Tín dụng quốc tế
lượt xem 265
download
Tín dụng quốc tế là quan hệ vay mượn sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước được thực hiện thông qua chính phủ, tổ chức nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng, công ty cá nhân, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu ..... Hiểu theo nghĩa rộng tín dụng quốc tế bao gồm các quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước theo nguyên tắc tín dụng, không phụ thuộc khối lượng nhiều hay ít, thời gian dài hay ngắn, có lãi hay không có lãi, đầu tư trực tiếp hay gián tiếp,tuy nhiên phải có sự...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tín dụng quốc tế
- Tín dụng quốc tế 1 Khái niệm. Tín dụng quốc tế là quan hệ vay mượn sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước được thực hiện thông qua chính phủ, tổ chức nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng, công ty cá nhân, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu ..... Hiểu theo nghĩa rộng tín dụng quốc tế bao gồm các quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước theo nguyên tắc tín dụng, không phụ thuộc khối lượng nhiều hay ít, thời gian dài hay ngắn, có lãi hay không có lãi, đầu tư trực tiếp hay gián tiếp,tuy nhiên phải có sự bù đắp hay trả lại. 2.Đặc điểm: Tín dụng quốc tế ra đời là một yêu cầu khách quan trên cơ sở quan hệ ngoại thương và thanh toán quốc tế do đó nó là một trong các hoạt động ngoại thương, hợp tác quốc tế, đầu tư ra nước ngoài, có liên quan mật thiết với thanh toán quốc tế. Tín dụng quốc tế không chỉ là yêu cầu khách quan về mặt kinh tế mà còn là yêu cầu khách quan để phát triển các mối quan hệ về chính trị, ngoại giao và các quan hệ khác giữa các nước. 3. phân loại Căn cứ vào chủ thể tham gia A> tín dung thương mại Tín dụng thương mại là loại tín dụng rât phổ biến trong tín dụng quốc tế , là các khoản vay mượn do các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của hai nước cung cấp cho nhau do mua bán hàng của nhau . Hình thức tín dụng này, sự vận động của tín dụng gắn liền với sự vận động của hàng hóa chứ không phải bằng tiền và quá trình vay mượn xảy ra song song với quá trình mua bán Các hình thức 1.Tín dụng thương mại cấp cho nhà nhập khẩu (gọi là tín dụng xuất khẩu) là loại tín dụng do người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Tím dụng xuất khẩu được cấp dưới hình thức chấp nhận hối phiếu và mở tài khoản • Cấp tín dụng bằng chấp nhận hối phiếu tức là thương nhân nhập khẩu ký chấp nhận trả tiền vào hối phiếu do người xuất khẩu ký phát để nhận bộ chứng từ hàng hóa thông qua ngân hàng hoặc người xuất khẩu gửi trực tiếp cho họ. Thời hạn của loại tín dụng này phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên bán và mua. Tuy nhiên để phòng tránh rủi ro luật các nước thường can thiệp bằng cách định ra thời hạn cho loại tín dụng này. Ví dụ, luật nước Anh, Pháp quy định thời hạn từ 30 đến 90 ngày, luật Mỹ là 180 ngày, luật Nhật Bản quy định từ 180 đến 360 ngày. • Cấp tín dụng bằng cách mở tài khoản tức là thương nhân xuất khẩu và thương nhân nhập khẩu ký với nhau hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó qui định quyền của bên bán được mở một tài khoản để ghi nợ bên mua sau mỗi chuyến giao hàng mà bên bán đã thực hiện. Sau từng thời gian nhất định, người mua sẽ phải thanh toán số nợ đó bằng chuyển tiền, chuyển Séc hoặc bằng Kỳ phiếu trả tiền ngay. 2.Tín dụng thương mại cấp cho người xuất khẩu (gọi là tín dụng nhập khẩu) là loại tín dụng do người nhập khẩu cấp cho người xuất khẩu để nhập hàng thuận lợi. Hình thức tồn tại của loại tín dụng nay là tiền ứng trước để nhập hàng. Việc ứng tiền trước có tính chất khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể. Nếu người xuất khẩu thiếu vốn do phải thực hiện các hợp đồng xuất khẩu có kim ngạch lớn thì tiền ứng trước mang tính chất tín dụng; còn ngược lại, nếu người xuất khẩu không tin vào khả năng thực hiện hợp đồng của người nhập khẩu mà bắt phải đặt cọc cho việc giao hàng, tiền ứng trước mang tính chất là vật đảm bảo thực hiện
- hợp đồng. Khoản tiền ứng trước được hoàn trả bằng cách khấu trừ dần vào số tiền hàng theo tỷ lệ cố định hoặc theo tỷ lệ tăng dần hoặc chỉ một lần vào chuyến hàng giao cuối cùng. 3.Tín dụng nhà môi giới cấp cho người xuất khẩu và nhập khẩu: các ngân hàng thương nghiệp cỡ lớn thường không cấp tín dụng trực tiếp cho các nhà xuất nhập khẩu mà thông qua nhà môi giới, loại hình này sử dụng rộng rãi ở các nước Anh, Đức, Bỉ và Hà Lan. Người môi giới là các công ty lớn, có vốn vay được từ các ngân hàng, hình thức cấp tín dụng rất đa dạng. Ví dụ cấp cho nhà xuất khẩu gồm cho vay không phải cầm cố hàng hóa, cho vay cầm cố chứng từ hàng hóa, cho vay chiết khấu hối phiếu...Mọi tín dụng của người môi giới đều là tín dụng ngắn hạn. B>Tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là những khoản vay mượn do các ngân hàng thương mại cung cấp để tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động đầu tư cơ bản nước ngoài. Tín dụng ứng trước; • Tín dụng chấp nhận; • Tín dụng tài chính. • C>Tín dụng nhà nước Là quan hệ vay mượn giữa 2 nhà nước 2 quốc gia với nhau Tín dụng ngắn hạn; • Tín dụng trung hạn; • Tín dụng dài hạn. • D>Tín dụng tư nhân và tổ chức phi chính phủ Loại hình tín dụng này được thực hiện do một cá nhân, một nhóm người hay một tổ chức phi chính phủ cấp tín dụng cho một chính phủ của một quốc gia khác. Nguồn vốn vay này có quy mô nhỏ, thường được sử dụng vào các chương trình phúc lợi và an ninh xã hội (vệ sinh môi trường, đào tạo nghề, cấp thoát nước, chăm lo sức khỏe,...). E> Tín dụng của tổ chức tài chính quốc tế Đây là loại tín dụng nhà nước đa phương do các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các ngân hàng khu vực thực hiện đối với các nước thành viên dựa trên nguồn vốn do các nước thành viên góp và huy động từ thị trường. Xuất phát từ các đặc điểm khác nhau, TDQT có thể có các hình thức: tín dụng bằng tiền (ngoại tệ) và tín dụng bằng hàng hoá; tín dụng ngắn hạn và tín dụng dài hạn; tín dụng có lãi và tín dụng không trả lãi; tín dụng ưu đãi và tín dụng thông thường. TDQT là công cụ chủ yếu của các nước tư bản phát triển để xuất khẩu tư bản.
- . Các hình thức của tín dụng bao gồm: Tín dụng hỗ trợ điều chỉnh cán cân thanh toán; • Tín dụng điều chỉnh cơ cấu ngành; • Tín dụng phát triển kinh tế - xã hội. • Căn cứ vào thời hạn và mục đích< phần này nhóm tớ không tìm thấy mấy> Tài trợ ngoại thương 1. Tài trợ chính thức 2. Tín dụng cho các chương trình phát triển 3. 4. Các khoản vay thương mại: người đi vay nhận vay ngân hàng nước ngoài trên thị trường tài chính quốc tế theo điều kiện thương mại. Có thể phân thành hai loại: a) khoản vay thương mại song phương, tức là hai ngân hàng các nước khác nhau cùng nhau kí hiệp định tín dụng, sau đó cho vay; b) khoản vay của tập đoàn ngân hàng, tức là một hay vài ngân hàng đứng đầu nhiều ngân hàng khác tham gia thành một tập đoàn ngân hàng cho người đi vay nào đó một khoản vay; loại tín dụng này, nói chung, kim ngạch tương đối lớn, thời hạn tương đối dài, là hình thức tín dụng tương đối phổ biến trên thế giới. Tín dụng của tập đoàn ngân hàng lại có thể chia thành tín dụng trực tiếp hay gián tiếp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 6: Quan Hệ Tài Chính Tiền Tệ Và Tín Dụng Quốc Tế
7 p | 542 | 134
-
Chương 3: Kế toán nghiệp vụ tín dụng thương mại
59 p | 677 | 114
-
Tập bài giảng môn Tiền tệ ngân hàng - Chương 6: Thanh toán và tin dụng Quốc tế
11 p | 176 | 33
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế (TS.Đặng Ngọc Đức) - Chương 8: Tín dụng quốc tế và tài trợ ngoại thương
14 p | 201 | 32
-
Bài giảng Tài chính quốc tế - ĐH Thương Mại
259 p | 492 | 28
-
Bài giảng Thanh toán và tín dụng Quốc tế: Bài 3 - ĐH Quốc gia Hà Nội
49 p | 165 | 21
-
Bài giảng Thanh toán và tín dụng Quốc tế: Bài 2 - ĐH Quốc gia Hà Nội
21 p | 149 | 15
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 7 - ThS. Đỗ Thị Thu Thủy
35 p | 98 | 14
-
Bài giảng Thanh toán tín dụng và quốc tế - ThS. Nguyễn Anh Tuấn
24 p | 153 | 13
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 8 - ThS. Phan Thị Thanh Hương
18 p | 87 | 12
-
Bài giảng Thanh toán và tín dụng Quốc tế: Bài 1 - ĐH Quốc gia Hà Nội
14 p | 135 | 9
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 8 - TS. Đặng Ngọc Đức
14 p | 81 | 7
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Chương 14 - Thanh toán tín dụng & quốc tế
24 p | 122 | 6
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 5 - PGS.TS Nguyễn Thị Quy
28 p | 70 | 6
-
Bài giảng Chương VI: Kế toán nghiệp vụ thanh toán và tín dụng quốc tế
44 p | 136 | 5
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 5 - ĐH Thương mại
19 p | 67 | 5
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế và tín dụng quốc tế: Chương 1 - ĐHQG Hà Nội
14 p | 70 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn