Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4 <br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, là một nhu cầu trong <br />
đời sống tinh thần của học sinh, các em tham gia ca hát là tự hòa đồng để nhận <br />
thức thế giới khách quan, những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác <br />
động vào cảm xúc của các em góp phần phát triển từ thể chất đến tinh thần để <br />
tạo nên một con người năng động, lạc quan yêu đời sáng tạo, giúp cho việc phát <br />
triển trí tuệ, óc tưởng tượng thêm phong phú nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức <br />
rất tốt. Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, môn Âm nhạc <br />
được đưa vào giảng dạy chính thức ở trường Tiểu học. Bộ môn Âm nhạc bước <br />
đầu hình thành cho các em những kiến thức cơ bản về âm nhạc, giúp các em <br />
hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc, có một thế giới tinh thần <br />
thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Trang bị cho học sinh một số phương <br />
pháp về kĩ năng ca hát, các bài Tập đọc nhạc, về lí thuyết âm nhạc ở mức độ <br />
đơn giản để một chừng mực nào đó các em có thể tham gia hoạt động âm nhạc <br />
của cộng đồng. Hình thành cho học sinh những hiểu biết sơ đẳng về cái hay, cái <br />
đẹp trong nghệ thuật âm nhạc, về ý nghĩa tác dụng của âm nhạc với đời sống, <br />
đồng thời mở mang vốn hiểu biết về truyền thống âm nhạc dân tộc Việt Nam, <br />
làm phong phú thế giới tinh thần nhằm phát triển hài hòa, toàn diện nhân cách <br />
học sinh, để góp phần hoàn thiện giáo dục thẩm mỹ trong cuộc sống, như Các <br />
Mác đã nói" Con người phải biết xây dựng cuộc sống theo quy luật của cái <br />
đẹp". Đây chính là lí do tôi chọn đề tài “ Một số phương pháp giúp học sinh <br />
học tốt môn Âm nhạc lớp 4”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
Học Âm nhạc các em rất thích bộ môn nghệ thuật này đặc biệt đối với <br />
học sinh của tôi gần 100% học sinh đồng bào dân tộc thiểu số các em rất thích <br />
ca hát và có năng khiếu, biết cảm thụ và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của <br />
âm thanh qua các bài hát, làm cho các em thêm yêu quý và trân trọng các sản <br />
phẩm văn hóa tinh thần của cha ông để lại như các bài dân ca …Âm nhạc trong <br />
trường tiểu học với tư cách là một môn học có mục đích giáo dục văn hóa âm <br />
nhạc cho học sinh nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ bản, bước đầu <br />
hình thành khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy <br />
cho các em những khả năng sáng tạo trong hoạt động, củng cố thêm về tình <br />
cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu âm nhạc. Ở các môn <br />
<br />
Trường TH Võ Thị Sáu Giáo viên: H’ ĐôCa Byă <br />
1 <br />
Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4 <br />
học khác được xây dựng và lấy tác động hình thành nhân cách học sinh theo <br />
hướng chủ yếu: từ trí tuệ đến tình cảm, thì ngược lại môn học âm nhạc lại <br />
được xây dựng, lấy tác động hình thành nhân cách học sinh theo hướng chủ <br />
yếu: trực tiếp từ tình cảm đến trí tuệ, tạo ra một sự kết hợp hài hòa, do đó nó là <br />
môn học không thể thiếu được.<br />
Bản thân là giáo viên được đào tạo và phân công trực tiếp giảng dạy bộ <br />
môn Âm nhạc qua thời gian giảng dạy với lòng yêu nghề và sự nổ lực học hỏi <br />
từ các đồng nghiệp, để các em thực hiện tốt yêu cầu của bài học người giáo <br />
viên cần có những phương pháp truyền đạt khoa học, hướng dẫn thật tốt và <br />
hiệu quả giúp các em nắm được mục tiêu bài học. Thực tế cho biết việc đưa ra <br />
một phương pháp giảng dạy thích hợp cho bộ môn Âm nhạc ở tiểu học có rất <br />
nhiều ý kiến khác nhau. Mặc dù tôi là một giáo viên mới ra trường, kinh nghiệm <br />
chưa nhiều nhưng với sự yêu nghề, mến trẻ và lòng nhiệt huyết, tôi xin chân <br />
thành trao đổi những kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy hướng dẫn học <br />
sinh thực hiện tốt các bài hát, các bài tập đọc nhạc trong chương trình Âm nhạc <br />
4. Để cùng với đồng nghiệp chung sức trong sự nghiệp trồng người.<br />
Nhiệm vụ của đề tài đó là phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy bộ <br />
môn Âm nhạc. Tạo sự thoái mái cho học sinh sau những giờ học căng thẳng, <br />
phát hiện những em có năng khiếu về âm nhạc để động viên và giúp các em <br />
phát triển năng khiếu của mình, biết tự tập luyện một số kĩ năng đọc nhạc, mở <br />
mang cho các em vốn kiến thức mang tính văn hóa âm nhạc.<br />
3. Giới hạn của đề tài<br />
Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4.<br />
4. Đối tượng nghiên cứu<br />
Học sinh khối lớp 4, trường tiểu học Võ Thị Sáu, năm học 2014 2015.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp giảng dạy trực tiếp<br />
Phương pháp trình bày tác phẩm<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu giáo trình<br />
Phương pháp kiểm tra đánh giá<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp<br />
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI<br />
<br />
Trường TH Võ Thị Sáu Giáo viên: H’ ĐôCa Byă <br />
2 <br />
Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4 <br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Âm nhạc là môn học có đặc thù riêng, nó không đòi hỏi sự chính xác một <br />
cách tuyệt đối nhưng đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, đam mê và năng <br />
khiếu mà điều này không phải học sinh nào cũng có được. Xuất phát từ thực <br />
trạng giảng dạy môn Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi tiểu học để các em có <br />
thể học tốt và đạt kết quả tốt là điều rất quan trọng, không chỉ phụ thuộc vào <br />
chương trình giảng dạy mà còn phụ thuộc vào ý thức học tập và rèn luyện của <br />
các em cùng với sự quan tâm chăm sóc tạo điều kiện của nhà trường, gia đình và <br />
xã hội.<br />
Chính vì vậy việc giảng dạy Âm nhạc cho học sinh tiểu học nói chung và <br />
học sinh lớp 4 nói riêng nhằm giáo dục thẩm mĩ Âm nhạc cho các em, cung cấp <br />
cho các em những hiểu biết sơ giản về nghệ thuật âm nhạc thông qua bài hát. <br />
Học hát là một quá trình học tập và rèn luyện lâu dài, để học sinh biết cách hát <br />
tự nhiên, đúng giai điệu lời ca, biết cách lấy hơi, hát rõ lời và bước đầu hát diễn <br />
cảm, các em có khả năng trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, tốp ca…thông <br />
qua những bài hát các em biễu diễn đó giáo dục tình cảm tốt đẹp nhằm nâng cao <br />
cảm thụ âm nhạc, tạo cho các em sự tự tin, yêu đời khả năng tham gia ca hát <br />
trong và ngoài trường học. Mặc dù môn học này không đạt mục tiêu giúp các em <br />
trở thành người biễu diễn hoặc sáng tác Âm nhạc chuyên nghiệp, mà mục tiêu <br />
trọng tâm nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng, thái độ phù <br />
hợp với lứa tuổi và năng lực của các em, giúp học sinh phát triển một cách toàn <br />
diện, bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh, hướng tới cái tốt đẹp, góp <br />
phần làm thư giản đầu óc các em, cân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu <br />
học.<br />
Là một giáo viên trực tiếp bám sát, giảng dạy bộ môn, bản thân ít nhiều đã <br />
rút ra được những kinh nghiệm trong công tác. Đứng trước những hạn chế thực <br />
tế tôi đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn các em về phương pháp giúp học <br />
sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4, bởi vì ở lớp 4 ngoài phần học Hát các em còn <br />
học phần Tập đọc nhạc, cách ghi nhạc, kí hiệu âm nhạc, vị trí nốt nhạc, để tạo <br />
nền tảng cho các em học tốt ở chương trình Âm nhạc lớp 5 và các cấp học tiếp <br />
theo.<br />
2. Thực trạng của vấn đề<br />
a. Thuận lợi – khó khăn<br />
<br />
<br />
Trường TH Võ Thị Sáu Giáo viên: H’ ĐôCa Byă <br />
3 <br />
Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4 <br />
* Thuận lợi: Sau 10 năm triển khai Nghị quyết 40 của Quốc hội về đổi <br />
mới chương trình GDPT, toàn nghành đã tham gia vào công cuộc cải cách giáo <br />
dục toàn diện từ chương trình, nội dung, đánh giá và sử dụng thiết bị dạy học. <br />
Cùng với các môn học khác, môn Âm nhạc ở cấp Tiểu học cũng đã thực hiện <br />
đổi mới một cách cơ bản và toàn diện, đáp ứng được mục tiêu của cấp học nói <br />
chung và mục tiêu của môn Âm nhạc nói riêng.<br />
Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo nhà trường luôn tạo điều kiện thuận <br />
lợi trong việc dạy học.<br />
Giáo viên luôn bám sát vào nội dung dạy học thực hiện theo công văn <br />
5842/BGDDTVP ngày 1/9/2011 về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy <br />
học, điều chỉnh chương trình cho phù hợp từng đối tượng học sinh các lớp áp <br />
dụng phương pháp dạy học tích cực gây được hứng thú cho học sinh.<br />
* Khó khăn: Trường học còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đa số <br />
học sinh đều là đồng bào dân tộc thiểu số, ngoài giờ học các em còn phải phụ <br />
giúp bố mẹ làm nương rẫy... nên chưa chú trọng đầu tư đến việc học, một số <br />
phụ huynh có trình độ dân trí thấp, hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn ít quan <br />
tâm đến việc học của con em mình, còn một số phụ huynh chỉ quan tâm đến <br />
môn học Toán, Tiếng việt... chưa thật sự quan tâm đến bộ môn âm nhạc. Hơn <br />
nữa hoạt động Âm nhạc chưa có điều kiện có phòng học Âm nhạc riêng.<br />
b. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động <br />
Ở môn học này học sinh cần phải có tính năng khiếu, nên trong khi ca hát <br />
một số em hát bị lạc giọng, hay còn gọi hát bị phô, hát không chuẩn về giai điệu <br />
tiết tấu, học sinh chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, đi học sử dụng nhiều <br />
tiếng mẹ đẻ nên nhiều em còn rụt rè khi tham gia các hoạt động âm nhạc trong <br />
lớp và nhà trường tổ chức.<br />
Học sinh chưa biết cách cảm nhận về bài hát, chưa có kiến thức sơ giản <br />
về âm nhạc, thực tế khi quan sát các em biễu diễn bài hát, ngoài những em có <br />
phong cách trình bày tự nhiên, sinh động vẫn còn một số em không ham thích <br />
học hát và chưa thật sự tự tin biễu diễn trước các bạn, thầy cô, các em thể hiện <br />
tính chất bài hát còn rất hạn chế, vì vậy để phục vụ cho đề tài “giúp học sinh <br />
học tốt môn âm nhạc lớp 4” tôi luôn khảo sát chất lượng học sinh, nắm vững <br />
các phương pháp dạy học và luôn đổi mới, tìm tòi, sáng tạo các bước tiến hành <br />
để truyền thụ lại cho các em những kiến thức của bài học một cách dễ hiểu <br />
nhất, đồng thời luôn xây dựng nề nếp học tập ngay từ ban đầu. Cụ thể như xác <br />
<br />
Trường TH Võ Thị Sáu Giáo viên: H’ ĐôCa Byă <br />
4 <br />
Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4 <br />
định mục tiêu trọng tâm, các kĩ năng, thái độ, ý thức học tập và các kĩ thuật cơ <br />
bản như tư thế ngồi hát, kĩ năng phát âm, hát tròn chữ....<br />
c. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
Đa số học sinh hơn 98 % là đồng bào dân tộc thiểu số, các em quen sử <br />
dụng tiếng mẹ đẻ khi giao tiếp với các bạn trong trường, lớp... nên vốn từ của <br />
các em rất hạn chế, cụ thể các em hát hay bị mất dấu thanh, chưa mạnh dạn khi <br />
tham gia ca hát. Một phần do kĩ năng đọc của các em còn chậm nên không hiểu <br />
nghĩa của từ, nội dung bài hát, bài tập đọc nhạc và cảm thụ nghe nhạc, dẫn đến <br />
tình trạng hát không rõ lời ca, không hiểu giai điệu, tiết tấu, tính chất bài hát. <br />
Mặt khác một số em không có tự giác trong học tập, và sự tiếp thu kiến thức <br />
Âm nhạc còn nhiều hạn chế. Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận <br />
thấy sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu. <br />
Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong <br />
vận dụng kiến thức. <br />
Xuất phát từ thực trạng trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc, vấn đề học và <br />
kết quả học tập của học sinh rất là quan trọng, để các em những phút giây thư <br />
giãn, và thoải mái, học mà chơi, chơi mà học giúp các em nhận thức những hình <br />
tượng cảm thụ những giai điệu qua từng bài hát, từng câu nhạc. Làm thế nào <br />
giúp các em hát đúng giai điệu, đúng tính chất các bài hát, đúng cao độ, trường <br />
độ và đặc biệt là làm thế nào để các em mau thuộc lời, hát rõ lời ca và không <br />
gây nhàm chán. Tôi đã đổi mới phương pháp dạy học bằng cách xác định đúng <br />
tầm cữ giọng phù hợp lứa tuổi của các em, giúp các em phân biệt được âm <br />
thanh với lực độ khác nhau, tốc độ thể hiện khác nhau để phát triển năng lực <br />
nghe nhạc và cảm thụ âm nhạc. Tạo cho các em có một tâm thế thoải mái tràn <br />
đầy khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, một trong nhiều yếu tố quan trọng <br />
là tôi truyền tải chính xác giai điệu các bài hát, chọn giọng phù hợp với học <br />
sinh, chọn phương pháp dạy học hợp lí, không thụ động khi học, mà các em <br />
phải biết cảm nhận được những tình cảm tươi vui, đằm thắm, nhí nhảnh hay <br />
trầm lắng trong giai điệu từng bài hát, từng hoạt động học. Điều đó chương <br />
trình giảng dạy mà còn phụ thuộc vào ý chí học tập và sự tiến bộ của các em <br />
cùng với sự quan tâm tạo điều kiện của gia đình, nhà trường, xã hội.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
<br />
Trường TH Võ Thị Sáu Giáo viên: H’ ĐôCa Byă <br />
5 <br />
Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4 <br />
Giúp học sinh phát huy được tính tích cực và sáng tạo, có được những <br />
kĩ năng ca hát cơ bản, hát chuẩn xác và diễn cảm, biết tiếp thu bài một cách <br />
chủ động và tự tin khi trình bày các tác phẩm trước đám đông, biết thể hiện <br />
tình cảm, sắc thái của bài hát, hiểu nội dung tác phẩm và cảm nhận được vẻ <br />
đẹp của hình tượng âm nhạc qua giai điệu và lời ca được thể hiện qua từng bài <br />
hát. Học sinh cảm nhận được sự khác biệt giữa việc học môn Âm nhạc với các <br />
môn khoa học khác, tạo cho các em thêm yêu thích môn học hơn, và tích cực <br />
tham gia các hoạt động phong trào văn hóa văn nghệ của trường và nghành phát <br />
động.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp <br />
Như chúng ta đã biết ở lớp 1, 2, 3, phân môn Âm nhạc có hai nội dung <br />
chính là Hát và phát triển khả năng âm nhạc. Nhưng đối với lớp 4 thì chuyển <br />
sang một giai đoạn mới tổng cộng gồm ba phần: Hát, Tập đọc nhạc và Phát <br />
triển khả năng âm nhạc. Vì vậy yêu cầu cần đạt của học sinh là biết hát theo <br />
giai điệu và lời ca kết hợp các hoạt động vỗ tay theo bài hát ( có thể theo nhịp, <br />
theo phách ...), biết các kí hiệu ghi chép nhạc và đọc được bài tập đọc nhạc và <br />
ghép lời ca bài hát, biết cảm thụ khi nghe nhạc, biết kết hợp vận động phụ họa, <br />
biết tạo không khí học vui – vui học trong mỗi giờ Âm nhạc.<br />
Giải pháp 1. Hướng dẫn cho học sinh nắm rõ về lý thuyết Âm nhạc <br />
đối với kí hiệu ghi chép nhạc<br />
Trong chương trình này các em được học cơ bản về nhạc lý như khuông <br />
nhạc, khóa son, dòng kẻ, khe nhạc, các hình nốt nhạc, bài tập tiết tấu… Để có <br />
thể học tốt và nhớ tên nốt nhạc yêu cầu học sinh phải nắm rõ các kiến thức cơ <br />
bản về nhạc lý chẳng hạn như đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. <br />
Ví dụ. Khuông nhạc gồm có mấy dòng, bao nhiêu khe? tại sao được gọi là <br />
khóa son? và để học sinh nhận biết các nốt nhạc trên khuông nhạc đạt hiệu <br />
quả, tôi chỉ vào bảng phụ các nốt: Đô Rê Mi Pha Sol La Si trên khuông <br />
nhạc để giới thiệu cho học sinh. <br />
Hướng dẫn các em thực hiện trò chơi “khuông nhạc bàn tay” tập nhận <br />
biết các nốt nhạc trên khuông bằng cách chỉ vào từng nốt và yêu cầu học sinh <br />
biết nốt đó nằm ở vị trí nào (ở dòng hoặc khe thứ mấy). <br />
<br />
<br />
Trường TH Võ Thị Sáu Giáo viên: H’ ĐôCa Byă <br />
6 <br />
Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4 <br />
Ví dụ. Chỉ vào ngón 2 (dòng 2 của khuông nhạc bàn tay) và hỏi: Nốt nằm <br />
ở dòng thứ 2 tên là nốt gì? Yêu cầu học sinh trả lời. Từ đó sẽ khắc sâu kiến <br />
thức trí nhớ về vị trí nốt nhạc cho các em.<br />
Giải pháp 2. Xây dựng các phương pháp tập hát phù hợp theo từng <br />
đối tượng lớp học.<br />
Như chúng ta biết hiệu quả của giờ học hát phụ thuộc rất nhiều vào việc <br />
xây dựng các phương pháp tập hát sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Vì <br />
vậy trong giờ học người giáo viên đóng vai trò tổ chức các hoạt động học nhằm <br />
phát huy tính tính tích cực và sáng tạo của các em. Thông thường ở tiết dạy Âm <br />
nhạc phần thực hành là chủ yếu vì thế tôi đưa ra trình tự dạy một bài hát được <br />
tiến hành như sau:<br />
Giới thiệu bài hát (tên bài, tên tác giả, nội dung, xuất xứ).<br />
Hát mẫu ( tự trình bày hoặc nghe băng nhạc).<br />
Đọc lời ca lồng theo tiết tấu.<br />
Khởi động giọng.<br />
Hướng dẫn tập hát từng câu (phân chia các câu hợp lí, vừa sức tiếp thu <br />
của học sinh).<br />
Củng cố toàn bài, tập hát đúng, thuộc lời ca, nâng cao chất lượng tiếng <br />
hát và tập hát diễn cảm.<br />
Hát kết hợp vận động phụ họa, vỗ đệm, tập biễu diễn bài hát.<br />
Kiểm tra các nhóm, tổ và cá nhân.<br />
Trình tự nêu trên được thực hiện linh hoạt trong từng tiết dạy, trong sách <br />
giáo viên mỗi bài hát đều được bố trí dạy 2 tiết liên tiếp. Như vậy trong tiết thứ <br />
2 tập trung vào việc ôn luyện, củng cố, sửa chữa chỗ hát sai và kết hợp thêm <br />
một số trò chơi sinh động, phong phú, và trong một buổi dạy hát, giáo viên cần <br />
thuộc bài hát và thể hiện tốt để khi hát mẫu cho học sinh nghe gây được sự <br />
hứng thú, các đồ dùng dạy học, tranh ảnh chuẩn bị đầy đủ sẽ làm cho giờ học <br />
đạt hiệu quả cao hơn.<br />
Ví dụ. Khi dạy bài hát "Em yêu hòa bình" nhạc và lời Nguyễn Đức Toàn <br />
sách Âm nhạc lớp 4, trang 5. Tôi sử dụng tranh ảnh minh họa cho bài hát để giới <br />
thiệu bài.<br />
<br />
<br />
Trường TH Võ Thị Sáu Giáo viên: H’ ĐôCa Byă <br />
7 <br />
Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh gốc cây đa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh dòng sông<br />
<br />
Hình ảnh đồng lúa chín thẳng cánh cò bay<br />
Trường TH Võ Thị Sáu Giáo viên: H’ ĐôCa Byă <br />
8 <br />
Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4 <br />
Qua bức tranh này học sinh sẽ biết được bức tranh đó liên quan đến bài học nào, <br />
sau đó tôi giới thiệu lại tên bài hát, tác giả, nội dung bài hát, rồi cho học sinh <br />
nghe hát mẫu, yêu cầu cảm nhận về tính chất và thái độ tình cảm của bài hát. <br />
Ở trường tôi các em đa số là dân tộc thiểu số, cách sử dụng vốn từ và phát âm <br />
của các em còn rất nhiều hạn chế nên trước khi dạy hát tôi lưu ý cho học sinh <br />
những tiếng có luyến, và tiếng khó hát như: Tre, đường, yêu, xóm, rã, lắng, phù <br />
sa...để các em hát đúng và phát âm rõ lời ca hơn.<br />
Giải pháp 3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học<br />
* Phương pháp dạy học theo nhóm đối tượng <br />
Thực hiện công văn 9832/ BGD&ĐT GDTH ngày 1 tháng 9 năm 2006, <br />
CV 9890/ BGD&ĐT – GDTH ngày 17 tháng 9 năm 2007 về việc hướng dẫn nội <br />
dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, CV <br />
5842/BGD&ĐT –VP ngày 01 tháng 09 năm 2011 hướng dẫn điều chỉnh nội dung <br />
dạy học, thông tư 22/2016/TT – BGD&ĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 sửa đổi, <br />
bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo <br />
Thông tư số 30/2014/TT BGDDT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ <br />
Giáo dục đào tạo. Được lãnh đạo nhà trường giao quyền chủ động cho giáo viên <br />
nên ngay từ đầu năm học, sau khi dạy, tôi tiến hành kiểm tra khảo sát, lập kế <br />
hoạch dạy học, xin ý kiến chỉ đạo của tổ chuyên môn và nhà trường và phân <br />
loại học sinh trong lớp thành những nhóm đối tượng như sau:<br />
Nhóm 1: Gồm những học sinh khó khăn ( khó khăn về đọc, khó khăn về <br />
hoàn cảnh gia đình)<br />
Nhóm 2: Gồm những học sinh đạt chuẩn<br />
Nhóm 3: Gồm những học sinh năng khiếu<br />
Căn cứ vào các đối tượng học sinh, trong các giờ học, tôi luôn luôn gần <br />
gũi, thân thiện, quan tâm tất cả học sinh nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý từng em, <br />
và giành thời gian giúp đỡ học sinh khó khăn. Các buổi ôn tập bài hát tôi yêu cầu <br />
các em thực hiện nhiệm vụ với 4 mức khác nhau trong cùng một giờ học.<br />
Đối với nhóm 1, trong mỗi tiết học tôi yêu cầu học sinh đọc luyện lời ca <br />
nhiều hơn các em ở nhóm 3, chỉ ở mức hát đúng giai điệu và lời ca bài hát. Khi <br />
hát tôi chỉ yêu cầu các em hát 1 câu nhạc để tránh gây tình trạng nặng nề, áp lực <br />
với các em.<br />
Ví dụ. Khi dạy bài hát "Chúc mừng" trang 27, sách giáo khoa Âm nhạc lớp <br />
4. Khi hướng dẫn đọc lời ca tôi cho các em ở nhóm 3 đọc lời ca kết hợp lồng <br />
theo tiết tấu trước, sau đó gọi lại các em ở nhóm 1 đọc, để kịp thời uốn nắn và <br />
sử sai khi các em đọc mất dấu, rồi liên tiếp gọi các em tiếp theo đọc lời ca, vì <br />
khi các em đã đọc chuẩn và chính xác lời ca thì các em mới thật sự cảm nhận <br />
được ca từ, sắc thái của bài hát. Để tránh giáo viên làm việc nhiều, trước khi <br />
Trường TH Võ Thị Sáu Giáo viên: H’ ĐôCa Byă <br />
9 <br />
Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4 <br />
chuyển sang dạy hát tôi cho các em ở nhóm 1 đọc lại từng câu bài hát, Các em <br />
nhóm 2 nghe bạn mình đọc, còn các em nhóm 3 đọc lời ca kết hợp tiết tấu để <br />
khi tập hát cả lớp sẽ hát đúng nhịp độ, tiết tấu của bài hát, tiến trình dạy hát <br />
giữa trò và cô nhẹ nhàng hơn. Khi ôn luyện bài hát thì tôi theo dõi quan sát, nhắc <br />
nhở và giúp đỡ khi các em gặp khó khăn còn rụt rè tham gia ca hát.<br />
* Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan<br />
Như chúng ta biết ở lứa tuổi học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp <br />
Bốn nói riêng và nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số khả năng tư duy trừu <br />
tượng còn hạn chế. Đa số các em tiếp thu kiến thức phải dựa trên những mô <br />
hình vật thật, tranh ảnh, do vậy việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học giúp <br />
tôi chuyển tải thông tin và truyền thụ kiến thức giáo dục tư cách, rèn luyện kỹ <br />
năng thực hành cho học sinh. Nó có tác dụng điều khiển hoạt động của học sinh <br />
từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, kích thích hứng thú cho học sinh <br />
học tập. Trong tiết học mà không sử dụng đồ dùng dạy học thì tiết học đó diễn <br />
ra rất đơn điệu, các em không hứng thú, không tập trung, kết quả học tập không <br />
cao. Vì thế đồ dùng dạy học đóng vai trò rất lớn quyết định hiệu quả trong mỗi <br />
giờ học, môn học nhất là đối với các em học sinh khó khăn.<br />
Ví dụ. Khi dạy bài hát " Con cò" trang 21 Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4. <br />
Tôi sử dụng tranh có hình ảnh con cò để các em liên tưởng đến bài học, đối với <br />
phần Nghe nhạc, ví dụ bài nghe nhạc Trống cơm tôi chuẩn bị hình ảnh Trống <br />
cơm, video nghệ sĩ biễu diễn nhạc cụ Trống cơm để các em cảm nhận được <br />
âm sắc của tiếng Trống cơm, biết rõ hơn về hình dạng, cấu tạo của Trống. Khi <br />
dạy bài tập đọc nhạc, ví dụ "bài tập đọc số 2" trang 17 Sách giáo khoa Âm nhạc <br />
lớp 4 tôi luôn chuẩn bị tranh bài tập đọc nhạc, tranh về cao độ, tiết tấu của bài <br />
tập đọc nhạc.<br />
Như vậy dùng tranh, ảnh, vật thật trong các giờ học Âm nhạc giúp học <br />
sinh nhớ bài học tốt hơn. Tranh, ảnh, vật thật không chỉ đóng vai trò trong quá <br />
trình hình thành kiến thức mới mà nó còn có vai trò rất lớn trong phần phát triển <br />
tư duy, phát huy được tính sáng tạo chủ động cho học sinh năng khiếu lại vừa <br />
tạo sự hứng thú cố gắng vươn lên cho học sinh gặp khó khăn trong học tập.<br />
* Phương pháp trò chơi<br />
Trò chơi giúp các em thay đổi không khí học tập và phát triển cả về năng <br />
khiếu lẫn tư duy. Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi. ''Học <br />
mà chơi, chơi mà học '' tạo ra sự hứng thú và niềm tin trong học tập, duy trì <br />
được khả năng chú ý của các em trong tiết học. Trò chơi học tập không chỉ <br />
nhằm giải trí mà còn góp phần củng cố tri thức, kĩ năng học tập cho học sinh. <br />
Việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học nhằm làm cho việc <br />
tiếp thu tri thức, rèn kĩ năng bớt đi khó khăn, có thêm sự sinh động, hấp dẫn, <br />
phát huy tính tự giác, tích cực, rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tính thi đua, tính <br />
kỉ luật... do đó hiệu quả học tập của các em cao hơn. Vì vậy khi tổ chức trò <br />
<br />
Trường TH Võ Thị Sáu Giáo viên: H’ ĐôCa Byă <br />
10 <br />
Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4 <br />
chơi học tập, tôi đã đưa ra nội dung trò chơi gắn liền với mục tiêu của bài học, <br />
luật chơi đưa ra rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, điều kiện và phương <br />
tiện tổ chức trò chơi phong phú, hấp dẫn, sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ. <br />
Có như vậy mới kích thích sự thi đua giành phần thắng cho các em bên tham gia.<br />
Ví dụ. Khi dạy bài hát" Bạn ơi lắng nghe" trang 7, Sách giáo khoa Âm <br />
nhạc lớp 4. Tôi hướng dẫn Trò chơi “Cùng hòa tấu”, tác dụng của trò chơi giúp <br />
học sinh vừa hát vừa kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm hoặc vỗ tay theo <br />
đúng nhịp, phách, tiết tấu lời ca. Tôi chuẩn bị thanh phách, song loan, trống nhỏ, <br />
về cách chơi tôi chia lớp thành 3 nhóm. Nhóm 1: Song loan, nhóm 2: Thanh <br />
phách, nhóm 3: Trống nhỏ. Khi tôi đưa 1 ngón tay: Nhóm 1 vừa hát vừa gõ song <br />
loan đệm theo phách, đưa 2 ngón tay: Nhóm 2 vừa hát vừa gõ thanh phách đệm <br />
theo nhịp. Đưa 3 ngón tay: Nhóm 3 vừa hát vừa gõ trống nhỏ đệm theo nhịp, khi <br />
xòe cả 5 ngón tay: Tất cả 3 nhóm cùng hát và gõ đệm.<br />
* Phương pháp đa dạng hóa cách thức truyền đạt, nắm chắc đặc trưng <br />
môn học. <br />
Khi bắt giọng cho học sinh nên bắt giọng cho chuẩn xác hoặc có thể bắt <br />
giọng bằng sử dụng nhạc cụ để bắt giọng vào cho đúng và chuẩn xác như đàn <br />
organ, tiếng hát sẽ không bị quá cao hoặc quá thấp.… Tư thế đứng hát phải cho <br />
các em đứng đầu thẳng, hai tay buông thả tự nhiên hoặc đứng lắc người và <br />
nhún nhẹ nhàng thân người thật thoải mái. Tư thế ngồi hát luôn chú ý đến các <br />
em là lưng không tựa vào phía sau, không ngồi ngả nghiêng dựa dẫm vào nhau <br />
hoặc là tỳ ngực vào bàn, ngồi thẳng thoải mái, hai tay để ở đùi hoặc trên bàn <br />
một cách tự nhiên, nên linh động luân phiên giữa tư thế đứng hát và ngồi và <br />
phân bố thời gian cho hợp lý.<br />
Tôi truyền đạt, giới thiệu và dẫn dắt bài hát một cách sinh động, gây sự <br />
chú ý, tò mò cho học sinh, làm cho các em cảm nhận được giai điệu của bài <br />
thông qua nghe hát mẫu. Các em còn nhỏ, khả năng nhận thức chủ yếu theo bản <br />
năng và cảm tính. Do đó để cho các em cảm nhận được tính chất nhịp điệu của <br />
bài, tôi hướng dẫn cho các em có thể hình dung được những chỗ ngân hay nghỉ <br />
sau mỗi câu của bài hát.<br />
Ví dụ. Trong bài “Khăn quàng thắm mãi vai em” (Nhạc và lời của Ngô Ngọc <br />
Báu) trang 18 Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4. Khi hướng dẫn đọc lời ca phải <br />
giúp các em đọc theo tiết tấu và ngắt ở cuối câu như sau: Khi trông phương <br />
đông vừa hé ánh dương/ Khăn quàng trên vai chúng em tới trường... Để các em <br />
đọc đúng tiết tấu và ngắt cuối câu, tôi chỉ bảng phụ và hướng dẫn các em đọc <br />
câu theo mẫu. Công việc kế tiếp sau khi giúp học sinh đọc đúng lời ca là tập lần <br />
lượt các câu hát theo lối móc xích. Do cao độ, trường độ của các câu hát thường <br />
xuyên thay đổi tác động rất lớn đến thanh quản của các em, để bảo vệ thanh <br />
đới, bảo vệ giọng và giúp cho giọng của các em phát triển bình thường, tôi <br />
hướng dẫn các em qua bước khởi động, đây là giai đoạn chuẩn bị còn gọi là <br />
luyện thanh. <br />
Trường TH Võ Thị Sáu Giáo viên: H’ ĐôCa Byă <br />
11 <br />
Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4 <br />
Qua giảng dạy thực tế khi tôi đã thực hiện đầy đủ các bước trên và thấy <br />
các em rất say mê hứng thú học tập.<br />
Giải pháp 4. Xây dựng phong trào giúp nhau cùng học tập "Đôi bạn <br />
cùng tiến".<br />
Nhằm hưởng ứng tuần lễ "Học tập suốt đời", giảm tỉ lệ học sinh khó <br />
khăn trong học tập, nâng cao chất lượng học tập trong nhà trường. Giáo dục <br />
học sinh có tinh thần tương trợ, có thái độ học tập tích cực, chủ động, đam mê <br />
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.<br />
Qua phong trào này các em sẽ thi đua học tập với các bạn. Vì thế tôi đã <br />
phân công các em có năng khiếu giúp các em còn khó khăn trong học tập có <br />
kiểm tra đánh giá kịp thời. <br />
Ví dụ. Khi dạy Ôn tập bài hát" Chim sáo" trang 34 Sách giáo khoa Âm <br />
nhạc lớp 4, tôi tạo nhóm đôi, hướng dẫn các em năng khiếu ngồi cạnh với em <br />
còn khó khăn trong tập để hỗ trợ, các em có năng khiếu sẽ hướng dẫn bạn mình <br />
hát đúng giai điệu, tiết tấu, nhịp độ của bài hát, sau đó đôi bạn cùng hợp tác <br />
thảo luận tìm động tác phụ họa cho bài hát và trình bày trước lớp. Tôi lắng nghe <br />
và khích lệ các em kịp thời về sự tiến bộ, ghi nhận cụ thể những điểm nổi bật <br />
mà các em đã thực hiện được và chưa thực hiện được để có kế hoạch động <br />
viên, giúp đỡ. <br />
Với kết quả thiết thực mà phong trào này đem lại, sau khi thực hiện "Đôi <br />
bạn cùng tiến" tôi thấy có sự chuyển biến rõ rệt, các em khó khăn trong học tập <br />
đã tự vươn lên, hòa mình trong giờ học, các em không còn sợ sệt, rụt rè khi tham <br />
gia trình bày bài hát và có thể tự cá nhân biễu diễn bài hát một cách tự nhiên. <br />
Giải pháp 5. Dạy học tích cực có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực <br />
hành và tăng cường liên hệ với thực tiễn cuộc sống. <br />
* Đối với Tập đọc nhạc: Để học sinh tập đọc một bài nhạc có hiệu quả. <br />
Trước hết tôi cho học sinh quan sát bài Tập đọc nhạc và đặt câu hỏi gợi ý để <br />
học sinh nhận xét cấu trúc của bài, tôi không bắt ép học sinh mà cần tạo không <br />
khí hài hòa giữa thầy và trò, hướng dẫn các em luyện tập tốt cao độ sau đó <br />
hướng dẫn các em tập tiết tấu, sau đó cho các em dựa vào tiếng đàn làm mẫu <br />
của giáo viên, kĩ năng thể hiện trường độ và tiết tấu phải được quan tâm nhiều <br />
hơn bằng những bài tập riêng trong nhiều tiết học. Giáo viên đàn từng câu ngắn <br />
để các em đọc theo đúng tên nốt nhạc. Sau khi hoàn chỉnh phần cao độ hướng <br />
<br />
<br />
Trường TH Võ Thị Sáu Giáo viên: H’ ĐôCa Byă <br />
12 <br />
Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4 <br />
dẫn cho học sinh ghép lời ca ( nửa lớp đọc cao độ, nửa lớp đọc lời ca kết hợp <br />
gõ đệm ). Cuối cùng cho học sinh đọc hoàn chỉnh bài Tập đọc nhạc. <br />
Ví dụ. Khi dạy bài "Tập đọc nhạc số 6" trang 31, sách giáo khoa Âm nhạc <br />
lớp 4. Tôi đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời.<br />
Bài TĐN được viết ở thể loại nhịp gì ?<br />
Về trường độ trong bài có những hình nốt gì ?<br />
Về cao độ trong bài có những tên nốt gì ?<br />
Ngoài ra trong bài còn có sử dụng những dấu hiệu gì khác (đã học)?<br />
Sau đó tôi giới thiệu lại bài tập đọc nhạc 1 lần, đàn giai điệu bài và đọc <br />
cho học sinh nghe từ 2 3 lần. Phân chia bài TĐN thành những câu nhạc hoặc <br />
những tiết nhạc nhỏ và đàn giai điệu từ 3 4 lần. Sau đó cho học sinh đọc theo <br />
đàn và ghép lại từng câu theo lối móc xích cho đến khi hết bài. Sau khi học sinh <br />
đọc đúng giai điệu cả bài, tổ chức cho học sinh đọc nhạc kết hợp với đánh nhịp <br />
và ghép lời ca có trong bài để hát, tổ chức cho học sinh đọc nhạc thi với nhau <br />
giữa các tổ, nhóm hoặc cá nhân. Từ đó nhận xét và giúp học sinh sửa chữa <br />
những chỗ chưa thể hiện được nếu sai. Cuối giờ học tổ chức trò chơi qua bài <br />
tập đọc nhạc "Hát theo nguyên âm". Cách chơi như sau bài tập đọc nhạc gồm <br />
2 khuông nhạc thì ta đặt mỗi câu bằng một nguyên âm và yêu cầu học sinh ngân <br />
nguyên âm đó theo giai điệu: Câu 1: nguyên âm ( a ); Câu 2: nguyên âm ( i ). <br />
Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm đọc ngân một câu ứng với một nguyên âm. <br />
Tiến hành cho học sinh chơi rồi giáo viên nhận xét việc đọc ngân theo nguyên <br />
âm giữa các nhóm, nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh<br />
* Đối với phần nghe nhạc: Ngoài những tác phẩm thiếu nhi, tôi tăng <br />
cường liên hệ với thực tiễn cuộc sống của các em đó là lồng ghép dân ca vào <br />
trong nội dung Nghe nhạc, nhằm giúp học sinh hiểu được nguồn gốc của dân ca <br />
giúp các em thêm trân trọng các giá trị văn hóa lâu đời của cha ông ta để lại, biết <br />
gìn giữ vốn tinh hoa của dân tộc.<br />
Ví dụ. Khi dạy "Nghe nhạc" trang 24 Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4, tôi <br />
yêu cầu học sinh quan sát tranh nghệ nhân dân tộc Êđê trong vùng biễu diễn bản <br />
hòa tấu chiêng kram bài dân ca "Chi ri ria".<br />
Trường TH Võ Thị Sáu Giáo viên: H’ ĐôCa Byă <br />
13 <br />
Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khi các em quan sát xong, tôi nêu phương pháp biễu diễn và chức năng <br />
của chiêng kram đối với người đồng bào Êđê nơi các em sinh sống rồi mở video <br />
nghệ nhân biễu diễn hòa tấu.<br />
Sau khi thực hiện tôi thấy các em rất thích thú khi nghe và hòa quyện cùng <br />
bản chiêng kram, tạo cho các em niềm tự hào, phát huy truyền thống văn hóa <br />
của dân tộc mình mà UNESCO đã công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản <br />
văn hóa phi vật thể nhân loại.<br />
* Giải pháp 6: Trong quá trình giảng dạy biết phát huy tính tích cực, <br />
chủ động sáng tạo, gây hứng thú cho học sinh.<br />
<br />
Luôn tăng cường sử dụng phương pháp tích cực nhằm tạo điều kiện cho <br />
tất cả học sinh trong lớp đều được phát huy khả năng sẵn có của mình <br />
một cách hào hứng, nhiệt tình trên mọi hoạt động diễn ra trong giờ học, <br />
đạt yêu cầu học vui vui học nhẹ nhàng.Các em có khả năng tự trình bày <br />
bài hát theo hình thức đơn ca, tốp ca, song ca, tốp ca, đồng ca và có thể hát <br />
kết hợp với các hoạt động gõ đệm hoặc vận động theo nhạc, giúp các em <br />
thêm tự tin, yêu đời, có khả năng tham gia hoạt động ca hát ở trong và <br />
ngoài trường học.<br />
<br />
Bởi vì đặc trưng của môn âm nhạc là thực hành. Thực hành là sợi chỉ đỏ <br />
xuyên suốt quá trình dạy và học của bộ môn. Thông qua thực hành để dạy lý <br />
thuyết, lấy lý thuyết để củng cố kỹ năng thực hành trên cơ sở sử dụng thời gian <br />
trên lớp một cách tối ưu để tất cả học sinh được nhìn nghe và luyện tập nhiều. <br />
<br />
Trường TH Võ Thị Sáu Giáo viên: H’ ĐôCa Byă <br />
14 <br />
Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4 <br />
*Ví dụ. Trong tiết học ôn tập đọc nhạc số 8 trang 41 Sách giáo khoa, sau <br />
khi học sinh đã đọc tốt giai điệu bài tập đọc nhạc thì tôi yêu cầu các em tự ghép <br />
lời ca, đặt lời mới cho bài TĐN…Để các em có được niềm vui trước sự ra đời <br />
sản phẩm tinh thần của mình kèm theo lời khen ngợi, khích lệ của giáo viên.<br />
c. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp <br />
Giữa các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau mới <br />
tạo sự vững chắc nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn âm nhạc lớp 4 <br />
nói riêng và âm nhạc tiểu học nói chung.<br />
d. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu<br />
Vì vậy trong năm học qua khi tôi lựa chọn cách thức trên hơn 90% học <br />
sinh đều tiếp thu tốt, đa số các em đều hứng thú học tập tham gia tốt các hoạt <br />
động và phong trào của nhà trường và Phòng giáo dục đạt hiệu quả cao, không <br />
kể những học sinh có năng khiếu. Cụ thể như sau: Trước khi áp dụng.<br />
Chưa <br />
Lớ Tổng số Hoàn thành Hoàn hoàn <br />
% % thành %<br />
p học sinh tốt thành <br />
<br />
<br />
4A 29 2 7% 27 93% 0 0<br />
4B 29 2 7% 27 93% 0 0<br />
4C 25 1 4% 24 96% 0 0<br />
4D 18 1 5% 17 95% 0 0<br />
<br />
<br />
Sau khi áp dụng:<br />
Chưa <br />
Lớ Tổng số Hoàn Hoàn hoàn <br />
% % thành %<br />
p học sinh thành tốt thành <br />
<br />
<br />
4A 29 7 24,1% 22 75,8 % 0 0<br />
4B 29 7 24,1 % 22 75,8% 0 0<br />
4C 25 6 6 % 19 76% 0 0<br />
<br />
Trường TH Võ Thị Sáu Giáo viên: H’ ĐôCa Byă <br />
15 <br />
Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4 <br />
4D 18 5 27,7 % 13 72,2% 0 0<br />
<br />
<br />
* Giá trị khoa học<br />
Sau khi tôi áp dụng giảng dạy môn Âm nhạc với các biện pháp trên thấy <br />
rằng có kết quả chuyển biến rất rõ rệt. Tỉ lệ học sinh năng khiếu tăng lên khá <br />
rõ so với kết quả khảo sát đầu năm học. Như vậy để đạt hiệu quả cao trong <br />
một giờ học người giáo viên phải hòa mình với học sinh, vừa là người thầy, <br />
người bạn để hiểu được đặc điểm của từng lớp học, từng đối tượng học sinh <br />
mà áp dụng những hình thức phương pháp hướng dẫn khác nhau. Vì trong quá <br />
trình dạy học khi giáo viên biết kết hợp hài hòa, sáng tạo và đổi mới các <br />
phương pháp dạy học thì mới tạo khả năng phát huy năng khiếu, say mê, hứng <br />
thú trong học tập.<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Trong những năm trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc, tôi nhận thấy việc <br />
rèn luyện kĩ năng học tốt môn Âm nhạc cho học sinh không phải một sớm một <br />
chiều mà là cả một quá trình, đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, tận tâm thì mới đạt <br />
được như ý muốn, thường xuyên học hỏi tu dưỡng về chuyên môn Âm nhạc, <br />
luôn đổi mới phương pháp dạy học, học hỏi ở đồng nghiệp và rút kinh nghiệm <br />
thực tế trên bục giảng qua từng tiết dạy. Giáo viên phải tìm hiểu kỹ bài học <br />
phân phối chương trình và sưu tầm thêm tài liệu tham khảo, tạp chí giáo dục <br />
tiểu học nâng cao sự hiểu biết cho bản thân.<br />
Lắng nghe những ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo, khối trưởng, đồng <br />
nghiệp, để rút ra phương pháp giảng dạy tốt nhất.<br />
Điều chỉnh chương trình cho phù hợp cho từng khối lớp, từng đối tượng <br />
học sinh, tăng cường các hoạt động âm nhạc trong lớp, trong trường bằng hình <br />
thức tổ chức hội thi văn nghệ ngoại khóa.<br />
Khi giảng dạy giáo viên cần vận dụng các phương pháp một cách linh <br />
hoạt sáng tạo để giúp học sinh tiếp thu kiến thức đầy đủ trong từng tiết học. <br />
2. Kiến nghị<br />
* Đối với nhà trường<br />
<br />
<br />
Trường TH Võ Thị Sáu Giáo viên: H’ ĐôCa Byă <br />
16 <br />
Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4 <br />
Để tăng thêm hiệu quả giờ dạy và giáo dục âm nhạc, tôi rất mong các cấp <br />
lãnh đạo quan tâm hơn nữa tới cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy âm nhạc <br />
chẳng hạn như trang bị, bổ sung thêm một số trang thiết bị và tài liệu tham khảo <br />
để phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn, các bảng phụ có in các bài hát, máy <br />
nghe nhạc…có buổi tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tăng cường <br />
chuyên đề, thao giảng, dự giờ đồng nghiệp, đồng thời cần cải tiến việc kiểm <br />
tra, đánh giá môn Âm nhạc, nếu đánh giá bằng nhận xét phải chia nhiều mức để <br />
xếp loại về năng lực và phát huy tính tích cực học tập của học sinh chia bốn <br />
mức: Năng khiếu, đạt chuẩn, khó khăn.<br />
* Đối với cấp trên: Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, chuyên đề, <br />
sinh hoạt chuyên môn trong tổ chuyên biệt Âm nhạc để giao lưu, học hỏi, trao <br />
đổi kinh nghiệm, đổi mới phương pháp dạy học.<br />
* Đối với bậc phụ huynh: Cần quan tâm hơn nữa đến công tác học tập <br />
của con em mình, cũng như công tác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và sự nghiệp <br />
giáo dục.<br />
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy <br />
Âm nhạc cho học sinh.Tôi thấy mình cần phải học hỏi nhiều hơn nữa để đem <br />
đến cho các em những giờ học thú vị và hiệu quả.Trong thời gian ngắn với kinh <br />
nghiệm hiểu biết còn hạn chế đề tài tôi đưa ra chắc chắn không tránh khỏi sự <br />
thiếu sót. Rất mong sự góp ý của hội đồng sáng kiến kinh nghiệm. Tôi xin chân <br />
thành cảm ơn.<br />
Ea Bông, ngày 5 tháng 03 năm 2017 <br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
H Đô Ca Byă<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Trường TH Võ Thị Sáu Giáo viên: H’ ĐôCa Byă <br />
17 <br />
Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4 <br />
STT TÊN TÀI LIỆU TÁC GIẢ/ NHÀ XUẤT GHI <br />
BẢN CHÚ<br />
<br />
1 Sách nghệ thuật lớp 1, 2, 3 NXB Giáo dục<br />
<br />
2 Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4 NXB Giáo dục<br />
3 Sách giáo viên lớp 4 Nhà xuất bản Đại học sư <br />
phạm<br />
4 Tài liệu bồi dưỡng thường BGDĐT <br />
xuyên <br />
5 CV 5842/BGD&ĐT VP ngày 01 BGDĐT <br />
tháng 09 năm 2011 hướng dẫn <br />
điều chính nội dung dạy học.<br />
<br />
<br />
CV 22/2016/TT – BGD&ĐT BGDĐT <br />
ngày 22 tháng 9 năm 2016 sửa <br />
6<br />
đổi, bổ sung một số điều của <br />
Quy định đánh giá học sinh tiểu <br />
học ban hành kèm theo Thông <br />
tư số 30/2014/TT BGDDT <br />
ngày 28 tháng 8 năm 2014 của <br />
Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào <br />
tạo. <br />
7 Đổi mới nội dung và phương NXB Giáo dục.<br />
pháp dạy học tiểu học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trường TH Võ Thị Sáu Giáo viên: H’ ĐôCa Byă <br />
18 <br />
Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP <br />
TRƯỜNG<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………