Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai
lượt xem 3
download
Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai
- TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2024 – 2025 Môn: Ngữ văn, lớp 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề (Đề này bao gồm 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới: Nữ thần Lúa Nữ thần Lúa là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất, sai nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người. Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông vào nồi là lúa sẽ thành cơm. Một hôm cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cô gái cuống quýt và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa mà mắng: - Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà hấp tấp thế? Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị mang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa đều thốt lên: - Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay có hái tre, liềm sắc cắt cổ tao, tao mới về. Từ đó nữ thần Lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo. Sự hờn dỗi của nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở. Có kết hạt cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng thần Lúa, với tiết mục “rước bông lúa”; Có nơi không gọi như thế thì gọi là cúng cơm mới. Cũng vào lúc chế tạo ra lúa, Trời sai một thiên thần đưa xuống hạ giới một số hạt giống lúa và một số hạt giống cỏ vãi ra khắp mặt đất để nuôi người và vật. Ban đầu thần gieo tất cả hạt giống cỏ ở trong tay trái. Cỏ mọc rất nhanh, chỉ trong một đêm đã lan tràn khắp cả mặt đất. Đến khi thần gieo hết một nửa số hạt giống lúa ở trong tay phải thì không còn một mảnh đất nào để gieo nữa. Thần đành đem nửa số hạt giống lúa về Trời. Do đó mà ở trên mặt đất cỏ mọc nhiều mà lại rất khoẻ còn lúa thì ít lại mọc rất khó khăn, nếu không chăm bón, làm cỏ thì bị cỏ át mất. Khi biết rõ việc ấy Trời liền nổi giận đày thần xuống trần hóa làm con trâu, ăn cỏ đời này qua đời khác và kéo cầy cho loài người trồng lúa. (Trích trong kho tàng truyện thần thoại Việt Nam, NXB Giáo dục 2008, trang 25) Câu 1. Nhân vật chính của văn bản trên là ai? (0.5 điểm) Câu 2. Em hãy xác định không gian trong câu chuyện trên? (0.5 điểm) Câu 3. Theo văn bản, sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, Ngọc Hoàng đã làm gì để loài người được tồn tại? (0.5 điểm) Câu 4. Để giải thích hiện tượng lúa có những bông (hạt) lép, tác giả dân gian đã tưởng tượng ra câu chuyện gì? (1.0 điểm) Câu 5. Em hãy cho biết mục đích của người xưa khi sáng tạo ra nhân vật Nữ thần Lúa là để lí giải cho điều gì? (1.0 điểm) Câu 6. Qua truyện Nữ thần Lúa, em thấy người xưa bày tỏ ước mơ gì? (1.0 điểm) Câu 7. Em hãy nêu những thông điệp rút ra từ văn bản? (1.0 điểm)
- Câu 8. Phân tích ý nghĩa chi tiết “Mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng thần Lúa, với tiết mục “rước bông lúa”? (0.5 điểm) II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về lòng biết ơn. ..........................Hết............................ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 Nhân vật chính của văn bản trên là Nữ thần Lúa 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0.5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng không cho điểm 2 Không gian trong câu chuyện trên là cõi trời và cõi đất 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm; - Học sinh trả lời được 1 ý: 0.25 điểm. 3 Theo văn bản, sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, để loài 0,5 người được tồn tại trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất, sai nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm; - Học sinh xác định không đúng không cho điểm. 4 Để giải thích hiện tượng lúa có những bông (hạt) lép, tác giả dân 1,0 gian đã tưởng tượng ra câu chuyện Nữ thần Lúa giận vì sự phũ phàng của con người đối xử không tốt với bông lúa. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu đúng: 1,0 điểm - Học sinh nêu ý tương đối: 0,5 điểm. 5 Mục đích của người xưa khi sáng tạo ra nhân vật Nữ thần Lúa là 1,0 để lí giải cho nguồn gốc, một số đặc điểm của cây lúa. Hướng dẫn chấm: - Học sinh bày tỏ rõ ràng, thuyết phục: 1,0 điểm - Học sinh bày tỏ chưa rõ ràng, chưa thuyết phục: 0,5 điểm. 6 Qua truyện Nữ thần Lúa, người xưa bày tỏ ước mơ: ước mơ về 1,0 cuộc sống no ấm, hạnh phúc hơn, giảm nhẹ sức lao động, khát vọng chinh phục tự nhiên. Hướng dẫn chấm: - Học sinh bày tỏ rõ ràng, thuyết phục: 1,0 điểm - Học sinh bày tỏ chưa rõ ràng, chưa thuyết phục: 0,5 điểm. 7 Những thông điệp rút ra từ văn bản 1,0 - Chúng ta phải có lòng biết ơn.
- - Để thành công cần phải trải qua khó khăn thử thách. - Không có gì là có sẵn, chúng ta phải lao động để đạt được....... Hướng dẫn chấm: - Học sinh bày tỏ rõ ràng, thuyết phục: 1,0 điểm - Học sinh bày tỏ chưa rõ ràng, chưa thuyết phục: 0,5 điểm. 8 Ý nghĩa chi tiết: 0,5 - Trân trọng thành quả lao động. - Thể hiện lòng biết ơn. - Cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu ở mùa sau. - Hướng dẫn chấm: - Học sinh bày tỏ rõ ràng, thuyết phục, đươc 2 ý: 0,5 điểm - Học sinh bày tỏ chưa rõ ràng, chưa thuyết phục: 0,25 điểm. II LÀM VĂN 4,0 Viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về lòng biết ơn. 4,0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn 0,5 Bài văn có bố cục 3 phần: Mở bài- thân bài – kết bài. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: bài văn nêu suy nghĩ về 0,5 lòng biết ơn. c. Triển khai vấn đề nghị luận 2.0 HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Có thể triển khai theo hướng: 1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần bàn luận 2. Thân bài * Giải thích thế nào là “lòng biết ơn”? Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, cảm kích và trân trọng những thứ mà người khác mang đến cho mình về mặt vật chất hoặc tinh thần. * Biểu hiện của lòng biết ơn. - Lòng biết ơn được thể hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau như: Con cái biết ơn cha mẹ, thế hệ sau biết ơn công lao của thế hệ đi trước, học trò ghi nhớ công ơn của thầy cô, người được giúp đỡ mang ơn đối với các mạnh thường quân, ... - Luôn ghi nhớ công ơn của họ trong lòng. - Luôn mong muốn đền đáp công ơn của những người đã giúp đỡ mình. * Do đâu mà con người có lòng biết ơn? - Bản thân nhận thức, gia đình, nhà trường, xã hội… * Ý nghĩa lòng biết ơn. - Sống ý thức, trách nhiệm, sống tốt, có giá trị… - Là phẩm ᴄhất đạo đứᴄ ᴄần ᴄó ở mỗi người, giúp con người hoàn thiện nhân cách, sống biết yêu thương, chia sẻ và gắn kết tình người với nhau. * Phản biện. Phê phán một số người hiện nay không có, không biết thể hiện lòng biết ơn. 3. Kết bài:
- Đánh giá khái quát vấn đề nghị luận. Nêu những công việc và thể hiện lòng biết ơn của bản thân. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục: lí lẽ xác đáng; đánh giá đầy đủ các khía cạnh về lòng biết ơn (2.0 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, dẫn chứng chưa thuyết phục, chưa đánh giá đầy đủ các khía cạnh về lòng biết ơn (1.0 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, dẫn chứng thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0.5điểm). Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có cảm xúc và thuyết phục.. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 ..........................Hết............................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 221 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 193 | 8
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 218 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 28 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 41 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 186 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
7 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 27 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ
5 p | 11 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
13 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn