Thực trạng quản lý và tổ chức dạy học môn Giáo dục thể chất theo hình thức tự chọn môn học cho sinh viên khối không chuyên trường Đại học Khánh Hòa
lượt xem 2
download
Qua phân tích tổng hợp số liệu, kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế cho thấy việc quản lý và tổ chức dạy học môn Giáo dục thể chất theo hình thức tự chọn môn học cho sinh viên khối không chuyên tại Trường Đại học Khánh Hòa bước đầu đã đạt kết quả tốt nhưng còn gặp khó khăn và chưa hoàn thiện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng quản lý và tổ chức dạy học môn Giáo dục thể chất theo hình thức tự chọn môn học cho sinh viên khối không chuyên trường Đại học Khánh Hòa
- THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO HÌNH THỨC TỰ CHỌN MÔN HỌC CHO SINH VIÊN KHỐI KHÔNG CHUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHÁNH HÒA ThS. Nguyễn Hữu Tường Trường ĐH Khánh Hòa TÓM TẮT Qua phân tích tổng hợp số liệu, kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế cho thấy việc quản lý và tổ chức dạy học môn Giáo dục thể chất theo hình thức tự chọn môn học cho sinh viên khối không chuyên tại Trường Đại học Khánh Hòa bước đầu đã đạt kết quả tốt nhưng còn gặp khó khăn và chưa hoàn thiện. Từ khóa: Giáo dục thể chất, dạy học, tổ chức, sinh viên, đại học Khánh Hòa 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước ta đang bước vào ngưỡng cửa của thế kỷ 21, thời kỳ hội nhập quốc tế, thế kỷ mà việc giáo dục chuyên gia, phát triển nhân tài là một trong những nét đặc trưng của nền giáo dục hiện tại. Với đà phát triển của nền kinh tế đất nước, toàn ngành giáo dục đang từng bước được đổi mới trong đó đổi mới về hệ thống giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp nhằm củng cố và nâng cao hiệu quả đào tạo. Vì thế, việc nâng cao hứng thú đối với môn học là hết sức cần thiết. Từ đó sinh viên mới tích cực, tự giác trong quá trình rèn luyện để nâng cao sức khỏe nhằm phục vụ tốt cho việc học tập các môn học khác. Trước đây, Trường cao đẳng sư phạm Nha Trang đã tổ chức dạy học môn Giáo dục thể chất theo hình thức tự chọn môn học cho sinh viên hệ không chuyên bước đầu đạt kết quả khả quan. Nhưng trong quá trình giảng dạy, theo quan sát chúng tôi vẫn thấy chưa hoàn thiện và với tình hình hiện nay, trường xác nhập với Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch nâng cấp thành Trường đại học Khánh Hòa thì việc hoàn thiện cách quản lý và tổ chức dạy học môn Giáo dục thể chất theo hình thức tự chọn môn học và áp dụng hình thức học tập trên là cần thiết. Chính vì vậy, chúng tôi tìm hiểu: “Thực trạng quản lý và tổ chức dạy học môn Giáo dục thể chất theo hình thức tự chọn môn học cho sinh viên khối không chuyên tại Trường đại học Khánh Hòa”. 2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cách tiếp cận - Tiếp cận từ cơ sở lí luận việc dạy học môn Giáo dục thể chất cho sinh viên tại các trường cao đẳng, đại học. - Tiếp cận từ thực tiễn công tác giảng dạy cho sinh viên tại Trường đại học Khánh Hòa. 811
- 2.2 Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp: - Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp toán học thống kê. 2.3 Khách thể nghiên cứu Các nhà quản lý và giáo viên TDTT (30 người) và sinh viên đang học tập môn Giáo dục thể chất (300 sinh viên). 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thực trạng việc nhận thức của giáo viên và sinh viên về môn GDTC tại Trường đại học Khánh Hòa thực hiện mục tiêu Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành, nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để thực hiện mục tiêu của giáo dục Đại học về mặt nâng cao sức khỏe cho sinh viên thì việc Giáo dục Thể dục thể thao trong nhà trường là không thể thiếu được, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế xã hội, phát triển hài hòa, có thể chất cường tráng, đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp và khả năng tiếp cận với thực tiễn lao động, sản xuất. Đến nay mục tiêu giáo dục nói chung và công tác giáo dục TDTT cũng được khẳng định ở vị trí quan trọng thông qua các hướng dẫn thực hiện công tác học sinh, sinh viên, Giáo dục thể chất và y tế trường học năm học 2005 - 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo như: tiếp tục quán triệt những quan điểm cơ bản của nghị quyết TW II (khóa VIII); đặc biệt là các mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường; Luật giáo dục (2005) và các quy chế, văn bản dưới luật về công tác giáo dục TDTT, sức khỏe, y tế trường học do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành. Trên cơ sở những mục tiêu chung và để thực hiện các hoạt động thể dục thể thao có hiệu quả trong nhà trường cần phải đạt được các mục tiêu sau: Qua quá trình tham gia các hoạt động phong trào và rèn luyện thể dục thể thao trong nhà trường giúp cho việc nâng cao sức khỏe của sinh viên. Phục vụ cho việc học tập. Thu hút và lôi cuốn sinh viên vào các hoạt động phong trào TDTT để không rơi vào các tệ nạn xã hội và làm cơ sở về kỹ năng TDTT cho tập luyện sau này. Đáp ứng được nhu cầu vui chơi lành mạnh, giải trí cho sinh viên, tạo sân chơi bổ ích trong những lúc nhàn rỗi. Thông qua các hoạt động TDTT trong nhà trường còn có thể phát hiện tài năng trong sinh viên, tiếp tục bồi dưỡng và đào tạo, huấn luyện trở thành VĐV đạt thành tích cao trong thi đấu các giải của tỉnh cũng như khu vực. 812
- Góp phần phát triển con người với phương châm của phong trào TDTT kết hợp giáo dục đạo đức với trí dục và giáo dục TDTT kết hợp mỹ dục trên cơ sở đó giáo dục TDTT sẽ nâng cao năng suất lao động. Để giải quyết các mục tiêu nói trên nhà trường cần phải thực hiện các yêu cầu được thể hiện ở bảng dưới đây. Kết quả như sau: Bảng 1: Kết quả thực hiện các mục tiêu (thống kê 30 cán bộ quản lý và GV) Rất Không Cần thiết cần thiết cần thiết TT Thực hiện các mục tiêu Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng % lượng % lượng % Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường 1 đối với các hoạt động GDTC chính 21 70 9 30 khóa Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường 2 đối với việc tổ chức cho sinh viên tham 18 60 12 40 gia các hoạt động TDTT Sự đầu tư của nhà trường cho các hoạt 3 20 66.7 10 33.3 động GDTC và TDTT cho SV Cơ sở vật chất dành cho các hoạt động 4 23 76.7 7 23.3 TDTT và GDTC Thời gian dành cho SV tham gia các 2buổi/ 1buổi/ 5 hoạt động giáo dục và rèn luyện TDTT tuần 70 tuần 30 trong trường 21 9 Dựa vào bảng 1 kết quả thực hiện các mục tiêu chung của nhà trường đối với hoạt động Giáo dục thể chất và phong trào TDTT cho thấy các mục tiêu được đặt ra đều được Ban Lãnh đạo Nhà trường quan tâm, với ý kiến đồng thuận ở mức rất cần thiết đạt từ 60% trở lên, cao nhất là mục tiêu “Cơ sở vật chất dành cho các hoạt động TDTT và GDTC” đạt 76.7%; và ở mục tiêu “Thời gian dành cho sinh viên tham gia các hoạt động Giáo dục thể chất và rèn luyện TDTT trong tuần” thì có 21 cán bộ quản lý cho là 2 buổi / tuần chiếm tỷ lệ 70%. Bảng 2: Kết quả thực hiện các mục tiêu (thống kê từ 300 sinh viên) Tốt Khá Trung bình Yếu Thực hiện các TT Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ mục tiêu lượng % lượng % lượng % lượng % Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đối với các 1 82 27.3 146 48.7 57 19 15 5 hoạt động GDTC chính khóa cho sinh viên Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đối với việc tổ 2 90 30 164 54.7 40 13.3 6 2 chức cho sinh viên tham gia các hoạt động TDTT Sự đầu tư của nhà trường 3 cho các hoạt động GDTC 84 28 135 45 73 24.3 8 2.7 và TDTT cho sinh viên 813
- Cơ sở vật chất dành cho 4 các hoạt động TDTT và 68 22.7 169 56.3 60 20 3 1 GDTC Thời gian sinh viên dành cho các hoạt động giáo 5 57 19 150 50 91 30.3 2 0.7 dục và rèn luyện TDTT của trường Dựa vào bảng 2 kết quả thực hiện các mục tiêu chung của nhà trường đối với hoạt động Giáo dục thể chất và phong trào TDTT do sinh viên đánh giá cho thấy mức độ khá chiếm tỉ lệ rất cao. 3.2 Thực trạng thực hiện việc quản lí và tổ chức dạy học môn Giáo dục thể chất cho khối sinh viên không chuyên 3.2.1 Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính cho công tác giảng dạy Giáo dục thể chất Trường đại học Khánh Hòa hiện nay được xác nhập từ Trường cao đẳng sư phạm Nha Trang và Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Nha Trang được đặt ở hai cơ sở: cơ sở 1 tại số 1 đường Nguyễn Chánh thành phố Nha Trang, cơ sở 2 tại đường Phạm Văn Đồng thành phố Nha Trang. Với hướng phát triển của nhà trường hiện nay thì điều kiện sân bãi phục vụ cho công tác giảng dạy môn Giáo dục thể chất và tạo sân chơi giải trí cho sinh viên còn rất hạn chế. Hiện tại cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và tập luyện TDTT của nhà trường gồm có: một nhà thi đấu đa năng; một sân bóng rổ; hai sân bóng chuyền; một sân bóng đá mini cỏ nhân tạo; sáu bàn bóng bàn; một hố nhảy xa; một sân đẩy tạ; một bộ nệm, trụ nhảy cao; hai bộ xà đơn, xà kép, xà lệch; hai bộ bàn đạp chuẩn và sáu bộ bàn đạp tập luyện; 100 tấm thảm 1m x 1m; bốn sân cầu lông và đá cầu. Trong đó mặt sân bóng chuyền, sân bóng rổ, sân đẩy tạ đã xuống cấp. Sinh viên tham gia học tập môn GDTC phải tự trang bị dụng cụ học tập và đóng học phí, trang phục theo yêu cầu chuyên môn. Ví dụ: học tập môn bóng đá, bóng chuyền sinh viên phải tự trang bị bóng (mỗi lớp 10 quả); học tập môn cầu lông sinh viên phải tự trang bị vợt và cầu để học; đối với môn võ thuật phải trang bị bộ đồ võ đồng phục cả lớp. 3.2.2 Thực trạng sự phối hợp giữa các phòng, khoa và đoàn thể trong trường 3.2.2.1 Phòng công tác sinh viên Phòng công tác sinh viên của nhà trường được hình thành và làm tham mưu cho Ban giám hiệu về công tác tư tưởng, chính trị, văn hóa, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh cho sinh viên để hình thành nhân cách góp phần phát triển con người toàn diện. Nắm bắt kịp thời những diễn biến tư tưởng trong sinh viên đề xuất các giải pháp và đưa ra những chủ trương kịp thời, thông báo chỉ đạo của nhà trường về việc học tập môn GDTC theo hình thức tự chọn môn học trong tuần lễ sinh hoạt chính trị đầu khóa vào đầu năm học. 814
- Phối hợp cùng với các tổ chức đoàn thể, các khoa tổ chức văn hóa, văn nghệ và các hoạt động thể dục thể thao cho sinh viên. Trong việc thực hiện tham mưu công tác chính trị, tư tưởng trong nhà trường, phòng công tác sinh viên còn có nhiệm vụ phối hợp tổ chức các hoạt động phong trào TDTT. Như vậy việc quản lý và tổ chức học tập môn GDTC theo hình thức tự chọn môn học không những chỉ có bộ môn GDTC chịu trách nhiệm mà còn có các phòng, khoa và các bộ phận khác tham gia, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng, khoa và các đoàn thể trong trường và lực lượng sinh viên tham gia học tập và rèn luyện kỹ năng chuyên môn, góp phần nâng cao sức khỏe phục vụ cho việc học tập các môn chuyên ngành. 3.2.2.2 Đoàn thanh niên và hội sinh viên Đoàn TNCS HCM nghiên cứu nhu cầu, diễn biến tâm lý, bảo vệ lợi ích chính đáng và đúng pháp luật của đoàn viên sinh viên. Từ đó, có những chủ trương chính sách cho phù hợp, tạo sân chơi lành mạnh cho sinh viên. Trong trường đại học, ngoài tổ chức đoàn TNCS HCM ra còn có tổ chức hội sinh viên. Hội sinh viên Việt Nam có chức năng tập hợp rộng rãi mọi đối tượng sinh viên Việt Nam cùng phấn đấu học tập và rèn luyện. Trong nhà trường, tổ chức Đoàn và Hội là người bạn đáng tin cậy của sinh viên, đoàn viên, hội viên. Ngoài công tác giáo dục ra Đoàn, Hội còn tổ chức các hoạt động phong trào như văn hóa, TDTT, văn nghệ, là nơi tập hợp quần chúng, đoàn viên, hội viên tham gia các hoạt động phong trào và thi đấu thể thao trong nhà trường và được sự tham gia cổ vũ nhiệt tình của đoàn viên sinh viên. Bên cạnh đó, còn có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động phong trào thể dục thể thao và quản lý các câu lạc bộ, đội tuyển trường để tập luyện và tham gia thi đấu các giải truyền thống trong nhà trường, các giải của tỉnh, của khu vực. 3.2.2.3 Bộ môn Giáo dục thể chất Để quản lý và tổ chức tốt việc học tập môn GDTC theo hình thức tự chọn môn học bộ môn GDTC cần phối hợp chặt chẽ và đồng bộ với các khoa, phòng công tác sinh viên, Đoàn TNCS HCM, hội sinh viên để nắm được tâm tư, nguyện vọng của sinh viên về công tác tổ chức học tập môn GDTC có những điểm còn bất cập, nội dung chương trình có phù hợp với đối tượng và cách sắp xếp giờ học có phù hợp với yêu cầu người học hay chưa. Từ đó, bộ môn GDTC có sự điều chỉnh kịp thời cho phù hợp để đảm bảo cho việc học tập môn GDTC theo hình thức tự chọn môn học, tạo được sự hứng thú trong sinh viên nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn, tự tập để rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất góp phần phục vụ tốt cho việc học tập các môn chuyên ngành của sinh viên. 815
- 3.3 Kết quả quản lý và tổ chức dạy học môn GDTC theo hình thức tự chọn môn học Bảng 3: Tổ chức học tập môn GDTC theo hình thức tự chọn Chưa Không Phù hợp phù hợp phù hợp STT Các yêu cầu Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng % lượng % lượng % Nội dung chương trình có phù 1 228 76 72 24 hợp với khả năng người học Hình thức tổ chức học tập có 2 180 60 117 39 3 1 phù hợp với người học Cách sắp xếp giờ học có phù 3 195 65 81 27 24 8 hợp với đối tượng Dựa vào bảng 3 chúng ta thấy: với 300 phiếu phỏng vấn sinh viên cho rằng: 1. Nội dung, chương trình học tập môn GDTC phù hợp với khả năng người học. + Có 228 sinh viên cho là phù hợp chiếm tỷ lệ 76% + Có 72 sinh viên cho là chưa phù hợp chiếm tỷ lệ 24% 2. Hình thức, tổ chức học tập có phù hợp với người học. + Có 180 sinh viên cho là phù hợp chiếm tỷ lệ 60% + Có 117 sinh viên cho là chưa phù hợp chiếm tỷ lệ 39% + Có 3 sinh viên cho là không phù hợp chiếm tỷ lệ 1% 3. Cách sắp xếp giờ học có phù hợp với đối tượng. + Có 195 sinh viên cho là phù hợp chiếm tỷ lệ 65% + Có 81 sinh viên cho là chưa phù hợp chiếm tỷ lệ 27% + Có 24 sinh viên cho là không phù hợp chiếm tỷ lệ 8% Bảng 4: Thống kê các môn học tự chọn của sinh viên (13 môn) STT Môn Số lượng Tỉ lệ % STT Môn Số lượng Tỉ lệ % 1 Bóng đá 30 10 8 Võ thuật 30 10 2 Bóng chuyền 20 6.7 9 Đá cầu 9 3 3 Bóng bàn 4 1.3 10 Cầu lông 122 40.7 4 Bóng rổ 10 3.3 11 Bơi lội 31 10.3 5 Điền kinh 1 0.3 12 Khiêu vũ TT 6 2 6 Thể dục 2 0.7 13 Aerobic 25 8.3 7 Cờ vua 10 3.3 Dựa vào bảng 4 ta thấy: Môn thể thao mà sinh viên ham thích và đăng ký học nhiều là: + Cầu lông với số lượng 122 sinh viên chiếm tỷ lệ 40.7 % + Các môn khác chiếm tỉ lệ khoảng từ 10% trở xuống, thấp nhất là môn Thể dục và môn Điền kinh chưa đến 1% sinh viên chọn. 816
- 4. KẾT LUẬN Qua phân tích, chúng ta thấy học tập môn giáo dục thể chất theo hình thức tự chọn môn học trong Trường đại học Khánh Hòa bước đầu đã đạt kết quả tốt. Nó được thể hiện qua: - Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên về môn Giáo dục thể chất tại Trường đại học Khánh Hòa. - Sự phối hợp giữa bộ môn Giáo dục thể chất và các phòng, khoa, đoàn thể trong nhà trường. - Nội dung chương trình, hình thức tổ chức học tập, cách sắp xếp giờ học cũng như số lượng môn học tự chọn đều được đa số sinh viên cho là phù hợp. Từ đó tạo được sự hứng thú trong sinh viên góp phần nâng cao chất lượng môn học. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Giáo dục thể chất hơn nữa thì nhà trường cần trang bị thêm cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện cho đồng bộ. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên còn thiếu ở một số chuyên ngành nên cần được bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn để đảm nhiệm tốt các môn học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Quy hoạch phát triển TDTT ngành Giáo dục và Đào tạo thời kỳ 1996 – 2000 – 2005 và định hướng đến năm 2025, Hà Nội. 2. Chỉ thị 17/CT/TW ngày 23 – 10 – 2002 của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển TDTT đến năm 2010. 3. GS. TS Trịnh Trung Hiếu (1997), Lý luận và phương pháp GDTC, NXB TDTT. 4. Giáo trình Quản lý TDTT (1998), Trường Đại học TDTT 1, NXB TDTT. 5. Quyết định của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình GDTC giai đoạn II các trường Đại học và cao đẳng (không chuyên TDTT), số 1262/GD-ĐT, ngày 12/04/1997. 6. Tuyển tập nghiên cứu khoa học GDTC, sức khỏe trong trường học các cấp (2001), Hội nghị khoa học GDTC, sức khỏe ngành giáo dục và đào tạo lần thứ III, NXB TDTT. 817
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Quản trị Tiệc: Phần 2- CĐ Nghề Du lịch Vũng tàu
65 p | 298 | 94
-
Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thể thao biển ở thành phố Đà Nẵng
7 p | 271 | 9
-
Phụ nữ và du lịch nông thôn: Đồng hành cùng phát triển trong bối cảnh hội nhập (Nghiên cứu trường hợp Cồn Sơn, Cần Thơ)
16 p | 80 | 8
-
Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng và duy trì phát triển mẫu du lịch dựa vào cộng đồng tỉnh Lâm Đồng
7 p | 69 | 6
-
Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng và duy trì phát triển mẫu du lịch dựa vào cộng đồng tỉnh Lâm Đồng
7 p | 68 | 5
-
Đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động các câu lạc bộ cầu lông trên địa bàn thành phố Huế
7 p | 12 | 5
-
Giáo trình Thực hành Quản trị doanh nghiệp du lịch (Ngành: Quản lý và kinh doanh du lịch - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên
51 p | 18 | 3
-
Nghiên cứu đánh giá thực trạng nhân lực quản lý câu lạc bộ Golf Việt Nam
7 p | 9 | 3
-
Thực trạng giờ học giáo dục thể chất nội khóa của học sinh trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Bình Định
4 p | 22 | 3
-
Thực trạng và vấn đề cần thảo luận về quản lý bãi tắm tại các điểm đến du lịch biển
6 p | 41 | 3
-
Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
3 p | 32 | 3
-
Đặc điểm hoạt động của các mô hình thể thao giải trí ở các quận nội thành Hà Nội
6 p | 45 | 3
-
Nghiên cứu biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa nâng cao thể lực cho sinh viên trường Đại học An Giang
6 p | 35 | 2
-
Thực trạng tham gia hoạt động thể thao giải trí của sinh viên trường Đại học Lâm nghiệp
5 p | 31 | 2
-
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới đào tạo cử nhân chuyên ngành Điền kinh Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
6 p | 5 | 2
-
Thực trạng một số yếu tố đảm bảo tập luyện ngoại khóa môn Karate cho nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
6 p | 6 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Tâm lý và giao tiếp trong du lịch (Mã học phần: DLKS1118)
10 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn