Tài liệu giao tiếp nơi công sở
lượt xem 25
download
Có những bạn trẻ có điểm tốt nghiệp hoặc điểm trung bình cuối khóa (GPA) rất cao, nhưng họ đã không thành công khi ra đời. Một lý do khá quan trọng là họ thiếu nghệ thuật giao tiếp nơi làm việc. Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết này, một vài yếu tố chính trong giao tiếp văn phòng có thể tạo thêm uy tín hoặc gây cản trở bước đường tiến thân của chúng ta.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu giao tiếp nơi công sở
- GIAO TIẾP NƠI CÔNG SỞ Bài viết này tôi xin được phép thực hiện theo nhiều yêu cầu từ những độc giả của VietSun, họ đọc những bài viết truớc đây và đã yêu cầu tôi qua E-mail, FaceBook nên viết thêm một chủ đề g. đó để hỗ trợ cho công việc làm của họ tại văn phòng. Với tất cả chúng ta, mỗi khi chuyển nơi làm việc mới, hoặc vừa t.m được một công việc sau khi ra trường, luôn tạo cho chúng ta nhiều áp lực. Một nguời thành công trong công việc khi họ biết cách hòa đồng cùng đồng nghiệp, họ làm việc có trách nhiệm và theo đúng quy định của công ty. Có những bạn trẻ có điểm tốt nghiệp hoặc điểm trung bình cuối khóa (GPA) rất cao, nhưng họ đã không thành công khi ra đời. Một lý do khá quan trọng là họ thiếu nghệ thuật giao tiếp nơi làm việc. Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết này, tôi xin lạm bàn một vài yếu tố chính trong giao tiếp văn phòng có thể tạo thêm uy tín hoặc gây cản trở bước đường tiến thân của chúng ta. Sau đây là những điểm chúng ta nên chú .: Sử Dụng Điện Thoại Cầm Tay • Thật khó chịu khi trong văn phòng bỗng nghe tiếng điện thoại cầm tay reng những tiếng chuông kỳ lạ. Có những tiếng chuông nghe như ma hú, tiếng nói tục tĩu, hoặc tiếng nhạc dâm dật... Cần chú . để điều chỉnh tiếng chuông đúng mực, giản dị. Tốt hơn hết là trong thời gian làm việc tại văn phòng, điện thoại cầm tay nên để ở chế độ rung, không kêu. Tiếng chuông điện thoại không nghiêm túc có thể làm mất đi sự nể trọng của các đồng nghiệp. • Không nói chuyện nhiều trên điện thoại khi ở trong wash room/rest room. Người cẩn thận trong hành xử là không bi bô nói nhiều nơi phòng vệ sinh. Có những truờng hợp nhân viên nói xấu lẫn nhau trên điện thoại trong nhà vệ sinh công cộng, và phía bên kia có nguời nghe được, gây ra những hiềm khích không đáng có. • Khi xử dụng điện thoại cầm tay, nên tìm một nơi thuận tiện, tránh những nơi đông nguời. • Trước buổi họp, nên tắt ngay điện thoại. Hành động này luôn tạo cho nguời đối diện một cảm tình vì quý vị đã tỏ ra tôn trọng họ. Sử Dụng Thư Điện Tử/E-mail Ngày nay có hơn 74.9% nguời dân Canada nói riêng và trên toàn Bắc Mỹ nói chung xử dụng thư điện tử/ E- mail trong các giao tiếp (theo Statistic Canada, 2009: Internet Usage and Population Growth). Chúng ta cũng cần chú ý những điểm sau: • Thư điện tử/ E-mail giao tiếp trong văn phòng cần ngắn gọn và ghi rõ chủ đề (subject) của từng thư gởi đi. • Coi kỹ lại văn phạm và đánh vần. Nguyên tắc này áp dụng với cả thư điện tử viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Với thư viết bằng tiếng Việt, nên cài đặt chương trình đánh máy có dấu rõ ràng. • Cuối thư nên ghi rõ tên họ nguời gởi cùng chức vụ (nếu có). Một lá thư không có tên nguời gởi sẽ bị cho là thiếu lịch sự, giống như thư viết mà không có chữ k.. Chúng ta cần thận trọng điểm này. • Thư viết gởi cho cấp trên càng quan trọng hơn, quý vị nên chú ý cẩn thận bởi vì "văn là nguời", một lá thư văn phạm nghèo nàn, sai chính tả sẽ đánh mất niềm tin ở cấp trên. • Đừng đem những E-mail có tính cách truyền giáo hay dạng phát tán (chain mails) từ bên ngoài vào trong văn phòng và đừng bao giờ gởi cho các đồng nghiệp những thông tin không liên quan đến công việc. Tinh Thần Tập Thể Trong công việc hàng ngày, chúng ta nhiều lúc phải làm những dự án chung theo nhóm từ hai nguời trở lên. Nếu ứng xử không khéo, rất dễ gây ra những hiểu lầm và xích mích. • Không nên trốn tránh trách nhiệm chung và công việc đã nhận trách nhiệm. • Khi đuợc khen tặng, đừng quên nhắc đến tất cả những cộng sự cùng tham gia dự án. Thật là lố bịch khi cả nhóm cùng làm chung, nhưng khi được khen thuởng thì người đứng đầu huyên thuyên nhận những lời khen và quên rằng nếu không có những cộng sự đắc lực, họ sẽ không bao giờ thành công được như hôm nay. Than Thở Chuyện Cá Nhân, Gia Đình • Khi đem những vấn đề rắc rối của cá nhân hay gia đ.nh ra tâm sự hoặc khóc lóc với đồng nghiệp hoặc cấp trên, thoạt đầu quý vị sẽ nhận đuợc đôi lời an ủi. Nhưng nếu cứ tiếp diễn liên tục, mọi người sẽ khó chịu vì cuộc sống của ai cũng có những nỗi niềm lo lắng riêng, các đồng nghiệp không phải là những là cố vấn tâm lý để có thể lắng nghe chúng ta ngày này qua ngày khác. Nên tìm đến các chuyên gia tâm lý nếu thấy cần thiết. • Một số truờng hợp, vì thấy nhân viên đang trong tâm trạng căng thẳng chuyện cá nhân như thất tình, vợ chồng hục hặc, nên giám đốc đã không dám giao những trách nhiệm quan trọng. Điều này đồng nghĩa với việc những cơ hội thăng tiến trong công việc như tăng lương, tiến chức sẽ không đến với quý vị dễ dàng. Những Đề Tài Dễ Gây Tranh Cãi
- • Tôn giáo: Canada là quốc gia đa văn hóa, đa chủng tộc. Mỗi dân tộc theo một tôn giáo khác nhau. Hiện nay ở Canada có hầu như tất cả mọi tôn giáo. Cần tránh những lời nói xúc phạm tôn giáo khác, hoặc tự tôn tôn giáo của mình mà dè bỉu đức tin của người khác • Chinh trị: Canada hiện nay có ba chính đảng lớn là Consevative, Liberal và NDP. Green Party cũng có ghế trong quốc hội và nhiều những đảng phái khác mang những niềm tin và sứ mệnh khác nhau. Cần thận trọng tránh mang những nhận định cá nhân nhằm vào một đảng phái nào đó, bởi vì không phải ai cũng có cùng quan điểm giống mình. Thông thường, mỗi khi tới mùa tranh cử chính trị, thường xảy ra các cuộc cãi vã giữa các nhân viên làm chung trong cùng một văn phòng chỉ vì quan điểm khác nhau. • Tránh tranh cãi về một chính sách của chính phủ hay một đuờng lối vì điều này cũng dễ đưa đến cãi vã, mích lòng. Tinh thần ủng hộ hoặc không ủng hộ Hoàng Gia Anh Quốc tại Canada cũng là một đề tài chính trị dễ gây xích mích. • Cẩn thận khi nói câu chúc Happy Chinese New Year, nhất là đối với những nguời gốc Việt, gốc Hàn Quốc, Nhật Bản... Câu chúc đúng nhất là Happy Lunar New Year. Ngày nay, một câu chúc sai dễ gây ra những ngộ nhận là bị cho là kỳ thị chủng tộc. Lời chúc Merry Christmas cũng là một ví dụ tương tự khác, không phải ai cũng ăn mừng Chúa giáng sinh, chúng ta không thể đặt nhận định chủ quan của m.nh vào một ai. Kể Chuyện Cuời • Tránh những chuyện cuời có tính dung tục hoặc xúc phạm đến nguời tàn tật, văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết của một dân tộc. • Ở các môi truờng làm việc ngày nay đều có các quy định về sách nhiễu tình dục (sexual harrassment) hoặc kỳ thị (discrimination). Rất nhiều các trường hợp chỉ vì vui miệng kể những câu chuyện tục mà bị cảnh cáo về hai lĩnh vực trên, hoặc thậm chí bị đuổi việc. Ăn Uống Tại Nơi Làm Việc • Tránh mang những thức ăn quá nặng mùi vào văn phòng • Tránh ăn tại bàn làm việc, nếu chỗ làm có phòng ăn riêng th. nên ăn tại ph.ng ăn • Không nhai kẹo cao su quá ồn hoặc thổi thành bong bóng kêu lách tách • Thỉnh thoảng cũng nên tham gia những buổi ăn trưa bên ngoài cùng các đồng nghiệp để tạo thêm tình thân và hiểu nhau. • Tại các buổi tiệc do nơi làm việc tổ chức tại nhà hàng hoặc club, tư gia, quý vị nên tránh uống quá nhiều ruợu, việc uống quá nhiều ruợu có thể đánh mất sự kiềm chế. Có truờng hợp vì say ruợu mà gây gổ và đánh nhau thật đáng tiếc. Trang Phục • Tùy vào yêu cầu của công việc và tình hình chung của toàn văn phòng mà quý vị chọn cho mình một phong cách ăn mặc thật phù hợp với môi truờng chung. • Tránh ăn mặc quá hở hang hoặc quá diêm dúa tạo nên sự khác nguời. • Ngày thứ Sáu, thông thuờng các công ty có biệt lệ ăn mặc giản dị hơn các ngày trong tuần • Tránh xài nuớc hoa nặng mùi hoặc có khi phải bỏ hẳn thói quen này, nếu nơi làm việc có quy định không xử dụng mùi hương và hóa chất. (Xem thêm bài "Tìm Việc Làm: Chuẩn Bị và Tự Tin" do tôi viết đăng trên VietSun số April/ May 2010) Tránh tụ tập nói xấu đồng nghiệp, cấp trên, gây bè phái • Trong truờng hợp có người đến kể cho quý vị nghe về những điều theo họ là xấu xa từng xảy ra trong văn phòng trước đây. hái độ đúng nhất là nghe, im lặng và quan sát. Đừng hùa theo những nhận định ấy một cách vội vã. • Cần chú ý thận trọng với những nguời thích tạo ra hiềm khích và hay kéo bè phái. Trong các môi truờng làm việc nào cũng có dạng nguời này. Cần chú ý giữ một khoảng cách vừa phải. Nên nhớ những ai từng đến gặp m.nh để kể xấu một nguời đồng nghiệp thì sớm muộn gì họ cũng sẽ lôi quý vị ra để làm đề tài với nguời khác. Trên đây là một số điểm cơ bản mà trong phạm vi một bài viết ngắn chúng tôi xin đuợc phép thảo luận. Hy vọng có thể giúp ích đuợc phần nào cho các quý vị đang làm việc văn phòng, các quý vị đang tham gia các khóa huấn luyện để trở lại nghề cũ ở Canada và các bạn trẻ chuẩn bị buớc vào đời. Nghệ thuật ứng xử luôn luôn đa dạng và khác nhau. Cá nhân tôi luôn mong nhận được những góp. khác từ các độc giả. Nếu quý vị thấy những đề tài nào cần thiết trong đời sống và muốn đề nghị cá nhân tôi viết bài, xin liên lạc e- mail về VietSun Magazine. Xin chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại quý vị tại cột báo này kỳ sau. Kỹ năng giao tiếp trong công sở Với các mối quan hệ nơi công sở, thất bại trong giao tiếp thường là nguyên nhân của những bất đồng hoặc hiểu lầm giữa các đối tượng giao tiếp. Theo nhiều kết quả khảo sát, thất bại trong giao tiếp thường không phải do khác biệt văn hóa hay bất đồng ngôn ngữ. Nhiều người gặp khó khăn trong giao tiếp với
- cấp trên hoặc cấp dưới của mình, dù rằng họ nói cùng thứ tiếng và có chung một nền văn hóa. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể giao tiếp hiệu quả nếu cả hai phía đều biết lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau.Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau là một bí quyết để thành công khi giao tiếp nơi công sở. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp ở nơi làm việc: Chú ý vào "nội dung trao đổi" chứ không phải "người phát ngôn" Đôi khi, chúng ta thường bị tác động bởi định kiến về một người trước khi thực sự hiểu rõ nội dung thông tin mà người đó truyền đạt. Nếu bạn đã có thành kiến về một đồng nghiệp thì bạn thường không chịu chú ý lắng nghe thông tin mà họ chia sẻ. Bên cạnh sự yêu ghét cá nhân, chúng ta còn đánh giá người đối thoại qua điệu bộ, cử chỉ, thái độ và thậm chí là dung mạo của họ khi nói chuyện. Vì tất cả những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến việc bạn có chấp nhận thông tin của họ hay không nên bạn cần tự nhắc nhở rằng "quan trọng là họ nói gì chứ không phải họ là ai"! "Tại sao" chứ không chỉ là "cái gì"? Một khi đã nắm được nội dung thông tin, bạn cần suy nghĩ và tìm hiểu vì sao người ta trao đổi vấn đề đó với bạn. Ví dụ: sếp bạn ra thông báo kể từ đầu năm nay, công ty áp dụng giờ làm việc buổi sáng bắt đầu từ 8 giờ đến 9 giờ và không quá 9 giờ. Nếu chỉ chăm chăm vào nội dung thông tin, bạn có thể sẽ cảm thấy không thoải mái. Nhưng nếu tự đặt câu hỏi "tại sao" bạn sẽ hiểu thêm và thấy được lợi ích của quy định này. Giờ làm việc như vậy sẽ giúp bạn linh động về thời gian làm việc hơn và thử nghĩ xem, lỡ có bị kẹt xe thì bạn cũng sẽ tránh được việc đi làm trễ giờ. Lắng nghe rồi mới đánh giá Tất cả chúng ta đều biết mình nên tìm cách hiểu đúng quan điểm của người phát ngôn trước khi đánh giá quan điểm của họ. Bạn có thể chờ đến khi kết thúc cuộc trò chuyện rồi mới đánh giá nếu không cần thiết phải đưa ra quyết định ngay lập tức. Đừng vội đánh giá, quyết định hay đưa ra kết luận khi chúng ta chưa chắc chắn về những điều đã nghe. Không nhất thiết phải là trao đổi trực tiếp, viết cũng được Sẽ rất khó giao tiếp với những người hơi nhạy cảm hoặc những người khó có thể tập trung lắng nghe từ đầu đến cuối. Vì vậy, bạn nên viết thư hoặc để lại tin nhắn cho họ trước khi muốn trực tiếp trao đổi. Ngoài ra, những người gặp khó khăn khi phải diễn đạt bằng lời nói cũng có thể sử dụng cách này để giao tiếp hiệu quả hơn. Thông tin đơn giản và dễ hiểu Nghĩa là bạn nên sử dụng những cách diễn đạt đơn giản; dùng từ ngữ dễ hiểu, đơn nghĩa, chính xác để người nghe dễ dàng nắm bắt được nội dung thông tin. Những từ ngữ lạ, chuyên biệt hoặc lối nói khách sáo chỉ làm tăng thêm khoảng cách giữa bạn và người đối thoại và khó đạt được hiệu quả giao tiếp. Tiếp nhận phản hồi Việc chuyển tải nội dung thông tin chỉ là bước đầu tiên trong quá trình giao tiếp. Cả người nói và người nghe đều cần khuyến khích người kia phản hồi. Phản hồi giúp bạn biết được người đối tho ại có thực sự nắm bắt được vấn đề đang trao đổi hay không, có hiểu đúng hay không. Từ đó bạn sẽ khẳng định lại những thông tin chưa được hiểu đúng, tránh việc thực thi sai hoặc hiểu lầm. Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau Bất cứ ai, nếu giao tiếp với tinh thần tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau đều thấy rõ ràng hiệu quả giao tiếp sẽ tốt hơn. Với niềm tin và sự tôn trọng, bạn trao đổi cởi mở hơn và thẳng thắn hơn. Do vậy, cuộc hội thoại giữa bạn và đối tác sẽ mang tính tương tác nhiều hơn và tất nhiên sẽ hiệu quả hơn. Bí quyết để nói chuyện với người mình không thích Chúng ta thường có thói quen nói chuyện với người mình thích và cảm thấy vô cùng khó chịu, ngột ngạt nếu phải “tiếp chuyện” với một người mà mình không ưa? 1. Hợp tác vui vẻ Dường như để tạo dựng bất kỳ một mối quan hệ nào cũng cần sự đồng thuận từ hai phía! Nếu chỉ mình bạn hoặc họ cố gắng để hợp tác thì không bao giờ bạn đạt được mục đích của cuộc nói chuyện đó! Vậy nên trước khi nói chuyện với họ bạn hãy bỏ qua những định kiến, những suy nghĩ không tốt về người đó! Có như vậy, bạn mới hợp tác vui vẻ được! Thay vì dồn hết tâm trí suy nghĩ nên đối phó với người kia ra sao trong cuộc gặp gỡ, về những câu nói của họ, ánh nhìn và những cái bắt tay thì bạn nên lập cho mình bản kế hoạch đầy đủ và cụ thể cho buổi
- nói chuyện! Khi dồn tâm trí sang một góc nhìn mới bạn sẽ không còn bị những định kiến choán hết tâm trí của mình! Rất khó để nói chuyện với người không thích, nhưng đừng vì định kiến, cái nhìn riêng của bạn làm cho mối quan hệ trở nên tồi tệ hơn! Bạn không cần phải thích họ, chỉ cần vui vẻ nói chuyện với họ là được! 2.Hãy tôn trọng người khác như tôn trọng chính mình Chắc bạn không muốn bị những người kia coi thường phải không? Nếu ngay đến cả cảm xúc của mình bạn cũng không làm chủ đươc thì làm sao bạn có thể vượt qua được những thử thách lớn hơn! Không ai trong chúng ta có thể lựa chọn hoàn cảnh mình gặp phải nhưng ai cũng có thể lựa chọn cách đối phó với hoàn cảnh đó! Vậy nên, trước khi tỏ thái độ khó chịu với một người nào đó, bạn hãy nghĩ nếu là mình, bạn cảm thấy thế nào khi họ xử sự với bạn như thế! Đừng bao giờ nghĩ rằng: không thích thì thế nào cũng được! Hãy giữ cho mình chút tự trọng cuối cùng, đừng để người khác nhìn bạn với ánh mắt khó chịu và tức giận! Bởi việc gì cũng có giới hạn của nó, nếu họ tôn trọng bạn thì bạn đừng dội gạo nước lạnh lên đầu họ, bởi chúng ta sống còn có trước có sau! Và nếu một ai đó diễu cợt bạn, thì bạn hãy tôn trọng chính mình và chứng minh cho họ thấy bạn khác họ!.Hãy mỉm cười với những ai nói chuyện với bạn, bởi đó là cách nhanh nhất để tạo ra sự thân thiện và vui vẻ cho những cuộc gặp gỡ! 3.Nếu không nói được những lời tốt đẹp thì đừng nói gì cả! Đôi lúc dù không cố ý, chúng ta làm người khác tổn thương vì những câu nói của mình! Đã bao giờ bạn bị những người xung quanh kêu gọi im lặng chưa? Đó là lúc lời nói của bạn đi quá giới hạn cho phép! Nó khiến ai đó bị tổn thương! Vậy nên nếu không nói được những lời tốt đẹp thì đừng gieo tổn thương cho nhau! Hãy im lặng và kết thúc cuộc nói chuyện dù nó không đạt được mục đích. Đừng cố gắng thỏa mãn cảm xúc của mình mà cố nói hết những gì bạn nghĩ! Làm như thế chỉ khiến bạn và người đó xa cách hơn mà thôi! Cuộc sống luôn ẩn chứa những điều thú vị, những người chúng ta không thích có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và không phải bao giờ chúng ta cũng sẵn sàng để đối mặt! Vậy nên, hãy luyện cho mình thái độ điềm tĩnh, khách quan khi tiếp xúc với những người xung quanh để một khi đối mặt với những người bạn không thích, bạn sẽ dễ dàng thích nghi được với họ! Những hành vi, cử chỉ cần tránh khi giao tiếp 1.“Khoa chân múa tay” không ngừng Nói cùng với hành động của tay là điều tự nhiên và đôi khi nó thể hiện sự nhiệt tình, hứng khởi. Tuy nhiên, nó có thể mang lại hiệu ứng ngược nếu bạn quá lạm dụng và không làm đúng cách. “Cử chỉ của tay chỉ nên giới hạn trong khung cơ thể. Nếu tay bạn vươn quá ngang vai, người nghe sẽ nghĩ rằng bạn đang mất bình tĩnh”. Ngoài ra, tay vận động không ngừng cũng khiến người nghe bị xao nhãng. 5 hành vi cử chỉ cần tránh khi giao tiếp 2.Chạm tay lên mặt Bạn nên tránh chạm tay xung quanh mặt: “Người ta cho rằng chạm tay lên mặt đồng nghĩa với việc bạn đang che giấu điều gì đó. Nhiều người tin vào điều này, vì thế bạn nên chú ý”. (Cho dù bạn không tin, nhưng người khác tin như vậy thì sao, bởi đó là quyền của họ!). Ngoài ra, hãy nhìn thẳng vào mắt người đối diện thay vì nhìn vào môi vì hành động đó có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái. 3.Tư thế ngồi cứng nhắc Ngồi thẳng là tư thế đúng nhưng bạn cũng không nên quá cứng nhắc, ngồi nghiêm và quá thẳng. Hãy thoải mái nếu bạn không muốn bị mang tiếng là người cứng nhắc và bảo thủ. Để biết mình có ngồi đúng tư thế hay không, hãy chụp lại ảnh, từ đó có điều chỉnh thích hợp. Ngoài ra, tư thế, dáng vẻ tùy thuộc vào trang phục cũng là vấn đề đáng quan tâm. 4.Khoanh tay
- Khoanh tay trước ngực là hành động thể hiện sự kiêu căng và bất lịch sự. Còn khoanh tay trên bàn lại là tư thế thụ động và thiếu tự tin. “Học theo những người có sức lôi cuốn, bạn nên đặt tay một cách thoải mái ở trên bàn và để người khác có thể nhìn thấy chúng”, các chuyên gia đưa ra lời khuyên. - Bạn cũng nên hơi hướng người về phía trước một chút để thể hiện rằng mình thực sự chú ý và quan tâm tới những gì người khác nói. Ngược lại, khoanh tay thể hiện sự “thủ thế”, nghi ngại và không có hứng thú. (Bạn cũng có thể dựa vào tư thế này của họ để biết mình có được sự cảm tình (hài lòng) từ họ hay không). - “Nếu họ ngả người ra phía sau hay khoanh tay và tựa vào ghế, bạn nên cân nhắc lại câu chuyện của mình và giải thích thêm về vấn đề đó”. 5.Phán đoán tâm lý qua ánh mắt Ngoài ngôn ngữ cử chỉ, bạn có thể dựa vào ánh mắt để phán đoán tâm lý của người giao tiếp với bạn. Từ đó bạn sẽ biết mình có đang đi đúng hướng hay không để có thể điều chỉnh chính mình và đạt được kết quả như ý. - Dấu hiệu tích cực khi ánh mắt nhìn trực tiếp vào mắt bạn: Liên lạc qua ánh mắt là một dấu hiệu tốt. Nó cho thấy bạn đã tạo sự kết nối và vẫn tiếp tục thu hút được sự chú ý; - Nháy mắt đồng bộ với bạn: Đây cũng là biểu hiện của sự tương tác tích cực. Khi có cảm tình với bạn, họ sẽ nháy mắt chậm và thậm chí theo nhịp cùng với những cái nháy mắt của bạn; - Nghiêng đầu và nhìn sang bên cạnh, nhìn sang bên phải và xuống dưới: có nghĩa là anh/ cô ấy thật sự lắng nghe những gì bạn nói. (Có thể bạn nói điều gì đó thú vị khiến họ phải suy nghĩ về nhận xét của bạn). - Dấu hiệu cho thấy quan hệ giao tiếp đang đi chệch hướng nếu ánh mắt của họ hướng lên trên: Ánh mắt hướng lên trên cho thấy họ đang tìm cách che giấu một sự thật nào đó (như thất vọng về điều bạn vừa nói chẳng hạn); - Liếc về một phía: Nếu người nghe có dấu hiệu này tức là lời bạn vừa nói không làm họ hài lòng (có thể họ đang cảm thấy khó chịu); - Liên lạc qua ánh mắt căng thẳng và lâu (đôi khi họ thở dài): Đó là do họ cảm thấy buồn tẻ và mệt mỏi trước những phát biểu của bạn. Liên lạc qua ánh mắt là sự tương tác hai chiều trong giao tiếp, và người khác cũng có thể đọc được suy nghĩ, đoán được tâm lý của bạn. Nếu trong đầu bạn nghĩ rằng: “Cuộc nói chuyện này thật tẻ nhạt, mình muốn nhanh chóng kết thúc cho rồi!”, - nó có thể biểu hiện qua ánh mắt của chính bạn và họ cũng sẽ thấy được. Do đó, hãy nhận biết để lưu ý về những suy nghĩ của mình và bạn nên cẩn trọng các hành vi cử chỉ khi giao tiếp để tránh bị hiểu lầm. Bất mí tuyệt chiêu tạo thiên cảm trang giao tiếp Tạo thiện cảm trong giao tiếp, nhất là lúc sơ giao, là điều không phải ai cũng dễ dàng làm được. Nhỏ thôi, có khi đó là quần áo bạn mặc, khi đó là nụ cười, nhưng bạn có thể nhận được bao điều tốt đẹp, hoặc có thể mất cả một hợp đồng làm ăn! Bạn có luôn chuẩn bị chu đáo trước khi gặp ai đó? Bạn có để ý đến trang phục, trang sức hay nước hoa của mình? "Trang phục là thông điệp không lời, cách bạn mặc cũng là cách để bạn chuyển tải thông tin", hoa hậu Ngọc Khánh chia sẻ. Quả thật, một bộ trang phục có giá trị không hẳn lúc nào cũng thích hợp và tôn lên bạn là ai! Đến một buổi xin việc trong vị trí tuyển dụng là nhân viên văn phòng, bạn lại mặc quần jeans đánh bạc, áo pull; hay đến gặp đối tác là một chuyên gia thời trang trong một quán cà phê trẻ trung, bạn lại "kín cổng cao tường" trong bộ sơ mi tuềnh toàng và cổ điển..., thì có thể bạn đã mất điểm từ cái nhìn đầu tiên của những người mà bạn sắp giao tiếp. Hay trang sức quá cồng kềnh, hoặc không hợp tuổi? Nước hoa thì quá nặng mùi, mà bạn không biết chắc người gặp mình có bị chứng dị ứng với những loại mùi hương hay không!... Một "nghệ thuật" rất quan trọng để đem đến thiện cảm trong giao tiếp chính là ngôn ngữ của bạn. Câu nói của ông bà ta "Chim khôn hót tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe"... xem chừng không bao giờ sai. Một giọng nói nhẹ nhàng, thanh tao; lên giọng, xuống giọng đúng lúc sẽ luôn dễ dàng đi vào lòng người hơn đó là những nói oang oang một cách không ý thức. Một cán bộ nhân sự ngân hàng Vietcombank bộc bạch: "Tôi rất bức xúc khi thấy không ít bạn SV thực tập, hoặc SV mới ra trường, dù đã được huấn luyện trước, nhưng hình như không có ý thức mở một nụ cười và lời chào thân thiện khi gặp những đồng nghiệp đi trước trong cơ quan.
- Tôi nghĩ nhà trường phổ thông hoặc giảng đường ĐH cần có hình thức giáo dục những kỹ năng sống này cho các bạn trẻ ấy, bởi đó là những điều quan trọng trong cuộc sống và làm người khác có thể yêu hay ghét bạn dù chưa nói với nhau lời nào"... Để ghi điểm, bạn còn phải ghi nhớ những chuyện tưởng chừng như nhỏ mà không nhỏ: tên gọi của người đang trò chuyện với bạn. Lần sau khi gặp lại, bạn có thể quên nhưng hãy khéo léo xin lỗi họ là bạn quên, thay vì gọi họ bằng những danh xưng "cô ấy ơi", "chị ấy ơi"... trong khi tuổi tác và vai vế của bạn không cho phép. Ngoài ra, nếu ghi nhớ về sở thích của họ thì càng tốt cho bạn, sẽ giúp bạn dễ chiếm cảm tình của họ hơn. Và cả lời khen, bạn có "tiết kiệm" lời khen không? Một lời khen cho vợ, cho chồng, cho con và rộng hơn đó là đồng nghiệp... - bạn có thường xuyên gửi đến họ đúng cách, đúng lúc, hay bạn cho đó không là chuyện quan trọng. Lắng nghe cũng là một nghệ thuật, từ ánh mắt đến tư thế của bạn. Bạn hãy tập cho mình một cách lắng nghe đúng mực, đôi mắt không quá "dán sát" vào người đang nói, hoặc lại không có sự tập trung; những cái gật đầu nhè nhẹ khi đang nghe người khác nói cũng sẽ giúp mọi người đánh giá cao bạn. Quan tr ọng, bạn cũng nên ghi nhớ: Nói thật ít và lắng nghe thật nhiều... Giao tiếp là một hoạt động mà bạn phải đối mặt thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi, từ đơn giản đến phức tạp, từ với một người đến đám đông. Để hoàn thiện, bạn cần cả một quá trình và đôi lúc cần được học bài bản. Bởi có được sự thiện cảm trong giao tiếp, bạn sẽ dễ dàng thực hiện được nhiều điều bạn mong muốn... Khắc phục những ấn tượng không tốt trong mắt đồng nghiệp Bất kỳ ai cũng muốn để lại ấn tượng ban đầu tốt trong mắt đồng nghiệp. Tuy nhiên, đôi khi dù bạn đã cố gắng, bạn vẫn để lại ấn tượng xấu trong lần gặp đầu tiên. Và điều tồi tệ nhất là khi bạn không làm gì để khắc phục điều đó. Có 3 nguyên nhân khiến bạn gây ấn tượng xấu trong mắt đồng nghiệp: Thứ nhất, là do những bất đồng về tính cách ngay từ lần gặp đầu tiên, và có những điều về bạn mà đồng nghiệp không thích. Thứ 2 là do bạn lỡ lời gây tổn thương đến đồng nghiệp. Và thứ 3 là những cư xử không hay của bạn như đến muộn, xử sự không hay trên điện thoại hay trong bữa ăn. Dù với lý do nào, khi bạn đã gây ấn tượng ban đầu không tốt, điều tồi tệ nhất là bạn không làm gì cả. Hậu quả sẽ còn tồi tệ hơn khi đồng nghiệp đó kể với những người khác về điều bạn đã làm. Điều này sẽ gây tác động xấu đến công việc của bạn. Dưới đây là 5 bước giúp bạn khắc phục được ấn tượng xấu đó. 1. Thừa nhận lỗi sai Hãy cố gắng để đưa quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp đó tiến lên mức tốt hơn bằng cách mời họ đi ăn tối, tặng họ vé xem phim, xem bóng đá hoặc làm những gì mà bạn biết rằng họ sẽ thấy cảm kích. Hãy thẳng thắn thừa nhận lỗi sai của mình và nói đến lỗi sai đó một cách cởi mở. Nếu như trong lần gặp đầu tiên, bạn đã nói gì điều gì đó không nên nói, thì hãy xin lỗi còn nếu bạn đã cư xử không hay thì hãy để cho đồng nghiệp đó thấy là bạn đã ý thức được việc mình đã làm. 2. Xử lý nhanh nhạy Hãy ngay lập tức làm mọi thứ có thể để cải thiện tình hình. Nếu bạn đã lỡ lời thì ngay lập tức diễn đạt lại ý đó. Còn nếu như trong bữa ăn, bạn vô ý làm đổ ly nước ra bàn, thì bạn cần đến trợ giúp người phục vụ trong việc lau dọn. Tất nhiên, trong một số trường hợp, bạn không thể cải thiện được tình hình. Khi đó, hãy thể hiện sự sẵn sàng để cải thiện tình hình nếu có thể. 3. Cố gắng sửa chữa Tùy thuộc vào tính nghiêm trọng của vấn đề, bạn nên có những các xử trí khác nhau. Ví dụ, khi bạn đến muộn 10 phút hoặc quên cuộc hẹn, hãy xin lỗi và đưa ra lý do hợp lý. Lời xin lỗi có thể nói trực tiếp, qua thư hay thông qua một món quà nhỏ. Và trong những tình huống như thế này, sự hài hước là có thể sẽ đem lại hiệu quả. Nếu có thể, hãy giúp họ nhìn nhận tình hình theo hướng tích cực. 4. Cố gắng đưa mối quan hệ trở lại mức bình thường Những cố gắng sửa sai của bạn sẽ dần dần giúp chuyển từ mối quan hệ xấu trở thành mức bình thường. Bởi hầu hết mọi người đều sẵn sàng tha thứ và làm lại từ đầu. 5. Nâng mức quan hệ lên mức tốt hơn
- Hãy cố gắng để đưa quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp đó tiến lên mức tốt hơn bằng cách mời họ đi ăn tối, tặng họ vé xem phim, xem bóng đá hoặc làm những gì mà bạn biết rằng họ sẽ thấy cảm kích. Điều cuối cùng bạn cần chú ý là khi gây ra ấn tượng xấu, đừng bao giờ bào chữa cho những điều mình đã làm. Bí quyết xóa bỏ rụt rè trong giao tiếp Sự rụt rè có thể gây nên nỗi lo âu cho một số bạn khi giao tiếp với những người mới quen. Bài viết sau đây sẽ đưa ra những thông tin bổ ích giúp cho bạn không còn mắc cỡ và bẽn lẽn nữa. Bạn hay ngại ngùng và e thẹn? Đó chính là bạn thiếu lòng tin vào bản thân mình. Để hết nhút nhát bạn cần xem lại những đặc điểm tính cách của mình, xem mình có thể làm được gì và không thể làm gì; nắm bắt những ưu điểm lẫn khuyết điểm và học cách chấp nhận mình như bạn vốn có. Trước khi bạn cảm thấy tự tin khi gặp gỡ những con người mới và bắt đầu bất kì mối quan hệ nào, cho dù đấy là mối quan hệ riêng tư hay công việc, bạn phải có được sự tự tin ở mức độ nào đó ở chính mình. Sự tự tin ấy có ở trong mỗi con người và nó chỉ cần một sự giúp đỡ nho nhỏ từ bạn để có dịp được thể hiện ra mà thôi. Nỗi sợ hãi lại là một "thủ phạm" khác làm chúng ta không thể tự do trò chuyện cởi mở với người lạ. Bạn sợ vì mình sẽ trông ngớ ngẩn và bị quê? Thế là bạn đã nhấn một nút "STOP" cho câu chuyện chưa kịp bắt đầu ngay từ câu nói đầu tiên rôì đó! Cách duy nhất để chiến thắng nỗi sợ hãi là hãy làm chính điều bạn đang sợ và kiên trì làm điều đó. Khi gặp những người bạn mới, hãy tỏ ra thoải mái, mở rộng lòng mình, đừng tự cho mình là "trung tâm của vũ trụ". Hãy nói những điều mà người nghe thấy thích thú. Không ai muốn nói chuyện suốt cả buổi chỉ về một người, đặc biệt cố gắng đừng nên quá khoe khoang, khoác lác hay là thần tượng hóa bản thân mình. Nếu bạn làm vậy, chỉ khiến mọi người càng tránh xa bạn mà thôi. Họ có thể ghé qua và lắng nghe bạn, nhưng chỉ vì họ không muốn mình bị cho là thô lỗ, hoặc bất lịch sự. Và thế là bạn tạo ấn tượng xấu ngay từ lần đầu tiên! Xoá bỏ sự rụt rè trong giao tiếp Nếu như người khác đang nói, hãy tỏ ra là bạn quan tâm đến vấn đề họ đang trình bày, dù cho bạn ngượng ngùng, không có nghiã bạn phải sử xự thiếu tế nhị. Hãy tôn trọng người khác giống như những gì bạn mong muốn nhận lại từ họ! Hãy lắng nghe và bày tỏ sự quan tâm thật chân thành! Nếu như bạn được hỏi ý kiến, hãy đưa ra lời đánh giá trung thực. Nếu đó là lời phê bình, hãy cư xử một cách khéo léo chứ đừng nên chỉ có chỉ trích, dè bỉu, hoặc phàn nàn. Bạn biết đấy, con người thường không thích nghe rằng mình đã sai hoặc cách làm của mình không thỏa đáng. Hãy nhớ rằng ý kiến của bạn là những điều bạn nghĩ, không phải là những lời khuyên cứng nhắc đế ép buộc người khác. Bạn có biết những người bạn đang nói chuyện có thể cũng cảm thấy e ngại? Vì vậy, đây là một vấn đề thường gặp đối với cả hai phía vào cùng một thời điểm. Giao lưu, gặp gỡ những con người mới và chiến thắng nỗi nhút nhát là một quá trình chỉ cần bạn bước ra ngoài và trò chuyện. Tin chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy bạn cũng thân thiện và có thể làm quen nhiều ngươì bạn mới. Những kỹ năng cần có khi giao tiếp Nếu bạn đang cảm thấy chán nản, hãy suy nghĩ về những điều tích cực như ngày cưới của bạn, một trong những sự kiện quan trọng xảy ra trong thời thơ ấu của bạn hoặc của con bạn, cú đánh golf tuyệt vời nhất mà bạn đã thực hiện,… hoặc thậm chí hãy nghĩ xem bạn trông tuyệt vời thế nào trong chiếc quần jeans yêu thích. Điều tiết tâm trạng Để có niềm vui, trước hết bạn phải là người vui vẻ. Sẽ có những lúc bạn mệt mỏi mà chẳng muốn cười tẹo nào, nhưng chắc chắn bạn biết cách “làm giả” nụ cười. Điều kỳ cục là: những nghiên cứu khoa học chứng minh rằng việc bạn dù chỉ là giả tạo để có một nụ cười thực sự có thể gợi lên cảm giác muốn cười. Cười hay ngáp đều có tính chất lan truyền, vì vậy bạn cứ thoái mái mà cười. Vậy nếu bạn đang cảm thấy chán nản, hãy suy nghĩ về những điều tích cực như ngày cưới của bạn, một trong những sự kiện quan trọng xảy ra trong thời thơ ấu của bạn hoặc của con bạn, cú đánh golf tuyệt vời nhất mà bạn đã thực hiện,… hoặc thậm chí hãy nghĩ xem bạn trông tuyệt vời thế nào trong chiếc quần jeans yêu thích.
- Tóm lại, bất cứ khi nào bạn bắt đầu với những suy nghĩ tiêu cực, hãy lái suy nghĩ của bạn vào th ị trấn hạnh phúc với những ký ức ngọt ngào. Và đừng quên, màu sắc cũng ảnh hưởng tới tâm trạng đấy. Những màu sắc sặc sỡ sẽ tốt hơn là những màu đen, xám, nâu. Tạo ra kỉ niệm Nếu bạn cảm thấy lạc lõng trong bữa tiệc, hãy “nấp” sau chiếc máy ảnh. Chụp ảnh là cách nhanh nhất phá tan sự ngượng ngùng trong giao tiếp. Với máy ảnh kỹ thuật số, bạn sẽ có hàng tỉ cơ hội “chộp” được những bức ảnh tuyệt vời. Mấu chốt là hãy hô hào mọi người lại gần nhau và hãy chụp những bức ảnh bất kỳ. Điều thú vị nằm ở lúc bạn upload ảnh. Điều quan trọng là hãy chia sẻ những bức ảnh bạn đã chụp qua những mạng chia sẻ như Flickr, Picasa hay Shutterfly. Đây là cơ hội bạn nhận được những phản hồi, chia sẻ của những người bạn quen trong bữa tiệc. Giới thiệu bản thân Khi ở chỗ đông người mà bạn không quen biết ai cả, hãy giải quyết sự cô độc bằng cách cổ điển: bước về phía một người nào đó, đưa tay ra, mỉm cười và nói “Xin chào, tôi là …, rất vui được làm quen với bạn.” Tảng băng trong giao tiếp sẽ được phá vỡ. Những kỹ năng giao tiếp xã hội cần có Biết cách “chơi” Hãy chơi một trò chơi xã hội nào đó chỉ để cho vui. Các ông bố, bà mẹ thường khuyên con mình nên học chơi một loại nhạc cụ hay môn thể thao nào đó. Thắng, thua không phải việc quan trọng mà điều quan trọng là những thú vui này giúp con người hòa nhập với xã hội, chia sẻ với bạn bè, tạo dựng nền tảng cho quan hệ cộng đồng và thiết lập mối quan hệ cá nhân. Đôi khi hãy là đôi tai, đừng là cái miệng Con người ai cũng yêu âm sắc giọng nói của mình. Tuy nhiên, nhiều lúc, bạn bè cần ta để chỉ lắng nghe mà thôi. Trong những tình huống cần thiết, các cuộc hội thoại sẽ tập trung vào những lời khuyên, cách gỡ rối hay là cuộc tìm kiếm trong tâm hồn. Nhưng cũng có lúc, điều bạn cần ta là một đôi tai cực to trong cả tiếng đồng hồ. Những chuyên gia trong lĩnh vực nhân học gọi trường hợp này là “sự lắng nghe tích cực”. Hãy là người tích cực trong những tình huống cần thiết, vì nhiều khi, chính bạn là người cần được người khác lắng nghe. Chia sẻ hạnh phúc Có những điều tưởng chừng rất bình thường đối với bạn nhưng lại quý giá đối với người khác. Hãy bắt đầu bằng những lời khen. Sau đó, hãy nhớ rằng những món quà nhỏ nhắn trong các dịp đặc biệt như sinh nhật, thăm bệnh rất có ý nghĩa. Hãy đừng quên tặng quà với những ý tưởng tặng mới lạ, đáng nhớ. Tham gia vào trào lưu Số Ngày nay, không một cư dân mạng nào có thể phủ nhận sự kết nối tuyệt vời của những mạng xã hội như Facebook bởi chúng là cách mà rất nhiều người dùng để chia sẻ những thông tin cá nhân. Với mạng xã hội, bạn sẽ nhanh chóng và dễ dàng cập nhật những thông tin về người thân, bạn cũ và những gì đang xảy ra trên thế giới này. Đừng quên nói cảm ơn Cách cổ điển để nói cảm ơn là bạn viết một lá thư tay cảm ơn. Tuy nhiên, nếu công việc quá bận rộn và việc thư tay tốn thời gian để gửi, hãy gọi điện hoặc viết e-mail để cảm ơn trước khi quá muộn. Khi viết e-mail cảm ơn, đừng quên đề cập đến lý do bạn không thể viết thư tay. Nếu viết e-mail cảm ơn bữa tối bạn đã được mời đến thì đừng quên kể lại một sự kiện đáng nhớ của bữa tối hôm đó, bày tỏ sự ngưỡng mộ với món tráng miệng hoặc món ăn nào đó mà bạn được mời cũng như sự nhiệt thành của chủ nhà, gửi kèm một bức ảnh bạn đã chụp sẽ càng tuyệt vời hơn. Mục đích của thư cảm ơn là khiến người nhận cảm thấy sự biết ơn của bạn. Vì thế, hãy cảm ơn theo cách mà bạn có thể bày tỏ sự biết ơn của mình. Tạo ấn tượng tốt khi trò chuyện Khi mỉm cười trong lúc trò chuyện, bạn sẽ tạo được nơi người đối diện cảm giác thân ái, c ởi m ở và và sẵn lòng giao tiếp. Tuy nhiên, dù là đứng hay ngồi, sẽ là khôn ngoan hơn nếu như bạn xoay người trực diện với người cùng trò chuyện. Quay lưng hoặc nhìn nghiêng chỗ khác là dấu hiệu cho thấy bạn sẵn sàng ra đi ngay khi có cơ hội, và người khác sẽ không có ấn tượng tốt về bạn. Hơi nghiêng người về phía trước là một "kỹ thuật mềm mại" và hữu dụng. Nó đưa ra thông điệp sau đây: "Tôi rất quan tâm những điều bạn đang nói với tôi". Kỹ thuật này có thể tăng phần hữu ích, nếu như bạn muốn người đối diện nhắc lại những điều họ vừa nói xong. Thế nhưng, sau khi đã áp dụng hết tất cả những "kỹ thuật mềm dịu" lẫn nụ cười thân ái rồi, mà tại sao người đối diện vẫn tỏ ra "đóng băng" trước bạn? Trước tiên, hãy kiểm tra lại bạn có đứng quá gần họ
- không? Ai cũng cần một không gian cá nhân. Hãy lui về sau, chừa một khoảng cách độ ba bước chân với họ, và duy trì giao tiếp qua ánh mắt trong lúc trò chuyện. Nếu chẳng còn gì để nói, hãy thử áp dụng một trong những chiến thuật dễ nhất là "vuốt đuôi" - tức là nhắc lại một vài từ cuối câu nói của người khác, để cho thấy là bạn đang quan tâm sát sao đến đâu. Chẳng hạn như khi có người nói với bạn: "Khó khăn lắm tôi mới đến được đây. Xe của tôi bị hỏng nặng!", thì bạn có thể nhắc lại: "Xe của bạn bị hỏng nặng ư?". Động tác này thường khuyến khích họ cung cấp thêm nhiều thông tin về đề tài. Một số người - đặc biệt là những người sống tự nhiên, thoải mái – có khuynh hướng hay chạm vào người khác trong lúc trò chuyện, để chứng tỏ mối quan tâm của mình, đặc biệt là khi người khác tỏ ra buồn bã hay hoang mang. Tuy nhiên, đây có thể là một sai lầm. tiếp xúc do và chạm - ngoại trừ lần bắt tay đầu tiên mà bạn có thể là người chìa tay ra trước – nên được tránh tối đa. Chuyên gia tâm lý Gay Gooer giải thích: "Va chạm vào cơ thể người khác sẽ đóng lại mọi tiếp xúc, bởi vì bạn đang xâm lấn vào không gian cá nhân của họ. Nếu họ là người sống hướng nội, nhút nhát, thì bạn có thể đã xóa bỏ hết tác động của những gì mình vừa nói với họ. Bạn có thể bị hiểu lầm theo nghĩa tiêu cực". Tạo ấn tượng tốt khi trò chuyện Khi trò chuyện, người ta thường có khuynh hướng cao giọng, đặc biệt là khi nóng nảy, bồn chồn, lo sợ. Không ai có thể nghe những âm thanh ấy được lâu mà không cảm thấy bực bội. để hạ giọng xuống và cải thiện ngữ điệu cũng như độ biến thiên của tình tiết, bạn hãy tập thở từ cơ hoành, hít sâu và dài hơi. Bạn sẽ bớt căng thẳng và diễn đạt tư tưởng tốt hơn. Trong lúc người khác nói, hãy áp dụng "kỹ thuật mềm dịu" cuối cùng là gật đầu. Đấy không những là sự diễn đạt cởi mở, rằng bạn đang nghe, mà còn là bạn đang hiểu những gì người khác nói. Nếu vừa gật đầu vừa nhoẻn miệng cười thân ái, tức là bạn đã đồng ý! Thậm chí, bạn còn có thể dùng kỹ thuật này nếu như bạn là người đang nói. Hãy gật đầu trong lúc đặt câu hỏi: "Mình nghĩ rằng điều này rất quan trọng, cậu có đồng ý không nào?". Thông thường thì người khác sẽ gật đầu theo, và mở ra kênh giao tiếp giữa hai người. Để bảo đảm thành công khi trò chuyện, hãy nhớ tên người mình vừa tiếp xúc. Họ sẽ rất vui khi được nhớ tên, được để lại ấn tượng tốt trong bạn. Điều này thật khác hẳn với cảnh lúng túng, gãi đầu gãi tai vì không thể nhớ được cái tên cần nhớ. Ngoài việc nói và đặt câu hỏi, bạn cũng đừng quên nghệ thuật lắng nghe. Nếu có thể, hãy cố gắng hòa hợp những gì bạn đã biết về họ với những thông tin mà họ đang cung cấp. Hãy để họ hoàn tất những gì đang nói dở, đừng vội vàng "lấp vào chỗ trống" bằng những suy nghĩ cá nhân của mình. Khi tham gia vào một câu chuyện diễn ra từ trước, bạn hãy cẩn thận đừng xen vào giữa họ. Hãy đứng ở ngoài vòng, hướng người đối diện về phía "diễn giả" đang nói. Cuối cùng, khi có một người mời gọi tham dự thì bạn hãy bước vào. Nếu đây là chuyện riêng tư, làm ăn của họ, tốt nhất là bạn không nên xâm phạm vào. Đừng quên việc tập trung vào tình huống. Trò chuyện với người khác mà đầu óc lơ mơ, nghĩ về những chuyện xa xôi đâu đâu, thì bạn rất dễ làm họ buồn lòng, tủi thân! Học cách từ chối khéo léo Tại sao chúng ta lại thấy e ngại khi nói "không" với người khác? Làm thế nào để từ chối mà vẫn không làm đối phương phật ý? Dường như những quy tắc xã hội đã làm cho chúng ta ngại khi sử dụng từ này. Nhưng nên nhớ đôi khi nói "không" sẽ tốt cho bạn ở nhiều mặt. Quan trọng nhất là nếu bạn không biết tôn trọng bản thân và quỹ thời gian quý báu của mình thì sẽ có lúc sự tốt bụng của bạn bị lợi dụng mà không hề hay biết.Bài viết này giúp bạn học cách từ chối một cách khéo léo. Tại sao lại khó nói "không" đến vậy? • Thường là do chúng ta không muốn làm người khác thất vọng. Do đó, đôi khi phải làm những việc mà mình không thích. • Nếu từ chối những người thân quen như bạn bè, đồng nghiệp hay cấp trên thì có thể cảm giác thiếu lịch sự và thô lỗ là lý do thường trực nhất. • Chúng ta sợ phải đối mặt với những hệ lụy có thể xảy ra nếu từ chối và sợ sẽ phá vỡ mối quan hệ hiện có. • Ngoài ra, khi nói "không", có thể sẽ mất đi những cơ hội trong tương lai, vì vậy chúng ta cứ gật đầu đồng ý và tỏ ra là mình luôn sẵn lòng. Dù thực tế chúng ta không có thời gian và cũng không thích thực hiện lời nhờ vả đó. Những lợi ích khi biết từ chối khéo léo:
- • Bạn sẽ có nhiều thời gian tập trung vào các công việc hiện tại, cũng như dành nhiều công sức, nỗ lực cho nó. • Bạn sẽ có thời gian làm những gì mình thích, dành cho gia đình, người yêu và cho cả chính bản thân. • Bạn sẽ không phải lo lắng về những yêu cầu quá sức hoặc những điều không thích làm. Từ đó, đương nhiên tinh thần và cơ thể bạn sẽ thoải mái hơn. • Thay vì bỏ ra hàng giờ làm công việc của người khác thì bạn có thể theo đuổi những sở thích và dự án mới mà mình quan tâm. • Hơn nữa, có khi lời từ chối của bạn sẽ là cơ hội để đối phương khám phá khả năng của họ. Vậy làm sao để từ chối mà không làm phật ý đối phương? Hiểu rõ bản thân Trước tiên bạn cần hiểu rõ cảm giác cũng như khả năng đáp ứng của mình về những yêu cầu hay nhờ vả của người khác. Sau đó, đưa ra câu trả lời chính xác và chắc chắn về vấn đề đó. Tỏ thái độ lịch sự Nếu bạn muốn nói "không" thì hãy đưa ra một câu trả lời ngắn gọn nhưng lịch sự và nhã nhặn. Đừng tỏ ra quá thô lỗ hay gay gắt. Đừng cảm thấy có lỗi Nên nhớ rằng người ta đang nhờ đến sự giúp đỡ của bạn và đương nhiên bạn có quyền từ chối. Việc của đối phương là chấp nhận quyết định của bạn. Có thể sẽ có người phật ý khi bạn nói "không". Lúc đó, nhớ cố gắng bình tĩnh và giữ vững lập trường của mình, hoặc nhanh chóng cáo từ nếu người đó có dấu hiệu thô lỗ. Giải thích rõ ràng Bạn có quyền từ chối mà không cần giải thích gì nhiều. Bạn có lý do để từ chối và không cần phải nói ra. Tuy nhiên, một khi phải từ chối mà không thể không giải thích rõ ràng thì hãy thử những cách sau: • Có quá nhiều việc cần làm: nếu bạn đã quá bận rộn và không có thời gian để đảm đương thêm nhiệm vụ mới thì hãy nói lịch sự rằng lịch của bạn đã kín và rất tiếc vì bạn không thể giúp được. Bạn không cần phải đưa thêm thông tin chi tiết. • Giờ không phải lúc: Đôi khi thật sự bạn muốn giúp nhưng thời gian lại không thích hợp. Vậy thì cứ nói rõ rằng bạn muốn lắm nhưng giờ không phải lúc. Hai người có thể cùng hẹn một giờ nào đó gặp nhau và bàn lại vấn đề đó. • "Tôi sẽ trả lời sau": Có thể bạn cần thời gian suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định có đồng ý giúp đỡ hay không. Khoảng thời gian này sẽ giúp bạn xem xét lại khả năng của mình tốt hơn. • Đưa ra các lựa chọn khác: Nếu bạn không thích, cảm thấy không thoải mái hoặc cho rằng mình không đủ kinh nghiệm và khả năng để giúp đỡ người khác, và bạn biết một ai khác thích hợp cho yêu cầu đó thì hãy giới thiệu cho người cần giúp. Là phụ nữ, chúng ta có quá nhiều việc phải lo, nào là gia đình, sự nghiệp và cả những công việc không tên khác. Cho nên nếu cứ không dám từ chối yêu cầu của người khác thì stress, quá tải và kiệt sức là điều không thể tránh khỏi. Có thể bạn sẽ thấy vui khi được giúp đỡ mọi người, nhưng một khi khả năng không cho phép thì chắc chắn bạn sẽ không thể làm tốt được. Vì vậy, khi có ai nhờ vả hãy suy xét cẩn thận và nên nhớ rằng nói "không" chẳng có gì xấu cả. Bạn là người biết giao tiếp ở nơi làm việc Giao tiếp trong cuộc sống chính là cách để truyền cho nhau những thông điệp, những tình cảm, những băn khoăn và kể cả là những điều thầm kín nhất. Cùng một vấn đề với những cách diễn đạt khác nhau thì cũng sẽ có nhiều cách đón nhận và suy ngẫm. Giao tiếp là nhu cầu cần thiết của mỗi người nhất là khi bạn đã trưởng thành tại một công ty nào đó. Bạn làm việc tại công ty, bạn cần phải có sự giao tiếp, trò truyện để hỗ trợ nhau trong cuộc sống cũng như công việc. Điều mấu chốt chính là: Bản thân bạn có thực sự biết cách dung hòa mọi vấn đề? Vì thế, Hiếu Học sẽ giúp bạn tìm ra một vài lời khuyên tốt nhất khi giao tiếp ở môi trường công sở. Giao tiếp tốt chẳng những tạo được thiện cảm với mọi người, mà đó còn là bước khởi đầu thuận lợi để tạo mối quan hệ tốt đẹp Nói tiếng nói của chính mình: Chính kiến và sự tự tin của bạn sẽ luôn được Ông chủ cũng như mọi người trong công ty ghi nhận. Ông chủ của bạn sẽ muốn có những đóng góp tích cực cho công việc chứ không mong chớ có một nhân viên nói đi nói lại những điều mà những người khác đã nói và làm. Vì thế, bạn hãy chứng minh cho mọi người biết khả năng, sự hiểu biết của mình thông qua sự giao tiếp và truyền đạt thật hiệu quả.
- Sự bình tĩnh trong mọi tình huống: Bĩnh tĩnh cũng là một yếu tố quan trọng trong môi trường công ty. Mọi vấn đề tranh cãi hay khúc mắc đều có thể xảy ra trong quá trình làm việc. Nếu bạn mất đi sự bình tĩnh thì cuộc nói chuyện sẽ trở nên căng thẳng và bạn rất khó kết hợp được với đồng nghiệp của mình trong công việc. Vì thế, bạn hãy làm việc hết mình, sống gần gũi, chan hòa với mọi người trong công ty để tạo không khí làm việc hiệu quả nhất. Không nên thể hiện quá nhiều về bản thân: nếu sự thể hiện đó tốt cho công việc thì bạn sẽ được tán dương nhiệt tình. Nhưng, bạn thể hiện quá nhiều những điều không liên quan tới công việc ở môi trường làm việc thì vô hình chung sẽ gây tâm lý khó chịu cho người khác. Vì vậy, dù mình đứng ở vị trí nào thì khi giao tiếp cũng cần phải hết sức lưu ý. Dốc hết tâm sự cho mọi người: trên thực tế, công ty là nơi để làm việc và trao đổi công việc. Bạn có những chuyện riêng tư và tâm sự với mọi người. Có thể bạn nghĩ làm như vậy sẽ giúp tâm lí tốt hơn và đồng nghiệp có thể cảm thông chia sẻ nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn hãy chừng mực trong lời nói và sự chia sẻ nhé. Những cư xử, những suy nghĩ tưởng chừng là nhỏ bé đó nhưng nó có thể giúp bạn chứng minh với những người xung quanh bạn rằng: Bạn đã trưởng thành và ngày càng hoàn thiện.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bạn đã biết… lắng nghe? Bạn đã biết… lắng nghe? Câu hỏi này có vẻ hơi
5 p | 331 | 126
-
Hài hước nơi công sở - Thế nào cho hợp lý?
5 p | 322 | 111
-
Cách viết hồ sơ xin việc hay
1 p | 373 | 96
-
4 Phong cách làm việc nơi công sở
2 p | 434 | 94
-
Giọng nói - công cụ giao tiếp số 1
4 p | 236 | 70
-
Ứng xử nơi công sở
4 p | 260 | 69
-
Nghệ thuật ứng xử và giao tiếp nơi công sở
2 p | 247 | 67
-
ỨNG XỬ CỦA BẠN GÁI NƠI CÔNG SỞ
6 p | 187 | 49
-
Giao Tiếp Trong Công Sở _Để không là “kẻ ngốc” nơi công sở
5 p | 191 | 38
-
Giao tiếp nơi công sở: Kỹ năng quan trọng
6 p | 122 | 33
-
Giao Tiếp Nơi Công Sở: 5 Yếu Tố Quyết Định và 5 Lưu Ý Về Trang Phục
6 p | 182 | 26
-
Bí quyết giao tiếp, ứng xử và lấy lòng sếp
3 p | 154 | 23
-
“Bỏ rơi” nơi công sở
4 p | 120 | 8
-
Giao tiếp hiệu quả nơi công sở
5 p | 95 | 8
-
Bí quyết giúp chị em nơi công sở
5 p | 86 | 7
-
Những lưu ý để không bị sa thải
2 p | 72 | 6
-
Mẹo thuyết trình nơi công sở
5 p | 114 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn