SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH<br />
TRƯỜNG THPT MỸ LỘC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
DỰ THI CẤP TỈNH<br />
<br />
<br />
ĐỀ TÀI:<br />
<br />
RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP <br />
ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 11 <br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Mai Thị Thu Hà<br />
Trình độ chuyên môn: Đại học<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Đơn vị công tác: Trường THPT Mỹ Lộc – Nam Định<br />
Trường THPT Mỹ Lộc<br />
<br />
<br />
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
1. Tên sáng kiến: RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH <br />
LỚP 11.<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Ngữ văn<br />
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm học 2014 – 2015, học kì I năm học 2015 <br />
2016 và những năm học tới.<br />
4. Tác giả:<br />
Họ và tên: Mai Thị Thu Hà<br />
Ngày, tháng, năm sinh: 03 – 03 1978<br />
Nơi thường trú: Liêm Thôn, Mỹ Thịnh, Mỹ Lộc, Nam Định <br />
Trình độ chuyên môn: Đại học<br />
Chức vụ công tác: Giáo viên<br />
Đơn vị công tác: Trường THPT Mỹ Lộc<br />
Địa chỉ liên hệ: Mai Thị Thu Hà – Giáo viên, Trường THPT Mỹ Lộc, huyện Mỹ <br />
Lộc, tỉnh Nam Định.<br />
Điện thoại: 0942714115.<br />
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 95%.<br />
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:<br />
Tên đơn vị: Trường THPT Mỹ Lộc<br />
Địa chỉ: Km5, xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định<br />
Điện thoại: 0350.3810640<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm 1 Mai Thị Thu Hà<br />
Trường THPT Mỹ Lộc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHẦN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN<br />
1. Cơ sở lí luận.<br />
Từ sau Nghị quyết 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa <br />
XI), vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo Việt Nam đã thực <br />
sự đi vào đời sống. Bộ môn ngữ văn của chúng tôi không nằm ngoài quỹ đạo ấy. <br />
Cùng với việc đổi mới sách giáo khoa, việc dạy học ngữ văn đã chuyển từ phương <br />
pháp giảng văn sang phương pháp đọc hiểu văn bản. Dạy văn thực chất là dạy cho <br />
học sinh cách thức khám phá, giải mã văn bản. Từ đó hình thành cho học sinh năng <br />
lực tự học, tự đọc, tự tiếp nhận văn bản nói chung cũng như các năng lực phẩm <br />
chất khác. Hơn nữa việc dạy và học ngữ văn trong xu thế mới vừa phải quan tâm <br />
mục tiêu giáo dục theo yêu cầu của xã hội; vừa phải quan tâm đến nhu cầu, sở thích <br />
của cá nhân người học.<br />
Trước đây chương trình Ngữ văn đã nêu ba mục tiêu cơ bản của việc dạy <br />
học ngữ văn: Một là cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, <br />
có tính hệ thống về ngôn ngữ (trọng tâm là tiếng Việt) và văn học (trong tâm là văn <br />
học Việt Nam), phù hợp với trình độ phát triển của lưa tuổi và yêu cầu đào tạo <br />
nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ”. Hai là hình <br />
thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm <br />
mĩ… Ba là bồi dưỡng tinh thần, tinh cảm như tình yêu tiếng Việt, yêu thiên nhiên, <br />
gia đình, lòng tự hào dân tộc…<br />
Từ sau khi đổi mới, mục tiêu dạy học môn Ngữ văn, đã điều chỉnh theo <br />
hướng: Đề cao mục tiêu hình thành và phát triển năng lực ngữ văn, mà trước hết là <br />
năng giao tiếp với việc sử dụng thành thạo bốn kỹ năng cơ bản: đọc, viết, nghe, <br />
nói… Thông qua mục tiêu trực tiếp này tiếp tục hình thành các kỹ năng, năng lực <br />
khác; đồng thời giáo dục tư tưởng, tình cảm, giáo dục nhân cách cao đẹp cho học <br />
sinh.<br />
2.Cơ sở thực tiễn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm 2 Mai Thị Thu Hà<br />
Trường THPT Mỹ Lộc<br />
Thực tế, chương trình Ngữ văn THPT đã được xây dựng trên nguyên tắc tích <br />
hợp cả 3 phân môn: Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn. Trong phân môn Đọc văn, <br />
chúng ta sử dụng khái niệm đọc hiểu và coi đó như một phương pháp dạy học tích <br />
cực hướng tới chủ thể trung tâm là người đọc; nhất là khi yêu cầu đổi mới hiện <br />
nay chú trọng đặc biệt đến kĩ năng đọc hiểu văn bản của học sinh, thể hiện qua các <br />
đề bài kiểm tra đánh giá, các bài thi trong những năm gần đây.<br />
Đề bài kiểm tra đọc hiểu sử dụng các ngữ liệu bao gồm: các đoạn văn bản hoặc <br />
văn bản ngắn, các văn bản có trong chương trình sách giáo khoa và ngoài chương <br />
trình sách giáo khoa; cả văn bản nghệ thuật và văn bản nhật dụng với yêu cầu nắm <br />
vững các kiến thức cơ bản của cả ba phân môn (Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn) <br />
mới có thể giải quyết được yêu cầu đề ra.<br />
Một thực tế trong giảng dạy đọc hiểu và kiểm tra đánh giá môn ngữ văn <br />
phần đọc hiểu còn khá nhiều giáo viên lúng túng: ra đề còn chưa đúng tinh thần đọc <br />
hiểu, chưa ra được đề đúng và đề hay. Và cũng vì thế nên trong giảng dạy, giáo <br />
viên chưa định hướng cho học sinh được cách làm bài đọc hiểu một cách tốt nhất; <br />
rồi đến khi chấm bài thường cảm tính, chữa bài chung chung thiếu tính cụ thể. <br />
Đã có nhiều tài liệu hướng dẫn kĩ năng đọc hiểu văn bản, nhưng phần lớn đều <br />
dừng lại ở các bài cụ thể trong chương trình theo định hướng đôi khi đã trở thành <br />
lối mòn, hoặc giải những những bài bập cụ thể.<br />
Học sinh cũng đã được trang bị kiến thức phục vụ cho kĩ năng đọc hiểu một <br />
cách có hệ thống theo từng bậc học: từ Tiểu học,Trung học cơ sở đến Trung học <br />
phổ thông. Nhưng thực tế, các em luôn cảm thấy lúng túng trước những bài tập <br />
kiểm tra đọc hiểu, hay gặp khó khăn khi tiếp cận một văn bản hoàn toàn mới. Điều <br />
này có thể do nhiều nguyên nhân, song theo tôi có những nguyên nhân chính sau đây: <br />
Học sinh quen lối học chay, học vẹt – thuộc hướng dẫn, lời giải của th ầy cô; <br />
không có thói quen hoặc ngại tìm tòi khám phá, phát hiện – học thụ động.<br />
Được trang bị kiến thức nhưng hoặc là chưa biết huy động hoặc kĩ năng vận <br />
dụng yếu, có ‘phương tiện’ trong tay mà chẳng biết sử dụng như thế nào.<br />
Các em chưa hình thành thói quen hệ thống hóa các đơn vị kiến thức để thấy <br />
mối liên hệ giữa các phân môn trong môn Ngữ văn cũng giống như các bộ môn <br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm 3 Mai Thị Thu Hà<br />
Trường THPT Mỹ Lộc<br />
khác như: Toán, Vật lý, Hóa học.... – để giải quyết một bài tập đôi khi phải huy <br />
động, vận dụng nhiều đơn vị kiến thức, công thức khác nhau.<br />
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến học sinh thấy môn ngữ văn trừu tượng <br />
khó hiểu, không rõ ràng tường minh dễ học dễ vận dụng như các bộ môn khác; các <br />
em (và còn rất nhiều người khác cũng vậy) chỉ thích nghe người ta giảng bình về <br />
văn chương chứ không muốn tự mình khám phá phát hiện vẻ đẹp của những áng <br />
văn chương; thậm chí họ không ngại thừa nhận: “Đọc thì thấy ‘rằng hay thì thật là <br />
hay’ nhưng mà chẳng biết hay vì cái chi?”<br />
Xuất phát từ thực trạng đó, tôi thấy việc hướng dẫn cho học sinh thực sự có kĩ <br />
năng và thuần thục kĩ năng đọc hiểu văn bản là vô cùng cần thiết để các em có thể <br />
dễ dàng thực hiện tốt các bài tập đọc hiểu; cũng như tự tin, chủ động tiếp cận cận <br />
các văn bản trong và ngoài chương trình học. Vì thế ngay từ khi Bộ Giáo dục & Đào <br />
tạo có chủ chương đưa câu hỏi đọc hiểu vào đề kiểm tra, đề thi tôi đã hình thành <br />
đề tài “rèn kĩ năng làm bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 11.”<br />
PHẦN II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP<br />
A. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN<br />
Cùng với chương trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Bộ Giáo dục & <br />
Đào tạo đã quan tâm đến đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh <br />
giá. Điều này đã được cả người dạy và người học hào hứng hưởng ứng, và thực tế <br />
đã giúp cho giờ học ngữ văn bớt căng thẳng, nặng nề bởi nó phát huy được vai trò <br />
tích cực chủ động của học sinh.<br />
Song đó chỉ là trong giờ học với sự giúp đỡ của giáo viên qua một hệ thống những <br />
câu hỏi định hướng, gợi mở có tầng bậc. Còn thực tế khi gặp những đề kiểm tra dưới <br />
dạng câu hỏi đọc hiểu thì học sinh thường lúng túng không tự giải quyết được vấn đề: <br />
làm không đúng, không xác định được nội dung trả lời cho đúng trọng tâm, viết dài nên <br />
mất điểm. Bằng thực tế giảng dạy tôi thấy có một số nguyên nhân cơ bản sau:<br />
* Về phía giáo viên: Đây là một dạng bài tập kiểu mới vì vậy nhiều giáo viên <br />
vẫn còn lúng túng trong việc ra câu hỏi, lựa chọn ngữ liệu đọc hiểu: ra câu hỏi và <br />
hướng dẫn chấm theo hướng chủ quan cảm tính, dạy thế nào ra hướng dẫn chấm <br />
như vậy, khiến học sinh không có phương pháp làm bài rất dễ mất điểm. Khi rèn kĩ <br />
năng đọc hiểu văn bản cho học sinh, giáo viên thường bắt đầu bằng việc hướng <br />
Sáng kiến kinh nghiệm 4 Mai Thị Thu Hà<br />
Trường THPT Mỹ Lộc<br />
dẫn học sinh đọc hiểu từng văn bản một. Cách làm này rất mất thời gian, bởi vì <br />
những văn bản dùng làm ngữ liệu đọc hiểu văn bản rất phong phú đa dạng giáo <br />
viên không thể dạy hết cho học sinh được.<br />
* Về phía học sinh: <br />
Học sinh chưa nắm chắc kiến thức cơ bản của các phân môn, vì vậy còn <br />
làm bài sai, thiếu chính xác.<br />
Có thể là bởi chương trình dàn trải kiến thức từ bậc Tiểu học, qua Trung <br />
học cơ sở, đến Trung học phổ thông; lại vẫn nặng về phần cung cấp kiến thức, <br />
chứ chưa thực chú trọng vận dụng thực hành nên các em chưa nắm chắc, thậm chí <br />
còn lơ mơ về được các đơn vị kiến thức cơ bản của các phân môn vì vậy còn hay <br />
nhầm lẫn (Ví dụ: không phân biệt được các biện pháp tu từ, các phong cách ngôn <br />
ngữ, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận, các phương thức lập luận…); <br />
hoặc nếu có nhớ thì lại không biết phân tích ý nghĩa, tác dụng hiệu quả như thế <br />
nào; hoặc không biết huy động, vận dụng những kiến thức ấy như thế nào.<br />
Học sinh thiếu các kĩ năng làm bài: đọc ngữ liệu, không có kĩ năng phân <br />
tích, xử lí dữ liệu có trong đề bài; không biết xác định nội dung chính cần trả lời <br />
dẫn đến làm sai hoặc thiếu; không biết sắp xếp các ý dẫn đến trình bày lộn xộn, <br />
không được điểm tối đa.<br />
Khi gặp dạng câu hỏi mở trả lời dài học sinh không biết cách trả lời nên <br />
thường trả lời cảm tính, dẫn đến mất điểm.<br />
Với câu hỏi mở học sinh thường không xác định được đâu là câu hỏi mở trả <br />
lời ngắn, đâu là câu hỏi mở trả lời dài nên làm bài một cách chủ quan, sơ sài, không <br />
biết câu nào cần làm kĩ, câu nào trả lời đủ ý là có điểm…<br />
Tóm lại, xét cả nguyên nhân chủ quan và khách quan tôi thấy việc rèn luyện <br />
nâng cao kĩ năng làm bài tập đọc hiểu cho học sinh là vô cùng cần thiết. Trên cơ sở <br />
đó tôi đã chọn đề tài “rèn kĩ năng làm bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 11.”<br />
<br />
<br />
B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN<br />
I. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỆ THỐNG HÓA CÁC KIẾN THỨC CƠ <br />
BẢN ĐỂ LÀM BÀI TẬP ĐỌC HIỂU:<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm 5 Mai Thị Thu Hà<br />
Trường THPT Mỹ Lộc<br />
Kiến thức kiểm tra trong phần đọc hiểu rất đa dạng, phong phú, đòi hỏi các <br />
em phải nắm vững kiến thức thuộc cả ba phân môn Tiếng Việt, đọc văn và làm <br />
văn. Trên cơ sở những kiến thức học sinh đã được trang bị, tôi đã giúp các em hệ <br />
thống những kiến thức cơ bản như sau:<br />
1. PHẦN TIẾNG VIỆT.<br />
1.1. Các kiến thức về từ: <br />
a. Từ xét về cấu tạo: Nắm được đặc điểm các từ: từ đơn, từ ghép, từ phức, từ láy.<br />
* Từ đơn: là từ được cấu tạo bởi một tiếng có nghĩa tạo thành.<br />
Có 2 loại từ đơn: từ đơn một âm tiết và từ đơn đa âm tiết.<br />
Tác dụng: dùng định danh sự vật, hiện tượng hoặc dùng để nêu đặc điểm tính <br />
chất trạng thái của sự vật; dùng để tạo từ ghép, từ láy làm cho vốn từ thêm phong <br />
phú<br />
VD: nhà, cửa, bàn, ghế, xe…<br />
* Từ phức: là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.<br />
Từ phức được chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy:<br />
Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với <br />
nhau về mặt nghĩa.<br />
+ Tác dụng: dùng định danh sự vật, hiện tượng hoặc dùng để nêu đặc điểm tính <br />
chất trạng thái của sự vật<br />
+ Căn cứ vào quan hệ về mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm <br />
hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ<br />
VD: Anh em, bố mẹ, nhà cửa, bàn ghế, quần áo… (từ ghép đẳng lập)<br />
Xe đạp, lốp xe, cây cối, đường xá (từ ghép chính phụ)<br />
Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ <br />
với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy <br />
lại tiếng gốc.<br />
Phân loại từ láy: Láy bộ phận (láy âm và láy vần) và láy toàn bộ; láy đôi, láy <br />
ba, láy bốn.<br />
VD: lúng la lúng liếng, sạch sành sanh, long lanh, …<br />
Tác dụng: tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong miêu tả, thơ ca... <br />
có tác dụng gợi hình gợi cảm. <br />
Sáng kiến kinh nghiệm 6 Mai Thị Thu Hà<br />
Trường THPT Mỹ Lộc<br />
b. Từ xét về nguồn gốc<br />
Từ mượn: gồm từ Hán Việt và từ mượn các nước khác <br />
VD: + Từ Hán Việt: hoàng hôn, nhân dân, quốc kì, quốc lộ…<br />
+ Từ mượn các nước khác: gác ba ga, ba đờ xuy, ra đi ô, facebook, email…<br />
Từ địa phương (phương ngữ): là từ dùng ở một địa phương nào đó (có từ toàn dân <br />
tương ứng).<br />
VD: Tía, mế, mô, rứa, mần răng, ni, nớ…<br />
Biệt ngữ xã hội: là từ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.<br />
VD: Cớm, chõm, dân hai ngón, …<br />
c. Từ xét về nghĩa<br />
* Khái niệm: <br />
Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ..) mà từ biểu thị.<br />
Một từ có thể có thể có nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là từ mang sắc thái ý nghĩa <br />
khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa từ.<br />
* Phân loại từ tiếng Việt<br />
Xét về từ loại:<br />
+ Danh từ: là những từ chỉ người, vật; thường dùng làm chủ ngữ trong câu.<br />
Động từ: là những từ dùng chỉ trạng thái, hành động của sự vật; thường dùng làm <br />
vị ngữ trong câu.<br />
+ Tính từ: là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động trạng thái; có <br />
thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.<br />
+ Đại từ: là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động tính chất được nói đến <br />
trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.<br />
+ Lượng từ: là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.<br />
+ Chỉ từ: là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong <br />
không gian hoặc thời gian.<br />
+ Quan hệ từ: là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so <br />
sánh, nhân quả... giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu với câu trong đoạn văn.<br />
+ Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu <br />
thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm 7 Mai Thị Thu Hà<br />
Trường THPT Mỹ Lộc<br />
+ Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc tình cảm cảu người nói hoặc dùng <br />
để gọi, đáp.<br />
+ Tình thái từ: là những từ thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, <br />
câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.<br />
Các loại từ xét về nghĩa:<br />
+ Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa tương tự nhau.<br />
+ Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau.<br />
+ Từ đồng âm: là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.<br />
+ Từ tượng hình: là từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh trạng thái của sự vật.<br />
+ Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc của con người.<br />
1. 2. Các kiến thức về câu: <br />
a. Các thành phần cấu tạo câu<br />
* Thành phần chính: Chủ ngữ:<br />
Vị ngữ: <br />
* Thành phần phụ:<br />
Trạng ngữ: là thành phần nhằm xác định thêm thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, <br />
mục đích, cách thức... diễn ra sự việc nêu trong câu.<br />
Thành phần biệt lập: là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự <br />
việc của câu (tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú), bao gồm:<br />
+ Phần phụ tình thái: dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc <br />
được nói đến trong câu<br />
ần phụ cảm thá n<br />
+ Ph : được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, <br />
giận...).<br />
+ Thành phần phụ chú:được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính <br />
của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu <br />
phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều <br />
khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.<br />
+ Thành phần gọi đáp: được dùng để tọa lập hoặc duy trì mối quan hệ giao tiếp.<br />
+ Khởi ngữ: là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến <br />
trong câu.<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm 8 Mai Thị Thu Hà<br />
Trường THPT Mỹ Lộc<br />
b. Các thành phần nghĩa của câu: <br />
* Nghĩa sự việc:<br />
Câu biểu thị hành động.<br />
Câu biểu thị tư thế.<br />
Câu biểu thị sự tồn tại.<br />
Câu biểu thị trạng thái, tính chất, đặc điểm.<br />
Câu biểu thị quá trình.<br />
Câu biểu thị quan hệ.<br />
* Nghĩa tình thái.<br />
Tình cảm thái độ, sự đánh giá của người nói với sự việc được nói đến trong câu.<br />
Tình cảm thái độ của người nói với người nghe.<br />
c. Phân loại câu<br />
* Câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp: Câu đặc biệt, câu đơn, câu phức, câu ghép.<br />
Câu đặc biệt: là câu không xác định được thành phần chủ ngữ vị ngữ của câu.<br />
VD: Mưa. Nắng. Gió. Sương.<br />
Câu đơn: là câu được cấu tạo bởi một cụm chủ ngữ vị ngữ.<br />
VD: Hoa nở.<br />
Câu ghép là câu có kết câu từ 2 cụm chủ ngữ vị ngữ làm nòng cốt trở lên.<br />
VD: Gió thổi, mây bay.<br />
Có nhiều loại câu ghép: câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ, câu ghép có <br />
quan hệ từ, câu ghép không có quan hệ từ.<br />
Câu phức là câu có kết cấu từ 2 cụm chủ ngữ vị ngữ trở lên nhưng trong đó chỉ <br />
có một cụm chủ vị làm nòng cốt còn các cụm chủ vị khác bị bao trong cụm chủ vị <br />
nòng cốt.<br />
VD: + Cái xe này, lốp bị hỏng.<br />
+ Con mèo nhảy làm đổ lọ hoa.<br />
* Câu phân loại theo mục đích nói<br />
Câu trần thuật: được dùng để miêu tả, kể, nhận xét sự vật. Cuối câu trần thuật <br />
người viết đặt dấu chấm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm 9 Mai Thị Thu Hà<br />
Trường THPT Mỹ Lộc<br />
Câu nghi vấn: được dùng trước hết với mục đích nêu lên điều chưa rõ (chưa biết <br />
còn hoài nghi) và cần được giải đáp. Cuối câu nghi vấn, người viết dùng dấu chấm <br />
hỏi.<br />
Câu cầu khiến: Là câu dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...đối với <br />
người tiếp nhận lời. Câu cầu khiến thường được dùng như những từ ngữ: hãy, <br />
đừng, chớ, thôi, nào....Cuối câu cầu khiến người viết đặt dấu chấm hay dấu chấm <br />
than.<br />
Câu cảm thán: Dùng để bộc lộ trạng thái, cảm xúc của người nói ...<br />
Câu phủ định, câu khẳng định. <br />
1.3. Các biện pháp tu từ .<br />
a. Các biện pháp tu từ từ vựng<br />
a.1.So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác để tìm ra sự <br />
giống nhau và khác nhau giữa chúng. <br />
* Tác dụng của so sánh: So sánh nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.<br />
So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều <br />
lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người <br />
hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.<br />
So sánh giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng. <br />
Mục đích của so sánh nhiều khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau mà <br />
nhằm diễn tả một cách hình ảnh một bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp <br />
người nghe, người đọc có cảm giác hiểu biết sự vật một cách cụ thể sinh động. <br />
Trong cách nói hằng ngày người Việt Nam thường dùng so sánh ví von : <br />
Đẹp như tiên giáng trần, hôi như cú, vui như tết, xấu như ma … Khiến lời nói vừa <br />
có hình ảnh vừa thấm thía. <br />
Còn trong văn bản nghệ thuật, so sánh được dùng như một biện pháp tu từ với <br />
thế mạnh đặc biệt khi gợi hình, gợi cảm. Đôi khi có những so sánh rất bất ngờ, thú <br />
vị, góp phần cụ thể hóa được những gì hết sức trừu tượng, khó cân đo, đong đếm. <br />
* Các kiểu so sánh: Dựa vào mục đích và các từ so sánh người ta chia phép so sánh <br />
thành hai kiểu:<br />
So sánh ngang bằng (còn gọi là so sánh tương đồng): thường được thể hiện bởi <br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm 10 Mai Thị Thu Hà<br />
Trường THPT Mỹ Lộc<br />
các từ như là, như, y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu…bấy <br />
nhiêu.<br />
So sánh hơn – kém (còn gọi là so sánh tương phản): thường sử dụng các từ như <br />
hơn, hơn là, kém, kém gì…<br />
a.2. Nhân hóa: là cách gọi tả con vật cây cối đồ vật ... bằng những từ ngữ vốn <br />
được dùng để gọi hoặc tả con người.<br />
* Tác dụng: Nhân hóa khiến sự vật trở nên sống động, gần với đời sống con <br />
người. Cách diễn đạt nhân hóa đem lại cho lời thơ, văn có tính biểu cảm cao. <br />
* Phân loại: Nhân hoá được chia thành các kiểu sau đây:<br />
Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi người:<br />
Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động, <br />
tính chất của đối tượng không phải là người. <br />
Coi đối tượng không phải là người như con người để tâm tình trò chuyện. <br />
Ví dụ: Khăn thương nhớ ai<br />
Khăn rơi xuống đất?<br />
Khăn thương nhớ ai<br />
Khăn vắt trên vai (Ca dao)<br />
Ngoài ra còn có biện pháp vật hoá. Ðó là cách dùng các từ ngữ chỉ thuộc tính, hoạt <br />
động của loài vật, đồ vật sang chỉ những thuộc tính và hoạt động của con người. <br />
Biện pháp này thường được dùng trong khẩu ngữ và trong văn thơ châm biếm. <br />
a.3. Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác vì <br />
giữa chúng có điểm tương đồng với nhau.<br />
* Tác dụng: Dùng ẩn dụ nhằm tăng thêm tính gợi hình gợi cảm, sự hàm súc, lôi <br />
cuốn cho cách diễn đạt. <br />
* Phân loại: <br />
Ẩn dụ hình thức: đó là sự chuyển đổi tên gọi những sự vật, hiện tượng có điểm <br />
nào đó tương đồng với nhau về hình thức (là cách gọi sự vật A bằng sự vật B).<br />
Ẩn dụ cách thức: đó là sự chuyển đổi tên gọi về cách thức thực hiện hành động <br />
khi giữa chúng có những nét tương đồng nào đó với nhau (là cách gọi hiện tượng A <br />
bằng hiện tượng B).<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm 11 Mai Thị Thu Hà<br />
Trường THPT Mỹ Lộc<br />
Ẩn dụ phẩm chất: đó là sự chuyển đổi tên gọi những sự vật, hiện tượng có nét <br />
tương đồng với nhau ở một vài điểm nào đó về tính chất, phẩm chất (là cách lấy <br />
phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B).<br />
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: đó là sự chuyển đổi tên gọi những sự vật, hiện <br />
tượng có nét tương đồng với nhau ở một vài điểm nào đó về cảm giác ẩn dụ này <br />
thường dùng kết hợp các từ ngữ chỉ cảm giác loại này với cảm giác loại khác (là <br />
những ẩn dụ trong đó B là một cảm giác vốn thuộc một loại giác quan dùng để chỉ <br />
những cảm giác A vốn thuộc các loại giác quan khác hoặc cảm xúc nội tâm. Nói <br />
gọn là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B).<br />
a.4. Hoán dụ: là gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự <br />
vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm khác vì giữa chúng có quan hệ gần gũi, đi đôi <br />
với nhau trong thực tế.<br />
* Tác dụng: dùng hoán dụ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.<br />
* Phân loại: Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp:<br />
Lấy một bộ phận để gọi toàn thể; <br />
Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng.<br />
Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.<br />
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.<br />
a.5. Nói quá: là cách nói phóng đại mức độ, qui mô, tính chất, của sự vật hiện <br />
tượng được miêu tả. <br />
Nói quá còn gọi là khoa trương, thậm xưng, phóng đại, cường điệu, ngoa <br />
ngữ<br />
* Tác dụng: Tô đậm nhấn mạnh, gây ấn tượng hơn về điều định nói , tăng sức biểu <br />
cảm cho sự diễn đạt. <br />
* Biện pháp này được dùng nhiều trong các PC: khẩu ngữ, văn chương, thông <br />
tấn<br />
a.6. Nói giảm, nói tránh: là cách nói giảm nhẹ mức độ, quy mô, tính chất của sự <br />
vật, sự việc, hiện tượng hoặc dùng cách diễn đạt khác với tên gọi vốn có của sự <br />
vật, sự việc, hiện tượng.<br />
* Tác dụng:<br />
Tạo nên cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển; tăng sức biểu cảm cho lời thơ, văn.<br />
Sáng kiến kinh nghiệm 12 Mai Thị Thu Hà<br />
Trường THPT Mỹ Lộc<br />
Giảm bớt mức độ tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề trong những <br />
trường hợp cần phải lảng tránh do những nguyên nhân của tình cảm.<br />
Thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn của người nói, sự quan tâm, tôn trọng của <br />
người nói đói với người nghe, góp phần tạo phong cách nói năng đúng mực của con <br />
người có giáp dục, có văn hoá.<br />
Ví dụ: Rải rác biên cương mồ viễn xứ<br />
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh<br />
Áo bào thay chiếu anh về đất<br />
Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Quang Dũng)<br />
a.7. Liệt kê: là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại trong một <br />
câu hoặc một đoạn. <br />
* Tác dụng: nhằm diễn tả cụ thể, toàn điện hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác <br />
nhau của thực tế, tư tưởng tình cảm.<br />
VD: Của ong bướm này đây tuần tháng mật<br />
Này đây hoa cuả đồng nội xanh rì<br />
Này đây lá của cành tơ phơ phất<br />
Của yến anh này đây khúc tình si<br />
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi... (Xuân Diệu)<br />
* Phân loại: Dựa vào hình thức cấu tạo và đặc điểm ý nghĩa, có thể chia phép liệt <br />
kê thành những loại: <br />
Theo cấu tạo: liệt kê từng cặp và liệt kê không từng cặp.<br />
Theo ý nghĩa: liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến.<br />
a.8. Điệp ngữ: là biện pháp lặp đi lặp lại nhiều lần một từ, một ngữ hoặc cả câu <br />
một cách có nghệ thuật.<br />
ụng : dùng điệp ngữ vừa nhấn mạnh nhằm làm nổi bật ý; vừa tạo âm hưởng <br />
* Tác d<br />
nhịp điệu cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ (tha thiết, nhịp nhàng, hoặc hào <br />
hùng mạnh mẽ); vừa gợi cảm xúc mạnh trong lòng người đọc. <br />
VD: ‘Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều<br />
Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh<br />
Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh<br />
Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về...’ (Tố Hữu)<br />
Sáng kiến kinh nghiệm 13 Mai Thị Thu Hà<br />
Trường THPT Mỹ Lộc<br />
* Phân loại điệp ngữ:<br />
Điệp ngữ cách quãng.<br />
VD: Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm<br />
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.<br />
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống<br />
Nhà ai Pha Luông, mưa xa khơi (Tây Tiến)<br />
Điệp ngữ nối tiếp. <br />
VD: Em phải nói, phải nói, và phải nói<br />
Phải nói yêu trăm bận, đến nghìn lần (Xuân Diệu)<br />
Điệp vòng. <br />
VD: “Lòng này gửi gió đông có tiện<br />
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên<br />
Non Yên dù chẳng tới miền<br />
Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bẳng trời<br />
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu<br />
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong” (Chinh phụ ngâm)<br />
<br />
<br />
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy<br />
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu<br />
Ngàn dâu xanh ngắt một màu<br />
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”. (Chinh phụ ngâm)<br />
a. 9. Chơi chữ: là biện pháp tu từ vận dụng linh hoạt các đặc điểm về ngữ âm, chữ <br />
viết, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt để tạo ra những cách hiểu bất ngờ, thú vị.<br />
* Tác dụng: Biện pháp này thường được dùng nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước <br />
làm cho sự diễn đạt trở nên hấp dẫn và thú vị (thường được dùng để châm biếm, <br />
đả kích hoặc để đùa vui) <br />
VD: + Mênh mông muôn mẫu màu mưa<br />
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ<br />
+ Con công đi chùa làng kênh<br />
Nó nghe tiếng cồng nó kềnh cổ lại. ( Ca dao )<br />
* Một số kiểu chơi chữ thường gặp<br />
Sáng kiến kinh nghiệm 14 Mai Thị Thu Hà<br />
Trường THPT Mỹ Lộc<br />
Dùng từ gần nghĩa, đồng nghĩa để chơi chữ...<br />
Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa:<br />
Dùng lối nói lái:<br />
Dùng từ đồng âm:<br />
b. Các biện pháp tu từ cú pháp<br />
b.1. Lặp cú pháp: là biện pháp lặp đi lặp lại một cấu trúc cú pháp, trong đó có láy <br />
đi láy lại một số từ nhất định và cùng diễn đạt một nội dung chủ đề.<br />
Tác dụng: Phép lặp cú pháp vừa triển khai được ý một cách hoàn chỉnh, vừa làm <br />
cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu.<br />
Ví dụ: Ðế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ <br />
thống nhất. Ðồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. ( Hồ Chủ Tịch)<br />
b.2. Ðảo ngữ: Ðảo ngữ là biện pháp thay đổi vị trí các thành phần cú pháp mà <br />
không làm thay đổi nội dung thông báo của câu. <br />
Tác dụng: Ðảo ngữ có tác dụng nhấn mạnh nội dung diễn đạt. <br />
Ví dụ: Từ những năm đau thương chiến đấu<br />
Ðã ngời lên nét mặt quê hương<br />
Từ gốc lúa bờ tre hiền hậu<br />
Ðã bật lên tiếng thét căm hờn. (Ðất nước Nguyễn Ðình Thi ) <br />
Một số hình thức đảo ngữ:<br />
+ Ðảo vị ngữ: Thánh thót tàu tiêu mấy hạt mưa<br />
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ<br />
Xanh om cổ thụ tròn xoe tán<br />
Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ. ( Hồ Xuân Hương )<br />
+ Ðảo bổ ngữ: Cho cuộc đời, cho Tổ quốc thương yêu<br />
Ta đã làm gì ? Và được bao nhiêu ? <br />
b.3. Sóng đôi cú pháp: là dựa vào biện pháp lặp cú pháp nhưng có sự sóng đôi thành <br />
từng cặp với nhau, có thể sóng đôi câu hay sóng đôi bộ phận câu.<br />
Tác dụng: Sự đối lập giữa hai câu có kết cấu bình thường và những câu có kết <br />
cấu sóng đôi trong một văn bản đã tạo nên những sắc thái biểu cảm đặc sắc; bổ <br />
sung và phát triển cho ý hoàn chỉnh; tạo sự cân đối hài hòa.<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm 15 Mai Thị Thu Hà<br />
Trường THPT Mỹ Lộc<br />
Ví dụ: Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất <br />
định không chịu làm nô lệ. (Hồ Chủ Tịch) <br />
b.4. Phém chêm xen: là biện pháp chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có <br />
quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung <br />
thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc.<br />
b.5. Im lặng (…): Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc.<br />
b.6. Câu hỏi tu từ: Bộc lộ thái độ, cảm xúc. <br />
b.7. Đối: Tạo sự cân đối<br />
<br />
1.4. Các phép liên kết câu: <br />
* Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ biểu thị quan hệ kết nối với câu <br />
đứng trước.<br />
* Phép lặp: lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước<br />
* Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ có tác dụng thay thế những đã <br />
có ở câu đứng trước.<br />
* Phép liên tưởng: sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa hoặc trái <br />
nghĩa, hoặc những từ cùng trường liên tưởng với những từ đã có ở câu đứng trước.<br />
* Phép tương phản: là dùng các từ ngữ biểu thị những khái niệm đối lập nhau <br />
cùng để xuất hiện trong một văn cảnh nhằm mục đích làm rõ hơn đặc điểm của <br />
đối tượng được miêu tả. <br />
Tương phản có chức năng nhận thức và biểu cảm. Biện pháp này <br />
được dùng nhiều trong các phong cách: chính luận, thông tấn và văn chương .<br />
* Phép tỉnh lược: Tỉnh lược là biện pháp lược bỏ một hoặc một số thành phần nào <br />
đó của câu nhằm tránh lặp lại chúng trong một hoặc những câu khác. <br />
Tác dụng: nhờ sự lược bỏ này mà các câu có quan hệ chặt chẽ với nhau; <br />
đồng thời biện pháp này còn có tác dụng tránh lặp từ không cần thiết. Có thể tỉnh <br />
lược bất cứ thành phần nào đó của phát ngôn<br />
1.5. Các phong cách ngôn ngữ.<br />
a. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm 16 Mai Thị Thu Hà<br />
Trường THPT Mỹ Lộc<br />
* Khái niệm, vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp sinh <br />
hoạt hàng ngày để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm….đáp ứng những nhu cầu <br />
trong cuộc sống; thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. <br />
* Cách nhận biết:<br />
Dạng tồn tại:<br />
+ Dạng nói: lời chuyện trò, trao đổi.<br />
+ Dạng viết: nhật kí, thư từ cá nhân … (chú ý dạng lời nói mô phỏng trong các văn <br />
bản tự sự).<br />
Từ ngữ mang tính khẩu ngữ, tự nhiên bình dị ít trau truốt, suồng sã thoải mái, có <br />
thể dùng từ địa phương, từ ngữ chêm xen đưa đẩy sinh động. <br />
Đặc trưng: Tính cụ thể; tính cảm xúc; tính cá thể.<br />
b. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật<br />
* Khái niệm, vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh <br />
vực văn chương nghệ thuật.<br />
* Cách nhận biết:<br />
Dạng tồn tại: văn bản tự sự; văn bản trữ tình; văn bản kịch.<br />
Đặc trưng: Tính hình tượng; tính truyền cảm; tính cá thể hóa.<br />
c. Phong cách ngôn ngữ báo chí<br />
* Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng các văn bản thuộc <br />
lĩnh vực truyền thông đại chúng, như văn bản dùng trong báo in, đài phát thanh, đài <br />
truyền hình, báo điện tử… để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản <br />
ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.<br />
* Cách nhận biết:<br />
Dạng tồn tại:<br />
+ Văn bản phản ánh tin tức: Bản tin.<br />
+ Văn bản phản ánh công luận: xã luận, phóng sự, tiểu phẩm.<br />
+ Văn bản thông tin quảng cáo.<br />
Đặc trưng: Tính thông tin thời sự; tính ngắn gọn; tính sinh động, hấp dẫn.<br />
+ Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin <br />
Thời gian Địa điểm Sự kiện Diễn biến Kết quả.<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm 17 Mai Thị Thu Hà<br />
Trường THPT Mỹ Lộc<br />
+ Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết s ự <br />
kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp <br />
dẫn.<br />
+ Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, <br />
châm biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc.<br />
d. Phong cách ngôn ngữ chính luận<br />
* Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong lĩnh vực chính <br />
trị xã hội (dùng để bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư <br />
tưởng lập trường, thái độ trước những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội).<br />
* Cách nhận biết:<br />
Dạng tồn tại: <br />
+ Tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài xã luận, báo cáo chính trị, bình luận chính trị.<br />
+ Ở dạng nói là các bài diễn thuyết, phát biểu trong mít tinh, phát biểu trong nghi <br />
thức ngoại giao… <br />
Đặc trưng: Tính công khai về chính kiến, lập trường, tư tưởng chính trị; tính chặt <br />
chẽ trong lập luận; tính truyền cảm mạnh mẽ. Cụ thể:<br />
+ Từ ngữ rõ ràng, không mơ hồ, úp mở; không sử dụng câu đa nghĩa <br />
+ Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu đoạn rõ ràng, rành mạch.<br />
+ Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt <br />
tình và sáng tạo của người viết.<br />
– Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáo dục chính trị, xã hội, thuyết phục người <br />
đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng.<br />
<br />
<br />
2. LÀM VĂN<br />
2.1. Các phương thức biểu đạt.<br />
Nhìn chung trong giao tiếp con người ít khi sử dụng một phương thức biểu đạt <br />
thuần túy mà thường sử dụng nhiều phương thức biểu đạt một lúc. Dù có vận <br />
dụng bao nhiêu phương thức biểu đạt trong một văn bản thì trong đó vẫn phải có <br />
một phương thức chủ đạo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm 18 Mai Thị Thu Hà<br />
Trường THPT Mỹ Lộc<br />
a. Phương thức tự sự: Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, hay 1 chuỗi các sự việc <br />
có quan hệ nhân quả dẫn đến kết quả Trình bày theo diễn biến sự vật, sự việc.<br />
* Cách nhận biết:<br />
Dạng tồn tại: Văn bản tự sự: tác phẩm truyện, tiểu thuyết; bản tin báo chí; bản <br />
tường thuật, bản tường trình…<br />
Đặc trưng của văn bản tự sự: Có cốt truyện; có nhân vật tự sự, sự việc; có tư <br />
tưởng, chủ đề; có ngôi kể thích hợp.<br />
b. Phương thức miêu tả: Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng, <br />
giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.<br />
* Cách nhận biết: <br />
Từ ngữ, câu văn giàu sức gợi giúp người đọc, người nghe có thể thấy sự vật, hiện <br />
tượng, con người như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả.<br />
Dạng văn bản: Các bài văn tả cảnh, tả người, vật; đoạn văn miêu tả trong tác phẩm <br />
tự sự.<br />
c. Phương thức biểu cảm: Bày tỏ, bộc lộ cảm xúc, tâm trạng trước những vấn <br />
đề tự nhiên, xã hội, sự vật...<br />
* Cách nhận biết:<br />
Các văn bản: thơ trữ tình, tùy bút; các bức điện mừng, thăm hỏi, chia buồn…<br />
Mật độ các từ ngữ biểu cảm xuất hiện trong văn bản.<br />
d. Phương thức nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải <br />
trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết – nêu ý <br />
kiến đánh giá, bình luận.<br />
* Cách nhận biết:<br />
Dạng văn bản tồn tại: các văn bản chính luận Trình bày tư tưởng, chủ trương <br />
quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, qua các luận điểm, luận cứ và <br />
lập luận thuyết phục.<br />
Thể loại: <br />
+ Văn nghị luận trung đại: hịch, cáo, chiếu, biểu…<br />
+ Văn nghị luận hiện đại: xã luận, bình luận, lời kêu gọi; sách lí luận; bài viết tranh <br />
luận về một vấn đề trính trị, xã hội, văn hóa.<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm 19 Mai Thị Thu Hà<br />
Trường THPT Mỹ Lộc<br />
e. Phương thức thuyết minh: Giới thiệu, cung cấp, giảng giải những tri thức về 1 <br />
sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc, người nghe Giới thiệu đặc điểm tình <br />
chất, cấu tạo, công dụng. <br />
* Cách nhận biết:<br />
Dạng văn bản: Các văn bản giới thiệu sản phẩm, giới thiệu di tích, thắng cảnh, <br />
nhân vật; trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học….<br />
Chú ý các phương pháp thuyết minh: <br />
+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.<br />
+ Phương pháp liệt kê.<br />
+ Phương pháp nêu ví dụ, dùng số liệu.<br />
+ Phương pháp so sánh<br />
+ Phương pháp phân loại, phân tích.<br />
Chú ý các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.<br />
+ Kết cấu theo trình tự thời gian<br />
+ Kết cấu theo trình tự không gian<br />
+ Kết cấu theo trình tự logic<br />
+ Kết cấu theo trình tự tổng hợp phân tích<br />
+ Kết cấu theo trình tự chủ yếu thứ yếu<br />
f. Phương thức hành chính công vụ: Trình bày ý muốn, quyết định, điều động, <br />
nghị định….<br />
* Cách nhận biết:<br />
Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng <br />
của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí.<br />
Dạng văn bản tồn tại: các văn bản hành chính công vụ (thông tư, chỉ thị, nghị <br />
quyết, …).<br />
2.2. Các phép lập ý – diễn ý trong đoạn văn (phương thức lập luận): <br />
a. Diễn dịch: là phương pháp trình bày ý đi từ ý khái quát suy ra ý cụ thể, từ luận <br />
điểm suy ra các luận cứ; từ một chân lí, quy luật chung mà suy ra các hệ luận, các <br />
các biểu hiện cụ thể.<br />
Đoạn diễn dịch có câu chủ đề ở đầu đoạn.<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm 20 Mai Thị Thu Hà<br />
Trường THPT Mỹ Lộc<br />
b. Quy nạp: là phương pháp trình bày ý đi từ chứng cứ cụ thể mà rút ra những nhận <br />
định tổng quát.<br />
Đoạn quy nạp có câu chủ đề ở cuối đoạn.<br />
c. Song hành: là cách lập luận trình bày ý bằng các câu có giá trị ngang nhau. Luận <br />
điểm được rút ra từ việc tổng hợp các ý của luận cứ.<br />
Đoạn song hành không có câu chốt, câu chủ đề, tất cả các câu cùng tập trung <br />
hướng tới một chủ đề chung (câu chủ đề ẩn, các câu đều là luận cứ).<br />
d. Móc xích: triển khai ý bằng cách câu sau kế thừa và phát triển ý câu trước, luận <br />
cứ của câu trước tạo tiền đề cho sự phát triển ý của câu sau và cứ như thế đến hết <br />
đoạn.<br />
e. Tổng phân hợp: là cách triển khai ý từ luận điểm suy ra các luận cứ, rồi từ các <br />
luận cứ khẳng định lại luận điểm (kết hợp diễn dịch quy nạp)<br />
Đoạn tổng – phân – hợp có hai câu chốt nằm ở đầu và cuối đoạn nhưng hai câu này <br />
không giống nhau.<br />
f. Nêu phản đề: Nêu một luận điểm giả định phân tích đến tận cùng chứng tỏ luận <br />
điểm đó sai (lật ngược vấn đề).<br />
g. So sánh:<br />
+ So sánh tương đồng(loại suy): Từ một chân lí đã biết suy ra một chân lí tư ơng tự <br />
có chung logic bên trong.<br />
+ So sánh tương phản: Là đối chiếu các mặt tương phản nhau để làm nổi bật luận <br />
điểm.<br />
h. Phân tích nhân quả:<br />
Trình bày nguyên nhân trước, chỉ ra kết quả sau.<br />
Trình bày kết quả trước, nguyên nhân sau<br />
Trình bày nhân quả liên hoàn.<br />
i. Vấn đáp: Nêu câu hỏi và trả lời hoặc người đọc trả lời.<br />
2.3. Các thao tác lập luận (TTLL).<br />
a. TTLL giải thích: Là vận dụng tri thức để cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, <br />
khái niệm một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý nghĩa của vấn đề.<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm 21 Mai Thị Thu Hà<br />
Trường THPT Mỹ Lộc<br />
Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, <br />
phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi <br />
dưỡng tâm hồn, tình cảm.<br />
Cách giải thích: <br />
+ Giải thích cơ sở: Giải thích từ ngữ, khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ<br />
+ Trên cơ sở đó giải thích toàn bộ vấn đề, chú ý nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn<br />
b. TTLL phân tích: Là cách chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi <br />
sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức và mối liên hệ bên trong của <br />
đối tượng.<br />
Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu <br />
chí, quan hệ nhất định.<br />
* Mục đích: thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa hình <br />
thức với bản chất, nội dung. Phân tích giúp nhận thức đầy đủ, sâu sắc cái giá trị <br />
hoặc cái phi giá trị của đối tượng. Riêng đối với tác phẩm văn học, phân tích là để <br />
khám phá ba giá trị của văn học: nhận thức, tư tưởng và thẩm mĩ<br />
* Yêu cầu phân tích: phải nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng để chia tách <br />
một cách hợp lí. Sau khi phân tích tìm hiểu từng bộ phận, chi tiết phải tổng hợp <br />
khái quát lại để nhận thức đối tượng đầy đủ, sâu sắc và trình bày ngắn gọn.<br />
* Cách phân tích<br />
Khám phá chức năng biểu hiện của các chi tiết.<br />
Dùng phép liên tưởng để mở rộng nội dung ý nghĩa<br />
c. TTLL chứng minh: là đưa ra những dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ <br />
một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề.<br />
Cách chứng minh:<br />
+ Đưa lí lẽ trước<br />
+ Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần phải phân tích dẫn chứng để lập luận <br />
CM thuyết phục hơn. Đôi khi phân tích trước rồi trích dẫn chứng sau.<br />
Yêu cầu: Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần <br />
chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm 22 Mai Thị Thu Hà<br />
Trường THPT Mỹ Lộc<br />
d. TTLL so sánh: là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, <br />
đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác <br />
nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm<br />
Tác dụng của so sánh là nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của <br />
đối tượng và cùng lúc hiểu biết được hai hay nhiều đối tượng.<br />
Cách so sánh: <br />
+ Trước hết là cần xác định đối tượng so sánh, từ đó tìm một đối tượng tương <br />
đồng hay tương phản, hoặc cần so sánh hai đối tượng cùng lúc.<br />
+ Chỉ ra những điểm giống nhau, điểm khác nhau giữa các đối tượng.<br />
+ Xác định giá trị cụ thể của các đối tượng.<br />
Yêu cầu: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, <br />
nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết.<br />
e. TTLL bình luận: Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề.<br />
Cách bình luận: <br />
+ Đưa ra những nhận định về đối tượng nghị luận. Thông thường, những nhận định <br />
được rút ra từ kết quả phân tích<br />
+ Trên cơ sở của những nhận định, người viết đánh giá vấn đề: <br />
Yêu cầu: nhìn nhận vấn đề toàn diện, khách quan; trình bày rõ ràng, trung thực <br />
vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác <br />
đáng. <br />
Muốn đánh giá vấn đề một cách thuyết phục thì phải có lập trường đúng <br />
đắn và nhất thiết phải có tiêu chí.<br />
Trong văn NL xã hội, thì dựa vào lập trường nhân dân và tiêu chí đạo lí...<br />
Trong văn NL văn học, thì dựa vào lập trường nhân dân, quyền con người và <br />
tiêu chí là tính khách quan của đời sống, sự tiến bộ của văn