intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Vấn đề Quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại

Chia sẻ: Nguyến Thanh Chúc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:37

393
lượt xem
106
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay, quá trình toàn cầu hoá trên thế giới diễn ra rất nhanh, mạnh trong tất cả các lĩnh vực. Hình thức nhượng quyền càng phát huy vai trò của nó trên toàn thế giới. Theo các nghiên cứu mới nhất, cứ 12 phút lại có một hệ thống nhượng quyền mới ra đời. Ở Mỹ, 90% công ty kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại tiếp tục hoạt động sau 10 năm trong khi 82% công ty độc lập phải đóng cửa và cũng chỉ có 5% công ty theo hợp đồng thương hiệu thất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Vấn đề Quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại

  1. TIỂU LUẬN Vấn đề Quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại
  2. Mục lục I. Quyền sở hữu trí tuệ và nhượng quyền thương mại ...........................................3 1.Sơ lược về nhượng quyền thương mại .............................................................3 2. Vấn đề sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại ................................12 II. Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại...............15 III. Các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại và phương hướng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ..........................................................16 2. Cách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ .................................................................18 VI. Quản lý nhà nước về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ .........................................20 Kết luận ................................................................................................................23 Tài liệu tham khảo: ...............................................................................................24 Phụ lục : ................................................................................................................26 2 Nhóm 2 Lớp K51 LKD – TCKD
  3. I. Quyền sở hữu trí tuệ và nhượng quyền thương mại 1.Sơ lược về nhượng quyền thương mại - Lịch sử hình thành Nhượng quyền thương mại được thế giới nhìn nhận là khởi nguồn tại Mỹ. Năm 1840, các nhà sản xuất bia của Đức cho phép một vài quán bia quyền bán sản phẩm của họ. Năm 1851, lần đầu tiên trên thế giới nhà sản xuất máy khâu Singer của Mỹ ký cho thực hiện hợp đồng nhượng quyền kinh doanh. Singer đã ký hợp đồng nhượng quyền và trở thành người tiên phong trong việc thoả thuận hình thức nhượng quyền. Năm 1880 bắt đầu nhượng quyền bán sản phẩm cho các đại lý độc quyền trong lĩnh vực xe hơi, dầu lửa, gas. Trong thời gian này, phạm vi hoạt động nhượng quyền chỉ là chuyển quyền phân phối và bán sản phẩm của các nhà sản xuất. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hình thức này đã thực sự phát triển rất mạnh mẽ. Sự bùng nổ dân số sau chiến tranh đã kéo theo sự tăng vọt nhu cầu về các loại sản phẩm và dịch vụ và lúc này, nhượng quyền đã trở thành mô hình kinh doanh thích hợp để phát triển nhanh chóng trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh và khách sạn. Vào thập niên 60-70, nhượng quyền bùng nổ và phát triển mạnh ở Mỹ, Anh và một số nước khác. - Sự phát triển của nhượng quyền thương mại hiện nay Ngày nay, quá trình toàn cầu hoá trên thế giới diễn ra rất nhanh, mạnh trong tất cả các lĩnh vực. Hình thức nhượng quyền càng phát huy vai trò của nó trên toàn thế giới. Theo các nghiên cứu mới nhất, cứ 12 phút lại có một hệ thống nhượng quyền mới ra đời. Ở Mỹ, 90% công ty kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại tiếp tục hoạt động sau 10 năm trong khi 82% công ty độc lập phải đóng cửa và cũng chỉ có 5% công ty theo hợp đồng thương hiệu thất bại trong 3 Nhóm 2 Lớp K51 LKD – TCKD
  4. năm đầu tiên so với 38% công ty độc lập. Điều đó cho thấy sự bùng nổ hình thức này trên thế giới là điều tất yếu. Một số kết quả thực sự ấn tượng của hệ thống này mang lại trên thế giới : Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền trên toàn thế giới năm 2000 đạt 1.000 tỷ USD với khoảng 320.000 DN từ 75 ngành khác nhau. Nếu so sánh với GDP của Việt Nam cùng năm thì hệ thống này gấp trên 28 lần và còn có dấu hiệu vượt hơn nữa trong những năm gần đây. Tại Mỹ, hoạt động nhượng quyền chiếm trên 40% tổng mức bán lẻ, thu hút được trên 8 triệu người lao động tức là 1/7 tổng lao động ở Mỹ và có hơn 550.000 cửa hàng nhượng quyền và cứ 8 phút lại có một cửa hàng nhượng quyền mới ra đời. Ở Châu Âu, tổng cộng có hơn 4.000 hệ thống NQTM; với 167.500 cửa hàng NQTM, doanh thu đạt khoảng 100 tỉ Euro. Tạo ra hơn 1.5 triệu việc làm. Riêng ở Anh, NQTM là một trong những hoạt động tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế với khoảng 32.000 DN nhượng quyền, doanh thu mỗi năm 8,9 tỷ bảng Anh, thu hút một lượng lao động khỏang 317.000 lao động và chiếm trên 29% thị phần bán lẻ. Tại Úc, tổng cửa hàng NQTM khoảng 54.000, đóng góp 12% vào GDP và tạo hàng trăm ngàn việc làm cho người lao động Theo Hiệp hội nhượng quyền Quốc tế (IFA) thì nhượng quyền kinh doanh ở châu Á đã tạo doanh thu hơn 500 tỷ USD mỗi năm. Một số nước có hệ thống nhượng quyền đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển của mình như: Tại Thái Lan, số hợp đồng nhượng quyền đang tăng rất nhanh, trong đó có tới 67% thuộc khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số vốn ban đầu cho mỗi hợp đồng 20.000-65.000 USD. Bộ thương mại Thái Lan công bố chương trình khuyến khích và quảng bá thương hiệu nội địa ra thị trường quốc tế qua NQTM. Các 4 Nhóm 2 Lớp K51 LKD – TCKD
  5. doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức này được hỗ trợ đào tạo trung và ngắn hạn về công nghệ NQTM. Do vậy, năm 2004 đạt doanh số 25 triệu Baht, năm 2005 tăng 10% và tăng rất nhanh cho các năm tiếp theo. Tại Nhật Bản, NQTM phát triển mạnh từ năm 1996, đến năm 2004 đã có 1.074 hệ thống NQTM và 220.710 cửa hàng kinh doanh theo hình thức NQTM, doanh thu từ hệ thống này vào khoảng 150 tỉ USD, tăng trưởng hàng năm 7%. Từ năm 1980, NQTM vào Trung Quốc. Đến năm 2004, nước này đã có 2.100 hệ thống nhượng quyền (nhiều nhất thế giới), với 120.000 cửa hàng nhượng quyền trong 60 lĩnh vực khác nhau. Biểu đồ tăng trưởng hoạt động nhượng quyền của Trung Quốc dựng đứng kể từ khi nước này gia nhập WTO. Từ năm 2000, bình quân mỗi năm hệ thống nhượng quyền tăng 38% vượt xa mức tăng trưởng 10%/năm của hàng tiêu dùng, các cửa hàng nhận nhượng quyền tăng 55%. Đặc biệt, hệ thống NQTM của doanh nghiệp Trung Quốc cạnh tranh ngang hàng với thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng của nước ngoài. Ở Malaysia, nhìn thấy lợi ích của NQTM từ 1992, Chính phủ thành lập chương trình quốc gia về chuyển nhượng (Franchise Development Programme - FDP) với 2 mục tiêu: (i) Gia tăng số DN bán / mua NQTM; (ii) Thúc đẩy phát triển những SP / dịch vụ đặc thù nội địa thông qua NQTM. - Các loại hình nhượng quyền Có 4 loại hình nhượng quyền kinh doanh (franchise) cơ bản, phản ánh mức độ hợp tác & cam kết khác nhau giữa bên nhượng quyền (franchisor) và bên nhận quyền (franchisee): 1. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (full business format franchise) Mô hình franchise này được cấu trúc chặt chẽ & hoàn chỉnh nhất trong các mô hình nhượng quyền, thể hiện mức độ hợp tác và cam kết cao nhất giữa các 5 Nhóm 2 Lớp K51 LKD – TCKD
  6. bên, có thời hạn hợp đồng từ trung hạn (5 năm) đến dài hạn (20 hay 30 năm) như các chuỗi thức ăn nhanh quốc tế như KFC, Subway, McDonald’s, Starbucks, hoặc Phở 24 của Việt Nam. Bên nhượng quyền chia xẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 loại “sản phẩm” cơ bản, bao gồm: hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình vận hàng được chuẩn hóa, chính • sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn lyện, tư vấn & hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo); bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh; • hệ thống thương hiệu; • sản phẩm/dịch vụ. • Bên nhận quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền 2 khoản phí cơ bản là phí nhượng quyền ban đầu (up-front fee) và phí hoạt động (royalty fee), thường được tính theo doanh số bán định kỳ. Ngoài ta bên nhượng quyền có thể trả thêm các khoản chi phí khác như chi phí thiết kế & trang trí cửa hàng, mua trang thiết bị, chi phí tiếp thị, quảng cáo, các khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu, chi phí tư vấn … 2. Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise): Việc chuyển nhượng một số yếu tố nhất định của mô hình nhượng quyền hoàn chỉnh theo nguyên tắc quản lý “lỏng lẻo” hơn, bao gồm các trường hợp sau: - Nhượng quyền phân phối sản phẩm/dịch vụ (product distribution franchise) như sơ mi cao cấp Pierre Cardin cho An Phước, Foci, chuỗi cà phê Trung Nguyên; 6 Nhóm 2 Lớp K51 LKD – TCKD
  7. - Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm & tiếp thị (marketing franchise) như Coca Cola; - Cấp phép sử dụng thương hiệu (brand franchise/trademark license) như Crysler, Pepsi nhượng quyền sử dụng các thương hiệu Jeep và Pepsi cho sản phẩm thời trang may mặc ở Châu Á; nhượng quyền thương hiệu Hallmark (sản phẩm chính là thiệp) để sản xuất các sản phẩm gia dụng như ra giường, nệm gối; nhượng quyền sử dụng các biểu tượng & hình ảnh của Disney trên các sản phẩm đồ chơi, thực phẩm, đồ da dụng… - Nhượng quyền “lỏng lẻo” theo kiểu các nhóm dùng chung tên hiệu (banner grouping hoặc voluntary chains), thường hay gặp ở các công cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp (professional service) loại tư vấn kinh doanh/tư vấn pháp lý như KPMG, Ernst & Young, Grant Thornton… Nhìn chung đối với mô hình nhượng quyền không toàn diện này, bên nhượng quyền là chủ thể sở hữu thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ thường không nỗ lực kiểm soát chặt chẽ hoạt động của bên nhận quyền và thu nhập của bên nhượng quyền chủ yếu từ việc bán sản phẩm hay dịch vụ. Bên nhượng quyền thường có ý định mở rộng nhanh chóng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ bao phủ thị trường, doanh thu & đi trước đối thủ như trường hợp cà phê Trung Nguyên hoặc G7 Mart. Đặc biệt, nhượng quyền thương hiệu (brand licensing) trở thành ngành kinh doanh hấp dẫn và mang lại nhiều lợi nhuận to lớn cho bên nhượng quyền với tư cách là chủ thể sở hữu thương hiệu mạnh (như Pepsi) và bên nhận quyền khi tiếp nhận & kinh doanh sản phẩm gắn liền với thương hiệu đó (trường hợp thời trang Pepsi không có liên hệ gì với sản phẩm “lõi” nước giải khát Pepsi mang cùng 7 Nhóm 2 Lớp K51 LKD – TCKD
  8. thương hiệu) nhờ sử dụng lợi thế giá trị tài sản thương hiệu (brand equity) đã được phát triển qua nhiều năm. 3. Nhượng quyền có tham gia quản lý (management franchise): Hình thức nhượng quyền phổ biến hay gặp ở các chuỗi khách sạn lớn như Holiday Inc, Marriott, trong đó bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản lý & điều hành doanh nghiệp ngoài việc chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và mô hình/công thức kinh doanh. 4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (equity franchise): Người nhượng quyến tham gia vốn đầu tư với tỷ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh, như trường hợp của Five Star Chicken (Mỹ) ở Việt Nam để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia Hội đồng quản trị công ty mặc dù vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Tùy theo năng lực quản lý, sức mạnh thương hiệu, đặc trưng ngành hàng, cạnh tranh thị trường, bên nhượng quyền sẽ cân nhắc thêm 3 yếu tố ưu tiên quan trọng sau khi lựa chọn mô hình franchise phù hợp cho doanh nghiệp mình. Đó là các yếu tố hiệu quả & mức độ kiểm soát hệ thống, chi phí phát triển hệ thống & mức độ bao phủ thị trường xét về độ lớn & tốc độ. Những yếu tố này cũng ảnh hưởng đến chiến lược franchise và cách lựa chọn các cấu trúc franchise phù hợp khi ký kết hợp đồng franchise như loại hình franchise một/nhiều đơn vị franchise (single/multiple-unit franchise), đại diện franchise toàn quyền (master franchise), franchise phụ trách phát triển khu vực (area development) hay đại diện franchise (representative franchise), đặc biệt khi công ty mở rộng thị trường mới hay định hướng xuất khẩu. 8 Nhóm 2 Lớp K51 LKD – TCKD
  9. - Nhượng quyền thương mại ở VN + Thực tế Cà phê Trung Nguyên – là doanh nghiệp có thể coi là tiên phong trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại đối với doanh nghiệp Việt Nam. Thương hiệu này phát triển mạnh vào những năm 2001-2002 với hàng trăm cửa hiệu trên khắp các tỉnh thành trong cả nước và từng bước thâm nhập ra thị trường nước ngoài. Nhìn chung, trong thời gian đầu với Trung Nguyên có thể được xem là thành công và tạo lập được thương hiệu, tuy nhiên việc tạo lập một thương hiệu là rất khó nhưng duy trỳ và gia tăng giá trị của thương hiệu còn khó hơn nhiều. Theo đánh giá của cá nhân tôi, đến thời điểm hiện nay thương hiệu cà phê Trung Nguyên cũng như hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại của chính nó là một thực trạng cần xem xét và là bài học cho các doanh nghiệp trẻ của Việc Nam bước đầu tham gia thị trường kinh doanh mới đó là nhượng quyền. Một thương hiệu “Việt” khác cũng cần xem xét và đánh giá sự chuẩn bị của nó trước khi tham gia lĩnh vực nhượng quyền này là Phở 24, phát triển mạnh vào những năm 2004 – 2005 và đã có một số cửa hiệu vươn ra nước ngoài + Pháp luật - Trước 01/01/2006 Trong giai đoạn này, franchise chưa được luật hóa. Tuy nhiên nó vẫn được nhắc đến và chịu sự điều chỉnh của một số văn bản pháp quy. - Năm 1999: Theo mục 4.4.1 của Thông tư 1254/1999/TT-BKHCNMT, do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành ngày 12/7/1999 (hướng dẫn Nghị định 45/1998/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ), quy định rằng: 9 Nhóm 2 Lớp K51 LKD – TCKD
  10. “... hợp đồng với nội dung cấp li xăng sử dụng nh.n hiệu hàng hóa kèm theo các bí quyết sản xuất, kinh doanh được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam có giá trị thanh toán cho một hợp đồng trên 30.000 USD (hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh – tiếng Anh gọi là franchise)” - Năm 2005: Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành quy định về chuyển giao công nghệ, trong đó có định nghĩa khái niệm “cấp phép đặc quyền kinh doanh” như sau: “..cấp phép đặc quyền kinh doanh, theo đó Bên nhận sử dụng tên thương mại, nh.n hiệu hàng hóa và bí quyết của Bên chuyển giao để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, thời hạn hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh do hai bên thỏa thuận theo quy định pháp luật”. (k6 Đ4) Theo mục 5 Phần I Thông tư 30/2005/TT-BKCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, “cấp phép đặc quyền kinh doanh c.n gọi là Nhượng quyền thương mại trong Luật Thương mại (franchise).” - Kể từ ngày 01/01/2006 (Đây là thời điểm có hiệu lực của Luật Thương mại 2005, Luật Dân sự 2005) + Luật hóa hoạt động “nhượng quyền thương mại” Theo Luật Dân sự 2005: Nhượng quyền thương mại được hiểu là “cấp phép đặc quyền kinh doanh”, là đối tượng của hoạt động chuyển giao công nghệ (Điều 755). 10 Nhóm 2 Lớp K51 LKD – TCKD
  11. Theo Luật Chuyển giao công nghệ 2006 (có hiệu lực từ 01/7/2007) Tuy nhiên theo Điều 7 Luật này, không thừa nhận “cấp phép đặc quyền kinh doanh” thuộc đối tượng điều chỉnh. Điều này có vẻ như mâu thuẫn với Điều 755 Bộ Luật Dân sự 2005 (!?). Quy định về nhượng quyền thương mại trong Luật Thương mại 2005: Điều 284 Luật Thương mại 2005 định nghĩa rằng: " Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự m.nh tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau: 1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nh.n hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; 2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.” Như vậy, hoạt động nhượng quyền thương mại chịu sự điều chỉnh chính thức của Luật Thương mại. + Các văn bản pháp quy hướng dẫn áp dụng Luật Thương mại đối với hoạt động nhượng quyền thương mại: *Nghị định 35/2006/NĐ-CP: do Chính phủ ban hành ngày 31/3/2006 để quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại. Các vấn đề liên quan đến điều kiện hoạt động nhượng quyền, quyền và nghĩa vụ của các 11 Nhóm 2 Lớp K51 LKD – TCKD
  12. bên trong hoạt động nhượng quyền, quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền được thể hiện tương đối đầy đủ trong Nghị định này. * Thông tư 09/2006/TT-BTM: do Bộ Thương mại ban hành ngày 25/5/2006 để hướng dẫn đăng k. hoạt động nhượng quyền thương mại. Thông tư này quy định cụ thể thủ tục tiến hành đăng ký hoạt động nhượng quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký, thương nhân thực hiện đăng ký nhượng quyền. 2. Vấn đề sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại - Một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp thường gặp phải là phát triển và khai thác sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền thương mại. + Nhãn hiệu Nhãn hiệu đã có từ rất xa xưa, trước cả khi con người có sự trao đổi hàng hóa với nhau trên thị trường. Người Ấn Độ với chữ ký được chạm khảm trên đồ kim hoàn mỹ nghệ, người Trung Quốc với những nét bút tinh tế trên đồ gồm, sứ để xuất khẩu, người Nhật bản với những con dấu trên giấy viết. Nhãn hiệu hàng hóa là bất kỳ dấu hiệu nào có khẳ năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ này với các nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ khác trên thị trường, hay chỉ dẫn đền nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ. Một dấu hiệu có khả năng đăng ký nhãn hiệu phải đáp ứng được các tiêu chuẩn do các Cơ quan nhãn hiệu quốc gia đặt ra và các tiêu chuẩn quốc tế. Có hai tiêu chí chính để xem xét (i.) Nhãn hiệu phải độc đáo và/hoặc có khẳ năng phân biệt 12 Nhóm 2 Lớp K51 LKD – TCKD
  13. các sản phẩm/dịch của doanh nghiệp này với các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác (ii.) Nhãn hiệu không mô tả sản phẩm/dịch có thể gây hiểu lầm hoặc vi phạm các trật tự xã hội và các đạo đức xã hội. Chức năng cơ bản của một nhãn hiệu hàng hóa hoặc nhãn hiệu dịch vụ là phân biệt hàng hóa và dịch vụ của một doanh nghiệp này với hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp khác, do đó thường để xác định nguồn gốc và hàm ý chỉ dẫn chất lượng và danh tiếng. Chức năng này trong một chừng mực nào đó bị tổn hại nếu chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho doanh nghiệp khác thông qua hợp đồng chuyển giao quyền SHTT. Do đó, thường được quy định bởi luật hoặc yêu cầu của hợp đồng, chủ sở hữu nhãn hiệu nên duy trì mối quan hệ mật thiết với bên được chuyển giao quyền SHTT để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn chất lượng vẫn được duy trì làm cho người tiêu dùng không bị lừa dối + Tên thương mại Tên thương mại là tên mà một cá nhân hoặc tổ chức bất kỳ sử dụng để hoạt động kinh doanh. Để được bảo hộ tại Việt nam, Tên thương mại phải bao gồm các chữ cái và có thể cả các chữ số có khả năng phát âm. Tên thương mại đồng thời phải có khả năng phân biệt chủ thể sử dụng nó với các chủ thể khác hoạt động trong cùng một lĩnh vực kinh doanh. Tên thương mại được pháp luật bảo hộ mà không cần đăng ký, nếu chủ sở hữu duy trì hoạt động kinh doanh của mình dưới Tên thương mại đó. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng Tên thương mại sẽ không được bảo hộ nếu gây nhầm lẫn với Tên thương mại khác được sử dụng trước ở cùng một khu vực và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, hoặc gây nhầm lẫn đối với một nhãn hiệu được đăng ký từ trước. 13 Nhóm 2 Lớp K51 LKD – TCKD
  14. Để ngăn chặn người khác sử dụng cùng Tên thương mại, các doanh nghiệp nên đăng ký Tên thương mại như một nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ + Bí mật kinh doanh Bí mật kinh doanh là những thông tin: (i) không là hiểu biết thông thường; (ii) có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng nó; (iii) được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Khi sử dụng phải mang lại lợi thế cho bên sử dụng. như vậy là phải có sự kiểm chứng, điều này phải thực hiện thong qua việc sử dụng và chứng minh trong kinh doanh của bên chuyển nhượng. Bên chuyển giao phải chứng minh được việc sử dụng bí mật đó mang lại hiệu quả như nào và phải cam kết sự hiệu quả đó nếu chuyển nhượng cho bên nhận. Ngoài ra, bên chuyển giao phải có các biện pháp bảo vệ những bí mật đó một cách cẩn trọng cần thiết. các thong tin về cá nhân, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng và các thong tin không lien quan tới kinh doanh không phải là đối tượng được coi là bí mật kinh doanh. sự nhận biết trên sẽ giúp bên nhận tránh được sự bưng bít thông tin và sự lừa đảo của bên chuyển giao, đó cũng là dấu hiệu nhận biết cơ bản ngoài những quy định của pháp luật về căn cứ để chuyển giao quyền: bên chuyển giao phải chứng minh quyền sở hữu của mình với bên thứ ba, bí mật đó là hợp pháp… Do tính quan trọng trong việc có được bí mật kinh doanh là sẽ mang lại lợi thế rất lớn về cạnh tranh nên cần phải xem xét kỹ về các thỏa thuận về phạm vi 14 Nhóm 2 Lớp K51 LKD – TCKD
  15. chuyển giao, trong đó gồm giới hạn về quyền sử dụng và giới hạn lãnh thổ. Về giới hạn về quyền sử dụng: bên chuyển giao sẽ cho phép bên nhận được sử dụng bí mật đó vào mục đích gì, sản xuất các sản phẩm gì? Về giới hạn về lãnh thổ, liên quan tới khía cạnh của luật cạnh tranh, nếu bên chuyển giao chuyển giao cho quá nhiều chủ thể khác thì rõ ràng lợi thế kinh doanh sẽ bị giảm vì sự cạnh tranh lẫn nhau, như vậy thỏa thuận về giới hạn lãnh thổ phải chỉ rõ giới hạn địa lý được nhận chuyển giao và sự phân phối – tiêu thụ sản phẩm sẽ diễn ra trong giới hạn như nào hay là không có giới hạn. Thời gian thực hiện hợp đồng là cơ sở chấm dứt việc chuyển nhượng trên, cần phải tính toán khoảng thời gian hợp lý, không ít quá để bị thua lỗ và làm đến thời điểm nào là cần phải dừng lại. cả hai bên đều phải tính toán thời hạn này bởi khả năng bí mật này bị tiết lộ là cao hay thấp, nếu không tìm hiểu kỹ thì có khi lợi thế về điều này rất dễ bị mất tác dụng và lợi thế kinh doanh sẽ bị giảm xút. Bên nhận có thể quy định điều khoản buộc bên chuyển giao phải bồi thường nếu điều này xảy ra trong thời hạn hợp đồng hoặc là điều kiện để bên nhận rút lui khỏi hợp đồng đó. II. Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại. Thông qua hợp đồng nhượng quyền thương mại, bên có kỹ năng chuyên môn về kỹ thuật nhất định hoặc các kỹ năng khác đã có được danh tiếng cùng với việc sử dụng một nhãn hiệu hàng hóa hoặc dịch vụ (bên nhượng quyền) có thể kết hợp với một doanh nghiệp khác (bên nhận quyền – franchisee) là bên sẽ đưa kỹ năng của họ hoặc nguồn tài chính nhằm cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ 15 Nhóm 2 Lớp K51 LKD – TCKD
  16. trực tiếp đến người tiêu dùng. Bên nhượng quyền sẽ đảm bảo rằng, thông qua việc cung cấp các kỹ năng về kỹ thuật và quản lý, bên nhận quyền sẽ duy trì chất lượng và các tiêu chuẩn khác liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa hoặc dịch vụ thường yêu cầu các đặc trưng được tiêu chuẩn hóa nhất định như cách thức trang trí thương mại thống nhất. Việc chuyển giao các quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng quyền thương mại, thường được tách ra thành một phần riêng , bởi tính chất đặc thù của các quyền sở hữu trí tuệ. III. Các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại và phương hướng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 1. Các vi phạm thường gặp Tập đoàn Nam An đang sở hữu nhiều nhà hàng Việt Nam cao cấp và chuỗi 12 tiệm Phở 24 trong, ngoài nước theo hình thức nhượng quyền thương mại. Cũng vì thế mà Giám đốc điều hành Lý Quí Trung luôn ở trong tư thế chuẩn bị cho các vụ kiện vi phạm bản quyền. Chỉ trong vòng 2 năm, thương hiệu Phở 24 của tập đoàn Nam An đã phát triển được chuỗi 12 tiệm theo hình thức nhượng quyền thương mại (franchise) tại TP HCM, Huế, Đà Nẵng, Hà Nội và Indonesia. Theo đúng nguyên tắc franchise, các tiệm Phở 24 đều phải tuân thủ những quy định kinh doanh chung, từ cách trang trí nội thất, vật dụng đến quy trình nấu phở... Thế nhưng mới đây, Nam An phát hiện một cửa hàng nhượng quyền (franchisee) làm trái quy định khi tìm cách tiết giảm chi phí hoạt động bằng việc giảm số lượng thịt trong tô phở, tắt máy lạnh..., khiến nhiều khách hàng phàn nàn. "Cũng may trường hợp 16 Nhóm 2 Lớp K51 LKD – TCKD
  17. này được phát hiện sớm trước khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ uy tín của chuỗi thương hiệu Phở 24", ông Lý Quí Trung cho biết. Theo ông Trung, sự cố này thường xuyên xảy ra đối với loại hình franchise. Một dạng "tai nạn" khác cũng thường gặp là thương hiệu "nhái", một loại hàng giả thương hiệu. Ông Nguyễn Trần Quang, chuyên gia tư vấn thương hiệu Công ty cà phê Trung Nguyên cho biết, là công ty trong nước đầu tiên áp dụng mô hình kinh doanh franchise, đến nay Trung Nguyên đã có 1.000 cửa hàng nhượng quyền trong và ngoài nước, nhưng "cũng đã có đến vài trăm cửa hàng Trung Nguyên giả mà không thể xử lý được", ông Quang nói. Rủi ro trong chuỗi nhượng quyền thương mại không nhỏ. Ông Albert Kong, Chủ tịch Công ty Asiawide Franchise cho rằng, bên cạnh những thế mạnh như hiệu quả kinh doanh cao, tiềm lực tài chính mạnh, nhiều cơ hội lấn sân sang các lĩnh vực khác, mặt trái của franchise chính là nguy cơ đánh mất uy tín của một thương hiệu, mất quyền kiểm soát doanh nghiệp và mối nguy từ những đối thủ tiềm tàng cũng như người nhượng quyền không trung thực. Ông Lý Quí Trung cho biết, để đề phòng rủi ro, tập đoàn Nam An đã đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu và biểu tượng Phở 24 tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới. "Chúng tôi quan tâm đến vấn đề bản quyền kể cả đối với những chi tiết nhỏ nhặt nhất như bàn ghế, cách bày trí nhà hàng, cách trình bày thức ăn, quy trình nấu phở..., tất cả đều được đăng ký sở hữu bản quyền", ông Trung "bật mí". Có thể tạm yên tâm kinh doanh nhưng ở khía cạnh nào đó, ông vẫn thấy bất lực trước hàng "nhái" vì sự nhiêu khê, rắc rối trong quá trình khiếu kiện ở Việt Nam. 17 Nhóm 2 Lớp K51 LKD – TCKD
  18. 2. Cách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ - Trong hợp đồng nhượng quyền thương mại: +Thỏa thuận bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ Bên nhượng quyền: - Chứng minh quyền sở hữu đối với các đối tượng của SHTT được chuyển giao: văn bằng bảo hộ…Cam kết về quyền và nghĩa vụ đối với bên thứ ba. - Đào tạo và hướng dẫn sử dụng máy móc được chuyển giao kèm với các đối tượng sở hữu trí tuệ. Bên nhận quyền: Có các biện pháp bảo vệ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ - Không tiết lộ các bí mật kinh doanh: bao gồm các tài liệu kĩ thuật chế biên, tài liệu tập huấn nhân viên, các thỏa thuận trong hợp đồng nhượng quyền. - Trong hợp đồng lao động phải có điều khoản yêu cầu người lao động không được tiết lộ bí mật kinh doanh. + Quyền giám sát của bên nhượng quyền, trong đó có quyền giám sát về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ. Các vi phạm trong hợp đông nhượng quyền thương mại co thể làm ảnh thưởng tới quyền sở hữu trí tuệ như: làm giảm giá trị của nhãn hiệu hàng hóa trên thị trường… +Giải quyết tranh chấp: 18 Nhóm 2 Lớp K51 LKD – TCKD
  19. Khi có vi phạm hợp đồng hượng quyền thương mại nói chung và khi có các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Thỏa thuận về các trường hợp sẽ phạt vi phạm do làm ảnh hưởng tới quyền sở hữu trí tuệ của bên nhận quyền. + Đăng kí hợp đông nhượng quyền thương mại. Không có một hợp đồng mẫu nào cho loại hình franchise. Có thể đó là tổng hợp các loại hợp đồng hoặc từng loại hợp đồng riêng lẻ", ông Fred Burke nói. Ông cũng cho rằng, nhất thiết phải đăng ký hợp đồng tại các cơ quan Nhà nước để đảm bảo giá trị. Luật sư Fred Burk cũng nhắc nhở các franchisor, khi soạn thảo hợp đồng phải hết sức cẩn trọng, chính xác nhằm đảm bảo quyền lợi của mình trong hoạt động chuyển nhượng thương hiệu. Ông cho biết: "Có 4 rủi ro cho hợp đồng franchise, đặc biệt là khi không đăng ký. Đó là khả năng vô hiệu hợp đồng; không lấy được tiền bản quyền; không tính được phí chuyển nhượng; phạt hợp đồng". Các franchisor gặp rất nhiều khó khăn đối với loại hợp đồng franchise, đặc biệt là những vụ kiện thương mại trong trường hợp hợp đồng soạn thảo không đảm bảo đầy đủ. Theo quy định tại điều 18.1 Nghị định 35: Bộ Thương mại thực hiện đăng ký đối với hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam. - Sau khi hợp đồng chấm dứt. Hợp đồng chấm dứt khi, hợp đồng bị vô hiệu, hết thời hạn hợp đồng,đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc các bên thỏa thuận về chấm dứt hợp đồng. 19 Nhóm 2 Lớp K51 LKD – TCKD
  20. Sự vô hiệu của hợp đồng không dẫn tới việc bên nhận quyền hết nghĩa vụ đối với các quyền sở hữu trí tuệ, nhất là không tiết lộ bí mật kinh doanh. Sau khi chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thì quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ cũng sẽ hết hiệu lực nhưng đối với bí mật kinh doanh một đối tượng đặc biệt này rất khó bị kiểm soát, sau nhiều năm hoạt động khả năng bên nhận có thể biết cặn kẽ bí mật đó là gì và làm lộ bí mật, hơn nữa bí mật kinh doanh không phải là đối tượng được xác lập bảo hộ vì thế sự bảo vệ bí mật này chủ yếu là do người sở hữu ( chủ yếu là tự bảo vệ ). Ngoài ra, Việc bên nhận cạnh tranh lại với bên đã chuyển giao trước đó là rất dễ xẩy ra: họ có thể lập công ty mới hoặc tham gia vao một công ty khác là đối thủ cạnh tranh. Cho nên, cần phải thỏa thuận rõ trong hợp đồng về trách nhiệm của bên nhượng nếu làm lộ bí mật hoặc vận dụng bí mật đó cạnh tranh ngươc lại với bên nhượng. VI. Quản lý nhà nước về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Xử lý vi phạm: Xử lý vi phạm hợp đồng chuyển giao công nghệ ( luật chuyển giao công nghệ Đ27 ) Chế tài áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm: a) Phạt vi phạm; b) Bồi thường thiệt hại; c) Buộc thực hiện đúng hợp đồng; d) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; đ) Đình chỉ thực hiện hợp đồng; e) Hủy bỏ hợp đồng; k) Biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, tập quán thương mại quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 20 Nhóm 2 Lớp K51 LKD – TCKD
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2