Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cũng như các môn học khác trong nhà trường phổ thông môn công nghệ cũng đang đứng trước những vận hội và thách thức mới. Để phù hợp với đặc trưng môn học đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh thì việc dạy và học môn công nghệ trong nhà trường phổ thông muốn đạt hiệu quả cao cần phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn trong việc khai thác hệ thống kênh chữ và kênh hình. Sở dĩ như vậy vì kênh hình ngoài chức năng đóng vai trò là phương tiện trực quan minh họạ cho kênh chữ nó còn là một nguồn tri thức lớn có khả năng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Bên cạnh đó thông qua kênh hình con đường nhận thức của học sinh được hình thành, giúp cho học sinh tự mình phát hiện và khắc sâu kiến thức. Sử dụng kênh hình còn giúp cho giáo viên tổ chức việc dạy và học theo đặc trưng bộ môn nhằm đạt hiệu quả cao. Trong thời gian gần đây sách giáo khoa công nghệ đã có nhiều thay đổi phù hợp hơn với nhu cầu đổi mới dạy và học. Trong đó, số lượng kênh hình chiếm tỉ lệ khá cao với nội dung phong phú: sơ đồ, tranh ảnh, bảng số liệu và được thể hiện bằng màu sắc có tính khoa học, trực quan cao đảm bảo thuận lợi cho việc dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Để có thể khai thác được tối đa hệ thống kiến thức của sách giáo khoa việc hướng dẫn cho học sinh phương pháp khai thác hệ thống kênh hình là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên công nghệ. Vì vậy, tôi chọn để tài nghiên cứu: “Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông”.<br />
<br />
SVTH: BÙI THỊ KIỀU<br />
<br />
1<br />
<br />
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 2. Mục tiêu đề tài Việc đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề cần thiết đối với mọi môn học, bậc học trong đó sử dụng kênh hình trong giảng dạy công nghệ đang là xu hướng được quan tâm. Trong đề tài này chúng tôi chú trọng nghiên cứu việc sử dụng kênh hình trong môn công nghệ lớp 10. Quan trọng hơn là nghiên cứu cách sửdụng kênh hình khác nhau sao cho có hiệu quả và hợp lý nhất. Trên cơ sở đó xâydựngmột số giáo án mẫu và tiến hành thực nghiệm để thấyđược giá trị thực tiễncủa đề tài nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài lấy việc sử dụng kênh hình trong giảng dạy môn công nghệ lớp10 làm đối tượng nghiên cứu trên cơ sở đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 10 ở trường THPT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Kênh hình có rất nhiều nguồn, nhiều cách phân loại khác nhau tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu đề tài khoa học của sinh viên chúng tôi đặc biệt chú trọng nghiên cứu các kênh hình trong SGK công nghệ 10. Các loại kênh hình chủ yếu được nghiên cứu là: sơ đồ và tranh ảnh có nội dung công nghệ. Ngoài ra đề tài cũng mở rộng đối chiếu kênh hình từ các nguồn khác nhau cơ bảnlà từ mạng internet. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp tài liệu: chúng tôi nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài gồm các tài liệu lí luận dạy học, các phương pháp dạy học môn công nghệ thông qua nhiều nguồn khác nhau như: sách báo, báo cáo khoa học, mạng internet, đặc biệt là các sách chuyên ngành như: sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu bồi dưỡng giáo viên. Qua nghiên cứu như vậy sẽ kế thừa và phát huy được kết quả của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài.<br />
SVTH: BÙI THỊ KIỀU<br />
<br />
2<br />
<br />
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông Từ đó xác lập được các kênh hình cụ thể và lựa chọn phương pháp khai thác kênh hình nhằm lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng. - Phương pháp điều tra: đối tượng điều tra là các em học sinh và giáo viên trực tiếp giảng dạy. Thông qua việc xây dựng bảng hỏi đo thái độ và các phiếu khảo sát hiện trạng giúp người nghiên cứu nắm được thực trạng hiện nay. -Phương pháp phân tích hình ảnh: dựa vào hình ảnh để từ đó làm rõ được nội dung kiến thức mà ta cần truyền đạt, hình ảnh sinh động giúp học sinh để nắm bắt, tiếp thu hơn. 5. Giả thuyết khoa học - Đề tài thiết kế một số hình ảnh phục vụ môn công nghệ 10-phần sâu bệnh hại cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy môn học này, đề tài được áp dụng vào thực tế có thể gây hứng thú cho học sinh, giúp học sinh tiếp thu bài hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu của người học, nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT. 6. Cấu trúc đề tài - Gồm 2 phần: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông. Chương 2: Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông.<br />
<br />
SVTH: BÙI THỊ KIỀU<br />
<br />
3<br />
<br />
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận của việc bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 1. Tình hình bổ sung hình ảnh trong dạy học ở Việt Nam và thế giới 1.1. Tình hình trên thế giới Trên thế giới hoạt động giảng dạy luôn có những khó khăn, thách thức. Đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy như: Tác giả P.V.Zimin, M.I.Kođakhốp, N.I.Saxerđôlôlốp nhận định: “công tác quản lý hoạt động giảng dạy, giáo dục trong nhà trường là khâu then chốt trong hoạt động quản lý trường học”. Quản lý hoạt động giảng dạy trong nhà trường phổ thông không chỉ chú trọng đến việc quản lý phương pháp giảng dạy, quản lý nội dung chương trình mà còn phải chú trọng đến nhiều yếu tố khác vì chúng có mối quan hệ hỗ trợ cho nhau về nội dung kiến thức. Bổ sung kênh hình thu hút sự chú ý, tò mò của học sinh, góp phần làm cho tiết dạy thêm sinh động, hấp dẫn. Thực tế cho thấy với đội ngũ GV có năng lực chuyên môn vững vàng, thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao tay nghề thì công tác đào tạo sẽ đạt hiệu quả cao. 1.2. Tình hình ở Việt Nam Ở Việt Nam, nhận thức được vai trò to lớn của công tác QLGD (quản lý giáo dục) đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, nhiều công trình nghiên cứu về quản lý nói chung và QLGD nói riêng đã có nhiều đóng góp về lý luận và thực tiễn, tiêu biểu là các tác giả: Phạm Minh Hạc,Đặng Quốc Bảo, Trần Kiểm, Hà Sỹ Hồ, Vỗ Quang Phúc… Nhiều tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu về quản lý hoạt động giảng dạy trong đó có các vấn đề liên quan như tổ chức quản lý hoạt động giảng dạy trong đó các vấn đề liên quan như tổ chức quản lý tốt các hoạt động giảng dạy trong nhà trường bao gồm: điều kiện phương tiện phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học, quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp, giảng dạy một cách khoa học…thực hiện kiểm tra thường xuyên các hoạt động giảng dạy của GV, phát hiện và phổ biến kinh<br />
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 4<br />
<br />
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông nghiệm giảng dạy, các biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để xây dựng tiềm lực giảng dạy cho đội ngũ GV, đánh giá tầm quan trọng của công tác thi đua khen thưởng trong quá trình quản lý nhà trường nhằm động viên, phát huy hết khả năng, trí tuệ của GV… Một số đề tài luận văn gần đây về PPDH, chất lượng giảng dạy của các tác giả ở Huế, TP Hồ Chí Minh, Cà Mau, Cần Thơ rất đáng quan tâm, các tác giả của luận văn này đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, thực tiễn và đề ra những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học dưới những góc độ khác nhau. 2. Một số khái niệm cơ bản 2.1. Dạy học tích cực 2.1.1. Khái niệm tích cực - Tích cực là khái niệm chỉ phẩm chất, thể hiện sự chủ động, sự lạc quan, nhiệt tình hăng say, hoạt động theo hướng phát triển -Tính tích cực là phẩm chất vốn có của con người, con người không chỉ tồn tại mà còn cải tạo xã hộivì vậy việc hình thành phát triển tính tích cực con người là nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục, là một điều kiện đồng thời là kết quả quá trình phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục. - Tích cực là một nét quan trọng của nhân cách, là một đức tính rất quý báu của con người. 2.1.2. Tích cực trong học tập - Bắt đầu bài học khi mà mọi học sinh đều được tham gia, tổ chức các hoạt động học tập có ý nghĩa, thú vị và mang tính thách thức, lôi cuốn mọi học sinh tham gia vào hoạt động học tập, tạo môi trường học tập thoải mái và thân thiện cho học sinh - Tính tích cực trong học tập là quá trình học có mục đích có sự tiếp thu kiến thức. Ngoài việc tiếp thu kiến thức, trong học tập còn có sự tương tác và học tập hợp tác giữa thầy và trò, hoạt động này cần được tăng cường, tương tác giữa giáo viên với học sinh và tương tác giữa học sinh với học sinh<br />
SVTH: BÙI THỊ KIỀU<br />
<br />
5<br />
<br />