SKKN: Một số kinh nghiệm Vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4
lượt xem 2
download
Mục tiêu của đề tài là tìm ra biện pháp để khắc phục tình trạng trên nhằm tạo hứng thú học tập cho các em và nâng cao hiệu quả của tiết dạy Địa lí. Đây là một hình thức “ Học mà chơi, chơi mà học”. Kết hợp trò chơi trong bài giảng sẽ giúp giáo viên truyền đạt nội dung tốt hơn – Học sinh tích cực học tập, tự giác học tập say mê với môn học đồng thời các kiến thức được khắc sâu hơn. Từ suy nghĩ này, tôi đã áp dụng trong thực tế giảng dạy và bước đầu đã có những kết quả khả quan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số kinh nghiệm Vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4
- Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lóp 4 MỤC LỤC TT Tên mục Trang 1 I. Phần mở đầu 2 2 1.1. Lý do chọn đề tài 2 3 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3 5 1.4. Giới hạn nghiên cứu 3 6 1.5. Phương pháp nghiên cứu 3 7 II. Phần nội dung 3 8 II.1. Cơ sở lí luận 3,4 9 II.2. Thực trạng 4 10 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt 5 ra. 11 II.3. Giải pháp, biện pháp 6 12 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 6 13 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 7 14 c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp. 15 15 d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 15 16 e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên 16 cứu. 17 4. Kết quả 16 18 III. Phần kết luận, kiến nghị 17 19 III.1. Kết luận 17 20 III.2. Kiến nghị 17 GV: Trần Thị Hương 1 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
- Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lóp 4 I. Phần mở đầu: 1.1 Lý do chọn đề tài. Để thực hiện mục tiêu giáo dục của Bộ GD&ĐT đã đặt ra : Giáo dục cho học sinh Tiểu học là phải giáo dục toàn diện, không coi trọng môn chính, môn phụ. Bởi vậy cùng với các môn học khác, môn Địa lí đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển toàn diện cho học sinh. Để dạy tốt môn Địa lí, người giáo viên cần biết phối kết hợp các phương pháp dạy học như: Phương pháp quan sát, phương pháp nhóm, phương pháp trò chơi học tập. Trong đó phương pháp Trò chơi học tập là một trong những phương pháp dạy học có hiệu quả nhằm khuyến khích sự tò mò khám phá, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích khi các em được tiếp cận với thực tế, qua đó các em dễ dàng ghi nhớ nội dung bài học. Trò chơi học tập còn có một vai trò rất lớn trong mỗi tiết học vì: + Nó làm thay đổi không khí lớp học, tập thể có được bầu không khí vui vẻ, thân ái, thông cảm. + Quá trình học tập còn trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn. + Học sinh thấy nhanh nhẹn cởi mở hơn. + Học sinh tiếp thu bài tự giác, tích cực hơn. + Học sinh được hệ thống và củng cố kiến thức. Nhưng một số ý kiến cho rằng, sử dụng phương pháp này sẽ gây ồn ào, mất trật tự ảnh hưởng đến hoạt động khác, lại có ý kiến cho rằng phương pháp này chỉ là hình thức và thay bằng hoạt động cá nhân, nếu có tổ chức cũng chỉ là gượng ép, miễn cưỡng. Mặt khác, một số giáo viên khi sử dụng phương pháp Trò chơi học tập lại chưa biết lựa chọn nội dung bài dạy để vận dụng phương pháp trò chơi học tập cho hợp lý, hoặc trò chơi đưa ra không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu bài học nên việc tổ chức Trò chơi học tập chơi chưa đạt hiệu quả cao. Riêng tôi, tôi thấy phương pháp Trò chơi học tập có nhiều ưu điểm, không những giúp học sinh tự khám phá, hình thành, hệ thống kiến thức mà nó còn tạo cho các em có sự thi đua, tính nhanh nhẹn, cởi mở, vui vẻ khi đến trường tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện ở học sinh Tiểu học. GV: Trần Thị Hương 2 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
- Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lóp 4 Qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy đa số học sinh rất muốn được tham gia Trò chơi học tập nhưng vẫn còn không ít học sinh thụ động, tự ti, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động này. Mặt khác, trong môn Địa lí lớp 4 có rất nhiều tiết học cần sử dụng đến phương pháp Trò chơi học tập để phát hiện kiến thức mới hoặc để củng cố kiến thức đã học. Từ những nội dung phân tích trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm Vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4” làm đề tài nghiên cứu và thực hiện trong năm học này. 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Qua tình hình thực tế của khối, bản thân tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn tìm ra biện pháp để khắc phục tình trạng trên nhằm tạo hứng thú học tập cho các em và nâng cao hiệu quả của tiết dạy Địa lí. Đây là một hình thức “ Học mà chơi, chơi mà học”. Kết hợp trò chơi trong bài giảng sẽ giúp giáo viên truyền đạt nội dung tốt hơn – Học sinh tích cực học tập, tự giác học tập say mê với môn học đồng thời các kiến thức được khắc sâu hơn. Từ suy nghĩ này, tôi đã áp dụng trong thực tế giảng dạy và bước đầu đã có những kết quả khả quan. Nghiên cứu phương pháp dạy học môn Địa lí từ đó tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Nghiên cứu các trò chơi học tập để giúp học sinh thực hiện trò chơi có hiệu quả. Tìm ra các phương pháp dạy học phù hợp để nâng cao chất lượng học tập của học sinh và làm nền tảng vững chắc cho những năm học tiếp theo. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Tất cả giáo viên và các em học sinh khối 4 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng huyện Krông Ana – Tỉnh Đắk Lắk. 1.4. Giới hạn vi nghiên cứu Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp trò chơi học tập trong môn Địa lí lớp 4. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp quan sát. Phương pháp điều tra ( phỏng vấn, trưng cầu ý kiến, phiếu điều tra,…). GV: Trần Thị Hương 3 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
- Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lóp 4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động ( nghiên cứu kết quả học tập của học sinh ). Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Phương pháp thống kê toán học. Phương pháp phân tích, tổng hợp. II. Phần nội dung II.1. Cơ sở lí luận Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở lứa tuổi Tiểu học. Bởi lẽ, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này. Bởi vậy phương pháp Trò chơi học tập được đánh giá cao trong giảng dạy. * Trò chơi học tập là gì? Trò chơi không chỉ là một “công cụ” dạy học mà nó còn là con đường sáng tạo xuyên suốt quá trình học tập của học sinh. Phương pháp tổ chức trò chơi không chỉ là sự đánh giá trong quá trình dạy và học của thầy và trò mà nó còn tạo cho ta cảm giác thoải mái, tự tin, có sự sáng tạo, nhanh trí, có óc tư duy, tưởng tượng của học sinh. Dạy kết hợp với tổ chức trò chơi chính là việc giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành tốt phẩm chất của con người mới: Con người xã hội chủ nghĩa. Tổ chức trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học, chơi là một biện pháp học tập có hiệu quả của học sinh. Thông qua trò chơi, học sinh được tập luyện, làm việc cá nhân, làm việc theo đơn vị tập thể theo sự phân công với tinh thần hợp tác. Đó là những việc làm thuộc phương pháp học tập mới mà trường Tiểu học cần hình thành ở người học. II.2. Thực trạng a. Thuận lợi khó khăn Được sự quan tâm, chỉ đạo của Phòng giáo dục và đào tạo, của lãnh đạo trường và đặc biệt các đồng chí giáo viên trong tổ chuyên môn luôn nhiệt tình trong giảng dạy, trong dự giờ thăm lớp trao đổi để đúc rút kinh nghiệm. Đa số các em không những ngoan ngoãn, lễ phép mà còn năng động hoạt bát, thích tìm hiểu và tham gia các hoạt động. Về giáo viên: Không thích dạy môn Địa lí. Thiết bị, tranh ảnh, tài liệu môn Địa lí còn ít. Về học sinh: Chưa chú trọng môn Địa lí, xem đây là môn phụ, chưa hiểu hết ý nghĩa của môn học. b. Thành công, hạn chế GV: Trần Thị Hương 4 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
- Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lóp 4 Đưa trò chơi học tập vào dạy Địa lí giúp tiết học trở nên sôi động, thu hút được sự chú ý của nhiều học sinh. Giúp học sinh có thể tư duy, ghi nhớ nội dung bài học một cách dễ dàng. Hiện nay, trò chơi Địa lí còn rất đơn lẻ, nghèo nàn, ít được phổ biến và gặp khó khăn trong việc thiết kế, tổ chức trò chơi vì có ít tài liệu tham khảo vấn đề này. c. Mặt Mạnh hạn chế: Sau thời gian học tập và giảng dạy vừa qua, bản thân tôi cũng nhận thấy đội ngũ giáo viên nói chung đều rất quan tâm đến việc áp dụng phương pháp dạy học mới vào từng bài dạy, luôn tiếp thu học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp thông qua các tiết dự giờ, các buổi hội giảng theo chuyên đề. Nhưng những việc làm đó vẫn chưa đẩy lùi được một số khó khăn nêu trên và chính những khó khăn đó đã dẫn đến một thực trạng là chất lượng sau mỗi giờ học Địa lí còn chưa cao, học sinh cũng chưa thực sự yêu thích môn Địa lí, chưa chú tâm và có những hứng thú khi học Địa lí. Tất cả những điều này nếu không sớm được khắc phục thì sẽ tạo ra những khó khăn khác cho học sinh trong quá trình học tập. Nói tóm lại, dựa trên những căn cứ lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi thấy việc tăng cường tổ chức các trò chơi học tập để khắc phục tình trạng trên nhằm gây hứng thú học tập cho các em và nâng cao hiệu quả giờ học là vô cùng cần thiết d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động. Trong những năm gần đây tình hình an toàn thực phẩm, những đồ chơi nguy hiểm, biến đổi khí hậu, dịch bênh ngày càng gia tăng. Tìm hiểu những nguyên nhân trên hay đổ lỗi cho nhà trường thiếu sự quan tâm, giáo dục học sinh, thiếu sân chơi lành mạnh, bổ ích, tầm thường hóa bộ môn Địa lí, cái nền tảng để thực hiện các nguyên tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng còn bị xem nhẹ. Các bậc phụ huynh luôn nhắc nhở con em mình tập trung váo các môn học chính như Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, còn xem thường môn phụ như môn Địa lí. Kiến thức học tập ngày càng cao học sinh chỉ biết tập trung vào học với học, học sinh có ít thời gian để vui chơi, giải trí lành mạnh, quỹ thời gian còn lại đa phần lao vào các quán intơnet để chơi game hoặc chơi những đồ chơi có hại tới sức khỏe, từ đó nhân cách của một số em bị méo mó bởi những trò chơi, đồ chơi có hại. Trong khi đó nhà trường ít có hoạt động ngoại khóa hay tổ chức sân chơi lành mạnh cho học sinh, nếu có tổ chức thì phạm vi ảnh hưởng chưa cao, trước tình hình đó việc tổ chức trò chơi học tập trong tiết học là cần thiết học mà chơi, chơi mà học. GV: Trần Thị Hương 5 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
- Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lóp 4 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. Địa bàn trường Tiểu học Lý Tự Trọng nằm trên thị trấn Buôn Trấp trình độ dân trí tương đối cao, người dân đã có ý thức trong việc sinh đẻ có kế hoạch nên mỗi gia đình chỉ có một đến hai con. Chính vì lẽ đó mà việc quan tâm đến học tập của các em được cha mẹ các em hết sức coi trọng nên việc nâng cao chất lượng giáo dục phần nào cũng thuận lợi hơn, các em có đầy đủ điều kiện cho việc học. Song trong địa bàn vẫn còn nhiều gia đình học sinh kinh tế còn khó khăn, thuộc diện hộ nghèo, bố mẹ đi làm ăn xa ít quan tâm đến việc học của con em mình. Các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học, chưa có khả năng tự học, tự rèn. Khả năng tư duy ở một số học sinh còn hạn chế. Do vậy, việc tiếp thu bài, tính tự giác, khả năng quản lý, tổ chức của một số em còn hạn chế. Một số giáo viên lười tổ chức trò chơi học tập vì sợ mất nhiều thời gian, rườm rà, khó quản lý học sinh. Trong khi chơi trò chơi học sinh còn làm việc riêng chưa phát huy tính thi đua giữa cá nhân và các nhóm của các em. Chưa nắm vững luật chơi, cách chơi, thời gian chơi dẫn đến chất lượng trò chơi nhiều lúc chưa cao. II.3. Giải pháp, biện pháp a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Sau thời gian nghiên cứu tài liệu của đồng nghiệp về phương pháp giảng dạy kết hợp với việc giảng dạy trên lớp, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: Thứ nhất, bản thân giáo viên phải xác định đây là một phương pháp có nhiều hiệu quả cao đối với việc tạo sự kích thích và tạo sự hưng phấn tham gia vào bài giảng của học sinh , do vậy giáo viên cần tránh thái độ, tâm lý e ngại hoặc thực hiện nửa vời, không duy trì thường xuyên đối với mỗi tiết học trên lớp, điều này rất quan trọng trong xác định tâm thế để thực hiện nội dụng một tiết học theo phương pháp này. Thứ hai, giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ và kỹ nội dung giảng dạy và cách tổ chức sinh hoạt trò chơi kèm theo các dụng cụ cần thiết và biết dự đoán trước mọi tình huống có thể xảy ra để không bị bất ngờ và có khả năng tùy cơ ứng biến. Giáo viên cần tạo một ấn tượng ban đầu tốt đẹp cho sinh viên. Ấn tượng ban đầu tốt (hòa nhã, vui tính, thân thiện, không đe dọa,...) sẽ giúp giáo viên dễ thành công trong các tiết dạy tiếp theo. Khi học sinh có cảm tình với giáo viên, các em sẽ hợp tác tích cực với giáo viên Bầu không khí sẽ trở nên sôi động và tự nhiên. Thứ ba, phải biết làm chủ thời gian, kiểm soát được tiến trình hoạt động, nếu không trò chơi sẽ phản tác dụng. Học sinh không có cơ hội có ý tưởng mới rút GV: Trần Thị Hương 6 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
- Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lóp 4 ra từ hoạt động trò chơi, thậm chí có khi các em bị bối rối thêm. Nên dành khoảng thời gian vừa đủ để học sinh nhớ lại các hoạt động đã qua và rút ra điều gì cần thiết liên quan tới bài học. Nếu dành thời gian nhiều quá để chơi, cuối cùng ta sẽ không rút ra được bài học gì vì đã quá giờ! Thư tư, trò chơi được chọn tốt, phù hợp với lứa tuổi, tâm lí của các em, phù hợp với nội dung bài học sẽ làm cho các em nắm vững kiến thức. Cùng một loại trò chơi, có thể sáng tạo nhiều cách khác nhau tùy số học sinh, tùy diện tích phòng hay cách bố trí bàn ghế. Quan trọng là giáo viên phải nắm rõ ý nghĩa và mục tiêu của trò chơi để khai thác hết các khía cạnh của nó, như vậy hiệu quả sẽ rất lớn. Trong lớp sẽ có em chưa quen với loại hình sinh hoạt này, giáo viên cần giúp đỡ và từ từ đưa các em vào cuộc. Với những sinh viên cảm thấy còn e ngại lúc đầu, nếu giáo viên kiên nhẫn hỗ trợ thì các em sẽ tham gia rất tốt và hoàn thành vai trò của mình. Qua đó, giáo viên có thể giúp các em sự tự tin và tăng động cơ học tập. Thứ năm, trò chơi khởi động lúc bắt đầu buổi học là rất cần thiết để tạo bầu không khí thân thiện, nhờ đó mà học sinh dễ tham gia hơn ở phần nội dung chính. Nếu trò chơi khởi động được chọn kỹ, phù hợp với nội dung bài học thì càng tuyệt vời để bắt đầu vào tiết học. Đặc biệt chúng ta không nên cầu kỳ, quan trọng hóa hay nghiêm túc hóa vấn đề. Mọi cầu kỳ sẽ làm cho các em mất phương hướng, càng đơn giản càng tốt. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Sau khi nghiên cứu kĩ các phương pháp vân dung trò ch ̣ ̣ ơi học tập của môn Địa lí. Tôi đã thực hiện vận dụng trò chơi học tập theo các bước sau * Bước 1: Xác định mục đích chơi ( Củng cố tri thức, phát triển kĩ năng, tư duy, hình thành óc sáng tạo…rèn tính thật thà, nhanh nhẹn). Mục đích chơi đã được tôi xác định rõ ràng và sau cuộc chơi phải đạt được mục đích chơi. * Bước 2: Giới thiệu tên trò chơi. * Bước 3: Giới thiệu luật chơi. * Bước 4: Qui định thời gian chơi và học sinh tiến hành chơi. * Bước 5: Nhận xét, đánh giá kết quả chơi. Khi tiến hành tổ chức trò chơi, chúng ta cần chú ý: Trò chơi học tập là một phương tiện giáo dục trí tuệ, nó giúp học sinh phát triển những khả năng về thị giác, thính giác, xúc giác,…, chính xác hóa những hiểu biết về các sự vật và hiện tượng xung quanh, phát triển thông minh, sự nhanh trí, ngôn ngữ… dần dần học sinh sẽ hình thành nhu cầu nhận thức của thế giới xung quanh mở rộng tầm hiểu biết về tự nhiên xã hội. Vì vậy ta có thể tổ chức trò chơi ở thời điểm thích hợp trong một khoảng thời gian nhất định của tiết học. GV: Trần Thị Hương 7 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
- Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lóp 4 Trong trò chơi học tập giáo viên cần chú ý đến sự tự nguyện, bình đẳng giữa các học sinh. Tất cả học sinh đều có vị trí nhiệm vụ như nhau khi tham gia trò chơi. Trò chơi học tập bao giờ cũng có kết quả rõ ràng, đoán đúng – sai một câu đố, gọi tên đúng –sai, sắp xếp đúng – sai… Kết quả này có ý nghĩa rất lớn đối với các em, nó mang lại niềm vui cho học sinh, thúc đẩy tính tích cực và mở rộng củng cố vốn hiểu biết cho học sinh. Nội dung trò chơi thường gắn với nội dung bài học, nó sẽ minh họa một cách sinh động cho các kiến thức lí thuyết mà các em đã học. Nhờ vậy, kiến thức được vận dụng, củng cố và khắc sâu giúp các em thấy rõ ý nghĩa những điều đã học, đây chính là cơ sở để hình thành hứng thú học tập. Để kết quả tổ chức trò chơi học tập được tốt, ta luôn chuẩn bị những phương tiện cần thiết cho hoạt động chơi tùy thuộc vào nội dung của từng trò chơi. Khi chia nhóm, đội không nên chia quá nhiều vì như thế lúc tổng kết sẽ khó khăn, trò chơi mất đi sự hào hứng. Trò chơi phải đơn giản, ít tốn kém, dễ thực hiện. Không nên lúc nào cũng cho nhóm, đội cử đại diện vì như thế các em sẽ có khuynh hướng chọn bạn giỏi đại diện mãi mà các em yếu thì ít được tham gia. Giáo viên chuẩn bị một số phần thưởng nhỏ để tạo hứng thú cho các em ( tranh, ảnh, vở, bánh kẹo…) Nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi học tập trong giảng dạy môn Địa lí. Các trò chơi phải thú vị để học sinh thích được tham gia. Phải thu hút được đa số ( hay tất cả) mọi học sinh tham gia. Các trò chơi phải đơn giản, dễ thực hiện, không tốn nhiều thời gian, sức lực để không ảnh hưởng đến các hoạt động tiếp theo của tiết học hoặc ảnh hưởng đến các tiết học khác. Quan trọng hơn, trò chơi phải có mục đích học tập, không đơn thuần là trò chơi giải trí. Biện pháp 1: Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện: Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung của bài học cụ thể trong chương trình (có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, kiến thức bài mới, kiến thức thực hành, luyện tập...) GV: Trần Thị Hương 8 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
- Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lóp 4 Đặc trưng của phân môn Địa lí đó là tìm hiểu về vị trí, giới hạn, địa hình, khoáng sản, đất, động thực vật, sông hồ, khí hậu, biển các yếu tố này được thể hiện rất rõ trên bản đồ, lược đồ. Bản đồ, lược đồ và bảng số liệu được sử dụng như một nguồn cung cấp kiến thức, giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức và hình thành, rèn luyện kĩ năng bộ môn. Trong các tiết học không sử dụng bản đồ, lược đồ hoặc có bản đồ, lược đồ nhưng học sinh không biết cách sử dụng thì sẽ không thai thác được nội dụng của bài, học sinh chỉ thụ động tiếp thu kiến thức một cách máy móc, gò bó. Chính vì vậy việc hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo bản đồ, lược đồ, tranh ảnh và trò chơi trong các tiết học địa lí sẽ giúp các em tích cực, chủ động tự tìm tòi, khám phá kiến thức, gây hứng thú trong học tập, tiết học nhẹ nhàng giảm bớt sự nhàm chán tạo cho các em thói quen thích tìm hiểu, khám phá thiên nhiên; từ đó các em sẽ yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất nước, các em sẽ tôn trọng và bảo vệ nó. Các trò chơi được xây dựng từ các dạng bài tập có chọn lọc của các tiết học trong 3 mạch nội dung kiến thức trên, nhưng có thể mang những cái tên gợi cảm, gây hứng thú, góp phần hình thành, củng cố hoặc hệ thống kiến thức. Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng phán đoán, phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo. Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian (Sử dụng trong giờ học từ 5 đến 10 phút), thích hợp với môi trường học tập. Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo không khí vui vẻ, thoải mái. Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 4. Tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp. Biện pháp 2: Nguyên tắc khai thác và thực hành: Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản, cũng như đồ dùng, phương tiện có sẵn của môn học (ở thư viện, đồ dùng của giáo viên, học sinh...). Các đồ dùng tự làm của giáo viên khai thác từ những vật liệu gần gũi xung quanh (Từ các phế liệu như: Vỏ hộp bánh kẹo, đầu gỗ, đầu nứa, nắp chai, giấy bìa...) sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mỹ nhưng ít tốn kém. Từ các nguyên tắc trên, tôi đã căn cứ vào nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, căn cứ vào thời gian, mục tiêu đề ra ở mỗi tiết học cũng như đốitượng học sinh. * Quy trình tổ chức trò chơi: Trò chơi học tập thông qua 5 bước: GV: Trần Thị Hương 9 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
- Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lóp 4 Giới thiệu tên trò chơi Phổ biến luật chơi Tiến hành chơi Thảo luận rút ra kiến thức Đánh giá kết luận *MỘT SỐ TRÒ CHƠI ĐÃ CÓ SẴN TRONG SÁCH GIÁO KHOA 1. Trò chơi “Em tập làm hướng dẫn viên du lịch” Ví dụ khi dạy bài “Dãy Hoàng Liên Sơn” Giáo viên chuẩn bị 3 thẻ chữ có ghi 1. Hoàng Liên Sơn 2. Sa Pa 3. Phanxipăng Giáo viên phổ biến luật chơi: Cả lớp chia thành 3 đội, mỗi đội cử 1 đại diện lên bốc thăm; bốc được thẻ chữ nào thì sẽ thuyết minh về địa danh ấy, bài thuyết minh có thể do một người trình bày, hoặc nhiều người trong đội cùng tham gia. Đội nào có bài thuyết minh đúng, hay, có thêm tư liệu là đội thắng cuộc. Thời gian chơi: 5 phút. Qua hình thức chơi này, các em rất ham thích và khắc sâu được kiến thức của bài. Đó cũng là một trong cách rèn các em được nói, được trình bày những hiểu biết của mình sau cuối tiết học. 2. Trò chơi: “ Tiếp sức” Ví dụ khi dạy bài 4 “Hoạt động san xuất của người dân ở Tây Nguyên” Giáo viên phổ biến luật chơi: Cả lớp chia thành 2 đội, mỗi đội 5 em. 5 em của mỗi đội đứng thành hàng dọc quay mặt lên bảng. gần phần bảng dành cho đội của mình. ( Trên bảng có 2 sơ đồ như hình dưới đây ) Đồng cỏ xanh tốt Bơm hút nước gầm để tưới cây Sông nhiều thác ghềnh Khai thác rừng GV: Trần Thị Hương 10 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
- Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lóp 4 Nhiều đất ba dan Trồng cây công nghiệp lâu năm Rừng có nhiều lâm sản quý Làm thủy điện Nắng nóng kéo dài vào mù khô Nuôi gia súc lớn 3. Trò chơi: “Hái hoa dân chủ” Ví dụ khi dạy bài “ Phiếu kiểm tra” Giáo viên tổ chức lớp thành 4 nhóm thi dưới hình thức hái hoa dân chủ để củng cố và ôn tập các kiến thức của bài đã học. Mỗi nhóm cử 3 đại diện để thành lập đội chơi. Trong quá trình chơi, các đội có quyền đổi người, giáo viên tổ chức thành các vòng thi như sau: * Vòng 1: Ai chỉ đúng ? Giáo viên chuẩn bị sẵn các băng giấy ghi tên các địa danh: Dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phanxipăng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung, các cao nguyên ở Tây Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc. Nhiệm vụ của các đội chơi, lần lượt lên bốc thăm, trúng địa danh nào đội đó phải chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Nếu chỉ đúng vị trí đội ghi được 3 điểm; nếu chỉ sai đội đó bị trừ 1 điểm. Thời gian chơi 5 phút. * Vòng 2: Ai kể đúng? Giáo viên chuẩn bị các bông hoa, trong có ghi dãy núi Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung. Giáo viên yêu cầu nhiệm vụ các đội chơi, lần lượt lên bốc thăm trúng địa danh nào, phải kể tên các dân tộc và một số đặc điểm về trang phục, lễ hội của dân tộc đó. Nêu đúng tên các dân tộc và kể được những đặc điểm chính đội đó sẽ ghi được 10 điểm; nếu sai đội đó không ghi điểm. Thời gian chơi: 5 phút. GV: Trần Thị Hương 11 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
- Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lóp 4 4. Trò chơi “Ô chữ bí ẩn” Ví dụ khi dạy bài 7 Thủ đô Hà Nội Giáo viên chuẩn bị 1 ô chữ với các ô hàng dọc và hàng ngang. Sau đó giáo viên nêu nhiệm vụ cho các đội chơi: Sau khi nghe lời gợi ý về các ô chữ hàng ngang, đội nào nghĩ ra trước thì mặt cười xin trả lời trước. Mỗi ô chữ hàng ngang trả lời đúng đội ghi được 5 điểm. Ô chữ hàng dọc trả lời đúng đội ghi được 20 điểm. Nếu giải sai đội đó không ghi được điểm. Các đội đều có quyền đặt bông hoa hy vọng ở mỗi lần trước khi giải ô chữ hàng ngang để nếu trả lời đúng thì được tăng gấp đôi số điểm của mình. Thời gian chơi: 15 phút. Giáo viên có ô chữ sau T H U Đ Ô H A N G S Ô N G H Ô N G N Ô I B A I Đ A I L A Đọc, trả lời các câu hỏi dưới đây và viết vào ô chữ: 1. Nơi đặt phần lớn hoặc tất cả các cơ quan quyền lực chính của một quốc gia gọi là gì ( 5chữ cái ?) 2. Tên các phố Hà Nội thường bắt đầu bằng từ gì (4 chữ cái ?) 3. Tên con sông lớn chảy qua Hà Nội (8 chữ cái ?) 4. Tên sân bay quốc tế lớn ở Hà Nội ( 6 chữ cái ?) 5. Một trong số các tên gọi trước đây của Hà Nội ( 5 chữ cái ?) Ô chữ hàng dọc: Hà Nội 5.Trò chơi “Ô chữ kì diệu” Ví dụ khi dạy các bài “ Phiếu kiểm tra” Giáo viên chuẩn bị 1 ô chữ với các ô hàng dọc và hàng ngang. Sau đó giáo viên nêu nhiệm vụ cho các đội chơi: Sau khi nghe lời gợi ý về các ô chữ hàng ngang, đội nào nghĩ ra trước thì rung chuông xin trả lời trước. Mỗi ô GV: Trần Thị Hương 12 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
- Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lóp 4 chữ hàng ngang trả lời đúng đội ghi được 5 điểm. Ô chữ hàng dọc trả lời đúng đội ghi được 20 điểm. Nếu giải sai đội đó không ghi được điểm. Các đội đều có quyền đặt bông hoa hy vọng ở mỗi lần trước khi giải ô chữ hàng ngang để nếu trả lời đúng thì được tăng gấp đôi số điểm của mình. Thời gian chơi: 15 phút. Giáo viên có ô chữ sau: 1 V Ư A L U A 2 B I Ê N Đ Ô N G 3 Ê Đ Ê 4 T R Ư Ơ N G S A 5 P H A N X I P Ă N G 6 N A M B Ô 7 M U Ô I Giáo viên đặt câu hỏi tìm ra ô chữ như sau: 1. Đây là từ diễn tả sự nhiều lúa khi nói tới đồng bằng Nam Bộ ? (vựa lúa) 2. Vùng biển nước ta là bộ phận của biển này ? (biển Đông) 3. Đây là tên một dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên mà có 3 chữ cái ? (Ê Đê) 4. Tên của một quần đảo nổi tiếng thuộc tỉnh Khánh Hoà ? (Trường Sa) 5. Đỉnh núi được mệnh danh là nóc nhà của Tổ quốc ? (Phanxipăng) 6. Tên đồng bằng lớn nhất nước ta ? (Nam Bộ) 7. Đây là một tài nguyên của biển có màu trắng và vị mặn ? (Muối) Ô chữ hàng dọc: Việt Nam 6. Trò chơi “Ra câu đố” Ngoài các trò chơi đã nêu tôi thường tổ chức trò chơi ra câu đố sau khi đã học xong các bài về đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung có liên quan đến các con sông tôi ra các câu đố. Thời gian thi trong 2 phút theo tổ, tổ nào trả lời đúng tổ đó sẽ thắng cuộc. Ví dụ: Câu đố về “Các con sông” + Sông gì tên gọi đã xanh ? (sông Lam) + Sông gì không nhuộm mà quanh năm hồng ? (sông Hồng) GV: Trần Thị Hương 13 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
- Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lóp 4 + Sông gì mà có chín rồng ? (Cửu Long) + Sông gì lấp lánh chiến công đời Trần ? (Bạch Đằng) + Làng quan họ có con sông Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì ? (sông Cầu) + Sông gì tiếng vó ngựa phi vang trời ? (sông Mã) + Sông gì chẳng thể nổi lên Bởi tên của nó gắn liền dưới sâu? (sông Đáy) + Hai dòng sông trước, sông sau Hỏi hai sông ấy ở đâu ? Sông nào ? (sông Tiền, sông Hậu) (Đó là tên những con sông nào) 7. Trò chơi: “ Ai đoán tên đúng” ̣ ́ ̉ ́ ́ ức vê nh Muc đich: Cung cô kiên th ̀ ững đăc điêm tiêu biêu vê biên đao va quân đao ̣ ̉ ̉ ̀ ̉ ̉ ̀ ̀ ̉ nươc ta. ́ ̉ ̣ Chuân bi: Cac ô ch ́ ữ va nôi dung cac ô ch ̀ ̣ ́ ữ. Qua th ̀ ưởng hoc sinh ̣ ̣ ơi: Luât ch ̃ ưa ra cac ô ch + Giao viên se đ ́ ́ ữ với những lời gợi y. Nhiêm vu cua hoc sinh la đoan ́ ̣ ̣ ̉ ̣ ̀ ́ được nôi dung cac ô ch ̣ ́ ữ đo. ́ ̣ ̣ + Hoc sinh nêu đoan đung môt ô ch ́ ́ ́ ữ, se đ ̃ ược môt phân qua cua giao viên ( but chi, ̣ ̀ ̀ ̉ ́ ́ ̀ ̣ tây, keo,… 0) 1. Môt vung biên cua n ̣ ̀ ̉ ̉ ươc ta la môt bô phân cua biên nay ́ ̀ ̣ ̣ ̣ ̉ ̉ ̀ . B i ê n Đ ô n g 2. Đây la đia danh, in dâu cac chiên si ( ̀ ̣ ́ ́ ́ ̃ co 6 ch ́ ữ caí ) C ô n Đ a o 3. Đây la thăng canh nôi tiêng ( ̀ ́ ̉ ̉ ́ ̀ ́ , đa đ ở miêm Băc ) ̃ ược ghi nhân la di san thiên ̣ ̀ ̉ nhiên thê gi ́ ới. ( Co 10 ch ́ ̃ ́ ) ư cai GV: Trần Thị Hương 14 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
- Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lóp 4 V i n h H a L o n g 4. Đây la môt quân đao nôi tiêng ̀ ̣ ̀ ̉ ̉ ́ ở ngoai kh ̀ ơi miên Trung thuôc tinh Khanh ̀ ̣ ̉ ́ Hoa. ( Gôm 8 ch ̀ ̀ ữ cai ) ́ T r ư ơ n g S a 8. Tro ch ̀ ơi: “ Điên đung, điên nhanh” ̀ ́ ̀ ̣ ́ ̉ ́ ́ ức cơ ban vê đông băng Nam Bô. Muc đich: Cung cô kiên th ̉ ̀ ̀ ̀ ̣ ̉ ̣ ̉ ̣ ́ ̣ ̀ ơi, 2 but da. Chuân bi: 2 bang phu co ghi nôi dung tro ch ́ ̣ Cach tiên hanh: ́ ́ ̀ ̃ ̣ ̣ Môi đôi 4 hoc sinh, lân l̀ ượt tiêp s ́ ức, hoc sinh co 30 giây đoc đoan văn va cac ̣ ́ ̣ ̣ ̀ ́ tư cân diên. Sau đo lân l ̀ ̀ ̀ ́ ̀ ượt môi hoc sinh điên 1 t ̃ ̣ ̀ ừ xong, xêp xuông cuôi hang em ́ ́ ́ ̀ thư hai lai tiêp tuc cho đên hêt. Đôi nao xong tr ́ ̣ ́ ̣ ́ ́ ̣ ̀ ước, nhiêu t ̀ ừ đung se thăng cuôc. ́ ̃ ́ ̣ Hay điên t ̃ ̀ ừ đung vao cac chô châm cua cac câu trong đoan văn noi vê hoat ́ ̀ ́ ̃ ́ ̉ ́ ̣ ́ ̀ ̣ đông san xuât ̣ ̉ ́ ở đông băng Nam Bô. ̀ ̀ ̣ Đông băng Nam bô la n ̀ ̀ ́ ́ ̀ công nghiêp̣ phat triên manh nhât ̣ ̀ ơi co cac nganh ́ ̉ ̣ ́ nươc ta. ́ Nhưng nganh công nghiêm nôi tiêng la san xuât, khai thac ̃ ̀ ̣ ̉ ́ ̀ ̉ ́ ́ dâu mo ̀ ̉ chê niên ́ ́ lương thực, thực phâm ̉ , hoa chât, c ́ ́ ơ khi, điên t ́ ̣ ử, … Môi năm đông băng Nam Bô ̃ ̀ ̀ ̣ ̣ tao ra đ ược hơn môt n ̣ ưã gia tri san xuât nông nghiêp cua ca n ́ ̣ ̉ ́ ̣ ̉ ̉ ước. Chợ nôỉ trên ̀ ̣ ́ ̣ ́ ̉ sông la môt net đôc đao cua đông băng sông C ̀ ̀ ửu Long. Người dân đên ch ́ ợ băng ̀ xuông ghe ̀ ̣ ̀ . Co nhiêu loai hang hoa đ ́ ̀ ́ ược mua ban tai đây, nh ́ ̣ ưng nhiêu nhât la cac ̀ ́ ̀ ́ ̣ hoa quả đă biêt cua đông băng Nam Bô loai ̣ ̣ ̉ ̀ ̀ ̣ 9. Tro ch ̀ ơi: “ Hung biên” ̀ ̣ ̣ ́ ̉ ́ ́ ức vê cac vung đông băng. Tro ch Muc đich: Cung cô kiên th ̀ ́ ̀ ̀ ̀ ̀ ơi nay nên tô ch ̀ ̉ ức ̀ ́ ̀ ếu kiểm tra, nhăm muc đich hê thông va tông h vao cac bai phi ̀ ̣ ́ ̣ ́ ̀ ̉ ợp kiên th ́ ức đa hoc. ̃ ̣ ̉ ̣ ̉ Chuân bi: Bông hoa co ghi cac câu hoi. ́ ́ ́ ̀ ̣ ́ ̣ ́ ̀ ̀ ̀ ̃ ̣ Cach tiên hanh: Cho hoc sinh nhăc lai cac vung đông băng đa hoc. Đông băng Băc ́ ̀ ̀ ́ ̣ ̀ ̀ ̣ ̀ ̀ ̉ Bô, đông băng Nam bô, đông băng duyên hai miên Trung. ̀ GV: Trần Thị Hương 15 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
- Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lóp 4 ́ ử môt đai diên tham gia hung biên vê nh Môi nhom c ̃ ̣ ̣ ̣ ̀ ̣ ̀ ững đăc điêm c ̣ ̉ ơ ban cua ̉ ̉ ̣ ̣ ̣ ̉ ́ môt trong cac vung đông băng trên. Đai diên nhom hai hoa dân chu, băt thăm l ́ ̀ ̀ ̀ ́ ́ ựa chon ̣ ̉ ̀ ́ ̉ ̉ ̣ ̣ ̉ ̣ chu đê, sau khi băt thăm cac nhom co 3 phut đê chuân bi nôi dung cân thê hiên. Sau 3 ́ ́ ́ ́ ̀ ́ ̣ ̣ ̉ phut đai diên cua nhom lên trinh bay. ́ ̀ ̀ ́ ̀ ̀ ̉ ơp binh chon ng Sau khi cac nhom trinh bay xong, ca l ́ ́ ̀ ̣ ươi hung biên hay nhât ̀ ̀ ̣ ́ ̉ đê tuyên dương va khen th ̀ ưởng. 10. Trò chơi: “Chỉ nhanh, chỉ đúng” ̣ ́ ̉ ́ ́ ức vê bài Bi Muc đich: Cung cô kiên th ̀ ển, đảo và quần đảo. Tro ch̀ ơi nay nên ̀ vận dụng vao ti ̀ ết cuối của bai, nhăm muc đich hê thông va tông h ̀ ̀ ̣ ́ ̣ ́ ̀ ̉ ợp kiên th ́ ức đa ̃ ̣ hoc. ̉ ̣ Chuân bi: Phi ếu co ghi cac yêu c ́ ́ ầu. ̣ Cach tiên hanh: Cho hoc sinh quan sát l ́ ́ ̀ ược đồ hoặc bản đồ về Biển Đông, một số đảo và quần đảo của nước ta. Hai đội tham gia chơi ( có thể mỗi đội là một nhóm ) Lần lượt từng cặp học sinh ( mỗi đội chọn một em ) lên bảng. Từng cặp học sinh nghe yêu cầu của giáo viên để thực hiện. Ví dụ: Hãy chỉ vịnh Bắc Bộ. Hãy chỉ quần đảo Hoàng Sa Hãy chỉ đảo Phú Quốc. ….. Đội nào có nhiều học sinh chỉ đúng và nhanh hơn là đội đó thắng Tóm lại: Sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí ở bậc Tiểu học đặc biệt với học sinh Lớp 4 là một trong những biện pháp quan trọng nhằm phát huy tính tích cực say mê học tập của học sinh, khắc sâu kiến thức Địa lí cho các em, góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học nói chung, Lớp 4 nói riêng theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học. c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp. Về giáo viên: Giáo viên phải yêu thích môn học và phải có tâm huyết với nghề, yêu học sinh như con. Nắm được các kiến thức về các chủ đề Con người và sức khỏe, Vật chất và năng lượng; Thực vật và động vật. Vì nếu giáo viên không có những yếu tố trên sẽ không thể tìm tòi, khám phá được những hoạt động những kiến thức cần thảo luận nhóm dẫn đến khi dạy cho học sinh sẽ không có hiệu quả. Về học sinh: Học sinh phải có đầy đủ đồ dùng học tập, yêu thích môn học, GV: Trần Thị Hương 16 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
- Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lóp 4 có tinh thần tự giác, tự quản, biết thi đua trong khi thực hiện trò chơi. d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Các giải pháp, biện pháp trong đề tài có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ trợ cho nhau để thực hiện thành công đề tài đưa ra. Biện pháp 1 là tiền đề để thực hiện các biện pháp 2,3. Các biện pháp sau bổ trợ để thực hiện biện pháp 1. Tuy nhiên trong các biện pháp trên thì biện pháp 2 là biện pháp quan trọng nhất vì nó xác định được mục nào cần thảo luận nhóm để đạt được mục tiêu bài học. e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Kết quả khảo nghiệm: Đề tài đã được đưa vào áp dụng tại đơn vị và có tác động thiết thực đến với giáo viên, học sinh. Giá trị khoa học: Nội dung của đề tài đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng và lựa chọn hình thức tổ chức dạy học đúng đối tượng học sinh. Nhờ đó chất lượng giáo dục của cả khối được nâng lên rõ rệt. 4. Kết quả Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Sau hai năm áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng vận dụng trò chơi học tập trong môn Địa lí tôi thu được kết quả như sau: TSHS Đầu năm Cuối kì I khối 4 96 Số học sinh Số học sinh Số học Số học Số học Số học muốn được muốn được sinh sinh sinh muốn sinh tham gia, tham gia, muốn muốn được tham muốn hiểu mục nhưng chỉ được được gia, nhưng được đích và thu tham gia với tham gia tham gia, chỉ tham tham gia được kết mục đích vui chơi hiểu mục gia với chơi quả sau khi chơi là chinh đích và mục đích chơi học mà chưa thu được vui chơi là tập hiểu, chưa kết quả chinh mà thu được kết sau khi chưa hiểu, quả sau khi chơi học chưa thu chơi học tập tập được kết quả sau khi chơi học tập GV: Trần Thị Hương 17 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
- Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lóp 4 Kết 43 32 16 70 23 3 quả Số học sinh muốn được tham gia, hiểu mục đích và thu được kết quả sau trò chơi học tập: 73% Số học sinh muốn được tham gia, nhưng chỉ tham gia với mục đích vui chơi là chính mà chưa hiểu, chưa thu được kết quả sau trò chơi học tập: 24% Số học sinh chưa muốn tham gia: 3 % III. Phần kết luận, kiến nghị 1. Kết luận Muốn nâng cao hiệu quả vân dung tro ch ̣ ̣ ̀ ơi hoc tâp, giáo viên ph ̣ ̣ ải dốc hết nhiệt tình, tâm huyết cho nghề nghiệp, tìm ra những giải pháp tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế giảng dạy ở cơ sở, tạo ra cho học sinh có nề nếp, có thói quen khi thực hiện trò chơi Thầy tổ chức hoạt động tốt, trò học tốt, chắc chắn là hiệu quả của một hoạt động trò chơi học tập sẽ đạt được hiệu quả cao. Hoạt động trò chơi học tập được xem như là một phương pháp mới mà thời gian thực hiện cũng chưa nhiều, do đó những gì mà tôi tích lũy được và trình bày trên đây cũng là kinh nghiệm bước đầu, rất mong sự góp ý của đồng nghiệp. 2. Kiến nghị a. Đối với giáo viên Nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong công tác dạy học. Giáo viên phải luôn cập nhật thông tin để bổ sung cho bài giảng. Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm. Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, các tài liệu liên quan về công tác dạy học để chuẩn bị tốt cho việc giảng dạy, thiết kế trò chơi phù hợp đối tượng học sinh. b. Đối với nhà trường Đề nghị nhà trường trang bị thêm đồ dùng dạy học ( tranh ảnh, thiết bị, đồ dùng …) để phục vụ cho công tác dạy học tốt hơn. Mua thêm các tài liệu tham khảo để bổ sung kiến thức mới Quán triệt hơn nữa tinh thần học tập của các đồng chí giáo viên. GV: Trần Thị Hương 18 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
- Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lóp 4 Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong quá trình nghiên cứu và thực hiện tại đơn vị. Thông qua đề tài này, tôi rất mong được sự đóng góp chân tình của các thầy cô để nội dung đề tài được hoàn thiện hơn và có hiệu quả cao hơn trong quá trình thực hiện ở thời gian tới. Krông Ana, ngày 27 tháng 1 năm 2015 Người thực hiện Trần Thị Hương NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… GV: Trần Thị Hương 19 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
- Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lóp 4 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO TT Tài liệu Tác giả 1 ́ ướng dẫn học Lịch sử và Sach giao H ́ Bộ Giáo dục và Đào tạo Nha ̀ Địa lí 4( sách thử nghiệm ) ́ ̉ ́ ̣ xuât ban Giao duc năm 2013 2 Sách giáo viên Địa lí 4 Bộ Giáo dục và Đào tạo Nhà xuất bản Giáo dục năm 2005 3 Thiết kế bài giảng Địa lí 4 Nhà xuất bản Hà Nội 2009 4 ̉ ́ ức, ky năng Đ Chuân kiên th ̃ ịa lí 4 Bộ Giáo dục và Đào tạo 5 Tài liệu giảm tải chương trình Địa lí 4 Bộ Giáo dục và Đào tạo 6 ̀ ̣ ồi dương Đ Tai liêu b ̃ ịa lí ̀ ́ ̉ ́ ̣ Nha xuât ban Giao duc. 7 Tìm hiểu qua sách, báo Giáo dục, mạng internet. GV: Trần Thị Hương 20 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc quản lý hồ sơ cán bộ
13 p | 2162 | 317
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24 - 36 tháng ở trường mầm non
22 p | 1571 | 293
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp trẻ thích nghi với môi trường ở trường mầm non (2012-2013)
21 p | 1404 | 181
-
SKKN: Một số kinh nghiệm dạy học văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ Văn THCS
23 p | 1115 | 180
-
SKKN: Một số kinh nghiệm vận dụng 7 hằng đẳng thức đáng nhớ
12 p | 865 | 139
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong công việc in ấn, photo văn bản hành chính nhà nước nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiệp vụ của chuyên viên công tác Văn phòng
11 p | 1414 | 137
-
SKKN: Một số kinh nghiệm dạy tác phẩm Văn học trung đại Việt Nam trong chương trình THPT
11 p | 1026 | 90
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại trường THPT số 2 TP Lào Cai
25 p | 1086 | 79
-
SKKN: Một số kinh nghiệm sử dụng phần mềm Vemis_Library để quản lý thư viện theo tiêu chuẩn thư viện 01
20 p | 503 | 75
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm
26 p | 465 | 73
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm ở trường Tiểu học
22 p | 750 | 73
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc viết sáng kiến kinh nghiệm quản lý và chỉ đạo hoạt động giáo dục
7 p | 448 | 60
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về văn hóa đọc trong trường phổ thông
20 p | 572 | 56
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong chỉ đạo dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3 dạng bài “Kể hay nói, viết về một chủ đề” góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt
12 p | 409 | 55
-
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Văn Thuỷ
16 p | 728 | 49
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong giảng dạy văn bản Nhật dụng ở trường THCS
22 p | 256 | 34
-
SKKN: Một số kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong việc quyết toán thực phẩm cho chủ hàng có hiệu quả tại trường mầm non A thị trấn Văn Điền
8 p | 161 | 34
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về việc chữa các lỗi trong bài làm văn của học sinh trung học phổ thông
19 p | 182 | 27
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn