Tiểu luận: Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc từ khi bình thường hoá quan hệ đến nay
lượt xem 78
download
Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc, cũng như nhiều quan hệ địa chính trị khác, có hai mặt: hình thức và vật chất. Hai mặt này không phải bao giờ cũng tương đồng. Về mặt hình thức, quan hệ Việt- Trung được định vị trong khuôn khổ một mô hình thế giới có tính chuẩn tắc và cả hai thế lực cầm quyền ở Trung Quốc và ở Việt Nam cùng công nhận.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc từ khi bình thường hoá quan hệ đến nay
- Tiểu luận Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc từ khi bình thường hoá quan hệ đến nay
- Lời mở đầu Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc, cũng như nhiều quan hệ địa chính trị khác, có hai mặt: hình thức và vật chất. Hai mặt này không phải bao giờ cũng tương đồng. Về mặt hình thức, quan hệ Việt- Trung được định vị trong khuôn khổ một mô hình thế giới có tính chuẩn tắc và cả hai thế lực cầm quyền ở Trung Quốc và ở Việt Nam cùng công nhận. Song về thực chất, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc phản ánh sự cọ sát, đụng độ hoặc thoả hiệp giữa những viễn tưởng khác nhau về trật tự thế giới, xét cho cùng là phản ánh tương quan lục lượng giữa các thế lực lãnh đạo đại diện cho các viễn tưởng thế giới khác nhau. Sự chia sẻ và tranh chấp trật tự thế giới được thực hiện thông qua đại chiến lược và được thể hiện thông qua lễ nghi. Mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc là mối quan hệ phức tạp nhưng cũng đang phát triển tốt hơn. Bài viết này trình bày và phân tích những thành tựu, những vấn đề đang đặt ra trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc từ khi bình thường hoá quan hệ đến nay. Trong khuôn khổ bài tiểu luận này cùng với những kiến thức còn hạn chế , bài viết không tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được sự đóng góp từ phía thầy cô để bài nghiên cứu hoàn thiện hơn.
- Phần I: Tổng quan về mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng, cùng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đã có lịch sử phá triển lâu đời. Sau khi bình thường hoá quan hệ (11/1991), hai nước đã có nhiều nỗ lực đưa hai quan hệ phát triển lên một tầm cao mới , mở ra triển vọng tốt đẹp cho sự phát triển quan hệ song phương. 1. Đôi nét về Trung Quốc đương đại. Trung Quốc là một nước lớn có diện tích 9,6km2, chiếm 1/5 diện tích thế giới, 1/4 diện tích châu Á, đứng thứ ba thế giới ( Sau Nga, Canada). Trung Quốc hiện có 1,3 tỷ dân ( là nước đông dân nhất thế giới, chiếm 1/5 nhân loại). Dự kiến năm 2020, dân số Trung Quốc tăng lên 1,5-1,6 tỷ người ( là nước đông dân thứ 2, sau Ấn Độ). Trung Quốc có đường biên giới trên đất liền tiếp giáp với 19 nước, dài trên 20.000 km2 ,và bờ biển dài 18.000 km. Từ đầu năm 60 đến cuối những năm 70 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã chủ động gây ra ba cuộc chiến tranh trên bộ (Ấn Độ, Liên Xô cũ và Việt Nam). Trung Quốc đang tranh chấp về chủ quyền đảo, biển với nhiều nước, nổi bật là chủ quyền quần đảo Sekaku (Điếu Ngư) với Nhật Bản; quần đảo Hoàng Sa với Việt Nam, quần đảo Trường Sa với Việt Nam và một phần quần đảo này với Philipin, Brunei, Malayxia, Đài Loan; với Indonexia, (Bắc) Triều Tiên, Hàn Quốc có việc phân chia lãnh hải. Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 và 6 bãi đá ngầm của Việt Nam năm 1988. Trung Quốc hiện đã trở thành cường quốc kinh tế, và là nước thu hút đàu tư lớn nhất thế giới, năm 2004 đạt trên 60 tỷ USD. Với thành quả như vậy, Trung Quốc đã được mời vào nhóm G7 như hiện thực.
- Sau Nga và Mỹ, Trung Quốc là cường quốc quân sự hàng đầu trên thế giới, có bom nguyên tử, bom khinh khí vàphương tiện mang các vũ khí này tới mọi nơi trên thế giới. Sau Nga và Mỹ, Trung Quốc đã tự đưa được người của mình vào vũ trụ. Trung Quốc là một cường quốc chính trị, là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, là nước có ảnh hưởng không thể bỏ qua trong khu vực, đặc biệt là Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Trung Quốc là một trong những nước có nền văn minh cổ xưa huy hoàng nhất thế giới. Ngày nay, sức mạnh mềm của Trung Quốc đang được mở rộng. Người Trung Quốc luôn tự coi nền văn hoá của mình là “ nền văn hoá của thế giới”. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nói “ Nền văn hoá Trung Quốc không phải của riêng người Trung Quốc mà là của toàn thế giới…Chúng ta sẵn sàng thúc đẩy giao lưu với toàn bộ thế giứoi với nỗ lực chung thúc đẩy sự phát triển văn hoá”. Có thể nói rằng với vị thế như ngày nay Trung Quốc đang dần trở thành một cường quốc có sức ảnh hưởng lớn đối với thế giới đặc biệt về lĩnh vực chính trị quốc tế. 2. Mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc là một trong những mối quan hệ địa chính trị lâu đời nhất trên thế giới còn tồn tại đến ngày nay. Nói “Quan hệ địa chính” để nói về một phạm trù tổng quát hơn, bao trùm hơn phạm trù “ Quan hệ giữa hai quốc gia”. Bởi vì trong gần hai mươi thế kỷ lịch sử, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc không phải lúc nào cũng là quan hệ giữa hai quốc gia, càng không phải lúc nào cũng là quan hệ giũa hai “ nhà nước dân tộc có chủ quyền”, như ta đã quen hình dung về mối quan hệ giữa hai “ nước” trong thế giới hiện đại. Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc ở đây được hiểu là mối quan hệ giữa hai thực thể địa chính trị. Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc có thể chia ra 4 thời kỳ cơ bản. Thời kỳ thứ nhất quen gọi là “ Thời kỳ Bắc thuộc”, kéo dài khoảng 1000 năm, từ nước Âu Lạc của An Dương Vương thuộc về nước Nam Việt của Triệu Đà. Khi mối liên hệ địa chính trị đầu tiên giữa miền châu thổ sông Hồng với miền trung nguyên Trung Quốc chưa được thiết lập thông qua quan hệ Hán-Nam Việt, cho đến thời điểm Ngô Quyền đánh thắng
- quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng ( năm 938). Thời kỳ thứ hai gợi chung là “ Thời kỳ Đại Việt”, từ khi Ngô Quyền xưng vương ( năm 939) đến khi Pháp đặt nền bảo hộ ở Việt Nam và nhà Thanh công nhận chủ quyền của Pháp ở đây. Thời kỳ thứ ba, quen gọi là “ Thời kỳ Pháp thuộc”, kéo dài 6 thập niên từ 1883-1945, khi Việt Nam tuyên bố độc lập. Thời kỳ thứ tư, gọi là “ Thời kỳ Việt Nam”, từ năm 1945 đến nay. Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Sau thế chiến thứ II, cả thế giới công nhân mô hinh Vestphalia. Mô hình đó là cơ sở ý thức hệ của Liên Hợp Quốc, cũng là chỗ bám để các nước thuộc địa đòi quyền tự quyết của dân tộc mình. Năm nguyên tắc chugn sống hoà bình được Việt Nam-Trung Quốc coi như một căn bản trong quan hệ giữa hai quốc gia. Nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa và nước Trung Hoa xã hội chủ nghĩa còn có chung một mô hình thế giới nữa. Theo đó, thế giới chia làm hai phe, xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, trong đó Việt Nam và Trung Quốc cùng thuộc phe xã hội chủ nghĩa, tức là như “ anh em” một nhà. Trong những năm 50&60, Việt Nam coi Liên Xô và Trung Quốc là hai nước đứng đầu phe xã hội chủ nghãi, là “ anh cả” và “ anh hai”. Điều này có vẻ như trùng quan điểm với Trung Quốc ( Liên Xô và Trung Quốc là anh cả và anh hai trong phe xã hội chủ nghĩa) khác với quan điểm của Liên Xô( Liên Xô một mình lãnh đạo phe xã hội chủ nghĩa). Nhưng thực chất sự khác biệt quan trọng giữa ba nước là quan điểm của mỗi nước. Trung Quốc vẫn công nhận phe xã hội chủ nghĩa lãnh đạo bởi Liên Xô, nhưng điểm mấu chốt mà Trung Quốc đòi hỏi là họ phải nhận được độc lập, không bị phụ thuộc vào anh cả. Vì thế mà Mao muốn Liên Xô chia sẻ kỹ thuật làm bom nguyên tử Trung Quốc. Nhưng Liên Xô cũng muốn các nước xã hôịi chủ nghĩa phụ thuộc vào mình nên từ chối cho Trung Quốc công nghệ nguyên tử. Đây là nguyên nhân sâu xa và căn bản của sự “ bất hoà” giữa hai nước trong những năm về sau. Về phía Việt Nam, để phục vị mục tiêu hoàn toàn giải phóng miền Nam, Việt Nam cần cả hai cường quốc xã hội chủ nghĩa, còn chuyện của họ có phụ thuộc vào nhau hay không thì không quan trọng. - Vào cuối những năm 60, đầu những năm 70, quan điểm và đường lối của Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu xa rời nhau, bất đồng sâu sắc với Liên Xô mà không
- lôi kéo được phe xã hội chủ nghĩa theo mình, Trung Quốc quay ra giương cao ngọn cờ lãnh đạo các nước đang phát triển. Cuối những năm 60, Trung Quốc đưa ra viễn tưởng “nông thôn thế giới bao vây thành thị thế giới”, trong đó “ nông thôn thế giới” do Trung Quốc lãnh đạo, còn “ thành thị thế giới” bao gồm cả Mỹ lẫn Liên Xô. Cũng trong khoảng thời gian này, Liên Xô đưa ra mô hình “ ba dòng thác cách mạng thế giới”. Ba dòng thác ấy bao gồm chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào công dân ở các nước tư bản chủ nghĩa, và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước đang phát triển. Như vậy, Liên Xô là lãnh đạo của lãnh đạo. Việt Nam không nhận được vai trò gì quan trọng trong viễn tưởng thế giới của Trung Quốc. - Năm 1975, chiến tranh kết thúc, nước Việt Nam thống nhất, quan hệ Việt- Trung đi vào một bối cảnh mới. Sự nghiệp “ giải phóng Miền Nam” đã hoàn tất, Việt Nam phải chuyển sang chiến lược mới. Việt Nam hoàn toàn có thể tranh thủ được nguồn lực của hai phe, của Liên Xô ( vì Việt Nam đã có thành tích thắng Mỹ) cũng như của Mỹ là Mỹ đã viện trợ nhiều tỷ đôla bồi thường chiến tranh. Song tính toán của Việt Nam hoàn toàn dựa trên sự hiểu biết sai thế giới bên ngoài, nhất là hiểu sai các nước lớn có ảnh hưởng quyết định đến số phận Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc cũng như Liên Xô. Với Trung Quốc, Việt Nam cho rằng cái uy chiến thắng siêu cường Mỹ sẽ khiến người láng giềng phương Bắc phải nể. Nhưng sự mạnh lên của Việt Nam lại khiến Bắc Kinh coi Hà Nội như một đối thủ cần ngăn chặn. Do đó, Trung Quốc đã kết liên chiến lược với CPC để gây sức ép với Hà Nội từ phía Nam. - Trong hai năm 77-78, quan hệ Việt-Trung đổ vỡ, Mỹ cự tuyệt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, Việt Nam gia nhập khối kinh tế của Liên Xô và ký liên minh phòng thủ với Liên Xô và các nước trong khối Vacxava, CPC gây hấn biên giới tây nam Việt Nam và Việt Nam đưa quân vào thay đổi chính phủ của CPC. Cuối năm 78, Trung Quốc lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, đầu năm 79 đưa quân đánh Việt Nam trên toàn biên giới phía Bắc. - Trung Quốc không chấp nhận “ giải pháp đỏ” của Việt Nam. Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn này xấu dần đi.
- - Sự sụp đổ của Liên Xô và sự tân rã của khối Đông Âu, là cơ hội “ trời cho” với Trung Quốc. Trung Quốc có khả năng thực hiện đại chiến lược của mình. - Việt Nam và Trung Quôc bình thường hoá quan hệ. Vậy tại sao hai quốc gia lại chọn biện pháp ngoại giao bình thường hoá quan hệ. 3. Tại sao Trung Quốc-Việt Nam bình thường hoá quan hệ. Tôi nhờ câu nói của tổng thống Pháp Francas Mitterand như sau: “ Hằng sô duy nhất hiện nay là sự biến đổi và đây là thời điểm để Trung Quốc-Việt Nam bắt đầu một mối quan hệ mới: bình thường hoá.” Trong “ Tam quốc diễn nghĩa” hồi một mở đầu cuốn sách có câu dẫn: “ Thoại thuyết thiên hạ đại thể, phân hữu tất phân” ( chuyện rằng xu thế lớn của thiên hạ là phân chia, lâu rồi tất nhiên sẽ hợp lại, hợp lại lâu rồi tất nhiên lại phân chia). Những điều dẫn chứng ở trên thể hiện sự thay đổi trong tư duy chiến lược quan hệ giữa các nước. Xu thế ngày nay là hội nhập để phát triển. Chính vì thế mà các nước gắn chặt với nhau hơn, phụ thuộc vào nhau hơn bao giờ hết. Việc bình thường hóa quan hệ Việt- Trung là điều tất yếu với nhà lãnh đạo của hai nước. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có mối quan hệ nhiều mặt về lịch sử, văn hóa. Nhân dân hai nước có truyền thống hữu nghị lâu đời, trước dây từng bị áp bức bóc lột, sau này lại cùng ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Những điều kiện địa lý, lịch sử, văn hóa đó đã gắn kết một cách tự nhiên nhân dân hai nước; đồng thời tạo nên mối quan hệ biện chứng, nương tựa nhau, không thể tách rời giữa cuộc cách mạng của hai nước Việt- Trung. Hai nước có nhiều điểm tương đồng về chính trị, kinh tế và xã hội: đều là nước XHCN, đều kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, đều đang tiến hành cải cách và mở cửa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hơn nữa, cả hai nước đều đặt trọng tâm vào phát triển kinh tế, vì vậy đều cần môi trường xung quanh hòa bình, ổn định để có điều kiện tập trung mọi nguồn lực để phát triển quốc gia.
- Có thể nói rằng, với nhiều điểm tương đồng như vậy và những nỗ lực chung từ hai phía, việc bình thường hóa quan hệ mang lại nhiều lợi ích hơn là hạn chế. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ hai nước đã đạt được nhiều thành tựu. Phần II: Những thành tựu và vấn đề đặt ra trong quan hệ giữa hai nước kể từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay. Sau hơn 10 năm “gián đoạn” (1979-1990), quan hệ Việt-Trung dần được cải thiện. Cuộc gặp cấp cao Thành Đô tháng 9-1990 thổi một luồng gió mới vào quan hệ Việt- Trung, để rồi tháng 11-1991, cuộc gặp cấp cao giữa hai nước đưa quan hệ hai nước bước sang trang sử mới với tinh thần “khép lại quá khứ, mở ra tương lai”. Đánh giá sự kiện này, trong dịp kỉ niệm 50 năm thành lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Trung Quốc( tháng 1-2000) tại Hà Nội, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam, Lý Gia Trung đã nhận định: “Năm 1991, xua tan những đám mây bao phủ, quan hệ hai nước trở lại bình thường”. Thành tựu chủ yếu: 1) Về quan hệ chính trị- ngoại giao: Tháng 11-1991, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Trung Quốc, đánh dấu sự bình thường hóa và mở ra một trang sử mới của quan hệ giữa hai nước. Tháng 2-1992, Bộ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Tiền Kì Tham thăm Việt Nam, hai nước kí Hiệp định hợp tác kinh tế và lãnh sự. Tháng 11-1992, Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng thăm hữu nghị Việt Nam. Tháng 11-1993, Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm chính thức Trung Quốc. Tháng 2-1994, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nông Đức Mạnh thăm Trung Quốc. Tháng 11-1994, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân thăm Việt Nam, hai bên đã kí kết hiệp định về
- thành lập ủy ban Hợp tác kinh tế-thương mại Việt-Trung. Tháng 11-1995, Tổng bí thư Đỗ Mười thăm Trung Quốc. Tháng 6-1996, Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng thăm Việt Nam, dự đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII. Tháng 11- 1996, Uỷ viên trưởng Uỷ ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Kiều Thanh thăm Việt Nam. Tháng 7-1997, Tổng bí thư Đỗ Mười thăm Trung Quốc, hội đàm với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân, thỏa thuận phấn đấu sớm kí kết các hiệp định về biên giới trên bộ và phân định Vịnh Bắc Bộ. Tháng 10-1998, Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Trung Quốc, hai bên ký ba hiệp định: Hiệp định Lãnh sự, Hiệp định tương trợ tư pháp, Hiệp định buôn bán ở vùng biên giới hai nước. Tháng 2-1999, Tỏng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm Trung Quốc, hai bên nhất trí xác định xây dựng và phát triển quan hệ hai nước theo phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”; ký Hiệp định Hợp tác kinh tế kỹ thuật và Trung Quốc đã vện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 20 triệu Nhân dân tệ (NDT). Tháng 12-1999, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ thăm Việt Nam. Ngày 30-12-1999, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Triền thăm Việt Nam, cùng Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm, thay mặt chính phủ hai nước kí kết Hiệp ước Biên giới trên đất liền giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Ngày 25-12-2000, Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp định dân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác nghề các (thời hạn 15 năm, trong đó 12 năm chính thức và 3 năm gia hạn). Từ ngày 25 đến ngày 29-12-2000, Chủ tịch Trần Đức Lương thăm Trung Quốc, hai nước ra tuyên bố chung về hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thế kỷ XXI, cụ thể hóa phương châm 16 chữ thành phương châm cụ thể phát triển quan hệ hai nước trên các lĩnh vực. Bước sang thế kỷ mới, Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào thăm Việt Nam, dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc dự Đại hội lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam. Trong cuộc tiếp đoàn, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh
- ngay sau Đại hội IX, đồng chí Hồ Cẩm Đào nêu ý kiến 5 điểm về việc thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước. Từ ngày 7 đến ngày 10-9-2001, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Lý Bằng thăm Việt Nam. Ngày 6-11-2001, trong thời gian họp Hội nghị cấp cao ASEAN 7 tại Brunây, Thủ tướng Phan Văn Khải gặp thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ. Trong thời gian tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Thượng Hải tháng 11-2001, Thủ tướng Phan Văn Khải có cuộc gặp với Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân. Từ ngày 30-11 đến 4- 11-2001, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh thăm Trung Quốc. Hai bên tuyên bố chung và ký kết một số hiệp định hợp tác và đã đạt được thỏa thuận về một số dự án hợp tác lớn; trợ giúp về tài chính cho Việt Nam. Trong dự án mỏ đồng Sinh Quyền; viện trợ không hoàn lại 30 triệu NDT. Từ ngày 27-2 đến 11-3-2002 Tổng bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân thăm Việt Nam. Nhân dịp này, hai bên ký hai văn kiện hợp tác: Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Hiệp định khung giữa Chính phủ hai nước về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi. Từ ngày 7 đến ngày 11-3-1003, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh thăm Trung Quốc, lãnh đạo cấp cao hai nước Việt-Trung đã đạt được sự thống nhất chung về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển quan hệ hai đảng, hai nhà nước, đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện của quan hệ Việt-Trung trong thế kỷ XXI theo phương châm 16 chữ và “4 tốt” (đồng chí tốt, bạn bè tốt, láng giềng tốt, đối tác tốt). Từ ngày 13 đến ngày 15-6-2003, Bộ ngoại giao Trung Quốc Lý Triệu Tinh thăm Việt Nam, hai bên khẳng định đẩy nhanh tiến độ phân giới cắm mốc trên thực địa và giải quyết những vấn đề liên quan đến hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ để sớm đưa ra các hiệp định đã ký vào thực tế cuộc sống. Tháng 9-2003, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung Quốc, hai bên đã ký bốn văn kiện cấp chính phủ: thỏa thuận về việc lập Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh và Nam Ninh; Nghị định thư về việc Trung Quốc xóa một phần nợ cho
- Việt Nam; Hiệp định về thanh toán và hợp tác giữa Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Ngân hàng nhân dân Trung Quốc; Hiệp định hợp tác về kinh tế kỹ thuật. Cũng trong tháng 9-2003, đồng chí Tòng Thị Phóng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương thăm Trung Quốc. Tháng 10-2003, trong các dịp dự Hội nghị cấp cao ASEAN tại Bali (Inđônêsia) và Hội nghị cấp cao APEC tại Băng Cốc (Thái Lan), Thủ tướng Phan Văn Khải đã gặp Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào. Trong năm 2003, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã phối hợp với Đoàn Thanh niên cộng sản Trung Quốc tổ chức thành công cuộc gặp gỡ thanh niên Việt Nam-Trung Quốc lần thứ tư tại Việt Nam và đã ký thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2004-2005, Ngày 17-2- 2004, tại Phủ chủ tịch (Hà Nội), Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã tiếp và nói chuyện thân mật với Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Hạ Quốc Cường , Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương làm trưởng đoàn, dự hội thảo lý luận giữa hai đảng và thăm chính thức Việt Nam. . Ngày 2-5-2004, khai trương Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh. Cùng với việc mở rộng Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hồng Kông, bao gồm cả đặc khu hành chính Ma Cao đã đưa số Tổng lãnh sự quán của Việt Nam tại Trung Quốc lên tới ba khu vực. Ngày 4-5-2004, Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc do đồng chí Lý Thiết Anh, Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Phó chủ tịch quốc hội Trung Quốc) dẫn đầu sang thăm Việt Nam dự Lễ kỹ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Từ ngày 20 đến 24-5-2004, Thủ tướng Phan Văn Khải dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Trung Quốc nhằm củng cố thêm sự tin cậy, gắn bó giữa nhân dân hai nước Việt-Trung. Từ ngày 23 đến ngày 25-6- 2004, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm chính thức Trung Quốc nhằm góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Trung Quốc. Sự hoạt động sôi nổi, tich cực, liên tục giữa các đoàn đại biểu Việt Nam- Trung Quốc trên lĩnh vực chính trị ngoại giao đã phản ánh sự phát triển tích cực
- trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Đầu tháng 11-2005, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, đánh dấu bước ngoặt phát triển lên tầm cao mới của quan hệ hữu nghị Việt-Trung. 2). Về lĩnh vực kinh tế thương mại Kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ tới nay, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Việt Nam và Trung Quốc đã kí hơn 20 văn bản thỏa thuận, trong đó có các hiệp định tạo thành hành lang pháp lí cơ bản cho quan hệ thương mại hai nước như: Hiệp định thương mại, Hiệp định mua bán và vùng biên giới, Hiệp định Hợp tác kinh tế, các hiệp định về giao thông đường sắt, đường bộ, đường hàng không. Từ ngày 1-1-2004, Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo “ Chương trình thu hoạch sớm” được kí kết giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm sớm đi đến hinnhf thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc. Các hiệp định trên được kí kết cùng với các cặp cử khẩu được khai thông trên tuyến biên giới Việt- Trung đã tạo cơ sở pháp lí và điều kiện thuận lợi cho các ngành, địa phương biên giới, doanh nghiệp hai nước tiến hành hợp tác kinh tế và trao đổi hàng hóa, mở ra một thời kì mới cho giao lưu kinh tế qua biên giới Việt-Trung. Năm 1991, kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 30 triệu USD, đến năm 2001 đã lên tới 2,815 tỷ USD tăng gần 100 lần trong vòng 10 năm. Năm 2002, đạt 3,26 tỷ USD; năm 2003, kim ngạch buôn bán hai chiều lên tới 4,2 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 1,7 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 2,5 tỷ USD. Hai nước phấn đấu đến năm 2010 đạt 10 tỷ USD. Kim ngạch buôn bán giữa hai nước tăng bình quân 20%/năm. Trên lĩnh vực đầu tư, năm 2003, Việt Nam cấp phép cho 48 dự án đầu tư của Trung Quốc với tổng số vốn 115 triệu USD, gấp đôi so với năm 2002, đưa Trung Quốc đứng vào hàng thứ ba trong tổng số 37 nước và khu vực đầu tư vào Việt Nam.Tổng cộng từ năm 91 đến nay Trung Quốc có 237 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng kí 488 triệu USD vào Việt Nam. Các dự án đầu tư của Trung Quốc vào nhiều lĩnh vực, đặc biệt là phát triển công nghiệp nhẹ, tạo ra hơn 53.000 công việc và có tổng doanh thu trên 1 tỷ USD. Các dự án của Trung Quốc đã đầu tư tại 35 tỉnh thành phố, trong đó có
- khoảng 50% số vốn đăng kí tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các dự án đầu tư phần lớn là quy mô nhỏ. 3). Về quan hệ văn hóa giáo dục và khoa học. Sau khi bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, sự giao lưu và hợp tác văn hóa- giáo dục giữa hai nước được nối lại và từng bước phát triển. - Về văn hóa:Từ sau khi bình thường hóa quan hệ mối quan hệ hợp tác về văn hóa giữa hai nước ngày càng phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu. Hai nước cũng đã kí nhiều kế hoạch và chương trình hợp tác về văn hóa, nêu rõ các nguyên tắc bình đẳng, khuyến khích giao lưu, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, báo chí, phát thanh truyền hình, điện ảnh….. Có thể nói rằng hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước phát triển mạnh mẽ, hai bên cử cán bộ thăm viếng trao đổi lẫn nhau, tham gia nhiều chương trình biểu diễn văn hóa giao lưu giưa hai quốc gia. Một điều được ghi nhận ở đây là việc Trung Quốc gửi tặng Việt Nam khoản tiền 150 triệu NDT để xây dựng Cung văn hóa Việt-Trung tại thủ đô Hà Nội. Điều này thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong quan hệ bang giao truyền thống hữu nghị tốt đẹp này. - Về mặt giáo dục: Hai bên có những cuộc hội đàm và kí kết các văn bản thỏa thuận về giao lưu hợp tác giáo dục. Đã có hơn 20 trường đại học của Việt Nam có quan hệ giao lưu, hợp tác với hơn 40 trường đại học và học viện của Trung Quốc. Hằng năm, chính phủ Trung Quốc cấp học bổng toàn phần tiếp nhận 45 người Việt Nam đến học tập tại các trường đâij học, học viện ở 16 tỉnh, thành phố lớn của Trung Quốc. Về phía Việt Nam cũng cung cấp học bổng toàn phần tiếp nhận 5 đến 10 thực tập sinh Trung Quốc sang học tại các trường đại học về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. - Về biên giới lãnh thổ: Đàm phàn biên giới Việt- Trung kéo dài suốt hơn 30 năm cuối cùng hai bên đã hoàn thành việc phân giới cắm mốc( PGCM). Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn trong quan hệ Việt-Trung. Hoàn thành đường biên giới lãnh thổ sẽ thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại khu vực đường biên và phát triển sâu rộng quan hệ hợp tác chiến lược song phương. Việc giải quyết trọn
- gói PGCM tại cửa khẩu Hữu Nghị, thác Bản Giooc và khu vực sông Bắc Luân là kết quả của quá trình đàm phàn củ hai đoàn đại biểu PGCM đưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo cấp cao hai nước và sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của nhân dân các địa phương biên giới. Phần III: Một vài suy nghĩ về mối quan hệ Việt- Trung thời gian qua Trung Quốc muốn gì ở Việt Nam? Việt Nam có trên 1.300 km biên giới trên bộ với Trung Quốc, ngoài ra với hơn 3.000 km bờ biển, án giữ Biển Đông, chúng ta là nước duy nhất (không kể Đài Loan) có tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ khi Việt Nam tiến hành cải cách và đổi mới, đặc biệt là sau khi gia nhập ASEAN, bình thường quan hệ với Mỹ, tích cực chuẩn bị gia nhập WTO, chúng ta đã có vai trò đáng kể ở Đông Dương và khu vực Đông Nam Á. Đó là một sự thực mà Trung Quốc không thể xem thường. Mặc dù hai nước đã thỏa thuận xây dựng quan hệ Việt – Trung theo phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” nhưng qua những diễn biến kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ đến nay, có thể thấy: - Yêu cầu tối đa của Trung Quốc là biến Việt Nam thành một đồng minh trung thành của họ (trường hợp tốt hơn nữa là “tay sai tin cậy” của họ). - Yêu cầu trung bình của Trung Quốc là không muốn Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, trở thành nước cạnh tranh về kinh tế với Trung Quốc ở Biển Đông, tranh giành ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. - Yêu cầu tối thiểu tức là khi họ không ngăn được sự phát triển nhanh về mọi mặt của ta thì Việt Nam giữ được vị trí trung lập, không đi theo các nước lớn khác chống Trung Quốc. 1. Việt Nam nên nhận thức Trung Quốc như thế nào? Trung Quốc là một nước lớn, láng giềng chung đường biên giới trên bộ – biển (Mỹ là siêu cường ở xa ta, nên mức độ nguy hiểm giảm đi nhiều). Đừng quên bài học đối đầu với nước lớn láng giềng Trung Quốc trong mười mấy năm qua.
- Trung Quốc là nước còn tồn tại nhiều vấn đề với ta nhất; ngoài lãnh thổ, lãnh hải, biển đạo còn các vấn đề “nạn kiều” (280.000 người rời Việt Nam, trong đó có những người có công với cách mạng Việt Nam) người Hoa (hơn 1 triệu người), nợ vay từ thời xây dựng hòa bình và thời kỳ chống Mỹ (khoảng 1,5 tỷ NDT, vừa qua dịp Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đi thăm Trung Quốc, Trung Quốc đã xóa bớt cho ta còn 420 triệu NDT), những phụ nữ Việt Nam nhập cảnh phi pháp lấy chồng sinh con đẻ cái (do bị dụ dỗ và do cả tự nguyện) hiện còn đang sinh sống nhiều nơi trong Trung Quốc (chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng không ít hơn mười mấy vạn người). Khi muốn gây chuyện và gây sức ép, Trung Quốc không thiếu con bài để sử dụng. Trung Quốc không còn chung ý thức hệ với Việt Nam. Họ không còn tinh thần quốc tế vô sản, “Đồng chí” đối với họ chỉ là mỹ từ dùng để lừa gạt những ai nhẹ dạ. Cần nhớ là trong thời gian qua Trung Quốc chưa giúp được nước nào phát triển cả. Những người lãnh đạo Trung Quốc và ban tham mưu của họ là những bậc thầy về lợi dụng mâu thuẫn. Về chính trị, kinh tế, không bao giờ họ chỉ sử dụng một con bài, một phương án, họ luôn có con bài dự trữ. Nên ghi nhớ câu nói của người Trung Quốc: “Người tốt với ta một, ta tốt với người mười. Người xấu với ta một, ta xấu với người một trăm” và “Ta thà phụ người chứ không bao giờ để người phụ ta” (Ba cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ, Liên Xô và Việt Nam, Trung Quốc đều bất ngờ “ra tay trước”). Mặc dù Trung Quốc đang tồn tại nhiều vấn đề, sự phát triển không đều giữa các vùng, nông dân, nông nghiệp, nông thôn chưa xử lý tốt, chênh lệch giàu nghèo ngày càng mở rộng, vấn đề dân tộc, tôn giáo đang âm ỉ, nhưng nhìn chung xã hội Trung Quốc đang trên đà phát triển ổn định. Khẩu hiệu “Chấn hưng Trung Quốc” xây dựng một xã hội hài hòa đã thấm sâu vào lòng người, với tư tưởng quan trọng “Ba đại diện” Đảng cộng sản Trung Quốc còn có thể duy trì được sự lãnh đạo của mình trong nhiều năm nữa (vì Đảng này đang tự thay đổi về nhiều mặt tư tưởng, lý luận, tổ chức, chính sách..) vì vậy đừng đặt ảo tưởng vào việc Trung Quốc xảy ra động loạn lớn hay quay trở lại con đường đồng chí anh em với ta. II. Một số đề nghị và đối sách 1. Những điều kiện không thể thiếu cho những chính sách và đối sách cụ thể 1). Nội bộ trước hết là ban lãnh đạo cao nhất, phải có sự đoàn kết nhất trí cao, xin dùng câu nói của Trần Hưng Đạo khuyên vua Trần, trước khi ngài mất để khái quát “Trên dưới đồng lòng, vua tôi hòa thuận”..
- Trong tình hình hiện nay, chỉ cần bị chụp cái mũ “phá hoại tình hữu nghị Việt-Trung” hoặc “Thân Mỹ” là nhiều sự việc đã được giải quyết một cách gọn ghẽ, và sinh mạng chính trị có thể bị đe dọa. Không có một ban lãnh đạo đoàn kết nhất trí, tập trung được tinh hoa của dân tộc thì mọi kiến nghị về chính sách, đối sách cũng chẳng có tác dụng gì. Nhìn lại lịch sử, mỗi khi nội bộ nước ta lục đục, triều chính đồi bại, chính là lúc phong kiến phương Bắc tăng cường sức ép, yêu sách và tiến hành xâm lược, chiếm đóng. Và Trung Quốc hiện đại cũng chưa bao giờ từ bỏ tác động vào nội bộ ta. Trong quan hệ giữa nước lớn và nước nhỏ, nước nhỏ ở thế bị động. Lực lượng nghiên cứu Trung Quốc ở nước ta hiện nay không ít, nhưng phân tán, rời rạc, thiếu chuyên gia đầu đàn, thiếu chuyên gia giỏi cho từng lĩnh vực. Cần có sự tổ chức, phân công, chính sách thích hợp để tập hợp được tinh hoa, giành chủ động trong thế bị động với Trung Quốc. 2). Nói chung, chúng ta phải kiên quyết bảo vệ những nguyên tắc lớn, những vấn đề đụng chạm đến chủ quyền, đến sự tôn nghiêm của dân tộc, trong khi xử lý quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo, cảnh giác, hiểu rõ vai trò và sĩ diện nước lớn của họ để tùy từng vấn đề, vụ việc mà có khi phải vuốt bụng nhịn, nhường họ trong một sự việc nhạy cảm cụ thể nào đó, thậm chí có khi phải tránh đường hoặc đi đường vòng, “tránh voi chẳng xấu mặt nào” mà. Cần hết sức lưu ý là đừng để bao giờ lâm vào cảnh mình là người đối đầu duy nhất với Trung Quốc. 3). Chúng ta tôn trọng Trung Quốc, hiểu rõ sức nặng nước lớn – láng giềng của họ – nhưng không vì thế mà chúng ta phải nơm nớp sợ họ, lùi bước trước sức ép của họ một cách bị động, thậm chí nhượng bộ họ một cách vô nguyên tắc. Cần phải thấy rằng Trung Quốc không thể ép chúng ta, đối xử với chúng ta một cách quá mức để Việt Nam phải ngả sang với Mỹ. Nói giả dụ một nước Việt Nam “thân Mỹ” hùng mạnh, ở ngay biên giới phía Nam của Trung Quốc, án ngữ biển Đông (nơi 21/39 đường hàng hải Trung Quốc phải đi qua) sẽ ảnh hưởng tới an ninh của Trung Quốc như thế nào. Hơn nữa, mục tiêu dài hạn của Trung Quốc là trở thành siêu cường. Siêu cường không thể không có đồng minh thân cận (như Mỹ với Anh), Trung Quốc hiện nay chưa có đồng minh thân cận (Bắc Triều Tiên không được Trung Quốc coi là đồng minh tin cậy) do đó Trung Quốc không thể từ bỏ ý đồ lôi kéo Việt Nam. Ngoài ra trong đối xử với Trung Quốc, chúng ta còn có các nước trong khu vực, một số nước lớn khác, nhiều nước đang phát triển... nên ngoài sức mạnh bản thân, chúng ta còn có sự ủng hộ của loài người tiến bộ và cả “cái thế” lựa chọn nữa. (Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta ngả hẳn về một phía để chống Trung Quốc). 4). Trung Quốc là một nước đi tắt đón đầu tốt nhất, sẽ hoàn thành hiện đại hóa trong thời gian lịch sử tương đối (khoảng 100 năm). Trung Quốc là nước chuyển đổi từ nền
- kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường tương đối thành công, do vậy có nhiều điều chúng ta có thể học tập, rút kinh nghiệm từ họ (ngay cả với những vấn đề không thành công). Tuy vậy cần tránh hai khuynh hướng; cho rằng cái gì của Trung Quốc cũng hay hoặc ngược lại cho rằng Trung Quốc chẳng có gì đáng học cả, để tránh bắt chước một cách mù quáng hoặc bài xích. III. Một số kiến nghị về đối sách và chính sách Trung Quốc là một nước láng giềng lớn mạnh và ngày càng hùng mạnh hơn nữa. Giữa họ và ta còn tồn tại nhiều vấn đề, họ có tham vọng lớn với ta về cả lãnh thổ, chính trị, kinh tế. Chúng ta cần tôn trọng, nhân nhượng với Trung Quốc trong những vụ việc có thể nhân nhượng được. Quyết không đi với nước khác hay nhóm nước khác chống lại Trung Quốc và không bao giờ để rơi vào thế một mình đối đầu với Trung Quốc, nhưng quyết không khiếp sợ họ, lùi bước hoặc từ bỏ những vụ việc không thể từ bỏ được. Nội bộ chúng ta đoàn kết nhất trí, tập trung được sức mạnh và trí tuệ toàn dân, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, lớn mạnh nhanh chóng về mọi mặt là bảo đảm vững chắc cho mọi ứng xử đã, đang và sẽ xảy ra trong mối quan hệ hai nước. 1). Vấn đề biên giới lãnh thổ (a) Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá Ký ngày 25/12/2000 và có hiệu lực từ ngày 30/2/2004. Nói chung ký được bây giờ còn hơn sau mới ký. Tuy vậy thời hạn của vùng đánh cá chung để hơi dài (12-15 năm), Trung Quốc sẽ triệt để lợi dụng thời gian này để khai thác và gây sự. Tàu ta bé, lưới ta nhỏ hơn, phần thua thiệt đã rõ, oán trách lẫn nhau cũng không xoay chuyển được tình hình, nếu không vươn lên ngang ngửa với họ (một cách đúng luật) thì đành chấp nhận. Việc thăm dò khai thác tài nguyên trong lãnh hải thuộc chủ quyền đã phân định của ta trong Vịnh bắc bộ cần phải cảnh giác, đề phòng mọi khả năng có thể xảy ra. (b) Về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Quần đảo Hoàng Sa. Chỉ có Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đòi chủ quyền quần đảo này, hiện Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng phi pháp toàn bộ (một nửa năm 1956 và nửa còn lại tháng 1 năm 1974) và ngang nhiên coi chúng là của mình. Ta không thể dùng vũ lực để thu hồi, nhưng không thể từ bỏ chủ quyền. Có thể chỉ nên đòi những đảo mà Trung Quốc đánh chiếm từ tay chính quyền Sài Gòn hồi tháng 1 năm 1974, như thế vừa tỏ ra có nhượng bộ mà vẫn có cơ sở pháp lý để thế hệ sau giải quyết vấn đề.
- Quần đảo Trường Sa. Đây là nơi tranh chấp của Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Phi-líp-pin, Brunei, Malaysia về biển đảo và Indonesia (có thể cả Đông Timor) về lãnh hải. Hiện nay số đảo bãi ngầm mà các bên chiếm giữ là Việt Nam 21, Phi-líp-pin 8, Trung Quốc 6 và Đài Loan 1. Chúng ta nên đòi chủ quyền một phần quần đảo này, nghĩa là ngoài 21 đảo bãi ngầm mà chúng ta đã chiếm giữ ra, ta chỉ đòi quyền ở những bãi đảo ngầm dọc theo bờ biển nước ta cho đến hết phần biển Đông. Ta không phản đối Trung Quốc thăm dò khai thác ở vùng lãnh hải sát Phi-líp-pin, Indonesia v.v.. Đây không phải là sự từ bỏ chủ quyền, việc đồng ý của Trung Quốc và Phi-líp-pin thăm dò ở vùng thuộc biển Đông nhưng cách rất xa ta là một quyết định khôn ngoan. Từ nay nên tránh một mình phản đối Trung Quốc ở những nơi xa tít tắp trên biển Đông, nhưng với những cái đã có và những cái ở sát sườn mình thì quyết không nhân nhượng. Trong vấn đề quần đảo, Trung Quốc rất không muốn quốc tế hóa, chính vì vậy mà chúng ta cần khôn ngoan quốc tế hóa vấn đề, nhất là tìm kiếm sự “có mặt” của Mỹ. (c) Trong vấn đề biên giới, biển đảo Chúng ta cần công khai đến mức tối đa, tập trung được trí tuệ của toàn dân tộc. Không nên coi đó là việc làm của riêng một số người và không ai chịu trách nhiệm cả. Cụ Phan Thanh Giản thời Nguyễn sau khi kí hiệp ước cắt sáu tỉnh Nam Bộ cho xâm lược Pháp, đã phải uống thuốc độc tự vẫn. Vì vậy quyết không được coi thường dư luận. 2). Các vấn đề hợp tác kinh tế, ngoại thương, hợp tác văn hóa, kỹ thuật. Những vấn đề nay tiến hành như thời gian qua là tương đối tốt, ngoại trừ tệ nạn buôn lậu và thu hút đầu tư của Trung Quốc chưa được nhiều. Chúng ta đều biết, tháng 5 năm 2004, thủ tướng Phan Văn Khải thăm Trung Quốc và tháng 10 cùng năm, thủ tướng Ôn Gia Bảo thăm Việt Nam. Qua hai chuyến thăm đó, hai bên đã xác định hợp tác; Hành lang Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, hành lang Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ (theo một học giả Trung Quốc, vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ gồm 10 tỉnh, thành phố sau đây của Việt Nam: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị với diện tích 58.452 km vuông và 16,8 triệu dân, còn phía Trung Quốc chỉ gồm: cảng Phòng Thành, Khâm Châu, Bắc Hải, Ngọc Lâm của tỉnh Quảng Tây và Trạm Giang, Mạo Danh thuộc tỉnh Quảng Đông, và Tỉnh Hải Nam với diện tích 113.876 kilômét vuông và 39,8 triệu người). Ngoại trừ Trạm Giang và Mạo Danh thuộc tỉnh Quảng Đông là vùng duyên hải khá phát triển của Trung Quốc ra, hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây thuộc vùng phát triển trung bình kém của Trung Quốc (theo số liệu của Ngân Hàng Thế Giới năm 2000, bình
- quân đầu người GDP tính theo trình độ sức mua (PPP) của Quảng Tây đứng thứ 155 trên 206 nước và khu vực trên thế giới, còn Vân Nam là 149/206), nói một cách khác là sự phát triển của họ không cao hơn Việt Nam bao nhiêu. Mở hai hành lang kinh tế và vành đai kinh tế nói trên, nếu nói là Việt nam không thu được lợi ích gì là không đúng, nhưng rõ ràng là sự thua thiệt về ta. Trước hết ta không thể chờ vào sự thu hút đầu tư vốn và kỹ thuật tiên tiến. Thứ hai, họ sẽ hút hết những nguyên liệu thô quý báu của chúng ta. Thứ ba, thông qua các hành lang và vành đai này, Việt Nam sẽ là nơi để trút hàng kém phẩm chất, hàng giả, hàng nhái của Trung Quốc thông qua con đường buôn lậu. Chưa có hai hành lang, một vành đai chúng ta đã khốn khổ vì nạn nhập “hàng lậu” của Trung Quốc, thử hỏi khi chúng hình thành tình hình sẽ ra sao. Thứ tư, hai hành lang, một vành đai có thể nói là một sự mở toang cánh cửa cho sự xâm nhập về mọi mặt của Trung Quốc một cách công khai, dễ dàng vào Việt Nam. Vấn đề an ninh quốc gia sẽ như thế nào đây? Khi đã hợp tác thì hai bên phải cùng có lợi, ai giỏi tính toán hơn thì được phần nhỉnh hơn, nhưng phải cố gắng để không thiệt hại nhiều. Trung Quốc đã muốn thì ta không thể từ chối hoàn toàn và ta cũng không dại gì mà không hợp tác với Trung Quốc nhưng vấn đề mà hai bên cùng có lợi. Nhưng của nả của ta có nhiều đâu? Không làm thử một hành lang thôi? Các làm tốt nhất là cho tiếng, là sự biểu thị sự tôn trọng, sự không chống lại họ, và nếu là những đồng tình thì càng nên khai thác. Trong bối cảnh thế giới ngày càng biến động, việc hoạch định đường lối chính sách một cách đúng đắn là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó ta cũng phải kiên định xác định rõ phương châm trong các vấn đề với Trung Quốc “ con hổ giấy” Kết luận: Qua những phân tích trên đây, có thể nhân thấy rằng quan hệ Việt Nam-Trung Quốc từ khi bình thường hóa năm 1991 đến nay, mối quan hệ giưa hai nước đã phát triển nhanh chóng và đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực cũng như trong việc giải quyết các vấn đề con tồn đọng giữa hai quốc gia. Trước những biến động của tình hình thế giới và khu vực dù phức tạp thế nào đi chăng nữa quan hệ giữa hai nước sẽ ngày càng phát huy trên cơ sở những Hợp tác, phát triển và tôn trọng lẫn nhau đôi bên cùng có lợi là tiền đề cho việc duy trì tốt đẹp mối quan hệ dày công vun đắp dưới thời Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Mối quan hệ “ núi liền núi, sông liền sông”, “môi hở răng lạnh” này sẽ ngày càng bền vững và phát triển tốt đẹp hơn nũa như lời Bác Hồ đã nói: Mối tình hữu nghị Việt-Trung Vừa là đồng chí, vừa là anh em. Tài liệu tham khảo: 1.Đỗ Tiến Sâm: Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc từ sau khi bình thường hóa năm 1991: Thành tựu, vấn đề và triển vọng. (– Chính sách đối ngoại Việt Nam II – Học viện ngoại giao Việt Nam). .2.Ths Nguyễn Danh Trai: Quan hệ hợp tác Việt Nam-Trung Quốc từ khi bình thường hóa dến nay. (-Qúa trình triển khai thực hiện chính sách đối ngoại của Đại hội IX ĐCSVN) 3. Dương Danh Dy: Vài suy ngẫm về Trung Quốc. (- Thời đại mới số 8 thang7 năm 2006) 4. Vũ Hồng Lâm: Lịch sử quan hệ Việt-Trung nhìn từ góc độ đại chiến lược.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận:Quan hệ chính trị Việt Nam Trung Quốc 1986-1999.Từ đối đầu đến khuân khổ 16 chữ
20 p | 507 | 114
-
Tiểu luận:Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc từ sau khi bình thường hóa năm 1991 đến nay
16 p | 695 | 100
-
Tiểu luận:Quan hệ chính trị Việt Nam – Trung Quốc (1991 đến nay)
17 p | 655 | 92
-
Tiểu luận:Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc ( 1975-1991) , từ đối đầu sang đối thoại
12 p | 498 | 69
-
Tiểu luận:Tổng quan quan hệ Việt Nam-Trung Quốc 1975-1991
17 p | 426 | 67
-
Tiểu luận: Bình thường hóa quan hệ Việt – Trung 1979-1991
16 p | 311 | 47
-
Tiểu luận Lịch sử Việt Nam: Đường lối đối ngoại từ năm 1975 đến năm 1986
22 p | 579 | 44
-
Tiểu luận:Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam -Trung Quốc giai đoạn 1979-1991
14 p | 217 | 40
-
Tiểu luận:Quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc trong giai đoạn từ 1975 đến nay
13 p | 331 | 36
-
Tiểu luận:Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc từ khi bình thường hóa đến nay 1999
18 p | 218 | 30
-
Tiểu luận:Bình thường hóa quan hệ Việt Nam -Trung Quốc, nhìn lại và suy ngẫm
15 p | 137 | 22
-
Tiểu luận:Bình thường hóa quan hệ Việt - Trung
19 p | 129 | 20
-
Tiểu luận:Quan hệ Việt Trung giai đoạn từ năm 1995
15 p | 143 | 19
-
Tiểu luận: Giải pháp cho bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc
15 p | 153 | 16
-
Tiểu luận:Quan hệ Việt Trung chuyển dần sang trang thái đối địch trong những năm 70 nguyên nhân của nó
17 p | 118 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Quan hệ quốc tế: Chiến lược hai hành lang, một vành đai kinh tế trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc
90 p | 129 | 16
-
Tiểu luận: Bình thường hóa quan hệ Việt Trung (Bài tập nhóm)
20 p | 144 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn