intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Nâng cao kết quả bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí của học sinh lớp 12

Chia sẻ: Nhi Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

643
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo viên hướng dẫn tỉ mĩ cho học sinh cách thức làm bài văn nghị luận xã hội vè tư tưởng đạo lí để nâng cao hiệu quả bài làm của học sinh. Mời quý vị tham khảo bài SKK Nâng cao kết quả bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí của học sinh lớp 12.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Nâng cao kết quả bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí của học sinh lớp 12

  1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong nhà trường THPT hiện nay, do yêu cầu đổi mới mà chương trình môn Ngữ văn có nhiều sự thay đổi : học sinh không chỉ cần học kiến thức mà phải trang bị rất nhiều kỹ năng. Các em không chỉ được học cách viết bài văn nghị luận văn học mà cần học cách viết bài văn nghị luận xã hội. Với phạm vi kiến thức kỹ năng được trang bị học sinh có cơ hội được phát triển toàn diện về năng lực ngữ văn. Tuy nhiên trong thực tế với khối lượng kiến thức lớn, do áp lực về thời gian nên các thầy cô giáo khó có thể hướng dẫn tỷ mỷ các kỹ năng làm văn nghị luận đặc biệt là kiểu bài nghị luận xã hội. Vì vậy học sinh khó tránh khỏi những lúng túng trong vận dụng các kiến thức và hiểu biết thực tế vào giải quyết một bài văn nghị luận xã hội - cụ thể là kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý. Theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng môn Ngữ văn do Bộ GD&ĐT công bố thì một phần bắt buộc chung cho tất cả các thí sinh học theo chương trình chuẩn hoặc chương trình nâng cao phải thực hiện đó là thí sinh phải viết một bài văn nghị luận xã hội trong một giới hạn nhất định về đề tài và dung lượng. Qua tổng hợp kết quả các bài kiểm tra , các bài thi học kỳ, thi thử tốt nghiệp chúng tôi nhận thấy kết quả làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí ở lớp 12 tại trường THPT số 1 Hắc Hà còn thấp. Làm thế nào để nâng cao chất lượng bài làm văn nghị luận về tưởng đạo lý cho học sinh THPT, đặc biệt là học sinh lớp 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT ? Vì vậy tôi chọn đề tài: “Nâng cao kết quả bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí của học sinh lớp 12 trường THPT số 1 Bắc Hà bằng cách hướng dẫn tỷ mỷ học sinh cách thức làm bài”. 2. Mục đích nghiên cứu: Nâng cao kết quả bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí của học sinh lớp 12 trường THPT số 1 Bắc Hà bằng cách hướng dẫn tỷ mỷ học sinh cách thức làm bài. 3. Giải pháp nghiên cứu: Giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ cho học sinh cách thức làm bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí để nâng cao hiệu quả bài làm của học sinh. 4. Khả năng áp dụng: Trong việc tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT, ôn thi Đại học- Cao đẳng cho học sinh lớp 12 của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng làm bài, nâng cao tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp THPT và thi đỗ vào các trường chuyên nghiệp. 1
  2. PHẦN NỘI DUNG I. Thực trạng việc tổ chức hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý và kết quả vận dụng của học sinh tại trường THPT số 1 Bắc Hà. 1. Vài nét chung về đội ngũ giáo viên môn Ngữ văn và học sinh của nhà trường: Năm học 2010-2011 nhóm giáo viên chuyên ngành Ngữ văn có 06 đồng chí trong đó có 01 cán bộ quản lý, 01 giáo viên có trình độ Thạc sĩ, bình quân tuổi đời trẻ, một số giáo viên kinh nghiệm dạy học chưa nhiều. Số giáo viên được phân công giảng dạy lớp cuối cấp : 03 trong đó có 01 cán bộ quản lý Tổng số học sinh của nhà trường có 661 em, trong đó học sinh lớp 12 là 177 em, tỷ lệ học sinh người dân tộc sinh sống ở các xã vùng cao, vùng khó khăn chiểm 78% Toàn trường học ban cơ bản, chương trình chuẩn 2. Thực trạng việc tổ chức hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý và kết quả vận dụng của học sinh tại trường THPT số 1 Bắc Hà 2.1. Việc hướng dẫn của thầy cô giáo cho học sinh - Phân phối chương trình Ngữ văn lớp 12 theo chương trình chuẩn có 01 tiết củng cố kỹ năng làm bài văn nghị luận tư tưởng đạo lý, trong đó trọng tâm kiến thức được xác định là : Về kiến thức : học sinh nắm được nội dung, yêu cầu của bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý, cách thức triển khai bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý, về kỹ năng : Học sinh biết cách phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý, biết cách nêu ý kiến nhận xét, đánh giá, biết huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý. Trong thời lượng một tiết học thông qua hoạt động luyện tập giáo viên giúp học sinh củng cố kiến thức và kỹ năng, trên cơ sở đó vận dụng thực hành giải quyết vấn đề cụ thể bằng bài tập do giáo viên giao cho học sinh thực hành. Thực tế giáo viên không thể hướng dẫn tỷ mỷ cho học sinh cách thức làm bài được vì vậy kỹ năng vận dụng của học sinh sẽ bị hạn chế và kết quả làm bài sẽ thấp - Thực hiện mục tiêu đặt ra giáo viên đã xây dựng kế hoạch dạy học tự chọn ,kế hoạch ôn thi tốt nghiệp cho học sinh để tập trung rèn luyện kỹ năng vận dụng cho học sinh về kiểu bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý - Tổng số tiết dạy học tự chọn dành cho ôn luyện kỹ năng làm văn nghị luận về tư tưởng đạo lý : 04 tiết/ 18 tiết KH. Số tiết ôn tập chuẩn bị cho thi Tốt nghiệp THPT dành riêng cho việc rèn luyện kỹ năng làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lý : 8 tiết. học sinh được rèn luyện kỹ năng trong ôn tập theo cấu trúc đề thi. 2.2. Việc vận dụng của học sinh: - Kỹ năng làm bài của học sinh hạn chế, kết quả bài làm chưa cao + Kết quả khảo sát đầu năm ( Bài viết số 1 nghị luận về tư tưởng đạo lý). 2
  3. Kết quả phân loại bài làm văn nghị luận về tư tưởng đạo lý Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu học sinh SL % SL % SL % SL % 177 0 0 8 4,5 45 25,4 124 70,1 - Lỗi phổ biến của học sinh là chưa biết cách trình bày vấn đề. thiếu ý, hoặc kể lại câu chuyện có liên quan đến vấn đề nghị luận. Bố cục bài viết không rõ ràng, diễn đạt yếu. 3. Phân tích nguyên nhân của thực trạng trên - Nguyên nhân thứ nhất: Các vấn đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí thường trừu tượng, vấn đề nghị luận thường được nêu lên qua các ý kiến, các nhận định. Mặt khác các dạng bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí đòi hỏi người viết phải có phương pháp tư duy hợp lý , yêu cầu người viết phải bày tỏ quan điểm cá nhân. - Nguyên nhân thứ hai là do học sinh chưa nắm được cách thức làm bài văn luận xã hội về tư tưởng đạo lí, hiểu biết về các vấn đề tư tưởng đạo lí của học sinh còn hạn chế , thầy cô hướng dẫn chưa chi tiết cụ thể cách thức làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lí. - Trong hai nguyên nhân cơ bản trên, nguyên nhân học sinh chưa nắm được cách thức làm bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí là cơ bản. Từ thực tiễn và qua kết quả nghiên cứu tôi chọn biện pháp tác động là giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ cách thức làm bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí để nâng cao hiệu quả bài làm vận dụng của học sinh. II. Giải pháp thực hiện. 1. Hướng dẫn tỷ mỷ cho học sinh cách làm bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý: Nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông có ba dạng chính - Bàn về một vấn đề tư tưởng đạo lý thông qua những nhận xét, phán đoán về tinh thần, tình cảm, tư tưởng, đạo đức, lối sống, quan niệm sống... - Bàn về một hiện tường đòi sống, con người, sự việc có thật trong cuộc sống ở mọi phương diện, khía cạnh của nó - Bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học Mỗi dạng bài lại có những đòi hỏi và phương pháp, kỹ năng triển khai riêng. Kiểu bài nghị luận về tư tưởng đạo lý : Với học sinh THPT do tâm lý lứa tuổi, tầm nhận thức nên những vấn đề đặt ra không phải là những vấn đề phức tạp, lớn lao mà chỉ là những khía cạnh đạo đức, tư tưởng tình cảm gắn với cuộc sống hàng ngày như tình cảm quê hương, gia đình, bạn bè, ý thức trách nhiệm, tinh thần học tập, phương pháp nhận thức... Những vấn đề này có thể được đặt ra một cách trực tiếp, hoặc gián tiếp được gợi mở qua các câu châm ngôn, câu tục ngữ, qua ý kiến của các nhà hiền triết, các lãnh tụ, các nhà văn hoá, khoa học, các nhà văn nổi tiếng... Đối với dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lý , để giải quyết vấn đề giáo viên cần hướng dẫn học sinh xem xét vấn đề từ nhiều góc độ. Cách đơn giản nhất là 3
  4. hướng dẫn các em thử đặt ra và trả lời các câu hỏi. Sau đây là một số dạng câu hỏi chính ; - Vấn đề đặt ra là gì ? Ý nghĩa của nó ? - Vấn đề đó được biểu hiện như thế nào trong thực tế ? - Nguyên nhân, lý do ? - Ý nghĩa của vấn đề với cuộc sống, với con người, với bản thân mỗi cá nhân ? Từ việc đặt ra và trả lời các câu hỏi, giúp cho học sinh hình dung một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý cần được triển khai theo ba bước cơ bản sau : * Bước 1: Giải thích, cắt nghĩa vấn đề Tuỳ theo từng mức độ cụ thể của đề bài mà mức độ giải thích có thể sẽ khác nhau. Ví dụ: Với lời dạy của Phật: “Giọt nước chỉ hoà vào với biển cả mới không cạn mà thôi”, trước hết cần xác định nghĩa đen của các từ “Giọt nước”, “biển cả”, “không cạn” rồi suy luận ra nghĩa bóng, ý nghĩa của lời dạy. Hoặc với quan niệm sống của Trịnh Công Sơn: “Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đời suối, sống trên đời cần có một tấm lòng, dù chỉ là để gió cuốn đi” cần lần lượt giải thích các mệnh đề, các hình ảnh “Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đời suối”, “tấm lòng”, “cần có một tấm lòng”, “tấm lòng để gió cuốn đi”, trên cơ sở đó xác định đúng thông điệp được gửi trong câu nói. Có những đề bài khâu giải thích có thể rất ngắn gọn, đơn giản, nhất là khi trong yêu cầu, nhận định không có những khái niệm khó hiểu hay phức tạp, hay những hình ảnh có khả năng gợi những tư tưởng sâu xa. Nhưng có những đề bài khâu giải thích lại đặt ra yêu cầu phải công phu tỷ mỷ, sâu sắc. Nếu không giải thích tường tận các mệnh đề sẽ không hiểu hết được ý nghĩa, các vấn đề đặt ra cho người làm bài * Bước 2: Lý giải vấn đề : Bản chất của của thao tác này là giảng giải cắt nghĩa vấn đề để làm sáng tỏ bản chất của vấn đề cùng các khía cạnh, các mối quan hệ của nó. Để làm được việc này cần hưỡng dẫn học sinh chia tách vấn đề ra thành nhiều khía cạnh nhỏ để xem xét nghiên cứu. Cách đơn giản nhất là đặt ra các câu hỏi để khảo sát và tìm hiểu vấn đề. Muốn đặt ra được các câu hỏi cần thiết, sát với vấn đề nghị luận cần làm tốt khâu giải thích vấn đề để xác định chính xác vấn đề đặt ra với các khía cạnh, các phương diện của nó. Chỉ khi đó mới có thể xác định được những gì cần lý giải để cho vấn đề trở nên sáng tỏ, rõ ràng. Chẳng hạn với vấn đề nhận thức đặt ra trong câu nói của J.Hou ston: “Chúng ta sẽ nắm bắt được 10% những gì đọc được, 15% những gì nghe thấy và 80% những gì tự trải nghiệm” thì sau khi giải thích để xác định rằng chúng ta chỉ nắm được một phần nhỏ những gì mình đọc được nghe thấy và sẽ nắm bắt phần lớn những gì tự trải nghiệm, chúng ta có thể đặt các câu hỏi như sau: - Vì sao chúng ta chỉ nắm được một phần nhỏ những gì mình đọc được nghe thấy ? - Vì sao chúng ta sẽ nắm bắt phần lớn những gì tự trải nghiệm ? Việc suy nghĩ tìm câu trả lời sẽ giúp tháo gỡ dần và chúng ta sẽ tiếp cận và nắm vững bản chất vấn để : Với câu hỏi thứ nhất chúng ta cần thấy rõ các khía cạnh sau : Mỗi con người 4
  5. đều có giới hạn về về năng lực, về chuyên môn, về phạm vi hiểu biết... nên không phải tất cả những gì đọc được, thấy được ta đều hiểu hết. Sự tiếp thu của chúng ta chỉ gián tiếp thông qua sự nhận thức, hiểu biết, cách nhìn, cách lý giải của người khác. Những gì đọc được, nghe được chưa có sự kiểm nghiệm trong thực tế thì ý nghĩa và giá trị của nó chưa thể bộc lộ trọn vẹn Với câu hỏi thứ hai chúng ta cần thấy rõ các khía cạnh sau : Khi trải nghiệm chúng ta sẽ nắm bắt vấn đề trong ý nghĩa thực tế của nó. Khi trải nghiệm dù thành công hay thất bại chúng ta đều có những kinh nghiệm thực tế để giải quyết vấn đề. Khi tự trải nghiệm chúng ta sẽ vận dụng năng lực,, hiểu biết, vốn sống tích luỹ từ trước đó để ứng phó, xử lý tình huống cụ thể, đó là điều kiện để ta nắm bắt vấn đề một cách trọn vẹn. * Bước 3: Đánh giá vấn đề: Đây là phần việc để học sinh bộc lộ nhận thức về vấn đề ở mức cao nhất, cũng là công việc khó khăn nhất với học sinh. Trước hết cần hướng dẫn học sinh phương pháp đánh giá vấn đề ở các bình diện, khía cạnh khác nhau : Về ý nghĩa tư tưởng, ý nghĩa thực tiễn,mức độ đúng/sai, đóng góp/ hạn chế, tác động tích cực/ tiêu cực, tốt/xấu.... Từ sự đánh giá đó giúp học sinh nhìn nhận đánh giá về giá trị của vấn đề như một bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, trong học tập, trong nhận thức, trong tình cảm, thái độ...để tự mình bồi đắp, nâng cao kinh nghiệm sống, kinh nghiệm ứng xử trong đời sống Ngoài ra tuỳ thực tế yêu cầu của đề bài cần hướng dẫn cho học sinh bổ sung phần liên hệ, mở rộng. Phần này nên có trong những đề bài đề cập đến những vấn đề gắn liền hoặc gần gũi với đời sống của lứa tuổi học trò ví dụ như phương pháp học tập, quan hệ bạn bè, tình yêu học đường, cách ứng xử giữa con người với con người... Việc liên hệ mở rộng chứng tỏ mức độ hiểu biết và và khả năng cảm nhận vấn đề của học sinh. * Lưu ý cần hướng dẫn học sinh cụ thể cách thức trình bày theo khung bài chung của kiểu bài nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý : A Mở bài - Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần nghị luận - Trích dẫn đề B. Thân bài 1. giải thích vấn đề 2. Lý giải vấn đề, phân tích những biểu hiện cụ thể của vấn đề, lý giải nguyên nhân, tác động của vấn đề 3. Bàn luận vấn đề - Đánh giá vấn đề, bày tỏ quan điểm thái độ đúng đắn đồng tình, ca ngợi cái tốt, cái tích cực, phê phán những biểu hiện tiêu cực, cái sai, cái xấu - Xác định phương hướng hành động đúng. C. Kết bài - Liên hệ mở rộng 5
  6. - Bài học nhận thức cho bản thân * Trình bày vấn đề mạch lạc, chú ý lỗi câu, lỗi chính tả, chữ viết.... 2. Khảo sát kết quả áp dụng các biện pháp vào thực tế tại trường THPT số 1 Bắc Hà. Qua thực tế kết quả bài viết số 1 nghị luận về một tư tưởng đạo lí của học sinh lớp 12 rất thấp. Trên cơ sở 2 lớp 12A3, 12A4 có kết quả bài viết số 1 nghị luận về một tư tưởng đạo lý tương đương nhau, do cùng 1 giáo viên giảng dạy, tôi chọn lớp 12A3 làm nhóm thực nghiệm (12A3 có 40 học sinh), lớp 12A4 làm nhóm đối chứng (12 A4 có 41 học sinh). Ở nhóm thực nghiệm lớp 12A3 giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ, chi thiết, cụ thể cách thức làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý trong các giờ ôn thi tốt nghiệp THPT. Sau đó dùng các bài thực hành để đánh giá kết quả tác động. Kết quả cho thấy, nhóm thực nghiệm kết quả học tập (về kiến thức) tăng lên rõ rệt so với nhóm đối chứng. Kiểm tra Nhóm Tác động Kiểm tra sau tác động trước tác động 12 A3 O1 (30%) x O3 ( 60%) 12 A4 O2 (35%) O4 (40%) * Sử dụng các phép kiểm chứng sau: - Sử dụng các dạng đề tương đương: để kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu về thang đo kiến thức. - Kiểm tra 4 lần với dạng bài tương đương ở 4 thời điểm khác nhau. - Kết qủa kiểm chứng độ tin cậy cho đối tượng được tác động: lớp 12 A3 + Phương pháp thu thập dữ liệu: Sử dụng các bài kiểm tra thông thường cho 2 đối tượng nghiên cứu là lớp 12 A3 và 12 A4. Kết quả bài kiểm tra đạt từ điểm 5 trở lên: (tính từ bài kiểm tra thứ 2 sau khi có sự tác động). Bài kiểm tra Lớp 12 A3 Lớp 12 A4 2 60% 45% 3 70% 55% 4 80% 40% 5 85% 50% Từ các số liệu đã được thống kê và phân tích trên có thế khẳng định rằng các giải pháp được thực hiện đã đạt được mục đích đề ra. 6
  7. PHẦN KẾT LUẬN Vấn đề hướng dẫn học sinh cách thức làm bài nhằm nâng cao kết quả bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí của học sinh lớp12 mà cá nhân tôi đưa ra và thực hiện là rất thiết thực .Kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng việc hướng dẫn học sinh cách thức làm bài nhằm nâng cao kết quả bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí của hs lớp 12 trường THPT số 1 Bắc Hà có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của học sinh. Vì thế, việc hướng dẫn tỷ mỷ cách thức làm bài nhằm nâng cao kết quả bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí của học sinh cần được tiếp tục và nhân rộng, phổ biến cho các giáo viên dạy môn Ngữ văn khác trong toàn trường. * Khuyến nghị: Hướng dẫn tỷ mỷ cho học sinh cách thức làm bài nhằm nâng cao kết quả bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của học sinh. Nhưng khi thực hiện rộng rãi cần lưu ý: Việc vận dụng đề tài này vào dạy ôn tập môn Ngữ văn để nâng cao kết quả các bài kiểm tra nghị luận về một tư tưởng đạo lý chứ không phải để thay thế hoàn toàn cho các kiểu bài văn nghị luận khác. Người viết SKKN Nguyễn Thị Huân 7
  8. MỤC LỤC STT Nội dung Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 Mục đích nghiên cứu 2 1 3 Giải pháp nghiên cứu 1 4 Khả năng áp dụng 1 PHẦN NỘI DUNG 2 Thực trạng việc tổ chức hướng dẫn học sinh làm bài văn I nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý và kết quả vận dụng 2 của học sinh tại trường THPT số 1 Bắc Hà Vài nét chung về đội ngũ giáo viên môn Ngữ văn và học 1 2 sinh của nhà trường Thực trạng việc tổ chức hướng dẫn học sinh làm bài văn 2 nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý và kết quả vận dụng 2 của học sinh tại trường THPT số 1 Bắc Hà 3 Nguyên nhân của thực trạng 3 II Giải pháp thực hiện 3 Hướng dẫn tỷ mỷ cho học sinh cách làm bài văn nghị 1 3 luận xã hội về tư tưởng đạo lý Khảo sát kết quả áp dụng các biện pháp vào thực tế tại 2 6 trường THPT số 1 Bắc Hà PHẦN KẾT LUẬN 7 8
  9. SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO LÀO CAI TRƯỜNG THPT SỐ I BẮC HÀ “NÂNG CAO KẾT QUẢ BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ CỦA HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT SỐ I BẮC HÀ BẰNG CÁCH HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH THỨC LÀM BÀI” Họ và tên: Nguyễn Thị Huân ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT SỐ I BẮC HÀ Bắc Hà, tháng 5 năm 2011 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0