“Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiệm tra nội bộ ở trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
TÓM TẮT SÁNG KIẾN<br />
Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non rất <br />
phức tạp và nhiều mặt đòi hỏi phải có sự kiểm tra thường xuyên và có kế <br />
hoạch. Kiểm tra hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong trường <br />
mầm non là sự nghiệp và trách nhiệm của lãnh đạo các cơ quan quản lý giáo <br />
dục, là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý giáo dục. <br />
Trường học chính là nơi kết tinh trình độ văn minh của một quốc gia, là <br />
nơi giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người có ích cho xã hội, giúp cho học <br />
sinh phát triển toàn diện về mọi mặt. Muốn tạo chuyển biến cơ bản về chất <br />
lượng giáo dục trong trường học trước hết cần chú trọng nâng cao chất lượng <br />
đội ngũ nhà giáo. Bởi vì, đội ngũ nhà giáo là nhân tố hàng đầu quyết định chất <br />
lượng giáo dục. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là yêu cầu cấp <br />
bách để giáo dục phát triển. <br />
Để thực hiện được có hiệu quả việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo <br />
viên thì thường xuyên cần có sự kiểm tra, đôn đốc, giám sát, nhắc nhở uốn <br />
nắn của các cấp quản lý giáo dục. Trong thực tế, công tác kiểm tra nội bộ <br />
trường học trong nhiều năm qua phần đa còn nặng về hình thức, thực hiện <br />
chưa thật đầy đủ theo tinh thần các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của ngành, <br />
việc tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp loại hoạt động của các bộ phận chưa có <br />
tác dụng tích cực thúc đẩy các hoạt động trong nhà trường, vì sau mỗi lần <br />
kiểm tra chưa có giải pháp cụ thể để phát huy những mặt mạnh và khắc phục <br />
những mặt còn hạn chế.<br />
Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ ở <br />
trường Mầm non” nhằm nâng cao chất lượng quản lý trường Mầm non, góp <br />
phần khắc phục những khiếm khuyết trong khâu quản lý được tôi áp dụng lần <br />
đầu trong năm học 2016 2017 nơi tôi công tác.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiệm tra nội bộ ở trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động nghiệp vụ của người quản lý <br />
nhằm điều tra, theo dõi, xem xét, kiểm soát, phát hiện, kiểm nghiệm sự diễn <br />
biến và kết quả của các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường <br />
và đánh giá kết quả các hoạt động giáo dục đó có phù hợp với mục tiêu, kế <br />
hoạch, chuẩn mực, quy chế đã đề ra hay không, qua đó kịp thời động viên mặt <br />
tốt, điều chỉnh uốn nắn những mặt chưa đạt nhằm nâng cao chất lượng và <br />
hiệu quả giáo dục đào tạo trong nhà trường. Đề tài này giúp những người làm <br />
công tác kiểm tra nội bộ trường học nắm rõ hơn về mục đích và nhiệm vụ <br />
kiểm tra nội bộ trong trường. Xác định rõ đối tượng và nội dung kiểm tra, <br />
nắm vững nguyên tắc và các hình thức kiểm tra nội bộ. <br />
Sáng kiến này tôi đã mạnh dạn áp dụng tại trường Mầm non nơi công <br />
tác và đạt kết quả tương đối tốt. Một số biện pháp tôi đưa ra trong sáng kiến <br />
là các công việc của Hiệu trưởng các trường học trong công tác kiểm tra nội <br />
bộ trường học. Song trong sáng kiến này tôi đã phát huy vai trò của cấp Phó <br />
trong công tác kiểm tra nội bộ trường học. Bởi cấp Phó là những tham gia trực <br />
tiếp và nhiều nhất trong công tác kiểm tra nội bộ trường học. <br />
Kiểm tra nội bộ trường học là một công cụ sắc bén góp phần tăng <br />
cường hiệu lực quản lý nhà trường. Nếu kiểm tra, đánh giá chính xác, chân <br />
thực sẽ có tác dụng giúp Ban Giám Hiệu xác định mức độ, giá trị, các yếu tố <br />
ảnh hưởng, từ đó tìm ra được những nguyên nhân và đề ra những biện pháp <br />
điều chỉnh có hiệu quả. <br />
Công tác kiểm tra nội bộ trường mầm non là một trong những công việc <br />
thường xuyên của Người quản lý. Làm tốt công tác này, Người quản lý sẽ góp <br />
phần thúc đẩy các hoạt động toàn diện của nhà trường đi lên, tránh được <br />
những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra. Kiểm tra nội bộ trường mầm non có <br />
được làm thường xuyên thì hoạt động của nhà trường mới được đi vào nề <br />
nếp, đạt hiệu quả cao trong công việc. Người quản lý phải nhận thức được <br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiệm tra nội bộ ở trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý kiểm tra nội bộ trong trường <br />
mầm non thì mới có định hướng và xây dựng kế hoạch kiểm tra sát với thực <br />
tế và thực hiện một cách linh hoạt, gọn nhẹ, từ đó hoàn thành vai trò, trách <br />
nhiệm được giao.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiệm tra nội bộ ở trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
MÔ TẢ SÁNG KIẾN<br />
<br />
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến<br />
Trường học chính là nơi kết tinh trình độ văn minh của một quốc gia, là <br />
nơi giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người có ích cho xã hội, giúp cho học <br />
sinh phát triển toàn diện về mọi mặt. Muốn tạo chuyển biến cơ bản về chất <br />
lượng giáo dục trong trường học trước hết cần chú trọng nâng cao chất lượng <br />
đội ngũ nhà giáo. Bởi vì, đội ngũ nhà giáo là nhân tố hàng đầu quyết định chất <br />
lượng giáo dục. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là yêu cầu cấp <br />
bách để giáo dục phát triển. <br />
Để thực hiện được có hiệu quả việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo <br />
viên thì thường xuyên cần có sự kiểm tra, đôn đốc, giám sát, nhắc nhở uốn <br />
nắn của các cấp quản lý giáo dục.<br />
Nghị quyết TW Đảng toàn quốc khóa XII có đoạn viết: “Đẩy mạnh công <br />
tác kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất việc tổ chức thực hiện các nghị <br />
quyết, kết luận của Đảng. Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân thực hiện không <br />
nghiêm túc các nội dung nghị quyết, kết luận của Đảng; khen thưởng kịp thời <br />
tập thể, cá nhân thực hiện có hiệu quả.” <br />
Trong công tác quản lý trường mầm non, kiểm tra vừa là một chức năng <br />
quan trọng, vừa là một biện pháp quản lý có hiệu quả, người quản lý kiểm tra <br />
mọi hoạt động trong nhà trường cũng chính là kiểm tra hoạt động quản lý của <br />
mình. Qua kiểm tra giúp cán bộ quản lý nắm được đầy đủ những thông tin <br />
cần thiết về tình hình thực hiện nhiệm vụ, đánh giá đúng phẩm chất, năng lực <br />
của cán bộ giáo viên, phát hiện đúng những lệch lạc, thiếu sót để kịp thời bổ <br />
sung điều chỉnh, uốn nắn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong nhà <br />
trường. Mặt khác việc kiểm tra của người quản lý có tác động đến hành vi <br />
của cán bộ giáo viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với công <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiệm tra nội bộ ở trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
việc, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững, đúng hướng của nhà <br />
trường. Người quản lý buông lỏng công tác kiểm tra nội bộ cũng chính là <br />
buông lỏng công tác quản lý.<br />
Kiểm tra trước hết là vì sự tiến bộ của cá nhân, của tập thể trong công <br />
tác, phát huy những mặt tốt, mặt tích cực, ngăn chặn, uốn nắn những lệch lạc <br />
của tập thể, cá nhân khi tiến hành công việc. Đồng thời qua kiểm tra, người <br />
quản lý thấy được mức độ hợp lý, chưa hợp lý trong công tác quản lý chỉ đạo <br />
trên cơ sở đó có những biện pháp điều chỉnh, hoàn thiện công tác, nghiệp vụ <br />
quản lý chỉ đạo của mình. Kiểm tra tác động đến hành vi của con người, nâng <br />
cao tinh thần trách nhiệm của họ, qua kiểm tra đánh giá thấy được mức độ <br />
hoàn thành công việc mà khen thưởng, động viên các sáng kiến, thành tích… <br />
của cán bộ giáo viên trong tập thể nhà trường.<br />
Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động nghiệp vụ của người quản lý <br />
nhằm điều tra, theo dõi, xem xét, kiểm soát, phát hiện, kiểm nghiệm sự diễn <br />
biến và kết quả của các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường <br />
và đánh giá kết quả các hoạt động giáo dục đó có phù hợp với mục tiêu, kế <br />
hoạch, chuẩn mực, quy chế đã đề ra hay không, qua đó kịp thời động viên mặt <br />
tốt, điều chỉnh uốn nắn những mặt chưa đạt nhằm nâng cao chất lượng và <br />
hiệu quả giáo dục đào tạo trong nhà trường.<br />
Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non rất <br />
phức tạp và nhiều mặt đòi hỏi phải có sự kiểm tra thường xuyên và có kế <br />
hoạch. Kiểm tra hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong trường <br />
mầm non, là sự nghiệp và trách nhiệm của lãnh đạo các cơ quan quản lý giáo <br />
dục, là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý giáo dục. <br />
Trong thực tế, công tác kiểm tra nội bộ trường học trong nhiều năm qua <br />
phần đa còn nặng về hình thức, thực hiện chưa thật đầy đủ theo tinh thần các <br />
văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của ngành, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp <br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiệm tra nội bộ ở trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
loại hoạt động của các bộ phận chưa có tác dụng tích cực thúc đẩy các hoạt <br />
động trong nhà trường, vì sau mỗi lần kiểm tra chưa có giải pháp cụ thể để <br />
phát huy những mặt mạnh và khắc phục những mặt còn hạn chế.<br />
Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên “Một số biện pháp nâng <br />
cao chất lượng kiểm tra nội bộ ở trường Mầm non” nhằm nâng cao chất <br />
lượng quản lý trường Mầm non, góp phần khắc phục những khiếm khuyết <br />
trong khâu quản lý. Không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ <br />
trong nhà trường.<br />
2. Cơ sở lý luận của vấn đề<br />
2.1. Cơ sở lý luận<br />
Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công <br />
việc hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực <br />
hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt đến đâu và <br />
như thế nào. Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và <br />
điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức phát triển.<br />
Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động nhằm xem xét và đánh giá diễn <br />
biến cũng như kết quả các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà <br />
trường nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà <br />
trường và người giáo viên nói riêng.<br />
Công tác kiểm tra nội bộ trường học là một nội dung quan trọng không thể <br />
thiếu trong kế hoạch, nhiệm vụ năm học hàng năm của người quản lý. Bởi vì, <br />
mục đích của công tác này là đánh giá toàn diện tất cả các mặt hoạt động của <br />
cán bộ, giáo viên, nhân viên, các bộ phận và các tổ chức đoàn thể trong nhà <br />
trường trong từng năm học. Trên cơ sở kiểm tra nội bộ trường học, ban giám <br />
hiệu đối chiếu với các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của <br />
các cấp; các hướng dẫn công tác thanh kiểm tra trong năm học của Sở Giáo <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiệm tra nội bộ ở trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
dục và Đào tạo, của Phòng Giáo dục về mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội <br />
dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn; việc thực hiện các quy <br />
định về điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục, để thực <br />
hiện tốt nhiệm vụ năm học của nhà trường. Lấy kết quả kiểm tra làm cơ sở <br />
đánh giá, xếp loại việc thực hiện nhiệm vụ được phân công của cán bộ, giáo <br />
viên, nhân viên trong đơn vị mình. <br />
Thông qua kiểm tra nội bộ giúp ban giám hiệu hình thành cơ chế điều <br />
chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý nhà trường, nhằm nâng cao chất <br />
lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường.<br />
Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp <br />
ban giám hiệu tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn <br />
có hiệu quả. Như vậy, kiểm tra vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để đảm bảo <br />
thực hiện các mục tiêu. Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và <br />
giúp đỡ giáo viên, các thành viên làm việc có hiệu quả hơn.<br />
Hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường rất phong phú, phức <br />
tạp và nhiều mặt. Ban giám hiệu có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ công việc, <br />
hoạt động, mối quan hệ, kết quả của toàn bộ quá trình dạy học giáo dục và <br />
những điều kiện phương tiện của nó, không loại trừ mặt nào. <br />
Vì vậy thực hiện tốt việc nghiên cứu lí luận và thực hiện tốt công tác <br />
kiểm tra nội bộ trong trường mầm non chính là để nâng cao hiệu lực quản lý <br />
trường học của Ban giám hiệu.<br />
2.2. Cơ sở thực tiễn<br />
Giáo dục đào tạo con người không đơn giản mà là cả một quá trình khó <br />
khăn, lâu dài do đó Ban Giám Hiệu nhà trường thường xuyên hay định kỳ phải <br />
kiểm tra toàn bộ hoạt động, công việc và mối quan hệ trong trường để kịp <br />
thời theo dõi, phát hiện kiểm soát, phòng ngừa và đánh giá chính xác nhằm <br />
động viên, giúp đỡ, uốn nắn, điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, <br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiệm tra nội bộ ở trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
quy chế. Trên cơ sở đó rút kinh nghiệm, cải tiến cơ chế quản lý và hoàn thiện <br />
chu trình quản lý mới phù hợp hơn, đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả <br />
GD&ĐT trong nhà trường.<br />
Kiểm tra là 1 quy trình, quy trình này dù diễn ra ở đâu, dù đang kiểm tra <br />
cái gì, dạng kiểm tra nào cũng bao gồm 3 bước như sau:<br />
1. Xây dựng các tiêu chuẩn<br />
2. Đo lường việc thực hiện nhiệm vụ theo các tiêu chuẩn này.<br />
3. Điều chỉnh sự khác biệt giữa thành tích đạt được với các tiêu chuẩn và <br />
các kế hoạch.<br />
Hành động điều chỉnh = Hành động phát huy + hành động uốn nắn + <br />
hành động xử lý.<br />
Như vậy thực tiễn đòi hỏi sự cần thiết phải thực hiện kiểm tra nội bộ ở <br />
trường mầm non. Quản lý mà không có kiểm tra thì quản lý sẽ kém hiệu quả <br />
và trở thành quan liêu.<br />
3. Đặc điểm tình hình nhà trường<br />
Trường mầm non nơi tôi công tác là trường mới được thành lập với 16 <br />
phòng học. Tổng số học sinh trong nhà trường là 465 trẻ.<br />
3.1. Thuận lợi<br />
Nhà trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương, sự <br />
quan tâm của ngành, sự nhiệt tình ủng hộ của các bậc phụ huynh nên nhà <br />
trường luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. <br />
Nhà trường có đủ đội ngũ CBGV NV để đáp ứng các yêu cầu chăm <br />
sóc giáo dục trẻ<br />
Tổng số đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên : 48 người<br />
Tổn Ban giám hiệu Giáo viên Nhân viên Trình độ chuyên <br />
g số môn<br />
TS Nữ TS Biên Hợp TS Biên Hợp Đạ Cao Trung <br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiệm tra nội bộ ở trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
Biên Hợp chế đồn chế đồn i đẳn cấp<br />
chế đồn g g họ g<br />
g c<br />
<br />
<br />
48 04 04 0 35 18 17 09 05 04 22 09 17<br />
<br />
<br />
Ban giám hiệu, tổ trưởng tổ chuyên môn có uy tín, có phẩm chất đạo <br />
đức tư cách tốt, được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, trình độ chuyên môn <br />
nghiệp vụ vững vàng. Hiệu trưởng là giáo viên đã từng giảng dạy và làm công <br />
tác quản lý trên 10 năm. Phó hiệu trưởng làm công tác quản lí nhiều năm nên <br />
có nhiều kinh nghiệm trong quản lý điều hành.<br />
Đa số giáo viên nhiệt tình công tác, tay nghề vững vàng có nhiều kinh <br />
nghiệm trong chuyên môn, nghiệp vụ, đào tạo đúng chuẩn và trên chuẩn <br />
(trong đó 78% số cán bộ giáo viên có trình độ trên chuẩn). Có 90% số giáo viên <br />
đã biết sử dụng máy vi tính. Một số giáo viên khác đang theo học các lớp đại <br />
học tại chức; Đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm xây dựng nội bộ <br />
đoàn kết thống nhất.<br />
3.2. Khó khăn<br />
Các tổ trưởng chuyên môn chưa được bồi dưỡng qua nghiệp vụ quản <br />
lý nên điều hành tổ chuyên môn, việc xử lý công việc đôi lúc chưa linh hoạt, <br />
chưa sáng tạo trong việc thực hiện kế hoạch đề ra.<br />
Đội ngũ giáo viên không đồng đều, một số giáo viên nhiệt tình nhưng <br />
còn thiếu kinh nghiệm trong công tác và chưa thực sự mạnh dạn trong việc <br />
lập kế hoạch bài dạy của mình theo hướng dạy học lấy trẻ làm trung tâm; <br />
một số giáo viên tiếp cận với đổi mới phương pháp còn chậm; trong quá trình <br />
kiểm tra còn nể nang chưa mạnh dạn góp ý cho đồng nghiệp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiệm tra nội bộ ở trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
Các lớp diện tích nhỏ, số học sinh đông nêm việc tổ chức thực hiện <br />
các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ khó khăn.<br />
4. Đánh giá thực trạng việc kiểm tra nội bộ của trường mầm non <br />
4.1. Ưu điểm<br />
Nắm được mục đích và nhiệm vụ kiểm tra nội bộ trong trường. Xác <br />
định rõ đối tượng và nội dung kiểm tra, nắm vững nguyên tắc và các hình thức <br />
kiểm tra nội bộ. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học sau khi có nhiệm vụ năm <br />
học mới Ban Giám Hiệu xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học của trường <br />
đã xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trong trường mầm non v ới các nội <br />
dung như: kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ giáo viên, kiểm tra hồ sơ sổ sách, <br />
kiểm tra tài sản, kiểm tra tài chính, kiểm tra An toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm <br />
tra vệ sinh môi trường, dự giờ hội giảng… theo từng tháng, từng tuần trong <br />
năm học.<br />
4.2. Hạn chế <br />
Từ đặc điểm tình hình của nhà trường như các lớp học không ở tập trung <br />
tại một điểm nên việc kiểm tra nội bộ thực hiện chưa thường xuyên ổn định, <br />
giáo viên có tuổi đời không đồng đều… Công tác kiểm tra đánh giá còn mang <br />
tính hình thức, động viên, dẫn đến đa số giáo viên có ý thức trách nhiệm hoàn <br />
thành tốt công việc được giao, song bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên <br />
nhận thức còn hạn chế, sống ỉ lại, chây lười, làm việc thiếu tinh thần trách <br />
nhiệm nên thực hiện nhiệm vụ được giao một cách qua loa, chống đối, chất <br />
lượng chưa cao.<br />
Việc kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ giáo viên thường dồn ép vào cuối <br />
học kỳ I và cuối năm. Do vậy việc kiểm tra còn qua loa, nương nhẹ, nhiều khi <br />
chưa thống nhất được quan điểm xếp loại hồ sơ, xếp loại dự giờ, đánh giá <br />
xếp loại giáo viên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiệm tra nội bộ ở trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
Việc đánh giá xếp loại sau khi kiểm tra còn cả nể, chưa sát thực tế.<br />
Những hạn chế trên là do:<br />
Nhận thức của Người quản lý còn chưa thật coi trọng công tác kiểm <br />
tra, chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc kiểm tra nội bộ trong tr ường <br />
mầm non.<br />
Người quản lý chưa nắm được phương pháp kiểm tra và đặc điểm của <br />
đơn vị mình để đưa ra kế hoạch kiểm tra cho phù hợp.<br />
Việc tổ chức hoạt động kiểm tra nội bộ nhà trường chưa thật nghiêm <br />
túc và khoa học.<br />
Từ những thực trạng của công tác kiểm tra nội bộ ở trường Mầm non tôi <br />
đang công tác tôi nhận thấy công tác kiểm tra nội bộ ở trường mầm non là <br />
một khâu quan trọng trong công tác quản lý của Người quản lý. Công tác kiểm <br />
tra nội bộ có được thực hiện thường xuyên thì Người quản lý mới đánh giá <br />
chính xác tình hình hoạt động của nhà trường. Người quản lý có nhận thức <br />
được tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá mới thực hiện đánh giá <br />
kiểm tra một cách thường xuyên, có khoa học, từ đó mới đưa ra được những <br />
biện pháp khắc phục và điều chỉnh những vấn đề còn tồn tại.<br />
5. Một số biện pháp chính nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ ở <br />
trường Mầm non<br />
5.1. Nâng cao nhận thức của CB GVNV về tổ chức hoạt động kiểm <br />
tra nội bộ trường mầm non<br />
Tại khoản I, Điều 22, Chương VI "Công tác kiểm tra nội bộ trong các <br />
trường học và các đơn vị trong ngành", trong bản "Quy chế về tổ chức và <br />
hoạt động của thanh tra giáo dục đào tạo" đã nêu rõ "Hiệu trưởng các <br />
trường, thủ trưởng các cơ sở GD & ĐT trong ngành có trách nhiệm sử dụng <br />
bộ máy quản lý và các cán bộ giáo viên trong trường để kiểm tra việc thực <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiệm tra nội bộ ở trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của cá nhân và các bộ phận <br />
thuộc quyền. Xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo về các vấn đề thuộc trách <br />
nhiệm quản lý của mình".<br />
Nhận thức rõ tầm quan trọng vê công tác kiểm tra nội bộ trong trường <br />
học của Ban giám hiệu nên tôi đã chủ động tổ chức học tập trong đội ngũ CB <br />
GVNV về các văn bản của ngành liên quan đến vấn đề kiểm tra nội bộ thông <br />
qua các buổi họp hội đồng và sinh hoạt chuyên môn của tổ .<br />
Kết hợp phổ biến quán triệt đường lối chủ trương, chính sách, quan <br />
điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về sự nghiệp Giáo dục cho 100% <br />
CBGV NV trong tổ chuyên môn.<br />
Chỉ đạo các hoạt động kiểm tra thực hiện thường xuyên, công khai, dân <br />
chủ, kết quả kiểm tra được ghi nhận bằng biên bản, được lưu giữ và người <br />
kiểm tra chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra này.<br />
Việc kiểm tra các hoạt động trong trường mầm non, các mối quan hệ <br />
của mọi thành viên trong nhà trường là trách nhiệm và quyền hạn của Ban <br />
giám hiệu. Ban giám hiệu huy động các tổ trưởng chuyên môn và các cán bộ, <br />
giáo viên khác giúp, Hiệu trưởng vẫn nắm quyền quyết định về những vấn <br />
đề quan trọng nhất của kiểm tra, là người đưa ra kết luận cuối cùng và chịu <br />
trách nhiệm về những kết luận đó.<br />
Qua những hoạt động giáo dục nhận thức và thực hiện công tác kiểm tra <br />
nội bộ trong nhà trường tôi đã giúp đội ngũ CB GVNV nhận thức được vị trí, <br />
vai trò, nhiệm vụ, mục đích yêu cầu của công tác kiểm tra nội bộ trường học. <br />
Tư tưởng giáo viên ổn định, yên tâm trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
5.2. Tham mưu xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học<br />
Việc xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động trong trường mầm <br />
non rất quan trọng và vô cùng cần thiết đối với mỗi người quản lí. Đặc biệt <br />
là kế hoạch kiểm tra nội bộ trong trường học. Kế hoạch đó sẽ giúp cho người <br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiệm tra nội bộ ở trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
quản lí đề ra những mục tiêu trước mắt hay lâu dài, định hình, định lượng <br />
được những công việc cụ thể chi tiết cần thiết để đạt được mục tiêu đã đề <br />
ra. Kế hoạch cũng giúp cho người quản lí phân công nhiệm vụ tổ chức thực <br />
hiện đối với từng bộ phận phù hợp với năng lực của từng cá nhân. Thông qua <br />
những kết quả đạt được để có những điều chỉnh phù hợp trong những kế <br />
hoạch tiếp theo.<br />
Ngay từ đầu năm học tôi đã phối kết hợp với tổ chuyên môn tham mưu với <br />
Hiệu trưởng để xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học cho phù hợp <br />
với nhà trường theo đúng các văn bản hướng dẫn và các chỉ thị của ngành. <br />
Xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ giáo viên, kiểm tra hoạt <br />
động của tổ chuyên môn, kiểm tra chuyên đề kết hợp với kiểm tra đột xuất <br />
cán bộ giáo viên, nhân viên hàng tháng xoáy sâu vào những điểm còn hạn chế <br />
trong năm học trước nhằm khắc phục tình trạng yếu kém, từng bước thực <br />
hiện tốt nhiệm vụ năm học.<br />
Các chuyên đề mà giáo viên hay lúng túng và mắc lỗi nhất trong trường là <br />
hoạt động góc do các lớp trong trường nhỏ, học sinh đông nên việc tổ chức <br />
thực hiện khó khăn. Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên đề đón trả trẻ, <br />
tổ chức bữa ăn, giấc ngủ, tổ chức hoạt động học cũng được chú trọng. Giáo <br />
viên có chấp hành tốt nội qui qui chế trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ <br />
thì trẻ mới được an toàn về mọi mặt, được phát triển đều trong các lĩnh vực.<br />
Kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường được công bố công khai ngay <br />
từ đầu năm học tới toàn thể CBGV NV trong nhà trường.<br />
Với sự cố gắng của BGH, kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường đã <br />
được xây dựng đúng với quy định, phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà <br />
trường và có tính khả thi. Nội dung kiểm tra có sức thuyết phục, hình thức <br />
kiểm tra gọn nhẹ không gây tâm lý nặng nề cho đối tượng được kiểm tra, đã <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiệm tra nội bộ ở trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
huy động được nhiều lực lượng tham gia kiểm tra và dành thời gian cần thiết, <br />
thích đáng cho việc kiểm tra. <br />
5.3. Tham mưu xây dựng lực lượng kiểm tra và chuẩn kiểm tra<br />
5.3.1. Tham mưu xây dựng lực lượng kiểm tra<br />
Công tác kiểm tra đạt hiệu quả hay không hoàn toàn phụ thuộc vào lực <br />
lượng kiểm tra. Lực lượng kiểm tra cần có nhiều thành phần để đảm bảo <br />
tính khoa học, tính dân chủ.<br />
Ngay từ đầu năm học tôi tham mưu với Hiệu trưởng chọn thành viên <br />
trong Ban kiểm tra. Thành viên trong Ban kiểm tra là các phó hiệu trưởng, tổ <br />
trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn và những người có nhiều kinh <br />
nghiệm, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có uy tín, sáng suốt và linh hoạt <br />
trong công việc.<br />
Tôi luôn quan tâm đúng mức công tác bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra cho <br />
đội ngũ kiểm tra viên trong tổ mình để có sự thống nhất trong phương pháp <br />
kiểm tra, đánh giá. Chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ đối với lực lượng kiểm <br />
tra bằng cách: cung cấp tài liệu, tổ chức các tiết dạy theo chuyên đề trường, <br />
tổ, tạo điều kiện để họ giao lưu với chuyên môn trường bạn để giúp họ học <br />
tập kinh nghiệm nhằm nâng cao tay nghề. <br />
Trong năm học vừa qua tôi đã tham mưu xây dựng được Ban kiểm tra <br />
nội bộ trường học của nhà trường có đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng. <br />
Các thành viên trong Ban xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của mình về <br />
nhiệm vụ được phân công. Ban kiểm tra nội bộ tạo được uy tín cao trong tập <br />
thể CBGV NV trong nhà trường nên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc <br />
thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học.<br />
5.3.2. Tham mưu xây dựng chuẩn kiểm tra<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiệm tra nội bộ ở trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
Khung chuẩn là công cụ để người kiểm tra xem xét đối chiếu kết quả <br />
hoạt động diễn ra trong thực tế, đồng thời đối tượng bị kiểm tra cũng nắm <br />
được các tiêu chí đó để trong quá trình làm việc tự so sánh kiểm tra công việc <br />
của mình. Do đó khi tham mưu xây dựng chuẩn kiểm tra tôi đã hết sức chú ý <br />
để tham mưu xây dựng chuẩn trên cơ sở các văn bản pháp luật, pháp quy của <br />
nhà nước như Điều lệ trường mầm non, tiêu chuẩn đánh giá giáo viên, đánh <br />
giá tiết dạy, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, kế hoạch nhà trường, kế <br />
hoạch chuyên môn, các chỉ tiêu phát động của nhà trường…. Khi tham mưu <br />
xây dựng chuẩn kiểm tra tôi đã thực hiện theo các bước sau:<br />
Bước 1: Thu thập các thông tin từ các văn bản cấp trên, từ tình hình <br />
thực tế của trường, cách đánh giá của các năm học trước.<br />
Bước 2: Chọn lọc, tổng hợp, phân tích các thông tin, từ đó đưa ra các <br />
nội dung để tham mưu.<br />
Bước 3: Tổ chức họp ban kiểm tra trong tổ để thảo luận các nội dung, <br />
điều chỉnh nội dung trong tổ cho phù hợp với tình hình thực tế.<br />
Bước 4: Tham mưu với Hiệu trưởng.<br />
Qua thực tế Ban kiểm tra nội bộ nhà trường đã xây dựng được các chuẩn <br />
kiểm tra đối với tất cả các bộ phận và các hoạt động trong nhà trường. Phù <br />
hợp với đặc điểm tình hình thực tế của từng nhóm lớp và của nhà trường. Khi <br />
áp dụng các chuẩn vào thực tế kiểm tra trong nhà trường thì từ Ban kiểm tra <br />
đến đối tượng được kiểm tra đều thấy dễ dàng thực hiện và đạt hiệu quả <br />
cao.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiệm tra nội bộ ở trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
5.4. Kết hợp chỉ đạo thực hiện nội dung công tác kiểm tra nội bộ <br />
trường học<br />
Để chỉ đạo hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trong nhà trường Ban giám <br />
hiệu cần thực hiện bài bản khoa học công tác kiểm tra. Có như vậy công tác <br />
kiểm tra mới đạt hiệu quả và thành nề nếp thường xuyên.<br />
Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra nội bộ đã được xây dựng, tôi tổ chức họp <br />
ban kiểm tra nội bộ của tổ mình để triển khai kế hoạch. Giao trách nhiệm cho <br />
từng thành viên trong tổ, cụ thể hoá kế hoạch kiểm tra để thực hiện trong <br />
từng tuần của mỗi tháng, để tiến hành công tác kiểm tra theo sự phân công <br />
đúng với trình tự, thủ tục kiểm tra. <br />
Bản thân tôi đã thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Hướng dẫn nghiệp vụ <br />
cho thành viên trong tổ thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra; Giúp đỡ động viên <br />
các thành viên kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ; Kiểm tra, đánh giá; báo cáo cấp <br />
trên để điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra. <br />
Kết hợp Ban kiểm tra nội bộ thực hiện tốt các nhiệm vụ kiểm tra sau:<br />
5.4.1 Kiểm tra hoạt động và chất lượng giảng dạy chăm sóc giáo dục <br />
trẻ<br />
Kiểm tra kế hoạch của tổ trưởng: nội dung xây dựng mục tiêu chủ <br />
đề ở các độ tuổi.<br />
Kiểm tra hồ sơ theo dõi trẻ khuyết tật học GD hoà nhập.<br />
Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ tại các nhóm lớp.<br />
5.4.2 Kiểm tra việc thực hiện nội dung, chương trình giáo dục toàn <br />
diện<br />
Kiểm tra hồ sơ soạn bài của giáo viên, hoạt động của giáo viên. <br />
Kiểm tra việc thực hiện tổ chức các hoạt động giáo dục của các lớp<br />
Kiểm tra công tác vệ sinh môi trường<br />
Kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại các nhóm lớp.<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiệm tra nội bộ ở trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
Qua việc tự kiểm tra toàn diện trong nhà trường, công việc của Ban kiểm <br />
tra được tiến hành một cách nhịp nhàng không bị dồn ép vào cuối năm giúp <br />
cho nhà trường hoạt động ổn định, các bộ phận, tổ chuyên môn hoạt động <br />
đúng kế hoạch không bị chồng chéo đan xen, đồng thời giúp cho việc thống <br />
kê, tổng kết đánh giá của Ban Giám Hiệu được tốt hơn.<br />
5.4.3. Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn<br />
Việc kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn trong mỗi nhà trường có vai <br />
trò quan trọng trong việc quản lí thực hiện các hoạt động chăm sóc trong nhà <br />
trường cũng như trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên.<br />
Kiểm tra tổ chuyên môn giúp Ban giám hiệu thấy được toàn bộ bức tranh <br />
hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên, trong đó bộc lộ tất cả các khâu của <br />
quá trình giảng dạy giáo dục, thấy rõ tác động của tập thể đến cá nhân. Trong <br />
học kỳ vừa qua Ban kiểm tra đã thực hiện tốt nội dung kiểm tra tổ chuyên <br />
môn như sau:<br />
Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng về nhận thức, vai trò, tác <br />
dụng, uy tín, khả năng lãnh đạo chuyên môn…<br />
Kiểm tra hồ sơ của tổ chuyên môn: kế hoạch, biên bản, chất lượng <br />
dạy, các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn.<br />
Kiểm tra nề nếp sinh hoạt chuyên môn: soạn bài, duyệt giáo án, dự <br />
giờ, chuyên đề…<br />
Kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ <br />
qua sổ Tích lũy tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên.<br />
Kiểm tra việc dạy và học của giáo viên, của học sinh theo từng khối <br />
lớp.<br />
Sau một học kỳ thực hiện đổi mới công tác kiểm tra nội bộ tổ chuyên <br />
môn tôi nhận thấy chất lượng tổ chuyên môn của tất cả các khối tăng lên rất <br />
nhiều. Các hoạt động của tổ đã đi vào nề nếp và khoa học hơn. Trình độ <br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiệm tra nội bộ ở trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
chuyên môn của các tổ viên được nâng cao đáng kể. Qua đó kĩ năng kiểm tra <br />
của các tổ trưởng chuyên môn và thành viên của ban kiểm tra nội bộ nhà <br />
trường có những tiến bộ vượt bậc.<br />
5.4.4. Kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ giáo viên<br />
Việc kiểm tra, đánh giá chuyên môn nghiệp vụ một giáo viên trong <br />
trường mầm non là một khâu rất cần thiết và quan trọng trong công tác kiểm <br />
tra nội bộ trong trường mầm non. Nó giúp cho giáo viên nâng cao ý thức trách <br />
nhiệm nghề nghiệp, nâng cao nề nếp kỉ cương trong trường học, giúp cho <br />
người quản lí kịp thời phát huy những thế mạnh cũng như điều chỉnh uốn nắn <br />
những bất cập cho đội ngũ giáo viên trong thực hiện quy chế chuyên môn. <br />
Kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ giáo viên trong trường mầm non gồm có <br />
những nội dung sau:<br />
Kiểm tra trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua dự giờ trên lớp và <br />
các hoạt động giáo dục trong nhà trường.<br />
Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn: Việc thực hiện chương <br />
trình, các quy định của nhà trường, tham gia các hoạt động cải tiến phương <br />
pháp dạy học…ý thức trách nhiệm, kết quả giảng dạy, giáo dục chất lượng <br />
chăm sóc giáo dục trẻ của lớp do giáo viên đó làm chủ nhiệm.<br />
Tham gia các hoạt động giáo dục khác: Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, vệ <br />
sinh tramg trí nhóm lớp, phối kết hợp với phụ huynh học sinh, với đồng <br />
nghiệp, tham gia các hoạt động của địa phương, ngành….<br />
Nắm được tầm quan trọng và nội dung cơ bản trong việc thực hiện kiểm <br />
tra chuyên môn nghiệp vụ các giáo viên trong nhà trường tôi đã chú ý thực <br />
hiện tốt những nội dung sau:<br />
+ Kiểm tra đủ 100% số lượng giáo viên trong trường hàng năm. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiệm tra nội bộ ở trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
+ Quán triệt nghiêm túc đối với các thành viên kiểm tra trong tổ hiểu rõ <br />
công tác kiểm tra một giáo viên mầm non đạt hiệu quả, mỗi thành viên trong <br />
đoàn kiểm tra cần hoàn thành các nhiệm vụ đó là: Kiểm tra đánh giá tư vấn <br />
và thúc đẩy.<br />
+ Thực hiện tốt các nội dung của quy trình kiểm tra chuyên môn nghiệp <br />
vụ giáo viên như sau:<br />
5.4.4.1. Kiểm tra công việc của giáo viên<br />
Xem xét cụ thể việc thực hiện nhiệm vụ và kết quả thực hiện của giáo <br />
viên, đối chiếu với những yêu cầu, tiêu chuẩn, những qui định để xem giáo <br />
viên đạt hay chưa đạt, làm tốt hay chưa tốt các nhiệm vụ được giao. Kết quả <br />
kiểm tra là cơ sở chủ yếu cho việc đánh giá, tư vấn và thúc đẩy.<br />
* Dự giờ: Dự các hoạt động học và hoạt động khác của nhóm lớp để <br />
đánh giá ( Dự hai hoạt động học, một hoạt động ngoài trời hoặc hoạt động <br />
góc, hoạt động chiều hoặc tổ chức bữa ăn cho trẻ.) <br />
Xem xét trình độ trình độ chuyên môn qua việc giáo viên có nắm vững <br />
mục đích yêu cầu, chương trình nội dung giảng dạy, xác định trọng tâm, yêu <br />
cầu về kỹ năng, kỹ xảo, kiến thức đối với sự phát triển của trẻ.<br />
Kỹ năng sư phạm: đây là nội dung quan trọng nhất cần xem xét khi <br />
đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên, yêu cầu những điểm chủ yếu như:<br />
+ Phát huy tích cực, ham hiểu biết, tìm tòi khám phá của trẻ, tạo cơ hội <br />
cho trẻ được trải nghiệm và thể hiện.<br />
+ Sử dụng các phương pháp dạy học có phù hợp với đặc điểm, khả <br />
năng nhận thức của trẻ, đặc thù môn học hay không?<br />
+ Tác phong sư phạm, nghệ thuật sử dụng đồ dùng dạy học, cách thu <br />
hút trẻ vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiệm tra nội bộ ở trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
+ Sự hợp lý khi phân phối thời gian, khả năng bao quát lớp, cách xử lý <br />
tình huống sư phạm.<br />
Việc giáo dục thái độ, tình cảm, hành vi cho trẻ thông qua bài dạy, <br />
cấu trúc của bài dạy, mức độ đạt so với yêu cầu mục tiêu đề ra của bài…<br />
* Kiểm tra hồ sơ chuyên môn để đánh giá nề nếp hoạt động thường <br />
xuyên của giáo viên, việc thực hiện qui chế chuyên môn. Nội dung kiểm tra <br />
gồm: Kế hoạch giảng dạy, giáo án, sổ chuyên môn, sổ tích lũy và tự bồi <br />
dưỡng chuyên môn, sổ họp, sổ theo dõi và quản lý trẻ, sổ theo dõi sức khoẻ <br />
trẻ, bảng theo dõi biểu đồ sức khoẻ của trẻ, sổ giao nhận trẻ…<br />
* Quan sát và đánh giá việc bố trí, sử dụng hợp lý các đồ dùng, đồ chơi <br />
và các thiết bị vệ sinh môi trường.<br />
* Quan sát, đánh giá khả năng tự làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, cách <br />
trang trí lớp…<br />
* Xem xét hồ sơ lưu trữ về các lần kiểm tra của trường đối với giáo <br />
viên đó để tham khảo.<br />
5.4.4.2. Kiểm tra kết quả chăm sóc giáo dục trẻ<br />
* Quan sát các hoạt động: Thao tác vệ sinh, hoạt động vui chơi, qua các <br />
giờ hoạt động chung … để đánh giá sự phát triển về thể chất, nhận thức, <br />
ngôn ngữ, thẩm mỹ, nề nếp, thói quyen và kỹ năng cần đạt ở trẻ theo yêu cầu <br />
của từng độ tuổi.<br />
* Tiếp xúc với trẻ, nêu các câu hỏi, yêu cầu trẻ trả lời, yêu cầu trẻ làm <br />
các thao tác … để đánh giá kết quả phát triển của trẻ.<br />
* Xem xét các sản phẩm của trẻ ở lớp: Vẽ, nặn, xé dán, vở làm quen <br />
với toán, tạo hình …<br />
5.4.4.3. Đánh giá sau kiểm tra<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiệm tra nội bộ ở trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
Việc đánh giá sau khi kiểm tra có ý nghĩa quan trọng đối với người <br />
kiểm tra và đối tượng kiểm tra. Nó giúp cho người kiểm tra nâng cao thêm <br />
nghiệp vụ kiểm tra, tư vấn cho đối tượng kiểm tra thấy rõ được những ưu <br />
điểm và những thiếu sót trong thực hiện nhiệm vụ. Giúp đỡ cho họ phát huy <br />
những mặt tốt và khắc phục những hạn chế,.<br />
Khi đánh giá giáo viên phải đặc biệt lưu ý thực hiện tốt các nội dung <br />
đánh giá như sau:<br />
* Đánh giá trình độ nghiệp vụ sư phạm:<br />
Đây là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá xếp loại giáo dục giáo viên <br />
vì vậy mỗi thành viên phải thận trọng trong việc đánh giá phần này.<br />
Đánh giá việc nắm vững chương trình, nội dung kiến thức, kỹ năng <br />
của giáo viên về các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
Khi đánh giá giáo viên, Kiểm tra viên cần xem xét giáo viên có nắm <br />
vững chương trình mà giáo viên đang thực hiện ở các nhóm lớp không. Đòi hỏi <br />
người kiểm tra phải nghiên cứu kỹ hướng dẫn về nghiệp vụ thanh kiểm tra. <br />
Nội dung này rất coi trọng được thể hiện ở việc đặt ra yêu cầu của bài học, <br />
của hoạt động, phương pháp truyền thụ kiến thức đầy đủ, chính xác, cách thu <br />
hút trẻ vào các hoạt động.<br />
Người kiểm tra phải đặc biệt chú ý đến sự chính xác về mặt kiến thức <br />
của giáo viên và quan sát kết quả đạt được trên trẻ.<br />
Đánh giá việc vận dụng các phương pháp để tổ chức các hoạt động <br />
chăm sóc giáo dục trẻ. Thể hiện chủ yếu ở các hoạt động học và các hoạt <br />
động chăm sóc, nuôi dưỡng mà kiểm tra viên dự.<br />
Để đánh giá chính xác phần này thì người kiểm tra cần chú trọng các <br />
mặt:<br />
+ Đảm bảo phương pháp giáo dục mầm non, đưa nội dung giáo dục <br />
đến với trẻ nhẹ nhàng theo yêu cầu sư phạm, gắn bó giữa cô và trẻ.<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiệm tra nội bộ ở trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
+ Lựa chọn các nội dung tích hợp phong phú, tự nhiên<br />
+ Chú trọng đến việc lựa chọn và vận dụng đúng đắn linh hoạt các <br />
phương pháp giáo dục trẻ. Sử dụng đồ dùng đồ chơi linh hoạt sáng tạo.<br />
+ Giờ học sôi nổi. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động một cách tích cực <br />
không gò bó …<br />
Để đánh giá về trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên người kiểm <br />
tra đều phải dự và đánh giá 03 hoạt động của giáo viên (02 hoạt động học và <br />
01 hoạt động khác như hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều, <br />
tổ chức giờ ăn)<br />
Việc đánh giá chính xác khả năng tổ chức thực hiện các hoạt động <br />
chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên hết sức quan trọng vì giáo viên được đánh <br />
giá, xếp loại ở mức độ nào về các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ thì được <br />
đánh giá chung về hoạt động sư phạm ở loại đó.(Không tính bình quân so bù <br />
giữa các nội dung đánh giá). Đây cũng là tồn tại của người kiểm tra vì vẫn còn <br />
có thành viên của đoàn kiểm tra đánh giá chưa chính xác do còn nể nang đồng <br />
nghiệp hoặc do kỹ năng trong công tác kiểm tra. Để khắc phục hạn chế này <br />
tôi đã nhấn mạnh ý thức nghề nghiệp của đội ngũ và cho 02 thành viên kiểm <br />
tra ngồi dự ở hai vị trí cách xa nhau cùng dự một giáo viên để đánh giá xếp <br />
loại một cách công tâm. <br />
* Đánh giá việc thực hiện qui chế chuyên môn<br />
Tiêu chí này đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện chương trình dạy <br />
học, tổ chức các hoạt động vui chơi, chăm sóc trẻ, chế độ sinh hoạt của trẻ <br />
trong ngày (ăn chơi ngủ vệ sinh …), chế độ chăm sóc, đảm bảo an toàn <br />
cho trẻ… Đánh giá việc soạn giáo án, chuẩn bị bài, tổ chức các ngày hội, ngày <br />
lễ, các việc lao động tự phục vụ của trẻ, qui chế đón trả trẻ… Đây là những <br />
qui định của ngành mà đội ngũ cán bộ giáo viên bắt buộc phải thực hiện <br />
nghiêm túc. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý bằng các hình thức kỷ luật theo qui định.<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiệm tra nội bộ ở trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
Trong tiêu chí này yêu cầu người kiểm tra phải đặc biệt chú ý đến chất <br />
lượng giáo án, bài soạn có đủ không? Có đúng với kế hoạch đã xây dựng trong <br />
chủ đề hay không? Có thực hiện đúng các qui định về nuôi dưỡng, chăm sóc <br />
sức khoẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ. Tổ chức có hiệu qủa các hoạt <br />
động học và hoạt động vui chơi cho trẻ hay không? Qua tất cả các nội dung <br />
đó thì kiểm tra viên mới đánh giá một cách chính xác và khách quan được.<br />
* Đánh giá việc thực hiện công tác kết hợp phụ huynh và các công tác <br />
khác:<br />
Tiêu chí này lấy căn cứ từ việc giáo viên có gần gũi, phối hợp chặt chẽ <br />
với cha mẹ của trẻ để thống nhất việc chăm sóc giáo dục và tuyên truyền <br />
những kiến thức khoa học về nuôi dạy trẻ. Kiểm tra đầy đủ các công tác khác <br />
của nhà trường giao, các phong trào thi đua mà ngành, địa phương, nhà trường <br />
phát động.<br />
* Đánh giá về kết quả chăm sóc giáo dục trẻ:<br />
Đánh giá qua việc kiểm tra quan sát tỷ lệ chuyên chăm, duy trì sỹ số trẻ <br />
đến lớp, kết quả phát triển của trẻ ở nhóm lớp, của giáo viên phụ trách theo <br />
đúng qui định của từng lĩnh vực: Ngôn ngữ nhận thức thể chất thẩm mỹ <br />
và quan hệ tình cảm kỹ năng xã hội. Trẻ hứng thú, tự nguyện tham gia các <br />
hoạt động. Đạt được các yêu cầu về kỹ năng hoạt động, giao tiếp… Trẻ có <br />
nền nếp, thói quen, hành vi tốt trong hoạt động.<br />
* Đánh giá chung khi kết thúc kiểm tra:<br />
Thực hiện đánh giá công bằng chính xác các vấn đề:<br />
Nhận xét những ưu điểm, nhược điểm, thiếu sót của giáo viên khi trao <br />
đổi và ghi tóm tắt vào hồ sơ kiểm tra.<br />
Xếp loại từng mặt và xếp loại chung: Chất lượng hoạt động chăm <br />
sóc giáo dục trẻ của giáo viên được xếp vào một trong những bốn loại như: <br />
Tốt Khá Trung bình Yếu. Đánh giá xếp loại chung trên cơ sở đánh giá tổng <br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiệm tra nội bộ ở trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
hợp các nội dung đã kiểm tra, không lấy mặt này bù mặt khác. Nếu có mặt <br />
đạt tốt thì ghi nhận và biểu dương, nhưng không bù vào mặt còn yếu khác để <br />
xếp loại chung.<br />
Trong năm học qua nhờ thực hiện nghiêm túc, hiệu quả và có sáng tạo <br />
việc kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ giáo viên trong nhà trường mà chất <br />
lượng chăm sóc giáo dục trẻ các mặt của trường tôi đã tăng lên rất nhiều. <br />
Chất lượng đội ngũ cũng có nhiều thay đổi đáng kể.<br />
5.4.4.4. Tư vấn giúp đỡ đối tượng kiểm tra<br />
Đánh giá chính xác và khách quan là một biện pháp giúp đỡ đối tượng <br />
kiểm tra, nhưng để giúp đỡ có hiệu quả hơn thì yêu cầu Ban kiểm tra nội bộ <br />
nhà trường không chỉ dừng lại ở việc đánh giá, mà phải thực hiện tốt nhiệm <br />
vụ “Tư vấn” cho đối tượng kiểm tra, hướng dẫn người kiểm tra chỉ ra cho họ <br />
các biện pháp để cải thiện chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Cần chỉ cho <br />
giáo viên thấy những vấn đề hiểu chưa đúng, làm chưa được, chưa đầy đủ <br />
trong nội dung chăm sóc giáo dục trẻ, trong việc thực hiện nhiệm vụ của <br />
người giáo viên mầm non. Chỉ ra nh