hạnh kiểm, <br />
tư cách của học sinh không chỉ thể hiện ở giờ học trên lớp mà còn ở các mặt <br />
hoạt động khác. Do đó mà có thể sử dụng hình thức kiểm tra khác, diện rộng <br />
hơn. Có thể nêu một số nội dung và phương pháp kiểm tra khác như sau: <br />
Việc chuẩn bị bài dạy và chuẩn bị các biện pháp giáo dục.<br />
Việc thực hiện chương trình; Gặp gỡ riêng một số học sinh để hiểu rõ <br />
hơn các biện pháp kiểm tra của giáo viên.<br />
Quan sát giờ dạy, sổ sách của lớp, vở học sinh, chất lượng thực tế viết <br />
hoặc thực hành để đánh giá tình trạng kiến thức, độ sâu kiến thức của học sinh.<br />
Kiểm tra việc dạy cho học sinh cách học và rèn luyện khả năng tự học.<br />
Kiểm tra việc giáo dục học sinh lúc dạy ở trong lớp và ngoài lớp. Công <br />
tác ngoại khóa theo chương trình.<br />
Tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.<br />
Lưu ý: Để hoạt động chuyên môn nhà trường đạt hiệu quả cao cần chú <br />
trọng công tác trao đổi, tư vấn và điều chỉnh kịp thời sau kiểm tra.<br />
Sinh hoạt tổ khối theo định kì, thường xuyên trong tháng<br />
Song song với việc giảng dạy trên lớp trong các buổi sinh hoạt tổ khối <br />
1lần / tuần khối trưởng phải là người chủ đạo. Trước tiên phải nắm tình hình <br />
học tập, giảng dạy tuần vừa qua từ đó đánh giá lại những mặt đã làm được và <br />
Người thực hiện: Trần Thị Hoa Đ<br />
6 ơn vị: TH Phan Bội <br />
Châu <br />
ĐỀ TÀI : Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường<br />
chưa làm được từ đó rút kinh nghiệm trong khối. Muốn như vậy khối trưởng <br />
phải theo sát về việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa, về chất lượng <br />
giảng dạy giáo viên theo sự vận dụng linh hoạt của chương trình.<br />
Chỉ đạo đánh giá tiết dạy <br />
Nêu những mặt ưu điểm và hạn chế tồn tại của tiết dạy. Nêu rõ những <br />
hạn chế cần thay đổi cho phù hợp.<br />
Thời lượng phân phối chương trình cho mỗi bài học có phù hợp với <br />
thực tế giảng dạy hay không, Thời gian …<br />
Các phương pháp nào trong từng môn đã được sử dụng nhiều và phát <br />
huy hiệu quả cao. <br />
Khi đánh giá động viên, khuyến khích giáo viên tự tin khi thảo luận, góp <br />
ý về các tình huống có vấn đề từ thực tế giảng dạy mà giáo viên rút ra để trao <br />
đổi trong khi sinh hoạt tổ khối chuyên môn là thiết thực nhất giúp nâng cao hiệu <br />
quả giảng dạy cũng như đẩy mạnh phong trào chuyên môn của tổ khối và của <br />
trường.<br />
Chỉ đạo các phong trào<br />
Chỉ đạo từng lớp phải ý thức trách nhiệm với phong trào vở sạch chữ đẹp, <br />
phong trào thi học sinh giỏi , học sinh năng khiếu….xác định đây là công việc <br />
thường xuyên của giáo viên. Tổ chức thi đua giữa các khối. Cuối năm có đánh <br />
giá xếp loại cụ thể.<br />
Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho tổ trưởng <br />
Ngay từ trong hè để chuẩn bị cho năm học mới Ban giám hiệu đã từng <br />
bước lập lại nề nếp, kỷ cương nhà trường như sau: khi họp bàn dự kiến nhân <br />
sự các khối, lớp. Ban giám hiệu đã xem xét, nắm năng lực, hoàn cảnh của từng <br />
giáo viên để phân công giảng dạy ở các điểm trường hợp lý tạo điều kiện cho <br />
giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Lựa chọn những giáo viên có năng lực <br />
chuyên môn vững và được sự tín nhiệm của giáo viên để làm tổ trưởng. Đây là <br />
những hạt nhân giúp cho hoạt động chuyên môn nhà trường đi lên. Ban giám <br />
Người thực hiện: Trần Thị Hoa Đ<br />
7 ơn vị: TH Phan Bội <br />
Châu <br />
ĐỀ TÀI : Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường<br />
hiệu phải hướng dẫn tận tình đội ngũ cốt cán này. Sau khi chọn được các tổ <br />
khối trưởng Ban giám hiệu cùng các tổ trưởng, Đoàn thể họp để bàn bạc và đề <br />
ra chỉ tiêu kế hoạch, phương hướng, biện pháp nhằm thực hiện đúng theo chỉ <br />
tiêu quy chế năm học, về công tác chuyên môn của các tổ khối, kế hoạch năm, <br />
từng học kỳ, từng tháng, từng tuần và phổ biến nội dung công việc phải cụ thể. <br />
Trên cơ sở dựa theo kế hoạch chỉ đạo của các cấp. Để các tổ khối trưởng nắm <br />
vững về hoạt động của tổ khối chuyên môn, triển khai phổ biến các loại hồ sơ, <br />
sổ sách của khối một cách thống nhất theo qui định. Phổ biến kế hoạch bám sát <br />
kế hoạch của Sở, của Phòng giáo dục đào tạo, của trường để từ đó định hướng <br />
cho tổ trưởng lập kế hoạch cho phù hợp với đặc điểm tình hình của khối. Kết <br />
hợp với Nhà trường, Công đoàn thống nhất chỉ tiêu lớn, chất lượng giảng dạy <br />
được xét vào thi đua khen thưởng cuối kỳ, cuối năm. Phổ biến cho tổ khối <br />
trưởng các khối nắm vững thông tư của BGD&ĐT về cách đánh giá học sinh <br />
tiểu học và các văn bản khác liên quan đến giảng dạy. Ban giám hiệu hướng <br />
dẫn tổ khối trưởng các khối căn cứ vào kết quả giảng dạy trong năm học trước <br />
và rút ra những kinh nghiệm cần thiết để từ đó định hướng cho việc giảng dạy <br />
trong năm học tiếp theo. Bám sát phương hướng nhiệm vụ năm học để đề ra kế <br />
hoạch hoạt động cụ thể và phổ biến cho giáo viên qua các buổi họp khối.<br />
<br />
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp <br />
<br />
Để thực hiện tốt đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn, <br />
nắm chắc các văn bản, triển khai kịp thời, có tầm nhìn, xây dựng chiến lược <br />
dài hạn. Xác định công tác bồi dưỡng chuyên môn cho các tổ trưởng chuyên <br />
môn là việc làm thường xuyên, có định hướng. <br />
<br />
Từ những giải pháp, biện pháp của đề tài trên chúng ta thấy nó có mối <br />
quan hệ chặt chẽ với nhau để hỗ trợ cho nhau trong việc giải quyết các vấn đề. <br />
Nếu thiếu một trong các giải pháp thì đề tài không có mối quan hệ chặt chẽ, bổ <br />
trợ cho nhau như vai trò của người CBQL nếu chưa thể hiện hết năng lực <br />
<br />
Người thực hiện: Trần Thị Hoa Đ<br />
8 ơn vị: TH Phan Bội <br />
Châu <br />
ĐỀ TÀI : Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường<br />
chuyên môn, gương mẫu trong các hoạt động, trong công tác tự học, tự rèn thì <br />
việc chỉ đạo cho giáo viên trong công tác tự học nâng cao nghiệp vụ chuyên môn <br />
không hiệu quả.<br />
Để thực hiện thành công trong công tác chỉ đạo chuyên môn việc phối <br />
hợp chặt chẽ giữa Ban giám hiệu và các bộ phận đoàn thể đặc biệt là các tổ <br />
trưởng cực kì quan trọng. Để hình thành tốt nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn thì <br />
đòi hỏi:<br />
Người CBQL cần gương mẫu trong công việc thực hiện tốt quy chế <br />
chuyên môn. Phát động mọi thành viên trong nhà trường tham gia hoạt động dạy <br />
và học. Thường xuyên quan tâm và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tâm huyết với <br />
nghề, có hướng phấn đấu vươn lên. Khi được sự quan tâm, động viên kịp thời <br />
của BGH giáo viên tự tin hơn, thoải mái hơn khi trao đổi công việc với BGH <br />
nhà trường cùng giải quyết hỗ trợ cho nhau đã đưa phong trào dạy và học ngày <br />
càng đi lên. <br />
<br />
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
*Kết quả khảo nghiệm <br />
Kết quả các cuộc thi của giáo viên:<br />
Năm học 2014 2015 Năm học 2015 2016<br />
Nội dung<br />
Cấp trường Cấp huyện Cấp trường Cấp huyện<br />
Giáo viên giỏi 11 02 13 2<br />
SKKN 14 2 15 2<br />
GAĐT 3 2 3 2<br />
<br />
<br />
Kết quả các cuộc thi của học sinh: <br />
Năm học 2014 2015 Năm học 2015 2016<br />
Nội dung Cấp Cấp Cấp Cấp <br />
Cấp tỉnh Cấp tỉnh<br />
trường huyện trường huyện<br />
TIẾNG ANH 16 5 01 17 08 01<br />
TOÁN <br />
35 16 01 45 22 02<br />
INTERNET<br />
Người thực hiện: Trần Thị Hoa Đ<br />
9 ơn vị: TH Phan Bội <br />
Châu <br />
ĐỀ TÀI : Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường<br />
Chất lượng GD của học sinh: <br />
Năm học: 2014 2015<br />
̣ 39/241 ( 99.2 %); Chưa HT môn hoc: 0<br />
HT cac môn hoc: 2<br />
́ ̣ 2 em tỷ lệ 0,8 %<br />
̉ NL: Đạt: 240/241 tỷ lệ 99,6%; Phat triên <br />
Phat triên<br />
́ ́ ̉ PC: Đạt 241/241 tỷ <br />
lệ 100%.<br />
HTCT lớp học: 239/241 tỷ lệ 99.2 %<br />
HTCTTH: 40/40 tỷ lệ 100%; <br />
Khen thưởng: 198 lượt học sinh tỷ lệ 82,2% <br />
Năm học: 2015 2016<br />
̣<br />
HT cac môn hoc: 255/258 ( 98.8 %); Ch<br />
́ ưa HT cac môn hoc: 03 em t<br />
́ ̣ ỷ lệ <br />
1.2 %.<br />
̉ NL: Đạt: 258/258 tỷ lệ 100%; Phat triên <br />
Phat triên<br />
́ ́ ̉ PC: Đạt 258/258 tỷ lệ <br />
100%.<br />
HTCT lớp học: 255/258 tỷ lệ 98.8 %<br />
HTCTTH: 54/54 tỷ lệ 100%; HTCTTHĐ độ tuổi: 50/54 tỷ lệ 92.6%<br />
Hiệu quả đào tạo: 54/55 tỷ lệ: 98.2% (đầu vào 59 – chuyển đi 4 – 1 hs ở <br />
lại)<br />
Khen thưởng: 245 lượt học sinh tỷ lệ 95% <br />
Giá trị khoa học<br />
Qua quá trình nghiên cứu đề tài và đã vận dụng tại đơn vị kết quả: chất <br />
lượng giáo dục nhà trường đã được nâng cao góp phần nâng cao chất lượng <br />
giáo dục cho ngành giáo dục đào tạo huyện Krông Ana ngày càng khởi sắc.<br />
<br />
Lãnh đạo trường đã nhận thức được vấn đề này nên đã có nhiều biện <br />
pháp, kế hoạch để chỉ đạo công tác này như thông qua kiểm tra, dự giờ góp ý, <br />
tổ chức các hội thi.<br />
<br />
Trường đã có đội ngũ tổ trưởng chuyên môn giúp nhà trường thực hiện <br />
có hiệu quả trong công tác dạy và học. cùng giải quyết hỗ trợ cho nhau đã đưa <br />
<br />
Người thực hiện: Trần Thị Hoa Đ<br />
10 ơn vị: TH Phan Bội <br />
Châu <br />
ĐỀ TÀI : Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường<br />
phong trào dạy và học ngày càng đi lên. Xuất phát từ sự nhiệt tình năng động, <br />
giáo viên tự giác, tâm huyết với công việc, được sự quan tâm, động viên kịp thời <br />
của BGH giáo viên tự tin hơn, thoải mái hơn khi trao đổi công việc với BGH <br />
nhà trường.<br />
<br />
Đề ra được các biện pháp thực hiện đúng với thực tế hoạt động của các <br />
tổ trong trường, được đồng tình thống nhất cao của tập thể giáo viên, có sự hỗ <br />
trợ của đồng nghiệp có trình độ chuyên môn vững vàng cùng tham gia thực <br />
hiện, sinh hoạt chuyên môn định kì của các tổ chuyên môn thường xuyên góp ý <br />
đánh giá các hoạt động chuyên môn của giáo viên. Phong trào dạy và học ngày <br />
càng đi lên.<br />
<br />
Để có được kết quả trên là được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và <br />
chính quyền các cấp, của ngành giáo dục và các tổ chức, ban ngành đoàn thể địa <br />
phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thầy và trò trường TH Phan Bội <br />
Châu thực hiện tốt nhiệm vụ năm học đề ra. <br />
Sự nổ lực phấn đấu không ngừng của Ban lãnh đạo nhà trường, đội ngũ <br />
thầy cô giáo mà điển hình là những hạt nhân chính trị tiêu biểu trong phong trào <br />
thi đua, tạo nên sự đồng thuận, đồng bộ trong các hoạt động phong trào nói <br />
chung và hoạt động chuyên môn nói riêng. <br />
Sự đóng góp nhiệt tình, sự thông cảm sẻ chia của các bậc cha mẹ học <br />
sinh đối với nhà trường.<br />
Sự tham mưu đắc lực của ban giám hiệu đối với các cấp thẩm quyền, <br />
các đoàn thể địa phương và các ban ngành liên quan. <br />
Với những kinh nghiệm hướng dẫn chỉ đạo hoạt động chuyên môn như trên <br />
tôi thấy hoạt động chuyên môn trong nhà trường chất lượng giảng dạy được <br />
nâng cao. Sinh hoạt các tổ khối đã đi vào nề nếp. Tổ chức tốt các buổi họp tổ <br />
khối. Sinh hoạt tổ khối đều đặn 1 lần / tuần, nội dung phong phú và có chất <br />
lượng. Giáo viên đã chủ động tham gia thảo luận sôi nổi trong các buổi họp. <br />
Không còn các buổi sinh hoạt tổ khối dưới dạng hình thức và kém hiệu quả. <br />
Người thực hiện: Trần Thị Hoa Đ<br />
11 ơn vị: TH Phan Bội <br />
Châu <br />
ĐỀ TÀI : Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường<br />
Hiện nay nhà trường đã có đội ngũ tổ trưởng chuyên môn nhiệt tình năng động, <br />
giáo viên tự giác, tâm huyết với công việc. Tập thể nhà trường hằng năm được <br />
UBND huyện tặng giấy khen, Danh hiệu tập thể lao động Xuất sắc. Bằng <br />
khen UBND tỉnh…Chất lượng đại trà được nâng cao.<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
<br />
1. Kết luận<br />
<br />
Sau nhiều năm xây dựng, phấn đấu cùng với việc đẩy mạnh các hoạt <br />
động phong trào thi đua nói chung thì phong trào thi đua dạy và học tại trường <br />
TH Phan Bội châu vẫn là hoạt động giữ vai trò chủ đạo và nó đã đạt được <br />
những kết quả đáng kể trong việc duy trì và phát triển về số lượng, nâng cao <br />
chất lượng, góp phần duy trì truyền thống cho nhà trường trong nhiều năm qua. <br />
Nhiệm vụ dạy và học của nhà trường có tầm quan trọng hàng đầu. Muốn <br />
chuyên môn của trường phát triển mạnh cần phải quan tâm đặc biệt là phải <br />
phối hợp chặt chẽ giữa ban giám hiệu và các bộ phận đoàn thể đặc biệt là các <br />
tổ trưởng. Để hình thành tốt nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn thì đòi hỏi:<br />
CBQL cần gương mẫu trong công việc thực hiện tốt quy chế chuyên <br />
môn. Phát động mọi thành viên trong nhà trường tham gia hoạt động dạy và <br />
học. Thường xuyên quan tâm và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tâm huyết với <br />
nghề, có hướng phấn đấu vươn lên. <br />
Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện Năng lực chuyên môn đội ngũ CB, <br />
giáo viên và chất lượng giảng dạy của nhà trường được nâng lên rõ rệt .<br />
2. Kiến nghị<br />
* Đề xuất kiến nghị đối với Giáo viên.<br />
Nhiệt tình, tận tụy với công việc giáo dục trẻ. Thương yêu, chăm sóc và <br />
thực sự là chỗ dựa tinh thần cho học sinh trong những khó khăn.<br />
Chủ động kiến thức, nhạy bén và linh hoạt trong đổi mới phương pháp <br />
giảng dạy. Tạo được sự thoải mái cho từng giờ dạy trên lớp.<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Thị Hoa Đ<br />
12 ơn vị: TH Phan Bội <br />
Châu <br />
ĐỀ TÀI : Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường<br />
Tích cực và tự giác trong hoạt động thi đua nói chung và thi đua dạy và <br />
học nói riêng . Tránh thụ động và ỷ lại.<br />
* Đề xuất kiến nghị đối với Tổ chuyên môn và Ban giám hiệu.<br />
Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, giúp giáo viên sữa chữa, điều <br />
chỉnh thiếu sót kịp thời.<br />
Thẳng thắn và nghiêm túc đối với các biểu hiện vi phạm quy chế <br />
chuyên môn. Đầu tư kinh phí cho các hoạt động dạy và học .<br />
Công bằng, dân chủ trong đánh giá xếp loại viên chức hàng năm. Chú ý <br />
đến sự tiến bộ của giáo viên, động viên khuyến khích kịp thời.<br />
Phòng giáo dục nên thường xuyên mở lớp tổ chức tập huấn nghiệp vụ <br />
quản lí và những chuyên đề hay cho đội ngũ khối trưởng trong toàn huyện được <br />
học tập. Nhằm nâng cao năng lực quản lí trong từng tổ khối được tốt hơn.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân với nội dung “Một số <br />
biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường”. Trong quá trình <br />
thực hiện chắc chắn không tránh được thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp <br />
ý xây dựng của các đồng nghiệp. <br />
Tôi xin trân trọng và cảm ơn./. <br />
Krông Ana, ngày 10 tháng 3 năm 2017<br />
Người thực hiện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Hoa <br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Thị Hoa Đ<br />
13 ơn vị: TH Phan Bội <br />
Châu <br />
ĐỀ TÀI : Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN<br />
<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Thị Hoa Đ<br />
14 ơn vị: TH Phan Bội <br />
Châu <br />
ĐỀ TÀI : Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Điều lệ trường tiểu học Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT<br />
BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.<br />
2. Hồ sơ lưu của trường TH Phan Bội Châu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Thị Hoa Đ<br />
15 ơn vị: TH Phan Bội <br />
Châu <br />
ĐỀ TÀI : Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
PHẦN VÀ NỘI DUNG TRANG<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1<br />
<br />
3.Đối tượng nghiên cứu. 2<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài. 2<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu. 2<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 2<br />
b) Nhom PP nghiên c<br />
́ ứu thực tiễn 2<br />
II. Phần nội dung 2<br />
1.Cơ sở lý luận 2<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 3<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp: 3<br />
<br />
a) Mục tiêu của giải pháp 3<br />
<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. 3<br />
<br />
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 8<br />
Người thực hiện: Trần Thị Hoa Đ<br />
16 ơn vị: TH Phan Bội <br />
Châu <br />
ĐỀ TÀI : Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường<br />
<br />
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
9<br />
nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị 11<br />
<br />
1. Kết luận 11<br />
<br />
2. Kiến nghị 12<br />
<br />
Danh mục các tài liệu tham khảo 14<br />
Mục lục 15<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Thị Hoa Đ<br />
17 ơn vị: TH Phan Bội <br />
Châu <br />