intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Nghiệp vụ quản lý ngoại hối

Chia sẻ: Nguyen Ly | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

664
lượt xem
257
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung tài liệu "Nghiệp vụ quản lý ngoại hối" nhằm giúp các bạn nắm vững các kiến thức về ngoại hối, quản lý ngoại hối, chính sách quản lý ngoại hối, nghiệp vụ quản lý ngoại hối của NHTW. Tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Nghiệp vụ quản lý ngoại hối

  1. NGHIỆP VỤ QUẢN LÍ NGOẠI HỐI I/NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGOẠI HỐI VÀ QUẢN LÍ NGOẠI HỐI: 1.Khái niệm về ngoại hối ( Foreign Exchange): Ngoại hối là một thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện sử dụng trong giao dịch quốc tế bao gồm: • Ngoại tệ ( Foreign Currency) : ngoại tệ là đồng tiền của nước ngoài (như USD,GBP…) hoặc đồng tiền chung của một nhóm nước ( như EURO). • Công cụ thanh toán bằng ngoại tệ : đây là các công cụ thanh toán được ghi bằng tiền nước ngoài như séc (Cheque), hối phiếu (Bill of Exchange), lệnh phiếu (Promissory Note), thẻ ngân hàng ( Card Bank), giấy chuyển ngân (Transfer). • Các loại chứng từ có giá bằng ngoại tệ : như trái phiếu chính phủ (Government Bonds), trái phiếu công ty (Corporate Bonds), cổ phiếu(Stock). • Vàng (Gold) : bao gồm vàng thuộc dự trữ của nhà nước; vàng trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng khối; vàng thỏi; vàng miếng. • Đồng tiền quốc gia – bản tệ (Local Currency) : đồng tiền quốc gia được xem là ngoại hối, nếu đồng tiền đó được sử dụng trong thanh toán quốc tế hoặc đồng tiền đó chuyển vào, hoặc chuyển ra (xuất ,nhập ) khỏi quốc gia. 2. Hoạt động ngoại hối (Foreign Exchange Activity) Hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối. Hoạt động ngoại hối là tất cả các hoạt động có liên quan trực tiếp đến ngoại hối của các tổ chức và cá nhân. Theo nội dung và tính chất kinh tế , hoạt động ngoại hối bao gồm các giao dịch sau đây: • Giao dịch vãng lai ( Current Transaction ) • Giao dịch về vốn ( Capital Transaction )
  2. • Các giao dịch khác ( Other Transaction ) 3. Quản lí ngoại hối Quản lí ngoại hối là một nhiệm vụ quan trọng mà bất kì một chính phủ nào cũng phải thực hiện.Hoạt động ngoại hối không liên quan đến sự vận động của ngoại hối, làm cho ngoại hối đi ra, đi vào một quốc gia, mà còn ảnh hưởng đến dự trữ quốc tế của quốc gia đó, do đó quản lí ngọai hối là yêu cầu bắt buộc khi điều hành hoạt động kinh tế- xã hội của một chính phủ.Đặc biệt trong thời đại phát triển mạnh, các quan hệ kinh tế quốc tế, thời đại của sự hội nhập và phát triển, thì quản lí ngoại hối càng có ý nghĩa quan trọng. Quản lí ngọai hối, do NHTW của các nước thực hiện, một số nước quản lí ngoại hối do cơ quan chuyên trách thực hiện. Tuy nhiên, do các giao dịch hối đoái phần lớn đều phải thông qua hệ thống ngân hàng, nên việc quản lí ngoại hối ở các nước đều do NHTW đảm nhiệm và đạt hiệu quả tốt hơn. Ở Việt Nam, công tác quản lí ngoại hối do NHNN ( Ngân hàng trung ương của Việt Nam) thực hiện theo nhiệm vụ và quyền hạn được qui định tại Điều 5 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( Luật số 01/1997/QH10). Các nhiệm vụ cụ thể trong quản lí ngoại hối của NHNN như sau: • Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về quản lí ngoại hối, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lí ngọai hối. • Cấp giấy phép và thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối. • Tổ chức điều hành thị trường ngoại tệ liên ngân hàng,và thị trường ngoai hối trong nước. • Kiểm tra hoạt động ngoại hối của các tổ chức tín dụng. • Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác về quản lí ngoại hối theo quy định của pháp luật ( lập cán cân thanh toán quốc tế, xử lí Vi phạm về ngoại hối…)
  3. II/ CHÍNH SÁCH QUẢN LÍ NGOẠI HỐI ( Foreign Exchange Management Policy) 1. Khái niệm về chính sách quản lí ngoại hối Chính sách quản lí ngoại hối, còn gọi là chính sách hối đoái (Exchange Policy) , là tổng hợp những thể chế về ngoại hối và biện pháp có liên quan để quản lí và tác động đến ngoại hối cũng như các hoạt động ngoại hối của một quốc ,nhằm tạo sự cân đối, ổn định để thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển. Chính sách hối đoái thực chất là một bộ phận cấu thành của chính sách tiền tệ quốc gia do đó chính sách hối đoái, không phải là một chính sách độc lập hoàn toàn, mà nó phụ thuộc vào các bộ phận khác của chính sách tiền tệ quốc gia. 2. Mục tiêu của chính sách quản lí ngoại hối Tất cả mọi chính sách đều phải hướng đến mục tiêu thể, không có mục tiêu,sẽ mất phương hướng hoạt động. vậy mục tiêu của chính sách quản lí ngoại hối là gì? • Mục tiêu cơ bản: mục tiêu cơ bản của chính sách quản lí ngoại hối là giữ vững sự ổn định,cân đối vĩ mô và thúc đẩy nền kinh tế- xã hội phát triển. Đây là mục tiêu cao nhất, và phải phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. • Mục tiêu cụ thể ( mục tiêu trực tiếp ): các mục tiêu cụ thể của chính sách quản lí ngoại hối gồm: • Ổn định tỷ giá, tạo điều kiện để thúc đẩy ngoại thương và các quan hệ tài chính đối ngoại phát triển có lợi cho đất nước. • Bảo vệ tính độc lập chủ quyền của đồng tiền quốc gia, từng bước nâng cao vị thế của đồng tiền quốc gia trên thị trường quốc tế- tiến tới thực hiện chuyển đổi đồng Việt Nam. • Làm cho các hoạt động ngoại hối đi vào nề nếp ổn định, tuân thủ pháp luật để góp phần ổn định kinh tế- xã hội. • Bảo toàn và tăng cường dự trữ ngoại hối nhà nước, đảm bảo khả năng thanh toán nợ quốc tế và sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu đột xuất khác. 3. Đối tượng quản lí ngoại hối
  4. 3.1 Người cư trú (Residencer) Người cư trú là tổ chức hoặc cá nhân có trụ sở làm việc, sống và hoạt động lâu dài trên lãnh thổ Việt Nam , gồm: a) Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam ( gọi chung là tổ chức tín dụng) gồm các NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng nhân dân. b) Tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam ( gọi chung là tổ chức kinh tế) gồm các DNNN, các công ty cổ phần, DNTN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty nước ngoài… hoạt động tại Việt Nam. c) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của VN hoạt động tại VN. d) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. e) Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức qui định tại các điểm a, b, c nói trên. f) Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức qui định tại điểm d,e nói trên và các cá nhân đi theo họ (vợ, chồng, con cái….) g) Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng nước ngoài. h) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. 3.2 Người không cư trú ( Non-Residencer) Người không cư trú là những tổ chức, cá nhân không phải là người cư trú. Người không cư trú về cơ bản không phải là đối tượng chịu sự quản lí ngoại hối của NHNN Việt Nam, nếu họ không có hoạt động giao dịch nào liên quan đến Việt Nam. Như vậy người không cư trú, nếu có hoạt động liên quan đến các luồng vận động ngoại hối ra vào Việt Nam thì thuộc đối tượng quản lí ngoại hối của Việt Nam. Chẳng hạn một du khách người Pháp đến du lịch ở VN thì du khách đó thuộc đối tượng quản lí ngoại hối của VN.
  5. III/ NGHIỆP VỤ QUẢN LÍ NGOẠI HỐI CỦA NHTW 1. Quản lí dự trữ ngoại hối nhà nước (Exchange Foreign Reserve of the State) Theo khoản 2 Điều 38- luật NHNN Việt Nam qui định: “Ngân hàng Nhà nước quản lí dự trữ ngoại hối nhà nước của nước CHXNCN Việt Nam theo qui định của Chính phủ, nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế, bảo đảm dự trữ ngoại hối nhà nước”. a. Thành phần dự trữ ngoại hối nhà nước Dự trữ ngoại hối nhà nước là dự trữ của Nhà nước bằng ngoại hối. Thuộc quyền chi phối và sử dụng của Nhà nước, gồm các thành phần sau: + Tiền mặt bằng ngoại tệ. + Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài. + Chứng khoán và các giá tờ có giá khác bằng ngoại tệ do chính phủ các nước, các tổ chức nước ngoài, hoặc các tổ chức quốc tế phát hành. + Dự trữ ngoại hối tại Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF ( International Monetary Fund). + Vàng dự trữ Nhà nước. + Các loại ngoại hối khác của Nhà nước. b.Nguyên tắc chung của quản lí dự trữ ngoại hối: • Nguyên tắc an toàn: nói đến dự trữ, trước hết phải nói đến sự an toàn của nó; trong quản dự trữ ngoại hối nhà nước, cũng phải tuân thủ nguyên tắc an toàn. Theo nguyên tắc này, dự trữ ngoại hối nhà nước dù được tồn tại dưới hình thức nào ( tiền mặt, tiền gửi hay chứng khoán, vàng) cũng phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối. Nếu dự trữ ngoại hối bằng tiền mặt, ngoại tệ, bằng vàng và chứng khoán thì cần phải có hệ thống bảo quản bí mật, an toàn có khả năng chống trộm, chống cắp, chống phá hủy. Nếu dự trữ ngoại hối tồn tại dưới hình thức tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài, thì cần phải chọn lọc ngân hàng nào để gửi tiền cho đảm bảo an toàn, tin cậy và thuận lợi. • Nguyên tắc linh hoạt và có lợi: theo nguyên tắc này, cơ cấu dự trữ ngoại hối có thể được điều chỉnh linh hoạt sao cho có lợi nhất. Đối với dự trữ ngoại tệ cần có dự báo sự biến động tỷ giá một cách thường xuyên để đón đầu và điều chỉnh dự trữ ngoại tệ một cách hợp lí.
  6. Những ngoại tệ nào biến động, hoặc tỷ trọng giao dịch không lớn thì giảm mức dự trữ, ngoại tệ nào ổn định và tăng giá cần gia tăng mức dự trữ….Nhìn chung hầu hết các nước đều tập trung dự trữ các ngoại tệ mạnh như USD, EURO…Theo thống kê chưa đầy đủ thì USD có tỷ trọng dự trữ quốc tế vào khoảng 50%-60%, đồng EURO có tỷ trọng dự trữ khoảng 20%... Đối với dự trữ bằng chứng khoán, xu hướng tăng dự trữ chứng khoán của chính phủ các nước công nghiệp phát triển. Dự trữ vàng sẽ tăng tỷ lệ nghịch với giá vàng trên thị trường thế giới. • Nguyên tắc đảm bảo khả năng thanh toán Dự trữ ngoại hối nhà nước, ngoài việc “dự trữ” cho các nhu cầu chiến lược, phải đảm bảo khả năng thanh toán. Vậy dự trữ ngoại hối nói chung và dự trữ ngoại tệ nói riêng phải có bao nhiêu mới được coi là đảm bảo khả năng thanh toán? Xét về mặt định lượng, có hai chỉ tiêu để đánh giá dự trữ ngoại tệ đảm bảo khả năng thanh toán. - Thứ nhất : mức dự trữ ngoại tệ tính trên nợ ngắn hạn của quốc gia ( nợ ngắn hạn của quốc gia gồm nợ ngắn hạn , nợ trung hạn phải trả) .( Dự trữ ngoại tệ/ nợ ngắn hạn). Tỷ lệ nói trên phải lớn hơn hoặc bằng 1. Tuy nhiên, nước nào có cán cân vãng lai thặng dư (bội thu – surplus) thì tỷ lệ xấp xỉ bằng 1 hoặc lớn hơn 1 được coi là đảm bảo khả năng thanh toán.còn những nước có cán cân vãng lai thiếu hụt ( bội chi – Deficit) thì mức dự trữ ngoại tệ phải lớn hơn nợ ngắn hạn rất nhiều,các nhà nghiên cứu cho rằng những nước đó phải đạt tỷ lệ từ 2 trở lên mới đảm bảo khả năng thanh toán- nghĩa là dự trữ ngoại tệ phải hơn gấp đôi nợ ngắn hạn của quốc gia. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở mức “đảm bảo khả năng thanh toán” cho dự trữ ngoại tệ thì chưa đủ. Một sự cân bằng dư thừa ở mức độ lớn là điều mà hầu như nước nào cũng mong muốn. - Thứ hai: Mức dự trữ ngoại tệ tính theo kim ngạch nhập khẩu. Theo khuyến cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì : Mức dự trữ ngoại tệ đạt từ 8 – 10 tuần nhập khẩu ( tức từ 3 đén 4 tháng nhập khẩu) được coi là mức trung bình. Nếu mức dự trữ này đạt 18 đén 24 tuần nhập khẩu được coi là mức dự trữ cao, nếu dự trữ trên mức đó là quá cao. Dự trữ ngoại tệ quá cao cho phép đáp ứng mọi nhu cầu nhưng chưa hẳn là tốt nếu xét về phương diện kinh tế.
  7. Ba nguyên tắc trên nếu vận dụng vừa nhất quán,vừa mềm dẻo trong việc thực hiện quản lí dự trữ ngoại hối của NHNN. Tùy theo tình hình thực tiễn và diễn biến trên thị trường quốc tế mà quản lí dự trữ ngoại hối theo cách cụ thể và thích hợp. 2.Quản lí hoạt động ngoại hối 2.1 Khái niệm về hoạt động ngoại hối ( Exchange Foreign Activity) Hoạt động ngoại hối là hoạt động của những người cư trú, người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối. Hoạt động ngoại hối là các hoạt động có liên quan trực tiếp đến ngoại hối – tức là hoạt động có sử dụng ngoại hối làm phương tiện giao dịch. Hoạt động ngoại hối gồm: • Giao dịch vãng lai gồm các giao dịch thanh toán xuất- nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, chuyển tiền một chiều… • Giao dịch vốn gồm các giao dịch đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nướ ngoài, vay trả nợ nước ngoài và ngược lại. • Các giao dịch ngoại hối khác.
  8. 2.2 Đối tượng và vi phạm hoạt động ngoại hối • Các ngân hàng thương mại : đây là đối tượng chủ yếu và được hoạt động ngoại hối với phạm vi rộng và theo quy định của NHNN Việt Nam, bao gồm hoạt động ngoại hối quốc nội và quốc tế. • Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng (công ty tài chính, công ty cho thuê…) với phạm vi hoạt động ngoại hối hẹp hơn, chỉ được thực hiện một số hoạt động ngoại hối trong phạm vi qui định và phải được đăng kí với NHNN. • Các tổ chức khác : các tổ chức này chỉ được phép hoạt động ngoại hối theo nội dung giấy phép đã được NHNN cấp ( như công ty dịch vụ kiều hối, các quầy thu đổi ngoại tệ đặt ở trung tâm thương mại, siêu thị. Khách sạn, nhà hàng…) 2.3 Quản lí hoạt động ngoại hối Quản lí hoạt động ngoại hối là quá trình kiểm tra, giám sát các đối tượng hoạt động ngoại hối, nhằm đảm bảo ngoại hối vận động luân chuyển để phục vụ tốt nhất việc thực hiện các quan hệ kinh tế - xã hội, trên cơ sở chấp hành các quy định của pháp luật về ngoại hối và quản lí ngoại hối. a) Quản lí các giao dịch vãng lai + Đối tượng thanh toán xuất – nhập khẩu hàng hóa dịch vụ : Người cư trú được mua ngoại tệ tại ngân hàng được phép để đáp ứng nhu cầu thanh toán cho đối tác nước ngoài, ngược lại khi có thu bằng ngoại tệ thì phải chuyển toàn bộ vào Việt Nam và gửi vào tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng được phép. Mọi giao dịch của người cư trú đều phải thực hiện thông qua ngân hàng được phép, ngoại trừ những trường hợp do Chính phủ qui định riêng. + Đối với chuyển tiền một chiều : Ngoại tệ thu được từ bên ngoài do chuyển tiền một chiều ( quà biếu, quà tặng, viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại…) của chính phủ và các tổ chức ở Việt Nam được gửi vào tài khoản ngoại tệ hoặc bán cho ngân hàng được phép, hoặc được sử dụng cho mục đích khác phù hợp vơi qui định của pháp luật. - Người cư trú là cá nhân được nhận ngoại tệ từ nước ngoài với mục đích bình thường như cho, tặng, từ thiện, hỗ trợ… phù hợp với qui định của Chính phủ.. - Người cư trú được mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để phục vụ nhu cầu hợp pháp ( tu nghiệp, học tập, chữa bệnh, thi đấu thể thao, thi văn hóa, nghệ thuật)
  9. - Người không cư trú và người cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ, được chuyển ra nước ngoài, hoặc được quyền mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài nếu có nguồn thu nhập hợp pháp bằng VND. + Đối với ngoại tệ tiền mặt, vàng… Tất cả mọi đối tượng là người cư trú , người không cư trú, mang ngoại tệ ,vàng khi xuất cảnh , nếu vượt quá mức qui định đều phải khai báo hoặc xuất trình giấy phép theo qui định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. b) Quản lí các giao dịch vốn - Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng ngoại tệ chuyển vào Việt Nam, các nguồn thu bằng VND chuyển đổi thành ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài phải được thực hiện thông qua tài khoản ngoại tệ tại một ngân hàng được phép. Đối với đầu tư gián tiếp thì vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải được chuyển đổi thành VND để thực hiện đầu tư. Tất cả các khoản vốn đầu tư, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp chuyển đổi ra ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài cũng phải thông qua ngân hàng được phép - Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài : các đối tượng người cư trú là tổ chức( nhà nước, chính phủ) và cá nhân đều được đầu tư ra nước ngoài theo qui định của chính phủ hoặc ngân hàng nhà nước. nếu là tổ chức kinh tế , thì phải mở tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng được phép và phải đăng kí với NHNN, tất cả các luồng ngoại tệ ra, vào đều phải thực hiện theo tài khoản này - Các khoản vay, trả nợ nước ngoài của nhà nước, chính phủ, của các tổ chức, cá nhân, cũng như việc cho vay, thu nợ từ nước ngoài, đều được qui định, cụ thể nhằm quản lí chặt chẽ sự vận động của các nguồn vốn tín dụng vào và ra khỏi đất nước.. c) Quản lí các hoạt động ngoại hối khác Như người cư trú định cư ở nước ngoài, người nước ngoài đến định cư tại Việt Nam thì việc chuyển ngoại tệ vào hoặc ra khỏi Việt Nam là được phép nhưng phải theo qui định của chính phủ d) Quản lí việc sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam Như các nước khác,Việt Nam qui định trong giao dịch quốc nôi như giao dich, niêm yết, định giá, thanh toán…. Không được thực hiện bằng ngoại tệ mà chỉ được thực
  10. hiện bằng VND trừ trường hợp cho phép. Như vậy trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam. Tuy nhiên việc mở tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng được phép để giao dịch vãng lai, giao dịch vốn như nói ở phần trên là hoàn toàn hợp pháp. 2.4 Tổ chức và quản lí hoạt động của thị trường hối đoái a) Khái niệm về thị trường hối đoái - Là thị trường để mua bán trao đổi các loại ngoại tệ, các phương tiện thanh toán có giá trị ngoại tệ, và các loại ngoại hối khác như vàng, bạc…Thị trường hối đoái còn được gọi là thị trường vàng và ngoại tệ ( Gold and Foreign currency market). - Hoạt động của thị trường hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính đối ngoại cũng như các giao dịch kinh tế đối ngoại của một nước. b) Những đặc điểm của thị trường hối đoái  Thị trường hối đoái không tồn tại trong 1 không gian gian cụ thể nhất định, mà hoạt động của nó thông qua các phương tiện hiện đại ( điện thoại, ghi âm, telex, fax, internet…)  Hoạt động trên thị trường hối đoái là hoạt động liên tục và có tính quốc tế cao  Hoạt động giao dịch trên thị trường hối đoái là giao dịch mua bán các ngoại tệ tự do chuyển đổi ( Free convertible Foreign Currency)  Khối lượng giao dịch mua bán trên thị trường hối đoái là cực lớn cả về doanh số và số lượng giao dịch tối thiểu - cho thấy đây là loại thị trường rất sôi động  Tất cả mọi giao dịch trên thị trường hối đoái đều thực hiện thanh toán chuyển khoản qua hệ thông ngân hàng, trong đó NHTW sẽ chủ trì các giao dịch thanh toán, để đảm bảo độ an toàn và chính xác tuyệt đối, đảm bảo quyền lợi cho các thành viên giao dịch. C) Phân loại thị trường hối đoái o Phân loại theo tính chất của thị trường gồm 2 loại : Thi trường hối đoái chính thức và Thị trường tự do o Phân loại theo nội dung giao dịch gồm 5 loại : Thị trường kì hạn, Thi trường quyền chọn, Thị trường giao sau( hay còn goị là thị trường tương lai), thị trường giao ngay, thị trường hoán đổi.
  11. o Phân loại theo phạm vi hoạt động , chia làm 2 loại: thị trường nội địa, thị trường quốc tế. d) Các thành viên của thị trường hối đoái  Ngân hàng trung ương ( Central Bank)  Các ngân hàng thương mại ( Commercial Bank)  Các tổ chức tài chính phi ngân hàng  Các tổng công ty, các công ty kinh doanh có qui mô lớn  Nhà môi giới ( Broker) e) Các nghiệp vụ giao dịch trên thị trường hối đoái  Nghiệp vụ giao dịch giao ngay – còn gọi là mua bán ngoại tệ giao ngay ( Spot Operation)  Nghiệp vụ giao dịch kì hạn – mua bán ngoại tệ có kì hạn ( Forward Operation)  Nghiệp vụ giao dịch hoán đổi ( Swap operation)  Nghiệp vụ giao dịch quyền chọn ( Options operation)  Nghiệp vụ giao dịch tương lai ( Future operation) 3. lập và báo cáo cán cân thanh toán quốc tế 3.1 Tổng hợp số liệu và lập cán cân thanh toán quốc tế ( Balance International Payment) 3.2 Nguyên tắc, trách nhiệm và thời hạn lập báo cáo cán cân thanh toán quốc tế a. Nguyên tắc lập cán cân thanh toán quốc tế  Cán cân thanh toán quốc tế phải phản ảnh toàn bộ giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú  Đơn vị tiền tệ dùng trong cán cân thanh toán quốc tế là Dollar Mỹ.  Các giao dịch kinh tế được phản ánh vào cán cân thanh toán quốc tế phải là số liệu thống kê tại thời điểm hoạch toán vào sổ sách kế toán
  12.  Các giao dịch kinh tế được tính theo giá thực tế đã thỏa thuận giữa người cư trú và người không cư trú khi phản ánh vào cán cân thanh toán quốc tế. b. Trách nhiệm lập cán cân thanh toán quốc tế  Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu và lập cán cân thanh toán quốc tế..  Các bộ , ngành như BỘ KHĐT, Bộ Tài Chính….Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê…Những bộ, ngành có phát sinh giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú đều phải có trách nhiệm phối hợp và cung cấp thông tin, số liệu cho NHNN, để NHNN lập cán cân thanh toán quốc tế 1 cách kịp thời và chính xác.Riêng các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng thực hiện báo cáo theo qui định của NHNN theo chế độ thông tin báo cáo kế toán và thống kê ngân hàng. c. Thời hạn lập cán cân thanh toán quốc tế:  Thời hạn các bộ, ngành nộp báo cáo thông tin số liệu cho NHNN - Thông tin về số liệu dự báo ( số liệu kế hoạch) + số liệu dự báo quý kế tiếp : cung cấp thông tin cho NHNN chậm nhất vào ngày 15 tháng thứ 3 của quý hiện hành. + Số liệu dự báo năm kế tiếp : cung cấp thông tin cho NHNN chậm nhất vào ngày 10 tháng 9 năm hiện hành. - Thông tin số liệu thực tế: + Số liệu thực hiện quý trước : cung cấp thông tin cho NHNN chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu của quý tiếp theo + Số liệu thực hiện năm trước : cung cấp thông tin cho NHNNVN chậm nhất vào ngày 31/1 hằng năm.  Thời hạn NHNN lập và báo cáo cán cân thanh toán quốc tế cho chính phủ - Đối với cán cân thanh toán quốc tế dự báo + Cán cân thanh toán quốc tế dự báo quí : thời hạn chậm nhất vào ngày 25 tháng thứ 3 của quí hiện hành. + cán cân thanh toán quốc tế dự báo năm : thời hạn chậm nhất vào ngày 25/9 của năm hiện hành.
  13. - Đối với cán cân thanh toán quốc tế thực hiện + cán cân thanh toán quốc tế thực hiện quí : thời hạn chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng đầu quí kế tiếp + cán cân thanh toán quốc tế thực hiện năm : thời hạn chậm nhất vào ngày 10/2 hàng năm. 3.3 Biện pháp thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế - Thứ nhất : tổng thu lớn hơn tổng chi gọi là cán cân có trạng thái bội thu hay dư thừa hay còn gọi là cán cân thặng dư. - Thứ hai : tổng thu bằng tổng chi - Thứ ba : tổng thu nhỏ hơn tổng chi còn gọi là bội chi hay thiếu hụt  Biện pháp thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế: - Nếu bội chi xảy ra với cán cân thực hiện thì cần tiến hành biện pháp : nâng lãi suất chiết khấu, điều tiết tỷ giá theo hướng tăng, sử dụng quyền rút vốn đặc biệt tại Quỹ tiền tệ Quốc tế để trang trải các khoản thiếu hụt, vay nợ nước ngoài để bù đắp các khoản thiếu hụt. - Nếu bội chi dự kiến sẽ xảy ra với cán cân dự báo: các biện pháp này không phải là biện pháp khắ phục hậu quả của bội chi mà là biện pháp để ngăn chặn bội chi. Những biện pháp này sẽ nhấn mạnh vào vai trò của các bộ ngành có liên quan + ngân hàng nhà nước với vai trò là người chủ trì và lập cán cân thanh toán quốc tế cần phân tích , đánh giá tình hình cán cân thanh toán quốc tế nhằm cải thiện tình trạng của cán cân vãng lai nếu bội chi. + Bộ Tài chính : có trách nhiệm phân tích chính sách tài khóa( có liên quan đến vay trả nợ nước ngoài và ảnh hưởng của nó đến cán cân thanh toán quốc tế, để đề xuất giải pháp cho chính phủ . + Bộ Kế hoạch và Đầu tư: có trách nhiệm theo dõi , phân tích tác động hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài.. + Bộ thương mại: có trách nhiệm theo dõi, phân tích tác động của hoạt động xuất – nhập khẩu đến cán cân thanh toán quốc tế
  14. + Bộ Giao thông vận tải, Bộ Bưu chính viễn thông… phân tích ảnh hưởng và tác động trong các hoạt động của ngành, của lĩnh vực thuộc mình quản lí đến tình hình cán cân thanh toán quốc tế Nhìn một cách tổng thể thì các biện pháp như vậy không chỉ để thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế mà là biện pháp tổng thể để giả quyết hàng loạt vấn đề của nền kinh tế - xã hội MUC LUC: NGHIÊP VỤ QUAN LÍ NGOAI HÔI ̣ ̣ ̣ ̉ ̣ ́ I/ NHỮNG VÂN ĐỀ CHUNG VỀ NGOAI HÔI VÀ QUAN LÍ NGOAI HÔI ́ ̣ ́ ̉ ̣ ́ 1) Khai niêm về ngoai hôi ( Foreign Exchange) ́ ̣ ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ́ 2) Hoat đông ngoai hôi ( Foreign Exchange Activity) 3) Quan lí ngoai hôi ̉ ̣ ́ II/ CHINH SACH QUAN LÍ NGOAI HÔI ( Foreign Exchange Management Policy) ́ ́ ̉ ̣ ́ 1) Khai niêm về chinh sach quan lí ngoai hôi ́ ̣ ́ ́ ̉ ̣ ́ 2) Muc tiêu cua chinh sach quan lí ngoai hôi ̣ ̉ ́ ́ ̉ ̣ ́ 3) Đôi tượng quan lí ngoai hôi ́ ̉ ̣ ́ III/ NGHIÊP VỤ QUAN LÍ NGOAI HÔI CUA NHTW ̣ ̉ ̣ ́ ̉ 1) Quan lí dự trữ ngoai hôi nhà nước ( Exchange Foreign Reserve of the State) ̉ ̣ ́ 2) Quan lí hoat đông ngoai hôi ̉ ̣ ̣ ̣ ́ 3) Lâp và bao cao can cân thanh toan quôc tế ̣ ́ ́ ́ ́ ́ IV/ THỰC TRANG QUAN LÍ NGOAI HÔI ̣ ̉ ̣ ́ 1) Chinh sach QLNH thời kì trước năm 1988 ́ ́ 2) Chinh sach QLNH thời kì 1988 – 1998 ́ ́ 3) Chinh sach QLNH từ năm 1998 đên nay ́ ́ ́ 4) Thực trang quan lí ngoai hôi đâu thế kỉ 21 ̣ ̉ ̣ ́ ̀
  15. V/ CAC GIAI PHAP HOANTHIÊN CHINH SACH QUAN LÍ NGOAI HÔI TỪ NĂM 1998 ́ ̉ ́ ̀ ̣ ́ ́ ̉ ̣ ́ ́ ĐÊN NAY VI/ KIÊN NGHỊ ́
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0