intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam

Chia sẻ: Vivi Vivi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

97
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu với các mục tiêu: xác lập được hệ thống lý luận về cơ sở địa lý học phục vụ phát triển Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại khu vực nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC<br /> VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM<br /> <br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> <br /> ……..….***…………<br /> <br /> LÊ THU HƯƠNG<br /> <br /> CƠ SỞ ĐỊA LÝ HỌC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN<br /> DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG<br /> VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM<br /> <br /> Chuyên ngành: Địa lý Tài nguyên và Môi trường<br /> Mã số: 62 44 02 19<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ<br /> <br /> Hà Nội – 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Trần Đức Thanh<br /> Người hướng dẫn khoa học 2: GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải<br /> <br /> Phản biện 1: ….........................................................<br /> Phản biện 2: ….........................................................<br /> Phản biện 3: ….........................................................<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học<br /> viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ<br /> Việt Nam vào hồi … giờ ..’, ngày … tháng … năm 201….<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1.Tính cấp thiết của đề tài<br /> Du lịch sinh thái là một trong những loại hình du lịch đã và đang phát triển mạnh<br /> mẽ ở Việt Nam. Nhằm phát triển du lịch bền vững, khai thác đúng thế mạnh của tài<br /> nguyên du lịch (tự nhiên, sinh thái, nhân văn), bảo vệ môi trường, mang lại lợi ích thiết<br /> thực cho dân cư bản địa (đặc biệt là đồng bào các dân tộc), du lịch sinh thái đã và đang<br /> được phát triển với một cơ sở định hướng mới đó là du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng<br /> (DLSTDVCĐ).<br /> Pirojnik L.L - một trong những chuyên gia địa lý du lịch đã cho rằng: “Du lịch là một<br /> ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt” [62]. Theo nguồn gốc phát sinh có thể chia tài nguyên<br /> du lịch thành hai loại, đó là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. Tài<br /> nguyên du lịch tự nhiên như địa hình, khí hậu, thủy văn và động thực vật... đều có sự phân bố,<br /> phân hóa và biến động tuân theo các quy luật địa lý chung như nhà địa lý nổi tiếng Liên Xô<br /> Kalesnik đã trình bày trong cuốn “Những quy luật địa lý chung của Trái đất” [38]. Ngay cả sự<br /> phân bố các quần cư, các cộng đồng dân cư cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các quy luật này.<br /> Do vậy, để nghiên cứu phát triển du lịch nói chung, DLSTDVCĐ nói riêng cần phải dựa vào<br /> các điều kiện địa lý (điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện về kinh tế văn hóa và xã hội) đồng thời phải xem xét chúng trong một thể thống nhất và toàn diện trong<br /> quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tiếp cận địa lý học. Bởi “Địa lý học là một hệ<br /> thống các khoa học tự nhiên và xã hội nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên và các<br /> thành phần của chúng” [78]. Hơn nữa, do hướng nghiên cứu toàn diện và tổng hợp nên “chỉ<br /> có cơ sở địa lý học mới có đủ khả năng để chuyển sự phân tích riêng rẽ từng mặt sang sự phân<br /> tích hệ thống, sự phân tích tổng hợp - động lực”.<br /> <br /> Vùng Đông Bắc Việt Nam vừa có tài nguyên du lịch phong phú, vừa có văn hóa đa<br /> sắc tộc, tuy nhiên đời sống của đồng bào các khu vực nông thôn, miền núi của Đông<br /> Bắc còn nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó vậy, việc nghiên cứu “Cơ sở địa lý học<br /> phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng” là hoàn toàn cần thiết nhằm<br /> đáp ứng được nhu cầu phát triển của vùng, của các địa phương trong vùng và là cơ sở<br /> khoa học giúp các địa phương định hướng phát triển DLBV.<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2. Mục tiêu của luận án<br /> - Xác lập được hệ thống lý luận về cơ sở địa lý học phục vụ phát triển Du lịch sinh<br /> thái dựa vào cộng đồng.<br /> - Đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển DLSTDVCĐ tại khu vực nghiên<br /> cứu.<br /> 3. Nhiệm vụ của luận án<br /> Để làm sáng tỏ mục tiêu của luận án, 6 nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra là: Tổng<br /> quan các công trình, các hướng nghiên có liên quan đến đề tài; Thu thập và phân tích số<br /> liệu, tài liệu, công trình nghiên cứu trước đó tại khu vực nghiên cứu. Khảo sát thực địa,<br /> điều tra xã hội học và sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm thu thập thông tin sơ cấp<br /> về những nguồn lực cơ bản nhằm phát triển du lịch tại vùng Đông Bắc Việt Nam; Phân<br /> tích, đánh giá và làm rõ các nguồn lực (tự nhiên, KT-XH và chính trị) PTDL nói chung<br /> và DLSTDVCĐ nói riêng tại vùng du lịch Đông Bắc trong bối cảnh phát triển kinh tế<br /> của vùng và cả nước; Thành lập bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên phục vụ DLSTDVC<br /> vùng Đông Bắc Việt Nam; Phân tích, đánh giá và so sánh việc khai thác các nguồn lực<br /> phát triển DLSTDVC tại hai điểm nghiên cứu lựa chọn là khu vực VQG Ba Bể, tỉnh<br /> Bắc Kạn và huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; Đề xuất định hướng và giải pháp<br /> khai thác hiệu quả các nguồn lực phát triển DLSTDVC tại vùng du lịch Đông Bắc Việt<br /> Nam nhằm mục tiêu phát triển KT-XH bền vững của vùng, góp phần xoá đói giảm<br /> nghèo; nâng cao dân trí và cải thiện MT…<br /> 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu<br /> - Phạm vi không gian: Khu vực nghiên cứu được giới hạn trong lãnh thổ vùng<br /> Đông Bắc Việt Nam. bao gồm 11 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú<br /> Thọ, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh.<br /> - Phạm vi khoa học: Các nguồn lực phát triển DLSTDVCĐ ở Đông Bắc Việt Nam.<br /> Cụ thể, đề tài đi sâu đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển DLST gắn với cộng đồng<br /> vùng Đông Bắc Việt Nam, đặc biệt là tại VQG Ba Bể tỉnh Bắc Kạn và huyện đảo Vân<br /> Đồn, tỉnh Quảng Ninh; Luận án sử dụng cơ sở tài liệu, số liệu kinh tế xã hội và du lịch cập<br /> nhật tới năm 2015; Định hướng việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực nhằm phát triển<br /> DLSTDVCĐ để phát triển KT-XH vùng Đông Bắc Việt Nam đến năm 2030.<br /> <br /> 3<br /> <br /> 5. Những luận điểm bảo vệ<br /> - Luận điểm 1: Sự phân bố, phân hóa cùng những nét đặc trưng về điều kiện tự<br /> nhiên, tài nguyên thiên nhiên và văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số trong không<br /> gian vùng Đông Bắc là điều kiện thuận lợi để phát triển DLSTCĐ.<br /> - Luận điểm 2: Việc đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN và các điều kiện kinh tế<br /> - xã hội cho phát triển DLSTDVCĐ cũng như các định hướng phát triển DLSTDVCĐ<br /> heo hướng tiếp cận địa lý học chính là cơ sở khoa học và thực tiễn giúp vùng Đông Bắc<br /> nhận diện đầy đủ và phát huy giá trị các nguồn lực DLSTDVCĐ nhằm phát triển kinh tế<br /> - xã hội vùng theo hướng hiệu quả và bền vững nhất.<br /> 6. Những điểm mới của luận án<br /> 1. Phát triển loại hình DLST theo hướng mới trong đó nhấn mạnh vai trò, quyền lợi<br /> của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch.<br /> 2. Làm rõ được cơ sở địa lý học trong việc phát triển DLSTDVCĐ ở vùng Đông<br /> Bắc Việt Nam. Đó là các phương pháp phân vùng địa lý tự nhiên, đánh giá tổng hợp tài<br /> nguyên, tổ chức lãnh thổ và sử dụng hợp lý tài nguyên và phát triển bền vững.<br /> 3. Đánh giá khách quan tiềm năng tổng hợp của các nhân tố trên cho phát triển<br /> DLSTDVCĐ vùng Đông Bắc (trên cơ sở phân vùng địa lý, xác định trọng số đánh giá<br /> bằng ma trận tam giác).<br /> 4. Đề xuất định hướng phát triển DLSTDVCĐ trên cơ sở kết quả đánh giá có phân<br /> tích so sánh với quan hệ phát triển du lịch vùng.<br /> 7. Cơ sở tài liệu của luận án<br /> Luận án được thực hiện dựa trên những nguồn tài liệu cơ bản sau:<br /> - Tài liệu thực địa liên quan đến đề tài được thu thập từ 2010 đến 2014.<br /> - Tài liệu, số liệu thống kê, báo cáo du lịch của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh<br /> vùng Đông Bắc; Niên gián thống kê các tỉnh Đông Bắc năm 2015.Ngoài ra còn có một<br /> số công trình nghiên cứu, quy hoạch du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn năm<br /> 2030.<br /> - Kết quả điều tra xã hội học trong khuôn khổ luận án.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1