TÌNH HUỐNG THƯƠNG HIỆU
lượt xem 68
download
Tháng 5/2008, Pacific Airlines tuyên bố hoạt động dưới thương hiệu Jetstar Pacific Airlines và lấy Slogan là “Giá rẻ hàng ngày. Mọi người cùng bay” sau khi đạt được thoả thuận nhượng quyền thương hiệu với Jetstar Airways (Úc) thuộc tập đoàn Quantas nhằm cạnh tranh trực tiếp với hãng hàng không Vietnam Airlines. Mặc dù tên công ty ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là Jetstar Pacific Airlines nhưng trong thực tế, Jetstar Pacific Airlines sử dụng hai biểu tượng là chữ Jetstar (hoặc Jet) và ngôi sao màu vàng cam trên máy bay, phòng vé và trong các hoạt...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TÌNH HUỐNG THƯƠNG HIỆU
- Nhóm 1Ko2 TÌNH HUỐNG THƯƠNG HIỆU Tháng 5/2008, Pacific Airlines tuyên bố hoạt động dưới thương hiệu Jetstar Pacific Airlines và lấy Slogan là “Giá rẻ hàng ngày. Mọi người cùng bay” sau khi đạt được thoả thuận nhượng quyền thương hiệu với Jetstar Airways (Úc) thuộc tập đoàn Quantas nhằm cạnh tranh trực tiếp với hãng hàng không Vietnam Airlines. Mặc dù tên công ty ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là Jetstar Pacific Airlines nhưng trong thực tế, Jetstar Pacific Airlines sử dụng hai biểu tượng là chữ Jetstar (hoặc Jet) và ngôi sao màu vàng cam trên máy bay, phòng vé và trong các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, bán sản phẩm dịch vụ khác. Tháng 6/2008, Cục Hàng không Việt Nam khuyến cáo Jetstar Pacific Airlines không được bay với biểu tượng nói trên vì gây nhầm lẫn với hãng hàng không Jetstar Airways của Úc. Theo Luật Hàng không dân dụng VN, Jetstar Airways không được cấp thương quyền nội địa và quốc tế tại VN, trừ các đường bay giữa VN và Úc mà Jetstar Airways được cấp trên cơ sở hiệp định hàng không song phương. Việc Jetstar Pacific Airlines sử dụng thương hiệu và biểu tượng của Jetstar Airways khiến Jetstar Airways được quảng cáo là có các chuyến bay trên đường bay nội địa và đường bay quốc tế mà hãng không có thương quyền vận chuyển. Jetstar Pacific Airlines phải làm thủ tục để bổ sung giấy phép kinh doanh. Biểu tượng, thương hiệu của Jetstar Pacific Airlines phải có yếu tố phân biệt rõ ràng, không gây nhầm lẫn với bất kỳ một hãng hàng không nào khác. Tuy nhiên, đối chiếu với các văn bản pháp luật chuyên ngành khác, các cơ quan chức năng đã cấp phép cho Jetstar Pacific Airlines sử dụng ba thương hiệu Jetstar, Jet (có hình ngôi sao) và Starclass. Tại văn bản số 5509/BCY-KH của Bộ Công Thương, Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh nêu rõ giữa Jetstar Pacific Airlines và Jetstar Airways đã có hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu thể hiện sự đồng thuận của hai bên nên không phát sinh vấn đề cạnh tranh không lành mạnh. Còn tại văn bản số 1333/BKHCN-SHTT, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng việc sử dụng thương hiệu có gây nhầm lẫn hay không phụ thuộc vào cách thức sử dụng và phải được đánh giá theo thực tế, ví dụ dưới hình thức điều tra xã hội học. Việc Bộ GTVT không cho phép Jetstar Pacific Airlines sử dụng thương hiệu nói trên là không phù hợp với pháp luật về thương hiệu. Việc mua bán thương hiệu hàng không chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam, vậy nên khi Jetstar Pacific Airlines tiên phong thì cũng dẫn tới việc có nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra. Khác với các sản phẩm thuộc các ngành kinh doanh không có điều kiện khác, thương hiệu của hãng hàng không có thể khiến khách hàng hiểu lầm về các quyền khai thác và sở hữu dịch vụ khác. Điều này mang lại lợi thế rất lớn cho người nhượng quyền thương hiệu. Cục Hàng không đã cảnh báo Jetstar Pacific Airlines không lâu sau khi hãng sử dụng logo và biểu tượng trên cho các hoạt động quảng cáo và thương mại. Ngày 2-11-2009, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng đã yêu cầu Jetstar Pacific phải xây dựng biểu tượng riêng cho các hoạt động quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ của mình tại cuộc họp tại Hà Nội với đại diện của SCIC và Jetstar Pacific Airlines. Các quy định về logo và biểu tượng cũng sẽ được áp dụng với trường hợp của Hãng hàng không tư nhân VietJet Air. Ông Võ Huy Cường, Trưởng phòng vận tải hàng không của Cục Hàng không nói VietJet Air sẽ phải xây dựng thương hiệu riêng, không được dùng chung logo và biểu tượng của đối tác nước ngoài là AirAsia nếu hãng muốn được cấp thương quyền bay. Ông Cường cho biết thêm việc sử dụng biểu tượng và logo của Jetstar Airways trong thời gian qua không phải là nguyên nhân chính khiến Jetstar Pacific Airlines không được cấp thương quyền bay quốc tế. Thực ra, đường bay Việt Nam – Australia do hãng hàng không Jestar Airways khai thác. Còn Jetstar Pacific đã được cấp thương quyền khai thác các chuyến bay từ Việt Nam đến Singapore, Thái Lan và Campuchia vào năm 2008, nhưng đã mất hiệu lực vì hãng đã không sử dụng sau 12 tháng được cấp. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Bên cạnh những chuyến bay nội địa được phép bay, nguyên nhân dẫn đến việc Jetstar Pacific không được thực hiện các chuyến bay quốc tế. Không loại trừ. a. Do sử dụng biểu tượng và logo giống hãng hàng không Jetstar Airways. b. Thương quyền khai thác các đường bay quốc tế đã hết hiệu lực. c. Vi phạm luật sở hữu trí tuệ. d. Các yếu tố kỹ thuật không đảm bảo. 2. Ai là người hưởng lợi từ câu chuyện thương hiệu của Jetstar? a. Jetstar Pacific Airlines -1-
- Nhóm 1Ko2 b. Jetstar Airways c. Người tiêu dùng d. Cả ba 3. Slogan của Jetstar Pacific Airlines? a. Giá rẻ hàng ngày. Mọi người cùng bay b. Jetstar – hàng không giá rẻ c. Cùng non sông cất cánh d. Bay với giá rẻ 4. Theo tình huống trên thì Jetstar Pacific Airline bị yêu cầu dỡ bỏ tất cả các biển hiệu có biểu tượng Jetstar (hoặc Jet) và hình ngôi sao có màu vàng cam tại các sân bay vì lý do nào ? a. Ăn cắp bản quyền sáng chế b. Có biểu tượng gây nhầm lẫn với hãng hàng không Jetstar Airways của Australia c. Chép y nguyên thương hiệu của Jetstar Airways d. Bị Jetstar Airways kiện bản quyền 5. Yếu tố hàng đầu nào ảnh hưởng đến việc hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines muốn sử dụng thương hiệu Jetstar? a. Vì Jetstar là thương hiệu mạnh trong khu vực có thể giúp hãng củng cố, phát triển mạng đường bay nội trước khi vươn ra thị trường châu Á. b. “Jetstar” ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ. c. Phía doang nghiệp nhượng quyền thương hiệu – Jetstar Airways có nhiều chính sách ưu đãi hơn. d. Chỉ là ngẫu nhiên, không dựa vào yếu tố nào. 6. Sau khi đạt được sự thỏa thuận nhượng quyền thương hiệu với Jetstar airway (Úc) thuộc tập đoàn Quantas. Bộ Khoa học – Công nghệ đã cấp phép cho Jetstar Pacific Airlines sử dụng thương hiệu nào? a. Jetstar và Jet (có hình ngôi sao) b. Jetstar Parcific c. Jetstar và Starclass d. Jetstar, Jet (có hình ngôi sao), Starclass 7. Các doanh nghiệp nên làm gì để lấy lại vị trí ban đầu khi thay đổi Logo, biểu tượng? a. Nên thông báo một cách rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại c húng để cho mọi người biết được về sự thay đổi đó đồng thời tổ chức hội nghị khách hàng để giới thiệu Logo, biểu tượng mới. b. Tổ chức các hội nghị các khách hàng thân thiết để giới thiệu Logo, biểu tượng mới. c. Cứ lẳng lặng thay đổi, không thông báo gì hết nhằm tạo sự bất ngờ d. Chỉ cần quảng cáo trên truyền hình là đủ. 8. Trước đây Jestar Pacific Airlines đã từng được cấp thương quyền khai thác các đường bay quốc tế nào? a. Việt Nam đến Singapore, Thái Lan và Campuchia b. Việt Nam đến Singapore, Thái Lan và Australia c. Việt Nam đến Thái Lan, Campuchia và Australia d. Chưa từng được cấp. 9. Trường hợp của Jetstar Pacific Airlines không phù hợp với quy định của một số cơ quan chức năng.Vậy nó phù hợp với cơ quan chức năng nào? a. Bộ Công Thương và Bộ Khoa học – Công Nghệ b. Bộ Khoa học – Công Nghệ và Bộ Giao thông Vận tải c. Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công Thương d. Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng không -2-
- Nhóm 1Ko2 10. Trong những hình dưới đây, hình nào không phải là logo hiện tại của JETSTAR PACIFIC AIRLINESE loại trừ? a. b. c. (x) d. -3-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bí quyết làm tăng giá trị thương hiệu
4 p | 161 | 29
-
Phát triển tên thương hiệu sao cho hiệu quả
4 p | 85 | 12
-
Tác động của hình ảnh nước xuất xứ đến chất lượng cảm nhận và tính cách thương hiệu
19 p | 128 | 11
-
Năm 2010: Luồng xu hướng giao thoa tác động tới thương hiệu
7 p | 87 | 10
-
Thương hiệu Quốc gia và các chữ "Made"!
9 p | 68 | 9
-
Ảnh hưởng của các nhân tố tính cách thương hiệu laptop đến lòng trung thành của khách hàng tại thành phố Cà Mau
9 p | 77 | 8
-
Mô hình giá trị thương hiệu - Nghiên cứu trong ngành nước giải khát
9 p | 72 | 7
-
Bài giảng Quản trị thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp: Chương 4 - ĐH Thương mại
12 p | 100 | 7
-
Giải pháp phát triển thương hiệu nước mắm truyền thống tỉnh An Giang trường hợp điển hình - nước mắm Đỉnh Hương
12 p | 102 | 7
-
Ảnh hưởng của thần tượng ảo đến hình ảnh thương hiệu sản phẩm: Vai trò trung gian của nhận diện thương hiệu
12 p | 18 | 5
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua của người tiêu dùng với thương hiệu nông sản đặc sản tỉnh Cao Bằng
15 p | 10 | 5
-
6 điều thôi thúc Thương hiệu
6 p | 50 | 4
-
Bàn cách phát triển tên thương hiệu hiệu quả
4 p | 94 | 3
-
Ảnh hưởng của các nhân tố tính cách thương hiệu đến lòng trung thành của khách hàng: Nghiên cứu trường hợp xe máy tại thành phố Long Xuyên
8 p | 67 | 3
-
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu tại trường Đại học Cần Thơ theo cảm nhận sinh viên
15 p | 20 | 3
-
Bài giảng Quản trị thương hiệu: Chương 6 - Quản trị danh mục thương hiệu. Khai thác, duy trì, mở rộng thương hiệu
11 p | 8 | 3
-
Vai trò trung gian của tình yêu thương hiệu trong mối quan hệ giữa cộng đồng thương hiệu trực tuyến và lòng trung thành thương hiệu
10 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn