intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn trong giờ hoạt động góc

Chia sẻ: Ngô Thị Thu Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

2.183
lượt xem
171
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với trẻ mầm non, bằng từ duy và ngôn ngữ giao tiếp với những người xung quanh, trẻ thu lượm những kinh nghiệm, kiến thức mới, kết hợp với kiến thức vốn có của trẻ để qua đó phát triển ngôn ngữ nói chung và góp phần hoàn thiện nhân cách. Mời thầy cô giáo tham khảo sáng kiến kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn trong giờ hoạt động góc để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn trong giờ hoạt động góc

  1. PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG MẦM NON HOẠ MI ********** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRONG GIỜ HOẠT ĐỘNG GÓC Giáo viên : Nguyễn Thị Vân Anh Lớp : Mẫu giáo lớp A12 Năm học: 2007 - 2008 1
  2. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Với trẻ mầm non, bằng từ duy và ngôn ngữ giao tiếp với những người xung quanh, trẻ thu lượm những kinh nghiệm, kiến thức mới, kết hợp với kiến thức vốn có của trẻ để qua đó phát triển ngôn ngữ nói chung và góp phần hoàn thiện nhân cách. Hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trường mầm non mà trẻ sử dụng ngôn ngữ giao tiếp nhiều nhất. Đây là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được giáo viên tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thoả mãn những nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi này. Vì vậy việc tổ chức tốt các hoạt động góc giúp trẻ học được rất nhiều điều, trẻ phản ánh những gì mình quan sát được ở thế giới xung quanh, qua đó kích thích sự giao tiếp của trẻ. Trong quá trình chơi giáo viên đóng vai trò rất quan trọng: là người trung gian kích thích trẻ giao tiếp và cùng trẻ nhập vào cuộc chơi, qua đó uốn nắn kịp thời kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Hoạt động góc thật sự là môi trường có nhiều cơ hội cho trẻ giao tiếp và đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, kỹ năng giao tiếp của trẻ cần hoàn thiện hơn để chuẩn bị cho môi trường mới đó là trường tiểu học. Vì hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo giúp trẻ phát triển toàn diện về ngôn ngữ, tư duy, trí tưởng tượng, óc sáng tạo của trẻ nên tôi đã chọn và đi sâu nghiên cứu đề tài: “Kinh nghiệm rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn trong giờ hoạt động góc”. 2
  3. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thuận lợi: - Phòng nhóm có diện tích rộng rãi nên việc bố trí, sắp xếp các góc hợp lý, tạo thuận lợi cho trẻ khi tham gia chơi. - Đồ dùng đồ chơi ở các góc đa dạng về chủng loại, số lượng nhiều, hình thức hấp dẫn trẻ. - Giáo viên ở lớp nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động và thực hiện đúng vai trò của mình. - Trẻ ngoan, có nề nếp trong các hoạt động, khả năng nhận thức tốt. Một số trẻ tự tin mạnh dạn trong giao tiếp. - Phụ huynh luôn quan tâm, ủng hộ các nguyên liệu để làm đồ chơi tự tạo tại các góc. 2. Khó khăn: - Có một số góc chơi thường xuyên tập trung quá nhiều trẻ tham gia nên khó khăn cho việc tổ chức và điều hành của cô. - Có những cháu quá hiếu động nên trong quá trình chơi có ảnh hưởng chưa tích cực đến tiến trình hoạt động. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Từ những thuận lợi khó khăn trên, tôi đã tiến hành khảo sát để đánh giá kỹ năng giao tiếp của trẻ ở lớp, kết quả khảo sát như sau: Có các thói quen Kỹ năng nghe Kỹ năng trao đổi Kỹ năng chia sẻ văn minh T: 6 = 12,5% T: 5 = 10,4% T: 6 = 12,5% T: 8 = 16,7% K: 20 = 41,7% K: 25 = 52% K: 20 = 37,5% K: 22 = 45,8% TB: 20 = 41,7% TB: 16 = 33,3% TB: 20 = 43,8% TB: 17 = 35,4% Y: 2 = 4,1% Y: 2 = 4,3% Y: 3 = 6,2% Y: 1 = 2,1% 1. Biện pháp 1 Xây dựng góc chơi phù hợp chủ điểm, phù hợp với nhu cầu chơi của trẻ. 1.1. Xây dựng nội dung chơi cụ thể ở các góc theo từng chủ điểm (tập trung ở các góc trẻ sử dụng kỹ năng giao tiếp nhiều). - Giáo viên cần xây dựng nội dung chơi cụ thể ở các góc theo từng chủ điểm. - Thiết kế góc, bố trí tạo không gian hợp lý ở các góc chơi. 3
  4. - Bố trí những góc ồn ào (góc xây dựng, góc gia đình) ở xa những góc yên tĩnh (góc tạo hình, góc sách - truyện). - Có ranh giới giữa các góc (sử dụng tường, các giá tủ) Có thể tận dụng mặt sau các giá đồ chơi đề treo tranh ảnh, đồ dùng tự tạo do bé làm ra để trang trí phù hợp với góc chơi. - Có lối đi rộng giữa các góc đủ rộng cho trẻ di chuyển - Đặt tên góc sao cho dễ hiểu nhưng lại hấp dẫn như: “phòng khám đa khoa”, “Siêu thị Big C”, “Tổ ấm gia đình”. - Từng thời gian hoặc sau mỗi chủ điểm, cần thay đổi cách bố trí, trang trí và hoạt động ở các góc để tạo cảm giác mới lạ hấp dẫn trẻ. 1.2. Xác định các góc và những động tác của cô để rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ. - Tại lớp có các góc chơi đó là: + Góc âm nhạc + Góc xây dựng + Góc văn học + Góc thiên nhiên + Góc phân vai (bác sĩ, gia đình, siêu thị). Tuy nhiên tôi xác định góc phân vai, âm nhạc, góc văn học, góc xây dựng là nơi trẻ sử dụng kỹ năng giao tiếp nhiều nhất, nên tôi quan tâm và thực hiện việc rèn từng kỹ năng như sau: 4
  5. * Kỹ năng nghe, hiểu: Góc âm nhạc - Chuẩn bị đầy đủ các dạo cụ, không gian để trẻ tham gia hoạt động âm nhạc: phông, sân khấu, đàn, cát sét... - Giới thiệu và cho trẻ nghe giai điệu, nhịp điệu, âm thanh từ cát sét, đàn, các bạn biểu diễn. - Sau khi trẻ lắng nghe cô đặt ra các câu hỏi: + Bạn hát bài gì? + Bài hát đó nói gì? + Bài hát đó có giai điệu như thế nào? + Góc làm quen văn học, chữ viết + Sắp xếp góc ở nơi yên tĩnh, trẻ không bị phân tán. + Ở góc chơi cô nên gợi ý trẻ luân phiên nhau đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch và khi có bạn biểu diễn thì các khán giả luôn nghe xem nội dung là gì đẻ cùng nhận xét. + Cô rèn cho trẻ cách đọc kể nối tiếp khi tham gia chơi, đó cũng là biện pháp hướng trẻ lắng nghe. 5
  6. + Cần thay đổi các hình thức nghe để trẻ bị thu hút, không nhàm chán. Tăng cường hình thức đóng kịch và hình thức này kích thích trẻ nghe rất tốt và rèn trẻ mạnh dạn tự tin. - Góc phân vai (phòng khám đa khoa) + Cô nhắc nhở trẻ: Bác sĩ muốn chữa bệnh tốt cần nghe bệnh nhân miêu tả biểu hiện, qua đó mới chẩn đoán được bệnh. + Cô kích thích, gợi mở nhu cầu và hứng thú của trẻ * Kỹ năng trao đổi - Góc siêu thị (thuộc góc phân vai) + Ngay sau khi thoả mãn chơi, cô cho trẻ xác định ở góc chơi đó, vai trò của trẻ là gì? Trẻ cần làm những gì để thực hiện đúng chức năng của người bán, người mua. + Cô hướng dẫn trẻ các cách trao đổi để trẻ thể hiện ý muốn của mình bằng hành động, lời nói, ký hiệu tượng trưng. + Cô đóng vai và có sự trao đổi trực tiếp với trẻ để trẻ thể hiện sự qua lại đó là để thoả mãn nhu cầu khi tham gia chơi. Ví dụ: Muốn mua hàng phải mặc cả, trả tiền - Người bán hàng muốn đông khách cần niềm nở, mời chào khách tận tình - Giáo viên cần là người trung gian, tạo tình huống cho trẻ giải quyết - Góc gia đình (Thuộc nhóm phân vai) + Tạo không gian hoà nhập vào vai chơi 6
  7. + Cô nhập vai, thực hiện một số thao tác để trẻ bắt chước và nhận thức về vai chơi của mình. - Góc xây dựng (lắp ghép) + Cô quan sát và thăm dò ý tưởng của trẻ, qua đó khuyến khích trẻ muốn tạo công trình đẹp cần có sự trao đổi ý kiến lẫn nhau, có sự liên kết giữa các kỹ sư xây dựng. + Gợi ý trẻ có sự trao đổi với các góc khác. * Kỹ năng chia sẻ hợp tác và ứng xử trong giao tiếp 2. Biện pháp thứ 2: Rèn kỹ năng giao tiếp của trẻ trong quá trình chơi Cần có các biện pháp khác nhau đối với trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt với trẻ có kỹ năng giao tiếp hạn chế hơn. - Cô nâng cao yêu cầu như phải biết lắng nghe, có chọn lọc, giao tiếp bằng ngôn ngữ không lời, ánh mắt, cử chỉ, hành động như ở góc “phòng khám đa khoa”, bác sĩ có thể thể hiện sự lo lắng với bệnh nhân qua ánh mắt nheo lại một chút, sự ân cần qua ánh mắt trừu mến hoặc góc “gia đình” mẹ yêu con có thể thể hiện qua những động tác vuốt ve, âu yếm... - Biết cách trao đổi gián tiếp thông qua người thứ ba. 7
  8. * Với trẻ giao tiếp hạn chế hơn - Cô kích thích trẻ nhút nhát cô có thể đặt câu hỏi như: Bác làm gì thế? Bác mua những thứ này cho ai. Hay động viên khen ngợi: Tôi biết bác kể chuyện rất giỏi, bác quả là người đầu bếp giỏi. - Cho trẻ có đủ thời gian suy nghĩ và làm được một việc gì đó ở góc, không thúc ép trẻ. 3. Biện pháp thứ 3: Nhận xét đánh gí quá trình chơi Giáo viên cần đánh giá trẻ liên tục trong khi quan sát trẻ chơi để làm được khả năng giao tiếp hiện tại của tẻ bằng cách đặt câu hỏi. - Trẻ đang thích thú, giận giữ, ghen tức hay sợ hãi? - Trẻ có sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả không? 8
  9. - Các ý tưởng của cuộc chơi có phong phú không? - Trẻ giải quyết vấn đề có tốt không? - Trẻ thu nhận được những khái niệm nào khi chơi? - Trẻ có tìm ra những điều diễn tả mới không? (cử chỉ, lời nói, điệu bộ) - Những trẻ nhút nhát có tìm ra được cách nhập vào cuộc chơi đóng kịch không? - Những trẻ quá hiếu động có chia sẻ ý tưởng và hợp tác trong khi chơi không? Sau thời gian tiến hành các biện pháp trên, thật đáng mừng kỹ năng giao tiếp của trẻ lớp tôi đã tăng rõ rệt. Kỹ năng chia sẻ Kỹ năng ứng xử Kỹ năng nghe Kỹ năng trao đổi hợp tác trong giao tiếp Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm T: 6=12,5% T: 8=16,7% T: 5=10,4% T: 9=18,8% T T: T: 10=20,9% T: 8=16,7% T: 9=18,8% K: 20=41,7% K: 30=62,4% K: 25=52% K: 30=62,4% 6=12,5% K: 25=52% K: 22=45,8% K: 27=56,2% TB: TB: 9=18,8% TB: TB: 9=18,8% K: 18=37,5% TB: TB: TB: 12=25% 20=41,7% Y: 0 16=33,3% Y: 0 TB: 13=27,1% 17=35,4% Y: 0 Y: 2=4,2% Y: 2=4,3% 21=43,8% Y: 0 Y: 1=2,1% Y: 3=6,2% IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Với kết quả trên đã rút ra bài học như sau: - Cần phải tổ chức tốt các hoạt động góc gì hoạt động vui chơi này trẻ học được rất nhiều điều, trẻ được phản ánh về thế giới xung quanh, qua đó kích thích sự giao tiếp. - Cô đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chơi của trẻ: là người trung gian kích thích trẻ giao tiếp và cùng trẻ nhập vào cuộc chơi, qua đó uốn nắn kịp thời kỹ năng giao tiếp của trẻ. - Cô là người đặt tình huống và giao nhiệm vụ để trẻ thể hiện. - Việc trang trí các góc chơi, đầu tư các trang thiết bị, phương tiện, vật liệu, đồ dùng đồ chơi sáng tạo tại các góc đóng vai trò không nhỏ trong việc rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ. - Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách cho trẻ, là sự chuẩn bị cần thiết cho trẻ vào học trường tiểu học. 9
  10. Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã thu được trong quá trình giảng dạy của mình tại trường mầm non, xin mạnh dạn trình bày trong khuôn khổ bài viết. Tôi rất mong được nhận được ý kiến đóng góp của các đồng chí lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để tôi có điều kiện được học hỏi nhiều hơn nữa trong chuyên môn nghiệp vụ. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ngày 20 tháng 02 năm 2008 Người viết Nguyễn Thị Vân Anh 10
  11. PHỤ LỤC Góc Trang thiết bị Phương tiện, vật liệu Góc xây Các giá, kệ thấp, dễ mở, - Các khối có nhiều hình dạng, kích thước dựng có đủ chỗ xếp các khối khác nhau. đồ chơi. - Các đồ chơi giao thông, xe cộ, biển báo. - Các đồ chơi hình người, con giống, thảm cỏ, cây, hoa... - Các bộ mẫu xếp hình Góc - Bàn của trẻ 4 ghế tròn - Tiền giả để chơi mua bán phân vai (đúng cỡ của trẻ). - Quần áo, đồ dùng cá nhân của người lớn - các giá mở có góc treo và trẻ được giặt sạch sẽ (nam, nữ) quần áo. - Trang phục nghề nghiệp và văn hoá khác - Gương dài. nhau. - Giường búp bê. - Điện thoại - Bếp, chạn, bát. - Đồ chơi nấu ăn, đồ dùng để ăn uống - Tủ thuốc bác sĩ. - Một số dụng cụ gia đình (kìm, búa loại nhỏ) - áo choàng và dụng cụ y tế - Chậu, khăn để tắm cho búp bê. - Búp bê, quần áo búp bê. Góc - Giá sách thấp để bày - Các loại sách cho trẻ em: sách- sách + Phục vụ chủ đề truyện - Các gối, nệm mềm + Chất lượng tốt sạch, trải thảm, chiếu, + Phù hợp với tâm lý trẻ bộ bàn ghế. + Thể hiện vai trò giới - Ghế tựa to (để trẻ có + Các loại tạp chí, báo cũ (như Hoạ mi, thể ngồi đọc sách). Nhi đồng), lịch treo tường đã dùng để trẻ có thể xem, cắt dán ảnh làm các cuốn sách 11
  12. theo chủ đề đang học, sách do trẻ tự làm. Góc Trang thiết bị Phương tiện, vật liệu Góc tạo - Bàn, ghế - Màu nước hoặc bút chì nhiều màu hình - Các giá mở, thấp để trẻ - Miếng gỗ, khay để chơi đất nặn có thể lấy được các đồ - Bát, thìa, cốc, dụng cụ đo trên giá. - Các màu cơ bản, bột màu - Giá treo sản phẩm, các - Đất nặn, giấy vẽ kẹp, dây - Các phế liệu: hộp cứng, miếng xốp, giấy - Giá vẽ gói hàng, báo, tạp chí, chai lọ nhựa... - Giấy thủ công, hồ - Vật liệu thiên nhiên: Hạt các loại, lá khô, rơm rạ, len, vải vụn, lõi ngô, vò sò ốc. - Rổ, lọ, hộp đựng bút Góc âm - Các loại nhạc cụ đơn Các băng cát sét (ghi các bài hát hoặc bản nhạc giản mua hoặc tự tạo nhạc). - Máy cát sét - Băng video phục vụ chương trình. - Đầu Oocgan - Sách bài hát, thơ - Đầu video - Giấy màu, hoa giấy hoặc hoa vải. - Quần áo, khăn, mũ biểu diễn Góc - Chậu to (để đựng - Cốc thìa đong đo. thiên nước), chậu, hộp đựng - Các thứ thu lượm như khuy áo, sỏi, vỏ nhiên - đất để trồng cây, dụng cây, vỏ sò ốc, lá cây, hoa... khoa cụ chơi khoa học. - Tranh, ảnh thiên nhiên, động vật, thực học vật trang trí. - Một số loại cây cảnh. - Dụng cụ trồng cây, tưới cây - Chậu gieo hạt (cho trẻ quan sát sự nảy mầm và lớn lên của cây). 12
  13. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2