Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Yên Hòa
lượt xem 4
download
“Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Yên Hòa” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Yên Hòa
- TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I BỘ MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: VĂN; KHỐI 11 A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Bài 1: Thơ và truyện thơ 1. Đọc Đọc hiểu văn bản: chú ý đặc trưng của thể loại thơ và truyện thơ + Đặc trưng của thơ trữ tình (giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố như ngôn từ, hình ảnh, biện pháp tu từ). + Đặc điểm của truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm (cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp, ngôn ngữ…). 2. Thực hành tiếng Việt Biện pháp lặp cấu trúc 3. Viết Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí 4. Nói và nghe Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tư tưởng, đạo lí Bài 2: Thơ văn Nguyễn Du 1. Đọc Đọc hiểu văn bản, chú ý: + Tri thức về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du. + Bối cảnh lịch sử; tác giả; truyện thơ Nôm; thể loại thơ Đường luật để đọc hiểu những đoạn trích tiêu biểu trong Truyện Kiều và thơ chữ Hán của Nguyễn Du. 2. Thực hành tiếng Việt Biện pháp tu từ đối 3. Viết Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật 4. Nói và nghe Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật B. CẤU TRÚC ĐỀ THI I. Đọc hiểu: 5.0 điểm - Hình thức: trắc nghiệm kết hợp trả lời dạng câu hỏi ngắn trắc nghiệm kết hợp trả lời dạng câu hỏi ngắn (6 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, 3 câu hỏi tự luận ngắn) - Nội dung: 1
- + Văn bản thuộc thể loại thơ; truyện thơ; thơ văn Nguyễn Du + Kiến thức đọc hiểu văn bản: thể thơ, đề tài, nhân vật trữ tình, cảm hứng chủ đạo; phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, ý nghĩa hình ảnh, từ ngữ, chi tiết đặc sắc, các điển tích, điển cố… + Kiến thức về các đặc trưng của thể loại thơ, truyện thơ, các tác phẩm thơ văn Nguyễn Du… II. Viết: 5.0 điểm - Hình thức tự luận - Nội dung: + Văn bản ngoài SGK + Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí + Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật (tác phẩm văn học, điện ảnh, sân khấu, âm nhạc, hội hoạ…). C. ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc văn bản: MIỀN QUÊ (Nguyễn Khoa Điềm)1 Lại về mảnh trăng đầu tháng Mông lung mặt đồng bóng chiều, Tiếng ếch vùi trong cỏ ấm Lúa mềm như vai thân yêu Mùa xuân, là mùa xuân đấy Thả chim, cỏ nội hương đồng Đàn trâu bụng tròn qua ngõ Gõ sừng lên mảnh trăng cong 1 Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước... Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam. Điểm nổi bật của phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm nằm ở cảm hứng hiện thực thời đại, đề tài quen thuộc, cách thể hiện cái tôi đa dạng, lớp từ, hình ảnh cảm xúc sâu sắc và ý nghĩa lịch sử và văn hóa độc đáo. 2
- Có gì xôn xao đằm thắm Bao nhiêu trông đợi chóng chầy Đàn em tóc dài mười tám Thương người ra lính hôm mai Để rồi bao nhiêu gió thổi Bên giếng làng, ngoài bến sông Có tiếng hát như con gái Cao cao như vầng trăng trong... (Nguồn: Thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, 2012) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1: Xác định nhân vật trữ tình trong văn bản: A. Đàn em C. Tác giả B. Người lính D. Người con gái Câu 2: Xác định thời gian nghệ thuật trong bài thơ? A. Sáng sớm C. Đêm muộn B. Chiều tà D. Đứng bóng Câu 3: Hai câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nổi bật nào: Tiếng ếch vùi trong cỏ ấm Lúa mềm như vai thân yêu A. Hoán dụ C. Liệt kê B. So sánh D. Nhân hoá Câu 4: Đâu là ý đúng nhất khi cảm nhận về bức tranh đồng quê của nhà thơ: A. Nhộn nhịp, tấp nập, đông vui B. Hiu quạnh, ảm đạm, heo hút, mờ nhạt C. Thanh bình, tươi sáng, nhẹ nhàng, thơ mộng D. Mênh mông, bát ngát, bao la Câu 5: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là: A. Trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ gắn với quê hương B. Nỗi nhớ về những kỉ niệm ấu thơ gắn bó với bạn bè C. Nỗi nhớ về những kỉ niệm gắn bó với dòng sông quê D. Ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi miền quê hương yêu dấu Câu 6: Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ: A.Vận dụng linh hoạt sáng tạo các hình ảnh thiên nhiên để miêu tả bức tranh miền quê 3
- B. Ngôn ngữ thơ trong sáng, nhẹ nhàng sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật C. Hình ảnh thơ chân thực, sinh động gắn với đời sống và tâm hồn của con người D. Ngôn ngữ bác học, mang phong vị cổ điển, sử dụng nhiều điển tích điển cố Trả lời các câu hỏi: Câu 7: Chỉ ra những hình ảnh miêu tả miền quê trong hai khổ thơ đầu. Câu 8: Anh/ chị hiểu như thế nào về hai câu thơ sau? Có tiếng hát như con gái Cao cao như vầng trăng trong... Câu 9: Cảm nhận của anh/chị vè vẻ đẹp của miền quê trong bài thơ? Trình bày trong khoảng 15 dòng. II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Khi tài năng chưa đủ để thực hiện ước mơ, bạn chọn từ bỏ hay kiên trì trau dồi bản thân để thực hiện ước mơ ấy? Hãy viết một bài văn nghị luận lí giải về sự lựa chọn của anh/chị. ĐỀ 2 I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc văn bản: Thề nguyền(*) Cửa ngoài vội rủ rèm the, Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình. Nhặt thưa(1 )gương(2) giọi đầu cành, Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh(3)hắt hiu Sinh vừa tựa án(4 )thiu thiu, Dở chiều như tỉnh dở chiều như mê Tiếng sen sẽ động giấc hòe(5), Bóng trăng đã xế hoa lê(6) lại gần. Bâng khuâng đỉnh Giáp non thần(7). Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng. Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường, Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa. Bây giờ rõ mặt đôi ta, Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?” Vội mừng làm lễ rước vào, Đài sen(8 )nối sáp lò đào(9)thêm hương. 4
- Tiên thề(10 )cùng thảo một chương, Tóc mây một món dao vàng chia đôi. Vừng trăng vằng vặc giữa trời, Đinh ninh hai miệng một lời song song Tóc tơ(11) căn vặn tấc lòng, Trăm năm tạc một chữ đồng(12) đến xương. (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du, Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.115 - 116) Chú thích (*) Thề nguyền: nhan đề văn bản lấy theo sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010. Đoạn trích nằm ở phần Gặp gỡ và đính ước: Một hôm, khi cả gia đình sang chơi bên ngoại, Kiều đã tìm gặp Kim Trọng. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả nhà vẫn chưa về, Kiều quay lại gặp Kim Trọng... (1) Nhặt thưa: (nhặt: mau, dày) chỉ ánh trăng chiếu xuyên qua lá cây tạo thành những khoảng sáng không đều nhau. (2) Gương: ở đây chỉ mặt trăng (3) Trướng huỳnh: xưa có người nhà nghèo không có đèn để đọc sách, phải bắt đom đóm làm đèn học. Do đó, trướng huỳnh được dùng chỉ phòng học của nho sinh, đồng thời gợi ý hiếu học, cả câu ý nói: nhìn từ bên ngoài vào thấy ánh sáng đèn từ phòng học của Kim Trọng lọt ra dìu dịu. (4) Án: cái bàn học xưa (5) Giấc hòe: ở đây chỉ giấc mơ (dựa theo điển tích Thuần Vu Phần uống rượu say, nằm ngủ dưới gốc cây hoè, rồi mơ thấy mình ở nước Hoà An, được công danh phú quý rất mực vinh hiển, khi tỉnh dậy thì hoá ra đó là giấc mộng, thấy dưới cành hoè phía nam chỉ có một tổ kiến). (6) Hoa lê: hoa cây lê, ở đây chỉ người đẹp (7) Đỉnh Giáp non thần: bài Phú Cao Đường của Tống Ngọc kể rằng vua nước Sở chơi đất Cao Đường nằm mơ thấy một người đàn bà đẹp, hỏi ở đâu, người đó nói là thần nữ núi Vu Giáp. Non thần: thần núi ấy. Cả câu có nghĩa là Kim Trọng cảm thấy Kiều xuất hiện như là thần nữ của núi Vu Giáp (8) Đài sen: cái đài hình hoa sen để đặt cây nến (9) Lò đào: cái lò hương hình trái đào. Cả câu ý nói Kim Trọng đặt thêm nến sáp cho thêm sáng, thắp thêm hương cho thêm thơm. (10) Tiên thề: (tiên: tờ giấy) tờ giấy viết lời thề (11) Tóc tơ: chỉ những điều tỉ mỉ, chi li (12) Chữ đồng: chữ đồng tâm, đồng lòng Lựa chọn đáp án đúng: 5
- Câu 1: Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản trên? A. Thất ngôn xen lục ngôn B. Song thất lục bát C. Lục bát D. Thơ trường thiên bảy chữ Câu 2: Câu chuyện trong đoạn trích trên được kể bằng lời của ai? A. Lời của nhân vật Kiều B. Lời của nhân vật Từ Hải C. Lời củaThúy Vân D. Lời của tác giả Câu 3: Gọi tên 01 biện pháp tu từ trong câu thơ: Tiếng sen sẽ động giấc hòè Bóng trăng đã xế hoa lê(6) lại gần. A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Nhân hóa Câu 4: Những từ nào sau đây nêu đúng đặc điểm, tính chất của không gian trong đoạn trích? A. Thơ mộng, huyềnảo, thần tiên, thiêng liêng B. Mờ ảo, thăm thẳm, tĩnh lặng, rợn ngợp C. Sáng rực, thanh bình, tĩnh lặng D. Huyền ảo, tĩnh lặng, sâu thẳm, rợn ngợp Câu 5: Nội dung chính của đoạn trích là gì? A. Miêu tả cuộc gặp gỡ giữa Kim Trọng và Thúy Kiều trong không gian đẹp đẽ dưới ánh trăng để chuẩn bị cho buổi thề nguyền B. Miêu tả cuộc gặp gỡ, thề nguyền giữa Kim Trọng vàThúy Kiều trong không gian đẹp đẽ dưới ánh trăng C. Miêu tả cuộc gặp gỡ giữa Kim Trọng và Thúy Kiều trong không gian đẹp đẽ dưới ánh trăng sau buổi thề nguyền D. Miêu tả cuộc gặp gỡ, chia tay giữa Kim Trọng và Thúy Kiều trong không gian đẹp đẽ dưới ánh trăng Câu 6: Nhận xét về dụng ý của tác giả trong việc thay đổi sắc độ ánh sáng trong đoạn trích? A. Tinh tế khi miêu tả sắc độ ánh sáng tăng dần theo thời gian làm rõ khung cảnh B. Tinh tế khi miêu tả sắc độ ánh sáng giảm dần theo thời gian làm rõ khung cảnh 6
- C. Tinh tế khi miêu tả sắc độ ánh sáng giảm dần theo thời gian phù hợp với tâm trạng D. Tinh tế khi miêu tả sắc độ ánh sáng tăng dần theo thời gian phù hợp với tâm trạng Trả lời các câu hỏi: Câu 7: Tác giả thể hiện thái độ như thế nào đối với tình yêu Kim – Kiều qua đoạn trích trên? Câu 8: Không gian thơ mộng và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du tả như thế nào? Câu 9: Hình ảnh nào trong đoạn trích để lại ấn tượng sâu sắc nhất với anh/chị? Vì sao? II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Viết bài văn nghị luận phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Thề nguyền. 7
- TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I BỘ MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: VĂN; KHỐI 11 A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Bài 3: Truyện 1. Đọc Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng của thể loại truyện: + Yếu tố về nội dung: đề tài, chủ đề chính, chủ đề phụ, tư tưởng, các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh… + Yếu tố về hình thức: câu chuyện, sự kiện, nhân vật, chi tiết quan trọng, không gian, thời gian, người kể chuyện toàn tri, sự thay đổi điểm nhìn… 2. Thực hành tiếng Việt Trật tự từ trong tiếng Việt 3. Viết Viết báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề 4. Nói và nghe Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề Bài 4: Văn bản thông tin 1. Đọc Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng của thể loại văn bản thông tin + Đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả. + Nhận biết được thái độ và quan điểm của người viết. + Các yếu tố hình thức: bố cục, mạch lạc của văn bản, cách trình bày dữ liệu, thông tin… 2. Thực hành tiếng Việt Lỗi về thành phần câu và cách sửa 3. Viết Viết bài thuyết minh tổng hợp 4. Nói và nghe Nghe bài thuyết minh tổng hợp B. CẤU TRÚC ĐỀ THI I. Đọc hiểu: 5.0 điểm - Hình thức: trắc nghiệm kết hợp trả lời dạng câu hỏi ngắn (6 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, 3 câu hỏi tự luận ngắn) 8
- - Nội dung: + Văn bản ngoài SGK + Văn bản thuộc thể loại truyện, văn bản thông tin + Kiến thức đọc hiểu văn bản: phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, ý nghĩa hình ảnh, từ ngữ, chi tiết đặc sắc… + Kiến thức về các đặc trưng của thể loại truyện, văn bản thông tin. II. Viết: 5.0 điểm Hình thức tự luận Nội dung: + Viết bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học. + Viết bài nghị luận về một tác phẩm văn học (phân tích nhân vật/ đoạn trích/ cảnh tượng đặc sắc…). + Viết bài thuyết minh tổng hợp. C. ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc văn bản: (Tóm tắt: Chuyện được kể bằng lời của nhân vật “tôi”, đứa cháu nuôi của dì Hảo. “Tôi” vẫn thường ăn bánh đúc nhà bà xã Vận, mẹ đẻ của dì Hảo và biết được cuộc đời của dì. Bà xã Vận goá chồng, túng thiếu vì phải nuôi con nhỏ nên quyết định để dì Hảo đi ở nuôi nhà bà họ của nhân vật tôi. Ban đầu về nhà mới dì khóc rất nhiều, nhưng sau dì quen dần với môi trường sống mới, trở thành một đứa con ngoan đạo, được gia đình nhà mẹ nuôi vô cùng yêu quý. Dì lấy chồng, một người đàn ông không yêu dì, xa lánh dì và có phần ghét bỏ dì. Đã thế đứa con đầu lại chết yểu càng khiến mối quan hệ của chồng và dì thêm xa cách. Dì lại lâm bệnh, đau yếu không làm ra tiền, chồng sinh ra cờ bạc, rượu chè, chửi bới thậm chí đánh đập dì. May thay dì khỏi bệnh rồi lại đi làm, kiếm ra tiền và tha thứ cho người chồng vũ phu. Chồng về ở với dì được ít bữa rồi lại bỏ đi biệt xứ, để dì trong nỗi đau khổ.) Đứa con chết, mà dì thì tê liệt. Mỗi ngày ngồi là một ngày không có hai hào. Người chồng muốn đó là cái lỗi của người vợ vô phúc ấy. Nhưng mới đầu hắn chỉ nghĩ thế thôi. Là vì nhờ ít tiền dành dụm, người ta vẫn có thể đủ cả cơm lẫn rượu. Nhưng rồi rượu phải bớt đi. Đến cả cơm cũng thế. Đến lúc ấy thì hắn không nhịn được nữa. Hắn chửi bâng quơ. Hắn chửi những nhà giàu, hắn chửi số kiếp hắn, và sau cùng thì chửi vợ. Ô! Hắn chửi nhiều lắm lắm, một bữa đói rượu rồi tình cờ có một bữa rượu say. 9
- Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ dì bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở. (Trích Dì Hảo –Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao, NXB VH, 2017, tr. 208) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên A. Tiểu thuyết B. Kịch C. Truyện ngắn D. Truyện truyền kì Câu 2: Phương thức biểu đạt sử dụng trong văn bản trên là A. Nghị luận, tự sự B. Nghị luận, miêu tả C. Tự sự, biểu cảm D. Miêu tả, thuyết minh Câu 3: Hoàn cảnh đáng thương của dì Hảo được miêu tả qua những chi tiết nào? A. Đứa con chết, mà dì thì què liệt B. Con chết, dì bị què liệt, chồng mắng chửi, bỏ dì bơ vơ C. Con chết, dì bị què liệt và buôn bán thua lỗ D. Cơ nghiệp của dì tan tác theo gió bốn phương Câu 4: Tác dụng của phép điệp trong văn bản là gì? A. Nhấn mạnh nỗi cô đơn của dì Hảo B. Nhấn mạnh vào tiếng khóc của dì Hảo C. Nhấn mạnh nỗi bất hạnh của dì Hảo D. Nhấn mạnh hoàn cảnh nghèo khó của dì Hảo Câu 5: Đoạn văn: “Cũng như dì đã không trách........ và khổ cực thay!” sử dụng những kiểu câu nào? 10
- A. Câu trần thuật, câu nghi vấn B. Câu trần thuật, câu cảm thán C. Câu nghi vấn, câu cảm thán D. Câu trần thuật, câu cảm thán, câu hỏi tu từ Câu 6: Bi kịch của người phụ nữ được phản ánh trong đoạn trích là gì? A. Họ bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn B. Họ bị tha hóa cả về nhân hình, nhân tính C. Họ phải sống cuộc sống mất tự do, bị cầm tù về thể xác và tinh thần D. Họ không chỉ chỉ nghèo khổ về vật chất, họ còn bị đối xử bất công, bị tra tấn về tinh thần Trả lời các câu hỏi: Câu 7: Anh/chị hiểu như thế nào về câu văn “Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở” trong đoạn trích? Câu 8: Qua đoạn trích trên, anh/chị hãy nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao. Câu 9: Tình cảnh của dì Hảo giúp anh/chị hiểu gì về thân phận người nông dân trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng? Hãy trình bày trong đoạn văn khoảng 7 – 10 dòng. II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nhân vật dì Hảo trong đoạn trích phần I Đọc hiểu. ĐỀ 2 I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc văn bản: HỘI GIÓNG Ở ĐỀN PHÙ ĐỔNG VÀ ĐỀN SÓC (1) Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ ở làng Phù Đổng. Khôi ngô, tuấn tú nhưng lên 3 mà vẫn chưa biết nói, biết cười, suốt ngày cậu chỉ nằm trong thúng treo trên gióng tre, vì thế được đặt tên là Gióng. Vậy mà khi nghe thấy lời kêu gọi của nhà Vua tìm người tài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, rồi xung phong ra trận cứu nước, cứu dân. Sau khi dẹp tan quân giặc, ngài về núi Sóc rồi cưỡi ngựa bay lên trời. (2) Từ đó, ngài Gióng được thiêng hóa thành một vị Thánh bất tử bảo hộ mùa màng, hòa bình cho đất nước, thịnh vượng cho muôn dân. Để tưởng nhớ công ơn của ngài, người dân lập đền, thờ phụng và mở hội hằng năm với tên gọi 11
- là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc. Đó là một trong những lễ hội lớn nhất vùng châu thổ Bắc Bộ, tổ chức theo một nghi thức được quy định chặt chẽ, chuẩn bị hết sức công phu, với sự tham gia đông đảo của dân làng quanh khu vực hai đền. Hội Gióng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm - nơi sinh Thánh Gióng diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 4 Âm lịch, và Hội Gióng ở đền Sóc ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (nay thuộc Hà Nội) - nơi Thánh hóa diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8 tháng giêng. (3) Để tổ chức Hội Gióng ở đền Phù Đổng, những gia đình có vinh dự được chọn người đóng những vai quan trọng như các vai Ông Hiệu (Hiệu cờ, Hiệu trống, Hiệu chiêng, Hiệu Trung quân, Hiệu Tiểu cổ), vai cô Tướng hay các phường Áo đen, phường Áo đỏ ..., tùy theo vai vế, khả năng kinh tế mà chuẩn bị những điều kiện vật chất và người được chọn vai sinh hoạt kiêng cữ từ hàng tháng trước ngày Lễ hội. Vào chính hội, trước tiên dân làng tổ chức các nghi thức tế Thánh, sau đó là lễ rước nước lau rửa tự khí từ giếng đền Mẫu (đền Hạ) với ý nguyện được mưa thuận, gió hòa, lễ rước cờ “lệnh” từ đền Mẫu lên đền Thượng, tiếp đến là lễ khám đường, lễ duyệt tướng… Ngày chính hội mùng 9 tháng 4, Hội Gióng diễn ra trang trọng, linh thiêng và náo nhiệt nhất là hai trận đánh. Trận thứ nhất: đánh cờ ở Đống Đàm và trận thứ hai: đánh cờ ở Soi Bia… Sau nghi lễ tế Thánh, ông Hiệu cờ lần lượt tiến vào từng chiếc chiếu, nhảy qua các quả đồi (bát úp) và thực hiện các động tác “đánh cờ”. Tiếng hò reo lúc lúc lại dội lên trong tiếng chiêng, tiếng trống, thể hiện sự quyết liệt của trận đánh. Điệu múa cờ của ông Hiệu phải thật chính xác, khéo léo để tránh điều tối kỵ là lá cờ bị cuốn vào cán, bởi theo niềm tin của cư dân nơi đây thì đó là điềm rủi. Kết thúc mỗi màn múa cờ là kết thúc một trận đánh, ông Hiệu cờ vừa bước ra khỏi chiếu là chiếc chiếu được tung lên, dân chúng ào vào cướp lấy những mảnh chiếu mà họ tin tưởng là sẽ đem đến cho gia đình họ điều may mắn trong suốt cả năm. Cuối cùng là lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất và lễ khao quân trong rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa của phường Ải Lao, chiếu chèo và các trò chơi dân gian. Tướng, quân bên giặc cũng được tha bổng và cho tham dự lễ mừng chiến thắng. Cách hành xử này thể hiện truyền thống hiếu nghĩa đối với tổ tiên, những vị anh hùng dân tộc và tinh thần khoan dung, nhân đạo của dân tộc Việt Nam. (4) Hội Gióng ở đền Sóc diễn ra trong 03 ngày từ mùng 6 đến mùng 8 tháng giêng hằng năm. Việc chuẩn bị vật tế lễ cũng hết sức công phu, nhất là việc đan voi (theo truyền thuyết thì đoàn quân tham gia đánh giặc cùng Thánh Gióng có cả đàn voi chở lương thực đi theo) và làm giò hoa tre (tượng trưng cho gậy tre của Thánh Gióng sau khi đánh giặc), nên phải tiến hành từ nhiều tuần lễ trước Lễ hội. Từ xa xưa, việc rước đã được phân công cụ thể cho từng thôn chuyên 12
- trách… Sau phần nghi thức tắm tượng Thánh Gióng và cung tiến lễ vật trang trọng, linh thiêng, là hai hoạt động gây náo động nhất của Lễ hội Gióng ở đền Sóc. Đó là tục “cướp hoa tre” cầu may và tục chém “tướng” (giặc) được diễn xướng một cách tượng trưng bằng hiệu lệnh múa cờ. (5) Là một hội trận được trình diễn bằng một hệ thống biểu tượng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Việt, được cộng đồng bảo tồn nguyên giá trị cho tới ngày nay, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 11 năm 2010. (Theo http://dsvh.gov.vn/hoi-giong-o-den-phu-dong-va-den-soc-486) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là gì? A. Tự sự C. Thuyết minh B. Miêu tả D. Biểu cảm Câu 2: Ngày chính hội của Hội Gióng ở đền Phù Đổng là bao giờ? A. Ngày 7 tháng 4 C. Ngày 9 tháng 4 B. Ngày 6 tháng giêng D. Ngày 8 tháng giêng Câu 3: Hoạt động nào tại Hội Gióng đền Phù Đổng thể hiện tinh thần khoan dung, nhân đạo của dân tộc Việt Nam? A. Nghi lễ tế Thánh C. Tục “cướp chiếu” B. Hai trận “đánh cờ” D. Lễ rước cờ và lễ khao quân Câu 4: Sự kết hợp giữa thuyết minh với miêu tả trong văn bản trên đã đem đến hiệu quả gì? A. Thông tin được đề cập cụ thể, sinh động và dễ hình dung hơn. B. Nội dung đề cập giàu tính thẩm mĩ và tính hư cấu hơn. C. Văn bản có đầy đủ đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí. D. Văn bản thể hiện rõ bản sắc dân tộc qua một lễ hội truyền thống. Câu 5: Tại sao việc chuẩn bị vật tế lễ ở Hội Gióng đền Sóc phải tiến hành từ nhiều tuần lễ trước Lễ hội? A. Vì vật tế lễ trong lễ hội rất nhiều. B. Vì vật tế lễ phải chuẩn bị hết sức công phu, nhất là việc đan voi và làm giò hoa tre. C. Vì lễ hội diễn ra trong thời gian dài với nhiều hoạt động. D. Vì lễ hội rất đông người tham dự. Câu 6: Thông tin nào không đúng về Hội Gióng? A. Hội Gióng để tưởng nhớ Thánh Gióng – vị Thánh bảo hộ mùa màng, hòa bình B. Hội Gióng được tổ chức ở làng Phù Đổng vì đây là nơi Thánh hóa 13
- C. Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đều được tổ chức rất trang trọng, linh thiêng D. Hội Gióng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Trả lời các câu hỏi: Câu 7: Mục đích của đoạn (1) trong văn bản trên là gì? Câu 8: Theo anh/chị, lễ hội đền Gióng thể hiện truyền thống gì của dân tộc? Câu 9: Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, việc duy trì những lễ hội như Hội Gióng có còn ý nghĩa không? Hãy chia sẻ suy nghĩ của anh/chị bằng một đoạn văn khoảng 7 – 10 câu. II. LÀM VĂN (5,0 diểm) Anh/ chị hãy viết bài văn thuyết minh về một phẩm chất cần có của lớp trẻ hiện nay. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 75 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Hòa Ninh
9 p | 45 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
4 p | 46 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 40 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn