intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiền chỉ ngủ khi bạn cho phép

Chia sẻ: Sunflower Sunflower_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

93
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều chuyên gia cho rằng không có quy tắc tài chính nào quan trọng hơn là quản lý tiền tệ đối với hoạt động của doanh nghiệp, mà quy tắc đó lại hay bị bỏ qua nhất. Trong một vài trường hợp, các công ty nhỏ không màng suy nghĩ tới quản lý tiền tệ miễn là tiền vào vẫn lớn hơn tiền ra - những người chủ toàn tâm toàn ý nghĩ về sản phẩm và bán hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiền chỉ ngủ khi bạn cho phép

  1. Tiền chỉ ngủ khi bạn cho phép Nhiều chuyên gia cho rằng không có quy tắc tài chính nào quan trọng hơn là quản lý tiền tệ đối với hoạt động của doanh nghiệp, mà quy tắc đó lại hay bị bỏ qua nhất. Trong một vài trường hợp, các công ty nhỏ không màng suy nghĩ tới quản lý tiền tệ miễn là tiền vào vẫn lớn hơn tiền ra - những người chủ toàn tâm toàn ý nghĩ về sản phẩm và bán hàng. Đọc E-paper Nếu có một thời khi mà các nền kinh tế có thể dựa vào để phát triển, thậm chí suy giảm, theo những chu kỳ thông thường và dễ đoán định, thì thời đó có thể nói đã đến và đã qua. Nhìn lại hơn mười lăm năm vừa qua, thế giới đã bị chấn động bởi hàng loạt cú sốc; từ khủng hoảng tài chính châu Á cho tới sự đổ vỡ của nền kinh tế “dot com”. Như nhà toán học John Allen Paulos nói một cách hài hước: “Sự bất ổn là cái ổn định duy nhất còn tồn tại, và biết cách chung sống với bất ổn lại tạo ra nơi trú ẩn an toàn duy nhất”. Chúng ta đang ở quý II năm 2012, sự lạc quan có được trong quý I ở châu Á dần vơi đi. 1
  2. Người ta vẫn hy vọng vào một giải pháp trật tự để giải quyết các vấn đề tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, nhưng nếu lắng nghe quan điểm của giáo sư Paulos thì sẽ không khôn ngoan nếu cho rằng thời điểm kết thúc của những bất ổn thị trường đã ở phía bên kia đường chân trời. Nhiều chuyên gia cho rằng không có quy tắc tài chính nào quan trọng hơn là quản lý tiền tệ đối với hoạt động của doanh nghiệp, mà quy tắc đó lại hay bị bỏ qua nhất. Trong một vài trường hợp, các công ty nhỏ không màng suy nghĩ tới quản lý tiền tệ miễn là tiền vào vẫn lớn hơn tiền ra - những người chủ toàn tâm toàn ý nghĩ về sản phẩm và bán hàng. Khi điều kiện thị trường ôn hòa, kể cả những công ty có quy mô tương đối lớn đôi khi cũng để tiền nhàn rỗi và phân tán ở những tài khoản khác nhau. Tuy nhiên khi tín dụng trở nên đắt đỏ và thu nhập khó đoán định hơn, các công ty nhận thấy nhu cầu ưu tiên số 1 là phải phân bổ và tối đa hóa lợi nhuận từ số tiền họ có. Chuyển giao nội bộ, tín dụng thấu chi và đầu tư trên số dư qua đêm của các tài khoản nghe có vẻ xa vời nhưng quản lý tiền tệ kém hiệu quả thường bị chỉ trích là nguyên nhân hàng đầu của thất bại về kinh doanh. Quy mô công ty càng lớn, sản phẩm và hoạt động bán hàng ngày càng phát triển trên quy mô toàn cầu, tài chính doanh nghiệp càng trở nên phức tạp. Vì lý do đó, ngày càng nhiều công ty tìm tới ngân hàng để được tư vấn về quản lý tiền tệ hiệu quả và ngày càng nhiều công ty sử dụng các công cụ và hệ thống thanh toán và thu hồi nợ khiến họ có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi tiền tệ, từ đó giải phóng vốn lưu động. Ngân hàng đồng nhất hệ thống của mình với hệ thống của khách hàng và từ đó xử lý tất cả mọi thứ từ trả lương hay thanh toán cho nhà cung cấp tới tập trung tiền (danh nghĩa) và đầu tư trên số dư qua đêm của tài khoản sao cho tiền nằm qua đêm có thể được sử dụng một cách thông minh và sinh lời nhiều nhất. Cái lợi từ xu hướng này ở các công ty là họ nhìn thấy rất rõ ràng dòng tiền của mình và những chi phí tiết kiệm được từ tốc độ và hiệu quả được cải thiện, từ đó giúp họ trở nên cạnh tranh hơn trong giao thương quốc tế. Lợi ích cho ngân hàng là họ củng cố sâu hơn mối quan hệ với khách hàng. Vì sự đồng bộ hóa hệ thống cần thời gian và lòng tin, mối quan hệ phát triển theo một phương thức có thể làm giảm sự bất ổn cho cả hai bên và cung cấp 2
  3. một nền móng trên đó công ty có thể phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các nghiên cứu chỉ ra rằng thương mại sẽ phát triển với tốc độ trung bình 6,5%một năm trong vòng năm năm tới khi giao thương nội vùng nở rộ và dòng thương mại phát triển tại các hành lang thương mại Nam - Nam nối liền châu Á, châu Mỹ Latin, châu Phi và Trung Đông. Đây rõ ràng là tin tốt đối với các công ty trong vùng và tiềm năng làm ăn ra tiền, nhưng mặt khác cũng là tín hiệu cảnh báo đối với những công ty chưa xây dựng cho mình một bộ phận hỗ trợ có đủ quy mô để phục vụ hiệu quả cho tăng trưởng. Chung quy, không một công ty nào muốn nhìn thấy chi phí của mình tăng cùng với tốc độ tăng của doanh thu. Trong khi Mỹ và khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể cung cấp cho các công ty một mức độ ổn định nhất định, ở châu Á các công ty phải soát xét nhiều loại tiền tệ, bảo hiểm rủi ro chống lại bất ổn về tỷ giá, phải trả thuế các loại và tuân thủ theo các định chế pháp lý khác nhau. Sự khác biệt rất lớn về múi giờ cũng khiến các giám đốc kinh doanh vốn và ngoại tệ có thể phải cần tới khả năng đầu tư trên số dư tài khoản ở những nước xa như New Zealand và Ấn Độ. Công ty càng vươn xa, càng có nhu cầu phải tối ưu hóa các chuỗi cung ứng và đồng bộ thông tin tài chính từ các đối tác và công ty con. Tại Việt Nam hiện tại, số lượng các doanh nghiệp chú trọng và sử dụng các sản phẩm quản lý tiền mặt chưa nhiều, đặc biệt là đối với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ và kể cả các tập đoàn quốc doanh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thứ nhất, trong một thời gian dài nền kinh tế Việt Nam phát triển khá ổn định, ít bị ảnh hưởng mạnh từ các đợt khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới như đợt khủng hoảng tài chính tiền tệ xuất phát từ Thái Lan năm 19971998. Điều này khiến các doanh nghiệp chủ quan vì họ luôn được kinh doanh trong môi trường khá ổn định và an toàn khi dòng vốn lưu động chưa phải là bài toán khó hoặc việc tiếp cận vốn vay ngân hàng dễ dàng với lãi suất vay không bị đẩy lên cao. Hai là trong một thời gian dài các ngân hàng chú trọng vào tăng trưởng tín dụng thay vì phát triển cung cấp các sản phẩm quản lý liên quan trong đó có 3
  4. dịch vụ quản lý tiền tệ. Ba là việc sử dụng sản phẩm quản lý tiền tệ để đạt được hiệu quả cao nhất đòi hỏi sự tích hợp hệ thống kế toán của doanh nghiệp, và cả đối tác của doanh nghiệp với hệ thống của ngân hàng. Tuy nhiên một thực trạng tại đây là hệ thống kế toán cũ với nhiều công đoạn thủ công gây một thách thức không nhỏ cho các ngân hàng muốn cung cấp sản phẩm, công nghệ quản lý tiền tệ hiện đại. Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế hiện nay với nhiều thách thức và chi phí vay trở nên ngày càng đắt đỏ thì các doanh nghiệp lại có xu hướng tìm tới các sản phẩm quản lý tiền tệ hiệu quả giúp họ tối ưu hóa bất cứ đồng vốn đang sẵn có hoặc để nhàn rỗi của mình, trong khi tận dụng tăng doanh thu và giảm bớt sự phụ thuộc vào chi phí vay ngoài. Sự quan tâm này thể hiện rất rõ khi câu hỏi của các doanh nghiệp với chúng tôi tại các buổi hội thảo là về các giải pháp gom tiền trên tài khoản, thu hộ, đối chiếu các khoản phải thu, ngân hàng điện tử hay đầu tư trên số dư qua đêm, thay vì chỉ hỏi về lãi suất vay, tỷ giá USD/VND như trước đây không lâu. Kinh nghiệm cho chúng tôi biết rằng luôn luôn có khả năng có ai đó sẽ chọn cách bỏ qua câu cách ngôn của giáo sư Paulos, và có những người cho rằng sự bất ổn chỉ là trường hợp cá biệt không thường xuyên chứ không phải quy luật. Nhưng khi châu Á mở cửa và phát triển, mang lại những cơ hội mới và cùng đó là những thách thức về tài chính cho các công ty, chúng tôi tin rằng sẽ có nhiều người khác không muốn lựa chọn cách nhìn đó. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2