MỤC LỤC<br />
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT<br />
GV Giáo viên<br />
HS Học sinh<br />
TĐN Tập đọc nhạc<br />
THCS Trung học cơ sở<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Từ cổ chí kim Âm nhạc luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu <br />
được của mỗi người. Hoạt động Âm nhạc đã trở thành một nhu cầu, một <br />
quyền lợi và một nhiệm vụ của mọi người trong xã hội. Giáo dục Âm <br />
nhạc trong nhà trường có mục đích thực hiện quyền công bằng của trẻ em <br />
mọi dân tộc, mọi vùng miền là được học Âm nhạc và trực tiếp tham gia <br />
vào các hoạt động Âm nhạc.Ở nước ta, cùng với Mỹ thuật, Âm nhạc là <br />
môn học nghệ thuật đã được đưa vào trường phổ thông từ những năm 90 <br />
của thế kỷ trước, nhưng mới chỉ tập trung ở một số trung tâm lớn như: Hà <br />
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,…Gần 10 năm trở lại đây, môn Âm nhạc đã <br />
được phổ cập trong toàn quốc, đã có vị trí như các môn học khác của <br />
chương trình giáo dục bậc Trung học cơ sở.<br />
Thế nhưng, một số ít trường trên địa bàn huyện vẫn chưa đề cao <br />
môn Âm nhạc, chưa có sự đầu tư nhiều cho môn học này. Một số giáo viên <br />
chưa có sự đầu tư nhiều trong quá trình giảng dạy, còn thực hiện các tiết <br />
dạy theo lối mòn, rập khuôn, thiếu đi sự sáng tạo. Học sinh chưa thật sự <br />
hứng thú học tập với môn Âm nhạc, tỉ lệ học sinh chưa đạt kết quả theo <br />
yêu cầu còn cao...<br />
Mặc khác,là giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc trong nhiều năm <br />
qua tôi nhận thấy đại đa số học sinh nói chung, học sinh lớp 7 trường <br />
THCS Lương Thế Vinh nói riêng,tâm lý lứa tuổi có nhiều chuyển biến, <br />
các em nhạy cảm, hiếu động, yêu thích ca hát. Nếu giáo viên gây được <br />
hứng thú trong bài dạy sẽ tạo cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiếp <br />
thu bài học một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn một số em rất lơ là, <br />
thụ động, không chú ý, không tham gia hoặc tham gia thờ ơ các hoạt động, <br />
kỹ năng đọc nhạc lý kém, kỹ năng ca hát chưa đạt. Ngoài ra tâm lý xem <br />
môn Âm nhạc là môn học phụ, chưa có sự cố gắng nhiều trong quá trình <br />
học tập môn học này, số lượng học sinh bỏ giờ trốn tiết trong các tiết học <br />
Âm nhạc thường hay cao hơn các môn học khác. Do đó ảnh hưởng lớn đến <br />
chất lượng học tập của bộ môn vào cuối kì, cuối năm.<br />
Xuất phát từ thực tiển trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu, <br />
thực hiện và đúc rút những kinh nghiệm từ công tác giảng dạy của bản <br />
thân tại đơn vịđể thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm dạy học nhằm <br />
nâng cao chất lượng môn Âm nhạc lớp 7 ở trường THCS Lương Thế <br />
Vinh, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk”.<br />
Vì thời gian có hạn nên bản thân tôi giới hạn đề tài trong năm 2017<br />
2018 và học kỳ I năm học 20182019, áp dụng đối với 137 học sinh lớp 7 tại <br />
trường THCS Lương Thế Vinh, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana tỉnh <br />
Đăk Lăk.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Trên cơ sở nghiên cứu các hoạt động dạy và học môn Âm nhạc lớp <br />
7, đề xuất một sô kinh nghi<br />
́ ệm dạy học bộ môn tại khối lớp trên ở trường <br />
THCS Lương Thế Vinh để cùng chia sẻ, trao đổi với đồng nghiệp nhằm <br />
nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học bộ môn tại đơn vị nói riêng và địa <br />
phương nói chung. Đồng thời góp phần phát triển toàn diện đối với học <br />
sinh trong thời đại mới.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Nhạc lớp 7 ở trường <br />
THCS Lương Thế Vinh thị trấn Buôn Trấp huyện Krông Ana tỉnh Đăk Lăk<br />
4. Kế hoạch nghiên cứu<br />
Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học môn Nhạc lớp 7<br />
Phân tích thực trạng về dạy học môn Nhạc lớp 7 ở trường THCS <br />
Lương Thế Vinh thị trấn Buôn Trấp huyện Krông Ana tỉnh Đăk Lăk<br />
Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Nhạc lớp 7 <br />
ở trường THCS Lương Thế Vinh thị trấn Buôn Trấp huyện Krông Ana tỉnh <br />
Đăk Lăk<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận <br />
Bao gồm phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết; phân loại, khái <br />
quát hóa hệ thống lý luận có liên quan đến dạy học môn Nhạc lớp 7. <br />
Nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết của Đảng, tài liệu liên quan đến xây <br />
dựng TTSP tích cực<br />
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
Bao gồm phương pháp điều tra, quan sát; phương pháp tổng kết kinh <br />
nghiệm; nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng về việc dạy học môn Nhạc <br />
lớp 7 ở trường THCS Lương Thế Vinh thị trấn Buôn Trấp huyện Krông <br />
Ana tỉnh Đăk Lăk.<br />
Phần thứ hai: NỘI DUNG SÁNG KIẾN<br />
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề<br />
Đại văn hào M.Gorki đã nhận xét: “Âm nhạc tác động một cách kì <br />
diệu đến tận đáy lòng. Nó khám phá cái phẩm chất cao quí nhất ở con <br />
người”. Lời ca trong các tác phẩm âm nhạc giàu hình ảnh, phong phú và <br />
mang đậm chất trữ tình. Chính vì vậy nó đã giúp ta phát hiện và cảm nhận <br />
vẻ đẹp trong thiên nhiên, sự ngộ nghĩnh đáng yêu của các con vật quen <br />
thuộc, về tình cảm gia đình, bạn bè, tình yêu quê hương đất nước... hình <br />
thành cách ứng xử thân thiện giữa con người với con người. Hay nói cách <br />
khác là giáo dục đạo đức làm người. Những bài dân ca, đồng dao phong <br />
phú về âm điệu, tiết tấu, phương thức diễn xướng, phong tục tập quán sẽ <br />
cho chúng ta hiểu biết về bản sắc âm nhạc dân tộc Việt Nam, bồi dưỡng <br />
lòng tự hào về văn hoá dân tộc. Do đó âm nhạc là phương tiện giáo dục <br />
giao tiếp, hành vi ứng xử, tạo điều kiện hình thành những phẩm chất đạo <br />
đức của học sinh. <br />
Trong phần mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu quan trọng và nhiệm vụ <br />
trọng tâm trong 5 năm 2016 – 2020, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã <br />
đưa ra một trong những nhiệm vụ trọng tam đó là “Đổi mới căn bản, toàn <br />
diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực <br />
chất lượng cao”.<br />
Giáo viên tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập cần tạo ra môi <br />
trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề nhằm khuyến <br />
khích người học tích cực tham gia các hoạt động học tập. Chính người <br />
thầy giáo phải khơi gợi, khuyến khích học sinh tự khẳng định năng lực và <br />
nguyện vọng của bản thân, đồng thời rèn cho các em thói quen và khả năng <br />
tự học, phát huy tiềm năng và vận dụng hiệu quả những kiến thức, kỹ <br />
năng đã tích lũy. Từ đây tạo tiền đề để phát triển con người toàn diện trong <br />
bối cảnh phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới một nền <br />
giáo dục Việt Nam hiện đại và hội nhập quốc tế.<br />
(TS NGUYỄN TRỌNG HOÀN, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung <br />
học, Bộ Giáo dục và Đào tạo).<br />
Trong năm học 2018 – 2019 Phòng GD&ĐT đã ban hành nhiệm vụ <br />
trọng tâm cấp THCS, trong đó chú trọng nội dung đổi mới phương pháp <br />
giáo dục, phát huy năng lực tự học của học sinh. Tăng cường rèn luyện <br />
năng khiếu, sở trường, khả năng sáng tạo của học sinh thông qua các môn <br />
học. Đặc biệt là đối với các môn phát triển về năng khiếu học sinh như: <br />
Thể dục; Âm nhạc; Mĩ thuật.<br />
2.2. Thực trạng vấn đề<br />
Học sinh lớp 7 là lứa tuổi có nhiều thay đổi về đặc điểm tâm sinh lý, <br />
các em bắt đầu có sự e ngại, chất giọng cũng có sự thay đổi, có em đã thể <br />
hiện giọng điệu của người lớn, sự hồn nhiên của trẻ em đã có sự giảm <br />
sút. Một số em đã tỏ ra không thích hay còn e ngại khi trình bày một bài hát <br />
trước tập thể lớp. Chính vì vậy việc tạo cho học sinh hứng thú, tự tin trong <br />
học tập là một điều hết sức cần thiết.<br />
Mặc khác, thống kê kết quả học tập môn Âm nhạc của HS lớp 7 <br />
năm học 20162017 ở trường THCS Lương Thế Vinh thị trấn Buôn Trấp <br />
huyện Krông Ana tỉnh Đăk Lăk như sau:<br />
Bảng 1. Kết quả đến cuối năm học 20162017<br />
<br />
<br />
Xếp loại học lực Môn âm nhạc khối lớp 7<br />
<br />
<br />
Học sinh <br />
Học sinh chưa<br />
Tổng số hoàn hoàn <br />
học sinh thành tốt thành tôt́ Ghi chú<br />
lớp 7 (Loại (Loại <br />
Đạt) Chưa <br />
Đạt)<br />
<br />
<br />
SL TL SL TL<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
173 141 87% 22 13%<br />
<br />
<br />
Qua bảng thống kê kết quả học tập môn Âm nhạc của học sinh năm <br />
học 20162017, tôi nhận thấy các em chưa đạt kết quả tốt như mong muốn <br />
của giáo viên, có đến 13% học sinh đạt kết quả chưa hoàn thành.<br />
Đồng thời, để tìm hiểu nguyên nhân các em học sinh lớp 7 ít có hứng <br />
thú với môn Âm nhạc tôi lập phiếu điều tra và khảo sát ý kiến của 173 HS <br />
lớp 7 trường THCS Lương Thế Vinh, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông <br />
Ana tỉnh Đăk Lăk thu được kết quả như sau:<br />
Câu 1: Các em có thích học môn Âm nhạc không?<br />
<br />
<br />
Ý kiến học sinh Số lượng Tỷ lệ (%)<br />
<br />
<br />
Rất thích.<br />
<br />
30 17.3<br />
<br />
<br />
Thích.<br />
<br />
96 55.5<br />
<br />
<br />
Không thích.<br />
<br />
47 27.2<br />
<br />
<br />
Câu 2: Theo các em âm nhạc đem lại những lợi ích gì?<br />
<br />
<br />
Ý kiến học sinh Số lượng Tỷ lệ (%)<br />
<br />
<br />
Giáo dục thẩm mỹ, đạo đức.<br />
<br />
103 59.5<br />
<br />
<br />
Phát triển trí tuệ,thể chất.<br />
<br />
50 28.9<br />
Không có lợi ích gì<br />
<br />
20 11.6<br />
<br />
<br />
Câu 3: Đến tiết học Âm nhạc các em cảm thấy như thế nào?<br />
<br />
<br />
Ý kiến học sinh Số lượng Tỷ lệ (%)<br />
<br />
<br />
Rất vui.<br />
<br />
30 17.3<br />
<br />
<br />
Bình thường.<br />
<br />
87 50.3<br />
<br />
<br />
Rất lo lắng.<br />
<br />
56 32.4<br />
<br />
<br />
Câu 4: Trong giờ học Âm nhạc, các em thích học phần nào nhất?<br />
<br />
<br />
Ý kiến học sinh Số lượng Tỷ lệ (%)<br />
<br />
<br />
Hát.<br />
<br />
90 52.0<br />
<br />
<br />
Nhạc lý, tập đọc nhạc.<br />
<br />
38 22.0<br />
Âm nhạc thường thức.<br />
<br />
45 26.0<br />
<br />
<br />
Câu 5: Ngoài giờ học chính thức, các em có thích giáo viên Âm nhạc <br />
tổ chức những buổi ngoại khóa hay không?<br />
Ý kiến học sinh Số lượng Tỷ lệ (%)<br />
Rất thích. 105 60.7<br />
Thích. 55 31.8<br />
Không thích. 13 7.5<br />
<br />
Câu 6: Nếu bỏ môn Âm nhạc khỏi chương trình dạy các em cảm thấy <br />
như thế nào?<br />
Ý kiến học sinh Số lượng Tỷ lệ (%)<br />
Rất mừng. 34 19.7<br />
Bình thường. 129 74.6<br />
Rất buồn. 10 5.8<br />
Câu 7: Các em có ghi đầy đủ nội dung của môn Âm nhạc vào vở hay <br />
không?<br />
Ý kiến học sinh Số lượng Tỷ lệ (%)<br />
Có ghi đầy đủ. 80 46.2<br />
Ghi nhưng không đầy đủ. 58 33.5<br />
Không ghi. 35 20.2<br />
Câu 8: Giáo viên Âm nhạc có thường xuyên kiểm tra bài cũ các em <br />
hay không?<br />
Ý kiến học sinh Số lượng Tỷ lệ (%)<br />
Kiểm tra thường xuyên 60 34.7<br />
Đôi lúc có kiểm tra 113 65.3<br />
Không bao giờ kiểm <br />
0 0.0<br />
tra<br />
Câu 9: Các em muốn 1 tuần học mấy tiết Âm nhạc?<br />
Ý kiến học sinh Số lượng Tỷ lệ (%)<br />
1 tiết. 67 38.7<br />
2 tiết. 96 55.5<br />
3 tiết. 10 5.8<br />
Như vậy, qua quá trình giảng dạy trên lớp và khảo sát thực tế học <br />
sinh lớp 7 tôi có một số nhận định như sau:<br />
Đối với học sinh:<br />
+ Học sinh chưa thật sự hứng thú, yêu thích bộ môn, các em cảm <br />
thấy lo lắng hoặc chán học tiết Âm nhạc.<br />
+ Việc tiếp thu các kiến thức Âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ <br />
môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ <br />
học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức.<br />
+ Học sinh của trường ở nhiều địa bàn khác nhau cho nên tập trung <br />
học sinh khi cần thiết là rất khó khăn, những em học giỏi văn hóa thì <br />
thường có năng khiếu Âm nhạc, Nhưng vì thời gian của các em phải chi <br />
phối nhiều trong các hoạt động giáo dục khác nên mức độ tham gia vào các <br />
hoạt động lĩnh vực Âm nhạc của học sinh chưa thật hiệu quả.<br />
Đối với giáo viên:<br />
+ Một số giáo viên chưa có sự đầu tư nhiều trong quá trình giảng <br />
dạy, còn thực hiện các tiết dạy theo lối mòn, rập khuôn, chưa có sự sáng <br />
tạo.<br />
+ Chưa phát huy hiệu quả của phương tiện dạy học.<br />
+ Còn máy móc, chậm đổi mới trong kiểm tra đánh giá nên học sinh <br />
còn xem nhẹ, vì đây là bộ môn chỉ đánh giá theo hai mức độ đạt và chưa <br />
đạt.<br />
Đối với gia đình:<br />
+ Phụ huynh cho rằng môn Âm nhạc là môn phụ nên không nhắc nhở <br />
kiểm tra con em mình học, thậm chí không mua cả sách bài tập Âm nhạc <br />
cho con em.<br />
+ Một số phụ huynh không tạo điều kiện cho nhà trường, không cho <br />
con em mình tham gia văn nghệ,đây cũng là một điều kiện khó khăn cho <br />
việc đẩy mạnh phong trào ca hát của nhà trường, ảnh hưởng đến chất <br />
lượng học tập môn Âm nhạc.<br />
Đối với nhà trường:<br />
Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa về phong trào văn nghệ tại <br />
đơn vị đã được thực hiện. Tuy nhiên chưa thường xuyên, vẫn còn mang <br />
tính chất mùa vụ. Thông thường chỉ diễn ra vào đầu năm học, nên kĩ năng, <br />
năng khiếu của các em chưa có nhiều cơ hội để rèn luyện một cách toàn <br />
diện.<br />
Trước những thực trạng nêu trên, tôi rất mong muốn được chia sẻ <br />
những kinh nghiệm trong việc đổi mới, làm mới một số phương pháp dạy <br />
học mà bản thân tôi đã áp dụng tại đơn vị để nâng cao hơn nữa hiệu quả <br />
trong dạy học bộ môn Âm nhạc hiện nay.<br />
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề<br />
2.3.1. Một số cách thức tổ chức dạy học hiệu quả môn Âm nhạc 7<br />
* Đối với dạy hát<br />
Trước đây, khi dạy phân môn hát giáo viên thường chỉ chú trọng đến <br />
việc rèn luyện cho học sinh thuộc lời, hát đúng nhạc mà chưa chú trọng <br />
đến việc luyện giọng, phát triển giọng hoặc thể hiện cảm xúc, diễn cảm <br />
của các em qua bài hát.Thông thường các em hát mà như đang đọc thuộc <br />
lòng bài hát. Chính vì vậy chưa thể hiện được cảm xúc, tình cảm mà nhạc <br />
sĩ gửi gắm trong bài hát, chưa tạo được sự đam mê, yêu thích môn Âm nhạc <br />
cho kể cả người học và người nghe.<br />
Vậy để đạt hiệu quả cao nhất trong các tiết học phân môn hát đối <br />
với học sinh khối 7 cần quan tâm thực hiện tốt những vấn đề sau:<br />
Trước tiên giáo viên cần hình thành các kỹ năng cần thiết để hát <br />
diễn cảm cho học sinh như: Luyện thanh, cách mở và đóng khẩu hình, lấy <br />
hơi, nhã chữ,...<br />
Phát triển giọng hát: tạo điều kiện cho học sinh thực hành thường <br />
xuyên trong giờ học. Để học sinh dễ so sánh, phát hiện chất giọng của <br />
nhau nên tổ chức hát xen kẽ giữa bạn hát đúng/hát sai; hát hay/hát chưa hay <br />
để kịp thời chỉnh sửa giọng.<br />
Hình thành cách hát tự nhiên: tạo điều kiện cho các em thể hiện <br />
trước đám đông, tập thể các bài hát, vừa hát vừa biểu diễn.<br />
Củng cố và phát triển âm vực giọng học sinh, hướng dẫn học sinh <br />
hát từ tông (tone) thấp đến tông cao, phát huy khả năng ca hát của học sinh.<br />
* Đối với dạy nhạc lý tập đọc nhạc (TĐN)<br />
Lâu nay khi dạy về nhạc lý giáo viên thường định nghĩa, giảng giải, <br />
ít xuất phát từ thực tiễn âm nhạc qua các ví dụ sinh động để rút ra nhận <br />
xét, kết luận. <br />
Về tập đọc nhạc các giáo viên chịu ảnh hưởng sâu sắc phương pháp <br />
dạy cho học sinh chuyên nghiệp Âm nhạc, gây nên tâm lý căng thẳng nặng <br />
nề không cần thiết, làm cho học sinh sợ tập đọc nhạc. Những tiết dạy như <br />
vậy thường kém hiệu quả, học sinh không hứng thú học. Mặt khác, dạy <br />
nhạc lý nhưng đôi khi giáo viên lại không hoặc ít sử dụng nhạc cụ. Vì vậy <br />
để tạo cho các em sự hứng thú trong học tập cách dạy tập đọc cao độ tôi <br />
thực hiện như sau: <br />
Cách dạy thích hợp và hiệu quả nhất là khi dạy học sinh đọc cao <br />
độ, là dựa vào tiếng đàn để làm mẫu cho các em. Việc thể hiện trường độ <br />
và tiết tấu phải được chuẩn bị bằng những bài tập tiết tấu trong mỗi tiết <br />
học, bài học. <br />
Đàn từng câu ngắn cho học sinh nghe và đọc theo thật trôi chảy, <br />
chuẩn xác sau đó ghép từng câu thành bài hoàn chỉnh và kết hợp gõ phách.<br />
Sử dụng phương pháp trực quan thính giác: Đối với môn Âm nhạc, <br />
muốn các em tiếp thu nhanh bài học cần phải đảm bảo 2 yếu tố “nghe” và <br />
“nhìn”. Khi được nghe, nhìn và được hướng dẫn cụ thể, các em có thể tự <br />
mình rút ra được những kiến thức đã học và áp dụng vào việc thực hành, <br />
GV cần phải có đồ dùng dạy học đó là đàn bởi nếu không có đàn Organ thì <br />
giờ học nhạc không thu hút và không đạt được hiệu quả cao. Đồng thời <br />
GV phải chuẩn bị chu đáo nội dung kiến thức bài dạy, đảm bảo được sự <br />
chính xác khi đưa ra trực quan bằng âm thanh.<br />
VD: Khi dạy bài TĐN số 3 – Lớp 7 GV cần chuẩn bị trước bảng phụ <br />
bài TĐN, để qua phương pháp trực quan HS quan sát bản nhạc và trả lời <br />
câu hỏi, các em được nhận biết các kí hiệu cách đọc cụ thể trên bản nhạc <br />
nhằm khắc sâu kiến thức nhạc lí giúp cho TĐN đạt được hiệu quả cao. <br />
Sau đó HS phải được nghe trên đàn để cảm nhận được giai điệu của bài.<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Hình ảnh bài TĐN số 3 – Môn Âm nhạc 7<br />
Khi học bài xong, tôi thường hướng cho HS tự đặt lời mới theo chủ <br />
đề mà giáo viên yêu cầu để các em dễ dàng ghi nhớ và rèn luyện khả năng <br />
sáng tạo<br />
Ví dụ: Đặt lời cho bài TĐN số 3 như sau:<br />
<br />
<br />
Lời 1<br />
Mặt trời soi sáng trên trời cao<br />
Thầy cô soi sáng trong tâm hồn<br />
Dựng xây đất nước luôn tươi đẹp<br />
Khi bước chân vào đời em sẽ vững niềm tin.<br />
Lời 2:<br />
Lời cô ấm áp như vần thơ<br />
Dạy dỗ chúng em bao tháng ngày<br />
Mai sau khi lớn khôn nên người<br />
Em sẽ luôn nhớ về những công ơn thầy cô.<br />
Hình ảnh Thầy cô giáo và các em học sinh <br />
trường THCS Lương Thế Vinh<br />
Như vậy là giáo viên đã phát huy được năng lực trình diễn và sáng <br />
tạo của HS. HS được trình bày sản phẩm của mình, được làm nhạc sĩ bản <br />
thân các em rất thích khi trình diễn cho các bạn nghe.<br />
*Đối với dạy Âm nhạc thường thức<br />
Phân môn này bao gồm các nội dung: Giới thiệu tác giả tác phẩm, <br />
nghe nhạc và một số kiến thức liên quan đến đời sống âm nhạc. Để hạn <br />
chế tình trạng rập khuôn, máy móc và để tạo ra hứng thú đối với phân môn <br />
này giáo viên có thể tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau:<br />
Đối với dạng bài: Kể chuyện âm nhạc, giới thiệu tác giả, tác <br />
phẩm, nghe nhạc chúng ta có thể sử dụng các phương pháp và hình thức <br />
sau:<br />
+Phương pháp hoạt động nhóm:<br />
Đây là phương pháp không thể thiếu trong dạy học phân môn này. <br />
Để giới thiệu về một nhạc sĩ chúng ta có thể dùng phương pháp vấn đáp <br />
thông qua trò chơi“giải đáp thắc mắc” (giáo viên đã chuẩn bị các nội dung <br />
và học sinh đã được giao nhiệm vụ trước ở nhà).<br />
Cho học sinh xem lại những thông tin kiến thức có trong sách giáo <br />
khoa trong vòng 5 phút. Sau đó gấp sách lại cùng thảo luận các câu hỏi giáo <br />
viên đã chuẩn bị sẵn ở bảng phụ.<br />
Sau hiệu lệnh, các em phất cờ giành quyền ưu tiên trả lời (cờ do học <br />
sinh làm). <br />
Lưu ý nhóm nào phất cờ trước hiệu lệnh, mất quyền ưu tiên trả lời <br />
( luyện tập tính tự chủ, kiên nhẫn, năng động, nhạy bén,…).<br />
Ví dụ: Giới thiệu nhạc sĩ Hoàng Việt (tiết 3)<br />
+ Cho biết năm sinh, nơi sinh, năm <br />
mất, nơi mất của nhạc sĩ Hoàng Hình 2: Chân dung nhạc sĩ Hoàng Việt<br />
Việt?<br />
+ Nhạc sĩ Hoàng Việt bắt đầu <br />
soạn những bản nhạc đầu tiên <br />
năm bao nhiêu tuổi?<br />
+ Ngoài sáng tác nhạc sĩ Hoàng <br />
Việt còn làm nghề gì?<br />
+ Kể tên một số tác phẩm mang <br />
tính lịch sử của nhạc sĩ Hoàng <br />
Việt?<br />
+ Kể tên một số tác phẩm thiếu <br />
nhi của nhạc sĩ Hoàng Việt?<br />
+ Ông được Nhà nước truy tặng <br />
gì?<br />
<br />
Giáo viên ghi sẵn các câu hỏi ở bảng phụ (lần lượt từng câu). Mỗi <br />
câu một hiệu lệnh.<br />
Nhóm nào có số lượng câu trả lời đúng nhiều nhất là nhóm thắng. <br />
Giáo viên cho điểm cộng nhóm để tạo hứng thú trong thi đua.<br />
Giáo viên cần lưu ý bao quát lớp, tránh để học sinh mở sách giáo <br />
khoa trong quá trình thi đua. Tập cho học sinh thói quen tự học tậo ở nhà. <br />
Nhóm nào có học sinh vi phạm sẽ mất quyền thi đua.<br />
Ở phân môn này, chúng ta đừng quá đặt nặng kiến thức bắt học sinh <br />
phải thuộc. Khi giới thiệu về một nhạc sĩ, các em chỉ cần nhớ:<br />
+ Năm sinh, nơi sinh, năm mất, mới mất? (nếu đã mất)<br />
+ Các tác phẩm của nhạc sĩ ấy (một số tác phẩm tiêu biểu, không <br />
phải nhớ hết các tác phẩm).<br />
+ Được Nhà nước phong tặng (truy tặng) giải thưởng gì?<br />
+ Tác phẩm tiêu biểu được giới thiệu trong sách giáo khoa, ra đời <br />
năm nào? Hoàn cảnh nào? Trong đó, việc giới thiệu các tác phẩm của nhạc <br />
sĩ ấy là quan trọng nhất.<br />
Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề; tổ chức các hoạt động trải <br />
nghiệm sáng tạo<br />
+ Nội dung: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu về nhạc <br />
sĩ, về thân thế, về tác phẩm của nhạc sĩ đó từ sách giáo khoa, từ những tư <br />
liệu khác ở thư viện, trên mạng internet,…<br />
+ Hướng dẫn cách thức chuẩn bị: Có thể là bài thuyết trình bằng lời <br />
văn; bài báo tường, đọc vè, sáng tác nhạchoặc kể chuyệnvề tác giả bằng <br />
tranh...<br />
+ Thời gian: từ 3 đến 5 phút.<br />
xoáy vào trọng tâm bài<br />
(Ví dụ: Giới thiệu về nhạc sĩ nên xoáy vào thân thế, sự nghiệp, tác <br />
phẩm, hoặc hay hơn nữa là nói về phong cách sáng tác, thể loại sáng tác… <br />
giới thiệu về tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ, cần đi sâu vào điều kiện, <br />
hoàn cảnh sáng tác, lý do, mục đích sáng tác tác phẩm đó…)<br />
+ Học sinh trình bày trước lớp: thuyết trình, minh họa vài tác phẩm, <br />
hát, đọc vè, ...<br />
+ Qua việc các em tự tìm kiếm thông tin về người nhạc sĩ, họp nhóm <br />
thảo luận để rút ra những ý chính đã giúp các em hiểu nhiều hơn về những <br />
nhạc sĩ ấy. Thông qua việc này khi giới thiệu về các nhạc sĩ Việt Nam, <br />
giáo viên cũng giáo dục các em lòng biết ơn đến những người đã cống <br />
hiến, đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam nói riêng, những lĩnh vực khác <br />
nói chung,… và phải tiếp bước các truyền thống ấy bằng thái độ học tập <br />
nghiêm túc.<br />
+ Để hạn chế việc có một số học sinh chưa tích cực, không tham gia <br />
cùng nhóm trong quá trình chuẩn bị, thực hiện nhiệm vụ ở nhà, giáo viên có <br />
thể hỏi bất kỳ học sinh nào về quá trình thực hiện để kiểm tra.<br />
* Đối với dạy dạng bài giới thiệu nhạc cụ<br />
Đối với dạng bài này, chúng ta nên phóng to nhiều loại nhạc cụ <br />
khác nhau, sưu tầm hình ảnh các nghệ sĩ biểu diễn các loại nhạc cụ khác <br />
nhau, ngoài những thông tin có trong sách giáo khoa ta tìm thêm những tư <br />
liệu như nguồn gốc của các loại đàn, hay kể các câu chuyện phù hợp với <br />
bài học cho học sinh nghe.<br />
Ví dụ: Dạy bài “Sơ lược về một vài nhạc cụ phương Tây” (lớp 7 <br />
tiết 6)<br />
Giáo viên cho xuất hiện hình nhạc cụ cùng âm sắc của nhạc cụ đó, <br />
hỏi tên nhạc cụ, học sinh trả lời. Giáo viên cho xuất hiện đáp án và trích <br />
đoạn phim phần nhạc hòa tấu các nhạc cụ đó để minh họa.<br />
1 2 3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4 5 6<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7 8 9<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3: Một số loại nhạc cụ<br />
Mặt khác, để củng cố phần này một cách hiệu quả nhất, giáo viên <br />
tổ chức trò chơi “thử tài của bạn”. Giáo viên cho xuất hiện trên màn hình <br />
nhạc công cùng tư thế biểu diễn nhạc cụ, nhưng không có nhạc cụ. Sau <br />
khi học sinh trả lời, sẽ xuất hiện nhạc cụ. Để tạo thêm không khí sinh <br />
động giáo viên có thể đưa hiệu ứng đếm số ngược từ 10 đến 0.<br />
<br />
1 2<br />
<br />
<br />
Mặc dù phương pháp này không hoàn toàn mới nhưng do cách tổ <br />
chức của giáo viên, tạo sự phấn khích thi đua, tạo khả năng tổ chức, tạo <br />
tinh thần đoàn kết, biết chung sức, chia sẻ,… Học sinh đã biết tự học, tự tìm <br />
tòi khám phá thêm kiến thức cho mình, cho bạn, học sinh thật sự thích thú <br />
phân môn này, hình thành cho học sinh tính năng động, có óc tổ chức, tính <br />
tập trung, sáng tạo, khả năng tự học tập.<br />
Trong dạy phân môn này, giáo viên tham mưu với nhà trường trong <br />
một năm học ít nhất một làn tổ chứ cho các em tham quan các nhà cộng <br />
đồng tại địa phương, tham gia hoạt động trải nghiệm cùng với bộ môn lịch <br />
sử, địa lí tại Bảo tàng Đăk lăk để hiểu biết rõ hơn về các nhạc cụ phổ <br />
biến như: chiêng, đàn tơ rưng, đàn đá, ...<br />
Những tiết học ở dạng này giáo viên nên sử dụng đàn Organ để các <br />
em nghe và nhận biết âm sắc của từng loại nhạc cụ. Các em sẽ rất thích <br />
khi khi được nghe giáo viên độc tấu một tác phẩm âm nhạc nào đó có các <br />
âm sắc các nhạc cụ vừa được giới thiệu hoặc giáo viên cho HS nghe độc <br />
tấu các loại nhạc cụ qua băng đĩa... Bên cạnh đó giáo viên cho học sinh <br />
nghe trích đoạn các bản nhạc không lời để các em cảm nhận được cái hay, <br />
cái đẹp riêng của âm sắc trên từng loại nhạc cụ.<br />
2.3.2. Sử dụng phương tiện dạy học như một yếu tố gây xúc cảm trong <br />
quá trình dạy học.<br />
Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học. Việc gây hứng thú cho học <br />
sinh trong giờ học không chỉ một lần mà phải rèn luyện thường xuyên từ <br />
phút đầu đến phút cuối giờ học. Hơn nữa phải làm cho mức độ hứng thú <br />
ngày càng tăng đến nổi các em không để ý thời gian trôi đi nhanh chóng và <br />
đến khi giờ học kết thúc học sinh còn luyến tiếc. Để thực hiện giải pháp <br />
này, tác giả thực hiện các biện pháp sau:<br />
a. Phòng học bộ môn<br />
Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh: Tạo không khí <br />
vui vẻ, thoải mái cho cả người dạy và người học, không làm ảnh hưởng <br />
đến các lớp khác. <br />
Là nơi có đầy đủ các phương tiện dạy học giúp giáo viên không <br />
phải vất vả trong việc mang, di chuyển các phương tiện dạy học: đàn <br />
organ, máy tính, máy chiếu… đến từng lớp học<br />
b. Công nghệ thông tin trong nhà trường <br />
Cần phải khai thác triệt để lượng thông tin hữu ích phục vụ cho bộ <br />
môn có từ mạng Internet: thông tin của tác phẩm, thông tin các nhạc sĩ , <br />
thông tin về các sinh hoạt âm nhạc của các vùng miền….đẩy mạnh việc sử <br />
dụng các phương tiên công nghệ: máy tính, máy chiếu để bài dạy mang tính <br />
trực quan sinh động cao. thông qua đó tạo điều kiện cho học sinh được học <br />
bằng nhiều giác quan: nghe, nhìn, vận động, cảm nhận…tạo cho học sinh <br />
sự hứng thú, tiếp thu lượng kiến thức nhanh hơn, hoạt động dạy học của <br />
giáo viên trở nên nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. <br />
Ví dụ: Dạy bài hát mới: <br />
Về phần giới thiệu tác giả tác phẩm: Giáo viên khai thác thêm một <br />
số thông tin ở Internet mà các tư liệu khác chưa có. <br />
Cho học sinh nghe giai điệu bài hát: Bài hát được giáo viên soạn <br />
trên phần mềm Fenale 2009 được trình diễn trực tiếp trên máy tính không <br />
cần mang theo băng đĩa. <br />
Dạy và ôn TĐN: Bài TĐN được giáo viên soạn trên phần mềm <br />
Encore 4.5, học sinh được theo dõi trực tiếp phần mềm trình bày cao độ <br />
tiết tấu một cách chính xác, thay cho bảng phụ vừa …. <br />
Dạy âm nhạc thường thức: Giáo viên khai thác từ Internet các thông <br />
tin càn thiết cho bài giảng: hình ảnh, các đoạn video mang tính minh họa <br />
cao và cho các em theo dõi trực tiếp bằng hệ thống máy tính và projector <br />
sau khi đã được biên tập bằng phần mềm : Powerpoint, Violet… <br />
c. Nhạc cụ được trường cấp<br />
Hiện nay các trường THCS Lương Thế Vinh đã được trang cấp các <br />
loại nhạc cụ: Đàn organ, đàn ghita.. đây là những nhạc cụ vừa hiện đại vừa <br />
thông dụng tập trung khá đầy đủ các chức năng của một dàn nhạc thu nhỏ. <br />
Qua giảng dạy cho thấy học sinh rất hứng thú khi học môn Âm nhạc <br />
nhưng cũng dễ nhàm chán nếu người giáo viên không vận dụng linh hoạt <br />
các kĩ năng cơ bản vào tiết dạy: phương pháp truyền đạt, kĩ năng ca hát, sử <br />
dụng nhạc cụ, chỉ huy nhịp… <br />
Ví dụ: Khi dạy bài hát mới cho học sinh, ngoài việc cho học sinh <br />
nghe băng đĩa đòi hỏi người giáo viên phải hát mẫu và biểu diễn bài hát đó <br />
trên nhạc cụ. Điều này sẽ giúp cho học sinh bước đầu nhớ giai điệu bài hát <br />
và quan trọng hơn là làm cho học sinh hứng thú với tiết học. <br />
Ví dụ: Trong tiết dạy có nội dung giới thiệu về một số loại nhạc cụ <br />
phương Tây (Âm nhạc 7 – Tiết 6) nếu muốn tạo hiệu quả cho nội dung <br />
giảng dạy này thì ngoài việc cho các em xem tranh ảnh thì đồng thời cho <br />
các em nghe tiếng các loại nhạc cụ đó thông qua một số trích đoạn âm <br />
nhạc bằng việc khai thác nhạc cụ điện tử (đàn organ). Như thế không <br />
những vừa để cho các em vừa thấy, vừa nghe còn tạo cho học sinh thêm sôi <br />
động hứng thú. Hoặc trong tiết dạy bài TĐN mới giáo viên sử dụng nhạc <br />
cụ đánh mẫu bài đọc một hoặc hai lần sau đó phân câu đánh từng câu ngắn <br />
cho học sinh nghe và tự tập luyện. Thông qua tiếng nhạc cụ, ngoài việc <br />
giúp cho học sinh chủ động tập luyện, rèn luyện tai nghe còn giúp cho giáo <br />
viên đỡ tốn công sức vì phải đọc đi đọc lại nhiều lần nhưng vẫn mang lại <br />
hiệu quả cao <br />
d. Nhạc cụ tự làm<br />
Thanh phách, song loan với mục đích hình thành trong các em kĩ năng <br />
giữ và đánh nhịp, đây là hai nhạc cụ đơn giản, các em có thể tự làm để <br />
phục vụ tốt cho việc học.<br />
2.3.3. Tăng cường các hoạt động âm nhạc trong lớp, trường để học <br />
sinh được xem, được nghe, được thể hiện và bình luận.<br />
Giúp cho học sinh có niềm say mê hứng thú trong học tập cũng là <br />
hình thức phát hiện năng khiếu bồi dưỡng cho các em phát huy khả năng <br />
âm nhạc. <br />
Để thực hiện giải pháp này, tác giả thực hiện các biện pháp sau:<br />
* Tăng cường tổ chức các buổi biểu diễn và thi văn nghệ<br />
Việc tăng cường các buổi biểu diễn văn nghệ sẽ giúp nâng cao khả <br />
năng và kinh nghiệm biểu diễn của học sinh. Thông qua những buổi biểu <br />
diễn đó học sinh sẽ ngày càng mạnh dạn hơn, vững vàng hơn về tâm lý khi <br />
đứng trước đám đông. Các buổi biểu diễn thường xuyên chỉ cần có quy mô <br />
vừa và nhỏ, được kết hợp với các hoạt động khác.<br />
Kết hợp với các buổi chào cờ đầu tuần<br />
Kết hợp với tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động ngoại khóa<br />
Phối hợp với Liên đội, Đoàn TN tổ chức các hội thi như: Giai điệu <br />
tuổi hồng, Chúng em hát dân ca để tạo sân chơi cho học sinh, tăng niềm <br />
đam mê, khả năng thể hiện bản thân trước tập thể.<br />
Bên cạnh các buổi biểu diễn mang tính thường xuyên, trong các <br />
ngày kỷ niệm, các ngày lễ lớn, GV âm nhạc trong nhà trường nên tham <br />
mưu cho Ban giám hiệu, phát động các cuộc thi văn nghệ với quy mô lớn <br />
trong toàn nhà trường. Hình thức tổ chức: các Hội thi văn nghệ về các chủ <br />
đề, các buổi ngoại khoá âm nhạc nói về các nhạc sĩ....<br />
Quan sát và lựa chọn các em HS có năng khiếu, đam mê âm nhạc <br />
thành lập đội văn nghệ, có kế hoạch cụ thể đẻ học sinh tham gia.<br />
Xây dựng chương trình hoạt động cho câu lạc bộ trong suốt cả năm<br />
Hình 4: Một số hình ảnh về hoạt động văn nghệ của các em học sinh <br />
trường THCS Lương Thế Vinh<br />
* Phát huy tính tích cực của hoạt động Câu lạc bộ âm nhạc trong nhà <br />
trường<br />
Câu lạc bộ là một hình thức hoạt động ngoại khóa với nhiều hoạt <br />
động phong phú và hấp dẫn, dựa trên sự tham gia tự nguyện của học sinh <br />
nhằm vào việc khuyến khích các em học tập, tìm hiểu, mở rộng kiến thức <br />
của các môn học. Qua đó giúp các em biết vận dụng những kiến thức đã <br />
được học vào cuộc sống. Việc hình thành trong trường THCS những câu <br />
lạc bộ âm nhạc mang tính hoạt động tập thể sẽ giúp thu hút đông đảo <br />
những học sinh có cùng sở thích, có cùng đam mê về một bộ môn âm nhạc <br />
nào đó, có cơ hội cùng nhau chia sẻ những kiến thức, kỹ năng và có cơ hội <br />
học hỏi, phát triển tiềm năng của mình<br />
* Tổ chức các chuyến tham quan, thực tế tìm hiểu về đời sống âm <br />
nhạc dân gian ở các địa phương<br />
Theo chủ trương của Đảng và nhà nước hiện nay, mỗi địa phương <br />
trên cả nước đều nâng cao vai trò bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa <br />
dân gian, trong đó có các lễ hội dân gian. Đối với những chuyến tham quan <br />
thực tế với các nội dung trọng tâm của lễ hội giúp HS hiểu biết thêm về <br />
sinh hoạt âm nhạc dân gian trong các lễ hội đó.<br />
2.3.4. Phối hợp với gia đình học sinh và xã hội<br />
Đứng trước tình hình học sinh lơ là và học yếu môn Âm nhạc, đó <br />
cũng là một nỗi lo âu cho người giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong <br />
nhà trường. Tôi đã tìm hiểu và đưa ra rất nhiều phương pháp để giúp cho <br />
các em học tốt hơn, tiến bộ hơn. <br />
Luôn tạo mối quan hệ thân thiết, sự gần gũi giữa thầy và trò với <br />
mục đích nhằm nâng cao chất lượng học tập cho các em, giúp các em có <br />
được nền tảng cho những lớp sau.<br />
Tôi gặp một số phụ huynh và trao đổi về tình hình học tập của các <br />
em cho phụ huynh biết, (ví dụ như: các buổi họp phụ huynh) tâm sự cùng <br />
phụ huynh để phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của bộ môn và có biện <br />
pháp nhắc nhở giáo dục con em cố gắng trong học tập. Đồng thời tôi <br />
hướng dẫn cho các em tạo một góc học tập ở nhà. Từ đó không những <br />
nâng cao chất lượng môn Âm nhạc mà các môn học khác cũng tiến bộ hơn <br />
nhiều. Ngoài ra, tôi còn liên hệ với chính quyền địa phương, Hội trưởng <br />
hội PHHS của các lớp nhắc nhở tạo điều kiện cho con em các gia đình khó <br />
khăn được đến trường học tập nhằm tránh sự kì thị đối với các em học <br />
sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.<br />
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm<br />
Các biện pháp mà tác giả đề xuất là tạo sự hứng thú học tập môn <br />
Âm nhạc của học sinh, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Cách <br />
khai thác có hiệu quả các thiết bị dạy học trong môn Âm nhạc.<br />
Sử dụng hình thức học tập trải nghiệm cho học sinh, lấy học sinh <br />
làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn.<br />
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm của học sinh lớp 7 tại <br />
trường THCS Lương Thế Vinh<br />
Sau khi áp dụng sáng kiến, tôi nhận thấy sáng kiến đã đạt được <br />
những hiệu quả sau:<br />
2.4.1. Đối với giáo viên<br />
Trong tiết dạy việc truyền thụ kiến thức cho học sinh trở nên nhẹ <br />
nhàng, không nặng nề như trước vì giáo viên chỉ đóng vai trò người hướng <br />
dẫn, dìu dắt và học sinh làm trung tâm.<br />
Xây dựng được lớp học năng động, có tính tập thể cao, cùng đoàn <br />
kết học tập, tiết học đạt kết quả. Qua đó giáo viên hiểu rõ được năng <br />
khiếu và tâm lý của từng em, có biện pháp uốn nắn kịp thời.<br />
Được học sinh tin tưởng, trao đổi, giải quyết một số khó khăn khi <br />
học hát cũng như học tập đọc nhạc.<br />
Môn Âm nhạc đã được nhìn nhận không phải là môn học phụ mà <br />
nó là một môn giúp học sinh tiến tới cái “chân thiện mỹ” phát triển toàn <br />
diện về thể và chất của các em.<br />
Đặc biệt hơn là nâng cao được ý thức học tập và chất lượng học <br />
tập môn Âm nhạc cho học sinh trong toàn khối 7. Từ đó giáo viên có được <br />
sự hứng khởi hơn khi bước chân lên bục giảng.<br />
Đã phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu của từng em, tạo mọi điều <br />
kiện để học sinh được thể hiện năng khiếu của mình trước tập thể.<br />
2.4.2. Đối với học sinh<br />
Sau khi thực hiện đề tài kết quả đạt được đối với học sinh là:<br />
Qua mỗi tiết lên lớp học sinh rất vui, hứng thú hơn vì thầy cô giáo <br />
giảng dạy nhiệt tình, quan tâm đến học sinh, hiểu được tâm tư nguyện <br />
vọng của học sinh. <br />
Các em được học, được chơi, được vận động và được hiểu biết <br />
nhiều hơn so với một số môn khác. Nắm chắc nội dung và cách trình bày <br />
mỗi bài hát, mỗi bài tập đọc nhạc. Hiểu biết thêm một số nhạc cụ địa <br />
phương, trong nước và nước ngoài. Được nghe thầy cô giáo kể chuyện, <br />
hiểu được các câu chuyện kể.<br />
Chất lượng học tập môn Âm nhạc của học sinh tiến bộ hơn rất <br />
nhiều so với năm học trước. Cụ thể:<br />
Bảng. Kết quả đến cuối năm học 20172018<br />
<br />
Xếp loại học lực Môn âm nhạc khối lớp 7<br />
<br />
Học sinh <br />
Học sinh chưa<br />
Tổng số hoàn hoàn <br />
học sinh thành tốt thành tốt Ghi chú<br />
lớp 7 (Loại (Loại <br />
Đạt) Chưa <br />
Đạt)<br />
<br />
SL TL SL TL<br />
<br />
<br />
<br />
160 152 95% 8 5%<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Âm nhạc là tấm gương phản ánh trung thực đời sống xã hội loài <br />
người, do đó dạy học âm nhạc trong trường trung học cơ sở là việc làm <br />
mang tính cấp thiết, không thể thiếu, bởi yêu cầu phát triển toàn diện con <br />
người Việt Nam đầu thế kỷ XXI. Âm nhạc không chỉ là bài dạy và học trên <br />
lớp, mà mục đích cao cả nhất là hướng tới sự phát triển toàn diện về Trí <br />
Đức Thể Mỹ. Với chức năng vai trò đặc thù, âm nhạc đang đóng góp tích <br />
cực vào quá trình hình thành con người mới ở Việt Nam, nguồn nhân lực <br />
bền vững vừa kế thừa truyền thống phẩm chất ưu việt chân thành, mộc <br />
mạc, giản dị nhưng đầy dũng cảm, thông minh trong thời đại Hồ Chí Minh.<br />
Tôi nhận thấy rằng Âm nhạc ngày càng đóng vai trò quan trọng trong <br />
nền giáo dục nước nhà cũng như trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu <br />
như trước đây vẫn còn có một số giáo viên dạy các bộ môn khác như: <br />
Toán, Lý, Hóa,… và một số học sinh vẫn còn xem thường môn Âm nhạc, <br />
coi nó là không quan trọng và cần thiết trong chương trình đào tạo và giảng <br />
dạy thì giờ đây quan điểm đó đã thay đổi. Họ dần nhận ra rằng Âm nhạc là <br />
một thứ không thể thiếu được trong cuộc sống tinh thần của họ, và rằng <br />
việc lồng ghép môn Âm nhạc vào chương trình giảng dạy, song song với <br />
các bộ môn tự nhiên và xã hội khác đã giúp cho việc giảng dạy môn của họ <br />
có hiệu quả hơn vì học sinh tiếp thu bài vở nhanh hơn. Và hiệu quả cũng <br />
tương tự như thế đối với học sinh, vì trước hoặc sau những tiết học căng <br />
thẳng, đầy áp lực, các em được xả stress, đầu óc được thư thả, thoải mái, <br />
vì vậy năng suất học tập của các em sẽ càng cao hơn, đạt thành tích tốt <br />
hơn.<br />
Chất lượng học tập bộ môn là điều mà tất cả giáo viên cần quan <br />
tâm. Nó góp phần cho sự phát triển toàn diện đối với học sinh trong trường <br />
phổ thông. Hơn nữa, Âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu trong đời <br />
sống tinh thần của mỗi con người. Nên việc dạy Âm nhạc cho học sinh nói <br />
chung và học sinh lớp 7 nói riêng là tạo môi trường cho các em được hát, <br />
được hoạt động, được nhận thức, được cảm thụ Âm nhạc và một số kiến <br />
thức phổ thông về Âm nhạc. Tất cả những yếu tố đó sẽ mang lại cho các <br />
em một kiến thức Âm nhạc tối thiểu nhất. Việc tạo không khí vui tươi, <br />
thoải mái trong giờ học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn nhạc là <br />
nhiệm vụ cần thiết đối với mỗi giáo viên. Vì Âm nhạc góp phần cùng các <br />
môn học khác giáo dục nhân cách, làm cho các nội dung học tập ở trường <br />
THCS có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt động học tập của <br />
học sinh.<br />
Như vậy, việc nâng cao hiệu quả môn Âm nhạc là một việc hết <br />
sức cần thiết và quan trọng cần phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong <br />
tương lai tới. Những người dạy học, chịu trách nhiệm hướng dẫn và <br />
truyền tải nội dung, giá trị giáo dục các bài hát phải luôn tìm tòi, học hỏi, <br />
nắm vững kiến thức về Âm nhạc, hiểu được tâm lý học sinh và nhạy bén, <br />
tìm ra những phương pháp dạy mới mẻ, phù hợp với tâm lý các em, và bắt <br />
kịp thời đại. Như vậy, giáo dục mới đạt được hiểu quả tối ưu, hoàn thành <br />
được sứ mệnh cao cả là dẫn dắt và lái con thuyền tri thức đến đường vinh <br />
quang, tươi sáng.<br />
2. Kiến nghị<br />
2.1. Đối với nhà trường<br />
Xây dựng kế hoạch và tham mưu cho Nhà trường nâng cấp, trang bị <br />
các phòng học, cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt chuẩn theo đặc thù của <br />
ngành đào tạo Âm nhạc. Cụ thể, phòng học Âm nhạc nên xây dựng cách <br />
biệt với các phòng học khác để tránh ảnh hưởng đến các giờ dạy của các <br />
môn khác, điều này sẽ giúp cho việc dạy và học của cả giáo viên và học <br />
sinh tốt hơn.<br />
Thư viện trường phải có đủ giáo trình, sách, tài liệu tham khảo <br />
trong nước và nước ngoài để hỗ trợ, đáp ứng tốt cho việc giảng dạy của <br />
giáo viên và việc học tập của học sinh.<br />
Để đảm bảo chất lượng đào tạo đạt chuẩn, đội ngũ giáo viên Bộ <br />
môn Âm nhạc cần phải được học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên <br />
môn, năng lực sư phạm, kiến thức tổng hợp, khả năng lý luận, trình độ <br />
ngoại ngữ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin…<br />
Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt để biến mục tiêu giáo dục <br />
thành hiện thực, giữ vai trò quyết định trong việc tạo ra chất lượng và hiệu <br />
quả giáo dục. Nhất là đối với môn học đặc thù như Âm nhạc đòi hỏi cần <br />
phải có đủ giáo viên được đào tạo chuyên ngành, chính quy và thường <br />
xuyên được bồi dưỡng nâng cao cả chuyên môn và nghiệp vụ.<br />
Thời gian một tiết cho một bài học là rất ít để giáo viên có thể dạy <br />
đúng theo yêu cầu, mục đích của bài dạy và khó có thể truyền đạt được <br />
hết những kiến thức cho học sinh, vì vậy mà kết quả đạt được sẽ không <br />
cao và không như ý muốn của giáo viên. Vậy nên với chương trình giảng <br />
dạy vẫn được giữ nguyên, nhà trường có thể xem xét để tăng thời gian dạy <br />
nhiều hơn một tiết hay không, nếu có thể thì tăng thêm một tiết nhạc nữa <br />
trong tuần.<br />
2.2. Đối với giáo viên<br />
Phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học, phần <br />
giới thiệu đề mục mới:<br />
Rõ ràng ngay từ bước chân của giáo viên vào lớp với thái độ vui vẻ <br />
thân mật đối với học sinh, việc đánh giá công bằng trong việc kiểm tra <br />
miệng...đều là những yếu tố góp phần tạo nên không khí hào hứng chung <br />
của cả lớp để chuẩn bị bước vào bài học mới, nhưng sự hứng thú học tập <br />
chỉ thực sự bắt đầu với phần giới thiệu đề mục mới tạo sự hấp dẫn đối <br />
với học sinh.<br />
Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực, <br />
chủ động sáng tạo của học sinh nhằm gây hứng thú học tập cho các em.<br />
Thực chất của việc học tập là chuỗi vấn đề được đặt ra, được <br />
nhận thức ở mức độ cao hơn, đặc trưng của môn âm nhạc là thực hành. <br />
Thực hành là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình dạy và học bộ môn. Thông qua <br />
thực hành để dạy lý thuyết, lấy lý thuyết để củng cố kỹ năng thực hành <br />
trên cơ sở sử dụng thời gian trên lớp một cách tối ưu (tránh thời gian chết) <br />
để tất cả học sinh được nhìn nghe và luyện tập nhiều. Thực tế cho thấy <br />
nếu trong một tiết học giáo viên đặt ra nhiều câu hỏi vừa sức đối với học <br />
sinh, học sinh dễ hiểu dễ nhớ, cho các em nghe, nhìn nhiều thì học sinh rất <br />
có hứng thú học, tạo động cơ học tập tốt.<br />
Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học: <br />
Tránh cách dạy thông báo khô khan tẻ nhạt. Giáo viên phải nắm <br />
chắc đặc trưng môn học âm nhạc để có cách dạy cho phù hợp, giờ học âm <br />
nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn với phương châm học vui vui <br />
học . Tránh dạy lý thuyết trừu tượng và dạy tập đọc nhạc nặng nề, căng <br />
thẳng. Phải tìm mọi cách cải tiến cách dạy từng phân môn theo hướng tích <br />
cực hoá hoạt động của học sinh. Bổ sung sáng tạo thêm nhiều thủ pháp <br />
sinh động, hấp dẫn, đa dạng hoá cách thức truyền đạt ở mỗi bài học, mỗi <br />
tiết dạy.<br />
́ ́ ́ ơp hoc, gân gui va nhăc nh<br />
Giao viên quan xuyên l ́ ̣ ̀ ̃ ̀ ́ ở hoc sinh c<br />
̣ ần <br />
phải cố gắng học tập chăm chỉ. Trong quá trình học, cần chú ý lắng nghe <br />
giáo viên dạy, phải giữ thái độ học tập nghiêm túc nhưng vui vẻ, thoải mái, <br />
tích cực phát biểu và mạnh dạn đưa ra những ý kiến thắc mắc khi có điều <br />
chưa hiểu hoặc là đưa ra quan điểm cá nhân của mình, có như thế thì việc <br />
dạy và học của cả thầy lẫn trò sẽ càng sôi động hơn, đạt được kết quả cao <br />
nhất. Các em cần phải trang bị cho mình những tài liệu cơ bản cần thiết, <br />
đầy đủ cho việc học. Riêng những em có năng khiếu về Âm nhạc thì cần <br />
tìm thêm những tài liệu bên ngoài đọc thêm để kiến thức về âm nhạc của <br />
mình được củng cố bền vững và nâng cao thêm.<br />
Hương dân hoc sinh tích c<br />
́ ̃ ̣ ực tham gia các hoạt động, phong trào văn <br />
nghệ của lớp, của nhà trường tổ chức, điều này sẽ rèn luyện cho các em kỹ <br />
năng tự thể hiện mình và mạnh dạn trước đám đông, nó sẽ rất có ích cho <br />
các em trên con đường học tập và thăng tiến về sau. Học sinh được phát <br />
hiện là có năng khiếu Âm nhạc thì giáo viên và nhà trường cần phải tạo <br />
mọi điều kiện thuận lợi để các em có thể phát huy được tài năng của mình.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bộ Giáo